Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng lâm sàng y học cổ truyền trên bệnh nhân đái tháo đường type 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

DƯƠNG THỊ NGỌC LAN

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
CÁC HỘI CHỨNG LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ Y TẾ

DƯƠNG THỊ NGỌC LAN

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
CÁC HỘI CHỨNG LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN


TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 8720113

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. BS. NGUYỄN THỊ BAY

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan, và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Học viên

Dương Thị Ngọc Lan

.


.


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ i
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT........................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................3
1.1. Đái tháo đường theo y học hiện đại .....................................................................3
1.2. Đái tháo đường theo y học cổ truyền .................................................................13
1.3. Phương pháp phân tích mơ hình cây tiềm ẩn .....................................................21
1.4. Các nghiên cứu trong và ngồi nước .................................................................24
1.5. Tính giá trị nội dung ...........................................................................................29
1.6. Phương pháp Delphi...........................................................................................31
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................32
2.1. Khảo sát y văn và ý kiến chuyên gia ..................................................................32
2.2. Khảo sát trên lâm sàng .......................................................................................33
2.3. Mô tả các biến số................................................................................................36
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................45
2.5. Xử lý số liệu .......................................................................................................48
2.6. Vấn đề y đức ......................................................................................................49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .........................................................................................51
3.1. Khảo sát y văn và ý kiến chuyên gia ..................................................................51
3.2. Khảo sát lâm sàng ..............................................................................................64
3.3. Phân tích hội chứng lâm sàng bằng mơ hình cây tiềm ẩn ..................................71
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................84
4.1. Khảo sát y văn và ý kiến chuyên gia ..................................................................84

4.2. Khảo sát lâm sàng ..............................................................................................92
4.3. Phân tích hội chứng lâm sàng bằng mơ hình cây tiềm ẩn ................................101
4.4. Hạn chế.............................................................................................................113
.


.

4.5. Điểm mới và ứng dụng.....................................................................................114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Tên viết tắt
ACEI/ARB

Angiotensin-converting-enzyme
inhibitors/angiotensin receptor blockers

ADA


American Diabetes Association

BMI

Body mass index

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

CMI

Culmulative mutual information

Cs

Cộng sự

CVI

Content validity index

DPP-4i

Dipeptidyl peptidase-4 inhibitor

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTĐ2

Đái tháo đường type 2

GLP-1 agonists
HA

Glucagon-like peptide-1 agonists
Huyết áp

HbA1c

Hemoglobin A1c

HC

Hội chứng

KTC

Khoảng tin cậy

LTMs

Latent tree models

NB

Người bệnh


NC

Nghiên cứu

RCT

Randomized controlled trial
Sodium – glucose cotransporter-2 inhibitor

SGLT2i
SU

Sulfonylurea

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.

ii

Tăng huyết áp

THA
TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TZD

Thiazolidinedione

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

WHO

World Health Organization

.


.

iii

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH VIỆT
Tên đầy đủ

Tên tiếng việt


Angiotensin-converting-enzyme
inhibitors/angiotensin receptor
blockers

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin/thuốc
ức chế thụ thể angiotensin

American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Body mass index

Chỉ số khối cơ thể

Centers for Disease Control and
Prevention

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch
bệnh

Culmulative mutual information

Thơng tin tương hỗ tích lũy

Content validity index

Chỉ số giá trị nội dung


Dipeptidyl peptidase-4 inhibitor

Chất ức chế dipeptidyl peptidase 4

Glucagon-like peptide-1 agonists

Chất chủ vận peptide 1 giống glucagon

Latent tree models

Mơ hình cây tiềm ẩn

Randomized controlled trial

Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên

Sodium – glucose cotransporter2 inhibitor

Chất ức chế kênh đồng vận chuyển natri –
glucose 2

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

.


.


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Biến số nền ...........................................................................................36
Bảng 2.2. Định nghĩa biến triệu chứng YHCT .....................................................38
Bảng 3.1. Danh sách các y văn thu thập được ......................................................51
Bảng 3.2. Các hội chứng tổng hợp từ y văn .........................................................54
Bảng 3.3. Đặc điểm các chuyên gia (n = 10) ........................................................55
Bảng 3.4. Các hội chứng y học cổ truyền trên bệnh nhân ĐTĐ2 .........................56
Bảng 3.5. Hội chứng Phế nhiệt tân thương ...........................................................56
Bảng 3.6. Hội chứng Phế Vị táo nhiệt ..................................................................57
Bảng 3.7. Hội chứng Phế âm hư ...........................................................................57
Bảng 3.8. Hội chứng Thấp nhiệt trung trở ............................................................57
Bảng 3.9. Hội chứng Vị nhiệt chước thịnh ...........................................................58
Bảng 3.10. Hội chứng Vị âm hư ...........................................................................58
Bảng 3.11. Hội chứng Tỳ Vị khí hư .....................................................................58
Bảng 3.12. Hội chứng Tỳ hư thấp khốn ...............................................................59
Bảng 3.13. Hội chứng Tỳ hư huyết ứ ...................................................................59
Bảng 3.14. Hội chứng Trường táo thương âm ......................................................59
Bảng 3.15. Hội chứng Âm tân khuy hư ................................................................59
Bảng 3.16. Hội chứng Tỳ Thận dương hư ............................................................60
Bảng 3.17. Hội chứng Tâm âm bất túc .................................................................60
Bảng 3.18. Hội chứng Can Thận âm hư ...............................................................60
Bảng 3.19. Hội chứng Can âm bất túc ..................................................................61
Bảng 3.20. Hội chứng Thận âm hư .......................................................................61
Bảng 3.21. Hội chứng Can uất Tỳ hư ...................................................................61
Bảng 3.22. Hội chứng Khí âm lưỡng hư ..............................................................62
Bảng 3.23. Hội chứng Khí âm lưỡng hư kiêm ứ ..................................................62
Bảng 3.24. Hội chứng Đàm thấp ..........................................................................62
Bảng 3.25. Hội chứng Ứ huyết trở trệ ..................................................................63

Bảng 3.26. Hội chứng Đàm ứ hỗ kết ....................................................................63
Bảng 3.27. Hội chứng Âm dương lưỡng hư .........................................................63

.


.

v

Bảng 3.28. Hội chứng Thận dương hư .................................................................64
Bảng 3.29. Đặc điểm về giới của mẫu nghiên cứu ...............................................65
Bảng 3.30. Đặc điểm về nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu ..................................65
Bảng 3.31. Đặc điểm về tình trạng hơn nhân của mẫu nghiên cứu ......................65
Bảng 3.32. Đặc điểm về trình độ học vấn của mẫu nghiên cứu ...........................65
Bảng 3.33. Đặc điểm về hút thuốc lá của mẫu nghiên cứu ..................................66
Bảng 3.34. Tiền căn gia đình mắc đái tháo đường của mẫu nghiên cứu ..............66
Bảng 3.35. Đặc điểm huyết áp của mẫu nghiên cứu ............................................66
Bảng 3.36. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường type 2 ........................................67
Bảng 3.37. Đặc điểm BMI của mẫu nghiên cứu...................................................68
Bảng 3.38. Đặc điểm về bệnh đồng mắc của mẫu nghiên cứu .............................68
Bảng 3.39. Đặc điểm HbA1c của mẫu nghiên cứu...............................................69
Bảng 3.40. Tỉ lệ xuất hiện trên lâm sàng của các triệu chứng có tỉ lệ đồng thuận
thấp theo ý kiến chuyên gia trên NB ĐTĐ2 ...............................................69
Bảng 3.41. Tỉ lệ xuất hiện trên lâm sàng của các triệu chứng có tỉ lệ đồng thuận
cao theo ý kiến chuyên gia trên NB ĐTĐ2 ................................................70
Bảng 3.42. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y0 ......................................74
Bảng 3.43. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y1 ......................................75
Bảng 3.44. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y3 ......................................75
Bảng 3.45. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y8 ......................................76

Bảng 3.46. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y13 ....................................76
Bảng 3.47. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y14 ....................................77
Bảng 3.48. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y15 ....................................78
Bảng 3.49. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y16 ....................................78
Bảng 3.50. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y18 ....................................79
Bảng 3.51. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y19 ....................................79
Bảng 3.52. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y20 ....................................79
Bảng 3.53. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y21 ....................................80
Bảng 3.54. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y22 ....................................81
Bảng 3.55. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y23 ....................................81

.


.

vi

Bảng 3.56. Phân phối xác suất lớp của biến tiềm ẩn Y25 ...................................82
Bảng 3.57. Bảng tổng hợp các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán hội chứng YHCT
trên người bệnh ĐTĐ2 ...............................................................................83
Bảng 4.1. Bảng so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng Thấp nhiệt trung trở .106
Bảng 4.2. Bảng so sánh tiêu chuẩn chẩn đốn HC Khí âm lưỡng hư.................107
Bảng 4.3. Bảng so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng Can Thận âm hư ......109
Bảng 4.4. Bảng so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng Ứ huyết trở trệ .........110
Bảng 4.5. Bảng so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng Âm dương lưỡng hư 112

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình giả thuyết động lực để phát triển phân tích cây tiềm ẩn ........22
Hình 2.1. Vị trí mạch chẩn....................................................................................45

Hình 2.2. Thang màu sắc nước tiểu của Armstrong .............................................46
Hình 2.3. Thang đo dạng phân Bristol ..................................................................48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu .............................................64
Biểu đồ 3.2. Thời gian mắc bệnh đái tháo đường type 2 ......................................67

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ hình ảnh đại diện các triệu chứng của lưỡi ...............................47
Sơ đồ 3.1. Mơ hình biến tiềm ẩn 124 triệu chứng ................................................72

.


.

1

MỞ ĐẦU
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi tăng đường
huyết gây ra do khiếm khuyết bài tiết và/hoặc hoạt động của insulin 1. Trong đó, đái
tháo đường type 2 (ĐTĐ2) chiếm khoảng 90% những người có ĐTĐ 2. Theo thống
kê của liên đồn ĐTĐ quốc tế năm 2019 tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ là khoảng 9,3% (463
triệu người, trong độ tuổi từ 20 – 79), và con số này được dự báo gia tăng lên đến
10,9% (700 triệu người) vào năm 2045 3. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5
triệu người mắc bệnh, theo báo cáo của liên đoàn ĐTĐ thế giới IDF, và con số này
được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040 4. ĐTĐ đã ảnh hưởng sâu sắc đến
tâm lý và thể chất những người mắc phải bệnh và liên quan đến nhiều biến chứng
nặng do tăng đường huyết mạn tính, là gánh nặng bệnh tật và gây tử vong ở hầu hết
quốc gia trên thế giới 5,6.

ĐTĐ2 hiện tại chủ yếu quản lý bằng các thuốc tân dược, tuy nhiên, các tác dụng
phụ nghiêm trọng của chúng (hạ đường huyết, tăng cân, viêm tụy cấp…) khiến cho
các liệu pháp bổ trợ và thay thế đang ngày càng được ưa chuộng 7. YHCT hơn 2000
năm trước khơng có khái niệm ĐTĐ, các y gia đời trước ghi nhận các triệu chứng
của chứng “tiêu khát” có tương đồng với một số triệu chứng của ĐTĐ2 8. Từ đó đến
nay, việc nghiên cứu ứng dụng YHCT trong điều trị ĐTĐ đang ngày càng được đi
sâu và áp dụng rộng rãi. Các phương pháp điều trị dùng thuốc và khơng dùng thuốc
có tiềm năng hỗ trợ điều trị ĐTĐ và quản lý các biến chứng đã được chứng minh
qua rất nhiều cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước 6,7,9-12.
Phân loại hội chứng YHCT là cơ sở nền tảng hướng dẫn cho chẩn đoán và điều
trị trong YHCT

13

. ĐTĐ2 có các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng,

việc phân loại hội chứng YHCT theo chứng tiêu khát là khơng phù hợp. Vì thế ở
Trung Quốc đã có nhiều nghiên cứu về các hội chứng YHCT trên người bệnh
ĐTĐ2 và có những hướng dẫn trong chẩn đốn điều trị bệnh theo các hội chứng
YHCT tương ứng 12,14,15. Hiện nay ở Việt Nam, YHCT còn chưa thống nhất về các
hội chứng lâm sàng trong ĐTĐ2 và chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán cụ thể rõ ràng.

.


.

2

Nghiên cứu Nguyễn Thị Bay và cs (2007) đã tiến hành nghiên cứu dựa trên khảo sát

y văn xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng lâm sàng YHCT trên lý thuyết,
sau đó tiến hành khảo sát lâm sàng trên các người bệnh có chứng tiêu khát, phân
thành bốn hội chứng là Phế âm hư, Vị âm, Thận âm hư, và Đàm thấp

16

. NC của

Phạm Thị Thắng Linh, Phan Quan Chí Hiếu (2017) kết hợp khảo sát y văn, ý kiến
chun gia và mơ hình phân tích chẩn đốn HC Đàm thấp trên người bệnh ĐTĐ2.
NC của Nguyễn Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Sơn (2020) khảo sát hội chứng Âm hư trên
người bệnh ĐTĐ2. Vẫn chưa có nghiên cứu nào trên người bệnh ĐTĐ2 sử dụng các
mơ hình phân tích để tìm ra các hội chứng YHCT có thể gặp trên lâm sàng. Việc
tiến hành nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng lâm sàng YHCT
của ĐTĐ2, có thể giúp thống nhất chẩn đốn giữa các bác sĩ YHCT, ứng dụng phục
vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và thực hành điều trị lâm sàng YHCT. Câu
hỏi nghiên cứu được đặt ra là: “Có những hội chứng lâm sàng Y học cổ truyền nào
và triệu chứng nào tương ứng xuất hiện có thể giúp chẩn đốn xác định các hội
chứng Y học cổ truyền trên bệnh nhân đái tháo đường type 2”.
Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng lâm sàng Y
học cổ truyền trên bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả các hội chứng lâm sàng Y học cổ truyền và triệu chứng của các hội
chứng lâm sàng Y học cổ truyền của đái tháo đường type 2 dựa trên y văn Y học cổ
truyền và ý kiến chuyên gia Y học cổ truyền.
2. Khảo sát các triệu chứng của các hội chứng lâm sàng Y học cổ truyền trên đối
tượng bệnh nhân đái tháo đường type 2.
3. Xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán các hội chứng lâm sàng Y học cổ truyền của
đái tháo đường type 2 bằng mơ hình cây tiềm ẩn.


.


.

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đái tháo đường theo y học hiện đại
1.1.1. Định nghĩa
ĐTĐ là bệnh lý chuyển hóa với cơ chế bệnh sinh phức tạp đặc trưng bởi tăng
đường huyết mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa glucid, lipid, protein do khiếm
khuyết bài tiết và/hoặc tình trạng đề kháng với insulin. Tình trạng tăng đường huyết
mạn tính đã dẫn đến 2 biến chứng kinh điển của ĐTĐ là biến chứng mạch máu lớn
và mạch máu nhỏ.17

1.1.2. Dịch tễ học
1.1.2.1. Thế giới
Theo ước tính của Liên đồn ĐTĐ thế giới năm 2017, trên thế giới có 425 triệu
người mắc ĐTĐ trong độ tuổi từ 20 – 79 tuổi, chiếm tỉ lệ là 8,8%. Hơn 2/3 số người
bệnh mắc ĐTĐ trong đội tuổi lao động (20 – 64 tuổi), nam nhiều hơn nữ 17,1 triệu
người (tỉ lệ hiện mắc ở nam là 9,1% so với 8,4% ở nữ). Tỉ lệ ĐTĐ tăng nhanh nhất
là ở các khu vực có nền kinh tế chuyển từ thu nhập thấp sang mức thu nhập trung
bình. Mỗi năm, chi phí y tế liên quan đến ĐTĐ trên tồn thế giới ước tính là 727 tỉ
USD 18.
Các khu vực khác nhau trên thế giới cũng có tỉ lệ ĐTĐ khác nhau. Năm 2017,
Bắc Mỹ có tỉ lệ bệnh lưu hành cao nhất (chiếm 13%), có tỉ lệ thấp nhất là Châu Phi
với 3,3%. Tuy nhiên do số lượng dân số ở vùng Châu Á – Thái Bình Dương cao
nhất thế giới nên số lượng người bệnh ở khu vực này chiếm tỉ lệ cao nhất, 227 triệu
người (chiếm 50%) 19. Trung Quốc là quốc gia có số người bệnh mắc ĐTĐ cao nhất

trong nhiều năm qua (114 triệu người năm 2017), riêng ở khu vực Đông Nam Á với
10 triệu người 18.
ĐTĐ trong thời gian gần đây ngày càng trẻ hóa và các NB ĐTĐ2 khởi phát sớm
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù đa số các người bệnh được chẩn đoán

.


.

4

ĐTĐ2 ở tuổi trung niên hoặc cao tuổi, nhưng tần suất bệnh chưa được chẩn đốn ở
nhóm thanh thiếu niên ngày càng phổ biến. Theo thống kê của CDC năm 2014, tỉ lệ
hiện mắc ĐTĐ2 ở nhóm dân số dưới 44 tuổi từ 0,6% (1980) tăng lên đến 1,5%
(2014). Bên cạnh đó, hơn 45% trẻ em có ĐTĐ được chẩn đoán là ĐTĐ2 20.
1.1.2.2. Việt Nam
Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với hơn 95 triệu dân, đứng
hàng thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, với tuổi thọ trung bình là
76 tuổi, thuộc nhóm thu nhập trung bình – thấp so với thế giới. Năm 1990, một
nghiên cứu dịch tễ khảo sát tỉ lệ ĐTĐ tại ba thành phố lớn đại diện cho ba vùng
miền của Việt Nam ghi nhận tỉ lệ ĐTĐ ở Hà Nội là 1,2%, Huế là 0,9% và TP HCM
là 2,5% 21. Thống kê của WHO năm 2014 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam tăng gần
gấp 2 lần từ năm 1980 đến năm 2014 (2,5% lên 5%), nữ có tỉ lệ cao hơn nam

22

.

Trong một nghiên cứu tại TPHCM năm 2016 ghi nhận tỉ lệ người bệnh ĐTĐ chưa

được chẩn đoán là 15,3% và tiền ĐTĐ là 55,8% 23. Khu vực miền nam, đặc biệt là
TP HCM có tỉ lệ ĐTĐ cao hơn các khu vực còn lại, lý giải một phần do đây là khu
vực thành thị hiện đại nhất Việt Nam, ý thức người dân trong việc khám và tầm soát
sớm ĐTĐ khá cao, áp dụng nhiều phương pháp chẩn đoán ĐTĐ như HbA1c,
nghiệm pháp dung nạp glucose, đi kèm với tăng các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ như
BMI, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực 24.
Tỉ lệ ĐTĐ tăng dần qua các năm cùng với tuổi thọ trung bình của người dân Việt
Nam ngày càng tăng khiến cho việc kiểm soát ĐTĐ trở thành vấn đề của cả xã hội
vì chi phí khá lớn. Uớc tính rằng chi phí dành cho ĐTĐ năm 2007 khoảng 320 triệu
USD và dự đoán sẽ tăng lên 1,1 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, ĐTĐ là một
trong những bệnh lý nằm trong danh sách được hưởng bảo hiểm y tế ở Việt Nam,
điều này cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho người bệnh ĐTĐ khi phải đối diện
với bệnh lý mạn tính này 24.

.


.

5

1.1.3. Sinh lý bệnh
Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ2 dù có nhiều hiểu biết nhưng vẫn còn chưa rõ ràng, chủ
yếu do các yếu tố đa gen và sự tương tác giữa gen và môi trường, cũng như tuổi,
giới, chủng tộc và lối sống cũng là các yếu tố nguy cơ quan trọng 25. Ở những người
bệnh này, nồng độ insulin trong huyết tương có thể bình thường, giảm hoặc thậm
chí tăng cao hơn so với bình thường. Hầu hết người bệnh có tình trạng đề kháng
insulin ở cơ quan đích (gan, cơ, mỡ) làm cản trở việc đưa insulin vào tế bào để thực
hiện chức năng, nên giai đoạn đầu của bệnh, tế bào beta thường tăng sản xuất
insulin để bù trừ, làm tăng nồng độ insulin trong huyết tương. Khi bệnh diễn tiến

kéo dài, tế bào beta tụy cạn kiệt dần, lúc này sự bài tiết insulin giảm dần đến giai
đoạn người bệnh sẽ thiếu hụt hoàn toàn insulin và cần indulin ngoại sinh như ĐTĐ
type 1. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ĐTĐ2 nhưng khơng có tình trạng đề
kháng insulin hoặc đề kháng ít, nhưng lại nổi bật là sự giảm dần chức năng tế bào
beta làm giảm tiết insulin là chính yếu.26
Sinh lý bệnh của ĐTĐ2 bao gồm đề kháng insulin và khiếm khuyết bài tiết
insulin. Đề kháng insulin là sự giảm khả năng đáp ứng của các tế bào với tác động
của insulin. Tình trạng viêm cũng góp phần vào hiện tượng đề kháng insulin biểu
hiện bằng sự tăng tế bào viêm và nồng độ acid béo tự do trong huyết tương. Khi tiến
triển, sự tiết insulin giảm dần, làm giảm khả năng ức chế tân tạo glucose ở gan, dẫn
đến tăng đường huyết đói. Tuy nhiên tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra khi sự
tiết insulin không bù trừ đủ so với nhu cầu insulin (bị ảnh hưởng bởi tình trạng đề
kháng insulin). Khi tình trạng đường huyết tăng cao kéo dài, các tế bào beta sẽ bị
tổn thương làm ức chế tiết insulin hơn nữa hay cịn gọi là tình trạng ngộ độc đường.
Đồng thời các acid béo tự do tăng cao trong máu cũng góp phần làm chết tế bào
beta theo chương trình và làm nặng thêm sự suy giảm bài tiết insulin. Yếu tố tuổi
tác và quá trình lão hóa cũng là một yếu tố đóng góp quan trọng. Các nghiên cứu
gần đây cho thấy rằng ở người trẻ tuổi mắc ĐTĐ2, tình trạng đề kháng insulin xuất
hiện sớm nhất, tiếp theo sau là sự suy giảm chức năng tế bào beta tụy. Trong một
nghiên cứu của Gungor và cộng sự, khi so với nhóm người lớn mắc ĐTĐ2, nhóm

.


.

6

mắc ĐTĐ2 trẻ tuổi ở giai đoạn đầu có sự tăng tiết insulin hơn nhưng sự suy giảm tế
bào beta cũng diễn ra nhanh hơn (15% mỗi năm) 27. Trong một nghiên cứu khác so

sánh các đối tượng thanh thiếu niên với cùng BMI và lượng mỡ nội tạng, cho thấy
rằng nhóm có ĐTĐ2 giảm nhạy cảm insulin (khoảng 50%) và giảm tiết insulin pha
đầu 75% so với nhóm khơng có ĐTĐ 28. Khi có đề kháng insulin, tế bào beta phải
tăng hoạt động để sản xuất insulin bù trừ và dẫn đến suy tế bào beta sớm. Có mối
liên quan nghịch giữa sự nhạy cảm insulin và hàm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể
29

. Các người bệnh ĐTĐ2 trẻ tuổi cũng có thể có kháng thể tự miễn và những đối

tượng này thường diễn tiến suy giảm tế bào beta nhanh hơn và ít béo phì hơn 28. Các
tự kháng thể với tế bào đảo tụy đã được phát hiện bao gồm rất nhiều loại khác
nhau30.
Các tình trạng liên quan trong cơ chế bệnh sinh như chế độ dinh dưỡng ở phương
Tây giàu calo có chứa một lượng lớn chất béo và carbohydrate làm tăng lượng
đường trong máu và lưu thông lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL), chylomicrons
(CM) và tàn dư của chúng (CMR) giàu triglyceride (TG). Điều này làm cho nồng
độ các loại oxy phản ứng (ROS) tăng đột biến, do đó dẫn đến việc tạo ra các phân tử
gây viêm bất thường. Giảm hoạt động thể chất và luyện tập thể dục, lối sống tĩnh tại
tạo nên mối liên hệ giữa béo phì và bệnh ĐTĐ2 và có liên quan đến việc tăng các
dấu hiệu của viêm tồn thân mạn tính mức độ thấp 31. Giảm cân có chủ đích vẫn là
liệu pháp nền tảng giúp cải thiện độ nhạy insulin và trong một số trường hợp để
ngăn ngừa tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ2 ở những người béo phì và tiền tiểu đường 17. Rối
loạn hệ vi sinh đường ruột được các NC gần đây chỉ ra rằng có thể thúc đẩy bệnh
ĐTĐ2. Hệ vi sinh vật đường ruột tác động vào sinh lý con người và tham gia vào
các quá trình sinh học khác nhau. Chúng có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch và
phản ứng viêm, điều chỉnh tính tồn vẹn của hàng rào ruột và sự trao đổi chất của
con người, tham gia vào q trình tổng hợp các chất chuyển hóa. Tuy nhiên, những
thay đổi do cả yếu tố di truyền và mắc phải như tuổi tác, dinh dưỡng, lối sống,
khuynh hướng di truyền hoặc các bệnh lý có từ trước có thể ảnh hưởng đến hệ vi
sinh vật đường ruột và dẫn đến rối loạn chuyển hóa 32.


.


.

7

Bệnh ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm và kiểm sốt tốt có thể dẫn đến nhiều
biến chứng nguy hiểm. Cơ chế được giải thích như tình trạng rối loạn chuyển hóa,
huyết động xuất hiện tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu gây ra sự
bất thường trong sản xuất năng lượng, sửa đổi hậu phiên mã, sửa đổi protein, kích
hoạt các con đường dẫn tín hiệu được tạo thuận lợi bởi các hoạt động của enzym,
yếu tố tăng trưởng, các cytokine gây viêm, stress oxy hóa; từ đó dẫn đến tình trạng
viêm, tăng sinh, phì đại, tạo mạch máu, chết tế bào theo chương trình, biệt hóa, tái
cấu trúc tế bào bên trong cơ thể

33,34

. Tình trạng tổn thương cấu trúc và chức năng

của hệ thống cơ quan này dẫn đến các biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ,
đặc biệt là trên cơ quan mắt, thận, tim, và thần kinh trên NB ĐTĐ 32.

1.1.4. Triệu chứng lâm sàng
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ĐTĐ2 thường bị nhiều người bỏ qua vì
bệnh tiến triển mạn tính. Khơng giống như nhiều bệnh khác, hậu quả của tăng
đường huyết không được biểu hiện ngay lập tức, tổn thương có thể bắt đầu vài năm
trước khi các triệu chứng trở nên đáng chú ý. Các triệu chứng điển hình của bệnh
ĐTĐ như tiểu nhiều, khát nhiều, và đói nhiều xảy ra phổ biến ở bệnh ĐTĐ2 có mức

đường huyết cao 35.
Hầu hết các người bệnh mới mắc ĐTĐ có các triệu chứng lâm sàng thường gặp
là đi tiểu thường xuyên, khát, ăn nhiều, nhìn mờ và đổ mồ hôi thường xuyên

36

.

Triệu chứng khởi phát thay đổi từ tình cờ phát hiện ở những người béo phì được
tầm soát sức khỏe định kỳ cho đến hội chứng bốn nhiều, mờ mắt, nhiễm trùng tiểu ở
nữ và thậm chí là khởi phát bằng biến chứng cấp của tăng đường huyết 28. Đa số các
trường hợp người trẻ mắc ĐTĐ2 khơng có hoặc chỉ có đa niệu nhẹ, ít ghi nhận có
tình trạng khát, uống nhiều và sụt cân 37.
ĐTĐ là một bệnh tiến triển, có các biểu hiện lâm sàng khác nhau trong suốt thời
gian sống của NB. Những thay đổi về căng thẳng, bệnh cấp tính, lão hóa và những
bất thường về chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến các biểu hiện lâm sàng. Có thể biểu
hiện các triệu chứng như cơn đau thắt ngực, đau cách hồi, đau chân ở tư thế nằm,

.


.

8

chân lạnh, dị cảm ở chi dưới, tê, châm chích (thường nặng hơn vào ban đêm) 17; các
triệu chứng da khơ, ngứa da, viêm da; khơ miệng, rối loạn trí nhớ, mệt mỏi, cáu gắt,
sụt cân và rối loạn chức năng sinh dục, tiểu không tự chủ 38.

1.1.5. Bệnh đồng mắc

1.1.5.1. Tăng huyết áp
THA hiện diện trên 50% người bệnh ĐTĐ và góp phần cho sự tiến triển của cả
biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ. Nguy cơ bệnh lý tim mạch tăng gấp 4
lần ở người bệnh vừa có ĐTĐ và THA 39. Trong một nghiên cứu của Chen và cộng
sự trên dân số Framingham (2011) ghi nhận rằng những người bệnh có THA tại thời
điểm được chẩn đốn ĐTĐ có nguy cơ tử vong và biến cố tim mạch cao hơn nhóm
ĐTĐ có huyết áp bình thường 40.
Cơ chế bệnh sinh của THA ở người bệnh ĐTĐ bao gồm kích hoạt hệ thống renin
– angiotensin – aldosterone, stress oxy hóa, phản ứng viêm, cơ chế giãn mạch qua
trung gian insulin bị khiếm khuyết, tăng hoạt tính giao cảm, suy chức năng đáp ứng
miễn dịch và bất thường đáp ứng của thận với natri. Đề kháng insulin cũng đóng vai
trị quan trọng trong bệnh sinh ĐTĐ và THA, 50% người bệnh THA có tình trạng
đề kháng insulin 41. Tình trạng cường insulin sẽ dẫn đến tình trạng xơ cứng, phì đại,
xơ hóa và tái cấu trúc thành mạch

42

. Insulin tăng cao sẽ tác động vào vị trí pha

loãng của ống lượn xa cầu thận gây tăng biểu hiện kênh vận chuyển natri làm tăng
tái hấp thu natri từ ống thận 43.
1.1.5.2. Béo phì, hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu
Béo phì là vấn đề phổ biến ở những người bệnh ĐTĐ2. Tỉ lệ béo phì ngày càng
tăng ở người trẻ là một trong những yếu tố góp phần trẻ hóa ĐTĐ2 hiện nay. Trong
một nghiên cứu ở người trẻ có ĐTĐ tại Ấn Độ, 85% các đối tượng có béo phì

37

.


Trong nghiên cứu của tác giả Lise và cs cho thấy người bệnh thừa cân tăng nguy cơ
mắc ĐTĐ khởi phát sớm. Theo đó, những người bệnh nam đã từng thừa cân nhưng
được điều trị trước tuổi trưởng thành có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người

.


.

9

bệnh nam chưa từng thừa cân trước đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn những người bệnh
vẫn tiếp tục thừa cân khi trưởng thành

44

. Có mối liên quan nghịch giữa tuổi khởi

phát ĐTĐ và tình trạng béo phì. ĐTĐ khởi phát sớm ở những người bệnh thừa cân
béo phì có thể do sự khiếm khuyết tế bào beta sẵn có kết hợp với tình trạng đề
kháng insulin do béo phì, tế bào beta bị ngộ độc đường, và một phần do lối sống ít
vận động, hút thuốc lá, uống rượu, mất ngủ làm tăng stress oxy hóa thứ phát lên tế
bào beta tụy gây tác động xấu lên tế bào beta và tình trạng đề kháng insulin 45.

1.1.6. Biến chứng
Bệnh lý tim mạch là một trong những bệnh đồng mắc thường gặp và gây tử vong
nhiều nhất không chỉ trên những người bệnh ĐTĐ mà còn cho dân số chung 19. Bên
cạnh đó, ở những người bệnh ĐTĐ, nữ có nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ cao
hơn nam giới


46,47

. Ngồi ra, ở các người bệnh ĐTĐ cịn có tình trạng phì đại thất

trái và xơ cứng thành mạch

48

. Do đó tuy tỉ lệ các bệnh lý tim mạch ở các người

bệnh ĐTĐ khởi phát trẻ tuổi vẫn thấp hơn tỉ lệ bệnh lý tim mạch trên dân số chung
(10,7% theo CDC) 49, nhưng tỉ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch vẫn đứng hàng
đầu và vẫn cần tầm sốt phịng ngừa ở cả các đối tượng ĐTĐ trẻ tuổi.
Bệnh võng mạc do ĐTĐ là biểu hiện sớm ở người bệnh ĐTĐ2. Vì vậy tất cả
người bệnh ĐTĐ2 mới chẩn đoán đều được khuyến cáo tầm soát biến chứng mắt.
Các biến chứng bao gồm bệnh võng mạc không tăng sinh, bệnh võng mạc tăng sinh,
đục thủy tinh thể dưới vỏ và tăng nhãn áp 50. Trong nghiên cứu của Song và cs cho
thấy tỉ lệ bệnh võng mạc do ĐTĐ tăng dần theo thời gian mắc bệnh, và mức độ xuất
hiện biến chứng này tăng gấp đơi ở nhóm được chẩn đốn ĐTĐ2 trước 40 tuổi so
với nhóm được chẩn đoán sau 40 tuổi ở cùng khoảng thời gian mắc bệnh

51

. Các

yếu tố nguy cơ xuất hiện bệnh võng mạc do ĐTĐ bao gồm giới nữ, THA, rối loạn
lipid máu và thời gian mắc bệnh kéo dài 52.
Tiểu đạm vi thể là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm nhất. Các nghiên cứu
cho thấy tỉ lệ hiện mắc tiểu đạm vi thể tại thời điểm mới chẩn đoán ở các người
bệnh trẻ mắc ĐTĐ2 chiếm khoảng 14 – 22%, và có thể tăng lên đến 58% sau 10


.


.

10

năm 52. Trong một nghiên cứu của Yokiyama và cộng sự tiến hành trên 1065 người
bệnh mắc ĐTĐ2, các yếu tố nguy cơ ảnh hướng đến sự xuất hiện biến chứng bao
gồm thời gian mắc ĐTĐ, huyết áp trung bình và HbA1c 53. Từ giai đoạn tiểu đạm vi
thể, nếu khơng được kiểm sốt, bệnh sẽ diễn tiến sang tiểu đạm đại thể và giảm
chức năng lọc của cầu thận. Sự tiến triển nhanh của bệnh thận có thể đưa đến bệnh
thận mạn giai đoạn cuối 53.
Bệnh thần kinh do ĐTĐ bao gồm bệnh thần kinh ngoại biện (bệnh đa dây thần
kinh đối xứng ngọn chi, bệnh đơn dây thần kinh, bệnh thần kinh tăng cảm giác đau)
và bệnh thần kinh tự chủ. Biến chứng thần kinh là một trong những biến chứng khó
đánh giá nhất vì khơng có tiêu chuẩn vàng để thực hiện, phần lớn được chẩn đoán
bằng khám lâm sàng bằng monofilament và rung âm thoa. Trong một nghiên cứu ở
Ấn Độ báo cáo tỉ lệ bệnh lý thần kinh ngoại biên ở các người bệnh ĐTĐ2 là 16,8%
54

. Một nghiên cứu khác cũng ghi nhận tỉ lệ bệnh thần kinh ngoại biên là 17,8%,

trong số các người bệnh này 60,4% người bệnh có HbA1c > 7.5% và tỉ lệ càng tăng
khi tuổi càng tăng 55, ảnh hưởng đến 25% người bệnh mắc bệnh đái tháo đường type
2 từ 80 tuổi trở lên 38. Tỉ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên do ĐTĐ được cho là có
mối liên quan với thời gian mắc bệnh, tình trạng kiểm soát đường huyết kém, tiền
căn tăng huyết áp, tim mạch và triệu chứng trầm cảm 56.


1.1.7. Chẩn đoán
Theo hướng dẫn của Bộ Y Tế, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến
cáo chẩn đoán ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây 57,58:
a) Đường huyết lúc đói (fasting plasma glucose - FPG) ≥ 126 mg/dL hay 7
mmol/L, Người bệnh phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống 75 g ≥ 200 mg/dL hay 11,1 mmol/L hoặc:
c) HbA1c ≥ 6.5%. Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phịng thí nghiệm được
chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc

.


.

11

d) Ở người bệnh có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết và biến chứng
của tăng đường huyết với mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL
hay 11,1 mmol/L.
Nếu khơng có triệu chứng kinh điển của tăng glucose máu (bao gồm tiểu nhiều,
uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm chẩn đoán a, b, c
ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. Thời gian thực hiện
xét nghiệm lần 2 sau lần thứ nhất có thể từ 1 – 7 ngày. Riêng tiêu chí d chỉ cần một
lần xét nghiệm duy nhất.
Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, nên dùng phương pháp đơn giản và hiệu
quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần 126 mg/dL.
Nếu HbA1c được đo tại phịng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo
HbA1c hai lần để chẩn đốn ĐTĐ.
Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người

lớn khơng có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng 17:
a) Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23
kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ
Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA)
HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9 mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250 mg/dL
(2,8 mmol/L)
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang
Ít hoạt động thể lực
Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như dấu gai đen –
acanthosis nigricans).

.


.

12

b) Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít
nhất mỗi 3 năm.
c) Tất cả mọi người từ 45 tuổi trở lên.
d) Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1 - 3 năm
sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

1.1.8. Điều trị
Theo hướng dẫn của ADA 2021, việc điều trị ĐTĐ2 bao gồm thay đổi lối sống,
kiểm sốt cân nặng và điều trị bằng thuốc. Trong đó thay đổi lối sống bao gồm giáo
dục người bệnh, ngưng hút thuốc lá, điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường chế độ vận

động thể lực. Điều trị thuốc tại thời điểm khởi đầu có nhiều lựa chọn tùy thuộc vào
từng hoàn cảnh cụ thể: bệnh tim mạch nền, bệnh thận nền, người bệnh có béo phì
hay khơng, chi phí…Trong đó, điều trị với metformin nên được bắt đầu tại thời
điểm chẩn đốn ĐTĐ2 nếu khơng có chống chỉ định. Tùy vào mức độ HbA1c tại
thời điểm khởi trị để cân nhắc sử dụng kết hợp 2 thuốc hạ đường huyết hay sử dụng
phối hợp insulin. Sau khởi trị, nếu HbA1c không đạt mục tiêu, cần phối hợp thêm
các thuốc hạ đường huyết khác là SU, TZD, ức chế DPP-4, ức chế SGLT-2, đồng
vận GLP-1 hoặc insulin. để đạt hiệu quả điều trị.58
Hiệu quả điều trị bệnh của các thuốc tây y đã được chứng minh trong nhiều
nghiên cứu và là phương pháp điều trị trong phác đồ tiêu chuẩn hiện nay. Tuy nhiên
vẫn có các báo cáo ghi nhận về tác dụng phụ và không dung nạp của các thuốc trên.
Như metformin có tính an tồn rất cao, vẫn có thể gây rối loạn tiêu hóa bao gồm
tiêu chảy, buồn nơn và khó tiêu ở gần 30% đối tượng sau khi khởi đầu điều trị. Tuy
ít khi gặp, metformin vẫn có thể gây nhiễm toan lactic, chủ yếu ở người suy thận
nặng. Một vấn đề tiềm ẩn khác phát sinh từ việc sử dụng metformin là giảm hiệu
quả của thuốc khi ĐTĐ tiến triển; gây thiếu hụt vitamin B12 và acid folic, gây thiếu
máu và bệnh lý thần kinh, đặc biệt trên người già. Các tác dụng phụ có thể gặp của
GLP-1 là triệu chứng đường tiêu hóa có biểu hiện từ nhẹ đến trung bình, buồn nơn,
hạ đường huyết. Ba tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế DPP-4 là viêm

.


.

13

mũi họng, nhiễm trùng đường tiêu hóa trên và đau đầu. Nhiễm trùng đường tiết niệu
dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và viêm thận – đài bể thận, cũng như nhiễm nấm đường
sinh dục có thể gặp khi sử dụng thuốc SGLT2i. Tác dụng khơng mong muốn chính

ở SU là hạ đường huyết, bên cạnh các tác dụng khác như đau đầu, chóng mặt, buồn
nơn, tăng cân. TZD có thể gây tăng cân, suy tim, và phù mu bàn chân, ung thư bàng
quan, và gãy xương. Insulin có các tác dụng không mong muốn là tăng cân, loạn
dưỡng mỡ vùng tiêm.59
Việc sử dụng các liệu pháp điều trị bổ sung và thay thế thuốc (gồm thực phẩm
chức năng và thảo dược, yoga, YHCT và phương pháp điều trị bằng tay…) cũng
phổ biến ở người bệnh ĐTĐ2

60

. Một cuộc khảo sát quốc gia cho thấy 72,8% NB

ĐTĐ2 ở Mỹ đã sử dụng CAM trong năm qua. NC Ilhan và cs (2016) trên 301 NB
ĐTĐ cho thấy 26,9% NB đã thử dùng thuốc thay thế và 16,6% NB tiếp tục sử dụng
một số dạng sản phẩm thuốc thay thế. Mức độ HbA1c có vẻ giảm đáng kể ở những
NB sử dụng các sản phẩm thuốc thay thế so với những NB còn lại trong nghiên cứu.
Đồng thời, trong số những NB sử dụng các sản phẩm thuốc thay thế, chỉ có 12%
NB thơng báo cho bác sĩ của họ 61. NC của Jeremy và cs (2021) cho thấy trong tổng
số các hướng dẫn thực hành lâm sàng thì các phương pháp điều trị bổ sung và thay
thế chỉ chiếm 25% với chất lượng thấp, điều này gây khó khăn cho các BS trong
việc tư vấn cho NB về phương pháp điều trị này 60.

1.2. Đái tháo đường theo y học cổ truyền
1.2.1. Khái niệm
Triệu chứng kinh điển của ĐTĐ là khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều,
có sự tương ứng với chứng tiêu khát được nhắc đến từ lâu trong y văn cổ YHCT.
Tiêu khát được định nghĩa là bất cứ trạng thái bệnh nào đặc trưng bởi tình trạng
khát nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giống với ĐTĐ 62.

.



.

14

1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do ăn quá nhiều đồ béo ngọt, hoặc uống
nhiều rượu, gây tích nhiệt ở Vị, hỏa thiêu đốt tân dịch gây bệnh ở trung tiêu; như
trong Nội kinh Tố Vấn – Kỳ bệnh luận có nói “Phàm chất béo, khiến người sinh
chứng nội nhiệt, vị ngọt, khiến người sinh chứng trung mãn”, cũng như trong Tố
vấn - Mạch yếu tinh vi luận có nói đến việc ăn nhiều đồ béo ngọt, nên khí đó tràn
lên, chuyển thành tiêu khát

63,64

. Nhiệt cịn ảnh hưởng làm khơ Phế âm, Phế táo.

Nhiệt tổn thương Thận âm. Tố vấn - Âm dương biệt luận nói “Nhị dương kết vị chi
tiêu”. Tố vấn - Mạch yếu tinh vi luận nói đơn trở thành tiêu trung. Người là nhị
dương, hay dương minh. Thủ dương minh Đại trường chủ tân, bệnh tiêu ắt mắt vàng
miệng khô, là do tân bất túc; Túc dương minh Vị chủ huyết, nhiệt ắt ăn nhiều mau
đói, trong huyết có phục hỏa, huyết vì thế bất túc. Tân dịch bất túc, kết mà bất
nhuận, đều là táo nhiệt thành bệnh. Do ăn nhiều đồ béo ngọt, nên khí đó tràn lên,
chuyển thành tiêu khát.63
Hay do tình chí thất điều, suy nghĩ căng thẳng thái quá, lao tâm lao lực q độ,
ngũ chí cực uất hóa hỏa, hỏa thiêu đốt phần âm của các tạng phủ Vị, Phế, Thận làm
cho Vị nhiệt, Phế táo, Thận âm hư mà sinh ra bệnh

65


. Trương Tử Hịa trong Nho

mơn sự thân có nói tới tiêu khát là do hao thương và nhiễu loạn tinh thần quá mức,
và từ táo nhiệt, uất ức sinh ra. Nhấn mạnh vai trị của tình chí trong cơ chế bệnh
sinh của bệnh 66.
Do tiên thiên bất túc, như trong Linh khu – Ngũ biến có nói “ngũ tạng giai nhu
nhược giả, thiện bệnh tiêu đơn” 67. Trong đó, Thận tinh khuy hư là nguồn gốc phát
sinh chính trong quá trình của bệnh. Thận chủ tàng tinh, ngũ tạng lục phủ đều tàng
tinh ở Thận; ngũ tạng hư nhược, khí huyết suy yếu đều có thể khiến Thận tinh khuy
thiếu, tinh khí tiên thiên của Thận bất túc đều có thể khiến táo nhiệt nội sinh mà
phát thành tiêu khát. Ngũ tạng suy yếu hoặc thiên quý suy làm âm tinh hư tổn sinh
ra hư nhiệt. Hư nhiệt tích lâu ngày hóa hỏa gây nên bệnh.68

.


×