Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Kiến thức, thía độ về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh trung học phổ thông tại huyện tân phú đông, tỉnh tiền giang và các yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 0 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KIM CÚC

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH THAI VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN
GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ KIM CÚC


KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG TRÁNH THAI VÀ BỆNH LÂY TRUYỀN
QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ĐÔNG, TỈNH TIỀN
GIANG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN THỊ NHẪN
2. GS.TS. FAYE IRENE HUMMEL

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

LÊ THỊ KIM CÚC

.



.

MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt ..................................................................................................... i
Danh mục bảng ...........................................................................................................ii
Danh mục sơ đồ......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 4
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 6
1.1. Tổng quan về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường
tình dục ...............................................................................................................6
1.2. Sức khỏe tình dục ở tuổi vị thành niên ............................................................8
1.3. Tổng quan nghiên cứu về kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng tránh
thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN .....................................11
1.4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ của học sinh về các biện pháp
phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục .................................17
1.5. Mơ hình nâng cao sức khỏe của Pender và cộng sự ......................................20
1.6. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu................................................................25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 27
2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................27
2.3. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................27
2.4. Cỡ mẫu ...........................................................................................................27
2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................28
2.6. Tiêu chuẩn chọn mẫu .....................................................................................28
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu .....................................................28
2.8. Biến số nghiên cứu ........................................................................................32

2.9. Kiểm soát sai lệch ..........................................................................................34
2.10. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu ...................................................34

.


.

2.11. Đạo đức trong nghiên cứu ...........................................................................35
2.12. Tính ứng dụng của nghiên cứu ....................................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 37
3.1. Đặc điểm chung của học sinh THPT tham gia vào nghiên cứu ....................37
3.2. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền
qua đường tình dục ...........................................................................................39
3.3. Thái độ của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền
qua đường tình dục ...........................................................................................43
3.4. Điểm trung bình chung kiến thức và thái độ về các biện pháp phòng tránh
thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh....................................47
3.5. Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với điểm trung bình chung kiến thức
và thái độ về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường
tình dục ở học sinh ...........................................................................................49
Chương 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 53
4.1. Đặc điểm chung của học sinh THPT tham gia vào nghiên cứu ....................53
4.2. Kiến thức của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền
qua đường tình dục ...........................................................................................54
4.3. Thái độ của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền
qua đường tình dục ...........................................................................................57
4.4. Phân tích mối liên quan giữa các yếu tố với kiến thức và thái độ về các biện
pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh.......59
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của đề tài ..................................................................61

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 63
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 65
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. PHIẾU ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.

PHỤ LỤC 3. THANG CHẤM ĐIỂM KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ BIỆN
PHÁP PHÒNG TRÁNH THAI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA
ĐƯỜNG TÌNH DỤC
PHỤ LỤC 4. THƯ ĐỒNG Ý CHO SỬ DỤNG BỘ CÂU HỎI CỦA CÁC TÁC
GIẢ
PHỤ LỤC 5. HÌNH ẢNH THU THẬP DỮ LIỆU

.


.

i

Danh mục từ viết tắt
Số TT

Các từ viết tắt


Từ gốc

1

ĐLC

Độ lệch chuẩn

2

SAVY

Survey assessment of Vietnamese Youth

3

STDs

Sexually Transmitted Diseases

4

TB

Trung bình

5

THCS


Trung học cơ sở

6

THPT

Trung học phổ thông

7

TN

Thanh niên

8

VTN

Vị thành niên

.


.

ii

Danh mục bảng
Trang

Bảng 2.1. Các biến số trong nghiên cứu ...................................................................32
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của học sinh .....................................................37
Bảng 3.2. Các nguồn thơng tin về tình dục an tồn và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục mà học sinh nhận được ...................................................38
Bảng 3.3. Kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai ở học sinh ..........................39
Bảng 3.4. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh ............41
Bảng 3.5. Thái độ của học sinh về các biện pháp phòng tránh thai ..........................44
Bảng 3.6. Thái độ của học sinh về bệnh lây truyền qua đường tình dục ..................46
Bảng 3.7. Điểm trung bình chung kiến thức và thái độ về các biện pháp phòng tránh
thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh ...........................48
Bảng 3.8. Kết quả mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học của học sinh với
điểm trung bình chung kiến thức .............................................................49
Bảng 3.9. Kết quả mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học của học sinh với
điểm trung bình chung thái độ .................................................................50

.


.

iii

Danh mục sơ đồ
Trang
Sơ đồ 1.1. Mơ hình lý thuyết của Nola Pender .........................................................21
Sơ đồ 1.2. Khung nghiên cứu ....................................................................................24

.



.

1

MỞ ĐẦU
Giai đoạn vị thành niên (VTN) là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người
lớn, đánh dấu những thay đổi đáng kể về cơ thể, tâm sinh lý. Đây cũng là giai đoạn
mà các em có nhu cầu khám phá bản thân, tìm hiểu mối quan hệ với những người
bạn khác giới từ các nguồn thông tin khác nhau như các trang mạng xã hội, gia
đình, bạn bè. Một trong những nguy cơ lớn ảnh hưởng đến phát triển của các em
trong giai đoạn này là nhu cầu tình dục và phát sinh quan hệ tình dục. Theo báo cáo
khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu 2019 của Tổ Chức Y tế thế giới công
bố năm 2021 thì tỷ lệ học sinh tại Việt Nam quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 14
tuổi đã tăng gấp hơn 2 lần kể từ năm 2013 (1,48%) đến năm 2019 (3,51%) và tỷ lệ
học sinh đã từng có quan hệ tình dục là 5,24% 1.
Quan hệ tình dục ở trẻ VTN không chỉ tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về sức
khỏe, phá thai, mang thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục mà cịn ảnh
hưởng đến tâm sinh lý, tương lai của các em về sau do các em chưa nhận thức đúng
về tình dục an tồn 2.
Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba nước
có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới (1,2- 1,6 triệu ca mỗi năm), trong đó khoảng 20%
thuộc lứa tuổi VTN/thanh niên 3. Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy trên 10%
phụ nữ trong độ tuổi 15-24 tuổi chưa kết hơn có quan hệ tình dục và có thai ngồi ý
muốn 4. Phá thai ở VTN chiếm hơn 20% tổng số ca nạo phá thai và ước tính tỷ lệ
phá thai ở người chưa kết hôn chiếm 1/3 tổng số ca tại Việt Nam 5. Theo báo cáo
của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại
có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là VTN 6. Bên cạnh đó, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (STDs) cũng là một vấn đề đáng báo động: tỷ lệ hiện
nhiễm HIV ở nhóm tuổi 15 đến 49 tăng từ 0,27% lên 0,44% 7; 63% trường hợp
nhiễm mới HIV/AIDS trong độ tuổi từ thanh niên 8. Ngoài ra, một nghiên cứu khác

cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm viêm gan B, chlamydia, bệnh lậu ở phụ nữ chưa kết hôn
tại Việt Nam lần lượt là 8,3%; 4,3% và 0,7%. Tuy nhiên, số liệu thống kê này là

.


.

2

thống kê tại các bệnh viện, cơ sở y tế cơng lập, cịn tại các phịng khám tư nhân,
phịng mạch tư thì số liệu này vẫn chưa được báo cáo 9.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm các cấp, ban ngành, đồn thể,
vấn đề giới tính và sức khỏe sinh sản đã được chú trọng đưa vào chương trình giáo
dục cho học sinh. Năm 2020 Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về
chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, thanh niên giai đoạn
2021-2025, bên cạnh đó hàng năm Vụ sức khỏe Bà mẹ Trẻ em đều có các chương
trình đào tạo nâng cao năng lực cho một số giảng viên tuyến tỉnh về chăm sóc sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho VTN, nhằm đáp ứng đội ngũ cán bộ về cung
cấp dịch vụ chăm sóc và tư vấn thân thiện cho VTN. Công tác tuyên truyền trực tiếp
hay qua các phương tiện truyền thông được mở rộng nhằm hướng đến giảm tỷ lệ có
thai, nạo phá thai ở trẻ VTN. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền văn hóa mang đậm
tính Á đơng nên vấn đề tình dục được xem là vấn đề nhạy cảm mà các bậc phụ
huynh và thầy cơ ngại nói hoặc né tránh

. Điều này dẫn đến việc các học sinh

10-12

không được cung cấp kiến thức về tình dục an tồn một cách đầy đủ cũng như

không được cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai và STDs, hoặc nhận
được thông tin sai lệch.
Vấn đề quan hệ tình dục ở tuổi VTN đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của
gia đình, nhà trường và xã hội. Các nghiên cứu tiến hành đã cho thấy kiến thức và
thái độ của học sinh, đặc biệt là học sinh trung học phổ thơng (THPT) về các biện
pháp phịng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục là một trong những
yếu tố chính có liên quan đến tỷ lệ mang thai, nạo phá thai, mắc STDs 13,14. Nghiên
cứu của Quỹ dân số Liên hợp quốc cho thấy kiến thức về các biện pháp phòng tránh
thai của trẻ VTN Việt Nam còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ VTN khu
vực nông thôn, học vấn thấp và điều kiện kinh tế gia đình khó khăn có nguy cơ
mang thai và nạo phá thai cao hơn 15.
Huyện Tân Phú Đông là huyện đảo của tỉnh Tiền Giang, thực tế cho thấy các
chương trình về sức khỏe sinh sản, an tồn tình dục tại địa phương trong 2 năm gần
đây vẫn chưa được triển khai đều đặn. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng khó khăn

.


.

3

do điều kiện địa lý, kinh tế của huyện; vì vậy, kiến thức và thái độ của các em về
chủ đề biện pháp phòng tránh thai và STDs phần nào bị hạn chế. Do đó việc thực
hiện nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, thái độ về chủ đề này cho các em học
sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông là rất cần thiết và quan trọng. Kết quả từ
nghiên cứu này tạo nền tảng cho việc xây dựng chương trình giáo dục giới tính ở
trường học có hiệu quả, giảm tỷ lệ có thai, nạo phá thai và mắc STDs ở vị thành
niên, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển cho VTN cũng như đảm bảo chất lượng dân
số.


.


.

4

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Kiến thức về các biện pháp phịng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường
tình dục ở học sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông là bao nhiêu?
2. Thái độ về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường
tình dục ở học sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông là bao nhiêu?
3. Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức và thái độ về các biện pháp
phòng tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh THPT tại huyện
Tân Phú Đông?

.


.

5

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định điểm trung bình kiến thức, thái độ về các biện pháp phịng tránh
thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh THPT tại huyện Tân Phú
Đông và các yếu tố liên quan.
Mục tiêu cụ thể

1. Xác định điểm trung bình kiến thức về các biện pháp phịng tránh thai và
bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông.
2. Xác định điểm trung bình thái độ về các biện pháp phịng tránh thai và
bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh THPT tại huyện Tân Phú Đông.
3. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về các biện pháp
phòng tránh thai, bệnh lây truyền qua đường tình dục ở học sinh THPT tại huyện
Tân Phú Đơng.

.


.

6

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về các biện pháp phịng tránh thai và bệnh lây truyền qua
đường tình dục
Việc thực hành tình dục an tồn trở nên phổ biến từ cuối thập niên 1980 sau sự
xuất hiện của đại dịch AIDS. Từ đó tình dục an tồn là một trong những mục tiêu
quan trọng của giáo dục giới tính 16. Khái niệm tình dục an tồn được hiểu là sự lựa
chọn hành vi tình dục đem lại sự thoải mái, bảo vệ được cho bản thân và cho người
khác khơng bị những hậu quả có hại đến sức khỏe. Tình dục khơng an tồn được
định nghĩa là hành vi tình dục dẫn đến việc lây nhiễm các bệnh và mang thai ngồi
ý muốn 17. Tình dục an tồn nhấn mạnh đến trách nhiệm và sự lựa chọn của mỗi cá
nhân trong đời sống tình dục, hay nói cách khác tình dục an tồn là hình thức quan
hệ có dùng biện pháp ngăn chặn nguy cơ truyền nhiễm các bệnh lây truyền qua
đường tình dục (ví dụ như HIV/AIDS, lậu, giang mai, v.v..). Giảm thiểu khả năng
tiếp xúc với chất dịch từ cơ thể bạn tình - tinh dịch do bộ phận sinh dục nam tiết ra,
hoặc chất nhầy âm đạo, máu từ nữ giới, nhưng khơng có khả năng loại trừ nguy cơ

lây nhiễm một cách tuyệt đối. Tóm lại, tình dục an tồn bao gồm hàng loạt những
hành vi: lối sống lành mạnh, tôn trọng mối quan hệ chung thủy với một bạn tình, sử
dụng bao cao su khi có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, sử dụng các biện pháp tránh thai đáng tin cậy và an tồn, thực hành tình dục
không thô bạo, sử dụng kim, bơm tiêm riêng và đã vô khuẩn, kiểm tra y tế khi nghi
ngờ bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tác giả Nguyễn Duy Tài (2015) đã liệt kê các nội dung của tình dục an tồn
bao gồm: biện pháp phịng tránh thai, hoạt động tình dục an tồn và những bệnh lây
truyền qua đường tình dục 18. Chương trình giáo dục giới tính và tình dục tồn diện
của UNESCO (2013) đã liệt kê các chủ đề cần phải cung cấp cho học sinh THPT
bao gồm: biện pháp tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm
cả HIV/AIDS 19.

.


.

7

1.1.1. Định nghĩa các biện pháp phòng tránh thai
Biện pháp tránh thai được định nghĩa là sự ngăn chặn có chủ ý thụ thai thông
qua việc sử dụng các thiết bị, phương pháp tình dục, hóa chất, thuốc hoặc thủ thuật
phẫu thuật khác nhau. Trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào, biện pháp tránh thai hiệu
quả cho phép một cặp vợ chồng tận hưởng mối quan hệ thể xác mà khơng sợ mang
thai ngồi ý muốn và đảm bảo đủ tự do để có con khi muốn 20.
Có nhiều biện pháp phòng tránh thai, bao gồm: các biện pháp tránh thai tạm
thời, các biện pháp tránh thai vĩnh viễn. Có các biện pháp phịng tránh thai hiện đại
(tránh thai có can thiệp), biện pháp tự nhiên (biện pháp tránh thai truyền thống).
Mỗi biện pháp phịng tránh thai đều có những ưu điểm và nhược điểm. Khơng thể

có biện pháp nào lại thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, vì một số biện pháp
khơng được dùng cho những nhóm người nhất định, vì có các chống chỉ định 21.
Các phương pháp phòng tránh thai phổ biến bao gồm: sử dụng bao cao su ở
nam và nữ, xuất tinh ngoài âm đạo, dùng thuốc tránh thai và đặt vòng.
1.1.2. Định nghĩa các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc nhiễm trùng lây truyền
qua đường tình dục hoặc bệnh hoa liễu được sử dụng để chỉ một tình trạng lây
truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua quan hệ tình dục. STDs được coi
là một trong những nguyên nhân chính gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng một triệu trường hợp mới mắc STDs
mỗi ngày trên toàn thế giới

22

. Ngồi ra, mỗi năm ước tính có 357 triệu ca nhiễm

mới bao gồm một trong bốn loại STDs gồm chlamydia, lậu, giang mai và
trichomonas 22,23.
Ngoài các tác động tức thời, STDs còn để lại hậu quả nặng nề với sức khỏe thể
chất cũng như sức khỏe tâm lý và xã hội 24. STDs có thể xảy ra trong khi mang thai
và sinh nở. Giang mai trong thai kỳ có thể dẫn đến thai chết lưu, tử vong sơ sinh, dị
tật bẩm sinh cũng như tăng nguy cơ tử vong do sinh non 25. Một bệnh lý khác thuộc
STDs là nhiễm vi rút Human Papillomavirus (HPV) có thể gây ra ung thư cổ tử

.


.

8


cung. Ngồi ra mắc bệnh lậu và chlamydia có nguy cơ dẫn đến viêm vùng chậu, vô
sinh ở nữ và gia tăng tỷ lệ sinh non 24.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng q trình đơ thị hóa và di cư hàng loạt làm gia
tăng tỷ lệ mắc STDs 26. Ở các nước đang phát triển, STDs đã được chứng minh là
có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực đến sức khỏe sinh sản và gián tiếp làm tăng nguy cơ
lây truyền HIV qua đường tình dục và có tác động nặng nề đến tỷ lệ tử vong 27. Tại
Việt Nam, tỷ lệ lưu hành STDs (không bao gồm HIV/AIDS) đã tăng nhanh trong 10
năm qua và đạt 17,3% vào năm 2017 28.
Tác giả Anwar M và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về nhận thức của học sinh
về STDs bao gồm các chủ đề như các tên bệnh STDs, nguyên nhân, đường lây
nhiễm, dấu hiệu và triệu chứng cũng như cơ chế phịng ngừa 29.
1.2. Sức khỏe tình dục ở tuổi vị thành niên
Vị thành niên (VTN) là thời kỳ phát triển rất nhanh trong cuộc đời của mỗi
con người. Tuổi VTN là giai đoạn quan trọng để hình thành nhân cách với sự bộc
phát về thể chất, tinh thần, tình cảm, tâm sinh lý cùng những mối liên hệ gia đình,
xã hội và đặc biệt có sự thay đổi lớn về chức năng sinh sản.
Tùy vào các định nghĩa khác nhau, các quy định pháp luật khác nhau tại mỗi
quốc gia mà độ tuổi VTN có thể khác nhau. Theo pháp luật Việt Nam, VTN là lứa
tuổi từ 10 - 18 tuổi, thanh niên là từ 16 - 24 tuổi, trẻ em được luật pháp bảo vệ và
chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi 30. Các nhà nghiên cứu sinh học cho rằng thời kỳ
này kéo dài 10 năm, từ 10 đến 19 tuổi

31

. Thời kỳ này thường được chia ra làm 2

giai đoạn: (1) giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi và (2) giai đoạn sau 15 - 19 tuổi. Trong
giai đoạn 15 - 19 tuổi (tương ứng với độ tuổi THPT), các đặc tính sinh dục thứ phát
tiếp tục phát triển, sự gia tăng chiều cao chậm lại vì đã đạt 95% chiều cao của người

trưởng thành, kinh nguyệt dần đi vào ổn định (đối với nữ VTN) và bắt đầu xuất hiện
các xung đột về tình dục. Về nhận thức, các em nhận thức được những kế hoạch cho
tương lai. Độ tuổi này cũng đánh dấu mong muốn độc lập mạnh mẽ của các em.
Các em thường cảm giác mình có thể giải quyết được mọi vấn đề, dần dần có
khoảng cách với cha mẹ. Các em tự xác định nhóm bạn của mình và thường vấn

.


.

9

vương với những chuyện tình lãng mạn và có khả năng hấp dẫn bạn khác giới. Đây
chính là lứa tuổi cần được cung cấp những thơng tin về tình dục an tồn giúp các
em có nhìn nhận đúng đắn và tránh những hậu quả đến sức khỏe, tâm lý và tương
lai của các em do thiếu kiến thức về tình dục an toàn.
Tuổi thanh niên, học sinh là lứa tuổi từ khoảng 14, 15 đến 17, 18 tuổi. Đây là
lứa tuổi bước vào thời kỳ chín muồi tính dục, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc
thời kỳ này. Bởi vậy đời sống giới tính của lứa tuổi này rất phức tạp, bao gồm cả sự
khủng hoảng mất cân bằng của giai đoạn phát dục, và cả những nét đặc trưng của
hoạt động giới tính, tính dục của giai đoạn trưởng thành sinh dục. Do đó ở lứa tuổi
này, những đặc trưng cơ bản của đời sống giới tính đều được biểu hiện khá rõ nét.
Sự phát dục bắt đầu diễn ra ở lứa tuổi sớm hơn (12 -13 tuổi), chính sự phát triển này
đã đưa các em vào đời sống tính dục và thúc đẩy hoạt động tâm lý tính dục 32. Tác
giả Petrovxki AV đã khẳng định sự phát dục kích thích, phát triển sự quan tâm đến
người khác giới, làm xuất hiện những cảm xúc, tình cảm mới 32. Ngay từ tuổi thiếu
niên các em đã có thể quan tâm tới những quan hệ bạn khác giới, tình yêu, đến việc
đọc sách báo, tranh ảnh khiêu dâm, thậm chí đã có thể quan tâm đến những vấn đề
về sinh dục, tình dục. Do vậy, cần chú ý tránh “ảnh hưởng xấu có thể có do việc đọc

những sách báo không phù hợp với lứa tuổi, do xem những phim ảnh dành cho
người lớn” 33.
Ở giai đoạn này, ngồi những biểu hiện về sinh lý tính dục như biến đổi hình
dáng cơ thể, nhu cầu về tình bạn khác giới ngày càng tăng, đặc biệt là quan hệ yêu
đương, những nhu cầu thực sự về tình yêu và sự kích thích tị mị trước những rung
động thầm kín. Tình u ở tuổi VTN, học sinh cũng đã rất phức tạp và ở mức độ
phát triển mạnh mẽ 34. Cần phải có thái độ tơn trọng và tế nhị, đồng thời cũng không
được thờ ơ, lãnh đạm với những diễn biến tâm sinh lý của thanh niên, học sinh. Cần
có sự hướng dẫn, giúp đỡ để sự phát triển của các em đi đúng hướng, giúp các em
hoàn thiện về nhân cách, đạo đức 33.
Lindberg LD và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu tại nhiều tiểu bang tại
Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ trẻ VTN quan hệ tình dục trước năm 13 tuổi dao động từ 5%

.


.

10

ở khu vực đô thị lớn như California cho đến 25% ở các vùng nông thôn trung du
như Tennessee. Tỷ lệ này cao hơn ở những sắc dân da đen và người gốc Tây Ban
Nha với bối cảnh gia đình có học vấn thấp. Đáng chú ý, trong số những trẻ VTN
quan hệ trước năm 13 tuổi, có 8,5% các em cho rằng lần quan hệ tình dục đầu tiên
là khơng tự nguyện và ngồi mong muốn

35

. Naomi Gazendam và cộng sự (2020)


nghiên cứu tại Canada ghi nhận 7,4% học sinh quan hệ lần đầu khi 12 tuổi, trong đó
nam cao hơn nữ với lần lượt 10,9% và 3,5%. Đến độ tuổi 15, 46% học sinh đã quan
hệ tình dục và tỷ lệ nam nữ là như nhau 36.
Các nghiên cứu khác tại Châu Á như của Rizkianti A (2020) tiến hành trên
học sinh trung học thuộc 75 trường học tại Indonesia cho thấy 6,9% học sinh nam
và 3,8% học sinh nữ có quan hệ tình dục trong 12 tháng qua. Trong số những học
sinh đã quan hệ tình dục, 72,7% nam và 90,3% học sinh nữ đã quan hệ trước độ tuổi
15. Đáng lưu ý học sinh trung học cơ sở có tỷ lệ quan hệ tình dục cao hơn học sinh
trung học phổ thông (tỷ lệ lần lượt là 5,8% và 3,7%) và 60% có nhiều hơn 1 bạn
tình 37. Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Hà và cộng sự (2020) thực hiện tại 5 tỉnh và thành
phố Việt Nam bao gồm Hà Nội, Cao Bằng, Kon Tum, Bình Thuận, Đồng tháp ghi
nhận tuổi quan hệ tình dục lần đầu của VTN bao gồm 6,2% dưới 16, 29,5% từ 16
đến 18 tuổi. Ngoài ra nghiên cứu cũng ghi nhận 30,6% VTN từng quan hệ với 3 đến
5 người và chỉ có 48,1% mang bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần nhất 38.
Như vậy có thể thấy ở tất cả các quốc gia, từ các nước đã phát triển như Mỹ,
Canada cho đến các quốc gia đang phát triển như Indonesia, Việt Nam, tỷ lệ trẻ
dưới 15 thậm chí là 13 tuổi đã có quan hệ tình dục và tỷ lệ có nhiều hơn 1 bạn tình
là khá cao. Điều này cho thấy việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản tại độ tuổi
học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông là rất cấp thiết.

.


.

11

1.3. Tổng quan nghiên cứu về kiến thức, thái độ về các biện pháp phòng tránh
thai và bệnh lây truyền qua đường tình dục của VTN
1.3.1. Kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường

tình dục của VTN
Các nghiên cứu tại nhiều nơi trên thế giới đã chỉ ra rằng kiến thức về các biện
pháp phòng tránh thai và STDs ở trẻ VTN còn rất hạn chế. Ab Rahman (2010) ghi
nhận chỉ 1/3 trẻ VTN tại Malaysia biết rằng có thể có thai dù chỉ quan hệ tình dục
một lần, VTN nhận thơng tin về tình dục, sức khỏe sinh sản chủ yếu từ bạn bè
(64,4%) và nam biết nhiều hơn nữ về biện pháp tránh thai 39. Jefferson IS (2021) ghi
nhận tỷ lệ học sinh trung học tại Hoa Kỳ có kiến thức đúng về tình dục an tồn là
rất thấp 40. Về vấn đề mang thai ngoài ý muốn, Kraft JM (2010) ghi nhận hầu hết trẻ
VTN nữ khơng muốn có thai nhưng 70% rất thụ động, khơng có kĩ năng, động lực
về tránh mang thai ngoài ý muốn 41.
Nielsen JL (2009) tại Đan Mạch kết luận rằng chỉ có 43% VTN biết đúng thời
điểm dễ thụ thai nhất trong chu kì kinh nguyệt, 64% VTN biết đúng tuổi thai có thể
nạo phá thai và nữ có kiến thức đúng cao hơn nam 42. Tại Việt Nam, nghiên cứu của
tác giả Dương Thị Thu Hương (2015) cho thấy kiến thức của các em học sinh
THCS khá hạn chế về các biện pháp tránh thai. Mặc dù tất cả các em học sinh đều
biết ít nhất một biện pháp tránh thai, trong đó bao cao su được biết đến nhiều nhất
(88,7%) nhưng tỷ lệ các em học sinh có kiến thức về thời gian sử dụng là khá thấp
(50,3%) 43. Phạm Thị Ngọc và cộng sự (2022) tiến hành nghiên cứu tại thành phố
Hải Phòng đã nhận thấy tỷ lệ học sinh đã từng nghe nói về tình dục an tồn là
86,9%; số học sinh không biết các biện pháp tránh thai là 64,8%. Ngồi ra, có
11,3% học sinh đã từng quan hệ tình dục và 67,3% các em sử dụng biện pháp tránh
thai trong lần đầu tiên quan hệ 44.
Thực trạng thiếu kiến thức về tình dục và mang thai ở trẻ VTN là tình trạng
chung ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam 45. Thị Mương, Diệp Từ Mỹ
và Trần Thị Tuyết Nga (2012) đã thực hiện nghiên cứu trên 262 học sinh trường
THPT Dân tộc nội trú tỉnh Ninh Thuận nhận thấy tỷ lệ học sinh có kiến thức chung

.



.

12

đúng về phòng tránh thai và các bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là 31,7%. Tỷ
lệ học sinh có thái độ chung tốt về phịng tránh thai và các bệnh lây qua đường quan
hệ tình dục là 79,8%. Nghiên cứu cũng cho thấy được mối liên quan có tính khuynh
hướng giữa học lực của học sinh với kiến thức chung đúng. Theo đó, cứ học lực
giảm đi 1 bậc thì tỷ lệ học sinh có kiến thức chung đúng về phòng tránh thai và các
bệnh lây qua đường quan hệ tình dục giảm 22% (KTC 95% là 0,63 – 0,97)

46

.

Nguyễn Ngọc Minh và Đỗ Đức Văn (2018) đã tiến hành nghiên cứu trên 400 học
sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thành phố Hải Dương. Kết
quả nghiên cứu cho thấy gần 80% số học sinh được khảo sát hiểu đúng về nguy cơ
“có thể mang thai dù chỉ quan hệ tình dục một lần”, có tới 82% trong tổng số học
sinh cho rằng “vô sinh” là hậu quả nghiêm trọng của việc phá thai không an toàn.
Sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai khẩn cấp là biện pháp tránh thai được biết
đến nhiều nhất (tỷ lệ tương ứng là 80,3% và 78%) trong khi xuất tinh ngoài âm đạo
là biện pháp tránh thai mà học sinh biết đến ít nhất với chỉ 10,7%. Trong 400 học
sinh được hỏi chỉ có 50 học sinh (12,5%) đã có quan hệ tình dục trước hơn nhân và
cũng chỉ 11,3% trong số họ có sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục 47.
Một số nghiên cứu ở Nepal, Brazil và Việt Nam cũng cho thấy kiến thức về
việc sử dụng bao cao su ở trẻ VTN còn khá thấp. Tỷ lệ VTN Nepal (2010) sử dụng
bao cao su chỉ chiếm 1/2 những trường hợp đã có quan hệ tình dục 48. Phạm Cơng
Thu Hiền (2009) ghi nhận 38,5% các em học sinh THCS cho rằng tình dục an tồn
là “ln sử dụng bao cao su”, 37,7% chọn “khơng mắc các bệnh lây truyền qua

đường tình dục và khơng mang thai ngồi ý muốn”. Tỷ lệ học sinh biết “bao cao su”
là biện pháp tránh thai cao nhất với 57,6%. Hai biện pháp “thuốc tránh thai hàng
ngày” và “thuốc tránh thai khẩn cấp” được biết đến rất thấp 28,6%. Hơn 30% các
em không biết biện pháp tránh thai nào 49. Ngoài ra, điều tra SAVY 1 ghi nhận 80%
VTN sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục lần đầu 50.
Alesna-Llanto E và Raymundo CM (2005) cho rằng vấn đề sức khỏe sinh sản
VTN là vấn đề cấp thiết ở Châu Á và các nước đang phát triển vì các nguy cơ liên
quan mang thai, nạo phá thai, sức khỏe và lây nhiễm HIV/AIDs ở VTN

.

51

. Trong


.

13

các nghiên cứu về tình dục an tồn tại khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và Châu
Phi, các kết quả đã chỉ ra rằng đây là phần kiến thức cịn rất hạn chế ở VTN nói
chung và học sinh THPT nói riêng. Tại Việt Nam, Điều tra SAVY 1 ghi nhận VTN
nam đã nghe về HIV cao gấp 1,8 lần nữ, VTN thành thị đã nghe về HIV cao gấp 8,5
lần so với nông thôn

50

. Mặc dù tỷ lệ khá cao VTN đã nghe về HIV/AIDS nhưng


hiểu biết các cách phòng tránh lây truyền HIV/AIDS còn thấp. Một số nghiên cứu
cho thấy việc nâng cao nhận thức hiểu biết của VTN về HIV/AIDS sẽ giảm nguy cơ
lây nhiễm HIV. Bên cạnh HIV/AIDS, các nghiên cứu cũng cho thấy kiến thức của
học sinh về STDs nói chung vẫn chưa cao. Oharume IM (2020) nhận thấy chỉ có
18,7% học sinh trung học tại Nigeria có kiến thức tốt về STDs nhưng có đến 65,3%
có hoạt động tình dục trong 12 tháng qua; trong khi 26,7% có nhiều bạn tình trong
sáu tháng qua. Chỉ có 14,2% học sinh tự cho rằng mình có nguy cơ mắc STDs 52.
Ab Rahman (2011) cho thấy sự can thiệp hiệu quả làm gia tăng tỷ lệ sử dụng
các biện pháp tránh thai cho nữ VTN có sinh hoạt tình dục; giảm tỷ lệ mang thai
ngồi ý muốn; nâng cao kiến thức về các nguy cơ hoạt động tình dục khơng bảo vệ;
trì hỗn thời điểm quan hệ tình dục lần đầu; tăng kiến thức về sức khỏe sinh sản ở
học sinh và cải thiện hơn việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ và con cái về những
vấn đề nhạy cảm như trinh tiết, giới tính và tình dục 39.
Ngày nay với sự phát triển của thông tin và sự dễ dàng tiếp cận thông tin qua
nhiều kênh khác nhau nên VTN có kiến thức khá rộng về sức khỏe sinh sản và tình
dục. Chính vì sự dễ dàng này nên những nguồn thông tin không chính thống làm
cho các em bối rối và có những hiểu biết lệch lạc về giới tính và tình dục. Các
nghiên cứu trên đã cho thấy thực trạng rằng mặc dù nguồn cung cấp thông tin ngày
càng nhiều, cách tiếp cận dễ dàng nhưng kiến thức về các biện pháp tránh thai, bệnh
lây truyền qua đường tình dục ở trẻ VTN cịn chưa cao. Để có các chương trình can
thiệp cho phù hợp, cần có đánh giá khảo sát về mức độ kiến thức của các em học
sinh về những chủ đề này.

.


.

14


1.3.2. Thái độ về các biện pháp phòng tránh thai và bệnh lây truyền qua đường
tình dục của VTN
Hiện nay với sự bùng nổ của Internet, thế giới trở thành một thế giới phẳng,
mọi thơng tin, văn hóa trên thế giới đều có thể tiếp cận một cách dễ dàng. Do ảnh
hưởng bởi công nghệ truyền thông, phim ảnh của các nước phương Tây cộng hưởng
với sự phát dục của trẻ VTN làm cho các em trở nên cởi mở hơn và có những thay
đổi về thái độ đối với tình dục qua thời gian 53-55.
Các nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây ghi nhận rằng phim
ảnh, băng đĩa phim khiêu dâm có tác động tới quan điểm và thái độ về tình dục ở
thanh thiếu niên

56

. Nghiên cứu của tác giả Yeni Wardhani và cộng sự (2017) tại

Indonesia ghi nhận hành vi tình dục ở tuổi vị thành niên bị ảnh hưởng bởi việc tiếp
xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet (b = -0,13; SE = 0,05; p = 0,026), nhóm
bạn bè (b = 0,06; SE = 0,03; p = 0,042). Kiến thức về tình dục bị ảnh hưởng bởi tiếp
xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet (b = -0,20; SE = 0,09; p = 0,037) và nhóm
bạn bè (b = 0,14; SE = 0,05; p = 0,005). Thái độ đối với tình dục bị ảnh hưởng bởi
việc tiếp xúc với nội dung khiêu dâm trên Internet (b = -0,21; SE = 0,08; p = 0,013),
kiến thức tình dục (b = 0,14; SE = 0,08; p = 0,110) và nhóm bạn bè (b = 0,12; SE =
0,05; p = 0,009)

57

. Có thể thấy hầu hết VTN cởi mở hơn với những quan hệ yêu

đương và thậm chí quan hệ tình dục trước hơn nhân so với thế hệ trước. Xu hướng
này cũng diễn ra tại các nước nghèo và đang phát triển. Fatusi A và Blum RW

(2009) ghi nhận thái độ của VTN về tình dục an tồn, các biện pháp tránh thai và
sức khỏe sinh sản đã có sự thay đổi cởi mở hơn so với thế hệ trước khi đã từ bỏ các
hủ tục lạc hậu và chấp nhận những biện pháp tránh thai mới 58. Nguyễn Văn Nghị
(2011) khi nghiên cứu về quan niệm của trẻ VTN tại Việt Nam nhận thấy có sự
khác biệt rõ giữa VTN và thế hệ cha mẹ về quan niệm tình dục. Tác giả ghi nhận sự
thay đổi các giá trị khuôn mẫu truyền thống định hình quan niệm và hành vi tình
dục làm cho VTN cởi mở hơn thế hệ cha mẹ về tình dục. Phần lớn các em cho rằng
“quan hệ tình dục VTN là không nên, nhưng không xấu, chỉ không tốt khi để lại hậu
quả có thai hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục”, trong khi cha mẹ VTN cho

.


.

15

rằng “VTN khơng được phép quan hệ tình dục, phải cấm” nhưng cũng thừa nhận
rằng khó biết và khó kiểm sốt để VTN khơng quan hệ tình dục 59.
Nghiên cứu của Fatemeh Nikirashidi và cộng sự (2019) thực hiện nghiên cứu
tại Iran ghi nhận 90% phụ nữ trẻ tuổi cho rằng cần giữ gìn trinh tiết trước khi kết
hơn và 82% tin rằng trinh tiết là tài sản quý giá nhất của các cô gái 60. Terefe Keto
và cộng sự (2020) ghi nhận 54% học sinh trung học tại Ethiopia cho rằng khơng cần
và sẽ khó để duy trì trinh tiết cho đến khi kết hôn 61.
Thái độ của trẻ VTN (cả nam và nữ) ngày nay về trinh tiết cũng thay đổi cởi
mở hơn. Trước đây, hầu hết các quốc gia Châu Á trong đó có Việt Nam quan niệm
trinh tiết là “phẩm giá, điều quan trọng trong cuộc sống của người con gái, danh dự
của người con trai”, do đó khơng thể quan hệ tình dục trước hơn nhân. Hiện nay
VTN đề cập về trinh tiết có quan trọng nhất định với nữ nhưng cũng “không là quan
trọng nhất” khi yêu và kết hôn, mà quan trọng hơn là tình yêu, điều kiện kinh tế gia

đình, nghề nghiệp, tương lai. Một số nghiên cứu ở Việt Nam và các nước đang phát
triển ghi nhận quan niệm của VTN về trinh tiết thay đổi so với văn hóa truyền
thống, 31% VTN cho rằng cần giữ gìn sự trinh tiết, 72% các em cho rằng tình u
và tình dục khơng nhất thiết gắn liền với hôn nhân 62,63. Tác giả Mehrolhassani MH
(2020) đã ghi nhận sự thay đổi về thái độ đối với khái niệm trinh tiết ở học sinh nữ
khi ghi nhận đa phần học sinh nam và nữ đều cho rằng trinh tiết là có màng trinh
nguyên vẹn. Nghiên cứu nhận thấy phần lớn học sinh tin rằng trinh tiết khơng nhất
thiết có nghĩa là khơng quan hệ tình dục mà là có màng trinh cịn ngun vẹn. Do
đó, các hình thức quan hệ tình dục như quan hệ tình dục qua đường hậu mơn và
chạm vào bộ phận sinh dục là được chấp nhận, và những kiểu quan hệ này không bị
coi là vi phạm trinh tiết 64. Hoàng Thị Hải Vân (2014) thực hiện khảo sát nhằm tìm
hiểu kiến thức và thái độ của học sinh THPT tại Huyện Hoài Đức, Hà Nội về sức
khỏe sinh sản và tình dục an tồn. Nghiên cứu tiến hành trên 510 học sinh của 3
trường THPT công lập trên địa bàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh
khơng chấp nhận việc có thai trước hơn nhân và quan hệ tình dục trước hơn nhân
khá cao (91,0% và 82,0%). Các yếu tố giới tính, sống chung với bố mẹ có ảnh

.


.

16

hưởng đến thái độ của học sinh về việc quan hệ tình dục trước hơn nhân của học
sinh 65.
Bên cạnh ý nghĩa về mặt sinh học, quan hệ tình dục ở trẻ VTN còn mang
những ý nghĩa tâm lý - xã hội. Theo như điều tra SAVY 1 ghi nhận nhiều VTN
đồng tình có thể quan hệ tình dục sau khi đã đính hơn cho thấy thái độ tình dục cởi
mở liên quan sự tin tưởng tiến tới hôn nhân


50

. Cũng theo ghi nhận của khảo sát

SAVY 1, khoảng 25% nam VTN đồng ý có thể quan hệ tình dục nếu u nhau phù
hợp và gần 20% đồng tình có thể quan hệ tình dục trước kết hơn nếu sử dụng biện
pháp tránh thai, phản ánh thái độ cởi mở của các em về quan hệ tình dục nhưng
cũng quan tâm về quan hệ tình dục an tồn tránh có thai ngoài ý muốn. Một số
nghiên cứu nhận thấy rằng VTN Việt Nam tương tự VTN ở các nước đang phát
triển là nam có thái độ tự do hơn nữ về quan hệ tình dục 66. Thái độ trì hỗn quan hệ
tình dục ở VTN có liên quan đến giảm quan hệ tình dục và tình dục đường miệng.
Vì vậy cần đề cao cam kết cá nhân về trì hỗn quan hệ tình dục, đề cao chuẩn mực
xã hội về trì hỗn quan hệ tình dục ở VTN và nâng cao nhận thức về các nguy cơ
liên quan đến quan hệ tình dục sớm. Một nghiên cứu ở Jamaica (2003) nhận thấy
nam có thái độ tự do hơn nữ về tình dục và khơng đồng tình nữ trì hỗn quan hệ
tình dục theo văn hóa truyền thống 67. Phần lớn VTN có thái độ tự tin từ chối quan
hệ tình dục khi không muốn (87% nam, 78% nữ) 59. Nghiên cứu của O'Sullivan và
Brooks-Gunn (2005) nhận thấy thái độ tự tin và kĩ năng từ chối quan hệ tình dục ở
VTN nhất là nữ giúp giảm tỷ lệ quan hệ tình dục và quan hệ tình dục khơng an tồn
ở các em 68. Aruda (2011) ghi nhận rằng hầu hết các em học sinh khơng chủ động
tìm các biện pháp tránh thai trừ khi lo lắng về sự mang thai hoặc đã có quan hệ tình
dục một số lần mà chưa dùng biện pháp tránh thai 69. Odeigah L (2019) nghiên cứu
tại Nigeria trên 438 học sinh THPT nhận thấy nguồn thơng tin về hành vi tình dục,
STDs mà học sinh thường tham khảo là phim ảnh (42,5%), Internet (24,7%).
Nghiên cứu cũng ghi nhận 34,4% học sinh không biết rằng quan hệ tình dục qua
đường miệng là khơng an tồn và 32,9% cho rằng quan hệ tình dục khiến các em
trưởng thành giữa các bạn cùng lứa tuổi 70.

.



×