Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 133 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHU THỊ ÁNH THẢO

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CALPROTECTIN
HUYẾT THANH VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
BỆNH NHÂN VẢY NẾN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

CHU THỊ ÁNH THẢO

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CALPROTECTIN
HUYẾT THANH VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA
BỆNH NHÂN VẢY NẾN

NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.BS. VĂN THẾ TRUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Chu Thị Ánh Thảo

.



.

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT.........................................................iii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..........................................................................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................4
1.1. Bệnh vảy nến..................................................................................................4
1.2. Calprotectin..................................................................................................21
1.3. Mối liên quan giữa calprotectin và vảy nến..................................................24
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu.......................................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............30
2.1. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................30
2.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................30
2.3. Phương pháp chọn mẫu................................................................................30
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................31
2.5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................32
2.6. Kỹ thuật định lượng nồng độ calprotectin huyết thanh.................................34
2.7. Các biến số nghiên cứu................................................................................37
2.8. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................................43
2.9. Vấn đề y đức................................................................................................43
2.10. Lợi ích mong đợi........................................................................................44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................45
3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.................................45

3.2. Nồng độ calprotectin huyết thanh.................................................................57
3.3. Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và một số ĐẶC ĐIỂM
lâm sàng..................................................................................................................59

.


.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................69
4.1. Đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu.................................................69
4.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân vảy nến........................................70
4.3. Nồng độ calprotectin huyết thanh của đối tượng nghiên cứu.......................74
KẾT LUẬN........................................................................................................89
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................92
PHỤ LỤC 1......................................................................................................105
PHỤ LỤC 2......................................................................................................111
PHỤ LỤC 3......................................................................................................112
PHỤ LỤC 4......................................................................................................114

.


.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ


BMI

Body mass index

BSA

Body surface area
Classification Criteria for Psoriatic

CASPAR

Arthritis

CXCL

Chemokine (C-X-C motif) ligand

CRP

C-Reactive protein

ĐLC

Độ lệch chuẩn

DLQI

Dermatological Quality of Life Index


DNA

Deoxyribonucleic acid

ELISA

Enzyme-linked immuno sorbent assay

FDA

Food and Drug Administration

hBD

Human beta defenin

HIV

Human immunodeficiency virus

HLA

Human leukocyte antigen

IFN

Interferon

IL


Interleukin

.


.

Generalized Pustular Psoriasis Physician

GPPGA

Global Assessment

KTC

Khoảng tin cậy

NF-κβ

Nuclear factor kappa B

NAPSI

Nail Psoriasis Severity Index

PASI

Psoriasis Area and Severity Index

pDC


Plasmacytoid dendritic cell

PSORS

Psoriasis Susceptibility

PUVA

Psoralene Ultraviolet-A

TB

Trung bình

TH

T-helper cell

TLR

Toll-like receptor

TNF

Tumor Necrosis Factor

UVA

Ultraviolet A


UVB

Ultraviolet B

WHO

World Health Organization

.


.

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
TÊN TIẾNG ANH
TÊN TIẾNG VIỆT
CHỮ ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

BSA

Body surface area


Diện tích bề mặt cơ thể

DCs

Dendritic cells

Tế bào tua gai

Dermatological Quality of

Chỉ số chất lượng cuộc sống

Life Index

trong bệnh da

Food and Drug

Cục quản lý thực phẩm và

Administration

dược phẩm Hoa Kỳ

HLA

Human leukocyte antigen

Kháng nguyên bạch cầu người


NB-UVB

Narrow band Ultra Violet-B UVB phổ hẹp

DLQI

FDA

Psoriasis Area and Severity

PASI

Index

Chỉ số độ nặng theo vùng

TNF

Tumor necrosis factor

Yếu tố hoại tử u

TH

T helper cell

Lympho T giúp đỡ

WHO


World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

.


.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn CASPAR 32.......................................................................10
Bảng 1.2. Các thể lâm sàng chính của viêm khớp vảy nến 4,16.............................11
Bảng 1.3. Vùng da và phần trăm diện tích tương ứng theo BSA 49.....................14
Bảng 1.4. Chỉ số PASI và cách tính điểm 4.........................................................14
Bảng 1.5. Định nghĩa mức độ nặng vảy nến theo Hội Da Liễu châu Âu 51..........16
Bảng 1.6. Cách tính điểm GPPGA 52...................................................................16
Bảng 2.1. Bảng loại trừ các trường hợp khơng thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu..........32
Bảng 2.2. Nhóm biến số về các đặc điểm chung.................................................37
Bảng 2.3. Nhóm biến số về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. . .38
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng..........45
Bảng 3.2. Đặc điểm nhóm bệnh phân theo nhóm tuổi hiện tại của bệnh nhân....46
Bảng 3.3: Đặc điểm về tuổi khởi phát của nhóm bệnh........................................47
Bảng 3.4: Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của nhóm bệnh................................48
Bảng 3.5. Phân bố các dạng lâm sàng của vảy nến..............................................49
Bảng 3.6. Phân bố tiền căn gia đình mắc bệnh vảy nến.......................................49
Bảng 3.7. Yếu tố thúc đẩy trên bệnh nhân vảy nến.............................................50
Bảng 3.8. Bệnh đồng mắc trên bệnh nhân vảy nến..............................................51
Bảng 3.9. Phân bố theo liệu pháp đang điều trị bệnh vảy nến.............................51
Bảng 3.10. Phân bố các dạng tổn thương khớp trong viêm khớp vảy nến...........52
Bảng 3.11. Tỷ lệ vị trí tổn thương đặc biệt..........................................................53

Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương móng................................................53

.


.

Bảng 3.13. Đặc điểm lâm sàng tổn thương móng ở bệnh nhân vảy nến..............54
Bảng 3.14. Chỉ số NAPSI ở bệnh nhân vảy nến..................................................54
Bảng 3.15. Diện tích thương tổn da trên bệnh nhân vảy nến mảng.....................55
Bảng 3.16. Chỉ số PASI trên bệnh nhân vảy nến mảng.......................................55
Bảng 3.17. Chỉ số PASI theo giới tính................................................................56
Bảng 3.18. Điểm độ nặng trên nhóm bệnh nhân vảy nến mủ toàn thể.................56
Bảng 3.19. Điểm độ nặng vảy nến mủ theo giới tính..........................................56
Bảng 3.20. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh giữa nhóm vảy nến và
nhóm chứng.............................................................................................................57
Bảng 3.21. : So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh giữa nam và nữ trong
nhóm bệnh nhân vảy nến và nhóm chứng................................................................57
Bảng 3.22. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh của các dạng lâm sàng vảy
nến với nhóm chứng................................................................................................58
Bảng 3.23. : Sự khác biệt về nồng độ calprotectin huyết thanh các thể bệnh vảy
nến........................................................................................................................... 58
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyêt thanh và phân độ BMI,
tiền căn gia đình và các vị trí vảy nến đặc biệt........................................................59
Bảng 3.25. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và tuổi..............61
Bảng 3.26. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và thời gian mắc
bệnh......................................................................................................................... 61
Bảng 3.27. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và tuổi khởi phát
................................................................................................................................. 62
Bảng 3.28. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh giữa nhóm bệnh nhân vảy

nến khởi phát bệnh sớm và nhóm khởi phát muộn..................................................62

.


.

Bảng 3.29. Mối tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và chỉ số
PASI ở nhóm vảy nến mảng....................................................................................62
Bảng 3.30. Mối tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và chỉ số BSA
ở nhóm vảy nến mảng.............................................................................................64
Bảng 3.31. Mối tương quan giữa calprotectin và điểm độ nặng vảy nến mủ.......65
Bảng 3.32. Mối tương quan giữa calprotectin huyết thanh và chỉ số PASI.........66
Bảng 3.33. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh giữa nhóm viêm khớp vảy
nến và nhóm chứng.................................................................................................66
Bảng 3.34. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh theo phân nhóm tổn thương
khớp......................................................................................................................... 67
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và các bệnh
đồng mắc.................................................................................................................67
Bảng 3.36. So sánh nồng độ calprotectin huyết thanh theo đặc điểm điều trị......68
Bảng 4.1. Phân bố giới tính bệnh vảy nến trong một số nghiên cứu....................69
Bảng 4.2. Nồng độ calprotectin huyết thanh ở nhóm người khỏe mạnh trong một
số nghiên cứu........................................................................................................... 75
Bảng 4.3. Sự khác biệt về nồng độ calprotectin huyết thanh ở nhóm bệnh nhân
vảy nến và nhóm người bình thường trong các nghiên cứu.....................................75
Bảng 4.4. Tương quan giữa calprotectin huyết thanh và chỉ số PASI trong các
nghiên cứu...............................................................................................................83
Bảng 4.5. Tương quan giữa calprotectin huyết thanh và BSA trong các nghiên
cứu........................................................................................................................... 85


.


.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sinh bệnh học vảy nến 2........................................................................6
Hình 1.2. Mơ hình sinh bệnh học của các thể vảy nến 26.......................................7
Hình 1.3: Cơ chế hoạt động của calprotectin 65...................................................23
Hình 1.4. Mơ hình minh họa vai trị của calprotectin trong vảy nến 3.................25
Hình 3.1. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và chỉ số PASI trên
nhóm bệnh nhân vảy nến mảng...............................................................................64
Hình 3.2. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và BSA trên nhóm
bệnh nhân vảy nến mảng.........................................................................................65
Hình 3.3. Tương quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh và điểm GPPGA
trên nhóm bệnh nhân vảy nến mủ............................................................................66

.


.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân vảy nến.....................48
Biểu đồ 3.2. Phân bố thời gian mắc bệnh của bệnh nhân....................................49

.


.


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cách tiến hành nghiên cứu............................................................44

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vảy nến là bệnh viêm mạn tính, có cơ chế bệnh sinh qua trung gian miễn dịch và
là căn bệnh phổ biến, ước tính khoảng 125 triệu người mắc vảy nến trên toàn cầu 1.
Vảy nến đặc trưng bởi hiện tượng tăng sinh và biệt hóa bất thường của tế bào sừng
thượng bì và thấm nhập các tế bào viêm như tế bào lympho T, đại thực bào, tế bào
tua gai, và bạch cầu đa nhân trung tính 2. Bệnh diễn tiến dai dẳng, hay tái phát, cho
đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để nên ảnh hưởng đáng kể đến chất
lượng cuộc sống

3,4

. Không những gây ra những tác động tiêu cực lên tâm lý người

bệnh mà vảy nến còn được chứng minh là bệnh viêm hệ thống, liên quan đến nhiều
hệ cơ quan, gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh đồng mắc 5. Chính vì vậy, vảy nến cần
được quan tâm đúng mức.
Calprotectin, một thành viên thuộc gia đình bạch cầu S100, được cấu thành từ 2
loại protein là S100A8 và S100A9, có gien dịch mã thuộc locus gen PSORS4.
Calprotectin được tiết ra từ bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu đơn nhân hoạt

hóa, đại thực bào và có vai trị hóa hướng động các tế bào này trong phản ứng viêm,
tham gia vào hệ miễn dịch bẩm sinh cũng như có tác dụng như một chất kháng
khuẩn 6,7,8. Tăng nồng độ calprotectin huyết thanh đã được ghi nhận trong nhiều
bệnh lý viêm và do đó calprotectin được xem là dấu ấn sinh học sinh học hữu ích
trong các rối loạn này 6. Calprotein biểu hiện rất ít trên da, huyết thanh trong điều
kiện bình thường. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu ghi nhận tăng biểu hiện S100A8 và
S100A9 trên tế bào sừng thượng bì cũng như tăng nồng độ calprotectin huyết thanh
trên bệnh nhân vảy nến, tùy thuộc độ hoạt động bệnh 9. Vai trò của calprotectin
huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến đã được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu in
vivo, bao gồm kích thích các tế bào tạo sừng sản xuất cytokine, chemokin có vai trị
trong sinh bệnh học vảy nến 10, hóa hướng động cũng như hỗ trợ sự xuyên mạch của
các bạch cầu dẫn đến thấm nhập các tế bào viêm 6, làm tăng biểu hiện của bổ thể C3
tại sang thương 11, đồng thời kích thích sự tăng sinh, biệt hóa các tế bào tạo sừng

.


.

2

làm dày lớp thượng bì 9. Ngồi ra, khi tình trạng viêm không được giải quyết,
calprotectin liên tục được tiết ra, làm gia tăng phá hủy mô, niêm mạc, trong đó có
da và khớp, dẫn đến suy giảm tính tồn vẹn da và gia tăng các con đường tiền viêm
12

. Trên thế giới cũng có khá nhiều nghiên cứu ghi nhận tăng nồng độ calprotectin

trong huyết thanh bệnh nhân vảy nến 6,9, cũng như giảm nồng độ calprotectin sau
điều trị toàn thân với thuốc cổ điển cũng như thuốc sinh học 13,14, gợi ý calprotectin

có thể là dấu ấn sinh học tiềm năng trong vảy nến. Tuy nhiên, vảy nến mủ toàn thể
và vảy nến đỏ da toàn thân chưa được nghiên cứu nhiều trong mối liên quan với
nồng độ calprotectin huyết thanh, đồng thời kết luận về sự tương quan giữa nồng độ
calprotectin huyết thanh với độ nặng bệnh và một số đặc điểm lâm sàng không
thống nhất giữa các nghiên cứu.
Từ những vấn đề đã bàn luận trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Mối liên quan giữa
nồng độ calprotectin huyết thanh và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến” tại
bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích khảo sát nồng độ
calprotectin huyết thanh trên bệnh nhân vảy nến, so sánh sự khác biệt với nhóm
người khỏe mạnh; đồng thời xác định mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyết
thanh với độ nặng cũng như các yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng của bệnh. Nghiên
cứu này giúp xác định nồng độ calprotectin ở bệnh nhân vảy nến trong dân số Việt
Nam, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về vai trò calprotectin trong sinh bệnh
học vảy nến cũng như ứng dụng calprotectin huyết thanh như một dấu ấn sinh học
giúp đánh giá độ nặng bệnh, theo dõi tình trạng bệnh.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định nồng độ calprotectin huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm
dịch tễ, đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mô tả các đặc điểm dịch tễ, các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến
điều trị tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh.

2. Xác định nồng độ calprotectin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến điều trị tại
bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh và so sánh với nhóm chứng.
3. Xác định mối liên quan giữa nồng độ calprotectin huyết thanh với các yếu tố
dịch tễ, lâm sàng của bệnh nhân vảy nến điều trị tại bệnh viện Da Liễu thành phố
Hồ Chí Minh.

.


.

4

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Bệnh vảy nến
1.1.1. Đại cương

Vảy nến là bệnh hệ thống mạn tính qua trung gian miễn dịch, đặc trưng bởi tình
trạng viêm da, tăng sản thượng bì, thâm nhiễm các tế bào miễn dịch vào vùng bì,
thượng bì, liên quan đến hệ miễn dịch bẩm sinh lẫn hệ miễn dịch thích ứng, đi kèm
gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đồng mắc như viêm khớp vảy nến, bệnh tim mạch,
hội chứng chuyển hóa, bệnh ruột viêm, các rối loạn tâm lý xã hội… Vảy nến diễn
tiến dai dẳng, hay tái phát, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống người
bệnh. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh học vẫn chưa
được khám phá hoàn toàn 5,15,16.
1.1.2. Dịch tễ


Bệnh vảy nến xảy ra trên toàn thế giới 15. Theo tổ chức y tế thế giới, vảy nến là
một vấn đề sức khỏe toàn cầu với tỉ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành là 0,09 –
11,3% thay đổi theo mỗi quốc gia 17. Theo một nghiên cứu tổng quan hệ thống xuất
bản năm 2020, tại Nam Á, tỉ lệ hiện mắc của vảy nến là 0,14%, thấp hơn so với các
châu lục khác 18. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lê Trà Mi và
Nguyễn Tất Thắng thực hiện năm 2013, tỷ lệ vảy nến chiếm 6,4% bệnh nhân da liễu
điều trị nội trú 19. Khơng có sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ 20. Bệnh
có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành cao hơn ở trẻ
em 18. Bệnh có 2 đỉnh tuổi khởi phát: một là 30-40 tuổi và hai là 50-60 tuổi. Yếu tố
gien và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tuổi khởi phát bệnh 18.
1.1.3. Sinh bệnh học

Mặc dù cơ chế sinh bệnh học vẫn chưa hoàn toàn được sáng tỏ, đa số các tác giả
đều đồng ý rằng vảy nến là kết quả của sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố di
truyền và môi trường, từ đó tạo ra các đáp ứng miễn dịch. Sinh bệnh học vảy nến
đặc trưng bởi sự rối loạn biệt hóa các tế bào tạo sừng, thâm nhiễm các tế bào viêm

.


.

5

vào lớp bì và thượng bì với sự tham gia của cả hệ miễn dịch bẩm sinh lẫn hệ miễn
dịch đáp ứng, mà vai trò trung tâm là tế bào tua gai và các tế bào lympho T 5.
1.1.3.1. Vai trị của di truyền

Tỉ lệ bệnh nhân có tiền căn gia đình mắc vảy nến chiếm 35 – 90% các trường hợp
tùy theo các nghiên cứu khác nhau. Khi cả bố và mẹ mắc vảy nến, nguy cơ mắc

bệnh cho con là 41%, trong khi đó nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh, con số này là
14% và tỉ lệ mắc vảy nến là 6% khi có anh, chị, em ruột mắc vảy nến. Nghiên cứu
trên các cặp song sinh cho thấy sinh đơi cùng trứng có nguy cơ mắc bệnh vảy nến
cao gấp 2-3 lần so với sinh đơi khác trứng. Những đặc điểm nói trên cho thấy vai trò
của yếu tố di truyền trong sinh bệnh học vảy nến. Đặc biệt, di truyền tác động mạnh
mẽ hơn trên thể viêm khớp vảy nến với tỉ lệ ước tính 80 – 100% và nguy cơ mắc
bệnh gấp 30 – 49 lần nếu người thân đời thứ nhất mắc viêm khớp vảy nến. Vảy nến
là bệnh di truyền đa yếu tố. Mặc dù có >70 gien liên quan đến vảy nến đã được phát
hiện, chỉ 30% có khả năng di truyền bệnh, điều này có thể giải thích do sự tích lũy
tính đa hình gien cũng như sự tương tác phức tạp giữa gien – gien, gien – môi
trường. Có ít nhất 9 vùng gien liên quan vảy nến (PSORS1-9) trên các vị trí nhiễm
sắc thể khác nhau. Vùng gien quan trọng nhất là PSORS1, chiếm đến 35 - 50%
nguy cơ mắc vảy nến, liên quan đến vảy nến khởi phát sớm. Vấn đề di truyền trong
bệnh vảy nến được xác định có sự liên quan với HLA, đặc biệt là HLA-C*06:02
4,5,21

.

1.1.3.2. Vai trò của các yếu tố khởi phát

Các yếu tố khởi phát đóng vai trị quan trọng trong vảy nến: chấn thương, nhiễm
trùng (nhiễm liên cầu), thuốc (ức chế beta, IFNα và lithium), stress tâm lý, ánh sáng
mặt trời, thuốc lá. Các yếu tố khởi phát này trên cơ địa mang gien nhạy cảm với vảy
nến dẫn đến rối loạn chức năng điều hòa tế bào tạo sừng, hoạt hóa tế bào tua gai lớp
bì và tăng sinh tế bào lympho T 5,22.
1.1.3.1. Vai trò của miễn dịch

Sinh bệnh học của vảy nến có sự tham gia của cả hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ
miễn dịch đáp ứng. Dưới sự tác động của các yếu tố kích thích từ mơi trường như


.


.

6

stress, nhiễm trùng,… trên một cơ địa có gien mẫn cảm với vảy nến đã dẫn đến sự
sản xuất các cytokin như TNF-α, IFN-γ, IL-1beta, IL-6 từ các tế bào thuộc hệ miễn
dịch bẩm sinh và các tế bào sừng. Các cytokine này tác động lên tế bào tua trình
diện kháng nguyên. Sau khi được kích hoạt, các tế bào tua (tế bào màu tím trong
hình) tiết ra IL-12, IL-23, từ đó tế bào T này sẽ biệt hóa thành tế bào TH1 hoặc TH17
tùy vào loại IL định hướng. Tế bào TH1 tiết ra TNF và INF-gamma; TH17 tiết ra IL17A, IL-17F và IL22. Các cytokine này hoạt hóa tế bào sừng. Được hoạt hóa, cấc tế
bào sừng sản xuất 1 số peptide kháng khuẩn, trong đó có các protetin thuộc nhóm
S100 và một số cytokin tiền viêm và các chemokines. Các yếu tố này tiếp tục duy
trì sự ổn định và phát triển môi trường viêm của vảy nến, tạo nên vòng tròn sinh
bệnh học của vảy nến23.

Miễn

dịch

bẩm

sinh
Miễn

dịch

bẩm


sinh

TB sừng

Peptide kháng khuẩn

Hoạt hóa

TB diệt
tự nhiên
TB tua gai

Tế bào sừng

TB tua gai

Đại thực bào

Hình 1.1. Sinh bệnh học vảy nến 23
Trong khi trục TNF-alpha, IL-23, TH17 là trung tâm trong sinh bệnh học của vảy
nến mảng mạn tính (phần giữa hình 1.2), một con đường viêm khác, qua trung gian

.



×