Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

Khảo sát mô hình bệnh tật và tình hình điều trị tại khoa nhi – bệnh viện đa khoa YHCT hà nội năm 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.82 KB, 66 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước, là tài sản quý báu, là niềm hạnh phúc
của mỗi gia đình, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha ông. Trẻ em là mối
quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền
trẻ em tại điều 24 đã ghi rõ trách nhiệm của mỗi quốc gia phải đảm bảo chăm
sóc sức khỏe trẻ em, luôn cố gắng hết sức để trể em được hưởng tiêu chuẩn
sức khỏe ở mức cao nhất có thể [1].
Tình trạng sức khỏe và bệnh tật của trẻ em là tấm gương phản ánh trung
thành về điều kiện môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của nơi đứa
trẻ được sinh ra và lớn lên. Nhờ những đổi mới của nền kinh tế, chính sách của
Đảng, nhà nước và sự quan tâm của toàn xã hội, tình hình sức khỏe bệnh tật trẻ
em đã có những chuyển biến rõ rệt trên toàn quốc [2]. Kinh tế vĩ mô tăng
trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng duy trì ở mức hợp lí, Việt
Nam chính thức bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, cho phép
mức đầu tư cho y tế được tăng lên, tỷ lệ tử vong và suy dinh dưỡng trẻ em
giảm đáng kể [3]. Tuy nhiên hiện nay, trẻ em vẫn còn phải đối mặt với nhiều
nguy cơ, thách thức từ giáo dục, y tế, dinh dưỡng, xã hội, môi trường,... [4].
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì
mô hình bệnh tật cũng không ngừng thay đổi và ngày càng đa dạng, phức tạp.
Nhờ chương tình chăm sóc sức khỏe ban đầu, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng có
xu hướng ngày càng giảm, tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, rối
loạn chuyển hóa,... dần dần có xu hướng tăng lên [5]. Sự đa dạng và phức tạp
này cũng thay đổi theo vùng miền, theo cộng đồng dân cư khác nhau do ảnh
hưởng của thói quen, tập tục văn hóa cũng như điều kiện kinh tế xã hội của
địa phương.
Đối với ngành Y tế, để có được những thông tin cần thiết giúp đánh
giá tình trạng sức khỏe, từ đó giúp đề ra các giải pháp can thiệp cũng như



2

đánh giá mức độ thành công của các giải pháp đó, việc nghiên cứu mô hình
bệnh tật là rất quan trọng. Việc theo dõi và xác định sự thay đổi mô hình
bệnh tật qua từng thời kỳ cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học để các nhà
quản lý đề ra chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu và chiến lược y tế một
cách phù hợp, hỗ trợ cho công tác quản lí của Bộ Y Tế nói chung và của mỗi
bệnh viện nói riêng [2], [4].
Cùng với sự thay đổi mô hình bệnh tật, nền Y học cổ truyền (YHCT)
cũng như Y học hiện đại (YHHĐ) đã có những bước phát triển trong việc
tiếp thu và phát triển các phương pháp điều trị nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác khám chữa bệnh của nhân dân, YHCT ngày càng càng được chú
trọng và đầu tư. Kết hợp YHCT và YHHĐ sẽ tạo điều kiện cho nhân dân
được chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.
Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là một trong những bệnh viện đầu
ngành về YHCT ở Việt Nam kết hợp YHCT với YHHĐ trong khám chữa
bệnh. Số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị phân bố ở nhiều lứa tuổi, mỗi
lứa tuổi lại có những đặc trưng về bệnh tật khác nhau. Khoa Nhi của bệnh
viện được thành lập từ năm 2011, được tách ra từ khoa Nội – Nhi – Lây, là
chuyên khoa khám và điều trị đối tượng bệnh nhân là trẻ em. Những năm gần
đây, số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa ngày càng tăng, tính chất
bệnh ngày càng phức tạp đòi hỏi phải có kế hoạch dự trù phù hợp để nâng cao
hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về mô
hình bệnh tật tại khoa. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo
sát mô hình bệnh tật vàtình hình điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện đa
khoa YHCT Hà Nội năm 2015 - 2017” với hai mục tiêu sau:
1.

Khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa YHCT Hà
Nội từ 01/09/2015 đến 31/08/2017.


2.

Khảo sát tình hình điều trị nội trú tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa
YHCT Hà Nội từ 01/09/2015 đến 31/08/2017.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về mô hình bệnh tật
Mô hình: Là vật cùng hình dạng nhưng làm thu nhỏ, mô phỏng cấu tạo
và hoạt động của một vật khác để trình bày, nghiên cứu; là hình thức diễn đạt
hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối
tượng, để nghiên cứu đối tượng ấy [6].
Bệnh ở con người: Là trạng thái cơ thể hoặc bộ phận cơ thể hoạt động
không bình thường [6].
Tật ở con người: Là trạng thái bất thường, nói chung là không chữa được
của một cơ quan trong cơ thể do bẩm sinh mà có hoặc do tai nạn gây nên [6].
Từ đó người ta đã đưa ra khái niệm về mô hình bệnh tật như sau: Mô
hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó là tập hợp
tất cả những tình trạng bệnh tật mắc phải, dưới tác động của nhiều yếu tố,
được phân bố theo những tần suất khác nhau trong một xã hội, một cộng
đồng, một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định [7].
1.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong hoạch định các chính sách y tế và
quản lý bệnh viện
1.2.1. Vai trò của mô hình bệnh tật hoạch định chính sách y tế
Nguồn tài chính cho sức khỏe còn hạn chế, chủ yếu từ nguồn ngân
sách, vì thế xây dựng kế hoạch đầu tư cho y tế cần phải xem xét đến hiệu quả

của mỗi đơn vị đầu tư. Trong hoạch định chính sách y tế thường quan tâm tập
trung đến vấn đề sức khỏe chính của cộng đồng. Để xác định các vấn đề sức
khỏe cộng đồng thường dựa vào gánh nặng bệnh tật, tử vong của bệnh đó
trong cộng đồng. Do vậy mô hình bệnh tật của bệnh viện phục vụ cho cộng
đồng có vai trò quan trọng trong quản lý y tế [8].


4

1.2.2. Vai trò của mô hình bệnh tật trong quản lý bệnh viện
Quản lý chuyên môn trong bệnh viện là sử dụng mọi nguồn lực của
bệnh viện để thực hiện tốt công tác khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn, điều trị và
chăm sóc người bệnh với chất lượng cao nhất, thực hiện tính công bằng trong
khám chữa bệnh.
Xây dựng kế hoạch bệnh viện căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu của
người bệnh, tình hình trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và trình độ của cán bộ
là quan trọng nhất.
1.3. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật trên thế giới:
Cơ cấu bệnh tật trên thế giới luôn luôn thay đổi tương ứng với sự thay đổi
của điều kiện môi trường sống, nền kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh sức khỏe, mô hình
bệnh tật trẻ em phản ánh đúng về điều kiện sống, kinh tế, xã hội, văn hóa,
tập quán, yếu tố môi trường nơi trẻ em sinh sống [1]. Các nghiên cứu trên
thế giới đều chỉ ra rằng, mô hình bệnh tật ở các nước phát triển có sự khác
biệt với các nước đang phát triển. Một nghiên cứu ở Nigeria, một nước
châu Phi đang trên đà phát triển, năm 2014, bệnh nhi vào viện phổ biến
nhất là vì các bệnh nhiễm trùng: sốt rét (30,3%), tiêu chảy (20,1%), nhiễm
khuẩn hô hấp (19,0%),... [9]. Theo thống kê tại Papua New Guinea năm
2015 tại 14 bệnh viện cho thấy viêm phổi là lí do phổ biến nhất khiến trẻ

em phải nhập viện (21%), tiếp đến là suy dinh dưỡng nặng (14%) và tiêu
chảy (13%) [10]. Tại Mỹ, vào đầu thế kỷ XX, nguyên nhân gây tử vong trẻ em
chủ yếu là các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bạch hầu, sởi, viêm phổi, cúm,...
nhưng đến cuối thế kỷ XX, tỷ lệ bệnh nhi mắc các bệnh truyền nhiễm này giảm
mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm, các tổn thương do tai nạn
thương tích lại có xu hướng gia tăng nhanh [11].


5

Theo nghiên cứu về các nguyên nhân tử vong trẻ em trên toàn cầu, quốc
gia và khu vực năm 2008, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân tử vong hay
gặp nhất là do viêm phổi và tiêu chảy, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng cao hơn so
với các bệnh không nhiễm trùng. Tỷ lệ tử vong sơ sinh so với tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi khác nhau ở từng khu vực. Ở châu Phi, tỷ lệ tử vong sơ sinh là
29%, tỷ lệ trẻ em 1 – 5 tuổi tử vong do tiêu chảy cao nhất với 19%, tiếp đến là
sốt rét với 16%. Ở các nước khu vực Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, tỷ
lệ tử vong do viêm phổi và tiêu chảy cao nhất, các bệnh truyền nhiễm như sốt
rét, ho gà, viêm não cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Ở các châu lục phát triển
như châu Mỹ và châu Âu, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao (58%), chủ yếu do các
biến chứng sinh non và các bất thường bẩm sinh của trẻ, tỷ lệ tử vong của trẻ 15 tuổi do các bệnh không nhiễm trùng cao (14%), viêm phổi vẫn là vấn đề đáng
ngại với tỷ lệ tử vong 14% ở trẻ dưới 5 tuổi và 3% ở trẻ dưới 1 tháng tuổi.
Tương tự với Tây Thái Bình Dương là khu vực các nước đang phát triển, tỷ lệ
tử vong do viêm phổi cao nhất (16%), tiếp đến là các bệnh không lây nhiễm
(10%), tai nạn thương tích cũng là một nguyên nhân lớn đáng lưu ý (8%) [12].
Theo nghiên cứu tại các quốc gia trên toàn thế giới, tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi trên toàn thế giới giảm 52% trong vòng 25 năm (từ 1990 đến
2015), tỷ lệ này giảm mạnh trong giai đoạn 2000-2015 so với giai đoạn 19902000. Các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em năm 1990 được ghi nhận
là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đẻ non, tiêu chảy, sốt rét, sởi, suy dinh
dưỡng, đến năm 2015, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng hô hấp

dưới, sốt rét, sởi có xu hướng giảm rõ rệt, tỷ lệ các bệnh dị tật bẩm sinh có xu
hướng tăng lên [13].
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình bệnh tật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, đã có nhiều đề tài nghiên cứu, điều tra cơ bản về sức
khỏe và bệnh tật của trẻ em ở cộng đồng cũng như trong bệnh viện như


6

nghiên cứu của Nguyễn Thu Nhạn về mô hình bệnh tật trẻ em và chiến lược
phòng chống [2], nghiên cứu của Đinh Công Minh (2005) về mô hình bệnh
tật trẻ em tại bệnh viện đa khoa Uông Bí và trung tâm y tế huyện Sóc Sơn
[14], nghiên cứu của Lê Huy Thạch (2009) về mô hình bệnh tật và tình hình
tử vong trẻ dưới 6 tuổi tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận [15], nghiên cứu của
Mai Thị Giang (2013) về mô hình ốm đau theo khai báo của trẻ dưới 6 tuổi ở
Ba Vì [16],... Kết quả chung của các nghiên cứu này đều cho thấy mô hình
bệnh tật trẻ em Việt Nam hiện nay vẫn còn là mô hình bệnh tật của một nước
đang phát triển, các nhóm bệnh nhiễm khuẩn (NK) như NK hô hấp, NK tiêu
hóa, nhiễm ký sinh trùng vẫn là những bệnh đứng hàng đầu, các bệnh lây
nhiễm có thể phòng chống được đã dần biến mất.
Niên giám thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế được soạn thảo để phục
vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và xây dựng
chiến lược y tế. Trong niên giám thống kê y tế luôn có một phần riêng về
chăm sóc trẻ em, về tỷ lệ suy dinh dưỡng, tình hình tiêm chủng, tình hình mắc
bệnh và tử vong của trẻ em.
Theo thống kê trong cả nước, mô hình bệnh tật đang ngày càng có sự
thay đổi, các bệnh lây nhiễm đang giảm dần đồng thời với sự gia tăng gánh
nặng của tai nạn thương tích và các bệnh không lây. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới
1 tuổi giảm từ 17,8% xuống 14,7% trong 10 năm (2005-2015). Tỷ lệ suy dinh
dưỡng giảm từ 16,8% năm 2011 xuống còn 14,1% năm 2015, tập trung nhiều ở

vùng miền núi khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên. Mặt khác ở thành thị, tỷ lệ
trẻ thừa cân béo phì tăng đến khoảng 3,5% ở năm 2015. Đây là gánh nặng kép
về dinh dưỡng trẻ em ở nước ta. Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển
khai đã góp phần đẩy lùi nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bại liệt được
thanh toán vào năm 2005, uốn ván sơ sinh cũng không còn thấy từ năm 2005,
các bệnh khác như bạch hầu, ho gà, sởi,... đều có tỷ lệ mắc bệnh rất thấp [17].


7

1.4. Tổng quan về ICD-10 [18]
Mô hình bệnh tật được xây dựng từ những hồ sơ bệnh tật riêng rẽ. Trong
mỗi cách phân loại bệnh tật, mô hình bệnh tật có những sắc thái khác nhau.
Thời cổ đại Arestee đã đưa cách phân loại bệnh tật dựa vào thời gian
kéo dài bệnh (cấp tính và mạn tính), hiện tượng lan rộng (bệnh địa phương và
toàn cầu), vị trí bệnh (bệnh nội và bệnh ngoại)...
Cuối thế kỉ XVIII, phân loại bệnh được dùng nhiều nhất là phân loại
của Welliam Cullen (1710 – 1790) ở Edinburgh được công bố năm 1789.
Từ năm 1837, William Farr (1807 – 1883) đã nỗ lực để có được bảng
phân loại về bệnh tật tốt hơn Cullen và sử dụng đồng nhất trên toàn thế giới.
Năm 1855, Farr trình bày bảng phân loại nguyên nhân tử vong tại Hội
nghị thống kê quốc tế lần thứ 2 tại Paris. Bảng phân loại này gồm các nhóm
bệnh: Bệnh dịch, bệnh nói chung, bệnh địa phương được bố trí theo vị trí cơ
thể, bệnh tiến triển và bệnh là nguyên nhân trực tiếp của bạo động.
Song song với việc ngày càng hoàn thiện danh sách nguyên nhân tử
vong, bệnh tật thì phân loại bệnh tật cũng được coi trọng.
Để tạo tính thống nhất trên toàn thế giới về việc xây dựng các thông
tin y tế, Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng bảng phân loại quốc tế bệnh tật.
Bảng phân loại này được tổ chức y tế thế giới triển khai xây dựng từ tháng
09 năm 1983. Phân loại bệnh tật đầu tiên được chấp nhận năm 1990. Trong

quá trình phát triển, phân loại này đã được cải biên, hiệu đính, đổi tên nhiều
lần đến nay được gọi tên chính thức là Phân loại quốc tế về bệnh tật và các
vấn đề sức khỏe liên quan (International Classification of Diseases gọi tắt là
ICD). Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ X đã chính thức xuất bản vào
năm 1992 (Phụ lục 1).


8

1.5. Tổng quan phân loại các chứng bệnh theo Y học cổ truyền
YHCT không phân chia bệnh tật thành từng bệnh riêng rẽ mà qua tứ
chẩn, bát cương quy nạp các triệu chứng thành các chứng hay hội chứng
bệnh. Một số chứng bệnh trẻ em thường gặp trên lâm sàng:
1.5.1. Khái thấu
“Khái” là ho có tiếng mà không có đờm, còn “Thấu” là có đờm mà
không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau có cả đờm và có cả tiếng nên
gọi là chứng “khái thấu”. Ho là triệu chứng của phế, thường gặp ở các bệnh
viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi,… của YHHĐ.
Ho chia thành hai loại ho do ngoại cảm và nội thương. Ho thể ngoại cảm
thường do ngoại tà lục dâm xâm phạm phế, thuộc thực chứng, điều trị dùng
tuyên phế tán tà. Ho thể nội thương thường do công năng tạng phủ mất điều
hòa, nội tà làm khô phế, thuộc tà thực chính suy, điều trị dùng khu tà phù
chính, công bổ kiêm trị. Bất luận tà từ ngoại vào hay từ trong cơ thế sinh ra
đều ảnh hưởng tới phế làm cho phế mất tuyên phát túc giáng, phế khí thượng
nghịch gây ra ho. Điều trị ho, ngoài trực tiếp chữa bệnh ở phế nên từ chính
thể xuất phát, chú ý điều trị tỳ, can, thận… [19], [20].
1.5.2. Hầu chứng
Hầu họng là cửa ngõ của đường hô hấp và tiêu hóa, liên quan đến chức
năng ăn uống, hô hấp và phát âm. Hầu ở phía trên thông với miệng, dưới
thông với phế vị, phía trước liền với khí đạo thông với phế, phía sau nối với

thực đạo thông vào phủ vị. Hầu chứng tương ứng với các chứng bệnh hay gặp
ở hầu họng như viêm amydal, viêm thanh quản, viêm họng,... của YHHĐ.
Bệnh ở hầu họng có thể là do nguyên nhân ngoại cảm như phong, hàn, thấp,
nhiệt, cũng có thể là do rối loạn chức năng sinh lý tạng phủ phế, tỳ, vị, can,
thận. Điều trị bệnh hầu họng cần chú ý nếu do ngoại cảm chứng thực thì nên
sơ tiết, không nên công phạt kẻo nhiệt độc hãm vào trong, nếu do trong bị âm


9

hư nên dùng thuốc tư nhuận mà không nên phát tán kẻo tân dịch hao tổn đến
không cứu được. Trong chữa bệnh hầu họng thì các phương pháp điều trị tại
chỗ như thổi thuốc, xông thuốc, ngậm thuốc, bôi thuốc, châm cứu, chích nặn
máu,... cũng rất quan trọng, mang lại hiệu quả rõ rệt [21], [22].
1.5.3. Háo suyễn
Háo nói về tiếng thở trong cổ họng, suyễn nói về hơi thở. Háo là thở có
tiếng kêu. Suyễn chỉ tình trạng khó thở thì hít vào hay thở ra hoặc cả thì hít
vào và thở ra, nếu nặng thì phải há mồm, so vai ưỡn cổ hay ngồi dậy để thở,
khó thở là nói đến khí ra vào khi thở rất khó khăn. Háo và suyễn hay đi kèm
với nhau gọi là chứng Háo suyễn. Liên hệ với YHHĐ, chứng háo suyễn gặp
trong bệnh hen phế quản.
Bệnh chủ yếu do cảm nhiễm ngoại tà cùng với đờm trọc ở bên trong cơ
thể và các tạng phế tỳ thận hư yếu mà gây nên. Nội thương là gốc của bệnh,
ngoại tà và các yếu tố thuận lợi và điều kiện cần thiết khiến cho phát bệnh,
trong đó, đa phần phát bệnh là do ngoại cảm hàn tà gây nên [23].
1.5.4. Lâm chứng
Lâm chứng là do thận hư, bàng quang thấp nhiệt làm cho khí hóa thất
điều, thủy đạo bất lợi mà gây ra hay buồn đi tiểu, đái buốt, đái rắt, bụng dưới
tức, đau âm ỉ. Theo YHHĐ, lâm chứng nằm trong phạm vi bệnh nhiễm trùng
tiết niệu, sỏi, u đường tiết niệu, đái dưỡng chấp... Lâm chứng được chia thành

6 loại: khí lâm, huyết lâm, nhiệt lâm, cao lâm, thạch lâm, lao lâm. Nguyên nhân
thường gặp của lâm chứng là do thấp nhiệt ở bàng quang, vị trí bị bệnh ở bàng
quang và thận. Thời gian đầu, bệnh đa số là thực chứng, chủ yếu do thấp nhiệt
ở bàng quang, điều trị cần thanh nhiệt lợi thấp thông lâm là chính, kết hợp với
hành khí; giai đoạn sau là hư chứng hoặc hư thực thác tạp, bệnh thời gian dài
thì tỳ thận hư, điều trị cần bổ ích tỳ thận; nếu hư thực thác tạp thì kết hợp bổ
pháp và tả pháp, kết hợp thêm các pháp chỉ huyết, bài thạch, tả trọc [19], [20].


10

1.5.5. Tiết tả
“Tiết” là đại tiện nhiều lần, phân loãng, nặng thì như nước. “Tả” là
phân lỏng loãng, ỉa gấp như nước dốc xuống. Trên lâm sàng thường hay đi
kèm với nhau nên gọi là chung tiết tả. Chứng tiết tả gặp trong các bệnh tiêu
chảy cấp, tiêu chảy kéo dài của YHHĐ. Tiết tả có thể gặp trong cả bốn mùa,
nhưng nhiều nhất vào mùa hè và mùa thu. Đây là chứng bệnh rất hay gặp ở trẻ
em, do cơ thể trẻ em đang phát triển, các tạng phủ đặc biệt là tỳ vị còn non
yếu, chưa hoàn chỉnh, dễ bị tổn thương gây nên tiết tả.
Vị trí bệnh chủ yếu ở tỳ vị và đại trường. Nguyên nhân gây ra tiết tả ở
trẻ em gồm ngoại cảm tà khí, nội thương nhũ thực và tỳ vị hư nhược. Trong
đó thấp tà là nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất. Thấp phân ra nội thấp và
ngoại thấp. Ngoại thấp thường kết hợp cùng hàn hoặc nhiệt gây nên tiết tả,
trên lâm sàng hay gặp các thể bệnh là hàn thấp và thấp nhiệt. Nội thấp thường
do nuôi dưỡng không đúng, hoặc ăn uống không điều độ, ảnh hưởng chức
năng tỳ vị, tỳ mất kiện vận gây nên tiết tả. Hoặc do ngoại tà phạm phế, từ phế
truyền xuống đại trường do quan hệ biểu lý, làm rối loạn chức năng phân
thanh trọc của đại trường mà sinh bệnh. Nếu tiên thiên bất túc, tỳ vị hư, thận
dương hư hoặc hậu thiên bất điều, mắc các bệnh khác, lâu ngày không khỏi
dẫn đến tỳ vị tổn thương, cũng thường gây nên tiết tả. Tạng phủ hư nhược ở

trẻ em chủ yếu là tỳ vị hư nhược [23].
1.5.6. Cam chứng
Cam chứng là chứng bệnh mãn tính ở trẻ nhỏ, nguyên nhân là do tiên
thiên bất túc, hoặc do nuôi dưỡng không đầy đủ hoặc do bị bệnh thời gian dài
làm tổn thương tỳ vị, khí dịch bị hao tổn không thể nuôi dưỡng được tạng
phủ, kinh mạch, cân cốt, cơ phu. Liên hệ với YHHĐ, Cam chứng tương ứng
với bệnh suy dinh dưỡng của YHHĐ. Vị trí bị bệnh là ở tỳ vị nhưng có liên
quan tới ngũ tạng. Triệu chứng thường gặp trên lâm sàng là trẻ người gầy yếu,


11

cơ nhục teo nhẽo, sắc mặt nhợt, lông tóc khô gãy, tinh thần uể oải hoặc phiền
nhiễu, ăn uống kém, đại tiện thất thường. Nguyên tắc điều trị cam chứng
chính là kiện vận tỳ vị, thông qua điều lý tỳ vị để trợ nạp hóa, tư dưỡng khí
huyết, cơ nhục, tạng phủ. Ngoài ra, cần phải bổ sung dinh dưỡng hợp lí, sửa
thói quen ăn uống không khoa học, điều trị các bệnh nguyên phát nếu có [23].
1.5.7. Tiện bí
Tiện bí là tình trạng đại tiện bí kết không thông, đi ngoài phải ngồi lâu,
muốn đi ngoài nhưng phân khó ra. Liên hệ với YHHĐ chứng tiện bí gặp trong
bệnh táo bón mạn tính chức năng ở trẻ em. Tiện bí phát sinh do rối loạn chức
năng vận chuyển của đại trường bởi nhiều nguyên nhân:


Tích trệ: Trẻ bú sữa mẹ mà mẹ ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ cay nóng,
hoặc trẻ ăn thức ăn không hợp lứa tuổi gây khó tiêu, thức ăn tích lại ở trường



vị, hoá nhiệt sinh tiện bí.

Táo nhiệt nội kết (Vị trường táo kết): Trẻ vốn dương thịnh, ăn uống bừa bãi,
làm trường vị tích nhiệt, đã táo trẻ lại càng sợ đi ngoài; hoặc do mải chơi mà
kìm nén việc đi ngoài, nhiệt càng tích lại, phân càng khô kết, khó bài tiết ra,
gây táo bón kéo dài; hoặcsau khi mắc các bệnh ôn nhiệt (viêm não – màng
não, viêm phổi…), dư nhiệt chưa trừ hết, gây tổn thương tân dịch, đường ruột



không nhu nhuận, vị trường tích nhiệt, phân khô kết lại sinh bệnh.
Khí trệ: Một số ít trẻ tình chí mất bình thường (tăng động, tự kỷ…), khí cơ
uất trệ, công năng vận chuyển của trường vị rối loạn, chất bã đình ngưng bên



trong, gây táo bón.
Khí huyết hư: Do tiên thiên bất túc, hậu thiên không đầy đủ lâu ngày làm khí
huyết hư, khí hư gây công năng tỳ phế suy giảm, phế khí hư làm đại trường
không có sức truyền tống, khiến trẻ muốn đi đại tiện phải rặn nhiều mới ra
[23].
1.5.8. Di niệu


12

Di niệu, còn có tên gọi khác là Dạ niệu, Niệu sàng, là chứng bệnh ban
đêm trong khi ngủ đi tiểu không tự chủ, thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi thức thì
tiểu tiện lại bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý gì. Di niệu tương ứng với
bệnh đái dầm của YHHĐ. Bệnh không nặng, trẻ vẫn sinh hoạt, chơi đùa, ăn
uống như thường. Bệnh chỉ gây khó chịu cho gia đình vì phải thay giường
chiếu mỗi ngày, nhưng nếu kéo dài sẽ gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho trẻ.

Nguyên nhân gây ra di niệu phần lớn do tiên thiên bất túc, hậu thiên phát
triển không đầy đủ, chức năng của ba tạng phế tỳ thận không điều hoà, hoặc do
tâm thận bất giao, thấp nhiệt ở kinh can. Trong đó đa số trường hợp là do thận
khí bất cố, hạ nguyên hư hàn. Di niệu thì tạng phủ bị bệnh là ở bàng quang
nhưng có liên quan tới các tạng thận phế tỳ. Cơ chế gây bệnh là do tam tiêu
không khí hoá, chức năng của bàng quang suy giảm.Điều trị chủ yếu dùng pháp
ôn bổ hạ nguyên, cố sáp bàng quang; phế tỳ khí hư thì kiện tỳ ích khí, tâm thận
bất giao thì thanh tâm tư thận, nếu có thấp nhiệt thì thanh lợi thấp nhiệt [23].
1.5.9. Ngũ trì, ngũ nhuyễn
Ngũ trì là 5 chứng chậm: Chậm mọc tóc, chậm mọc răng, chậm biết đi,
chậm biết nói và chậm khôn. Ngũ nhuyễn là 5 chứng mềm: cổ mềm, môi
mềm xệ, tay mềm rũ, chân mềm yếu, lưng mềm. Chứng này tương đương với
bệnh bại não theo YHHĐ.
Bệnh chủ yếu do thận tiên thiên bất túc và hậu thiên nuôi dưỡng không
đầy đủ.Theo YHCT, trẻ sinh thiếu tháng thường do “tiên thiên thai bẩm thụ bất
túc, nguyên khí hư yếu”. Nếu lại thêm đẻ khó, chuyển dạ kéo dài gây ngạt,
nguyên khí càng bị tổn thương. Sách Y tông kim giám, mục “Ấu khoa tâm
pháp” viết: “Chứng ngũ trì ở trẻ em phần nhiều do khí huyết của cha mẹ hư
yếu, tiên thiên sút kém, đến nỗi sinh ra gân xương mềm yếu, đi lại khó khăn,
răng mọc chậm, ngồi không vững, chủ yếu đều do thận khí không đầy đủ”.


13

Ngoài ra, do nuôi dưỡng kém, làm tinh huyết không đầy đủ, không có nguồn
hóa sinh tân dịch, khiến bệnh nặng thêm, gây phát dục chậm, tinh thần chậm
chạp. Cách chữa nên bổ ích ngũ tạng, bổ dưỡng khí huyết. Chậm biết đứng, biết
đi, chậm mọc răng thì bổ thận khí là chủ yếu, kiêm bổ khí huyết. Chậm mọc tóc
thì bổ huyết làm chủ; chậm biết nói thì dưỡng tâm ích khí làm chủ [23].
1.6. Tổng quan về bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội và khoa Nhi

Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng II,
bệnh viện chuyên khoa đầu ngành YHCT, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y
Tế Hà Nội.
Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội được thành lập năm 1998 trên cơ sở sát
nhập 2 bệnh viện là bệnh viện Y học dân tộc Hà Nội (tiền thân là bệnh viện
Hữu Nghị) và bệnh viện Thăng Long (trước là bệnh viện Nam Từ Liêm). Trong
20 năm xây dựng và phát triển, bệnh viện ngày càng lớn mạnh về cả chất lượng
và số lượng, từ một cơ sở điều trị chỉ có phòng khám bệnh và khu điều trị nội
trú với 63 cán bộ công nhân viên và 40 giường bệnh, đến nay bệnh viện đã phát
triển lên đến21 khoa phòng và 3 tổ công tác với 261 cán bộ và 300 giường nội
trú, trở thành một bệnh viện đa khoa về YHCT hoàn chỉnh. Bệnh viện có cơ sở
hạ tầng khang trang, sạch đẹp, thân thiện, hệ thống trang thiết bị hiện đại trong
chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng và sản xuất, bào chế dược liệu.
Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội là một trong những mô hình đầu tiên
của cả nước là bệnh viện đa khoa kết hợp YHHĐ và YHCT, số lượng bệnh
nhân đến khám và điều trị ngày càng tăng, chất lượng chuyên môn và chất
lượng dịch vụ ngày càng đảm bảo, trở thành địa chỉ tin cậy cho nhân dân thủ
đô. Hiện tại, trung bình mỗi ngày bệnh viện khám và điều trị cho gần 500
bệnh nhân ngoại trú và trên 350 bệnh nhân nằm điều trị nội trú.
Ngoài nhiệm vụ khám chữa bệnh kết hợp YHCT với YHHĐ cho nhân
dân, bệnh viện còn tiếp nhận, hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của


14

các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại bệnh
viện như Đại học Y Hà Nội, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Cao
đẳng Y tế Hà Nội, Trung cấp Dược Hà Nội,...
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội được thành lập từ năm
2011, được tách ra từ khoa Nội – Nhi - Lây, đến nay có 3 bác sỹ (trong đó có

2 bác sỹ chuyên khoa I) và 10 điều dưỡng. Hiện tại khoa có 1 phòng khám
ngoại trú và 20 giường điều trị nội trú, trong đó có 2 giường điều trị tự
nguyện khép kín và được trang bị nhiều trang thiết bị phục vụ nhu cầu cần
thiết cho người bệnh, đáp ứng điều trị trung bình 800 - 900 bệnh nhi/năm.
Khoa khám và điều trị kết hợp YHHĐ và YHCT các bệnh thường gặp ở trẻ
em như các bệnh hô hấp (viêm họng, hen phế quản, viêm phế quản phổi,...),
các bệnh tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, hội chứng dạ dày...), các bệnh sốt virus,
nhiễm trùng đường tiểu, suy dinh dưỡng, đái dầm, bại não, các di chứng viêm
não... Khoa đã ứng dụng các phương pháp YHHĐ, YHCT, kết hợp YHCT và
YHHĐ, phối hợp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc mang lại hiệu quả
cao trong công tác điều trị và phòng bệnh, góp phần bảo vệ, nâng cao sức
khỏe nhân dân.


15

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương tiện nghiên cứu



Mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục kèm theo).
Bảng phân loại quốc tế về bệnh tật (ICD – 10).

2.2. Đối tượng nghiên cứu


Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả hồ sơ bệnh án của bệnh nhi dưới 15 tuổi,
đến khám hoặc điều trị nội trú tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa YHCT




Hà Nội từ 01/09/2015 đến 31/08/2017, đảm bảo các yêu cầu:
Sổ khám bệnh ngoại trú được cập nhật đầy đủ các thông tin về: Ngày



khám, tuổi, giới, đối tượng, nơi cư trú, chẩn đoán, hướng điều trị.
Bệnh án nội trú được cập nhật đầy đủ các thông tin về: Ngày vào viện,
ngày ra viện, tuổi, giới, đối tượng, nơi cư trú, chẩn đoán (YHHĐ và



YHCT), phương pháp điều trị (YHHĐ và YHCT), kết quả điều trị.
 Tiêu chuẩn loại trừ:
Sổ khám bệnh ngoại trú: loại trừ các trường hợp bệnh nhân trùng lặp



toàn bộ thông tin về tên, tuổi, giới, ngày vào viện.
Bệnh án nội trú: không có tiêu chuẩn loại trừ, tất cả bệnh án đều là đối
tượng nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu



+


Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu.
Cỡ mẫu: Lấy mẫu toàn bộ.
Quy trình nghiên cứu:
Bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa YHCT Hà

+
+

Nội, đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn.
Tiến hành thu thập số liệu theo mẫu bệnh án thống nhất.
Phân tích, xử lý số liệu thu thập được, từ đó đưa ra kết luận.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu


16

2.4.1. Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
Tuổi: Dựa vào ngày tháng năm sinh và ngày tháng năm vào viện, phân thành




+

các nhóm:
+ < 1 tuổi.
+ 1 – <3 tuổi.
+ 3 – <6 tuổi.
+ 6 – <9 tuổi.
+ 9 – 15 tuổi.

Giới: Nam và Nữ.
Nơi cư trú:
+ Quận Cầu Giấy.
+ Quận Bắc Từ Liêm.
+ Quận Nam Từ Liêm.
+ Quận, huyện khác trong Hà Nội.
+ Tỉnh, thành phố khác.
Bảo hiểm y tế (BHYT):
BHYT tuyến 1: là đối tượng bệnh nhân đăng kí khám chữa bệnh ban đầu tại

+

Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
BHYT tuyến 2: là đối tượng bệnh nhân được chuyển đúng tuyến tới điều trị

+

tại Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội.
Tự túc: bệnh nhân không có thẻ BHYT.




2.4.2. Các chỉ tiêu về mô hình bệnh tật tại phòng khám nhi:
Chẩn đoán tên bệnh theo YHHĐ.
Chẩn đoán mã bệnh theo ICD 10.





2.4.3. Các chỉ tiêu về mô hình bệnh tật tại khoa điều trị nội trú:
Chẩn đoán tên bệnh theo YHHĐ.
Chẩn đoán mã bệnh theo ICD 10.
Chẩn đoán bệnh danh theo YHCT





2.4.4. Các chỉ tiêu về tình hình điều trị nội trú:

+


Phương pháp điều trị:
YHHĐ:
Các nhóm thuốc: Kháng sinh, long đờm, hạ sốt, giãn phế quản, chống viêm
steroid, chống phù nề, hạ sốt, bù nước – điện giải, men tiêu hóa, thuốc khác.


17


+









Phương pháp không dùng thuốc: Phục hồi chức năng.
YHCT:
Các dạng thuốc: Thuốc thang, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc siro, thuốc cốm,
dạng thuốc khác.
Phương pháp không dùng thuốc: Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt.
+ YHHĐ kết hợp YHCT
Kết quả điều trị:
+ Khỏi.
+ Đỡ.
+ Không đỡ.
+ Nặng thêm.
+ Tử vong.
+ Chuyển tuyến.
Số ngày điều trị trung bình:
Số ngày điều trị trung bình = Tổng số ngày nằm viện/Tổng số bệnh nhi.
Công suất sử dụng giường bệnh (P):
P = Tổng số ngày nằm viện/(Tổng số ngày điều trị trong 2 năm x 20 giường).
2.5. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành thu thập và xử lí số liệu từ tháng 01/2017 đến tháng 10/2017.
2.6. Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 với các thuật toán
tính các tỷ lệ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn SD.
2.7. Đạo đức nghiên cứu

− Đề tài nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa
YHCT Hà Nội.

− Đề tài có sự tham gia của nhóm sinh viên lớp Y6G - khoa YHCT – trường

Đại học Y Hà Nội.

− Đề tài nghiên cứu hoàn toàn nhằm mục đích khoa học, không vì mục
đích khác.

− Trung thực với các số liệu thu thập được,tính toán đảm bảo chính xác.


Không làm hư hỏng hay thất lạc bệnh án, hoàn trả lại phòng lưu trữ sau
khi thu thập số liệu.


18


19

2.8. Phương pháp khống chế sai số

− Xây dựng bộ công cụ thu thập số liệu, bao gồm: Bệnh án nghiên cứu nội
trú (Phụ lục 2), Bệnh án nghiên cứu ngoại trú (Phụ lục 3), phiếu hướng
dẫn thu thập số liệu (Phụ lục 4).

− Tập huấn cho các thành viên tham gia thu thập số liệu.
− In ấn chính xác phiếu điều tra và các tài liệu hướng dẫn.
− Kiểm tra các tài liệu thu thập được trong quá trình lấy số liệu.

Bệnh nhi đến khám, điều trị tại khoa Nhi

Đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn


Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu

Phân tích, xử lí số liệu

Kết luận
Sơ đồ quy trình nghiên cứu


20

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
3.1.1. Số lượt bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa Nhi bệnh viện đa
khoa YHCT Hà Nội
Bảng 3.1: Số lượt bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa Nhi
Lượt bệnh nhi
Phòng khám
Điều trị nội trú
Tỷ lệ nhập viện

T9/2015 –
T8/2016
n
%
7042

45,4


817
44,3
11,6%

T9/2016 –
T8/2017
n
%
8474

Tổng 2 năm

54,6

1029
55,7
12,1%

n
1551

%

100
6
1846
100
11,9 %

Nhận xét: Số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại Khoa Nhi trong 2

năm là 15516 bệnh nhi. Trong đó có 1846 bệnh nhi vào điều trị nội trú, chiếm
11,9%. Số bệnh nhi từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016 là 7042 bệnh nhi
(45,4%), từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2017 là 8474 bệnh nhi tương ứng
54,6% và cao hơn năm trước 9,2%.
Biểu đồ 3.1: Phân bố số lượt bệnh nhi đến khám theo tháng
Nhận xét: Trong 2 năm, từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2017, số lượng
bệnh nhi tới khám ít nhất vào tháng 2 hàng năm và thường tăng nhiều nhất
vào khoảng tháng 3, 4 và khoảng tháng 7, 8 trong năm. Số lượt bệnh nhi đến
khám tăng vọt vào tháng 7, tháng 8 năm 2017.
3.1.2. Phân bố bệnh nhi theo tuổi
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhi theo tuổi
Nhóm tuổi
< 1 tuổi

Phòng khám
n
Tỷ lệ (%)
892
5,7

Điều trị nội trú
n
Tỷ lệ (%)
147
7,9


21

1 - <3 tuổi

3 - <6 tuổi
6 - <9 tuổi
9 – 15 tuổi
Tổng
Tuổi trung bình
x±SD

3342
3322
3097
4863
15516

21,5
21,4
20,0
31,4
100

580
519
273
327
1846

31,4
28,1
14,8
17,7
100


4,54 ±3,90

6,10 ± 4,20

Nhận xét: Bệnh nhi đến khám và điều trị phân bố đều ở các nhóm tuổi.
Tuổi trung bình của bệnh nhi nghiên cứu là 6,10 ± 4,20 tuổi. Ở khoa điều trị
nội trú, bệnh nhi có tuổi trung bình là 4,54 ±3,90 tuổi, số lượng bệnh nhi
dưới 6 tuổi chiếm tỉ lệ cao (67,4%).
3.1.3. Phân bố bệnh nhi theo giới
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhi theo giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng
p

n
8363
7153
15516

Tỷ lệ (%)
53,9
46,1
100
< 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi nam cao hơn bệnh nhi nữ. Nam chiếm
53,9%,nữ chiếm 46,1%. Sự khác biệt giữa tỷ lệ nam và nữ có ý nghĩa thống

kê với p < 0,05.
3.1.4. Phân bố bệnh nhi theo bảo hiểm y tế
Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhi đến khám theo bảo hiểm y tế
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhi đến khám có BHYT khá cao, chiếm 71,9%.
Tuy nhiên, vẫn còn tới 28,1% bệnh nhi đến khám chưa có BHYT.
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhi nội trú theo bảo hiểm y tế


22

Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhi điều trị nội trú có BHYT tuyến 1 cao nhất
(69,8%), sau đó là bệnh nhi thuộc BHYT tuyến 2, chiếm 22,2%. Chỉ có 8%
bệnh nhi tự túc.

3.1.5. Phân bố bệnh nhi theo nơi cư trú
Biểu đồ 3.4: Phân bố bệnh nhi theo nơi cư trú
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi tới khám và điều trị đa số thuộc khu vực quận
Cầu Giấy với tỷ lệ 43,4%, tiếp theo là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ
Liêm với tỉ lệ lần lượt là 22,3% và 27,2%. Các quận, huyện khác ở Hà Nội và
các tỉnh, thành phố khác chiếm tỉ lệ thấp.


23

3.2. Đặc điểm mô hình bệnh tật theo Y học hiện đại
3.2.1. Đặc điểm mô hình bệnh tật tại phòng khám
Bảng 3.4: Bảng phân loại bệnh tậttheo ICD 10
Chương
Chương I: Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng
Chương II: Khối u (Bướu tân sinh)

Chương III: Bệnh máu, cơ quan tạo máu và các rối
loạn liên quan cơ chế miễn dịch
Chương IV: Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển
hóa
Chương V: Rối loạn tâm thần và hành vi
Chương VI: Bệnh của hệ thần kinh
Chương VII: Bệnh mắt và phần phụ
Chương VIII: Bệnh tai và xương chũm
Chương IX: Bệnh của hệ tuần hoàn
Chương X: Bệnh hệ hô hấp
Chương XI: Bệnh hệ tiêu hóa
Chương XII: Bệnh da và mô dưới da
Chương XIII: Bệnh cơ xương khớp và mô liên kết
Chương XIV: Bệnh hệ tiết niệu và sinh dục
Chương XVII: Dị tật, dị dạng bẩm sinh và bất
thường nhiễm sắc thể
Chương XVIII: Triệu chứng, dấu hiệu và những
phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không
phân loại ở nơi khác
Chương XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số hậu
quả khác do nguyên nhân bện ngoài
Tổng

n
2096
28

Tỷ lệ (%)
13,5
0,2


318

2,0

203

1,3

117
128
163
109
92
5594
2293
220
307
1750

0,8
0,8
1,0
0,7
0,6
36,0
14,8
1,4
2,0
11,3


25

0,2

2030

13,1

43

0,3

15516

100

Nhận xét: Các bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất với 36%. Đứng thứ
hai là các bệnh hệ tiêu hóa chiếm 14,8%. Tiếp đến là các bệnh về nhiễm trùng
và ký sinh trùng chiếm tỷ lệ 13,5%, các bệnh hệ tiết niệu và sinh dục cũng
chiếm tỷ lệ cao với11,3%.
Bảng 3.5: Các bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh hô hấp


24

STT
1
2
3

4
5
6

Bệnh
Viêm phế quản
Viêm phế quản phổi
Viêm mũi họng
Viêm họng
Viêm amydal
Bệnh khác
Tổng

Mã ICD 10
J20
J18.0
J00
J02
J03

n
1647
1440
1273
769
259
206
5594

Tỉ lệ (%)

29,5
25,8
22,7
13,7
4,6
3,7
100

Nhận xét: Trong nhóm bệnh hô hấp, viêm phế quản là bệnh thường gặp
nhất với tỷ lệ 29,5% bệnh nhi mắc bệnh. Tiếp theo là viêm phế quản phổi và
viêm mũi họng với tỷ lệ lần lượt là 25,8% và 22,7%. Viêm họng và viêm
amydal ít gặp hơn với 13,7% và 4,6% bệnh nhi mắc bệnh. Các bệnh khác như
viêm mũi xoang, viêm thanh quản,... chiếm tỷ lệ thấp.
Bảng 3.6: Các bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh tiêu hóa
STT

Bệnh

Mã ICD 10

n

Tỉ lệ (%)

1

Táo bón

K59.0


799

34,8

2

Viêm tuyến nước bọt

K11.2

490

21,4

3

Tiêu chảy

K59.1

357

15,6

4

Rối loạn tiêu hóa

K30


264

11,5

5

Bệnh khác

383

16,7

2293

100

Tổng

Nhận xét: Trong số các bệnh nhóm tiêu hóa, táo bón là thường gặp
nhất với 34,8% lượt bệnh nhi mắc bệnh. Tiếp theo là viêm tuyến nước bọt và
tiêu chảy với 21,4% và 15,6%. Rối loạn tiêu hóa mắc ít hơnvới tỷ lệ 11,1%
bệnh nhi mắc bệnh.
3.2.2. Đặc điểm mô hình bệnh tật tại khoa điều trị nội trú
Bảng 3.7: 10 bệnh thường gặp nhất ở khoa điều trị nội trú
STT

Bệnh

Mã ICD 10


n

Tỉ lệ (%)


25

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

NK hô hấp trên
NK hô hấp dưới
NK tiết niệu
Sốt virus
Tiêu chảy cấp
Táo bón
Đái dầm
Suy dinh dưỡng
Bại não
Viêm tuyến nước bọt mang tai

J02-J04

J15-J45
N39.0
A91-A99, B34
A09
K59.0
F98.0
E64
G80
K11.2

119
1097
104
208
44
57
23
17
28
37

6,4
59,4
5,6
11,3
2,4
3,1
1,2
0,9
1,5

2,0

Nhận xét: Ở khoa điều trị nội trú, thường gặp nhất là các bệnh về NK
hô hấp dưới, chiếm 59,4% tương ứng với 1096 bệnh nhi, trong khi các bệnh
về NK hô hấp trên chỉ chiếm 6,3% tương ứng 117 bệnh nhi. Đứng thứ 2 là sốt
virus (sốt xuất huyết Dengue, sốt virus khác...) với tỷ lệ 11,1% tương ứng 205
bệnh nhi. Tiếp đến là NK tiết niệu với 104 bệnh nhi (5,6%). Các bệnh không
nhiễm khuẩn như táo bón, đái dầm, suy dinh dưỡng, bại não chiếm tỉ lệ thấp,
lần lượt là 3,1%; 1,2%; 0,9%; 1,5%.


×