Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Chất lượng cuộc sống công việc và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện chợ rẫy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM LIÊN


CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CÔNG VIỆC
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA ĐIỀU DƯỠNG
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
NGHÀNH/ CHUYÊN NGHÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỨ I: TS. ĐỖ THỊ HÀ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỨ II: GS. TS. SARA LOUISE JARRETT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và số
liệu nêu trong luận văn là trung thực và nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Liên

.


.

MỤC LỤC

Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................................i
Danh mục các bảng ..........................................................................................................ii
Danh mục biểu đồ .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..............................................................................................5
1.1 Điều dưỡng ................................................................................................................. 5
1.3 Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam .......................................................... 23
1.4 Bệnh viện Chợ Rẫy .................................................................................................. 26
1.5 Khung nghiên cứu .................................................................................................... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................30
2.1 Thiết kế nghiên cứu .................................................................................................. 30
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 30
2.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................30
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu ............................................................................................30
2.5 Các biến số nghiên cứu ............................................................................................31
2.6 Phương pháp chọn mẫu và công cụ thu thập số liệu ................................................ 34
2.7 Quy trình thu thập số liệu ......................................................................................... 38
2.8 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 39
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................ 40
Chương 3. KẾT QUẢ .................................................................................................. 41
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 42
3.2 Chất lượng cuộc sống công việc của đối tượng nghiên cứu .................................... 46
3.3 Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống công việc của đối tượng nghiên
cứu .................................................................................................................................. 59
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................................65
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 65
4.2 Chất lượng cuộc sống công việc của đối tượng nghiên cứu .................................... 68

.



.

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống công việc của đối tượng nghiên
cứu .................................................................................................................................. 74
4.4 Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 79
KHUYẾN NGHỊ........................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................................

.


.

i

Danh mục các chữ viết tắt
ĐD: Điều dưỡng
ĐDV: Điều dưỡng viên
CLCS: chất lượng cuộc sống
CLCSCV: chất lượng cuộc sống công việc
KTC: khoảng tin cậy
WHO: World Health Organization

.



.

ii

Danh mục các bảng
Bảng 2. 1 Định nghĩa các biến số................................................................................... 31
Bảng 2. 2 Cỡ mẫu cho từng nhóm khoa ......................................................................... 35
Bảng 2. 3 Phân bổ thứ tự các câu hỏi theo từng lĩnh vực của CLCSCV của điều dưỡng
trong bộ câu hỏi .............................................................................................................. 35
Bảng 2. 4 Điểm CLCSCV điều dưỡng của thang đo ..................................................... 36
Bảng 3.1 Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu..................................................39
Bảng 3.2 Đặc điểm công việc của đối tượng nghiên cứu...............................................42
Bảng 3.3 Điểm trung bình lĩnh vực cuộc sống gia đình và cơng việc...........................44
Bảng 3.4 Điểm trung bình lĩnh vực đặc thù cơng việc .................................................. 49
Bảng 3.5 Điểm trung bình lĩnh vực mơi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề
nghiệp .............................................................................................................................51
Bảng 3.6 Điểm trung bình lĩnh vực quan niệm xã hội về nghề nghiệp ......................... 56
Bảng 3.7 Phân nhóm chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng ...............................58
Bảng 3.8 Tỉ lệ mức độ chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng .............................58
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống công việc với đặc điểm cá nhân của
điều dưỡng ...................................................................................................................... 59
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống công việc với đặc điểm công việc
của điều dưỡng ............................................................................................................... 61
Bảng 4. 1 So sánh một số vấn đề trong lĩnh vực đặc thù công việc...............................69
Bảng 4. 2 So sánh điểm của những vấn đề liên quan đến người quản lý ...................... 70

.



.

iii

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 4. 1 So sánh điểm lĩnh vực môi trường làm việc và cơ hội phát triển nghề
nghiệp .............................................................................................................................70
Biểu đồ 4. 2 So sánh điểm chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng ....................... 73

.


.

1

MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống công việc (CLCSCV) được phát triển vào những năm 1970
như một lý thuyết mới trên cơ sở lý thuyết hệ thống kỹ thuật-xã hội1,2. CLCSCV thuộc
một phần của chất lượng cuộc sống (CLCS) chịu tác động từ công việc, thể hiện chất
lượng của mối quan hệ giữa nhân viên với môi trường làm việc toàn diện. Nhân viên sẽ
đánh giá sự tác động của mơi trường làm việc tồn diện này đến bản thân về phương
diện công việc và cuộc sống cá nhân. Qua sự đánh giá này nhân viên tìm được cách thức
cân bằng của sự kết hợp cuộc sống làm việc với cuộc sống cá nhân.Trong nhiều thập kỉ
qua, CLCSCV đã trở thành một vấn đề quan trọng và được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm. CLCSCV đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm xã hội học,
tâm lý học, giáo dục, quản lý, chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng3. Nhiều nghiên cứu
chứng minh rằng CLCSCV liên quan mật thiết đến chất lượng công việc, sự gắn kết với
tổ chức, sự thỏa mãn trong công việc, động lực làm việc của nhân viên4. Ngồi ra,

CLCSCV cịn liên quan đến chất lượng cuộc sống gia đình và sự phát triển của xã hội
do đó CLCSCV được các nhà quản lí nhân sự đặc biệt quan tâm3.
Chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng là chất lượng của mối quan hệ giữa
điều dưỡng viên (ĐDV) và công việc điều dưỡng (ĐD) của họ, điều này có nghĩa rằng
nó khơng chỉ đơn thuần thể hiện sự hài lòng của ĐDV đối với cơng việc ĐD của mình
mà là chỉ song song 2 khía cạnh chất lượng cuộc sống cơng việc và chất lượng công việc
được tạo ra bởi người ĐD.
Điều dưỡng (ĐD) là một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao,
tối ưu về sức khỏe và các khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua
chẩn đoán và điều trị đáp ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình,
cộng đồng và xã hội5. Ngày nay, ĐD đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập,

.


.

2

cùng cộng tác với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y
tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Người làm nghề Điều dưỡng gọi là điều dưỡng viên (ĐDV).
Trong môi trường bệnh viện, ĐD đóng vai trị then chốt trong cơng tác chăm sóc,
quản lí bệnh nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới-World Health Organization (WHO)
“Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của cơng tác chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ chăm
sóc sức khỏe do điều dưỡng-hộ sinh cung cấp có tác động lớn đến sự hài lịng người
bệnh”. Cũng theo tổ chức y tế thế giới “ở bất cứ quốc gia nào, muốn nâng cao chất lượng
chăm sóc sức khỏe thì phải chú ý phát triển cơng tác điều dưỡng”6.
Hiện nay, công việc ĐD căng thẳng và sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng đã trở
thành vấn đề quốc tế nổi cộm, có liên quan mật thiết đến sự ổn định của ngành điều

dưỡng, chất lượng dịch vụ điều dưỡng, sự hài lòng của người ĐD và bệnh nhân. Nâng
cao CLCSCV của điều dưỡng, đảm bảo ổn định tổ chức, giảm tỷ lệ luân chuyển là một
trong những vấn đề thách thức nhất hiện nay và cũng là vấn đề cấp bách đối với nghành
y tế. Có thể nói CLCSCV của điều dưỡng liên quan chặt chẽ đến hiệu quả cơng việc, sự
hài lịng trong cơng việc, chất lượng chăm sóc và sự phát triển của bệnh viện, có vai trị
nhất định trong việc thúc đẩy giảm tỷ lệ thay đổi ĐD và ổn định đội ngũ ĐDV7,8.
Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập năm 1900, hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là
bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh,
thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Là một trong những bệnh viện lớn
nhất cả nước, bệnh viện Chợ Rẫy gánh vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống y tế
Việt Nam. Là một bệnh viện tuyến cuối, môi trường làm việc phức tạp và cường độ cao,
do đó chăm lo đến CLCSCV, sức khỏe thể chất và tinh thần của ĐDV-lực lượng chính
trực tiếp chăm sóc bệnh nhân là việc cần được chú trọng. Câu hỏi đặt ra là CLCSCV của
ĐD ở một bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt tuyến trung ương đang ở mức bao nhiêu?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến CLCSCV của Điều dưỡng ở đây?

.


.

3

Từ những lí do trên, tơi tiến hành nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống công việc và
các yếu tố liên quan của Điều dưỡng tại bệnh viện Chợ Rẫy” nhằm xác định mức độ
CLCSCV của điều dưỡng ở bệnh viện Chợ Rẫy và tìm những yếu tố chính tác động lên
nó. Từ kết quả nghiên cứu này giúp các nhà quản lý tìm ra các giải pháp nhằm cải thiện
và nâng cao lượng cuộc sống tổng thể của ĐD, điều này khơng chỉ có lợi cho việc thúc
đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần của ĐD, mà còn cải thiện sự nhiệt tình của ĐD, có lợi
hơn cho việc ổn định đội ngũ ĐD và đảm bảo an toàn của người bệnh.


.


.

4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Khảo sát chất lượng cuộc sống công việc và các yếu tố liên quan của điều dưỡng
Bệnh viện Chợ Rẫy
Mục tiêu cụ thể
Xác định điểm trung bình chất lượng cuộc sống cơng việc của điều dưỡng tại Bệnh
viện Chợ Rẫy.
Phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống công việc của điều dưỡng
tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

.


.

5

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Điều dưỡng
1.1.1 Khái niệm
Theo Hiệp hội Điều dưỡng Hoa kỳ (American Nurses Association) điều đưỡng là
một nghề nghiệp trong hệ thống y tế nhằm bảo vệ, nâng cao, tối ưu về sức khỏe và các

khả năng; dự phòng bệnh và sang thương; xoa dịu nỗi đau qua chẩn đoán và điều trị đáp
ứng con người; tăng cường chăm sóc các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Theo
Nigtingale (1860): “Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bênh
để hỗ trợ sự phục hồi của họ”6. Theo Virginia Handerson (1960): “Chức năng duy nhất
của người ĐD là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khỏe của người bệnh
hoặc người khỏe, hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá thể có thể tự thực hiện
nếu họ có sức khỏe, ý chí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc
lập càng sớm càng tốt”9.
ĐD đóng một vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và thường là những
người hùng thầm lặng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe và ứng phó khẩn cấp. Họ
thường là những người đầu tiên phát hiện các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe và làm
việc trên tuyến đầu của công tác phòng chống bệnh tật và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu, bao gồm khuyến khích, phịng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng6.
Đặc điểm của công việc điều dưỡng phức tạp và đặc thù, bao gồm nhiều vị trí và
cơng việc của họ rất phức tạp, đa dạng và chuyên nghiệp. Mức độ nghiêm trọng của bệnh
là vơ thường vì vậy nhiều khoa cần theo dõi 24/24 như khoa cấp cứu và hồi sức tích cực
(ICU). Cơng việc điều dưỡng địi hỏi kiến thức được cập nhật nhanh chóng, các dụng cụ
và cơng nghệ mới thường được đưa vào sử dụng, đặc biết ở các khoa phòng mổ và khoa
hồi sức cấp cứu. Ở nhiều quốc gia, ĐD chiếm một nửa tổng số chuyên gia chăm sóc sức
khỏe và có vai trị quan trọng trong cách tổ chức và áp dụng các hoạt động y tế, cả ở
tuyến đầu và cấp quản lý. Họ thường là chuyên gia y tế đầu tiên và đôi khi duy nhất mà

.


.

6

bệnh nhân sẽ gặp trong suốt quá trình điều trị. Do đó, sự đánh giá ban đầu và q trình

chăm sóc sau đó của họ là rất quan trọng đối với kết quả sức khỏe của bệnh nhân.
Ngày nay, ĐD đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, cùng cộng tác với
các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Người làm nghề ĐD
gọi là điều dưỡng viên và họ được bảo hộ bằng luật pháp. Một số nước đã xây dựng luật
hành nghề ĐD, người ĐD có các quyền và trách nhiệm nghề nghiệp được quy định trong
luật hành nghề, đây cũng là một công cụ để giám sát trách nhiệm của người ĐD trước
cộng đồng, xã hội. ĐD đã xây dựng cho mình một hệ thống học thuyết khoa học phong
phú áp dụng vào chăm sóc người bệnh, nghiên cứu khoa học và nâng cao chất lượng
giáo dục nghề nghiệp10. Bên cạnh đó Hiệp hội Điều dưỡng quốc tế ra đời đã thúc đẩy vị
trí, vai trị nghề nghiệp của người ĐD. Ngày 26/10/1990 Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ
chức đại hội thành lập tại Hội trường Ba Đình theo Quyết định số 375/HĐBT của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ đây, đội ngũ Y tá-Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên y
học (gọi chung là Điều dưỡng) trong nước có một tổ chức Hội nghề nghiệp, có tư cách
pháp nhân, hoạt động trên phạm vi cả nước, bà Vi Nguyệt Hồ làm chủ tịch sáng lập hội.
1.1.2 Nhiệm vụ của điều dưỡng11
Điều dưỡng được ví như mắc xích quan trọng trong cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho người bệnh. Nhiệm vụ của người ĐD được quy định rõ trong Thông tư số
31/2021/TT-BYT, quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện của Bộ Y tế. Cụ thể:
Tiếp nhận và nhận định người bệnh
 Tiếp nhận, phân loại, sàng lọc và cấp cứu ban đầu
Tiếp nhận, phối hợp với bác sỹ trong phân loại, sàng lọc và cấp cứu người bệnh
ban đầu; sắp xếp người bệnh khám bệnh theo thứ tự ưu tiên của tình trạng bệnh lý, của
đối tượng (người cao tuổi, thương binh, phụ nữ có thai, trẻ em và các đối tượng chính
sách khác) và theo thứ tự đến khám; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện khám

.


.


7

bệnh và các kỹ thuật cận lâm sàng theo chỉ định của bác sỹ cho người bệnh đến khám
bệnh;
Tiếp nhận, hỗ trợ các thủ tục và sắp xếp người bệnh vào điều trị nội trú.
 Nhận định lâm sàng
Khám, nhận định tình trạng sức khỏe hiện tại và nhu cầu cơ bản của mỗi người
bệnh;
Xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh;
Xác định chẩn đoán điều dưỡng, ưu tiên các chẩn đoán điều dưỡng tác động trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng người bệnh;
Phân cấp chăm sóc người bệnh trên cơ sở nhận định tình trạng sức khỏe người
bệnh của điều dưỡng và đánh giá về mức độ nguy kịch, tiên lượng bệnh của bác sỹ để
phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc người bệnh;
Dự báo các yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa có thể xảy ra trong quá trình chăm
sóc người bệnh.
Xác định và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng
 Các can thiệp chăm sóc điều dưỡng bao gồm:
Chăm sóc hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt: theo dõi, can thiệp nhằm đáp ứng nhu
cầu về hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt theo chẩn đốn điều dưỡng và chỉ định của bác sỹ;
kịp thời báo bác sỹ và phối hợp xử trí tình trạng hơ hấp, tuần hồn, thân nhiệt bất thường
của người bệnh;
Chăm sóc dinh dưỡng: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện chế độ dinh
dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sỹ; theo dõi dung nạp, hài lòng về chế độ dinh
dưỡng của người bệnh để báo cáo bác sỹ và người làm dinh dưỡng kịp thời điều chỉnh
chế độ dinh dưỡng; thực hiện trách nhiệm của điều dưỡng quy định tại khoản 2 và khoản
3 Điều 13 Thông tư số 18/2020/TT-BYT ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện;


.


.

8

Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: thiết lập mơi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh
sáng phù hợp vào khung giờ ngủ, nghỉ của người bệnh theo quy định; hướng dẫn người
bệnh thực hiện các biện pháp để tăng cường chất lượng giấc ngủ như thư giãn, tập thể
chất nhẹ nhàng phù hợp tình trạng sức khỏe, tránh các chất kích thích, tránh căng thẳng,
ngủ đúng giờ; theo dõi, thơng báo kịp thời cho bác sỹ khi có những rối loạn giấc ngủ của
người bệnh để hỗ trợ và phối hợp hỗ trợ người bệnh kịp thời;
Chăm sóc vệ sinh cá nhân: thực hiện hoặc hỗ trợ người bệnh thực hiện vệ sinh
răng miệng, vệ sinh thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ vải cho người bệnh theo
phân cấp chăm sóc
Chăm sóc tinh thần: thiết lập mơi trường an toàn, thân thiện, gần gũi, chia sẻ,
động viên người bệnh yên tâm phối hợp với các chức danh chun mơn trong chăm sóc;
theo dõi, phát hiện các nguy cơ khơng an tồn, các biểu hiện tâm lý tiêu cực, phịng ngừa
các hành vi có thể gây tổn hại sức khỏe cho người bệnh để kịp thời thông báo cho bác
sỹ; tơn trọng niềm tin, tín ngưỡng và tạo điều kiện để người bệnh thực hiện tín ngưỡng
trong điều kiện cho phép và phù hợp với quy định;
Thực hiện các quy trình chun mơn kỹ thuật: thực hiện thuốc và các can thiệp
chăm sóc điều dưỡng theo chỉ định của bác sỹ và trong phạm vi chuyên môn của điều
dưỡng trên nguyên tắc tuân thủ đúng các quy định, quy trình chun mơn kỹ thuật chăm
sóc điều dưỡng;
Phục hồi chức năng cho người bệnh: phối hợp với bác sỹ, kỹ thuật viên phục hồi
chức năng và các chức danh chuyên môn khác để lượng giá, chỉ định, hướng dẫn, thực
hiện kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thực
hiện một số kỹ thuật phục hồi chức năng theo quy định để giúp người bệnh phát triển,

đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng và giảm khuyết tật;
Quản lý người bệnh: lập hồ sơ quản lý bằng bản giấy hoặc bản điện tử và cập nhật
hằng ngày cho tất cả người bệnh nội trú, ngoại trú tại bệnh viện; thực hiện bàn giao đầy
đủ số lượng, các vấn đề cần theo dõi và chăm sóc người bệnh, đặc biệt giữa các ca trực;

.


.

9

Truyền thông, giáo dục sức khỏe: phối hợp với bác sỹ và các chức danh chuyên
môn khác tư vấn, hướng dẫn các kiến thức về bệnh, cách tự chăm sóc, theo dõi, hợp tác
với nhân viên y tế trong chăm sóc, phịng bệnh; các quy định về an tồn người bệnh,
kiểm soát nhiễm khuẩn, dinh dưỡng, phục hồi chức năng; hướng dẫn hoặc hỗ trợ người
bệnh thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy trong điều trị nội trú, chuyển khoa, chuyển
viện và ra viện.
 Xác định các can thiệp điều dưỡng:
Trên cơ sở các can thiệp chăm sóc quy định ở trên, chẩn đoán điều dưỡng, phân
cấp chăm sóc, nguồn lực sẵn có, điều dưỡng xác định can thiệp chăm sóc đối với mỗi
người bệnh;
Xác định mục tiêu và kết quả can thiệp chăm sóc điều dưỡng mong muốn.
 Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng:
Thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng phù hợp cho mỗi người bệnh.
Phối hợp với các chức danh chuyên mơn khác theo mơ hình chăm sóc được phân
cơng gồm: mơ hình điều dưỡng chăm sóc chính; mơ hình chăm sóc theo đội; mơ hình
chăm sóc theo nhóm hoặc mơ hình chăm sóc theo cơng việc trong triển khai thực hiện
các can thiệp chăm sóc;
Đáp ứng kịp thời với các tình huống khẩn cấp hoặc thay đổi tình trạng người bệnh.

Dự phòng và báo cáo các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng can thiệp chăm sóc điều
dưỡng;
Tư vấn cho người bệnh về cách cải thiện hành vi sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật,
kiến thức để tự chăm sóc bản thân và cùng hợp tác trong trong quá trình can thiệp chăm
sóc điều dưỡng.
 Ghi hồ sơ:
Ghi lại tồn bộ các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh vào phiếu
chăm sóc bản cứng hoặc bản điện tử theo quy định. Bảo đảm ghi thơng tin đầy đủ, chính

.


.

10

xác, kịp thời, rõ ràng, dễ đọc; sử dụng, bảo quản và lưu trữ phiếu chăm sóc theo quy
định.
Đánh giá kết quả thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng
Đánh giá các đáp ứng của người bệnh và hiệu quả của các can thiệp chăm sóc
điều dưỡng theo mục tiêu, kết quả chăm sóc theo nguyên tắc liên tục, chính xác và tồn
diện về tình trạng đáp ứng của mỗi người bệnh.
Điều chỉnh kịp thời các can thiệp chăm sóc điều dưỡng dựa trên kết quả đánh giá
và nhận định lại tình trạng người bệnh trong phạm vi chuyên môn của điều dưỡng.
Trao đổi với các thành viên liên quan về các vấn đề ưu tiên, mục tiêu chăm sóc
mong đợi và điều chỉnh các can thiệp chăm sóc điều dưỡng theo khả năng đáp ứng của
người bệnh.
Tham gia vào quá trình cải thiện nâng cao chất lượng can thiệp chăm sóc điều
dưỡng dựa trên kết quả đánh giá.
1.1.3 Vai trò của điều dưỡng12.

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, nghề điều dưỡng cũng phát
triển khơng ngừng nên vai trị của ĐD cũng được đề cập nhiều hơn. ĐD được nhắc đến
với các vai trò sau:
Là nhà thực hành chăm sóc:
 Sử dụng quy trình điều dưỡng để đáp ứng nhu cầu cho người bệnh.
 Biết lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch theo mục tiêu đề ra.
 Giao tiếp được với người bệnh và những người liên quan đến việc lập kế
hoạch chăm sóc người bệnh.
 Cộng tác với những người liên quan đến người bệnh, người bệnh và với
đồng nghiệp để kế hoạch chăm sóc đạt hiệu quả hơn.
Là nhà quản lý:
 Sử dụng những khả năng giao tiếp và suy nghĩ lý luận của mình cho những
bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính, những người bệnh trong giai đọan cấp

.


.

11

cứu, những người bệnh trong cộng đồng… một cách khéo léo và đạt hiệu
quả cao.
 Hướng dẫn cán bộ y tế khác trong việc chăm sóc người bệnh một cách chọn
lọc và thích hợp.
 Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có để phục vụ chăm sóc người bệnh có hiệu
quả.
Là nhà giáo dục:
 Sử dụng phương pháp dạy và học cho đội ngũ kế thừa các kiến thức, kỹ năng
và đạo đức Điều dưỡng.

 Thực hiện tốt công tác giáo dục sức khỏe cho mọi người.
 Biết tự đào tạo liên tục, biết nhận lãnh trách nhiệm đối với nghề nghiệp.
 Yêu nghề, tham gia vào việc bảo vệ và phát triển nghề nghiệp.
Là nhà nghiên cứu:
 Thực hiện và đóng góp các cơng trình nghiên cứu để nâng cao kiến thức
cho ngành Điều dưỡng.
 Ứng dụng những thành quả các cơng trình nghiên cứu thành cơng.
1.1.4 Các quy định liên quan đến hành nghề điều dưỡng và chăm sóc người bệnh
Là điều đưỡng viên, bên cạnh năng lực chuyên mơn, bạn cần phải có năng lực về
pháp lý và đạo đức nghề nghiệp đó là những lĩnh vực năng lực thiết yếu để đảm bảo chất
lượng chăm sóc người bệnh và an toàn cho người sử dụng, người cung cấp dịch vụ y tế.
Sự hiểu biết các quy định pháp lý liên quan tới hành nghề khám chữa bệnh và chăm sóc
người bệnh của điều dưỡng viên cần phải được chuyển hóa thành hành động thơng qua
việc tn thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật trong
suốt quá trình hành nghề điều dưỡng. Điều này có nghĩa là người ĐD khơng được thực
hiện những hành vi mà pháp luật cấm, đồng thời thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và nghĩa vụ của mình do pháp luật quy định.

.


.

12

Ngoài những quyền được quy định, Luật khám chữa bệnh cũng quy định những
nghĩa vụ của một ĐDV13. Cụ thể:
Đối với người bệnh: người ĐD cần kịp thời sơ cứu, cấp cứu; tôn trọng các quyền
của người bệnh; Tư vấn, cung cấp thơng tin theo quy định; Đối xử bình đẳng với người
bệnh, khơng để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chun

mơn của mình
Đối với nghề nghiệp: Thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật; Thường
xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Bộ Y tế; Tận tâm
trong q trình chăm sóc người bệnh; Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những
thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án
Đối với đồng nghiệp: Hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp trong quá trình làm việc;
Bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
Đối với xã hội: Tham gia bảo vệ và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng; Tham gia
giám sát về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề khác;
Chấp hành quyết định điều động của cơ quan quản lý trực tiếp; Chấp hành quyết định
huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
nguy hiểm.
1.1.5 Chuẩn năng lực và đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng14
Từ năm 1990 đến nay, ngành Điều dưỡng Việt Nam được sự hỗ trợ của chính phủ
và Bộ Y tế đã phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực về quản lý, đào tạo, thực hành và
nghiên cứu Điều dưỡng. Trong xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế, chính phủ đã ký
thỏa thuận khung về thừa nhận lẫn nhau với 10 quốc gia ASEAN về việc công nhận dịch
vụ điều dưỡng trong khu vực. Để tăng cường chất lượng nguồn nhân lực điều dưỡng làm
cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo và sử dụng nhân lực điều dưỡng có hiệu
quả và đáp ứng yêu cầu hội nhập của các nước trong khu vực, Bộ Y tế phối hợp với Hội
Điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam
với sự hỗ trợ của Hội Điều dưỡng Canada và chuyên gia điều dưỡng của Đại học Kỹ

.


.

13


thuật Queensland – Úc. Trên cơ sở kết luận thẩm định của Hội đồng chuyên môn được
thành lập theo Quyết định số 3602/QĐ-BYT ngày 04 tháng 10 năm 2011, Bộ Y tế ban
hành Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam
Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo khuôn
mẫu chung của điều dường khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ASEAN để đáp ứng
yêu cầu của khu vực và để dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dưỡng các nước. Tài liệu
chuẩn năng lực cơ bản điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 3 lĩnh vực, 25 tiêu
chuẩn và 110 tiêu chí.
Để hồn thành nghĩa vụ nghề nghiệp đối với sự ủy thác của xã hội điều dưỡng viên
phải vừa giỏi chun mơn và vừa phải có đạo đức nghề nghiệp. Tính chuyên nghiệp và
đạo đức nghề nghiệp là nền tảng của nghề điều dưỡng. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của
điều dưỡng viên Việt Nam được xây dựng dựa trên các cơ sở:
 Pháp lý: dựa vào Điều 42 Luật Phòng chống tham nhũng.
 Nghĩa vụ nghề nghiệp của điều dưỡng viên được quy định bởi: các mối quan hệ
với người bệnh, đồng nghiệp, nghề nghiệp và xã hội.
 Những thách thức của y đức trong cơ chế thị trường: nảy sinh những mâu thuẫn
trong việc thực thi nghĩa vụ nghề nghiệp của điều dưỡng viên.
 Trên cơ sở hội nhập quốc tế: tham khảo Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng
viên của Hội đồng Điều dưỡng quốc tế
Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên là những nguyên tắc, những giá trị
nghề nghiệp, những khuôn mẫu để hướng dẫn điều dưỡng viên đưa ra các quyết định có
đạo đức trong q trình hành nghề. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp cũng là cơ sở để người
bệnh, người dân và người quản lý giám sát, đánh giá việc thực hiện của hội viên trên
phạm vi cả nước. Mọi điều dưỡng viên cần cam kết áp dụng mọi lúc, mọi nơi hành nghề
và tại mọi cơ sở y tế. Cụ thể:15
 Điều 1: Bảo đảm an toàn cho người bệnh.
o Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể ở nơi làm việc.

.



.

14

o Chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hành vi chun mơn trong
chăm sóc người bệnh.
o Can thiệp kịp thời và báo cáo cho người phụ trách khi phát hiện các hành
vi thực hành của người hành nghề khơng bảo đảm an tồn cho người bệnh.
 Điều 2: Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh.
o Tơn trọng tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng của người bệnh.
o Tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh trong khi thực hành chăm sóc.
o Tơn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho
người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật.
o Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động
chăm sóc cho người bệnh.
o Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của
người bệnh.
o Đối xử công bằng với mọi người bệnh.
 Điều 3: Thân thiện với người bệnh và người nhà người bệnh.
o Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách
thân thiện.
o Lắng nghe người bệnh, người nhà người bệnh và đáp lại bằng câu nói ân
cần với cử chỉ lịch sự.
o Cung cấp dịch vụ chăm sóc kèm theo nụ cười thân thiện.
o Giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn do bệnh tật và do phẫu thuật, thủ thuật.
 Điều 4: Trung thực trong khi hành nghề.
o Trung thực trong việc quản lý, sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao cho người
bệnh.
o Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động chun mơn chăm sóc người

bệnh và thực hiện các chỉ định điều trị.

.


.

15

o Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người
bệnh.
 Điều 5: Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề.
o Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên.
o Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên mơn khi chăm sóc
người bệnh.
o Học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
o Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng.
 Điều 6: Tự tơn nghề nghiệp.
o Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khi người khác làm tổn hại đến các
giá trị và danh dự của nghề.
o Tận tụy với cơng việc chăm sóc người bệnh và tự giác chấp hành các quy
định ở nơi làm việc.
o Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích khác của người bệnh, người nhà người bệnh
vì mục đích được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh.
o Tôn trọng Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Điều
dưỡng ở các cấp.
 Điều 7: Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp.
o Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
o Tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
o Truyền thụ và chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp với đồng nghiệp.

 Điều 8: Cam kết với cộng đồng và xã hội.
o Nói và làm theo các quy định của Pháp luật
o Gương mẫu tại cộng đồng và nơi sinh sống.
o Tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi trường

.


.

16

1.2 Chất lượng cuộc sống công việc điều dưỡng
1.2.1 Chất lượng cuộc sống
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung
nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã
hội cũng như đánh giá về mức độ sự sảng khối, hài lịng hoàn toàn về thể chất, tâm thần
và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần.
Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người
là một nỗ lực của các nhà nước, xã hội và cả cộng đồng quốc tế5.
Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Dân số, tài nguyên, môi trường
và chất lượng cuộc sống" thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó địi hỏi sự thỏa mãn
cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của
chính bản thân xã hội. Ông đã định nghĩa: "Chất lượng cuộc sống là sự cảm giác được
hài lòng (hạnh phúc) hoặc thỏa mãn với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân
tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đo, chất
lượng cuộc sống là sự cảm giác được hài lịng với những gì mà con người có được”.
Theo đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố
quan trọng để tạo ra CLCS16.
Thuật ngữ CLCS được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực

phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị. Chất lượng cuộc
sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí là dựa chủ yếu vào
thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống bao gồm không
chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà cịn là môi trường xã hội, môi trường sống,
sức khỏe (về thể chất) và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư. Chất lượng
cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, một khái niệm chỉ về các chỉ số
sức khỏe của con người16.
Chất lượng cuộc sống thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừu tượng và
đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Ngồi ra nó cũng liên

.


.

17

quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là lĩnh vực mang tính chủ quan và
khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất
thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không
nên được coi là một thước đo duy nhất của hạnh phúc.
Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thoải mái
tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái
thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Mặt khác, khái
niệm CLCS còn được mở rộng hơn, nó chính là "Điều kiện sống được cung cấp đầy đủ
nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con người.
Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an tồn gia đình, khỏe mạnh
về vật chất và tinh thần"17.
CLCS cịn được gắn liền với mơi trường và sự an tồn của mơi trường. Một cuộc
sống sung túc là cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết, như cơ sở hạ

tầng hiện đại, các điều kiện vật chất và tinh thần đầy đủ. Đồng thời, con người phải được
sống trong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vứng, không bị ô nhiễm; một mơi
trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, khơng bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội18.
Chất lượng cuộc sống thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục,
sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi trường tự nhiên, xã hội, nhân tạo
an tồn, bình đẳng và được tơn trọng19.
1.2.2 Chất lượng cuộc sống công việc
Thuật ngữ chất lượng cuộc sống công việc được giới thiệu lần đầu tiên tại hội nghị
quan hệ lao động quốc tế được tổ chức vào tháng 9 năm 1972 tại Hoa Kì, một trong
những kết luận của hội nghị này chính là thừa nhận sự cần thiết phải phối hợp giữa các
nhà nghiên cứu và các tổ chức có liên quan để xây dựng hệ thống tài liệu lí thuyết vững
chắc trong lĩnh vực nghiên cứu về CLCSCV. Kể từ đó CLCSCV được xem là điều thiết
yếu để tổ chức phát triển, thu hút và duy trì nguồn nhân lực.

.


×