Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

khảo sát vai trò phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn tại xã quảng thái, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.66 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm, tôi
đã hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình và tiếp thu được một lượng kiến thức
nhất định. Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tôi đã
nhận được sự động viên của gia đình, sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô giáo
trong nhà trường và sự giúp đỡ chia sẻ của bạn bè. Nhất là trong kỳ thực tập và
làm khoá luận cuối khoá, sự động viên, hướng dẫn, giúp đỡ đó đối với tôi thực
sự quý báu.
Để có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi xin trân trọng
cảm ơn Thầy Th.s Nguyễn Ngọc Truyền, người đã trực tiếp hướng dẫn và luôn
tạo điều kiện để cho tôi hoàn thành được khoá luận của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong UBND xã
Quảng Thái, huyện Quảng Điền và các hộ dân ở xã đã luôn tạo điều kiện để cho
tôi có thể học hỏi, nắm được các kiến thức thực tế phục vụ cho bài viết của mình
được hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên, do kiến thức của bản thân và thời gian thực tập còn hạn chế
nên nội dung đề tài không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, kính mong
nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ dẫn thêm của các thầy cô giáo và các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Huế, 19 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Lê Công Quý
2
MỤC LỤC
Phần 1.
Phần 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
Phần 2 3


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1. Lược sử về phụ nữ học (Women studies) 3
2.1.2. Phụ nữ trong phát triển (WID) 5
2.1.3. Giới và phát triển (GAD) 6
2.1.4. Bất bình đẳng giới 7
2.1.5. Vai trò của giới 7
2.2. Cơ sở thực tiễn 9
2.2.1. Thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới 9
2.2.2. Vai trò của phụ nữ 14
Phần 3 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.3. Nội dung nghiên cứu 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1. Điểm nghiên cứu 20
3.4.2. Thu thập thông tin 21
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 21
Phần 4 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
4.1. Tình hình điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Quảng Thái 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24
4.2. Đặc điểm của nhóm nông hộ khảo sát 26
4.3. Hoạt động của phong trào phụ nữ xã Quảng Thái 28
4.4. Sự tham gia của phụ nữ xã Quảng Thái vào các tổ chức đoàn thể địa phương 30
4.5. Người ra quyết định trong các hoạt động sản xuất 32
4.5.1. Trong nông nghiệp và thủy sản 32
3

4.5.2. Trong dịch vụ và ngành nghề khác 36
4.6. Đóng góp của phụ nữ trong thu nhập và phát triển kinh tế hộ 38
4.7. Việc kiểm soát nguồn lực kinh tế hộ của người phụ nữ 40
4.7.1. Vai trò trong việc kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình 40
4.7.2. Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình 41
4.8. Việc sử dụng, phân bổ thời gian của người phụ nữ 42
4.9. Việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội nông thôn của người phụ nữ 44
4.10. Vai trò của phụ nữ trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 46
4.11. Thuận lợi và khó khăn trong việc nâng cao vai trò và vị thế phụ nữ xã Quảng Thái 47
4.11.1. Thuận lợi 47
4.11.2. Khó khăn 48
4.12. Giải pháp nâng cao vai trò vị thế của người phụ nữ ở xã Quảng Thái 48
4.12.1. Giải pháp từ người dân 48
4.12.2. Giải pháp từ cán bộ địa phương 49
Phần 5. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1: Tình hình sản xuất của xã Quảng Thái năm 2010 25
Bảng 2: Đặc điểm dân số và lao động của xã Quảng Thái 26
Bảng 3: Đặc điểm các hộ khảo sát năm 2011 27
Bảng 4: Hoạt động của phong trào phụ nữ xã Quảng Thái 28
Bảng 5: Sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức đoàn thể 30
Bảng 6: Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong trồng trọt 32
Bảng 7: Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong chăn nuôi 34
Bảng 8: Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong nuôi trồng thủy sản 35
Bảng 9: Người ra quyết định và thực hiện các khâu trong hoạt động dịch vụ và
ngành nghề khác 37

Bảng 10: Số lượng và thu nhập của lao động nam – nữ 39
Bảng 11: Vai trò trong kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình 40
Bảng 12: Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình 41
Bảng 13: Việc sử dụng, phân bổ thời gian của người phụ nữ 42
Bảng 14: Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội 44
Bảng 15: Vai trò trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 46
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Sơ đồ 1: Tỷ lệ lao động nam – nữ đi làm ngoài 39
Sơ đồ 2: Thời gian lao động sản xuất hằng ngày của người phụ nữ 43
5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PNH : Phụ nữ học.
WID (Woman In Development) : Phụ nữ trong phát triển.
GAD (Gender And Development) : Giới và phát triển.
LHQ : Liên Hợp Quốc.
UNDP (United Nations Development Program): Chương trình hỗ trợ phát triển
của Liên Hợp Quốc.
UBND : Ủy ban nhân dân.
ACE (American Center for Education) : Hội đồng giáo dục Mỹ.
TCTK : Tổng cục thống k
6
Phần 1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay không chỉ biết đến việc gia đình, sinh
con đẻ cái, mà trong điều kiện lịch sử kinh tế nước ta, chị em luôn luôn làm tròn
nhiệm vụ của người lao động chân chính, người vợ, người mẹ, người nội trợ
trong gia đình, chăm sóc con cái, người già và trong thời chiến họ đã làm tròn
nhiệm vụ của người dân yêu nước, người nữ chiến sĩ.

Ngày nay, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ truyền
thống, phụ nữ Việt Nam ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong gia đình và
ngoài xã hội. Đất nước đang từng ngày đổi mới, người phụ nữ cũng mang trong
mình một trọng trách, một vai trò quan trọng trong việc duy trì tổ ấm của một gia
đình. Họ đã và đang phấn đấu cho một gia đình ấm no và hạnh phúc góp phần
vào sự phát triển của xã hội.
Người phụ nữ ấy với tư cách là một người mẹ, người vợ trong gia đình, họ
đã dần ý thức được vai trò của mình trong việc nuôi dạy con cái, tổ chức đời
sống vật chất cũng như tinh thần trong một gia đình hiện đại.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngoài việc
đem lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ, nó cũng nảy sinh những tác động tiêu cực ,
họ phải lo toan nhiều hơn cho cuộc sống gia đình, ít quan hệ xã hội. Một số phụ
nữ chưa hiểu rõ các quyền về mặt pháp lý của mình do học vấn thấp, thời gian
làm việc đồng áng và nội trợ cao, ít thời gian để tham gia hội họp cộng đồng, ít
tiếp cận thông tin để nâng cao kiến thức và hiểu biết. Điều đó đã làm cho vai trò
và vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội không được
1
công nhận một cách chính đáng. Hầu hết thời gian của người phụ nữ đặc biệt là
người phụ nữ nông thôn đều đầu tư cho các hoạt động tái sản xuất, cho nên các
sản phẩm lao động của họ không mang lại những giả trị cụ thể, trước mắt. Từ đó
họ không được công nhận là chủ thể kinh tế của gia đình. Mặt khác, do xuất phát
từ những quan niệm lạc hậu như: trọng nam khinh mữ, nam giới là trụ cột gia
đình… cũng đã làm cho vai trò của người phụ nữ ngày càng trở nên mờ nhạt.
Xuất phát từ những thực tiễn đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Khảo sát
vai trò phụ nữ trong nông nghiệp nông thôn tại xã Quảng Thái, huyện Quảng
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” để đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong nông
nghiệp, nông thôn, qua đó đề xuất những chính sách và giải pháp nhằm phát huy
năng lực của phụ nữ nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ hoàn thành tốt
nhiệm của mình trong sản xuất, đời sống và các hoạt động xã hội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình hoạt động của phong trào phụ nữ xã Quảng Thái.
- Xác định, đánh giá vai trò và vị thế của người phụ nữ trong gia đình, xã
hội và trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong việc nâng cao vai
trò và vị thế của người phụ nữ ở xã Quảng Thái.
2
Phần 2.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lược sử về phụ nữ học (Women studies)
Từ nửa sau thập niên 1960, trên thế giới bắt đầu xuất hiện những bài giảng
về nữ quyền ở các trường đại học. Năm 1970, thuật ngữ phụ nữ học (PNH) lần
đầu tiên được dùng cho những giáo trình để chỉ những giáo trình này. Ở Mỹ, dù
bị chống đối mạnh mẽ, phụ nữ học đã phát triển nhanh chóng.
Số giáo trình tăng lên nhiều. Phụ nữ học trở thành chương trình đào tạo ở
bậc cử nhân và sau đại học. Số người tham gia nghiên cứu về nữ quyền tăng lên
mạnh mẽ .
Như vậy phụ nữ học là một khoa học mới mẽ nhưng đã phát triển nhanh
chóng tại hầu hết các trường đại học trên thế giới .
Điểm khác biệt với các ngành khoa học xã hội truyền thống khác là những
nghiên cứu về phụ nữ xuất phát trước tiên từ những phong trào chính trị, xã hội ở
ngoài các trường đại học.
Điểm phân biệt những người nghiên cứu về phụ nữ so với các chuyên gia
trong các ngành khoa học truyền thống là họ hướng tới một phong trào góp phần
cải tiến xã hội.
Ở Việt Nam, ý tưởng nghiên cứu phụ nữ được thể chế hóa bằng việc thành
lập Trung tâm nghiên cứu khoa học về phụ nữ năm 1987. Sự ra đời của trung
tâm này có liên quan đến sự phát triển của phong trào phụ nữ trong và ngoài
nước. Năm năm sau đó, nhu cầu về giao lưu thông tin khoa học về Phụ Nữ đã bắt
3

đầu xuất hiện ở các trường Đại học lớn ở Hà Nội và Thành Phố Hồ chí Minh,
sau đó nó trở thành môn học có tên gọi là “Phụ nữ học” giống như các môn Xã
hội học, Triết học…
Phụ nữ học là gì? Phụ nữ học là nghiên cứu phụ nữ, nó không chỉ đơn
thuần là nghiên cứu đơn thuần về thân phận của người phụ nữ trong xã hội mà
đó là nghiên cứu phụ nữ theo cách nhìn của phụ nữ và vì quyền lợi của phụ nữ.
Một số đặc điểm của phụ nữ học
Từ hàng bao thế kỷ, phụ nữ đã là một đối tượng nghiên cứu, vậy phụ nữ
học ngày nay có gì khác? Theo Sheila Ruth những công trình nghiên cứu phụ nữ
trước đây thường có quan điểm:
- Phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được cái nhìn riêng về
mình.
- Phụ nữ được nghiên cứu trong một phần nào đó của công trình như là
một phần phụ thuộc.
- Có những quan điểm “ghét phụ nữ”. Thành kiến đối với phụ nữ dẫn đến
trở thành một lý thuyết về khoa học và được chấp nhận.
Theo một số nhà khoa học, nếu các nghiên cứu về phụ nữ không xuất phát
từ quan điểm xem phụ nữ là một tầng lớp bị áp bức thì không thuộc phạm vi
nghiên cứu phụ nữ học hiện đại. Một số khác đề nghị cách tiếp cận trung dung
hơn, không nhất thiết phải có thiên kiến vê tình trạng bị lệ thuộc của phụ nữ.
Các mục tiêu của phụ nữ học
- Phân tích tính thống trị của các quan điểm của nam giới trong kiến thức
lịch sử, tạo ra những kiến thức mới và những giá trị mới thông qua việc nghiên
cứu tích cực kinh nghiệm của phụ nữ.
- PNH nhằm đạt đến sự thay đổi ý thức của phụ nữ về chính người phụ nữ:
4
hình ảnh, tư cách, quyền lợi, vị trí, sự tham gia của phụ nữ trong thế giới.
- Thay đổi những ước vọng của người phụ nữ dựa trên cơ sở ý thức đã
được thay đổi, lòng tự tin đã được củng cố, từ đó người phụ nữ có những lựa
chọn mới cho mình và cho xã hội.

- Cải thiện những quan hệ giữa nam và nữ giới, tiến tới quan hệ hợp tác,
tôn trọng lẫn nhau.
- Gây ý thức ở mọi tầng lớp: Nam cũng như nữ, về những giá trị của cuộc
sống, lòng nhân ái, công bằng xã hội, chất lượng cuộc sống.
- Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.
- Chấm dứt cuộc chạy đua đến sự phá hủy hành tinh, bảo vệ môi trường.
- Đấu tranh cho hòa bình thế giới. [5,Tr.1-2].
2.1.2. Phụ nữ trong phát triển (WID)
Nguồn gốc
Phụ nữ trong phát triển xuất phát từ đầu thập niên 80, thuật ngữ này được
Ủy ban phụ nữ Washington DC sử dụng nhằm kêu gọi sự chú ý của những nhà
làm chính sách Mỹ. Với mục đích làm giảm những thiệt thòi của phụ nữ trong
hoạt động sản xuất và chấm dứt phân biệt đối xử với họ.
Nội dung
Tiếp cận WID chỉ chú trọng đến khía cạnh sản xuất, không hoặc ít chú
trọng đến hoạt động tái sản xuất và những dự án nâng cao thu nhập cho phụ nữ,
tuy nhiên lại làm tăng gánh nặng cho họ. Gắn sự phát triển của phụ nữ vào quá
trình hiện đại hóa nhưng nó không làm thay đổi nhiều địa vị của phụ nữ.
Tuy nhiên cách tiếp cận này còn mang nhiều hạn chế
- Cách tiếp cận khái niệm đã từ chỗ chấp nhận cơ cấu xã hội hiện hữu thay
5
vì tìm hiểu lý do vì sao phụ nữ không được hưởng thành quả lao động?
- Cách tiếp cận tránh được sự tìm hiểu nguồn gốc cũng như tính chất của
sự lệ thuộc, áp bức mà chỉ bênh vực cho sự tham gia, bình đẳng hơn về giáo dục,
việc làm và các lĩnh vực xã hội khác.
- Chỉ chú trọng phụ nữ một cách tách biệt.
- Chỉ chú trọng đến khía cạnh sản xuất mà không chú ý đến khía cạnh tái
sản xuất, sức lao động…nên các dự án chỉ chú trọng đến việc nâng cao thu nhập
cho phụ nữ.
- Cách tiếp cận này không thể tự vệ trước thực tại này vì nó không đấu

tranh với những mối quan hệ xã hội về giới để tiến tới bình đẳng giới, nó dựa
trên các giả thuyết rằng các mối quan hệ giới sẽ từ từ thay đổi khi phụ nữ có đầy
đủ vai trò trong phát triển [5,Tr.3].
2.1.3. Giới và phát triển (GAD)
Nguồn gốc
Khái niệm xuất hiện trong những thập niên 1980, nguồn gốc lý thuyết của
nó được tìm thấy trong lý thuyết nữ quyền theo khuynh hướng xã hội và đã lấp
trống khoảng cách các lý thuyết hiện đại hóa kinh tế bằng cách gắn quan hệ xã
hội về sản xuất với quan hệ về tái sản xuất bằng cách xem tất cả các khía cạnh
đời sống của người phụ nữ.
Nội dung
Nghiên cứu phụ nữ không biệt lập trong mối tương quan, so sánh với nam
giới. Nghiên cứu giới nhằm vào mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ, đó có thể là
mối tương quan về mặt kinh tế, quyền lực trong gia đình và trong xã hội, có thể
là mối quan hệ giữa hai giới trong việc nắm bắt cơ hội tiếp cận các nguồn lực và
6
sử dụng các thành quả làm ra. Nghiên cứu giới là nghiên cứu cả phụ nữ và nam
giới vì quyền lợi cả hai giới.
GAD xem phụ nữ là tác nhân của sự thay đổi, của phát triển chứ không
đơn thuần là người thụ hưởng những hổ trợ cho sự phát triển, họ nhấn mạnh rằng
phụ nữ phải tự tổ chức lại và phải có tiếng nói chính trị mạnh hơn [5,Tr.3-4].
2.1.4. Bất bình đẳng giới
Nghiên cứu của các chuyên gia phát triển đều đưa ra kết luận rằng ở nhiều
vùng khác nhau trên toàn cầu, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển ở phía
Nam vẫn tồn tại thiên lệch giới bất lợi cho phụ nữ. Đó chính là khoảng cách về
giới hay còn gọi là bất bình đẳng giới. Theo tác giả Đỗ Thị Bình và Trần Thị
Vân Anh (2003): Bất bình đẳng giới (gender inequality) chỉ sự khác biệt về cơ
hội và quyền lợi của nữ và nam giới để đạt đến năng lực tối đa của mình hay để
quyết định cuộc sống của bản thân hay toàn xã hội. Bất bình đẳng giới có thể thể
hiện trên nhiều khia cạnh khác nhau như về pháp luật, về cơ hội như việc tiếp

cận các nguồn lực, thù lao trong công việc, giá trị của tiếng nói, quyền lực [6],
[13].
2.1.5. Vai trò của giới
Vai trò của giới vừa là khái niệm, vừa là một trong những công cụ sử dụng
để phân tích tương quan giới trong gia đình và xã hội. Vai trò giới là những công
việc và hoạt động cụ thể mà phụ nữ và nam giới thực tế đang làm. Thông thường
đây cũng là những công việc xã hội trông chờ ở mỗi cá nhân với tư cách là đàn
ông hay đàn bà (Đỗ Thị Bình và Trần Thị Vân Anh, 2003).
Vai trò giới là chức năng xã hội là mô hình hành vi được thiết lập một
cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với nam và nữ để thực hiện
7
quyền và nghĩa vụ tương ứng với vị thế của họ trong gia đình và trong xã hội.
Sự phân công lao động theo giới
Sự phân công lao động theo giới là nghiên cứu các vai trò khác nhau của
nam và nữ. Sự phân công lao động theo giới là nguyên lý nổi bật để tách và phân
biệt những việc nam và nữ giới đảm nhận.
Sự khác biệt giữa nam và nữ giới trong công việc là yếu tố quan trọng
trong quan hệ giới, góp phần tạo ra sự chia rẽ và đôi khi nảy sinh đối kháng giữa
nam và nữ giới. Nhưng sự khác biệt này cũng góp phần tạo ra sự trao đổi, lệ
thuộc lẫn nhau trong việc duy trì cuộc sống và mưu sinh cho gia đình. Phụ nữ là
người đóng góp chính cho kinh tế và đời sống của gia đình, nhưng thường công
việc của họ đem lại ít thu nhập hơn nam giới.
Vai trò sản xuất
Vai trò sản xuất là những công việc do cả nam giới và nữ giới làm để lấy
công hoặc tiền mặt hoặc bằng hiện vật. Nó còn bao gồm cả sản xuất hàng hóa có
giá trị trao đổi và sản xuất có ý nghĩa tiêu dùng tại gia đình đồng thời cũng có giá
trị trao đổi tiềm năng (Moser, 1993).
Vai trò tái sản xuất
Vai trò tái sản xuất bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi con và công việc
nội trợ trong gia đình để duy trì và tái sản xuất sức lao động. Vai trò này không

chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học, mà còn bao gồm cả chăm lo và duy trì lực
lượng lao động hiện tại và tương lai.
Vai trò cộng đồng
Vai trò cộng đồng bao gồm vai trò quản lý cộng đồng và vai trò chính trị
cộng đồng.
Vai trò quản lý cộng đồng: các hoạt động ở cấp độ cộng đồng như là sự
8
mở rộng của vai trò tái sản xuất. Đó là những công việc nhằm bảo đảm và duy trì
các nguồn lực sữ dụng chung như nguồn nước, vệ sinh đường làng ngỏ xóm,
tham gia các lễ hội, tham gia các đám hiếu hỉ… Đây là những công việc tự
nguyện, không được trả tiền và thường được làm vào thời gian rảnh rỗi.
Vai trò chính trị cộng đồng: gồm những hoạt động thực hiện ở cấp độ
cộng đồng, với vị trí chính trị chính thức như tham gia vào các tổ chức chính
quyền và đoàn thể địa phương. Đây là những công việc được trả tiền trực tiếp
hoặc gián tiếp bằng hiện vật, các công việc này làm tăng vị trí, quyền lực của cá
nhân trong cộng đồng
[5,Tr.6-10].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới
a. Trên thế giới
Trong vòng ba thập kỷ qua, vấn đề của phụ nữ - và gần đây hơn là vấn đề
về giới – đã trở thành vấn đề chính yếu trong các diễn đàn phát triển. Người phụ
nữ bị tướt đoạt quyền bầu cử ở các nước đang phát triển.
Không ở đâu trong bất kỳ một khu vực đang phát triển nào mà phụ nữ
được hưởng những quyền bình đẳng như nam giới . Ở nhiều nước phụ nữ không
có quyền độc lập trong việc làm chủ đất đai, quản lý tài sản hay điều hành kinh
doanh. Thí dụ ở nhiều nước châu Phi, Hạ Sahara phụ nữ có quyền về đất đai chủ
yếu thông qua người chồng của họ, và sẽ mất những quyền đó khi họ ly hôn hoặc
góa bụa. Ở một số nước Nam Á và Trung Đông phụ nữ không được đi lại nếu
không được người chồng cho phép.

Sự phân biệt đối xử theo giới đã làm tăng tỷ lệ tử vong của phụ nữ ở nhiều
9
vùng, làm thế giới mất đi 60 đến 100 triệu sinh mạng phụ nữ (Sen 1989,1992 ;
Coale 1991; Kalasen 1994). Điều này phản ánh những điều thiên vị về giới trong
việc cung cấp lương thực và y tế cũng như tình trạng bạo lực đối với phụ nữ,
nhất là trong thời niên thiếu. Ở Trung Quốc việc nạo thai cố ý khi có thai con gái
và các phương pháp chọn sinh con trai đã làm chênh lệch tỷ lệ sinh con trai so
với con gái – từ 1,07 năm 1980 đến 1,14 1993. Ở Ấn Độ, tỉ lệ sinh con trai so với
con gái đạt tới mức cao là 1,18 như ở bang Puniab.
Trong các vùng đang phát triển, số doanh nghiệp do phụ nữ điều hành có
xu hướng được đầu tư ít vốn hơn so với các doanh nghiệp nam điều hành. Trong
toàn vùng châu Phi hạ Sahara nữ nông dân khó tiếp cận đến máy móc, phân bón
và thông tin khuyến nông hơn so với nam nông dân ngoài một số trường hợp
ngoại lệ đáng lưu ý – kể cả trong nông nghiệp hay phi nông nghiệp – tiếp tục gặp
khó khăn khi tiếp cận nguồn tín dụng hoặc là các nguồn tài chính liên quan.
Tuy tỷ lệ đi học của phụ nữ có tăng so với nam giới nhưng vẫn còn một
khoảng cách lớn về giới. Tính trung bình lao động nữ chỉ được hưởng mức lương
bằng ba phần tư của nam giới – những khác biệt giới về giáo dục và kinh nghiệm
làm việc chỉ giải thích được một phần năm mức chênh lệch đó. Hơn nữa, phụ nữ
vẫn có mặt ít hơn trong những công việc được trả lương cao, kể cả công việc
hành chính và quản lý.
Phụ nữ có rất ít đại diện trong tất cả các cấp chính quyền. Điều đó đã hạn
chế khả năng tác động đến hoạt động quản lý nhà nước và các chính sách công.
Ở tất cả các vùng đang phát triển, trừ Đông Á, phụ nữ chỉ nắm giữ chưa đến 10%
số ghế trong đại biểu quốc hội. Và không một khu vực đang phát triển nào mà
phụ nữ chiếm hơn 8% số ghế bộ trưởng.
Vấn đề bất bình đẳng giới, ở nhiều khía cạnh khác nhau, là vấn đề về
10
quyền và những đặc quyền không tương xứng về quyền diễn ra phổ biến – trong
những quy định pháp lý, luật tục và thực tiễn của cộng đồng và gia đình. Sự

không tương xứng này tồn tại trong các quyền kết hôn, ly hôn, quyết định quy
mô gia đình, tham gia các hoạt động tạo thu nhập ở bên ngoài, và được đi lại tự
do. Sự phân biệt giới về quyền đã hạn chế khả năng lựa chọn của người phụ nữ
trong nhiều khía cạnh của cuộc sống – thường cản trở rất lớn những cơ hội mà
họ có được trong nền kinh tế và trong xã hội.
Ở Bootsxoana, Chilê, Lêxôthô, Namibia và Xoazilân, phụ nữ chịu sự cai
quản vĩnh viễn của người chồng và không có quyền quản lý độc lập với tài sản
(UNDP 1995). Ở một số nước châu Phi, phụ nữ có chồng không được sở hữu đất
đai mà chỉ có quyền hoa lợi sau khi kết hôn (Gray và Kevane 1995). Ngoài ra tại
nhiều nơi của châu Phi Hạ Sahara, đàn ông có quyền đòi hỏi người vợ đóng góp
sức lao động, nhưng người phụ nữ lại không có quyền đó với chồng mình (Dey
Abbas 1995). Ở Bôlivia, Goatêmala và Siry, đàn ông có thể cấm không cho vợ
mình làm việc ở bên ngoài. Ở Aicập và Gióocđani, phụ nữ phải được chồng cho
phép nếu muốn đi đây đi đó. Ở một số nước Ảrập phải có sự đồng ý của người
chồng thì phụ nữ mới xin được hộ chiếu nhưng không xảy ra điều ngược lại
(UNDP 1995).
Cũng như các quyền cơ bản, phụ nữ và các bé gái thường gặp khó khăn rất
nhiều so với nam giới và các bé trai trong việc tiếp cận hàng loạt các nguồn lực.
Điều này đã thu hẹp các cơ hội cho họ và – cũng như với các quyền hạn – đã hạn
chế khả năng của họ [3].
Theo Quỹ Dân số LHQ, hiện nay, "sự phủ nhận các quyền con người cơ
bản của phụ nữ vẫn còn dai dẳng và trên quy mô rộng". Hiện nay ở nhiều nước
Arập, phụ nữ vẫn chưa được quyền bầu cử. Vẫn có 41 nước không ký Công ước
11
về việc loại trừ tất cả những hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (do LHQ
thông qua năm 1979). Những quốc gia không ký Công ước trên đa số là các
nước Arập và Hồi giáo (thuộc châu Á và châu Phi). Tại nhiều nơi, phụ nữ và
nam giới không hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật, như một phụ nữ Saudi
Arabia hoặc Iran không thể đi du lịch nếu không được chồng ưng thuận.
Cũng theo thống kê của LHQ, 70% người nghèo khổ trên thế giới (tổng số lên

tới 1,3 tỷ) là phụ nữ và tỷ lệ này còn gia tăng. 60% trong số 130 triệu trẻ em
không được cắp sách tới trường là các bé gái. Trong số 900 triệu người mù chữ
trên thế giới có 2/3 là phụ nữ. Một triệu bé gái vị thành niên - đa số ở châu Á - bị
cưỡng bức làm gái điếm. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 là nạn nhân của một vụ án gây ra
bởi bạn tình hoặc bạn cũ. Phần lớn các nước ở Nam Mỹ luật pháp không trừng
phạt tội giết vợ khi người chồng bắt quả tang vợ đang ngoại tình. Trường hợp đó
cũng diễn ra tại Pháp cho tới năm 1975 [9].
b. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề bất bình đẳng giới là một vấn đề dai dẳng, đặc biệt là
ở vùng nông thôn.
Ở nông thôn chủ hộ gia đình thường là nam giới. Hiện nay kinh tế hộ đã
và đang đóng vai trò quan trọng trong những thành công của ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn
hướng vào chủ hộ - thường là nam giới, do vậy, nam giới ở nông thôn trên thực
tế đã thụ hưởng được nhiều thành quả của việc trao quyền trong quá trình cải
cách kinh tế hơn hẳn phụ nữ. Một kết quả của quá trình này là hầu hết các chủ
trang trại nông nghiệp và lâm nghiệp đều là nam giới. Mặc dù bắt đầu chuyển
sang kinh tế thị trường ở điểm xuất phát tương tự như nam giới, song có rất ít
phụ nữ trở thành chủ trang trại hoăc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.
12
Đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong toàn ngành còn rất ít.
Hiện có quá ít cán bộ chủ chốt là nữ trong toàn ngành nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Tính chung tất cả các Cục, Vụ, viện, Tổng công ty và các trường
trong ngành chỉ có 5,7% cán bộ lãnh đạo (cấp phó và tương đương) là nữ. Trên
toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND xã, 4,9 lãnh đạo UBND
huyện và 6,4 lãnh đạo UBND tỉnh. Nhìn tổng thể, tiếng nói của người phụ nữ
trong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng công việc và
trách nhiệm mà họ gánh vác.
Bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu. Trong
thực tế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình cùng như sổ

địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm đại đa số.
Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng
đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất khi chồng qua
đời. Phần lớn phụ nữ khó đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, tín dụng chính
thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trên trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
Phụ nữ giành nhiều thời gian làm việc nhà hơn. Ở các vùng nông thôn,
thời gian lao động tạo thu nhập của phụ nữ và nam giới là như nhau. Tuy nhiên
phụ nữ giành thời gian nhiều gần gấp đôi nam giới cho các công việc nhà không
được trả công. Do vậy, phụ nữ nông thôn ở tất cả các lứa tuổi đều có thời gian
làm việc nhiều hơn nam giới. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gia
đình họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong
cộng đồng cũng như cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo, có
rất ít thời gian để tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kỹ
năng và sự tự tin.
13
Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo. Do vậy, phụ nữ đang bị mất đi tiềm
năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đóng góp vào các mục tiêu
phát triển. Mặc dù phụ nữ chiếm gần 3/4 lực lượng lao động ngành chăn nuôi,
song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về chăn nuôi có phụ nữ tham gia.
Tương tự có 80% phụ nữ nông thôn làm trong lĩnh vực trồng trọt nhưng chỉ có
10% số người được tập huấn khuyến nông về trồng trọt là nữ. Đa số các cán bộ
cung cấp dịch vụ công ở cấp cơ sở là nam giới và họ thường là các nông dân
nam (chủ hộ gia đình) là đối tượng mục tiêu của các hoạt động khuyến nông. [6],
[13].
2.2.2. Vai trò của phụ nữ
a.Trên thế giới
Ngày nay, khi được quyền bình đẳng, tham gia vào tất các các hoạt động
xã hội, người phụ nữ tỏ rõ là một lực lượng không thể thiếu trong sự phát triển,
thậm chí có người còn cho là trong tương lai, phụ nữ sẽ "quyết định sự phát triển

của xã hội".
Theo báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) về hoàn cảnh của phụ nữ tại 5 lục
địa, sự tiến bộ của xã hội và kinh tế sẽ mau chóng hơn nếu người ta ưu tiên phụ
nữ. Sự tham gia của phụ nữ vào những cơ cấu hệ trọng sẽ cho phép xã hội thay
đổi cách nhìn và có những sự lựa chọn hữu ích hơn. Có 10 quốc gia đứng đầu về
số phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế và chính trị được LHQ bình chọn là:
Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, New Zealand, Hà Lan, Mỹ, Áo và
Italia.
Trong những năm gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự
đóng góp vô cùng quan trọng của phụ nữ trong đời sống xã hội.
14
Ở châu Phi khi phụ nữ đã vào được quốc hội thì họ đều có vai trò rất quan
trọng không những trong việc tố cáo nạn tham nhũng trong giới kinh doanh và
chính trị, mà họ còn tiến hành các hoạt động để cải thiện tình hình cho phụ nữ,
nhất là trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
Tại Mỹ, việc phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo ở các trường đại học và
cao học ngày càng nhiều, có ý nghĩa rất quan trọng vì nó chứng tỏ rằng hiện
tượng này đã được công nhận trong nền văn hóa Mỹ, khi giáo dục cao học giữ vị
trí then chốt đối với những thành công trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Theo
thống kê năm 2006 của Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE), trong số các chủ tịch ở
các trường đại học và cao học Mỹ có 23% là phụ nữ, tăng đáng kể so với 9,5%
của năm 1986. Ngoài ra, việc số vị chủ tịch ở độ tuổi ngoài 60 chiếm hơn 50%
(so với 14% của năm 1986) cho thấy cơ hội thăng tiến cao hơn của phụ nữ trong
lĩnh vực giáo dục cũng nhiều hơn.
Trong 192 đại diện thường trực ở LHQ có 14 phụ nữ. 11% nhân viên cao
cấp tại cơ quan của LHQ là phụ nữ. Trong số 27 tổ chức quốc tế thì có 4 tổ chức
do phụ nữ lãnh đạo
Từ khi thế giới có giải Nobel năm 1901 đến nay, đã có 4,4% giải Nobel về
hoà bình được trao cho phụ nữ. Nếu tính tất cả các lĩnh vực, số phụ nữ đoạt giải
Nobel lên đến 28 người, trong đó 9 phụ nữ đoạt giải Nobel hoà bình và 8 giải

Nobel về văn học; về y khoa, họ chiếm tỷ lệ 2,5%, hoá học 3%, vật lý 1,3%.
Phụ nữ đảm nhận nhiều công việc quan trọng mà không được các số liệu
thống kê không đề cập đến:
- Công việc nội trợ
- Phát triển kinh tế hộ gia đình
Đây cũng là những công việc khó có thể đo, đếm chính xác, nhưng qua đó
15
có thể nói phụ nữ là người chủ yếu chăm lo công việc nuôi sống bản thân gia
đình Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nơi gần 80% dân số
đang sống ở nông thôn, trong đó phụ nữ chiếm 51% dân số và hơn 52% lực
lượng lao động( số liệu thống kê năm 2000 của TCTK) người phụ nữ phải gánh
vác phần lớn công việc trên đồng ruộng. Họ không chỉ lo sản xuất đủ lương thực
cho tiêu dùng mà còn cho cả việc xuất khẩu gạo, đóng góp nuôi sống một phần
thế giới. Người phụ nữ phải lao động với một cường độ rất lớn. Thời gian làm
việc kéo dài mà ít có điều kiện nghỉ ngơi.
Những con số do chương trình phát triển phụ nữ đã đưa ra vào năm 1985
tại Hội nghị thế giới về phụ nữ lần thứ hai tại Nairobi, thủ đô Kenya đã làm chấn
động thế giới:
- Phụ nữ chiếm 1/2 dân số thế giới
- Phụ nữ làm việc 2/3 tổng thời gian làm việc của thế giới
- Sản xuất ra 1/2 sản lượng nông nghiệp thế giới. [2], [6], [10].
b. Ở việt Nam
Trước hết chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ
nữ trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia
đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi
cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên
tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ
chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên
thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp
của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm

gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở
bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể
16
tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ, sự yên tĩnh trong tâm hồn
và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt
qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.
Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ
nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngày càng có nhiều người trở
thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, … Trong
nhiều lĩnh vực, sự có mặc của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt,
may mặc, du lịch, công nghệ dịch vụ, …
Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển
của đất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động. Với hơn
50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ
tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ
quan trọng trong bộ máy nhà nước. Chỉ cần điểm qua một vài con số: Hiện có tới
33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) - cao nhất ở châu Á và là một trong
những nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ tham gia
Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%.
Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ nữ tốt nghiệp Đại học là
36,24%; Thạc sĩ 33,95%; Tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà
báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như
giáo dục, y tế, và dịch vụ. Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông
trong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên
và kinh tế. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài)
cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Có tới 71% phụ nữ từ 13 tuổi trở lên là những người có thu nhập. Số hộ
nghèo do phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004,
17
Đây là những con số sinh động, là bằng chứng chứng minh hiệu quả của những

chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam
phát triển.
Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ
nữ Việt Nam tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với sự
phát triển của xã hội. Khi nền kinh tế của chúng ta càng phát triển, phụ nữ càng
có nhiều cơ hội hơn. Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho
phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ
trách nhiệm chăm sóc gia đình. Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho phụ
nữ, tạo cho họ nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác.
Đồng thời nó còn tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động
[9], [10], [11].
18
Phần 3.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là phụ nữ và mối quan hệ của phụ nữ nông thôn đối với gia đình và xã
hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vai vai trò của người phụ nữ trong gia đình,
qua đó xem xét mối quan hệ giữa phụ nữ với gia đình và vai trò, chức năng của
họ đối với gia đình ở xã Quảng Thái – huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên
Huế. Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2011.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Các phong trào hoạt động của phụ nữ xã Quảng Thái.
- Sự tham gia của phụ nữ vào các tổ chức đoàn thể địa phương.
- Người ra quyết định và thực hiện chính trong các hoạt động sản xuất.
+ Người ra quyết định và thực hiện chính trong các hoạt động trồng trọt.
+ Người ra quyết định và thực hiện chính trong các hoạt động chăn nuôi.
+ Người ra quyết định và thực hiện chính trong các hoạt động nuôi trồng thủy
sản.

+ Người ra quyết định và thực hiện chính trong các hoạt động dịch vụ và
ngành nghề khác.
- Đóng góp của người phụ nữ trong thu nhập và phát triển kinh tế hộ.
- Việc kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ của người phụ nữ.
+ Vai trò trong việc kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình.
+ Người ra quyết định chính các công việc lớn trong gia đình.
19

×