Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Nồng độ tnf alpha huyết thanh trên bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám tại bệnh viện đại học y dược tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MẠCH KHÁNH HUY

NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH TRÊN
BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MẠCH KHÁNH HUY


NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH TRÊN
BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ĐẾN KHÁM
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM

CHUYÊN NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS LÊ THÁI VÂN THANH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi và cộng sự. Các
kết quả và số liệu trong luận văn này là trung thực và khơng được cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Mạch Khánh Huy

.



.

MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 4
1.1 DỊCH TỄ HỌC MÀY ĐAY .................................................................. 4
1.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH ...... 4
1.2.1 Định nghĩa ........................................................................................ 4
1.2.2 Phân loại ........................................................................................... 5
1.2.3 Chẩn đoán: ........................................................................................ 9
1.2.4. Điều trị ........................................................................................... 13
1.3. SINH BỆNH HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG MÀY
ĐAY MẠN TÍNH ...................................................................................... 15
1.3.1. Sinh bệnh học ................................................................................ 15
1.3.2 Các yếu tố liên quan trong mày đay mạn tính ................................ 19
1.4 TỔNG QUAN VỀ TNF-ALPHA ....................................................... 20
1.4.1 Nguồn gốc của TNF-alpha.............................................................. 21
1.4.2 Chức năng của TNF-alpha .............................................................. 21
1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ TNF-alpha .............................. 23
1.4.3 Vai trò TNF-alpha trong sinh bệnh học mày đay mạn tính ............ 24
1.4.4 Định lượng TNF-alpha huyết thanh................................................ 25

.



.

1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNFALPHA VÀ BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH .......................................... 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 28
2.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................ 28
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
2.2.1 Dân số mục tiêu .............................................................................. 28
2.2.2 Dân số chọn mẫu ............................................................................ 28
2.3 CỠ MẪU .............................................................................................. 28
2.4 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ......................................................... 29
2.5 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .......................................................... 30
2.6 THU THẬP SỐ LIỆU ......................................................................... 32
2.6.1 Công cụ thu thập ............................................................................. 32
2.6.2 Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 32
2.7 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ................................................... 32
2.7.1 Xử lý số liệu.................................................................................... 32
2.7.2 Phân tích số liệu .............................................................................. 33
2.8 VẤN ĐỀ Y ĐỨC .................................................................................. 34
2.9. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 34
2.10 SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 36
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN MÀY
ĐAY MẠN TÍNH ...................................................................................... 36
3.1.1 Đặc điểm về giới tính của mẫu nghiên cứu .................................... 36
3.1.2 Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu............................................ 37
3.1.3 Đặc điểm về nơi cư trú mẫu nghiên cứu ......................................... 38
3.1.4 Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng tham gia nghiên cứu ....... 39
3.1.5. Trình độ học vấn ............................................................................ 40

.



.

3.1.6 Tuổi khởi phát bệnh trong mẫu nghiên cứu .................................... 41
3.1.7 Thời gian tồn tại thương tổn ........................................................... 41
3.1.8 Thời gian mắc bệnh của bệnh mày đay mạn tính lần này............... 42
3.1.9 Tiền căn gia đình bệnh mày đay ..................................................... 42
3.1.10 Điểm hoạt độ UAS7...................................................................... 43
3.1.11 Mức độ sang thương sẩn phù tại ngày đến khám ......................... 43
3.1.12 Mức độ cảm giác ngứa tại ngày đến khám ................................... 44
3.2 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH TRÊN BỆNH NHÂN
MÀY ĐAY MẠN TÍNH. ........................................................................... 44
3.3 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT
THANH VỚI ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ............................................................... 45
3.3.1 Nồng độ TNF-alpha huyết thanh và đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân
mày đay mạn tính..................................................................................... 45
3.3.2 Nồng độ TNF-alpha huyết thanh và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
mày đay mạn tính..................................................................................... 46
3.3.3 Mối tương quan giữa nồng độ TNF-alpha huyết thanh và mức độ cảm
giác ngứa tại ngày đến khám ................................................................... 48
3.3.4 Mối tương quan giữa nồng độ TNF-alpha huyết thanh và độ nặng của
bệnh theo thang điểm UAS7 .................................................................... 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 53
4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH
NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ............................................................... 53
4.1.1 Giới ................................................................................................. 53
4.1.2 Độ tuổi và tuổi khởi phát mày đay mạn tính .................................. 54
4.1.3 Nơi ở ............................................................................................... 55

4.1.4 Nghề nghiệp .................................................................................... 56

.


.

4.1.5 Thời gian mắc bệnh ........................................................................ 57
4.1.6 Trình độ học vấn ............................................................................. 58
4.1.7 Tiền sử gia đình .............................................................................. 58
4.1.8 Độ nặng của bệnh ........................................................................... 59
4.1.9 Mức độ sẩn phù tại ngày đến khám ................................................ 61
4.1.10 Mức độ cảm giác ngứa tại ngày đến khám ................................... 62
4.2 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH CỦA NHĨM BỆNH
NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH VÀ NHĨM CHỨNG .......................... 64
4.3 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT
THANH VỚI ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở
BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ................................................... 66
4.3.1 Mối liên quan giữa nồng độ TNF-alpha huyết thanh với đặc điểm
dịch tễ ở bệnh nhân mày đay mạn tính .................................................... 66
4.3.2 Mối liên quan giữa nồng độ TNF-alpha huyết thanh với đặc điểm lâm
sàng ở bệnh nhân mày đay mạn tính........................................................ 67
4.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 69
KẾT LUẬN ................................................................................................... 70
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


.


.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT

Chữ viết tắt

Diễn giải

CS

Cộng sự

ĐLC

Độ lệch chuẩn

KN

Kháng ngun

KT

Kháng thể

TB


Trung bình

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG ANH

Chữ viết tắt

Diễn giải

AID

Auto imflammatory disease

ASST

Autologous serum skin test

C1 inh

C1 inhibitor

CD

Crohn 's disease

CSU


Chronic spontaneous urticaria

CINDU

Chronic inducible urticaria

CRP

C-reactive protein

EAACI

European Academy for Allergy and Clinical
immunology

.


.

ESR

Ethryrocyte sedimentation rate

EDF

European Dermatology Forum

GA2LEN


Global Academy and Asthma European Network

HAE

Hereditary Agioedema

HLA

Human Leucocyte Antigen

H.pylori

Helicobacter pylori

IL

Interleukin

ICAM-1

Intercellular Adhesion Molecule-1

JTF

Joint Task Force

LT

Leucotrien


NSAIDs

Non-steriodal anti-inflammatory drugs

Ps

Psoriasis

PGD

Prostaglandin D

PGE

Prostaglandin E

RA

Rheumatoid arthritis

Th

T helper

TNF

Tumour necrosis factor

UAS7


Urticaria Activity Score over 7 days

UAS4

Urticaria Activity Score

USS

Urticaria Severity Score

VCAM-1

Vascular Cell Adhesion Molecule-1

WAO

World Allergy Organization

.


.

BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Acute urticaria

Mày đay cấp

Adrenergic urticaria


Mày đay do adrenergic

Angioedema

Phù mạch

Angioedema without wheals

Phù mạch không sẩn

Aquagenic urticaria

Mày đay do nước

Autologous serum skin test

Test da huyết thanh tự thân

Cholinergic urticaria

Mày đay do cholinergic

Chronic urticaria

Mày đay mạn

Chronic spontaneous urticaria

Mày đay mạn tính tự phát


Contact urticaria

Mày đay tiếp xúc

Cold urticaria

Mày đay do lạnh

Chronic inducible urticaria

Mày đay mạn tính do kích thích

Crohn 's disease

Bệnh Crohn

Dermgraphism

Chứng da vẽ nổi

Delayed pressure urticaria

Mày đay áp lực muộn

Hives

Sẩn phù

Intercellular Adhesion Molecule-1


Phân tử kết dính tế bào gian bào -1

Itchy Severity Score

Điểm độ nặng của ngứa

Localized heat contact urticaria

Mày đay do nhiệt khu trú

Ordinary urticaria

Mày đay thông thường

Physical angioedema

Mày đay vật lý

Pseudoallergic

Giả dị ứng nguyên

Psoriasis

Vảy nến

Rheumatoid arthritis

Viêm khớp dạng thấp


Solar urticaria

Mày đay do ánh sáng

.


.

TNF-alpha

Yếu tố hoại tử u alpha

Urticaria vasculitis

Viêm mạch mày đay

Vascular Cell Adhesion Molecule-1

Phân tử kết dính tế bào mạch máu 1

.


.

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1 CÁC TẾ BÀO SẢN XUẤT TNF-ALPHA .................................. 21
BẢNG 1.2 CÁC CHẤT TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TNFALPHA ........................................................................................................... 23

BẢNG 3.1 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) VÀ NHĨM CHỨNG (N=30)
THEO GIỚI TÍNH.......................................................................................... 36
BẢNG 3.2 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) VÀ NHÓM CHỨNG (N=30)
THEO TUỔI .................................................................................................. 37
BẢNG 3.3 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) VÀ NHÓM CHỨNG (N=30)
THEO NGHỀ NGHIỆP TRONG MẪU NGHIÊN CỨU ............................... 39
BẢNG 3.4 PHÂN BỐ NHĨM BỆNH (N=60) VÀ NHĨM CHỨNG (N=30)
THEO TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ...................................................................... 40
BẢNG 3.5 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) VÀ NHÓM CHỨNG (N=30)
THEO TUỔI KHỞI PHÁT............................................................................. 41
BẢNG 3.6 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) THEO THỜI GIAN TỒN TẠI
THƯƠNG TỔN .............................................................................................. 41
BẢNG 3.7 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) THEO THỜI GIAN MẮC
BỆNH ............................................................................................................. 42
BẢNG 3.8 PHÂN BỐ NHÓM BỆNH (N=60) THEO TIỀN CĂN GIA ĐÌNH
........................................................................................................................ 42
BẢNG 3.9 PHÂN LOẠI ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH
THEO UAS7................................................................................................... 43
BẢNG 3.10 PHÂN BỐ MỨC ĐỘ SẨN PHÙ TẠI NGÀY ĐẾN KHÁM .... 43
BẢNG 3.11 PHÂN BỐ MỨC ĐỘ CẢM GIÁC NGỨA TẠI NGÀY ĐẾN
KHÁM ........................................................................................................... 44
BẢNG 3.12 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH TRUNG BÌNH CỦA
NHĨM BỆNH (N=60) VÀ NHĨM CHỨNG (N=30) ................................... 44

.


.

BẢNG 3.13 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA TRUNG BÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM DỊCH

TỄ CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ........................................ 45
BẢNG 3.14 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH VÀ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ......................... 46
BẢNG 3.15 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN
MÀY ĐAY MẠN TÍNH THEO MỨC ĐỘ CẢM GIÁC NGỨA TẠI NGÀY
ĐẾN KHÁM ................................................................................................... 51
BẢNG 3.16 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN
MÀY ĐAY MẠN TÍNH THEO PHÂN NHĨM ĐIỂM UAS7 ..................... 50
BẢNG 4.1 SO SÁNH TỈ LỆ GIỚI TÍNH GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU ........ 53
BẢNG 4.2 SO SÁNH ĐỘ TUỔI NHÓM BỆNH GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 54
BẢNG 4.3 SO SÁNG TỈ LỆ NƠI Ở GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU ................ 55
BẢNG 4.4 SO SÁNH THỜI GIAN MẮC BỆNH GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................ 57
BẢNG 4.5 SO SÁNH TỈ LỆ BỆNH NHÂN CÓ TIỀN SỬ GIA ĐÌNH GIỮA
CÁC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 58
BẢNG 4.6 SO SÁNH ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH (THEO THANG ĐIỂM UAS7)
GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU ........................................................................... 60
BẢNG 4.7 SO SÁNH MỨC ĐỘ SẨN PHÙ TẠI NGÀY ĐẾN KHÁM GIỮA
CÁC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 61
BẢNG 4.8 SO SÁNH MỨC ĐỘ CẢM GIÁC NGỨA TẠI NGÀY ĐẾN
KHÁM GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU.............................................................. 62
BẢNG 4.9 SO SÁNH NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH Ở NHÓM
BỆNH VÀ NHÓM CHỨNG GIỮA CÁC NGHIÊN CỨU ........................... 65
BẢNG 4.10 SO SÁNH MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA
HUYẾT THANH VÀ ĐIỂM HOẠT ĐỘ MÀY ĐAY MẠN TÍNH (UAS7) 68

.



.

DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1.1 CÁCH TIẾP CẬN CHẨN ĐỐN MÀY ĐAY MẠN TÍNH ....... 10
HÌNH 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TNF-ALPHA .............................................. 22
HÌNH 3.1 PHÂN BỐ CỦA NHĨM BỆNH THEO NƠI SỐNG (N=60) ....... 38
HÌNH 3.2 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT
THANH VÀ MỨC ĐỘ NGỨA TẠI NGÀY ĐẾN KHÁM ........................... 49
HÌNH 3.3 NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT THANH GIỮA CÁC NHĨM
ĐIỂM HOẠT ĐIỂM HOẠT ĐỘ MÀY ĐAY MẠN TÍNH (UAS7) ............. 51
HÌNH 3.4 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ TNF-ALPHA HUYẾT
THANH VÀ ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH ........................................................... 52
HÌNH 4.1 PHÂN BỐ BỆNH NHÂN THEO NHÓM TUỔI KHỞI PHÁT
(N=60) ............................................................................................................ 55

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mày đay là một bệnh rất phổ biến trong cộng đồng, có thể gặp ở mọi lứa
tuổi, mọi chủng tộc và tất cả các quốc gia trên thế giới. Mày đay mạn tính chiếm
tỉ lệ khoảng 0,5 – 1% dân số, được xác định khi sẩn phù xuất hiện hàng ngày
hoặc gần như hàng ngày, kéo dài ít nhất 6 tuần. Đây là một bệnh da phổ biến,
dễ chẩn đốn, tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn trong theo dõi và điều trị.
Nguyên nhân và sinh bệnh học của mày đay rất phức tạp và khó xác định. Cơ
chế bệnh sinh của bệnh liên quan đến việc tế bào mast giải phóng histamin và

các hóa chất trung gian hoạt hóa mạch máu khác. Tự kháng thể (anti-IgE) được
phát hiện trong khoảng 1/3 trường hợp. Ngoài tác động của cơ chế trên cịn có
sự tham gia của những hóa chất trung gian khác trong sinh bệnh học của mày
đay mạn tính, đặc biệt là các cytokine. Theo đó, rất nhiều nghiên cứu trên thế
giới đã được thực hiện nhằm khảo sát các cytokine trong huyết thanh bệnh nhân
mày đay mạn tính.1
Yếu tố hoại tử khối u alpha (Tumor necrosis factor-alpha - TNF-alpha) là
một chất trung gian tiền viêm, được tiết ra bởi đại thực bào và nhiều loại tế bào
khác. TNF-alpha tham gia điều hồ nhiều chu trình sinh học của tế bào, bao
gồm quá trình tăng sinh, biệt hố và chết theo chương trình, q trình chuyển
hố lipid và q trình đơng máu. Đây là chất trung gian giữ vai trị chính trong
nhiều bệnh lý tự miễn, bệnh lý đề kháng Insulin và ung thư. Trong cơ chế bệnh
sinh của mày đay mạn tính, TNF-alpha được cho rằng gây ra sự giải phóng chất
trung gian từ các tế bào mast, kích hoạt các phân tử kết dính nội mơ, và đóng
góp chính vào sự xâm nhập bạch cầu trong các phản ứng da pha muộn phụ
thuộc IgE 2. Trên cơ sở đó, một số cơng trình nghiên cứu về nồng độ của TNFalpha trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn tính đã được thực hiện.

.


.

2

Trong nghiên cứu của Grzanka và cs cho thấy rằng nồng độ TNF-alpha trong
huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn tính mức độ trung bình đến nặng cao
đáng kể so với nhóm chứng 3. Trong nghiên cứu của Atwa và cs chỉ ra rằng có
một mối liên quan mật thiết giữa nồng độ TNF-alpha và mức độ hoạt động của
bệnh thông qua thang điểm UAS7 4.
Về điều trị, từ năm 2007, đã có một số thử nghiệm lâm sàng pha 1 đánh

giá hiệu quả điều trị của thuốc kháng TNF-alpha huyết thanh trên bệnh nhân
mày đay mạn tính, cho kết quả khả quan 5,6,7. Tại Việt Nam, thuốc kháng TNFalpha đã được ứng dụng hiệu quả trong điều trị vảy nến, nhưng chưa có nhiều
nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát vai trò và ứng dụng của cytokine này
trên bệnh mày đay mạn tính. Do đó, chúng tơi thực hiện đề tài này để xác định
nồng độ TNF-alpha trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay mạn tính cũng
như khảo sát mối liên quan giữa nồng độ TNF-alpha trong huyết thanh và độ
nặng của bệnh. Từ đó, nghiên cứu góp phần tìm hiểu về vai trị của hố chất
trung gian TNF-alpha trong sinh bệnh học của mày đay mạn tính, đồng thời
làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về ứng dụng kháng TNF-alpha trong
điều trị bệnh lý mày đay mạn tính tại Việt Nam.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định nồng độ TNF-alpha trong huyết thanh và mối liên quan với đặc
điểm lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính đến khám tại bệnh viện Đại
học Y Dược TP. HCM từ 10/2021 đến 08/2022.
MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT
1. Mô tả một số yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng và độ nặng trên bệnh
nhân mày đay mạn tính đến khám tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ
10/2021 đến 08/2022.
2. Xác định nồng độ TNF-alpha trong huyết thanh của bệnh nhân mày đay
mạn tính và so sánh với nhóm chứng.
3. Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ TNF-alpha trong huyết thanh với

một số yếu tố dịch tễ, đặc điểm lâm sàng và độ nặng của bệnh nhân mày đay
mạn tính.

.


.

4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 DỊCH TỄ HỌC MÀY ĐAY
Mày đay là một bệnh phổ biến. Các yếu tố tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
chủng tộc, vùng địa lý, mùa trong năm đều có thể là nguyên nhân dẫn đến khởi
phát bệnh 8. Theo nghiên cứu trên một nhóm sinh viên, có khoảng 15% đến
20% từng mắc bệnh mày đay, trong khi 1% đến 3% sinh viên từng đến phòng
khám da liễu của bệnh viện ở Vương quốc Anh được ghi nhận mày đay. Theo
dữ liệu từ trung tâm y tế di động quốc gia (National Ambulatory Medical Care
Survey) từ năm 1990 đến năm 1997 ở Mỹ, phụ nữ mắc bệnh mày đay chiếm
69% số bệnh nhân đến khám, chủ yếu gồm hai nhóm tuổi là từ khi mới sanh
đến 9 tuổi và 30 – 40 tuổi 8.
Khoảng 50% bệnh nhân mày đay mạn tính khỏi bệnh trong 1 năm, 65%
trong vòng 3 năm, 85% trong vòng 5 năm 9. Tuy nhiên, theo một thống kê ở
Amsterdam hầu hết bệnh nhân lui bệnh trong vòng 1 đến 3 năm 10.
1.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH
1.2.1 Định nghĩa 8,11
Mày đay là một bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của sẩn phù, phù mạch,
hoặc cả hai. Sẩn phù thường khu trú trong da, được bao quanh bởi một quầng
hồng ban và có thể kèm theo ngứa, trong một số trường hợp có thể xuất hiện

cảm giác bỏng rát. Đường kính của chúng thường là vài milimet hoặc có khi
lên đến 6-8 centimet trong trường hợp mày đay lan rộng. Sẩn phù biến mất
trong vài giờ, thường là trong vịng 24 giờ. Trung tâm của mày đay có thể nhạt
màu hơn do sự chèn ép của những mạch máu bị giãn. Đối với mày đay, mạch

.


.

5

máu bị giãn và tăng tính thấm thành mạch xảy ra ở lớp bì nơng và liên quan
đến đám rối tĩnh mạch sau mao mạch.
Phù mạch có cùng cơ chế sinh bệnh như mày đay nhưng tổn thương ở
lớp bì sâu, mô mỡ dưới da và biểu hiện chủ yếu là sưng nề. Lớp da bên trên có
thể đỏ hay bình thường. Phù mạch thường biểu hiện đau nhiều hơn ngứa và có
thể kéo dài đến 72 giờ.
Mày đay được định nghĩa là mạn tính khi có sự xuất hiện của sẩn, mảng
phù mỗi ngày hoặc hầu như mỗi ngày trong ít nhất 6 tuần. Ngun nhân có thể
do tác nhân vật lý, nhiễm trùng, tự miễn, vô căn, viêm mạch mày đay 10.
1.2.2 Phân loại
1.2.2.1 Theo European Academy for Allergy and Clinical
Immunology (EAACI)/Global Allergy and Asthma European Network
(GA2LEN)/European

Dermatology

Forum


(EDF)/World

Allergy

Organization (WAO)
Theo hướng dẫn của European Academy for Allergy and Clinical
Immunology (EAACI)/Global Allergy and Asthma European Network
(GA2LEN)/European Dermatology Forum (EDF)/World Allergy Organization
(WAO) 2018 thì mày đay được phân loại dựa vào thời gian kéo dài của triệu
chứng, tần suất và nguyên nhân 11. Mày đay mạn tính được phân thành mày đay
mạn tính tự phát (chronic spontaneous urticaria: CSU) và mày đay mạn tính do
kích thích (chronic inducible urticaria: CINDU). Kích thích trong CINDU bao
gồm cả kích thích vật lý và các yếu tố kích thích khác như nước, cholinergic,
tiếp xúc. Nguyên nhân của CSU có thể do nhiễm trùng, tự miễn và một số chưa
rõ nguyên nhân 11. CSU là dạng phổ biến của mày đay mạn, chiếm hơn 75%
các trường hợp và ảnh hưởng đến 0,5 – 1% dân số 12. Trong một số trường hợp,
bệnh nhân có biểu hiện nhiều hơn một phân nhóm của mày đay (ví dụ CSU

.


.

6

kèm theo mày đay kích thích) hoặc có sự chồng lấp của các phân nhóm nhỏ
trong CINDU, từ đó dẫn đến dễ chẩn đốn nhầm lẫn 12.
Mày đay mạn tính tự phát (CSU):
Mày đay mạn tính tự phát với biểu hiện của sẩn phù đơn độc chiếm 50%
các trường hợp, sẩn phù kết hợp với phù mạch hiện diện trong 40% các trường

hợp 12. Phù mạch có thể gặp ở tay, chân, mắt, má, môi, lưỡi và cổ họng, nhưng
không ảnh hưởng đến thanh quản 8.
Trong đa số các trường hợp, CSU thường lui bệnh trong vòng 1 đến 5
năm 12, mặc dù có khoảng 10-20% trường hợp bệnh có thể kéo dài đến 5-10
năm 13 14 12. Có trường hợp hiếm, bệnh kéo dài đến 50 năm cũng được báo cáo
12

. Một vài báo cáo về mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và diễn tiến lâm

sàng của bệnh cũng được ghi nhân. Ví dụ, có mối liên quan đáng kể giữa độ
nặng và thời gian bệnh 15. Trong một nghiên cứu kéo dài 5 năm trên 145 bệnh
nhân CSU ghi nhận hầu hết các trường hợp được phân độ nhẹ sẽ khỏi bệnh
trong vòng 2 năm (p<0,0001) 15. Ngược lại, chỉ có 41% các trường hợp CSU
trung bình và nặng lui bệnh trong vịng 2 năm và 30% trường hợp kéo dài đến
5 năm 15.
Mày đay mạn tính do kích thích (CINDU):
Mày đay mạn tính do kích thích có thể được kích hoạt bởi các yếu tố
khởi phát vật lý bên ngoài như nhiệt độ (mày đay tiếp xúc do lạnh hoặc nhiệt),
áp lực khu trú duy trì liên tục (mày đay áp lực muộn, chứng da vẽ nổi), do rung
(mày đay do rung) và do ánh sáng (mày đay do ánh sáng) 16. Ngồi ra, cịn có
thể được khởi phát khi thân nhiệt cơ thể tăng (mày đay cholinergic), hoặc hiếm
hơn là do nước (mày đay do nước) 16.

.


.

7


• Chứng da vẽ nổi: 8,17
Da vẽ nổi tức thì:
Da vẽ nổi có triệu chứng là dạng phổ biến nhất của mày đay vật lý. Biểu
hiện của nó dưới dạng đường ở những vị trí cào xước hay ở những vị trí ma sát
khác như cổ áo, cổ tay áo. Bệnh nhân hầu hết là người trẻ tuổi, họ thường hay
than phiền về triệu chứng ngứa trước khi sẩn phù xuất hiện. Triệu chứng thường
diễn tiến xấu đi vào buổi tối và thường theo cơn. Tổn thương thường tự lui
trong vịng vài giờ. Khơng có mối liên quan với bệnh lý dị ứng, hệ thống hoặc
tự miễn.
Da vẽ nổi muộn:
Thương tổn xuất hiện 3 – 6 giờ sau kích thích, có thể có hay khơng phản
ứng ngay lập tức và thường kéo dài 24 – 48 giờ.
• Mề đay áp lực muộn 16:
Mày đay áp lực muộn quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân và việc điều trị cũng rất khó khăn. Mày đay áp lực
muộn đặc trưng bởi hồng ban sưng nề sâu ở vị trí chịu áp lực lâu dài trên da,
xuất hiện sau 30 phút đến 12 giờ và có thể kéo dài đến 72 giờ. Vùng da sưng
nề thường kèm ngứa, đau hoặc cả hai, có thể tồn tại vài ngày. Các vị trí thường
gặp như: vị trí tiếp xúc khi ngồi trên ghế cứng, dưới dây đeo vai và thắt lưng,
vòng eo sau khi mặc quần áo chật, lòng bàn tay sau khi làm việc bằng tay, lịng
bàn chân sau khi đi bộ hoặc leo thang.
• Phù mạch do rung 16:
Là một dạng hiếm gặp của mày đay, ở vị trí kích thích rung gây ra sẩn
phù khu trú và hồng ban trong vài phút. Những kích thích bao gồm chạy bộ, cọ
xát mạnh với khăn tắm, và việc sử dụng các thiết bị gây rung như máy cắt cỏ,
xe máy.

.



.

8

• Mày đay do nhiệt khu trú 18:
Là dạng hiếm của mày đay, ngứa và sẩn phù xuất hiện khu trú trong vài
phút sau khi tiếp xúc với bất cứ nguồn nhiệt nào, thường kéo dài 1 giờ. Triệu
chứng có thể xuất hiên sau khi tiếp xúc với nước nóng, ánh sáng mặt trời, nguốn
bức xạ nhiệt.
• Mày đay do lạnh 18:
Bao gồm mắc phải (nguyên phát, thứ phát) và do di truyền (rất hiếm).
Các triệu chứng (ngứa, rát, sẩn phù) xảy ra trong vòng vài phút sau khi
tiếp xúc bao gồm sự thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh và tiếp xúc trực
tiếp với các đồ lạnh.
• Mày đay do mặt trời 16:
Xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với bước sóng tia cực tím
hoặc bức xạ năng lượng mặt trời.
• Mày đay do nước 18:
Rất hiếm gặp, do tiếp xúc với nước ở bất kỳ nhiệt độ nào. Tổn thương
xảy ra ở phần cơ thể và kéo dài ít hơn 1 giờ.
• Mày đay cholinergic 16:
Sang thương là những sẩn phù, ngứa, xuất hiện sau khi tiếp xúc với mồ
hơi 15 phút, ví dụ như sau khi tập luyện gắn sức, xông hơi, stress cảm xúc đột
ngột. Kích thích gợi ý khác bao gồm di chyển từ lạnh đến một căn phịng nóng,
uống rượu và ăn thức ăn nhiều gia vị.
Sang thương tập trung phần nhiều ở nửa trên cơ thể, tuy nhiên cũng có
thể xuất hiện ở cánh tay và cẳng chân.
• Mày đay tiếp xúc:

.



.

9

Mày đay tiếp xúc được định nghĩa là sự xuất hiện của mày đay ở nơi tiếp
xúc với da hoặc niêm 19, định nghĩa này cũng bao gồm hồng ban do tiếp xúc và
thậm chí chỉ có cảm giác bỏng rát, châm chít mà khơng có hồng ban.
Có hai dạng miễn dịch và khơng miễn dịch, phụ thuộc vào có liên quan
IgE hay không. Mày đay tiếp xúc dị ứng có thể gặp ở trẻ em viêm da cơ địa, do
nhạy cảm với dị nguyên môi trường như cỏ, động vật, thực phẩm hoặc găng tay
dị ứng với latex. Mày đay tiếp xúc không miễn dịch (tức là không dị ứng) là do
tác động trực tiếp của mày đay trên mạch máu, ví dụ như tiếp xúc với axit sorbic
và axit benzoic và các loại thực phẩm, aldehyde cinamic trong mỹ phẩm, hoặc
histamin, acetylcholine và serotonin trong cây tầm ma.
1.2.2.2 Theo sự thống nhất của Joint Task Force on Practice
Parameters (JTFPP), American Academy of Allergy, Asthma &
Immunology (AAAAI), the American College of Allergy, Asthma &
Immunology (ACAAI), the Joint Council of Allergy, Asthma &
Immunology
Theo phân loại của các tổ chức ở Mỹ thì mày đay được chia thành mày
đay mạn tính vô căn (chronic idiopathic urticaria: CIU) và mày đay mạn tính
do kích thích. Trong đó, CIU ở Mỹ tương đồng với CSU ở Châu Âu. Tuy nhiên,
theo Châu Âu thì CIU tương đồng với nhóm nguyên nhân chưa xác định trong
CSU 20.
1.2.3 Chẩn đoán:
1.2.3.1 Chẩn đoán xác định 21,22
Mày đay mạn tính được chẩn đốn lâm sàng dựa trên sự xuất hiện của
các thương tổn mày đay đặc trưng, có hoặc khơng có phù mạch, hầu hết các

ngày trong tuần, trong khoảng thời gian 6 tuần hoặc lâu hơn.

.


.

10

Việc tìm ra yếu tố thúc đẩy như thuốc, thức ăn, tác nhân vật lý, nhiễm
trùng giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.
SƠ ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN MÀY ĐAY MẠN

và/hoặc

Sẩn phù

Phù mạch

Sốt tái phát không rõ nguyên nhân?
Đau khớp/xương? Mệt?
+

-

-

Dấu hiệu viêm
mạch trên sinh
thiết?


-

+

+

-

Triệu chứng do
kích thích?

-

+

Thuyên giảm sau
khi dừng?

HAE hoặc AAE ?

-

+

Bệnh
sử

+


-

Thời gian sẩn phù
> 24h?

Bệnh tự miễn?
+

Điều trị ức chế men chuyển?

Test
chẩn
đốn

+

Test kích thích
+

AID di
truyền/
mắc phải

Viêm
mạch mày
đay

Mày đay
mãn tính
tự phát


Mày đay
mãn tính do
kích thích

HAE I-III
AAE

Histamine và các Mast Cell Mediators khác

Interleukin-1

Phù mạch do
ức chế men
chuyển

Điều
trị

Bradykinin

Hình 1.1 Cách tiếp cận chẩn đốn mày đay mạn tính
''Nguồn: 2018 EAACI/GA2LEN/EDF/WAO guidelines 11"
HAE: Hereditary Angioedema-phù mạch di truyền
AAE: Acquired Angiodema-phù mạch mắc phải.
Chẩn đốn CSU:
Theo khuyến cáo của EAACI/GA2LEN/EDF/WAO, bệnh nhân có khả
năng CSU thì việc đánh giá thường quy nên tập trung vào bệnh sử và các dấu
hiệu lâm sàng, hạn chế việc chỉ định xét nghiệm quá mức 11. Các xét nghiệm
chẩn đốn thường quy nên giới hạn ở cơng thức máu, đo tỷ lệ phân đoạn của


.


.

11

hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate: ESR), C-reactive protein (CRP).
Trường hợp bệnh nhân với CSU nặng hoặc kéo dài, các xét nghiệm mở rộng
có thể thực hiện như xét nghiệm về nhiễm trùng (ví dụ Helicobacter pylori),
skin prick test (SPT), tự kháng thể, autologous serum skin test (ASST), sinh
thiết da 11.
Chẩn đoán CINDU:
Chẩn đoán CINDU dựa trên xác định CINDU và loại trừ các chẩn đoán
phân biệt, nhận diện được yếu tố khởi phát. Việc xác định CINDU được thực
hiện bởi các kích thích và đánh giá ngưỡng 11.
Một điều quan trọng trong CINDU là thời gian tồn tại của sẩn phù, mà
trong hầu hết các trường hợp, sẩn phù kéo dài ≤ 1h, ngoại trừ trường hợp mày
đay tiếp xúc (2h) và mày đay áp lực muộn (24h) 21.
Các test kích thích cho mày đay vật lý 8,18:
-

Chứng da vẽ nổi được kiểm tra bằng cách vạch nhẹ lên mặt lưng của da

bằng cạnh tròn của một que gỗ.
-

Mày đay áp lực muộn được xác định bằng cách áp một trọng lượng 2,5kg


lên đùi hoặc lưng (sử dụng một thanh có đường kính 1,5cm), kết quả sẩn phù
sờ thấy sau 2-8 giờ.
-

Kiểm tra kích thích mày đay do cholinergic bao gồm tập thể dục đến khi

nào đổ mồ hôi trong một mơi trường nóng, hoặc ngâm một phần cơ thể trong
bồn tắm nước nóng ở 420C trong 10 phút.
-

Mày đay do lạnh được xác định bằng cách áp khối băng trong một túi

nhựa mỏng hoặc găng tay cho đến 20 phút (các cá nhân nhạy cảm có thể phản
ứng sau 30 giây).

.


×