Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Thực trạng thu thuế ở Việt Nam từ giai đoạn 2021 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.78 KB, 5 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuế là công cụ quan trọng trong tập trung nguồn lực vào NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiết của
nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Việt Nam là nước đang trên đà phát
triển , để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế NN phải luôn quan tâm đến các chính sách kinh tế
trong đó có chính sách thuế. Những năm gần đây Nhà đã và đang thực hiện chiến lược cải cách thuế,
nhiều sắc thuế được sửa đổi bổ sung như: giá thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN…Và đặc biệt trong
giai đoạn từ năm 2021 đến nay tình hình kinh tế của nước ta bị ảnh hưởng khơng ít bởi dịch bệnh
COVID -19 . Trong bối cảnh đó chính sách “ thu thuế” của nước thay đổi và ảnh hưởng ra sao? Câu hỏi
này chính là lý do nhóm em chọn đề tài “ Thực trạng thu thuế của VN hiện nay”.
ra saoNỘI DUNG:
1 Khái niệm
Thuế là hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một số
bộ phận thu nhập của các thuế nhân và pháp nhân NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và
phục vụ cho lợi ích cơng.
2. đặc điểm
- Thuế là một khoản thu bắt buộc
- Thuế là khoản thu khơng hồn trả trực tiếp
- Thuế là khoản thu có tính pháp lý cao
3. chức năng của thuế
Thuế có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng bảo đảm nguồn thu cho NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu
chi tiêu của Nhà nước; chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản nhằm đảm bảo công bằng xã hội; và
chức năng điều tiết vĩ mơ nền kinh tế.
4.Vai trị của thuế
- Thuế giúp ổn định thị trường, điều tiết nền kinh tế.
( Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thơng qua thuế, nhà nước
đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu
giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. )
- Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước.
Là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì
khoản thu này càng tang. Nguồn thu từ thuế một phần được sử dụng cho hoạt động của bộ máy Nhà
nước, đại bộ phận còn lại được chi cho đầu tư phát triển, cho văn hóa, thơng tin, y tế, giáo dục, thể dục


thể thao, tài trợ xã hội, nghiên cứu khoa học
- Đảm bảo cơ cấu kinh tế, giúp phát triển theo đúng định hướng của nhà nước ổn định và lâu dài


( Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm sốt, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển
sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch
nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.)
5.Phân loại thuế










Thuế GTGT
Thuế TTĐB
Thuế XK,NK
Thuế TNDN
Thuế TNCN
Thuế sử dụng đất NN
Thuế bảo vệ môi trường
Thuế TN
Thuế nhà thầu

6. Thực trạng:
6a. thực trạng thu thuế năm 2021-2022

Năm 2021, tình hình kinh tê thế giới tiếp tục phức tạp, trong nước diễn biến thời tiết có nhiều bất lợi
với thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh diễn ra liên tục đã tác động xấu đến nền kinh tế nước ta, ảnh
hưởng khơng nhỏ đến tình hình thu ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, với sự điều hành quyết liệt của
Chính phủ, Bộ Tài chính và sự nỗ lực của Tổng cục Thuế, ngành Thuế đã huy động, khai thác kịp thời
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng số thu ngân sách Nhà nước
(NSNN) năm 2021 đạt 1.294.000 tỷ đồng, hoàn thành 115,9% so với dự toán và bằng 99.9% so cùng
kỳ năm 2020 vượt 177.300 tỷ đồng.
Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuẩt - kinh doanh cũng như đời
sống của người dân, nhưng số thu ngân sách vẫn tăng. Cụ thể,
+ thu từ dầu thô ước đạt 38.104 tỷ đồng, bằng 164,2% so với dự toán, bằng 120% so với cùng kỳ
+; thu nội địa ước đạt 1.135.587 tỷ đồng, bằng 103,8% so với dự toán, bằng 107,1% so với cùng kỳ
năm 2020.
+ thu từ thuế thu nhập cá nhân : đạt 123.000 tỷ đồng , hồn thành 114% so với dự tốn và tăng
6,6% so với cùng kì 2020
+ thu từ thuế xuất, nhập khẩu: Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 373,33
tỷ USD (cùng kỳ năm trước đạt hơn 286 tỷ USD), tăng thêm 87 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Về xuất khẩu, ước tính tháng 7/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so
với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. 7 tháng đầu năm 2021 cả nước có 27 mặt
hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, có 5
mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,8%.


Số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với
kim ngạch đạt 62,3 tỷ USD, tăng 48,5% so với cùng kỳ năm trước, tiếp theo là thị trường Hàn Quốc
đạt 29,7 tỷ USD, tăng 19,9%.
 Một số chính sách thuế mới
Tổng cục Thuế đã trình Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày
19/4/2021 về gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất trong năm 2021 đối với DN, hộ, cá nhân kinh doanh
thuộc các ngành, lĩnh vực gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.
Tính đến cuối tháng 11/2021, cơ quan thuế đã miễn giảm tiền thuê đất theo Quyết định số 27/2021/

QĐ-TTg của Thủ tướng với tổng số tiền khoảng 3.500 tỷ đồng. Giảm thuế theo Nghị quyết số
406/NQ-UBTVQH15 và Nghị định số 92/2021/NĐ-CP khoảng 19.700 tỷ đồng.
Trong đó, đối với thuế TNDN, tổng số thuế phát sinh năm 2021 dự kiến giảm khoảng 2.200 tỷ đồng.
Đối với thuế GTGT: từ 01/11/2021 sẽ thực hiện giảm 30% thuế suất thuế GTGT đối với một số dịch
vụ, theo đó, số thuế GTGT phát sinh của kỳ tính thuế tháng 11 sẽ kê khai và nộp thuế trong tháng
12/2021, dự kiến giảm thu trong tháng 12 là khoảng 1.650 tỷ đồng.
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh: Ước tính số thuế được miễn đến hết tháng 12 khoảng 6.698 tỷ
đồng, số thuế đã nộp sẽ được trừ trong năm 2022. Cơ quan thuế đã gia hạn thuế TTĐB theo Nghị
định số 104/2021/NĐ-CP với tổng số tiền khoảng 4.000 tỷ đồng.
6b. thực trạng thu thuế năm 2022-2023
Thu ngân sách nhà nước đạt được kết quả tốt chủ yếu là do năm 2022 ở Việt Nam hoạt động kinh tế
tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng khả quan. , Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tổng số thu ngân
sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đạt 1.460.000 tỷ đồng, hoàn thành 124,3% so với dự toán và tăng
8,5% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó:
+ thu nội địa ước đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng bằng 121% dự tốn
+ thu dầu thơ ước đạt 72,9 nghìn tỷ đồng bằng 258,5% dự tốn
+ thu nhập cá nhân ước đạt 152.123 tỷ đồng bằng 128,8% dự toán ,130,1% so với cùng kỳ
 Một số nghị định được ban hành trong năm
Năm 2022, một loạt các chính sách về thuế được ban hành, ưu đãi cho người dân và doanh nghiệp. Cụ
thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội;
Nghị định số 32/2022/NĐ-CP gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp
ráp trong nước; Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh
nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022...
Trước những tác động của đại dịch COVID -19 Ngày 28.1.2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
15/2022/NĐ-CP quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hầu hết các nhóm hàng
hóa, dịch vụ trong năm 2022.


Nghị định hiện thực hóa Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và được dư luận đồng tình, các

chuyên gia đánh giá là một quyết sách kịp thời trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế phục hồi trong và sau đại
dịch.
6c. thực trạng thu thuế hiện nay
Tháng 1/2023: tổng thu ước đạt 165.700 tỷ đồng, tăng 12,1% dự toán, bằng 104,4% so với cùng kỳ
Trong đó: + thu từ dầu thô ước đạt 5.300 tỷ đồng , tăng 12,6% dự toán, bằng 167,7% so với cùng kỳ
+ thu nội địa ước đạt 160.400 tỷ đồng, 12% dự toán, bằng 103,1% so với cùng kỳ
 Một số khaorn thu, sắc thuế đạt tiến độ tốt
Một số khoản thu, sắc thuế có tiến độ thu đạt khá so dự tốn, chủ yếu do tập trung thu các khoản phát
sinh quý IV/2022 (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) theo chế độ
thực hiện kê khai nộp ngân sách trong quý I/2023
7.Đánh giá công tác thuế (ưu, nhược)


Ưu điểm:
• Thuế trực thu:
Có tính chất cơng bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế.
Giúp đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập vì Nhà nước hiểu rõ và cá
biệt hóa được người chịu thuế.
• Thuế gián thu:
Đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế.
Dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế.
● Nhược điểm:
• Thuế trực thu:
Làm hạn chế tăng thu nhập của các đối tượng vì thu nhập càng cao thì phải nộp thuế càng
nhiều.
Khó thu, khó quản lí do đối tượng nộp thuế là tất cả các chủ thể có thu nhập.
Làm hạn chế đi phần nào sự phấn đấu nâng cao thu nhập của những đối tượng chịu thuế. Vì
thu nhập và lợi nhuận càng cao họ phải thực hiện nộp thuế càng nhiều.
• Thuế gián thu:
khó thu thuế

khó bảo đảm cơng bằng giữa những người nộp thuế


8.Biện pháp
Một là, hồn thiện hệ thống chính sách: Để hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế thơng qua việc
lợi dụng một số kẽ hở của chính sách, cần tiếp tục rà sốt, củng cố và hồn thiện hệ thống pháp luật,
sớm ban hành quy định về quản lý giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết, chống chuyển giá và
chống thất thu NSNN.
Hai là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của đối tượng nộp thuế, rà soát chặt chẽ
hoạt động sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng
Ba là, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thu nợ, giảm tối đa nợ đọng thuế, có chế tài mạnh hơn đối với
các trường hợp cố tình gian lận, trốn thuế. Cần có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi gian lận
trốn thuế của doanh nghiệp
Bốn là, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế cả về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Đặc
biệt cơ quan thuế cần tăng cường đối thoại và kết nối với doanh nghiệp, giải đáp các khúc mắc về thuế
cũng như hỗ trợ thực hiện các thủ tục thuế
Năm là, tiếp tục cải cách hành chính thuế theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế khi thực
hiện tuân thủ pháp luật thuế. Tiếp tục thực hiện tốt 2 hệ thống Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà
cung cấp nước ngoài và triển khai ứng dụng eTax Mobile rà sốt và đơn đốc người nộp thuế khai nộp
kịp thời
Sáu là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thu NSNN. Để tăng cường hiệu quả
trong công tác quản lý và chống thất thu NSNN, cần xây dựng một hệ thống thông tin kết nối giữa
doanh nghiệp và cơ quan quản lý, giúp đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả trong quản lý và giám sát.

Kết luận:
Trong những năm gần đây, việc cải cách chính sách thuế được thực hiện tích cực, nhằm mục tiêu tăng
cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, luận án đã phân tích khái quát vấn đề cơ bản về
thuế và phân tích thực trạng thu thuế ở Việt Nam giai đoạn 2021 đến nay. Luận án cũng nêu các loại
thuế trực thu chủ yếu (bao gồm thuế TNDN và thuế TNCN), các loại thuế gián thu chủ yếu (bao gồm

thuế GTGT, thuế XK, NK, TTĐB và BVMT… ). Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thu thuế tại Việt
Nam, luận án đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm hồn thiện cơ cấu thu thuế theo hướng thu NSNN bền
vững tại Việt Nam. Vì đây là một đề tài khá rộng, có thể tiếp xúc từ nhiều khía cạnh nên có thể bài làm
của nhóm em khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em mong nhận được các ý kiến đóng góp của các
thầy cơ giáo, các bạn để chủ đề này tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. CỔNG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC VN. />2. THUVIENPHAPLUAT.VN Nghị quyết số: 34/2021/QH15



×