Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Đặc điểm giải phẫu ứng dụng dây chằng quay trụ mu tay và dây chằng quay trụ gan tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG ANH MINH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHẰNG QUAY TRỤ
MU TAY VÀ DÂY CHẰNG QUAY TRỤ GAN TAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG ANH MINH

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHẰNG QUAY TRỤ


MU TAY VÀ DÂY CHẰNG QUAY TRỤ GAN TAY

NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
MÃ SỐ: 8720104

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ XUÂN THÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ một cơng trình nào trước đây.

LÊ HOÀNG ANH MINH

.


.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................................... iv
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT ............................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... xi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI .......................................... 4
1.2. GIẢI PHẨU CẤU TRÚC XƯƠNG KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI ........ 4
1.3. CÁC THÀNH PHẦN GIỮ VỮNG KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI ....... 12
1.4. GIẢI PHẪU DÂY CHẰNG QUAY TRỤ MU TAY VÀ DÂY CHẰNG
QUAY TRỤ GAN TAY ............................................................................ 18
1.5. HỆ THỐNG MÁU NUÔI PHỨC HỢP SỤN SỢI TAM GIÁC ........ 23
1.6. CƠ SINH HỌC KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI ...................................... 24
1.7. LỊCH SỬ CÁC NGHIÊN CỨU ......................................................... 26

.


.

iii


Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29
2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ................................................................. 32
2.4. XỬ LÝ, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU......................................................... 44
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ................................................. 44
Chương 3. KẾT QUẢ......................................................................................... 45
3.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................... 45
3.2. ĐẶC DIỂM DÂY CHẰNG QUAY TRỤ MU TAY VÀ DÂY CHẰNG
QUAY TRỤ GAN TAY ...................................................................................... 48
Chương 4. BÀN LUẬN ...................................................................................... 66
4.1. ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU .................................................... 66
4.2. ĐẶC ĐIỂM DÂY CHẰNG QUAY TRỤ MU TAY VÀ DÂY CHẰNG
QUAY TRỤ GAN TAY ...................................................................................... 67
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 83
THIẾU SÓT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 84
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... a
PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................... e
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ f

.


.

iv

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
dRUL


Deep Radioulnar Ligament

ECU

Extensor Carpi Ulnaris

GĐXXQ

Gãy đầu xa xương quay

KQTD

Khớp quay trụ dưới

KQTT

Khớp quay trụ trên

KTXQ

Khuyết trụ xương quay

PHSSTG

Phức hợp sụn sợi tam giác

PQ

Pronator Quadratus


QTMT

Quay trụ mu tay

QTGT

Quay trụ gan tay

R

Radius

sRUL

Superfacial Radioulnar Ligament

SSTG

Sụn sợi tam giác

U

Ulna

UF

Ulnar Fovea

UH


Ulnar head

UL

Ulnalunate ligament

US

Ulnar styloid

UT

Ulnatriquetral ligament

.


.

v

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
ANH

VIỆT

Articular disc

Đĩa khớp


Deep Radioulnar Ligament
Disc

Bó sâu dây chằng quay trụ
Đĩa

Distal

Đầu xa

Dorsal

Mặt lưng – Mặt mu tay

Dorsal Branch Anterior Interosseous

Nhánh lưng động mạch gian cốt trước

Artery
Dorsal Radio-Ulna Capsule

Mặt lưng bao khớp quay trụ

Extensor Carpi Ulnaris

Cơ duỗi cổ tay trụ

Interosseous membrane


Màng gian cốt

Pronator Quadratus

Cơ sấp vng

Radius

Xương quay

Palmar

Mặt lịng – Mặt gan tay

Subsheath

Đường hầm vỏ xơ

Superfacial Radioulnar Ligament

Bó nơng dây chằng quay trụ

Tendon

Gân

Ulna

Xương trụ


Ulnar Fovea

Hố tam giác

Ulnar Head

Đầu xương trụ - Chỏm trụ

Ulnalunate Ligament

Dây chằng trụ-nguyệt

Ulnar Styloid

Mỏm trâm trụ

.


.

vi

Ulnatriquetral Ligament

Dây chằng trụ-tháp

Volar

Mặt lòng – Mặt gan tay


.


.

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tải trọng dọc trục bởi xương quay và xương trụ được tính theo phần
trăm trên tổng tải trọng dọc trục (100%).............................................................. 14
Bảng 1.2. Chiều dài trung bình của dây chằng QTMT và QTGT qua các nghiên
cứu ....................................................................................................................... 22
Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi ............................................................................ 45
Bảng 3.2. Phân bố số lượng tay phải, tay trái theo giới tính................................ 47
Bảng 3.3. Phân bố chiều cao theo giới tính.......................................................... 47
Bảng 3.4. Kích thước của bó nơng dây chằng QTMT ......................................... 50
Bảng 3.5. Kích thước của bó sâu dây chằng QTMT............................................ 50
Bảng 3.6. So sánh kích thước dây chằng QTMT giữa hai giới tính .................... 50
Bảng 3.7. So sánh kích thước dây chằng QTMT giữa tay phải và tay trái .......... 51
Bảng 3.8. Kích thước bó nơng dây chằng QTGT ................................................ 53
Bảng 3.9. Kích thước bó sâu dây chằng QTGT ................................................... 54
Bảng 3.10. So sánh kích thước dây chằng QTGT giữa hai giới tính ................... 54
Bảng 3.11. So sánh kích thước dây chằng QTGT giữa tay phải và tay trái ........ 54
Bảng 3.12. So sánh kích thước bó nơng và bó sâu dây chằng QTMT với dây
chằng QTGT......................................................................................................... 57
Bảng 3.13. Đường kính đoạn chung dây chằng QTMT và dây chằng QTGT..... 58

.



.

viii

Bảng 3.14. So sánh đường kính đoạn chung dây chằng QTMT và dây chằng
QTGT giữa hai giới tính....................................................................................... 58
Bảng 3.15. So sánh đường kính đoạn chung dây chằng QTMT và dây chằng
QTGT giữa tay phải và tay trái ............................................................................ 58
Bảng 3.16. Kích thước diện bám dây chằng QTMT tại KTXQ .......................... 60
Bảng 3.17. So sánh kích thước diện bám dây chằng QTMT tại KTXQ giữa hai
giới tính ................................................................................................................ 61
Bảng 3.18. So sánh kích thước diện bám dây chằng QTMT tại KTXQ giữa tay
phải và tay trái ...................................................................................................... 61
Bảng 3.19. Kích thước diện bám dây chằng QTGT tại KTXQ ........................... 61
Bảng 3.20. So sánh kích thước diện bám dây chằng QTGT tại KTXQ giữa hai
giới tính ............................................................................................................... 62
Bảng 3.21. So sánh kích thước diện bám dây chằng QTGT tại KTXQ giữa tay
phải và tay trái ...................................................................................................... 62
Bảng 3.22. So sánh kích thước diện bám dây chằng QTMT và dây chằng QTGT .
.............................................................................................................................. 62
Bảng 4.1. So sánh chiều dài dây chằng QTMT giữa các nhóm nghiên cứu ........ 71
Bảng 4.2. So sánh chiều dài dây chằng QTGT giữa các nhóm nghiên cứu ........ 71
Bảng 4.3. So sánh chiều dài bó nơng và bó sâu dây chằng QTMT và dây chằng
QTGT ở nghiên cứu J.Chen và J.Xu .................................................................... 72

.


.


ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ giới tính trong nghiên cứu ...................................................... 46
Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ phân bố tay trái, tay phải trong nghiên cứu ........................... 46
Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa chiều dài bó nơng QTMT với chiều cao ............ 51
Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa đường kính bó nơng QTMT với chiều cao ........ 52
Biểu đồ 3.5. Tương quan giữa chiều dài bó sâu QTMT với chiều cao............... 52
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa đường kính bó sâu QTMT với chiều cao ........... 53
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa chiều dài bó nơng QTGT với chiều cao............. 55
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa đường kính bó nơng QTGT với chiều cao ......... 55
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa chiều dài bó sâu QTGT với chiều cao ............... 56
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa đường kính bó sâu QTGT với chiều cao ......... 56
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTMT với
chiều cao .............................................................................................................. 59
Biểu đồ 3.12. Tương quang giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTGT với
chiều cao .............................................................................................................. 60
Biểu đồ 3.13. Tương quang giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTMT và
chiều dài diện bám dây chằng QTMT tại KTXQ ............................................... 63
Biểu đồ 3.14. Tương quang giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTMT và
chiều rộng diện bám dây chằng QTMT tại KTXQ ............................................. 63
Biểu đồ 3.15. Tương quang giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTGT và
chiều dài diện bám dây chằng QTGT tại KTXQ ................................................ 64

.


.


x

Biểu đồ 3.16. Tương quang giữa đường kính đoạn chung dây chằng QTGT và
chiều rộng diện bám dây chằng QTGT tại KTXQ .............................................. 65

.


.

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Xương quay và xương trụ mặt trước và thiết diện ở đoạn trên, đoạn giữa
và đoạn dưới. ......................................................................................................... 5
Hình 1.2 Xương quay ............................................................................................ 6
Hình 1.3 Xương trụ ............................................................................................... 7
Hình 1.4 Mặt dưới xương quay và xương trụ (bên trái) ....................................... 8
Hình 1.5. Ảnh minh họa cách đo chiều dài đường cong diện tiếp khớp của KTXQ
thông qua đo chiều dài các tiếp tuyến trên mặt phẳng cắt ngang. ........................ 9
Hình 1.6. Ảnh minh họa cách đo chiều dài diện tiếp khớp của chỏm trụ thông qua
đo chiều dài các tiếp tuyến của mặt khớp trên mặt phẳng cắt ngang.................... 9
Hình 1.7. Các dạng mặt khớp của KTXQ ........................................................... 10
Hình 1.8. Ảnh diện tiếp xúc của KTXQ và chỏm trụ khi thực hiện động tác sấp
500 cẳng tay. ........................................................................................................ 11
Hình 1.9. Ảnh góc của cung sụn bọc đầu chỏm trụ và của KTXQ trên mặt phẳng
ngang. .................................................................................................................. 11
Hình 1.10. Ảnh minh họa dây chằng trụ-nguyệt và dây chằng trụ-tháp ............. 14
Hình 1.11. Ảnh minh họa phức cấu trúc giữ vững KQTD của phức hợp sụn sợi
tam giác. .............................................................................................................. 15

Hình 1.12. Ảnh bó xiên xa của màng gian cốt (Vị trí mũi tên màu trắng) ......... 16
Hình 1.13 Ảnh minh họa cấu trúc cố định động KQTD ..................................... 17

.


.

xii

Hình 1.14. Ảnh minh hoa diện bám của dây chằng QTMT và QTGT ............... 19
Hình 1.15 Ảnh minh họa dây chằng tạo đường hầm xơ cho gân cơ duỗi cổ tay trụ
............................................................................................................................. 20
Hình 1.16. Các dây chằng quay trụ được nâng lên và quan sát từ phía dưới. ..... 23
Hình 1.17 Ảnh minh họa hệ thống mạch máu nuôi sụn sợi tam giác .................. 24
Hình 1.18. Ảnh minh họa trục xoay của cẳng tay (Đường thẳng màu đỏ) .......... 25
Hình 2.1. Thước Vernier Caliper (Thước Palmer)............................................... 30
Hình 2.2. Các dụng cụ phẫu tích và thước dây đo chiều dài cơ thể..................... 31
Hình 2.3. Bút lơng màu nước xanh lam, đỏ và chỉ Nylon 2.0. ............................ 31
Hình 2.4. Máy khoan điện Bosch và kim Kirschner ............................................ 32
Hình 2.5. Đường rạch da ...................................................................................... 33
Hình 2.6. Cắt gân gấp cổ tay ................................................................................ 34
Hình 2.7. Cắt gân duỗi cổ tay............................................................................... 34
Hình 2.8. Hình ảnh sau khi cắt các dây chằng trụ cổ tay và loại bỏ đĩa sụn ....... 35
Hình 2.9. Đánh dấu trên chỉ nylon chiều dài bó nơng dây chằng quay trụ dưới . 37
Hình 2.10. Đo chiều dài giữa hai điểm được Kelly đánh dấu để xác định chiều dài
và chu vi của dây chằng quay trụ dưới................................................................. 38
Hình 2.11. Minh họa cách đo chu vi bó nơng dây chằng quay trụ dưới .............. 39
Hình 2.12. Đánh dấu trên chỉ nylon chiều dài bó sâu dây chằng quay trụ dưới .. 40


.


.

xiii

Hình 2.13. Minh họa cách đo chu vi bó sâu dây chằng quay trụ dưới ................ 41
Hình 2.14. Vị trí khoan kim Kirschner và đánh dấu diện bám hai dây chằng QTMT
và QTGT tại KTXQ ............................................................................................. 42
Hình 2.15. Đo chiều dài diện bám dây chằng QTGT .......................................... 43
Hình 2.16. Đo chiều rộng diện bám dây chằng QTGT ........................................ 43
Hình 3.1. Hình dạng diện bám dây chằng QTMT và dây chằng QTGT ............. 49
Hình 4.1. Minh họa cấu trúc Tensegrity .............................................................. 77
Hình 4.2. Ảnh minh họa phương pháp tái tạo dây chằng của Adam-Berger....... 79

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khớp quay trụ dưới (KQTD) là một loại khớp hoạt dịch thuộc dạng khớp trục
với mặt tiếp khớp là khuyết trụ xương quay (KTXQ) và chỏm trụ. Chức năng
chính của KQTD là kết hợp với khớp quay trụ trên (KQTT) thực hiện động tác
xoay vùng cẳng tay (sấp – ngửa cẳng tay). KQTD được giữ vững bởi hai yếu tố là
cấu trúc xương và hệ thống mô mềm xung quanh. Cấu tạo của cấu trúc xương
KQTD chỉ chiếm khoảng 20% trong việc giữ vững KQTD và thành phần đóng vai

trị quan trọng để giữ vững cho KQTD là dây chằng quay trụ mu tay (QTMT) và
dây chằng quay trụ gan tay (QTGT), hai dây chằng này là phần cấu trúc sợi đan
xen đi từ mặt lưng và mặt lòng của phần viền KTXQ đến bám ở mỏm trâm trụ và
hố tam giác ở chỏm trụ 1-3.
Khi có tổn thương làm đứt hai dây chằng này sẽ gây mất vững KQTD dẫn đến
trật khớp bán phần hoặc trật khớp hồn tồn. Nếu khơng được điều trị sẽ dẫn đến
đau và mất chức năng cho người bệnh. Về lâu hơn khi KQTD mất vững sẽ gây ra
rối loạn trong sự truyền tải lực từ cổ tay đến xương trụ và xương quay, điều này
sẽ dẫn đến xương quay phải chịu lực nhiều hơn bình thường và nó sẽ diễn tiến
thành thối hóa khớp thứ phát tại điểm chịu lực 4.
Mất vững KQTD thường xuất hiện trong gãy đầu xa xương quay (GĐXXQ)
với tỉ lệ được ghi nhận khoảng 10 – 19% 5 và GĐXXQ là một loại gãy xương phổ
biến đối trong các trường hợp gãy xương được ghi nhận với 640.000 trường hợp
trong năm 2001 tại Mỹ 6, theo nghiên cứu của Meena thì tỷ lệ GĐXXQ được ghi
nhận tại khoa cấp cứu chiếm tới 20% của tất cả các loại gãy xương 7. Qua đó cho
thấy tình trạng mất vững trong KQTD là một tình trạng lâm sàng khá phổ biến .
Phương pháp điều trị cho tình trạng mất vững KQTD được lựa chọn hầu hết là

.


.

2

phẫu thuật, đặc biệt trong trường hợp mất vững KQTD mạn tính hoặc những
trường hợp hợp khơng thể phục hồi hai dây chằng vì những tổn thương mơ mềm
thì phương pháp tái tạo lại hai dây chằng QTMT và QTGT là phương pháp ưu tiên
hàng đầu trong điều trị mất vững KQTD, vì phương pháp này giúp khơi phục lại
cấu trúc hai dây chằng gần giống giải phẫu nhất mà không làm mất đi sức nắm của

tay hay khả năng xoay của KQTD 8. Nhưng phức hợp dây chằng vùng cổ tay là
một cấu trúc được cấu tạo hết sức phức tạp và để đưa một KQTD mất vững quay
về chức năng ban đầu của nó địi hỏi nhiều yếu tố, trong đó những hiểu biết về giải
phẫu của hai dây chằng QTMT và QTGT, cũng như là kĩ năng của bác sĩ là điều
hết sức quan trọng.
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đã nêu lên được định nghĩa, cấu tạo,
cấu trúc giải phẫu của hai dây chằng QTMT và QTGT ở nước ngoài nhưng hầu
hết các nghiên cứu đều có cỡ mẫu tương đối nhỏ, chưa thực sự cung cấp được một
cách đầy đủ thông tin của hai dây chằng này về chiều dài, đường kính, diện bám
cụ thể là bao nhiêu. Ở Việt Nam cũng chỉ có nghiên cứu của Hồng Khắc Xn
về PHSSTG nhưng vẫn chưa đo chiều dài, đường kính và diện bám tại xương quay
của hai dây chằng này 9. Vì vậy để có thể khảo sát một cách đầy đủ về các đặc
điểm giải phẫu của hai dây chằng QTMT và QTGT của người Việt Nam nhằm
đem một tư liệu tham khảo cho các bác sĩ trong thực hành lâm sàng cũng như là
công tác nghiên cứu sau này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đặc điểm giải
phẫu ứng dụng dây chằng quay trụ mu tay và dây chằng quay trụ gan tay”.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định chiều dài và đường của bó nơng và bó sâu dây chằng quay trụ mu tay
và dây chằng quay trụ gan tay.
2. Xác định kích thước diện bám của dây chằng quay trụ mu tay và dây chằng
quay trụ gan tay trên xương quay.


.


.

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI
KQTD được cấu tạo bởi sự tiếp hợp của khuyết trụ xương quay (KTXQ) và
chỏm trụ, khớp được giữ vững bởi các yếu tố giữ vững động bao gồm: cơ sấp
vuông, gân cơ duỗi cổ tay trụ; và các yếu tố giữ vững tĩnh bao gồm: bao khớp, dây
chằng bên trụ, PHSSTG, bó xiên xa của màng gian cốt cẳng tay 10.
1.2. GIẢI PHẪU CẤU TRÚC XƯƠNG KHỚP QUAY TRỤ DƯỚI
1.2.1. Giải phẫu đầu dưới xương quay
Xương quay là một trong hai xương vùng cẳng tay, có 1/5 trên thẳng, 4/5 dưới
cong. Nằm dọc phía ngồi vùng cẳng tay.
Xương có ba mặt, ba bờ. Xương có hai đầu: đầu trên và đầu dưới; khi đặt xương
thẳng đứng thì đầu lớn ở dưới, mấu nhọn của đầu lớn ra ngoài và mặt có nhiều
rãnh ra phía sau (Hình 1.1) 11.
Khi tới đầu dưới thì ba mặt của xương quay sẽ có thêm một mặt nữa tạo nên
bốn mặt:
- Mặt trong này là do bờ gian cốt chia đôi tạo thành. Mặt trong có hình tam
giác, có một diện khớp để khớp với đầu xa xương trụ gọi là khuyết trụ của xương
quay (KTXQ), diện khớp này hợp với phần chỏm của đầu xa xương trụ để tạo
thành KQTD (Hình 1.4).
- Mặt ngồi và mặt sau có nhiều rãnh cho gân các cơ duỗi đi xuống bàn tay
(Hình 1.2).


.


.

5

Hình 1.1. Xương quay và xương trụ mặt trước và thiết diện ở đoạn trên, đoạn
giữa và đoạn dưới.
“Nguồn: James R. Doyle, 2003” 12
- Mặt dưới là diện khớp, nó được chia làm hai bởi một đường gờ tạo thành hai
diện khớp nhỏ hơn, diện khớp phía ngồi hình tam giác khớp với xương thuyền,
diện khớp phía trong hình tứ giác khớp với xương nguyệt 13. Phía ngồi mặt dưới
có một mấu nhô xuống được gọi là mỏm trâm, mỏm trâm có thể được sờ thấy dưới
da nằm trong khu vực ở giữa hai gân duỗi ngón cái dài và dạng ngón cái dài, khu

.


.

6

vực này còn được gọi là “hõm lào giải phẫu” 14.
- Mặt sau được được biểu hiện bởi một nốt sần sờ được còn gọi là lồi củ Lister
nằm ngay khe giữa ngón trỏ và ngón giữa (Hình 1.4)

Hình 1.2. Xương quay
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, 2004” 11
1.2.2. Giải phẫu đầu dưới xương trụ

Xương trụ là một xương dài, hơi uống hình chữ S nằm dọc theo mé trong cẳng
tay (Hình 1.3).

.


.

7

Xương hình lăng trụ tam giác có ba mặt, ba bờ. Xương có hai đầu: đầu trên và
đầu dưới. Khi đặt xương thẳng đứng thì đầu lớn ở phía trên, mặt lõm của đầu này
ra quay ra phía trước và cạnh sắc của thân xương quay ra ngồi (Hình 1.3) 11.
Đầu xa của xương trụ gồm có: chỏm trụ, mỏm trâm trụ nằm phía trong. Chỏm
này tiếp khớp với KTXQ bởi một diện khớp vịng (Hình 1.4). Phần chỏm này được
nhìn thấy ở phần sau giữa của cổ tay khi thực hiện động tác sấp cẳng tay và nó có
thể nắm được khi thực gấp bàn tay ở tư thế ngửa.
Phần chỏm được ngăn với xương vùng cổ tay bởi một đĩa khớp, mà đỉnh của
đĩa khớp gắn với phần gồ ghề nằm giữa mỏm trâm trụ và diện khớp của chỏm
xương trụ (Hình 1.4) 13.

Hình 1.3. Xương trụ
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, 2004” 11

.


.

8


Hình 1.4. Mặt dưới xương quay và xương trụ (bên trái). 1: Mỏm trâm quay, 2: Lồi củ
Lister, 3: Rãnh cho gân cơ duỗi cổ tay trụ bám, 4: Mỏm trâm trụ, 5: Diện khớp xương
thuyền, 6: Diện khớp xương nguyệt, 7: Khớp quay trụ dưới, 8: Khu vực tiếp xúc với
đĩa khớp, 9: Khu vực gắn với đĩa khớp.
“Nguồn: Susan Standring, 2008” 13
1.2.3. Giải phẫu khớp quay trụ dưới
KQTD được tạo bởi sự tiếp hợp của KTXQ với chỏm trụ và hai thành phần này có
đặc điểm như sau:
- Chiều dài của đường cong diện tiếp khớp của KTXQ từ 17 mm đến 22 mm trung
bình là 19 mm (Hình 1.5), nó gần gấp đơi so với diện tiếp khớp của chỏm trụ; chiều dài
diện tiếp khớp của chỏm trụ đo được là 8 mm đến 12 mm trung bình là 10 mm (Hình
1.6) 15.
- KTXQ thường nằm trong 4 dạng sau (Hình 1.7) 15:
+ Dạng mặt phẳng: Thường thấy nhất chiếm 42%.
+ Dạng chữ C: Chiếm 30%.
+ Dạng chữ S: Chiếm 14%.
+ Dạng dốc trượt: Chiếm 14%.

.


.

9

Hình 1.5. Ảnh minh họa cách đo chiều dài đường cong diện tiếp khớp của
KTXQ thông qua đo chiều dài các tiếp tuyến trên mặt phẳng cắt ngang.
“Nguồn: Ekenstam .F, 1998” 16


Hình 1.6. Ảnh minh họa cách đo chiều dài diện tiếp khớp của chỏm trụ thông
qua đo chiều dài các tiếp tuyến của mặt khớp trên mặt phẳng cắt ngang.
“Nguồn: Ekenstam .F, 1998” 16

.


.

10

Hình 1.7. Các dạng mặt khớp của KTXQ.
“Nguồn: Tolat A.R, Stanley JK, Trail IA,1996” 15
- Trong một nghiên cứu của Ekenstam 16 đã cho thấy bề mặt tiếp xúc của KQTX
và chỏm trụ đạt tối đa (khoảng 60%) khi cẳng tay ở tư thế trung tính và nó thay
đổi rất lớn khi cẳng tay thực hiện động tác sấp tối đa hoặc ngửa tối đa, khi thực
hiện sấp – ngửa diện tích tiếp xúc của KQTX và chỏm trụ giảm chỉ còn dưới 10%.
Bề mặt tiếp xúc của hai hiện khớp lúc sấp – ngửa hồn tồn chỉ cịn khoảng 2 mm
đến 3 mm. Hình 1.8 cho thấy khi cẳng tay sấp 500 thì diện tiếp xúc giảm chỉ cịn
1/3 so với khi cẳng tay ở vị trí trung tính.
- Trong mặt phẳng cắt ngang qua KQTD thì chỏm trụ được có bề mặt được bao
bọc bởi sụn từ 900 lên đến 1350 trong khi đó thì phần KTXQ chỉ được bao bọc từ
470 đến 800 (Hình 1.9) 15.

.


×