Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Khảo sát vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn sử dụng thuốc tại nhà thuốc bảo hiểm y tế bệnh viện thành phố thủ đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG MINH

KHẢO SÁT VAI TRỊ CỦA
VIỆC ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI NHÀ THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỒNG MINH



KHẢO SÁT VAI TRỊ CỦA
VIỆC ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG
TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI NHÀ THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

NGÀNH: DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DS. ĐẶNG THỊ KIỀU NGA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gởi lời cảm ơn đến tồn thể các Thầy Cô trong Bộ môn Dược lý – Dược
lâm sàng đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hồn thành đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. DS. Đặng Thị Kiều Nga đã tận tình
hướng dẫn và động viên em trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến ThS. DS. Trương Văn Đạt đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết hỗ trợ tơi trong suốt q trình chuẩn
bị, thực hiện và hoàn thành luận văn.

Cảm ơn Sở Khoa học & Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh tài trợ cho đề tài “Xây
dựng và triển khai hệ thống Telepharmacy cho công tác quản lý dược tại các cơ sở
tế ở Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh” để góp phần
thực hiện đề tài này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên

Nguyễn Hồng Minh

.

năm


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi. Tất cả số liệu, kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
TP. HCM, ngày

tháng

Nguyễn Hồng Minh

.


năm


.

TĨM TẮT TIẾNG VIỆT
KHẢO SÁT VAI TRỊ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG TƯ VẤN SỬ DỤNG THUỐC TẠI NHÀ THUỐC BẢO HIỂM Y TẾ
BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Nguyễn Hồng Minh
Thầy hướng dẫn: TS. Đặng Thị Kiều Nga
Mở đầu: Tư vấn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dược
sĩ làm công tác dược lâm sàng theo quy định của Nghị định 131/2020/NĐ-CP năm
2020 của Chính phủ. Chăm sóc dược từ xa (Telepharmacy) bước đầu được quan
tâm ở Việt Nam, nhiều hoạt động tư vấn sức khỏe, tư vấn sử dụng thuốc từ xa đã
giúp kết nối bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đến người bệnh. Do đó, đề tài được tiến
hành nhằm: (1) Khảo sát thực trạng và nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của Quầy cấp
phát BHYT; (2) Xây dựng quy trình thực hiện, triển khai và đánh giá kết quả bước
đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn sử dụng thuốc.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 697 người
bệnh/người nhà, 26 nhân viên y tế (ban lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa dược,
DSLS, DS cấp phát); trong thời gian từ 03/2022 đến 08/2022. Mối liên quan giữa
các yếu tố người được khảo sát và nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc, mức độ chấp nhận
tư vấn trực tuyến; được khảo sát bằng phép kiểm χ2. Xây dựng quy trình thực hiện,
triển khai tư vấn trực tuyến cho 53 trường hợp và khảo sát sự hài lòng của người
dùng khi sử dụng công nghệ thông tin trong tư vấn sử dụng thuốc.
Kết quả: Tỷ lệ có nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc ở Quầy cấp phát BHYT Bệnh viện
thành phố Thủ Đức là 71,2%; nếu bệnh viện triển khai tư vấn trực tuyến, nhu cầu tư
vấn trực tuyến là 60,3%. Nhóm đối tượng có nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc trực

tuyến thường tập trung: người nhà của bệnh nhân nhỏ tuổi, người khảo sát có trình
độ học vấn từ THPT trở lên đến Đại học, chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan
y tế. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình tư vấn sử dụng thuốc ứng dụng công nghệ
thông tin gồm 5 bước và đã bước đầu thực hiện tư vấn trên phần mềm tương tác

.


.

được 53 trường hợp, trên 80% người dùng hài lòng hoặc rất hài lòng và 73,6%
muốn tiếp tục dịch vụ.
Kết luận: Người bệnh hoặc người nhà lấy thuốc tại quầy cấp phát BHYT Bệnh viện
thành phố Thủ Đức có nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc cao (71,2% với bất kỳ hình
thức nào, 60,3% với hình thức trực tuyến). Nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc với hình
thức trực tuyến cũng có mối liên quan với tuổi, trình độ học vấn, quan tâm đến tờ
hướng dẫn sử dụng. Đa số người bệnh hoặc người nhà được tư vấn trực tuyến đều
có phản hồi tích cực và muốn tiếp tục dịch vụ.
Từ khóa: Tư vấn sử dụng thuốc, Tư vấn trực tuyến, Telepharmacy, Nhu cầu tư vấn

.


.

ABSTRACT
ROLE OF APPLICATION INFORMATION TECHNOLOGY IN
MEDICATION COUNSELING AT HEALTH INSURANCE DISPENSING
COUNTER OF THU DUC CITY HOSPITAL
Nguyễn Hồng Minh

Supervisor: Ph.D. Đặng Thị Kiều Nga

Introduction: Medication counselling is one of the important tasks of clinical
pharmacists, accordance with the Government’s Decree 131/2020/ND-CP. In
Vietnam, Telepharmacy is initially interested. Many remote activities such as health
consultation and medication counseling, have helped connecting doctors,
pharmacists, medical staffs to patients. This research aims to: (1) survey the current
situation and the need for medication counseling after receiving medication from
health insurance medication dispensing counter; (2) develop a process for
implementation, deployment, and evaluation of initial application of information
technology in medication counseling.
Methods: A cross – sectional study was conducted on 697 outpatients/caregivers,
26 medical staffs (hospital leadership, pharmacy department leader, clinical
pharmacist, pharmacy staffs); from March 2022 to August 2022. The relationship
between the surveyed factors and the demand for medication counseling, or the
acceptability of online counseling was surveyed by the χ2 test. Developing the
process, implementing online counseling for 53 cases and surveying user
satisfaction when application information technology in medication counseling.
Results: The rate of medication counseling demand at the Health Insurance
Dispensing Counter is 71,2%; the rate of online counseling demand is 60,3%. The
target group that needs online counseling often focuses on: family members of
young patients, education level from high school or higher, actively searching for
relevant medical information. The research has built a 5-step information
technology – applied medication counseling, and has initially counseled in 53 cases,

.


.


over 80% user satisfied or very satisfied and 73,6% want the service for the next
time.
Conclusion: Outpatients and caregivers at the Health Insurance Dispensing Counter
of Thu Duc City Hospital have a high demand for medication counseling (71,2% in
total; 60,3% in the online mode). There is a relationship between medication
counseling demand and education level, income, interest in leaflets. The need for
online couseling is related to age, education level, and interest in leaflets. Most
patients or caregivers who receive online counseling have positive feedback and
want to keep the service.
Key words: Medication counseling, Online counseling, Telepharmacy, Counseling
Demand

.


.

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iv
MỞ ĐẦU

..........................................................................................................1

Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................3


1.1. Tư vấn sử dụng thuốc ...........................................................................................3
1.2. Chăm sóc dược từ xa (Telepharmacy) .................................................................9
1.3. Hoạt động Dược lâm sàng tại Quầy cấp phát Bảo hiểm y tế Bệnh viện Thành
phố Thủ Đức..............................................................................................................16
Chương 2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................18

2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................19
2.3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................19
2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu ......................................................................................19
2.5. Các bước tiến hành .............................................................................................20
2.6. Quy trình thu thập số liệu ...................................................................................24
2.7. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc ........................................................24
2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu ..........................................................................28
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................................29
Chương 3.

KẾT QUẢ .....................................................................................30

3.1. Kết quả khảo sát nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc .................................................30

.


.

3.2. Xây dựng quy trình tư vấn sử dụng thuốc và ứng dụng công nghệ thông tin
trong thực hành tư vấn sử dụng thuốc online ............................................................42

3.3. Triển khai thực hiện tư vấn sử dụng thuốc.........................................................50
Chương 4.

BÀN LUẬN ...................................................................................54

4.1 Khảo sát thực trạng nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc tại Quầy cấp phát Bảo hiểm Y
tế Bệnh viện Thành phố Thủ Đức .............................................................................54
4.2. Xây dựng quy trình và thực hiện tư vấn sử dụng thuốc trực tuyến ...................67
4.3. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................70
Chương 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................71

5.1. Kết luận ..............................................................................................................71
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Từ nguyên

ASHP


Nghĩa tiếng Việt

American Society of Health-

Hội Dược sĩ Hệ thống Y tế

System Pharmacists

Hoa Kỳ

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BV

Bệnh viện
Bệnh viêm đường hô hấp cấp

COVID-19

Coronavirus disease of 2019

do chủng mới của vi-rút
corona (nCoV)


Cs.

Cộng sự

DSLS

Dược sĩ lâm sàng

HDSD

Hướng dẫn sử dụng

HIS

Hospital Information Systems

HIV

bệnh viện

Human Immunodeficiency

Virus gây suy giảm miễn

Virus

dịch ở người

HSBA


Hồ sơ bệnh án

IT

Information Technology

.

Hệ thống quản lý thông tin

Công nghệ thông tin


.

ii

Chữ viết tắt Từ nguyên

Nghĩa tiếng Việt

Nhân viên y tế

NVYT

Chương trình chuyển đổi
PILL

Pharmacogogical Intervention


Service

in Late Life Service

chăm sóc được thiết kế cho
người lớn tuổi mắc suy giảm
nhận thức để hỗ trợ và giúp
duy trì chức năng độc lập

SPSS

Statistical Package for the

Gói thống kê cho các ngành

Social Sciences

khoa học xã hội

Thành phố Hồ Chí Minh

TP.HCM

.


.

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các nghiên cứu về ứng dụng telepharmacy trong chăm sóc dược .............. 14
Bảng 2.1. Khai báo các biến số nền ............................................................................. 24
Bảng 2.2. Khai báo các biến số về nhận thức về thông tin thuốc ................................ 26
Bảng 2.3. Khai báo biến kết cục .................................................................................. 28
Bảng 3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu đối với nhu cầu tư vấn ....... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu đối với tư vấn trực tuyến .... 32
Bảng 3.3. Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu đối với nhu cầu tư vấn ........ 34
Bảng 3.4. Đặc điểm chung nhóm đối tượng nghiên cứu đối với nhu cầu tư vấn
online ................................................................................................. 36
Bảng 3.5. Mối quan tâm về thông tin thuốc ................................................................. 37
Bảng 3.6. Lý do không muốn được tư vấn sử dụng thuốc ........................................... 38
Bảng 3.7. Lý do không muốn tham gia tư vấn sử dụng thuốc online .......................... 39
Bảng 3.8. Khảo sát mức độ tiếp cận với thiết bị thông minh, sử dụng các ứng dụng
mạng xã hội ....................................................................................... 39
Bảng 3.9. Khảo sát nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc với góc nhìn nhân viên Quầy cấp
phát Bảo hiểm y tế ............................................................................. 40
Bảng 3.10. Nội dung quy trình tư vấn .......................................................................... 44
Bảng 3.11. Quy trình thực hiện tư vấn sử dụng thuốc trực tuyến ............................... 47
Bảng 3.12. Khảo sát trải nghiệm sau tư vấn sử dụng thuốc online .............................. 51

.


.

iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 24

Hình 4.1. Số lượng sử dụng điện thoại thơng mình tồn cầu từ 2016 – 2021,
dự đốn cho giai đoạn 2022 – 2027 -“Nguồn: Statista, 2022”63 ... 65

.


.

1

MỞ ĐẦU
Tư vấn sử dụng thuốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dược sĩ
làm công tác dược lâm sàng theo quy định của Nghị định 131/2020/NĐ-CP năm
2020 của Chính phủ. Việc thực hiện tư vấn sử dụng thuốc ngay tại điểm cấp phát
được xem là một chức năng chuyên môn dược nhằm đảm bảo công tác an toàn sử
dụng thuốc và tuân thủ điều trị của người bệnh, ngăn ngừa các thất bại điều trị, hạn
chế lãng phí nguồn lực.
Thực hiện theo lộ trình từ Thơng tư 31/2012/TT-BYT đến Nghị định
131/2020/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh, các bệnh viện đều đã thành lập Tổ Dược lâm sàng, triển khai hoạt động
chun mơn và xây dựng các quy trình thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hạn
chế để Tổ Dược lâm sàng có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy định.
Theo một số mơ hình trên thế giới, nhằm giúp gia tăng tỉ lệ người bệnh được
tiếp cận với dịch vụ chăm sóc dược, hàng loạt cải tiến công nghệ đã ra đời. Các cải
tiến được phát minh và ứng dụng đã được chứng minh có hiệu quả lâm sàng trong
việc nâng cao an tồn, hợp lý và hiệu quả dùng thuốc, có thể kể đến một số cải tiến
như tủ trực cấp phát tự động (automated dispensing cabinets), hồ sơ bệnh án điện
tử, cảnh báo kê đơn, chăm sóc dược từ xa (telepharmacy) …
Cùng với cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, telepharmacy (chăm sóc dược từ
xa) là một trong những cải tiến đang có được nhiều quan tâm. Năm 2001, lần đầu

tiên trên thế giới, những quy phạm về sử dụng telepharmacy được đưa vào Luật tại
Bang North Dakota, Hoa Kỳ. Ngày nay, hoạt động telepharmacy đang được ứng
dụng rộng khắp, thậm chí có nhiều nước đã đưa hoạt động này vào chính sách y tế
như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Tây Ban Nha, Đan Mạch… nhằm tăng tiếp cận dịch
vụ chăm sóc cho các vùng địa lý đặc biệt, cho một số đối tượng người bệnh hoặc
cho những cơ sở không đủ nguồn lực chuyên môn tại chỗ.1-3
Ở Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ thời đại số 4.0, telepharmacy bước
đầu được quan tâm. Ngay trong đại dịch COVID-19, nhiều hoạt động tư vấn sức
khỏe, tư vấn sử dụng thuốc từ xa đã giúp kết nối bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế đến

.


.

2

người bệnh. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn rất mới, chưa được triển khai rộng
rãi, cũng như chưa có các quy định liên quan hướng dẫn.
Quầy cấp phát Bảo hiểm y tế (BHYT) Bệnh viện Thành phố Thủ Đức tiếp
nhận 600-800 lượt khách mỗi ngày, chủ yếu tập trung vào hoạt động cung ứng, cấp
phát. Mặc dù thông tin thuốc cho người bệnh là một trong những nhiệm vụ của
dược sĩ, thực tế tại Quầy BHYT công tác tư vấn sử dụng thuốc chỉ được thực hiện
qua hình thức số điện thoại “hotline” của tổ Dược lâm sàng, để người bệnh hoặc
người nhà liên lạc khi cần. Tuy nhiên, phương thức dùng điện thoại di động có
nhiều hạn chế, không trực quan sinh động, chỉ mới dừng lại ở mức hỗ trợ cho người
bệnh, người nhà có thắc mắc đơn giản về số lượng hoặc việc sử dụng của một thuốc
cụ thể.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tư vấn sử dụng thuốc giúp cải thiện các vấn đề
trong dùng thuốc cũng như sự hài lòng của người bệnh.4-6 Với mong muốn giúp

người bệnh tiếp cận dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc một cách chủ động, đồng thời đưa
đến một giải pháp về điều phối nhân lực trong bối cảnh số lượng dược sĩ thực hiện
công tác dược lâm sàng hạn chế. Chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát vai trị của
việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong tư vấn sử dụng thuốc tại Nhà thuốc
Bảo hiểm y tế Bệnh viện Thành phố Thủ Đức” với 02 mục tiêu cụ thể như sau:
1.

Khảo sát thực trạng và nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc của Quầy cấp phát

Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
2.

Xây dựng quy trình thực hiện, triển khai và đánh giá kết quả bước đầu

của ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn sử dụng thuốc tại Quầy cấp phát
Bảo hiểm y tế Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

.


.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tư vấn sử dụng thuốc
1.1.1. Định nghĩa Chăm sóc dược
Thuật ngữ “Chăm sóc dược” lần đầu được Mikeal và cộng sự ở Mỹ định nghĩa
năm 1975 là: “sự chăm sóc mà người bệnh địi hỏi và nhận được, nhằm đảm bảo sử
dụng thuốc an tồn và hợp lý”.7

Năm 1988, Helper mơ tả Chăm sóc dược là “một mối quan hệ giao ước giữa
người bệnh và nhân viên y tế, trong đó dược sĩ đóng vai trị kiểm sốt việc sử dụng
thuốc thơng qua nhận thức và cam kết đối với lợi ích người bệnh”.8
Có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau về thuật ngữ “Chăm sóc
dược”, thường được đưa thêm vào các yếu tố về văn hóa, ngơn ngữ và thực hành
dược tại đất nước sở tại. Hiện nay, định nghĩa của Helper và Strand (1990) được
nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng: “Chăm sóc dược là việc cung cấp có trách
nhiệm các điều trị bằng thuốc với mục đích đạt được những kết quả nhất định nhằm
cải thiện chất lượng sống của người bệnh”.9
1.1.2. Định nghĩa tư vấn sử dụng thuốc
Tư vấn người bệnh là một phần quan trọng trong chăm sóc dược nhằm tác
động đến hành vi và tuân thủ về sử dụng thuốc của người bệnh. Bên cạnh mục tiêu
đảm bảo kết quả dùng thuốc như mong đợi, việc tư vấn đầy đủ đòi hỏi năng lực giao
tiếp và kết nối cũng như các phương tiện để cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh
tốt nhất có thể. Tư vấn nhằm mục tiêu thiết lập mối quan hệ bền vững giữa dược sĩ
với người bệnh, do đó ủng hộ việc trao quyền cho người bệnh, khả năng tự chăm
sóc, tuân thủ dùng thuốc và cải thiện các hành vi liên quan đến sức khỏe.10
Khái niệm về tư vấn sử dụng thuốc bắt đầu được thảo luận vào những năm
1960, thường tập trung vào nội dung mà dược sĩ cung cấp cho người bệnh – theo
hướng một chiều. Một trong những định nghĩa sớm nhất được đưa ra bởi Puckett và
cộng sự năm 1978, cho rằng tư vấn người bệnh là “bất kì sự thơng báo nào được
dược sĩ nói hay viết ra về thuốc và cách sử dụng thuốc”. Đến 1997, Aslanpour và

.


.

4


Smith đã bổ sung vào khái niệm này, mở rộng việc tư vấn người bệnh là “cung cấp
các thông tin về thuốc và các vấn đề liên quan đến sức khỏe”.11
Theo thời gian, các định nghĩa về tư vấn người bệnh điều chỉnh dần và ngày
càng hoàn thiện. Năm 1997, Hội Dược sĩ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ (ASHP)12 đưa ra
định nghĩa về tư vấn người bệnh và được sử dụng đến ngày nay: “cung cấp thông
tin bằng lời nói hoặc văn bản cho người bệnh hoặc người đại diện của họ về cách sử
dụng, lời khuyên về tác dụng phụ, những lưu ý, cách bảo quản, thay đổi chế độ ăn
uống và lối sống”.
Mục tiêu của việc tư vấn người bệnh nhằm gia tăng việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý hướng tới đảm bảo hiệu quả điều trị, cụ thể13:
-

Người bệnh có hiểu biết tốt hơn về bệnh và vai trò của thuốc trong điều trị

-

Cải thiện tuân thủ dùng thuốc

-

Nâng cao hiệu quả dùng thuốc

-

Giảm các sự cố liên quan đến sai sót thuốc, tác dụng khơng mong muốn và
các chi phí sức khỏe khơng cần thiết

-

Cải thiện chất lượng sống của người bệnh


-

Chiến lược xử lý tốt hơn cho những tác dụng không mong muốn liên quan
đến thuốc

-

Cải thiện mối quan hệ chuyên nghiệp giữa người bệnh và dược sĩ

1.1.2. Quy trình thực hiện tư vấn sử dụng thuốc
Hội Dược sĩ Hệ thống Y tế Hoa Kỳ (ASHP) phát hành Hướng dẫn dược sĩ
thực hiện việc giáo dục và tư vấn người bệnh, bản mới nhất 2019,14 đề nghị 4 bước
bao gồm: (1) Thiết lập mối quan hệ chăm sóc giữa dược sĩ và người bệnh hoặc
người đại diện, (2) Đánh giá hiểu biết về tình trạng sức khỏe và thuốc của người
bệnh, (3) Cung cấp thông tin để bổ sung kiến thức và hiểu biết cho người bệnh, (4)
Kiểm tra lại nhận thức và hiểu biết của người bệnh về cách sử dụng thuốc. Tuy
nhiên, 4 bước này còn tương đối ngắn gọn, lần đầu được ban hành 1997 đến nay chỉ
tập trung vào quá trình tương tác giữa người bệnh và dược sĩ. Bên cạnh đó, việc

.


.

5

chuẩn bị trước và theo dõi sau tư vấn cũng đóng góp vào hiệu quả của q trình
này. Tác giả Ramesh Adepu trong quyển A Text Book of Clinical Pharmacy
Practice : Essential Concepts and Skills13 đã cụ thể hóa quá trình này theo 4 bước

sau: (1) Chuẩn bị cho buổi tư vấn, (2) Khởi đầu buổi tư vấn, (3) Thực hiện tư vấn,
(4) Kết thúc tư vấn.
Chuẩn bị cho buổi tư vấn
Kiến thức và kỹ năng của dược sĩ sẽ quyết định cho thành công của buổi tư
vấn. Dược sĩ (DS) nên tìm hiểu càng nhiều càng tốt các chi tiết về người bệnh và trị
liệu của họ. Đối với các cơ sở nhà thuốc bệnh viện, việc này có thể thực hiện thông
qua xem xét hồ sơ bệnh án, đặc biệt là những bệnh viện đã bắt đầu triển khai hồ sơ
bệnh án online hoặc phần mềm quản lý bệnh viện chuyên biệt, dược sĩ càng dễ dàng
truy cập hồ sơ bệnh án. Đối với các nhà thuốc cộng đồng, nguồn thơng tin có thể
thu thập là hỏi trực tiếp người bệnh và đơn thuốc của họ, hoặc bản lưu những đơn
thuốc cũ đã bán trước đây. Nếu gặp 1 thuốc không quen thuộc, dược sĩ nên tra cứu
tài liệu thông tin thuốc trước khi bắt đầu thực hiện tư vấn.
Cũng cần lưu ý đến tình trạng tinh thần và thể chất của người bệnh, nếu họ
đang vội, đau hoặc khơng cởi mở giao tiếp, việc tư vấn khó có thể hiệu quả. Những
tình huống này, mục tiêu của việc tư vấn nên được điều chỉnh, tùy vào mong muốn
của người bệnh, việc tư vấn có thể được trì hỗn.
Khởi đầu buổi tư vấn: Bước đầu của q trình tư vấn là thu thập thông tin.
Dược sĩ giới thiệu bản thân, chào hỏi người bệnh và xin phép để thực hiện quá
trình tư vấn nếu được đồng ý. Thực hiện định danh người bệnh để xác định đúng
đối tượng tư vấn và nhận diện mục đích tư vấn.
Tiếp đến, dược sĩ thu thập thông tin về mức độ hiểu biết của người bệnh về
bệnh, thuốc điều trị và các tình trạng bệnh lý hoặc thuốc đang sử dụng để điều trị
tình trạng sức khỏe khác, ngồi đơn thuốc. Các thông tin khác cũng nên được ghi
nhận như tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc, dị ứng, lối sống (ăn uống, vận động, thói
quen thuốc lá hoặc bia rượu…)

.


.


6

Đây là bước đầu đòi hỏi nhiều kỹ năng: một dược sĩ biết lắng nghe, kiên nhẫn,
thấu cảm, không phán xét và kỹ năng giao tiếp tự tin. Để thu thập được nhiều thơng
tin hữu ích và khuyến khích người bệnh tự tin, dược sĩ nên ưu tiên sử dụng các câu
hỏi mở. Việc này giúp dược sĩ tiếp cận được nhu cầu thông tin và những hiểu biết
của người bệnh, đồng thời tránh việc đưa ra nội dung trái chiều với lời khuyên từ
bác sĩ mà người bệnh có thể nhận được trước đó.
Thực hiện tư vấn: Nội dung tư vấn chính là tâm điểm của buổi tư vấn. Dược
sĩ giải thích cho người bệnh về thuốc sử dụng và phác đồ điều trị, thảo luận về một
số thay đổi lối sống cần thực hiện như chế độ ăn uống hoặc thể thao. Nội dung
thường bao gồm:
- Tên thương mại, tên thuốc, các tên gọi khác, nhóm dược lý và hiệu lực
- Cách sử dụng, lợi ích mong muốn và tác động của thuốc. Bao gồm thuốc
được dùng để điều trị 1 bệnh cụ thể, loại bỏ hoặc giảm triệu chứng, ngăn
chặn hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hoặc ngăn ngừa bệnh hay ngăn ngừa
triệu chứng.
- Thời gian bắt đầu tác động dự kiến của thuốc, và phải làm gì nếu tác dụng
khơng xảy ra.
- Đường dùng, dạng bào chế, liều và lịch dùng thuốc (gồm cả thời gian của cả
liệu trình điều trị)
- Hướng dẫn chuẩn bị và sử dụng thuốc. Điều này bao gồm sự thích nghi để
phù hợp với lối sống hoặc môi trường làm việc của người bệnh.
- Cần làm gì khi quên liều.
- Những lưu ý cần theo dõi trong suốt quá trình sử dụng thuốc và những nguy
cơ tiềm ẩn của thuốc liên quan đến lợi ích. Đối với thuốc tiêm và các thiết bị
hỗ trợ, cần quan tâm cả về dị ứng latex.
- Khi tác dụng phụ tiềm ẩn thường gặp và nghiêm trọng có thể xảy ra, những
hành động để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu khả năng xuất hiện. Những hành

động cần thực hiện nếu tác dụng phụ xảy ra, bao gồm thông tin đến BS kê
đơn, DS, hoặc nhân viên y tế khác.

.


.

7

- Kỹ thuật cho việc tự theo dõi trị liệu
- Những chống chỉ định hoặc tương tác tiềm ẩn giữa thuốc – thuốc (gồm cả
thuốc không kê đơn), thuốc – thức ăn, thuốc – bệnh.
- Mối quan hệ của thuốc với quy trình chẩn đốn hình ảnh và xét nghiệm (ví
dụ, thời gian của liều và những tác động tiềm ẩn lên việc giải thích kết quả)
- Cấp phép “refill” đơn thuốc và quy trình để được “refill”
- Hướng dẫn tiếp cận DS 24 giờ
- Bảo quản thuốc đúng cách
- Vứt bỏ đúng cách đối với thuốc đã bị nhiễm bẩn hoặc đã ngưng sử dụng và
những thiết bị đã qua sử dụng.
- Bất kỳ thông tin nào danh riêng cho 1 người bệnh cụ thể hoặc 1 thuốc riêng
biệt.
Với thời lượng hạn chế của mỗi buổi tư vấn, thông thường cần xếp thứ tự ưu
tiên cho các nội dung cần tư vấn, điều chỉnh phù hợp với từng cá thể, sử dụng ngôn
từ phù hợp dễ hiểu với người bệnh.
Một số trường hợp, người nhà người bệnh nhận thuốc. Dược sĩ cần khai thác
các thông tin về mối quan hệ và mức độ hiểu biết của họ về tình trạng bệnh cũng
như sức khỏe của người bệnh, trước khi cung cấp thông tin tư vấn.
Kết thúc tư vấn
Kiểm tra hiểu biết của người bệnh sau tư vấn là cần thiết, có thể bằng những

câu hỏi phản hồi như “Ơng/Bà có nhớ thuốc này dùng cho bệnh/tình trạng gì
khơng?” hoặc “Ông/bà nên dùng thuốc này như thế nào, dùng trong bao lâu?”.
Kiểm tra xem người bệnh có cịn thắc mắc hoặc câu hỏi nào về bệnh hoặc thuốc sử
dụng. Trước khi kết thúc tư vấn và nếu thời gian cho phép, dược sĩ nên tóm tắt lại
các ý chính cho người bệnh.

.


.

8

1.1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc tại Việt
Nam
Bảng 1.1. Các nghiên cứu về nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc tại Việt Nam
Tác giả, năm

Mục tiêu

Kết quả

Nguyễn Thị

Khảo sát người bệnh BHYT Khảo sát được nhóm đối tượng có

Thảo (2013)

ngoại trú tại BV Bạch Mai về nhu cầu tư vấn sử dụng thuốc,
nhận thức, nhu cầu được tư phần lớn người bệnh hài lòng và

vấn và mức độ hài lòng sau muốn tiếp tục được tư vấn cho lần
khi được tư vấn; khảo sát hoạt khám sau
động tư vấn tại phòng cấp
phát thuốc BHYT

Bùi Sơn Nhật

Khảo sát nhu cầu tư vấn sử 71,45% người bệnh có nhu cầu tư

(2015)

dụng thuốc của người bệnh vấn sử dụng thuốc. Có mối liên
đến kahsm tại BV E Trung quan rõ rệt giữa tuổi và nhu cầu
Ương

được thông tin thuốc.

Huỳnh Phúc

Khảo sát nhu cầu và mức độ Đa số người bệnh có nhu cầu tư

Diễm Hồng

ưu tiên về thơng tin thuốc của vấn thơng tin thuốc và muốn hỏi

(2018)

người bệnh ngoại trú BV đáp trực tiếp
Quận 4


Thái Ngọc Hà Khảo sát các yếu tố ảnh Xác định được 4 yếu tố ảnh hưởng
(2019)

hưởng đến sự hài lòng của đến sự hài lòng người bệnh bao
người bệnh ngoại trú về việc gồm: sự tin cậy, sự đồng cảm,
cấp phát thuốc BHYT tại BV năng lực phục vụ, phương tiện
ĐHYD TP. HCM cơ sở 1

.

hữu hình


.

9

Tác giả, năm

Mục tiêu

BV Nguyễn

Khảo sát nhu cầu tư vấn thuốc Khoảng 1/3 người bệnh ngoại trú

Tri Phương

của người bệnh ngoại trú tại tại bệnh viện có nhu cầu được tư

(2019)


BV Nguyễn Tri Phương năm vấn sử dụng thuốc bởi dược sĩ
2019

Kết quả

(34,0%). Khơng có mối liên quan
giữa tuổi, giới, trình độ học vấn
hay thời gian điều trị bệnh.

Đào Thị

Xây dựng mơ hình tư vấn sử Xây dựng được quy trình 6 bước

Hồng Thu

dụng thuốc cho người bệnh đơn giản, dễ triển khai và góp

(2020)

điều trị ngoại trú tại Trugn phần nâng cao sự hài lòng của
tâm Y tế Quận 10 và khảo sát người bệnh ngoại trú
sự hài lòng của người bệnh

Bùi Đặng

Khảo sát nhu cầu được tư vấn Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu muốn

Minh Trí


của người bệnh ngoại trú BV được tư vấn ở mức trung bình, chủ

(2021)

Thống Nhất

yếu do bệnh đã điều trị lâu ngày
và đã được bác sĩ tư vấn

1.2. Chăm sóc dược từ xa (Telepharmacy)
1.2.1. Định nghĩa
Chăm sóc dược từ xa (telepharmacy) là một hình thức của cơng tác chăm sóc
dược cho phép dược sĩ tư vấn người bệnh, phân phối thuốc từ xa, kiểm tra đơn
thuốc và tương tác thuốc, hướng dẫn, giám sát, tư vấn lâm sàng, theo dõi việc sử
dụng thuốc của người bệnh, phát hiện sớm các phản ứng có hại của thuốc và tổ chức
hội thảo đào tạo từ xa thông qua công nghệ thông tin và thiết bị viễn thơng.15,16 Hay
nói một cách khác, telepharmacy cho phép DS và nhà thuốc hợp pháp sử dụng hệ
thống viễn thông hoặc công nghệ thông tin để cung cấp dịch vụ chăm sóc dược cho
người bệnh ở khoảng cách xa.17

.


.

10

Telepharmacy giúp phát huy tối ưu vai trò của dược sĩ trong hệ thống chăm
sóc sức khỏe và là một trong những giải pháp giúp giảm thiểu việc dùng thuốc
không đúng cách của người bệnh, đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và

hiệu quả một cách tối ưu.15 Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 đang diễn ra, việc
dược sĩ tư vấn qua điện thoại, giao thuốc tận nơi giúp tránh tiếp xúc giữa các cá
nhân, hạn chế lây truyền dịch bệnh trong cộng đồng và tránh được việc đứt gãy
chuỗi cung ứng thuốc cho người bệnh, đặc biệt là các người bệnh mãn tính.19
Trên thế giới, mơ hình telepharmacy đã được triển khai thực hiện tại một số
quốc gia như tại Úc năm 1942, tại Hoa Kỳ năm 2000, tại Canada năm 2003, tại
Vương Quốc Anh và Hồng Kong năm 2010. Phần lớn các nước này bắt đầu triển
khai telepharmacy trong tình trạng khơng đủ nhân lực dược sĩ, đặc biệt là các cộng
đồng vùng sâu, vùng xa không được tiếp xúc trực tiếp với dịch vụ chăm sóc dược.20
1.2.2. Một số ứng dụng telepharmacy trong chăm sóc dược
Hoạt động cung ứng, cấp phát và vận chuyển thuốc
Chuỗi cung ứng dược phẩm là ứng dụng quan trọng của telepharmacy, đặc
biệt ở vùng xa xôi hoặc vùng dịch vụ chưa phát triển. Những mơ hình phân phối
thuốc từ xa qua telepharmacy được phát triển rộng khắp nhiều quốc gia và một số
nghiên cứu thử nghiệm cho thấy các mơ hình này hoạt động hiệu quả. Các phần
mềm telepharmacy trên internet hoặc các ứng dụng điện thoại được nhà thuốc sử
dụng để nhận yêu cầu đặt hàng và vận chuyển thuốc cho người bệnh.16
Telepharmacy giúp người bệnh được dùng thuốc phù hợp trong ca trực đêm17 hoặc
giúp những người bệnh ở khu vực xa xôi nhận thuốc qua công ty vận chuyển.15,18
Một số chương trình được xây dựng để cấp phát thuốc tận nhà hoặc nơi làm
việc của người bệnh, giúp tiết kiệm tiền và thời gian cho đối tượng người bệnh đang
điều trị thuốc mãn tính hoặc ở khu vực hẻo lánh, có trở ngại địa lý. Mục tiêu của các
hoạt động này nhằm đảm bảo điều trị cho người bệnh, tiết kiệm thời gian, tiền bạc
và cải thiện sự hài lòng.19,20

.


.


11

Chất lượng cấp phát thuốc và các sai sót thuốc của mơ hình telepharmacy
thường là mối quan tâm lớn, với mong muốn vận hành suôn sẻ nhưng vẫn đảm bảo
an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc. Nhiều nghiên cứu so sánh nhà thuốc
telepharmacy và nhà thuốc truyền thống đã được thực hiện, cho kết quả không
thống nhất nhau. Một vài nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt trong an toàn
và hiệu cấp phát thuốc giữa 2 mơ hình.2,21,22 Trong nghiên cứu thử nghiệm cắt
ngang của Friesner và cộng sự, dược sĩ giám sát việc cấp phát thuốc thông qua hệ
thống telepharmacy, kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sai sót được phát hiện ở nhà
thuốc có ứng dụng telepharmacy cao hơn các nhà thuốc khơng dùng.23 Nghiên cứu
khác của Scott và cộng sự lại ghi nhận mức độ sai sót được người bệnh phát hiện
sau cấp phát ở cơ sở tại chỗ cao hơn ở những cơ sở từ xa24 và những tỉ lệ sai sót này
vẫn thấp hơn so với tỉ lệ trong báo cáo quốc gia.23,24
Sau cùng, doanh thu và hiệu quả vận hành so với chi phí là yếu tố mang tính
chất quyết định để nhiều nhà thuốc cân nhắc đưa mô hình telepharmacy vào sử
dụng. Khi tăng trưởng doanh thu đạt gần đến mức trung bình, mơ hình
telepharmacy lại có tỷ lệ vịng quay hàng tồn kho thấp hơn trung bình, việc này làm
tăng chi phí vận hành. Khi số lượng khách hàng đủ lớn, mơ hình telepharmacy cần
mở thêm nhiều vị trí để đạt đến lợi nhuận mong muốn,25 đây cũng là yếu tố cần cân
nhắc vì liên quan đến chi phí cần để mở thêm vị trí.
Kiểm tra đơn thuốc, can thiệp dược, cảnh giác dược và điều soát thuốc
Dược sĩ lâm sàng có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an
toàn và hiệu quả, đưa ra các cảnh báo về thuốc và nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe. Việc thiếu hụt nhân lực ở các vùng hẻo lánh làm hạn chế khả năng cung
cấp các dịch vụ sức khỏe là một thử thách cho hệ thống y tế. Telepharmacy giúp các
dược sĩ lâm sàng kiểm tra, thẩm định đơn thuốc, can thiệp và hỗ trợ các bệnh viện
từ xa, khi chưa đủ nguồn lực để cung cấp được các dịch vụ dược lâm sàng tại chỗ
hoặc chưa cung cấp dịch vụ dược 24 giờ.15,26-30 Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
telepharmacy làm tăng số lần can thiệp lâm sàng,31 thực hiện tốt việc điều soát

thuốc cho người bệnh32 và tăng số lượng cảnh báo về tác dụng phụ tiềm ẩn trong

.


×