Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi tại bệnh viện nhi đồng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU TRANG

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG
QUY TRÌNH CHĂM SĨC HỆ THỐNG THỞ ÁP LỰC
DƯƠNG QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ THU TRANG


THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG
QUY TRÌNH CHĂM SĨC HỆ THỐNG THỞ ÁP LỰC
DƯƠNG QUA MŨI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS. LÊ NGUYỄN THANH NHÀN
2.TS. ELIZABETH ANN ESTERL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Trang

.



.

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .......................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ v
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 4
1.1. Lược sử thở áp lực dương liên tục qua mũi ............................................... 4
1.2. Định nghĩa áp lực dương liên tục, Hệ thống áp lực dương liên tục qua
mũi và nguyên lý hoạt động .............................................................................. 4
1.2.1. Áp lực dương liên tục ......................................................................... 4
1.2.2. Hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi và nguyên lý hoạt động ...... 5
1.3. Chỉ định và chống chỉ định ........................................................................ 6
1.3.1. Chỉ định ............................................................................................... 6
1.3.2. Chống chỉ định .................................................................................... 8
1.4. Quy trình chăm sóc điều dưỡng ................................................................. 8
1.4.1. Định nghĩa ........................................................................................... 8
1.4.2. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng sự tn thủ quy trình chăm sóc điều
dưỡng............................................................................................................... 10
1.4.3. Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ
thống thở áp lực dương qua mũi ..................................................................... 10

1.5. Tầm quan trọng của áp lực dương liên tục và quy trình chăm sóc hệ thống
áp lực dương liên tục qua mũi ......................................................................... 12

.


.

ii

1.6. Quy trình chăm sóc hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh viện
Nhi Đồng 1 ...................................................................................................... 13
1.7. Đặc điểm khoa Hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1 ........................................ 14
1.8. Biến chứng liên quan thở áp lực dương liên tục qua mũi ........................ 14
1.8.1. Định nghĩa loét mũi .......................................................................... 15
1.8.2. Phân độ loét mũi ............................................................................... 15
1.9. Học thuyết điều dưỡng (học thuyết tự chăm sóc của Orem) ................... 17
1.9.1. Mơ hình học thuyết ........................................................................... 17
1.9.2. Khái niệm .......................................................................................... 17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 20
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 20
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 20
2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
2.3.1. Dân số mục tiêu ................................................................................ 21
2.3.2. Dân số chọn mẫu ............................................................................... 21
2.3.3. Tiêu chí chọn vào .............................................................................. 21
2.3.4. Tiêu chí loại ra .................................................................................. 21
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 22

2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 22
2.6. Định nghĩa biến số ................................................................................... 23
2.6.1. Biến số cá nhân (biến số độc lập) ..................................................... 23
2.6.2. Biến số liên quan tuân thủ quy trình chăm sóc của điều dưỡng ....... 24
2.6.3. Biến số tuân thủ quy trình (biến số phụ thuộc):................................ 26
2.6.4. Biến số loét mũi (biến số phụ thuộc) ................................................ 26
2.7. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu: ............................................... 26

.


.

iii

2.8. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 27
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................... 30
2.9.1. Thống kê mơ tả ................................................................................. 30
2.9.2. Thống kê phân tích............................................................................ 30
2.10. Y đức trong nghiên cứu.......................................................................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ ..................................................................................... 32
3.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng ............................. 32
3.2. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu là bệnh nhi .................................. 33
3.3. Tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống áp lực
dương liên tục qua mũi.................................................................................... 35
3.3.1. Tỷ lệ tuân thủ quy trình..................................................................... 35
3.3.2. Phân bố tỷ lệ tuân thủ quy trình theo trình độ chun mơn và số năm
kinh nghiệm ..................................................................................................... 37
3.3.3. Phân bố tỷ lệ tuân thủ theo các bước quy trình ................................ 38
3.4. Các yếu tố liên quan đến sự tn thủ của điều dưỡng trong quy trình

chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi ................................................ 39
3.5. Mô tả 7 ca loét mũi................................................................................... 41
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 46
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ............................................................... 46
4.1.1. Đặc điểm nhóm đối tượng điều dưỡng ............................................. 46
4.1.2. Đặc điểm nhóm đối tượng bệnh nhi ................................................. 48
4.1.3. Chẩn đốn nhập viện và đặc điểm áp lực dương liên tục qua mũi của
bệnh nhi ........................................................................................................... 49
4.2. Tỷ lệ tuân thủ quy trình của điều dưỡng trong chăm sóc hệ thống áp lực
dương liên tục qua mũi.................................................................................... 49
4.3. Các yếu tố liên quan đến sự tn thủ quy trình chăm sóc hệ thống áp lực
dương liên tục qua mũi của điều dưỡng .......................................................... 54

.


.

iv

4.4. Đặc điểm loét mũi ở những bệnh nhi thở áp lực dương liên tục qua mũi
trong lô nghiên cứu ......................................................................................... 55
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ........................................................................... 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 61
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.



.

v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

SHH

Suy hô hấp

ĐD

Điều dưỡng

HSTC-CĐ

Hồi sức tích cực chống độc

HSSS

Hồi sức sơ sinh

HH

Hơ Hấp


HSBA

Hồ sơ bệnh án

HĐCVLTĐQG

Hội đồng cố vấn loét tỳ đè quốc gia

TALDLTQM

Thở áp lực liên tục qua mũi

BYT

Bộ Y tế

.


.

vi

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

VIẾT TẮT

TIẾNG ANH


NPUAP

nCPAP

CPAP

TIẾNG VIỆT

National Pressure Ulcer

Hội đồng cố vấn loét tỳ đè

Advisory Panel

quốc gia

Nasal Continuous Positive

Thở áp lực dương liên tục

Airway Pressure

qua mũi

Continuous Positive Airway

Thở áp lực dương liên tục

Pressure
Positive end expiratory


PEEP

pressure

.

Áp lực dương cuối kỳ thở ra


.

vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến số thu thập........................................................................ 23
Bảng 3.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng điều dưỡng ................................ 32
Bảng 3.2. Đặc điểm chung nhóm đối tượng bệnh nhi .................................... 33
Bảng 3.3. Đặc điểm nCPAP và chẩn đoán nhập viện của bệnh nhi ............... 34
Bảng 3.4. Tỷ lệ tuân thủ quy trình .................................................................. 35
Bảng 3.5. Tỷ lệ tuân thủ quy trình theo trình độ chun mơn và theo số năm
kinh nghiệm ..................................................................................................... 37
Bảng 3.6. Tỷ lệ tuân thủ theo các bước quy trình ........................................... 38
Bảng 3.7. Các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ của điều dưỡng trong quy
trình chăm sóc hệ thống nCPAP ..................................................................... 40
Bảng 3.8. Mơ tả 7 ca có loét mũi .................................................................... 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ lt theo giới tính và nhóm tuổi ............................................ 44

.



.

viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bộ dụng cụ nCPAP tại Khoa Hơ hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1. ......... 5
Hình 1.2. Hệ thống nCPAP ............................................................................... 6
Hình 1.3. (A) Giai đoạn I, (B) Giai đoạn II; (C) Giai đoạn III ....................... 15
Hình 1.4. Mơ hình học thuyết của Orem......................................................... 17

.


.

ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ Đồ 2.1. Lưu đồ quy trình nghiên cứu ........................................................ 29

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tn thủ các quy trình chăm sóc chuẩn của điều dưỡng góp phần quan

trọng vào sự thành cơng của một phương pháp điều trị, giúp giảm thiểu hoặc
phòng ngừa các biến chứng liên quan đến việc áp dụng phương pháp điều trị
đó. Trong chăm sóc bệnh nhi thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP),
một phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn được chỉ định cho bệnh nhi
suy hơ hấp cịn tự thở bằng cách duy trì đường thở một áp lực dương liên tục
suốt chu kỳ thở1, nếu điều dưỡng bỏ qua hoặc không thực hiện đúng một hoặc
nhiều bước của quy trình sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến kết quả điều trị và gây
ra các biến chứng2. Bên cạnh các biến chứng ít gặp thường liên quan đến áp
lực cao trên 10cmH201 như chướng bụng do hơi vào dạ dày, tăng áp lực nội
sọ do cố định cannula quanh mũi quá chặt và tràn khí màng phổi…, lt mũi
cũng đã được mơ tả trong một số nghiên cứu với tỷ lệ thay đổi từ 3,1% đến
45,2%3,4,5. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện đúng quy trình chăm
sóc bệnh nhi thở nCPAP, trong đó kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng trực
tiếp chăm sóc đóng vai trị then chốt2,6,7,8. Các nghiên cứu cho thấy kiến thức
và kỹ năng của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhi thở nCPAP ở mức độ
trung bình và khá lần lượt dao động từ 30% đến 85% và từ 11% đến 70%2,7,8.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, nCPAP được triển khai ứng dụng từ những năm
đầu của thập niên 1990, đã mang lại hiệu quả điều trị cứu sống hàng ngàn
bệnh nhi có biểu hiện suy hô hấp sau khi thất bại với phương pháp thở oxy
qua cannula9,10 và thường gặp nhất là bệnh nhi bị viêm phổi và viêm tiểu phế
quản. Song song với việc đưa nCPAP vào phác đồ điều trị, quy trình chăm
sóc điều dưỡng bệnh nhi thở nCPAP cũng được ban hành1,11. Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2020, hệ thống giám sát sự cố
tại khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc (HSTC-CĐ) của bệnh viện đã ghi

.


.


2

nhận 25 trường hợp bệnh nhi bị loét mũi ở mức độ trung bình (giai đoạn II) có
liên quan đến việc sử dụng nCPAP. Từ sự cố này, một câu hỏi cần được
nghiên cứu là tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc bệnh nhi
có thở nCPAP là bao nhiêu? Những yếu tố ảnh hưởng hoặc liên quan đến sự
tuân thủ quy trình của điều dưỡng. Trả lời hai câu hỏi trên giúp chúng ta đánh
giá được thực trạng tn thủ quy trình chăm sóc bệnh nhi có thở nCPAP tại
bệnh viện và đề xuất các can thiệp nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc, điều
trị và an tồn người bệnh. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ thống áp
lực dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1”.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ tuân thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực
dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 là bao nhiêu? Những yếu tố nào
liên quan đến sự tuân thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp
lực dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ
thống thở áp lực dương qua mũi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ tuân thủ của điều dưỡng trong
quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi.

3. Mô tả đặc điểm loét mũi của bệnh nhi có hỗ trợ thở áp lực dương qua
mũi.

.


.

4

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Lược sử thở áp lực dương liên tục qua mũi (nCPAP)
Năm 1832 Bác sĩ John Dalziel người Scotland khởi xướng máy thở
thùng. Năm 1952 trong trận đại dịch bại liệt Copenhagen đã sử dụng thơng
khí áp lực dương xâm lấn thay cho thơng khí áp lực âm khơng xâm lấn, vì
thiếu máy thở nên hai Bác sĩ người Đan Mạch Lassen và Ibsen đã phát triển
kỹ thuật mở khí quản và thơng khí áp lực dương bằng tay ngắt quãng và kết
quả đạt được vô cùng thành công. Năm 1973 một tai nạn rớt may bay Boeing
707 ở Pháp làm 125 người chết và 3 người sống sót bị suy hơ hấp do chấn
thương nặng. Bác sĩ người Pháp Georges Boussignac đã dùng một bao nylon
trùm kín đầu và cho thở với dịng khí có áp lực lớn hơn áp lực khí quyển và
CPAP đầu tiên ra đời. Từ năm 1980 CPAP được dùng điều trị cho những
bệnh nhân ngưng thở lúc ngủ. Sau năm 1980 đa dạng các loại CPAP được
dùng rộng rãi với nhiều nguyên nhân suy hô hấp khác nhau.
1.2. Định nghĩa áp lực dương liên tục, Hệ thống nCPAP và nguyên lý
hoạt động
1.2.1. Áp lực dương liên tục1,12
Thở áp lực dương liên tục là một phương pháp hỗ trợ cho trẻ bị suy hơ
hấp cịn khả năng tự thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong
suốt chu kỳ thở.

CPAP: Áp lực đường thở dương tính liên tục.
NCPAP: Thở áp lực dương tính liên tục qua đường mũi.
PEEP: Áp lực dương cuối thì thở ra.
Áp lực dương cuối kỳ thở ra là áp lực dương vẫn còn ở cuối giai đoạn
thở ra. Áp lực dương bổ sung được áp dụng này giúp ngăn ngừa tình trạng
xẹp phổi bằng cách ngăn chặn sự sụp đổ phế nang cuối thì thở ra. PEEP
thường được đặt ở mức 5cmH2O hoặc cao hơn, như một phần của cài đặt máy

.


.

5

thở ban đầu. PEEP được cài đặt bởi các bác sĩ lâm sàng cịn được gọi là PEEP
bên ngồi, để phân biệt nó với áp lực có thể cao hơn do bẫy khí.
PEEP nội tại hoặc PEEP tự động là áp lực vẫn cịn trong phổi do thở ra
khơng đầy đủ, như có thể xảy ra ở những bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn.
Có thể đo giá trị này bằng cách giữ nút “tạm ngừng thở ra” hoặc “giữ thở ra”
trên máy thở cơ học.
1.2.2. Hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi và nguyên lý hoạt động
1.2.2.1. Hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi
Hệ thống bao gồm một hệ thống tạo ra một dịng khí (được làm ấm và
ẩm) cung cấp liên tục cho bệnh nhân trong suốt chu kỳ thở và một dụng cụ
tạo PEEP được đặt ở cuối đường thở để tạo ra áp lực dương trên đường thở.
Hệ thống trên được nối với bệnh nhân bằng cannula mũi.

Hình 1.1. Bộ dụng cụ nCPAP tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1,
2022.


.


.

6

Hình 1.2. Hệ thống nCPAP “Nguồn: Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020”13
1.2.2.2. Nguyên lý hoạt động12
Khi tự thở, áp suất đường thở sẽ âm hơn so với áp suất khí quyển trong
thì hít vào, dương hơn trong thì thở ra và trở về bằng 0 ở cuối thì thở ra.
Đường biểu diễn áp suất là đường nằm ngang ở mức 0.
Khi thở CPAP ở mức áp lực dương ví dụ là 5 cmH2O, hệ thống CPAP
sẽ tạo ra một áp lực dương liên tục trên đường thở, kể cả thời gian hít vào và
thở ra. Khi đó áp lực cuối thì thở ra là dương 5 cmH2O. Đường biểu diễn áp
suất đường thở được nâng lên hơn so với trục hoành là 5 cmH2O.
1.3. Chỉ định và chống chỉ định
1.3.1. Chỉ định
Theo Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thì chỉ
định cho trẻ thở nCPAP bao gồm1:
- Hội chứng suy hô hấp sơ sinh (bệnh màng trong).
- Cơn ngừng thở sơ sinh non tháng: CPAP giúp tránh xẹp đường hơ
hấp trên và kích thích trung tâm hơ hấp.

.


.


7

- Ngạt nước.
- Phù phổi, ARDS.
- Viêm phổi hít phân su.
- Viêm phổi thất bại với oxy.
- Viêm tiểu phế quản.
- Xẹp phổi do tắc đàm.
- Dập phổi do chấn thương ngực.
- Hậu phẫu lồng ngực: các bệnh nhân này giảm độ giãn nở phổi do
giảm hoạt động cơ liên sườn và cơ hoành.
- Cai máy thở: đây là phương pháp hỗ trợ trung gian ít xẹp phổi hơn
so với thở ống T. Thở CPAP qua mũi ngay sau rút mội khí quản nên
áp dụng cho bệnh nhân nhũ nhi và thở máy do các bệnh lý giảm độ
giãn nở phổi, hậu phẫu lồng ngực, sẽ làm giảm tỷ lệ tái đặt nội khí
quản.
Theo Sự hỗ trợ hơ hấp cho trẻ em và trẻ nhỏ bằng Phương pháp không
xâm lấn của Fedor KL đăng trên tạp chí Respir Care 2017 thì chỉ định thở
CPAP bao gồm14:
- Trẻ sơ sinh.
- Quản lý phòng hậu sản.
- Huy động phế nang.
- Sau rút nội khí quản.
- Giảm trương lực cơ với suy hơ hấp và suy nhược.
- Các tình trạng liên quan đến mất thể tích phổi.
- Các bệnh tắc nghẽn đường hơ hấp.
- Suy hô hấp liên quan đến tổn thương phổi cấp tính.
- Viêm phổi.
- Bệnh hen suyễn.


.


.

8

- Viêm tiểu phế quản.
- Phù phổi thường liên quan đến suy thận hoặc suy tim liên quan đến
bệnh cơ hoặc
- Bệnh tim bẩm sinh.
- Bệnh tim bẩm sinh có liên quan đến việc làm tăng nhịp thở và suy hô
hấp đang chờ xử lý.
- Suy hô hấp liên quan đến bệnh phổi mãn tính.
- Bệnh xơ nang.
- Bệnh thần kinh cơ.
- Rối loạn thần kinh liên quan đến suy hô hấp.
- Dị tật thành ngực (vẹo cột sống).
- Sau rút nội khí quản.
- Các bệnh tắc nghẽn đường thở.
1.3.2. Chống chỉ định1
Theo Phác đồ điều trị nhi khoa 2020 tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thì
chống chỉ định cho trẻ thở nCPAP bao gồm1:
Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.
Sốc giảm thể tích.
1.4. Quy trình chăm sóc điều dưỡng
1.4.1. Định nghĩa
Một trong những mơ hình quan trọng nhất mà người điều dưỡng có thể
sử dụng trong cơng tác chăm sóc là quy trình điều dưỡng. Ida Jean Orlando là
một trong những nhà học thuyết điều dưỡng đầu tiên viết về quy trình điều

dưỡng dựa trên nghiên cứu của chính tác giả. Năm 1958, bà bắt đầu cơng
trình nghiên cứu này và đã trở thành nền tảng đầu tiên cho những hướng dẫn
chăm sóc điều dưỡng ngày nay.
Theo Ida Jean Orlando15 thì quy trình chăm sóc được định nghĩa là một

.


.

9

phương pháp chăm sóc có hệ thống bằng cách sử dụng các nguyên tắc cơ bản
của tư duy phản biện, các phương pháp điều trị lấy người bệnh làm trung tâm,
các nhiệm vụ hướng đến mục tiêu, các khuyến nghị thực hành dựa trên bằng
chứng và trực giác điều dưỡng.
Quy trình chăm sóc điều dưỡng15 bao gồm 5 bước: nhận định, chẩn
đoán, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá. Cụ thể như sau:
Nhận định: là bước đầu tiên và liên quan đến các kỹ năng tư duy phản
biện và thu thập dữ liệu; chủ quan và khách quan. Dữ liệu chủ quan liên quan
đến lời nói của bệnh nhân hoặc người chăm sóc. Dữ liệu khách quan là dữ
liệu hữu hình, có thể đo lường được. Dữ liệu có thể đến trực tiếp từ người
bệnh hoặc từ những người chăm sóc chính, những người có thể hoặc khơng
phải là thành viên gia đình có quan hệ trực tiếp với người bệnh; HSBA.
Chẩn đoán ĐD: là sử dụng phán đoán lâm sàng hỗ trợ cho việc lập kế
hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh bao gồm hệ thống phân cấp chăm sóc.
Giai đoạn lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu và kết quả có tác động
trực tiếp đến việc chăm sóc người bệnh dựa trên các hướng dẫn dựa trên
chứng cứ.
Thực hiện: là bước liên quan đến hành động hoặc thực hiện và việc

thực hiện các biện pháp can thiệp điều dưỡng đã được nêu trong kế hoạch
chăm sóc.
Đánh giá: bước này rất quan trọng đối với kết quả tích cực của người
bệnh. Đánh giá lại có thể thường xun hay khơng là tùy thuộc vào tình trạng
chung của người bệnh. Kế hoạch chăm sóc có thể được điều chỉnh dựa trên
dữ liệu đánh giá mới.
Theo Thông tư 31/202116 ngày 28/12/2021 của BYT về Quy định hoạt
động điều dưỡng trong bệnh viện; Thông tư này đã bổ sung, thay thế Thông
tư 07/2011 BYT ngày 26/01/2011 Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm

.


.

10

sóc người bệnh trong bệnh viện thì định nghĩa “Quy trình điều dưỡng là
phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện
chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an tồn và hiệu quả bao
gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá
kết quả chăm sóc điều dưỡng.”
Sự tn thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực
dương qua mũi là việc ĐD thực hiện đúng quy trình, quy chế chuyên mơn về
chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi1,9,11 mà bệnh viện đã ban hành.
Theo Thông tư 31/202116 ngày 28/12/2021 của BYT về Quy định hoạt động
điều dưỡng trong bệnh viện thì “Việc nhận định lâm sàng, phân cấp chăm sóc
và thực hiện các can thiệp chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh phải đúng
chun mơn, tồn diện, liên tục, an tồn, chất lượng, cơng bằng giữa các
người bệnh và phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh.”

1.4.2. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng sự tuân thủ quy trình chăm sóc điều
dưỡng
Sự tn thủ quy trình chăm sóc ĐD có thể bị tác động từ những ngun
nhân theo các nhóm sau đây:
Yếu tố về mơi trường xung quanh: quá tải bệnh nhi.
Yếu tố về chuyên môn: quy trình được cập nhật dựa trên chứng cứ
thường xuyên, ĐD được đào tạo.
Yếu tố về đặc điểm nhân chủng học như: tuổi, giới, số năm kinh
nghiệm, trình độ2,6.
Yếu tố khác: thiếu nhân sự, thiếu trang thiết bị y tế, thời điểm quan sát.
1.4.3. Thực trạng tuân thủ của điều dưỡng trong quy trình chăm sóc hệ
thống thở áp lực dương qua mũi
Khơng có nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam về thực
trạng tuân thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương

.


.

11

qua mũi. Một số nghiên cứu thì vẫn cịn hạn chế và hầu hết chỉ thực hiện trên
ĐD chăm sóc trên trẻ sơ sinh, các nghiên cứu trên nhóm ĐD chăm sóc ở trẻ
lớn có trợ thở nCPAP gần như khơng có.
Trong nghiên cứu của Aziz và cộng sự6 đánh giá về kiến thức về kỹ
năng của ĐD chăm sóc hệ thống CPAP trên trẻ sơ sinh tại khoa Hồi sức sơ
sinh bệnh viện Al-Diwanyia ở Iraq, theo kết quả báo cáo thì nghiên cứu chỉ
thực hiện trên bảng khảo sát những câu hỏi bao gồm bốn phần, tổng điểm
kiến thức của ĐD được đánh giá ở mức kém6. Những câu hỏi này chỉ là kiến

thức chung về CPAP khó đánh giá được chính xác thực hành trên lâm sàng,
trong đó có 37% ĐD chưa được huấn luyện về kiến thức liên quan CPAP.
Một nghiên cứu của Cristianti Dwi Irtanti và cộng sự2 kết quả cho thấy có
26,7% ĐD chưa được tập huấn kiến thức về CPAP; 30% ĐD được đánh giá
có kiến thức về CPAP ở mức trung bình, 70% ĐD có kiến thức tốt.
Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bích Hồng và
cộng sự7 chỉ có 75% ĐD được tập huấn kiến thức về CPAP; tỷ lệ ĐD thực
hành chăm sóc bệnh nhi thở CPAP đạt mức trung bình là 87,5%; nhóm ĐD
đạt mức khá là 12,5%.
Cho đến nay, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 chưa có cơng trình nghiên cứu
nào về thực trạng tn thủ của ĐD trong quy trình chăm sóc hệ thống áp lực
dương qua mũi. Tuy bệnh viện đã xây dựng bảng kiểm giám sát giấy và bước
đầu xây dựng sang phần mềm giám sát mới nhưng từ giữa năm 2020 do ảnh
hưởng của dịch bệnh nên Điều dưỡng khoa trực đêm tạm ngưng hoạt động
này. Tương tự, phần mềm giám sát mới do bước đầu xây dựng nên chỉ bao
gồm các quy trình cơ bản và chưa có quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực
dương qua mũi. Như vậy, từ giữa năm 2020 đến thời điểm nghiên cứu, số liệu
giám sát tn thủ quy trình chăm sóc nCPAP rất hạn chế.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, trong chương trình tiếp nhận và đào tạo

.


.

12

nhân viên mới, tất cả ĐD được nhận vào làm việc tại bệnh viện phải tham dự
lớp Định hướng. Trong chương trình đào tạo của lớp này có chương trình tập
huấn chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi, do đó có 100% ĐD cơ

hữu tại các khoa được tập huấn kiến thức về nCPAP. Tuy nhiên, sau lớp Định
hướng khi nhân viên được phân về khoa, chưa có nhiều lớp huấn luyện giúp
củng cố kiến thức và kỹ năng cho toàn thể ĐD bệnh viện. Đặc biệt là từ sau
dịch, bệnh viện chưa có nhiều hoạt động giám sát một cách đầy đủ và chặt
chẽ một số quy trình liên quan hỗ trợ hơ hấp trong đó có bao gồm quy trình
chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi.
1.5. Tầm quan trọng của áp lực dương liên tục và quy trình chăm sóc hệ
thống áp lực dương liên tục qua mũi
Thở áp lực dương liên tục qua mũi tạo áp lực dương vào đường thở của
người bệnh SHH cịn có thể tự thở trong trường hợp thất bại với oxy qua
cannula, từ đó các phế nang và đường thở được giữ thơng thống. Kết quả là,
giảm cơng hơ hấp, ít ngưng thở hơn và trao đổi khí tốt hơn17. Một nghiên cứu
của Bạch Văn Cam và Trần Ngọc Quỳnh Vy18 về kết quả của thở áp lực
dương liên tục qua mũi trong điều trị SHH ở trẻ em năm 2012 cho thấy
nCPAP là một phương pháp hỗ trợ hơ hấp khơng xâm lấn, an tồn, hiệu quả
trong điều trị suy hô hấp từ sơ sinh đến trẻ lớn với các chỉ định khác nhau với
tỷ lệ thành cơng cao 91,5 % và ít tai biến. Hệ thống nCPAP cần có quy trình
chăm sóc được ban hành kèm theo. Một trong những công cụ quan trọng nhất
mà người điều dưỡng có thể sử dụng trong cơng tác chăm sóc chính là quy
trình điều dưỡng. Quy trình chăm sóc nói chung hay các quy trình chun biệt
nói riêng như quy trình chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi chính là
cơ sở khoa học trong lĩnh vực điều dưỡng đồng thời cũng là cơ sở pháp lý
giúp ĐD thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an
toàn và hiệu quả tiêu chuẩn16.

.


.


13

Việc thực hành điều dưỡng khác nhau giữa các cá nhân trong việc áp
dụng quy trình khơng đúng có thể làm giảm hiệu quả trị liệu, ảnh hưởng đến
tác dụng có lợi của nCPAP và làm tăng các biến chứng7. Kỹ năng và kiến thức
của điều dưỡng tốt là cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục các biến chứng8.
1.6. Quy trình chăm sóc hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi tại Bệnh
viện Nhi Đồng 1
Quy trình kỹ thuật chăm sóc hệ thống thở áp lực dương qua mũi11 của
ĐD tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 được Hội đồng khoa học công nghệ duyệt và
cho ban hành theo Quyết định số 2245/QĐ-BVNĐ1 năm 2018 kèm bảng
kiểm kỹ thuật (xem phụ lục 5). Quy trình ĐD của bệnh viện được cập nhật tái
bản hàng năm; cấu tạo chung của một bảng kiểm chăm sóc tại Bệnh viện Nhi
Đồng 1 bao gồm 3 phần chính: Chuẩn bị - Thực hiện – Kết thúc.
Trong 3 phần trên của bảng kiểm kỹ thuật, không phải lúc nào giám sát
viên cũng quan sát được trọn bảng kiểm. Do đó, giám sát viên tập trung trong
phần 2 (Thực hiện) và phải kết hợp quan sát trên hệ thống nCPAP, bệnh nhi,
xem HSBA, phỏng vấn ĐD những điểm còn chưa rõ hoặc thân nhân để đánh
giá chính xác nhất quy trình. Sự tn thủ quy trình được định nghĩa trong
nghiên cứu của chúng tơi khi điều dưỡng có thực hiện đủ các bước sau: Kiểm
tra áp lực mỗi tua trực với chỉ định trong HSBA; Áp lực thực tế đúng chỉ định
HSBA; Mũi sạch; ĐD có vệ sinh mũi hàng ngày; ĐD có thay hệ thống
nCPAP đúng ngày; Bình làm ẩm được châm nước; Hệ thống sưởi bình làm
ẩm hoạt động tốt; Bẫy nước thẳng đứng thấp hơn người bệnh; Nước trong bẫy
không quá 2/3; Bộ dây không đọng nước; Bệnh nhi không được đặt sonde dạ
dày qua mũi; Nhiệt độ hệ thống nCPAP không q nóng; Cỡ cannula phù
hợp; Cố định cannula khơng q chặt. Thiếu 1 trong những bước trên sẽ tính
là thực hiện khơng đúng quy trình hay thực hiện quy trình không đầy đủ.

.



×