Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát mô hình bệnh tật của bệnh viện y học cổ truyền tiền gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGUYỄN DIỄM MY

KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẠM NGUYỄN DIỄM MY

KHẢO SÁT MƠ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN Y HỌC
CỔ TRUYỀN TIỀN GIANG

NGÀNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ 8720113



LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “ Khảo sát mơ hình bệnh tật của
bệnh viện y học cổ truyền Tiền Giang” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi,
số liệu trong luận văn này được thu thập, nhập liệu và xử lý phân tích một
cách trung thực. Các số liệu, kết quả là hoàn toàn trung thực, khách quan và
chưa từng được tác giả nào cống bố trong bất cứ cơng trình khác .
Tác giả luận văn

Phạm Nguyễn Diễm My

.


.

MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. i
Danh mục các bảng ........................................ .................................................. ii
Danh mục các hình ......................................... ................................................. iii
Danh mục các biểu đồ .................................... ................................................. iv
MỞ ĐẦU ....................................................... .................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1.Một số phương pháp nghiên cứu MHBT .................................................... 4
1.2.YHCT và các phương pháp điều trị .......................................................... 13
1.3.Cơng trình nghiên cứu liên quan MHBT khám và điều trị YHCT ........... 20
1.4.Phân loại bệnh tật ...................................................................................... 23
1.5.Đôi nét về BV YHCT Tiền Giang .......................................................... 27
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 30
2.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 30

2.2.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
2.3.Sai số trong nghiên cứu ............................................................................. 36
2.4.Vấn đề y đức.............................................................................................. 36
2.5.Nhân lực thực hiện .................................................................................... 37
2.6.Dự trù kinh phí .......................................................................................... 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ.................................................................................... 38
3.1.Đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT Tiền Giang ..
................................................................................................................... 38
3.2.Mô hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT Tiền
Giang ......................................................................................................... 41
3.3.Phân bố bệnh thường gặp và đặc điểm bệnh nhân .................................... 44

.


.


3.4.Các phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú... 49
Chƣơng 4.BÀN LUẬN .................................................................................. 51
4.1.Đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện YHCT Tiền Giang
trong năm 2019- 2021: .............................................................................. 51
4.2.Mơ hình bệnh tật của bệnh nhân điều trị nội trú ....................................... 57
4.3.Phân bố bệnh thường gặp và đặc điểm bệnh nhân .................................... 62
4.4.Các phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú... 67
4.5.Ưu điểm – hạn chế của đề tài .................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

ĐBSCL


Đồng bằng sơng Cửu Long

MHBT

Mơ hình bệnh tật

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

YDCT

Y dược cổ truyền

YHBS

Y học bổ sung

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

.



.

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân bố 10 bệnh có tỷ lệ cao nhất theo ICD-10 ............................ 21
Bảng 3.1: Các đặc điểm dịch tể học ............................................................... 38
Bảng 3.2: Lượt bệnh nhân dùng BHYT ......................................................... 39
Bảng 3.3: Số bệnh mắc phải của bệnh nhân nội trú ....................................... 40
Bảng 3.4: Số ngày điều trị của bệnh nhân nội trú .......................................... 41
Bảng 3.5: Phân bố bệnh tật thường gặp sắp xếp theo chương ICD-10 theo từng
năm ......................................................................................................... 42
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhồi máu não –bệnh cột sống theo đặc điểm bệnh nhân
................................................................................................................. 45
Bảng 3.7: Phân bố bệnh thối hóa khớp- bệnh thần kinh theo đặc điểm bệnh
nhân ........................................................................................................ 46
Bảng 3.8: Phân bố bệnh trĩ theo đặc điểm bệnh nhân .................................... 47
Bảng 3.9: Phân bố các bệnh thường gặp theo số bệnh mắc phải ................... 47
Bảng 3.10: Phân bố các bệnh thường gặp theo số ngày điều trị .................... 48
Bảng 3.11: Tỷ lệ các phương pháp điều trị được sử dụng cho bệnh nội trú .. 50
Bảng 4.1: số ngày điều trị nội trú ................................................................... 56

.


.

iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Mẫu bệnh án trong chẩn đoán bệnh ................................................ 33

.


.

iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Mơ hình bệnh tật trên thế giới giai đoạn 1990-2020 ...................... 6
Biểu đồ 1.2: Xu hướng bệnh của Việt Nam 2016-2020 ..................................... 9
Biểu đồ 1.3: Phân bố bệnh tật và tử vong theo chương năm 2020 cấp toàn quốc
................................................................................................................... 10
Biểu đồ 1.4: Tỷ lệ của các bệnh mắc cao nhất năm 2020 ở cấp quốc gia ........ 10
Biểu đồ 1.5: Phân bố bệnh tật và tử vong theo chương năm 2020 ở đồng bằng
sông cửu long ............................................................................................ 11
Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ của các bệnh mắc cao nhất năm 2020 ở đồng bằng sông cửu
long ............................................................................................................ 11
Biểu đồ 1.7: Mơ hình 10 bệnh điều trị bằng YHCT có tỷ lệ cao ...................... 22
Biểu đồ 1.8 10 chứng YHCT chiếm tỷ lệ cao nhất ........................................... 23
Biểu đồ 3.1: Tổng lượt nhập viện của từng tháng trong 3 năm ........................ 39
Biểu đồ 3.2: Phân bố 10 chứng YHCT có tỷ lệ cao nhất .................................. 41
Biểu đồ 3.3: Phân bố 10 bệnh có tỷ lệ cao nhất theo ICD-10 ........................... 42
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh tật thường gặp sắp xếp theo chương bệnh ICD-10...
................................................................................................................... 43

.



.

1

MỞ ĐẦU
Y học cổ truyền (YHCT) được định nghĩa là “tổng hợp của các kiến
thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản
địa của các nền văn hóa khác nhau, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe
và trong phịng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh thể chất và tinh
thần” 1. Ngày này, YHCT vẫn đóng một vai trị quan trọng trong một số hệ
thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á và châu
Phi2. Sự phổ biến ngày càng tăng của YHCT được phản ánh trong xu hướng
sử dụng nó trên tồn thế giới ngày càng tăng3. Hơn nữa, vai trị của YHCT ở
các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, và Trung Quốc được
mở rộng thành một phương pháp điều trị chính cho một số bệnh 4. Việt Nam
nằm ở phía Đơng của bán đảo Đơng Dương. Đất nước có nền YHCT lâu đời
được hình thành trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước 5. Chính
phủ Việt Nam coi YHCT là một trong những di sản văn hóa dân tộc cần được
bảo tồn và phát triển

6,7

. Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành

động tổng thể về phát triển YHCT đến năm 2020 để thúc đẩy phát triển và sử
dụng YHCT6.
Nhiều nghiên cứu YHCT đã có những minh chứng việc điều trị hiệu quả
một số bệnh mạn tính: thốt vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, tác dụng hạ áp của
châm cứu, tác dụng hạ lipit máu 8 9 10.
Bệnh viện (BV) YHCT là một trong những đơn vị thực hành và nghiên

cứu trong lĩnh vực YHCT. Mơ hình bệnh tật (MHBT) của BV, một cộng đồng
là sự phản ánh tình hình sức khỏe hay cộng đồng đó. Việc xác định MHBT
giúp cho BV và người thầy thuốc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho
người dân một cách tồn diện, đầu tư cho cơng tác phịng chống bệnh có
chiều sâu và trọng điểm, nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân, cơ sở cập

.


.

2

nhật phác đồ điều trị và công tác đào tạo y tế tại địa phương. Xã hội ngày
càng phát triển MHBT cũng thay đổi. Từ MHBT người ta có thể xác định
được các bệnh tật phổ biến nhất, các bệnh có tử vong nhiều nhất giúp cho
định hướng lâu dài về kế hoạch phòng chống bệnh tật trong từng khu vực cụ
thể.11.
Có nhiều nghiên cứu về MHBT nhi khoa, đa khoa, hồi sức cấp cứu...12 11
13

, nhưng ít nghiên cứu MHBT YHCT và các nghiên cứu thực hiện tại các địa

phương miền trung, thành phố Hồ Chí Minh, các BV, viện đầu ngành. Tỉnh
Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sơng Tiền. Nhờ vị trí thuận
lợi, Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả Đồng
bằng sông Cửu Long, nơi trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây
Nam Bộ 14. Nhận thấy MHBT các BV thường khác nhau do mang tính đặc thù
riêng từng BV, đặc thù địa lý như trên. Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích

“ Khảo sát mơ hình bệnh tật tại bênh viện Y học cổ truyền Tiền Giang” từ
1/2019 đến 12/2021” trả lời cho câu hỏi bệnh tật phổ biến của bệnh nhân điều
trị nội trú tại bệnh viện YHCT Tiền Giang là gì ? nhằm mục đích xác định các
bệnh chiếm tỷ lệ và đặc điểm của bệnh nhân từ đó có phương hướng cho kế
hoạch dự trù, dự phịng y tế hướng đến cơng tác hoạt động lại sau thời chuyển
thành bệnh viện chăm sóc bệnh nhân covid cũng là nhằm chăm sóc sức khỏe
cho người dân một cách toàn diện trọng điểm, nâng cao chăm sóc sức khỏe
nhân dân.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng qt
Xác định mơ hình bệnh tật của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện YHCT
Tiền Giang 1/2019 đến 12/2021
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định đặc điểm của bệnh nhân điều trị nội trú tại BV YHCT Tiền
Giang
2. Xác định tỷ lệ các bệnh chiếm tần suất cao trong MHBT tại BV y
học cổ truyền Tiền Giang
3. Xác định tỷ lệ các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng
thuốc được áp dụng với các bệnh có tần suất cao tại BV YHCT Tiền Giang

.



.

4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Một số phƣơng pháp nghiên cứu MHBT

1.1.

1.1.1. Khái niệm MHBT
Bệnh: trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động khơng bình
thường 15
Tật: trạng thái bất thường, nói chung khơng chữa được của một cơ quan
trong cơ thể, do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn hoặc do bệnh tật gây nên 15
MHBT của một quốc gia, một cộng đồng là sự phản ánh tình hình sức
khỏe, tình hình kinh tế- xã hội của quốc gia hay cộng đồng đó. MHBT ln
biến đổi theo thời gian và theo tình hình phát triển của đất nước. Việc xác
định MHBT nhằm hỗ trợ cho ngành y tế đáp ứng tốt hơn chức năng nhiệm vụ
cao cả của mình là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân một cách tồn diện bằng
cách đầu tư cho cơng tác phịng chống bệnh có chiều sâu và trọng điểm, từng
bước hạ thấp tỷ lệ tử vong cho cộng đồng, nâng cao chăm sóc sức khỏe nhân
dân 16
1.1.2. Nghiên cứu MHBT cộng đồng
Các kỹ thuật thu thập thông tin được áp dụng phổ biến là: phỏng vấn
(phỏng vấn chủ hộ, phỏng vấn cá nhân), khám lâm sàng cho các hộ gia đình,
mơ hình phân bố bệnh tật theo các đặc trưng phổ biến sử dụng số liệu sẵn có
từ các sổ khám bệnh tại trạm y tế
a. Thu thập thông tin bằng phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được áp dụng khá rộng rãi. Người ta thường

sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn toàn bộ các thành viên trong gia đình hoặc
một người đại diện gia đình về tình hình bệnh tật của cả gia đình đó.

.


.

5

b. Thu thập thông tin về MHBT bằng khám lâm sàng
Điều tra viên tiến hành khám lâm sàng toàn diện hoặc khám sàng lọc
(tu thuộc yêu cầu nghiên cứu và kinh phí thực hiện), để phát hiện các bệnh
hiện mắc. Phương pháp này tương đối đắt và tốn thời gian. Kết quả phụ thuộc
vào đánh giá chủ quan của các điều tra viên do khơng có các xét nghiệm cận
lâm sàng hỗ trợ. Kết quả điều tra bằng khám lâm sàng thường cho tỷ lệ mắc
bệnh cao hơn phỏng vấn vì nhiều trường hợp người ta khơng biết bệnh của
mình, hoặc biết nhưng là bệnh mà họ cho là thông thường ( như bệnh răng
miệng, viêm họng, một số bệnh da, mắt, bệnh tâm thần .v.v..).
c. Dựa trên số liệu sẵn có từ sổ sách tại BV
Đây là phương pháp sử dụng số liệu sẵn có tại BV. Nghiên cứu MHBT
trong BV chủ yếu dựa vào hồ sơ lưu trữ tại các BV theo báo cáo thống kê BV
hàng năm, bệnh án mẫu thống nhất toàn ngành y tế. Các kết quả thống kê hồi
cứu, phụ thuộc bệnh được chẩn đoán của bệnh nhân khi ra viện .
Phương pháp này phụ thuộc vào người làm công tác thống kê ghi chép,
sắp xếp mã số, do đó có thể có một số khác biệt về chất lượng giữa các bệnh
án và cách phân loại bệnh tật giữa các BV trung ương và địa phương.
1.1.3. Các MHBT hiện nay
1.1.3.1.


MHBT thế giới

Sự phát triển kinh tế xã hội, mức sống, trình độ khoa học kỹ thuật trong
những thập niên gần đây đã có những ảnh hưởng lớn đến mơ hình bệnh tật
trên thế giới. Lối sống tĩnh tại, ít vận động làm gia tăng tỷ lệ các nhóm bệnh
chuyển hóa. Bên cạnh đó, cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, thành tựu
khoa học trong cơng tác dự phịng và điều trị làm giảm tỷ lệ bệnh nhiễm
trùng17.

.


.

6

Trên thế giới, mơ hình bệnh tật được chia thành 3 loại mơ hình phổ
biến:
- MHBT ở các nước chậm phát triển: bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ cao: số
lượng trẻ em nhiều (Hình thái A).
- MHBT ở các nước đang phát triển: các bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ thấp,
bệnh mãn tính và khơng lây nhiễm là chủ yếu (Hình thái B).
- MHBT ở các nước phát triển khác: bệnh tim, đái tháo đường và bệnh lý
người già là chủ yếu (Hình thái C).
Nếu như mơ hình bệnh tật trên thế giới vào những năm 1990 chiếm ưu
thế là bệnh truyền nhiễm với 49% các trường hợp, các bệnh không lây chỉ
chiếm 27% và các bệnh rối loạn tâm thần kinh chiếm 9% thì vào năm 2020
mơ hình bệnh tật khá nhiều thay đổi với bệnh không lây chiếm tỷ lệ với 43%
các trường hợp, nhóm bệnh truyền nhiễm giảm xuống chỉ cịn 22% và nhóm
bệnh rối loạn tâm thần kinh tăng lên 21%18


Biểu đồ 1.1: mơ hình bệnh tật trên thế giới giai đoạn 1990-2020 18
Trong các số bệnh mạn tính thường gặp ở người cao tuổi, nhóm bệnh lý
chuyển hóa như bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, đột quỵ, đái tháo
đường vẫn đứng đầu, tiếp theo là ung thư bệnh phổi tác nghẽn mạn tính và
bệnh lý khớp18. Bệnh tật ở các nước phát triển có đặc điểm là chủ yếu rơi vào
nhóm tuổi đã quá tuổi lao động, là người già, tình trạng thiếu dinh dưỡng

.


.

7

không phải là vấn đề quan trọng. Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng có
tỷ lệ rất thấp, ngược lại bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư là các bệnh
có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu. Trong khi đó ở các nước đang phát triển,
bệnh tật chủ yếu rơi vào nhóm tuổi cịn rất trẻ, đang trong độ tuổi lao động
sản xuất. Tình trạng thiếu dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao và là vấn đề sức khỏe
quan trọng chủ yếu của quốc gia. Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng chiếm
tỷ lệ lớn trong khi đó các bệnh thối hóa, ác tính lại có tỷ lệ thấp hơn. Về tử
vong nguyên nhân chính là tim mạch, thiếu máu cơ tim cục bộ, tiếp đến là
nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh mạch máu não,
tiêu chảy. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao và sốt rét 19 20,21,22
1.1.3.2.

MHBT Việt Nam

Tại nước ta, mơ hình bệnh gắn liền với đặc điểm lịch sử và địa lý của

từng vùng miền. Trong điều kiện cịn nhiều chênh lệch về điều kiện kinh tế,
trình độ y học giữa các tỉnh thành hiện nay, chiến lược phát triển y tế tập
trung vào công tác đào tạo và thực hành tại chỗ, phát triển y tế phổ cập, đồng
thời phát triển y tế chuyên sâu, với mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử
vong, nâng cao thể lực, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng
giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc điểm của bệnh tật và tử vong ở Việt Nam vừa mang tính chất của
một nước có thu nhập thấp lại vừa bắt đầu mang tính chất của một nước công
nghiệp. Các bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng như: nhiễm khuẩn hơ hấp cấp
tính, tiêu hóa, sốt rét và các bệnh lây nhiễm có tỷ lệ mắc hàng đầu

19

. Các

bệnh không lây như tim mạch huyết áp, tai nạn thương tích, ngộ độc đã xuất
hiện với tỷ lệ cao và ngày càng tăng .
Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2002 thì cơ cấu bệnh tật và tử vong
theo chương bệnh ( ICD - 10 ) các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng vẫn

.


.

8

chiếm vị trị cao nhất. Trong năm 2016, các bệnh thường gặp rơi vào các
nhóm bệnh nhiễm khuẩn đường hơ hấp, bệnh về tim mạch, các bệnh đường
tiêu hóa. Đặc biệt tỷ lệ mắc“ Sốt vi rút khác do tiếp xúc và sốt vi rút sốt xuất

huyết ” tăng lên đứng hàng thứ 7 phản ánh mức độ nghiêm trọng của dịch sốt
xuất huyết tại nhiều địa phương trong năm 2016. Các nguyên nhân tử vong
hàng đầu đều liên quan đến tai nạn, chấn thương, tiếp theo là các bệnh tim
mạch và hô hấp 23.
Tuy nhiên tại Hội nghị chuyên đề về cơng tác y tế dự phịng, Bộ Y tế
cho biết nếu như trước kia chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng thì nay mơ hình
bệnh tật đã hồn tồn thay đổi: chỉ có 27 % là các bệnh do vi trùng gây nên,
có đến 62 % các bệnh không phải do vi trùng ( các bệnh lây nhiễm do siêu vi
trùng ).
Mơ hình bệnh tật nước ta đan xen giữa bệnh nhiễm trùng và không
nhiễm trùng, bệnh cấp tính và bệnh mãn tính. Xu hướng bệnh khơng nhiễm
trùng và mãn tính ngày càng cao. Nguyên nhân biến đổi này là :
+ Phát triển xã hội với xu thế cơng nghiệp hóa tạo ra nhiều ngành nghề và đó
là các bệnh nghề nghiệp; đơ thị hóa làm tăng tại nạn giao thông, các tai nạn
lao động, sinh hoạt chấn thương và ngộ độc. Sự buông lỏng quản lý gây các
bệnh ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật, ngộ độc thực phẩm. Ơ nhiễm mơi
trường gia tăng các bệnh ung thư, bụi phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính .
+ Thống kê của WHO thì tuổi thọ trung bình người Việt Nam đã tăng nhiều,
do vậy tỷ lệ bệnh tim mạch, thối hóa khớp cũng tăng .
Mức sống người dân cũng cao làm cho các bệnh đái tháo đường, tim
mạch, tăng huyết áp gia tăng. Hội chứng chuyển hóa và tai biến mạch não ,
mạch vành cũng tăng theo.

.


.

9


+ Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em đã giảm nhờ chương trình tiêm
chủng mở rộng, nhưng tình hình lao và HIV / AIDS tiếp tục gia tăng .
+ Bệnh suy dinh dưỡng vẫn còn khá phổ biến .
Theo thống kê Bộ y tế tình hình các bệnh lây nhiễm đã giảm rõ rệt, dân
số đang lão hoá nhanh; những bệnh lây nhiễm máu như HIV / AIDS và các
loại dịch bệnh mới tiềm tàng như cúm gia cầm, cúm A H5N1 ( 2009 ) có khả
năng tác động mạnh tới xu hướng này trong 5-10 năm tới 19,23,24,25
Thay đổi mơ hình bệnh tật. Khi dân số già đi, gánh nặng bệnh tật ở Việt
Nam có sự chuyển đổi. Các bệnh không lây nhiễm chiếm 83,8% tổng số năm
sống ở Việt Nam (năm 2015), trong khi đó tỷ lệ bệnh truyền nhiễm có xu
hướng giảm ở cả 2 giới nam và nữ và ảnh hướng nhất với nhóm 15-49 tuổi.
Càng về già, các bệnh như tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính càng trở
nên nổi bật hơn (đặc biệt là ở nam giới)26. Theo niên giám thống kê y tế Việt
Nam ghi nhận sự thay đổi xu hướng bệnh tật qua từng năm, theo chương
bệnh, theo tỷ lệ bệnh tật của toàn quốc và khu vực đồng bằng sông cửu long27

Biểu đồ 1.2: Xu hƣớng bệnh của Việt Nam 2016-2020
“Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2019-2020”27

.


.

10

Biểu đồ 1.3: phân bố bệnh tật và tử vong theo chƣơng năm 2020 cấp toàn
quốc
“Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2019-2020”27


Biểu đồ 1.4: tỷ lệ của các bệnh mắc cao nhất năm 2020 ở cấp quốc gia
“Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2019-2020”27

.


.

11

Biểu đồ 1.5: Phân bố bệnh tật và tử vong theo chƣơng năm 2020 ở đồng
bằng sông cửu long
“Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2019-2020”27

Biểu đồ 1.6: Tỷ lệ của các bệnh mắc cao nhất năm 2020 ở đồng bằng sông
cửu long
“Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2019-2020”27

.


.

12

1.1.4. Các yếu tố tác động đến MHBT
Theo WHO, tình trạng sức khỏe của một người bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố trong đó có các yếu tố cá nhân người đó, các yếu tố mơi trường và xã
hội. Các yếu tố này được xem như là các yếu tố sức khỏe và được phân loại
khái quát như sau 28

• Các yếu tố di truyền: đóng vai trị ít nhiều ảnh hưởng đến tuổi thọ, thể
trạng, cũng như việc hình thành một số bệnh tật.
• Yếu tố hành vi cá nhân và phong cách sống như chế độ ăn kiêng, hoạt
động thể lực, hút thuốc, uống rượu, cách đối phó với các căng thẳng, tất cả
các yếu tố này cũng ảnh hưởng tới sức khỏe.
• Thu nhập và tình trạng xã hội – khoảng cách giàu nghèo càng lớn thì sự
khác biệt về sức khỏe càng lớn.
Việc làm và điều kiện làm việc– những người có việc làm việc thường
có sức khỏe tốt hơn, đặc biệt là những người kiểm sốt tốt được mơi trường
làm việc.
• Giáo dục – trình độ học vấn thấp có mối liên quan với sức khỏe yếu
kém, căng thẳng hơn trong cuộc sống và kém tự tin.
• Hệ thống hỗ trợ xã hội – khi càng có nhiều hơn sự giúp đỡ từ gia đình,
bạn bè và cộng đồng thì chúng ta có sức khỏe tốt hơn.
• Văn hóa – tập qn và truyền thống, niềm tin của gia đình và cộng
đồng
• Giới – đàn ông và phụ nữ cũng có những dạng bệnh tật khác nhau và
theo các độ tuổi khác nhau.

.


.

13

• Mơi trường vật lý, cơ học như nước sạch, khơng khí trong lành, nơi
làm việc an tồn, nhà ở vững chắc, đường sá đi lại trong cộng đồng v.v.v. tất
cả đều ảnh hưởng đến sức khỏe
• Dịch vụ y tế: việc tiếp cận và sử dụng các dich vụ chăm sóc sức khỏe

góp phần tạo nên sức khỏe.
Trong số các yếu tố kể trên, một vài yếu tố có thể kiểm sốt được ví dụ
như mỗi người có thể chọn cho mình một lối sống lành mạnh. Tuy nhiên có
những yếu tố như yếu tố di truyền, tuổi, giới tính thì khơng thể kiểm sốt
được.
1.2.

YHCT và các phƣơng pháp điều trị

1.2.1. YHCT thế giới
Trên thế giới, y học cổ truyền dưới dạng này hay dạng khác được
82%29.YHCT hoặc là chỗ dựa chính hoặc như một thành phần bổ sung cho
cung ứng chăm sóc sức khỏe. Ở một số nước, YHCT hay y học phi chính
thống có thể được gọi là y học bổ sung (YHBS) 30
Trong 3 năm nghiên cứu (2002 - 2005), WHO đã đưa ra khuyến cáo
chung cho các nước trên thế giới về việc điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ
trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng với ba mục tiêu chung:
 Một là: kết hợp YHCT và YHHĐ để phát triển và hoàn thiện các
chương trình, chính sách y tế quốc gia.
 Hai là: đảm bảo sử dụng YHCT trong đó có cả sử dụng thuốc YHCT an
toàn, hiệu quả và phù hợp.
Ba là: tổ chức nghiên cứu, thu thập những kinh nghiệm, sử dụng các
biện pháp điều trị bằng YHCT, duy trì và bảo tồn nền YHCT của các quốc

.


.

14


gia. Cải thiện các phương pháp điều trị bằng YHCT. Việc thực hiện khuyến
cáo của WHO được tiến hành đến đâu và hiệu quả thế nào? còn phụ thuộc vào
điều kiện của từng quốc gia. Tuy nhiên một yêu cầu ln được đặt ra đối với
các nước là phải có những chính sách tổ chức và quản lý phù hợp để thực hiện
các mục tiêu đó 31,32,33,34
Chiến lược y học cổ truyền WHO giai đoạn 2014-2023 đã được xây
dựng và công bố, thể hiện cam kết của Hội đồng Y tế Thế giới về y học cổ
truyền, gồm các mục tiêu chiến lược 5:
+ Xây dựng nền tảng kiến thức quản lý hoạt động của y học cổ truyền và
y học bổ trợ thơng qua các chính sách quốc gia phù hợp.
+Tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn, sử dụng hợp lý và hiệu quả
của y học cổ truyền và y học bổ trợ bằng cách quy định các sản phẩm, công
tác thực hành và người hành nghề.
+ Thúc đẩy bảo hiểm y tế toàn dân bằng cách đưa các dịch vụ y học cổ
truyền và y học bổ trợ phù hợp vào hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe.
YHCT Trung Quốc là một hệ thống chữa bệnh hoàn thiện đã phát triển ở
Trung Quốc khoảng 3000 năm trước bao gồm thuốc, châm cứu, xoa bóp, v.v.
Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng YHCT đã trở nên phổ biến hơn ở
Trung Quốc và tồn thế giới. YHCT khơng ngừng phát triển với việc xây
dựng các các sơ sở nghiên cứu về YHCT nhằm bảo tồn và phát huy những
kinh nghiệm người xưa để lại. Hiện nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên
YHCT ở Trung Quốc đạt hơn 40%, một hiệu thuốc tân dược có 1,1 hiệu thuốc
YHCT 35 36
Bên cạnh đó, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai quốc gia có nền YHCT
phát triển. Y học cổ truyền Nhật Bản đã được sử dụng trong 1500 năm gồm

.



.

15

có thuốc, châm cứu và bấm huyệt. YHCT Nhật Bản đã được áp dụng rộng rãi
tại Nhật Bản và được kết hợp hoàn toàn vào hệ thống YHHĐ 35. YHCT Nhật
Bản dựa trên YHCT Trung Quốc kế thừa nhưng điều chỉnh cho phù hợp với
nước Nhật Bản. 60-70% bác sĩ điều trị bệnh dị ứng ở Nhật Bản chọn YHCT
là phương pháp điều trị cho bệnh nhân 36 . 69% dân số Hàn Quốc dùng thuốc
và phương pháp YHCT

37

. YHCT đã được đưa vào hệ thống chăm sóc sức

khỏe của ba quốc gia và được phát triển trong các chính sách quốc gia dựa
trên nền tảng lịch sử và văn hóa 38
Ở châu Phi năm 1978, YHCT được đưa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe
ở các nước đang phát triển mục tiêu của "Sức khỏe cho mọi người vào năm
2000". Liên minh Châu Phi đã tuyên bố giai đoạn 2000 - 2010 là thập kỷ
Châu Phi về YHCT, hơn 85% người dân ở châu Phi sử dụng YHCT 39
Chiến lược YHCT khu vực Tây Thái Bình Dương đã đề ra các mục
tiêu :
36

Đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia
Thúc đẩy sử dung YHCT an toàn và hiệu quả
Tăng cường cơ hội sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả
Thúc đẩy bảo về sử dụng bền vững nguồn lực YHCT

Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng, chia sẻ kiến thức, kỹ năng
thực hành YHCT
Cũng theo WHO, chi phí cho các biện pháp điều trị bằng YHCT ở các
quốc gia rất khác nhau. Ở các nước phát triển, chi phí điều trị bằng các
phương pháp YHCT thường cao hơn so với phương pháp YHHĐ do đó
những người có thu nhập thấp ít có cơ hội tiếp cận với YHCT. Ở Malaysia,
theo một điều tra sơ bộ của WHO, chi phí dành cho thuốc YHCT là 500 triệu
đơ la Mỹ (USD), trong khi chi phí cho thuốc YHHĐ là 300 triệu USD, tại

.


.

16

Canada là 2,4 triệu USD, tại Australia là 80 triệu USD, tại Anh là 2,3 tỷ USD
và chi phí đó tại Mỹ lên đến 2,7 tỷ USD trong một năm . Nhưng ở các nước
chậm phát triển, đặc biệt là các nước thuộc thế giới thứ Ba (Châu Phi) với
nguồn dược liệu sẵn có trong tự nhiên, việc sử dụng YHCT đã mang lại nhiều
hiệu quả trong điều trị, tiện lợi và phù hợp với khả năng chi trả của người
bệnh. Tuy nhiên, ở các nước ngh o, chi phí cho các chương trình, các chiến
lược phát triển hệ thống YHCT cịn thấp, do đó việc sử dụng an tồn các
phương pháp điều trị YHCT, bảo tồn và ứng dụng YHCT trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe cộng đồng cịn hạn chế và chưa thực sự được tổ chức
thành mạng lưới rộng rãi.
1.2.2. Tình hình phát triển YHCT Việt Nam
1.2.2.1.

Lịch sử phát triển YHCT Việt Nam


YHCT Việt Nam phát triển cùng chiều dài lịch sử của dân tộc, chịu ảnh
hưởng nhiều từ nền kinh tế nông nghiệp và nền văn hóa phương đơng, hiện
nay dưới ánh sáng của khoa học, YHCT đã bước vào 1 giai đoạn mới 40
Ngay từ thời vua Hùng Vương dựng nước (2900 năm trước CN), thời k
này y học còn truyền miệng, theo các truyền thuyết còn lưu lại, tổ tiên ta đã
biết dung cây cỏ làm gia vị kích thích sự ngon miệng và chữa bệnh.
Từ thế kỷ XIV Phan Phù Tiên đã biên soạn cuốn “Bản thảo cương mục
toản yếu” đó là cuốn sách thuốc đầu tiên ở nước ta.
Sau đến Tuệ Tĩnh, người thầy thuốc nổi tiếng đã được nhân dân ta suy
tôn là vị “Thánh thuốc nam”. Vào thời k mà đa số các nước Đông Nam Á
đều chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của y dược Trung Quốc thì ng đã ra sức sưu
tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong nhân dân và để lại bộ sách “Nam dược thần
hiệu” là một kho tàng phong phú đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm về lý

.


×