Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm ige huyết thanh đặc hiệu với dị nguyên thức ăn và tình trạng mất nước qua thượng bì ở trẻ em bị viêm da cơ địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 104 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------

TRẦN LÊ HƯƠNG NGUYÊN

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ
MẪN CẢM IgE HUYẾT THANH ĐẶC HIỆU VỚI
DỊ NGUYÊN THỨC ĂN VÀ TÌNH TRẠNG MẤT NƯỚC
QUA THƯỢNG BÌ Ở TRẺ EM BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------



TRẦN LÊ HƯƠNG NGUYÊN

KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA TỶ LỆ
MẪN CẢM IgE HUYẾT THANH ĐẶC HIỆU VỚI
DỊ NGUYÊN THỨC ĂN VÀ TÌNH TRẠNG MẤT NƯỚC
QUA THƯỢNG BÌ Ở TRẺ EM BỊ VIÊM DA CƠ ĐỊA

NGÀNH: NỘI KHOA (DA LIỄU)
MÃ SỐ: 8720107
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. BS PHẠM LÊ DUY
2. TS. BS LÝ THỊ MỸ NHUNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

.


.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Lê Hương Nguyên, học viên cao học niên khóa 2020-2022, chuyên ngành
Nội khoa (Da Liễu) – Đại học Y Dược TP.HCM xin cam đoan:
-


Đây là nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. BS Phạm Lê Duy và TS. BS Lý Thị Mỹ Nhung.

-

Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam.

-

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu cho
phép lấy mẫu, chưa được công bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những cam kết này.
Tác giả luận văn

Trần Lê Hương Nguyên

.


.

ii

MỤC LỤC

1.1 Đại cương về viêm da cơ địa................................................................................. 4
1.2 Các kiểu hình phản ứng lâm sàng với dị ứng thức ăn ở bệnh nhân VDCĐ ........ 16
1.3 Tổng quan về độ mất nước qua thượng bì và độ ẩm lớp sừng thượng bì của da 16

1.4 Tổng quan về tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên thức ăn ............................ 18
1.5 Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 20
1.6 Tổng quan về máy đo GPSkin Barrier Pro (GPOWER) ..................................... 24
2.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 27
2.2 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 27
2.3 Địa điểm thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 27
2.4 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 27
2.5 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................... 29
2.6 Biến số nghiên cứu .............................................................................................. 29
2.7 Các bước tiến hành nghiên cứu ........................................................................... 31
2.8 Y đức trong nghiên cứu....................................................................................... 36
2.9 Sơ đồ nghiên cứu................................................................................................. 38

.


.

iii

3.1 Tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với dị nguyên thức ăn của dân số nghiên
cứu......................................................................................................................... 40
3.2 Khảo sát độ ẩm lớp sừng thượng bì và độ mất nước qua thượng bì trên trẻ em
VDCĐ ................................................................................................................... 46
3.3 Mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn và độ mất nước qua thượng bì của
trẻ em VDCĐ. ....................................................................................................... 48
Bảng 3.10. So sánh chỉ số TEWL giữa nhóm mẫn cảm và khơng mẫn cảm với từng
loại dị nguyên thức ăn ........................................................................................... 48
3.4 Mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn và độ nặng của bệnh nhân VDCĐ
theo thang điểm SCORAD ................................................................................... 56

3.5 Tiên đoán khả năng mẫn cảm thức ăn dựa theo điểm số SCORAD, chỉ số TEWL
và SCH ở bệnh nhân VDCĐ. ................................................................................ 59
4.1 Tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với dị nguyên thức ăn của dân số nghiên
cứu......................................................................................................................... 63
4.2 Khảo sát độ ẩm lớp sừng thượng bì (SCH) và độ mất nước qua thượng bì (TEWL)
trên trẻ em VDCĐ ................................................................................................. 67
4.3 Mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn và độ mất nước qua thượng bì của
trẻ em VDCĐ. ....................................................................................................... 68
4.4 Mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn và độ nặng của bệnh nhân VDCĐ
theo thang điểm SCORAD ................................................................................... 69
4.5 Tiên đoán khả năng mẫn cảm thức ăn dựa theo điểm số SCORAD, chỉ số TEWL
và SCH ở bệnh nhân VDCĐ. ................................................................................ 70
4.6 Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu. .................................................................. 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

.


.

iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
AAD

Tên tiếng Anh

American Academy of Dermatology

FLG
IgE
IL
ISAAC

Filaggrin
Immunoglobulin E
Interleukin
The International Study of Asthma and Nghiên cứu quốc tế về
Allergies in Childhood
bệnh suyễn và dị ứng ở
trẻ em
Lympho Epithelial Kazal Type related
Inhibitor
Transepidermal water loss
Độ mất nước qua
thượng bì
Stratum corneum hydration
Độ ẩm lớp sừng thượng

Scoring Atopic Dermatitis
Serine Peptidase Inhibitor Kazal type 5
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

LEKTI
TEWL
SCH

SCORAD
SPINK5
WHO

.

Tên tiếng Việt
Hiệp hội Da Liễu Hoa
Kỳ


.

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Tên đầy đủ
Bệnh nhân
Dị ứng thức ăn
Dị ứng nguyên
Đại học
Hồ Chí Minh
Hen phế quản
Khoảng tin cậy
Phịng khám
Thành phố
Sinh học phân tử
Sữa cơng thức
Viêm da cơ địa
Viêm mũi dị ứng


Chữ viết tắt
BN
DƯTA
DƯN
ĐH
HCM
HPQ
KTC
PK
TP
SHPT
SCT
VDCĐ
VMDƯ

.


.

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn Hanifin và Rajka cải tiến theo AAD 2014 .............................12
Bảng 1.2. Các thông số kỹ thuật của sản phẩm GPSkin Barrier Pro ........................25
Bảng 2.1. Liệt kê các biến số nghiên cứu ................................................................. 29
Bảng 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..................................................................... 39
Bảng 3.2. Tỷ lệ mẫn cảm với các DƯN được test ....................................................40

Bảng 3.3. Mẫn cảm dị nguyên thức ăn ở trẻ VDCĐ (N=100) ..................................41
Bảng 3.4 Sự đồng mẫn cảm giữa các cặp dị nguyên thức ăn ở bệnh nhân VDCĐ ..42
Bảng 3.5. So sánh đặc điểm lâm sàng và tình trạng mẫn cảm giữa trẻ bú SCT trong 3
ngày đầu sau sinh và trẻ bú mẹ hoàn toàn .................................................................43
Bảng 3.6. So sánh đặc điểm lâm sàng và tình trạng mẫn cảm giữa nhóm trẻ có tiền
căn gia đình VDCĐ và nhóm trẻ khơng có tiền căn gia đình VDCĐ .......................44
Bảng 3.7. So sánh đặc điểm lâm sàng và tình trạng mẫn cảm giữa nhóm trẻ có bệnh
dị ứng đồng mắc và nhóm trẻ khơng có bệnh dị ứng đồng mắc ...............................45
Bảng 3.8. Độ ẩm lớp sừng thượng bì và độ mất nước qua thượng bì của dân số nghiên
cứu .............................................................................................................................46
Bảng 3.9. So sánh TEWL và SCH ở trẻ em VDCĐ mức độ nhẹ với trẻ em VDCĐ
mức độ trung bình-nặng ............................................................................................47
Bảng 3.10. So sánh chỉ số TEWL giữa nhóm mẫn cảm và khơng mẫn cảm với từng
loại dị nguyên thức ăn ...............................................................................................48
Bảng 3.11. So sánh chỉ số SCH giữa nhóm mẫn cảm và khơng mẫn cảm với từng loại
dị nguyên thức ăn ......................................................................................................52
Bảng 3.12. So sánh số dị nguyên mẫn cảm với thức ăn ở nhóm VDCĐ mức độ nhẹ
và nhóm VDCĐ mức độ nặng ...................................................................................56

.


.

vii

Bảng 3.13. Mối liên quan giữa SCORAD và mẫn cảm với thức ăn thường gặp trong
mẫu nghiên cứu .........................................................................................................58
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa độ nặng VDCĐ và tỷ lệ mẫn cảm với thức ăn thường
gặp .............................................................................................................................58

Bảng 3.15. Giá trị tiên đoán của điểm số SCORAD, chỉ số TEWL và SCH trong dự
đốn tình trạng mẫn cảm với các thức ăn thường gặp ..............................................59

.


.

viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ các bước nghiên cứu trên lâm sàng ................................................38

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tổn thương hàng rào thượng bì và rối loạn chức năng miễn dịch là các đặc
điểm chủ yếu của bệnh VDCĐ....................................................................................5
Hình 1.2 Phiếu đánh giá độ nặng Viêm da cơ địa theo thang điểm SCORAD.........14
Hình 1.3 Sơ đồ minh họa chức năng của hàng rào thượng bì ...................................17
Hình 1.4 Thiết bị đo buồng kín GPSkin Barrier Pro và các cảm biến độ ẩm và độ mất
nước qua lớp thượng bì của thiết bị ..........................................................................25

.


.

ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa điểm số SCORAD với giá trị TEWL và SCH tại
vùng da lành (A và C), và vùng da thương tổn (B và D)Error! Bookmark not
defined.
Biểu đồ 3.2. So sánh (A) độ mất nước qua thượng bì (TEWL) và (B) độ ẩm lớp sừng
thượng bì (SCH) tại vùng da lành và vùng da thương tổn giữa các phân nhóm dị
nguyên mẫn cảm ................................................................................................... 55
Biểu đồ 3.3. So sánh điểm số SCORAD giữa các phân nhóm số lượng dị nguyên mẫn
cảm ........................................................................ Error! Bookmark not defined.

.


.

1

MỞ ĐẦU
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh lý viêm mạn tính của da, đặc trưng với
triệu chứng ngứa và hay tái phát. Tỷ lệ mắc bệnh dao động khoảng 20% ở trẻ em và
2 – 8% ở người lớn 1. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát trong
5 năm đầu đời; trong đó, khoảng 45% xuất hiện trong 6 tháng đầu đời, 60% trong
năm đầu và 85% xuất hiện trước 5 tuổi 2. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây
tại các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ bệnh này chiếm 26,6% ở trẻ nhũ nhi và 16% ở trẻ
dưới 5 tuổi 3.
Sinh bệnh học của VDCĐ cho đến nay khá phức tạp và vẫn chưa hoàn toàn
được biết rõ, với sự tham gia của nhiều yếu tố bệnh sinh đan xen với nhau như: yếu
tố gene, bất thường miễn dịch và suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da. Bất thường
miễn dịch đáng chú ý bao gồm sự hoạt hóa của tế bào Th2, tăng nồng độ IgE huyết
thanh và tính mẫn cảm của hệ miễn dịch đối với các kháng nguyên bao gồm dị ứng
nguyên và vi sinh vật; trong đó cụ thể là vai trị của nồng độ IgE huyết thanh có liên

quan đến nguy cơ dị ứng trên bệnh nhân viêm da cơ địa 4.
Viêm da cơ địa thường liên quan đến các bệnh lý dị ứng khác như hen suyễn,
viêm mũi dị ứng và dị ứng thức ăn. Tỉ lệ hiện mắc của các bệnh lý dị ứng tăng nhanh
trong các thập kỉ gần đây và ảnh hưởng tới 1/3 dân số 5. Người ta thấy rằng, trẻ em bị
VDCĐ có nguy cơ cao bị dị ứng thức ăn, có tới 1/3 số trẻ bị VDCĐ vừa đến nặng có
mẫn cảm với dị nguyên thức ăn 6. Dựa trên các cơng trình nghiên cứu trên thế giới,
ghi nhận được mối liên quan mạnh giữa tình trạng mẫn cảm với dị nguyên thức ăn
qua IgE huyết thanh đặc hiệu và bệnh lý VDCĐ ở trẻ em, cũng như cho thấy vai trị
quan trọng của tình trạng mẫn cảm với thức ăn trong khởi phát và làm tăng độ nặng
của VDCĐ. Mẫn cảm qua trung gian IgE được xác định bằng xét nghiệm lẩy da hoặc
đo kháng thể IgE huyết thanh đặc hiệu với các dị nguyên.
Hiện nay, ở Việt Nam cịn rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Theo kết quả
nghiên cứu của Đặng Thị Huyền Trang 7 khi khảo sát nồng độ IgE huyết thanh đặc
hiệu ở 253 bệnh nhân VDCĐ, ghi nhận trong 72 trẻ VDCĐ độ tuổi từ 0-5 tuổi thì tất

.


.

2

cả đều mẫn cảm với ít nhất 1 dị ứng nguyên (DƯN) được test và trong phổ DƯN mẫn
cảm thì DƯN thức ăn chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được
kết luận về mối liên quan giữa IgE đặc hiệu với dị nguyên thức ăn và các đặc điểm
bệnh lý VDCĐ.
Độ ẩm lớp sừng thượng bì (SCH) và độ mất nước qua thượng bì (TEWL) là hai
chỉ số quan trọng để đánh giá chức năng hàng rào thượng bì 8. Giá trị SCH giảm và
TEWL tăng thể hiện hàng rào thượng bì bị tổn thương, có thể làm gia tăng sự xâm
nhập của các dị nguyên thức ăn vào các lớp da bên dưới và gây nên tình trạng mẫn

cảm với thức ăn 8 9. Bên cạnh đó, điểm số SCORAD (Scoring Atopic Dermatitis) là
cơng cụ lâm sàng được sử dụng để đánh giá độ nặng của VDCĐ, được chứng minh
có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng mẫn cảm dị nguyên 6. Vì vậy việc phát hiện
sớm tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên thức ăn ở trẻ VDCĐ, đánh giá tình trạng
mất nước qua thượng bì góp phần giúp ích trong quá trình tiên lượng và điều trị bệnh,
giúp giảm số lượng trẻ ăn kiêng khơng cần thiết và/hoặc giảm tình trạng VDCĐ dai
dẳng với các liệu pháp điều trị kéo dài.
Với mong muốn giúp các bác sĩ lâm sàng trong định hướng nguyên nhân, tư
vấn, điều trị và tiên lượng bệnh nhi VDCĐ tốt hơn, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với dị
nguyên thức ăn và tình trạng mất nước qua thượng bì ở trẻ em bị viêm da cơ
địa”

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với dị
nguyên thức ăn và tình trạng mất nước qua thượng bì ở trẻ em bị VDCĐ độ tuổi từ
đủ 12 tháng đến đủ 60 tháng tuổi, đến khám tại Phòng khám Dị ứng – Miễn Dịch
Lâm Sàng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong khoảng thời gian từ tháng
01/2022 đến tháng 08/2022.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với dị nguyên thức ăn trên
trẻ em VDCĐ.

2. Khảo sát độ ẩm lớp sừng thượng bì và độ mất nước qua thượng bì trên trẻ
em VDCĐ.
3. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với
các dị nguyên thức ăn và độ mất nước qua thượng bì của trẻ em VDCĐ
4. Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ mẫn cảm IgE huyết thanh đặc hiệu với
các dị nguyên thức ăn và độ nặng của trẻ em VDCĐ theo thang điểm
SCORAD.

.


.

4

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về viêm da cơ địa
1.1.1 Định nghĩa
Viêm da cơ địa (VDCĐ) là một bệnh lý viêm mạn tính của da, đặc trưng với
triệu chứng ngứa, da khô và hay tái phát. VDCĐ là một trong những bệnh lý da không
lây nhiễm phổ biến nhất với tỉ lệ mắc bệnh dao động khoảng 20% ở trẻ em và 2 – 8%
ở người lớn 1. Tiền sử có cha hoặc mẹ có cơ địa dị ứng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần
suất mắc bệnh. Viêm da cơ địa thường liên quan đến các bệnh lý dị ứng như hen
suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thức ăn.
1.1.2 Một số đặc điểm dịch tễ học
Trên thế giới, tần suất VDCĐ tăng 2-3 lần trong vài thập kỉ vừa qua và thường
gặp ở trẻ em với tỉ lệ hiện mắc lên tới 30% tại các nước phát triển 10.
Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát trong 5 năm đầu đời;
trong đó, khoảng 45% xuất hiện trong 6 tháng đầu đời, 60% trong năm đầu và 85%
xuất hiện trước 5 tuổi 2.

VDCĐ được ghi nhận chiếm tỉ lệ cao trong số các bệnh lý dị ứng theo các số
liệu được thu thập từ nghiên cứu về hen phế quản và dị ứng ở trẻ em (ISAAC) và đặt
ra một gánh nặng đáng kể đối với chất lượng sống của bệnh nhân, gia đình và xã hội
11

.

1.1.3 Sinh bệnh học
1.1.3.1 Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da
VDCĐ đặc trưng bởi suy giảm chức năng hàng rào thượng bì do bất thường biệt
hóa tế bào keratinocyte bao gồm thay đổi keratin và protein vỏ bao lớp sừng như
involucrin, loricrin, filaggrin và thành phần lipid như cholesterol, ceramides và các
acid béo tự do. Thiếu hụt filaggrin sẽ làm giảm khả năng giữ ẩm tự nhiên dẫn đến
khô da, đây được xem như là yếu tố chính dẫn đến rối loạn chức năng hàng rào bảo

.


.

5

vệ da. Các yếu tố khác có thể dẫn đến làm phá vỡ hàng rào bảo vệ da như sự mất cân
bằng hoạt động giữa các protease lớp sừng và kháng protease (LEKTI), sự bất thường
của các liên kết chặt, sự xâm nhập của vi sinh vật và sự phóng thích các chất tiền
viêm. Các tác nhân ngoại lai làm tăng các protease nội sinh (như xà phòng làm tăng
độ pH da) và ngoại sinh (như mạt bụi nhà và tụ cầu) cũng góp phần làm phá hủy thêm
chức năng của hàng rào bảo vệ da. Do đó, dẫn đến hậu quả làm tăng sự mất nước qua,
giảm độ ẩm da, làm nặng thêm tình trạng tổn thương hàng rào thượng bì và tạo điều
kiện cho các tác nhân từ mơi trường bên ngồi sẽ dễ dàng xâm nhập hơn. Các yếu tố

trên làm kích hoạt con đường đáp ứng miễn dịch gây viêm da, đáng chú ý nhất là sự
hoạt hóa đáp ứng của tế bào Th2, tăng nồng độ IgE huyết thanh, tăng bạch cầu ái toan
trong máu ngoại vi và tăng nhạy cảm của hệ miễn dịch đối với các kháng nguyên bao
gồm dị ứng nguyên và vi sinh vật. Vì vậy, những đứa trẻ VDCĐ có khả năng xuất
hiện dị ứng thức ăn và dị ứng với các tác nhân khơng khí 12,13,14,15.

Hình 1.1 Tổn thương hàng rào thượng bì và rối loạn chức năng miễn dịch là các
đặc điểm chủ yếu của bệnh VDCĐ 16

.


.

6

1.1.3.2 Yếu tố di truyền và đột biến gene
Yếu tố di truyền đóng vai trị quan trọng trong VDCĐ, bố mẹ có mắc các bệnh
lý liên quan cơ địa dị ứng là yếu tố nguy cơ liên quan đến tỉ lệ mắc và độ nặng của
bệnh lý VDCĐ ở trẻ nhỏ. Yếu tố di truyền chiếm tới 90% các trường hợp VDCĐ khởi
phát sớm, tần suất bệnh cao hơn một cách có ý nghĩa ở các cặp sinh đơi cùng trứng
(77%) so với các cặp sinh đôi khác trứng (15%) 12,17.
Các nghiên cứu sàng lọc gene đã xác định được hơn 40 gene có liên quan đến
VDCĐ. Đáng quan tâm rằng nhóm các gene nằm trên vị trí 1q21 của nhiễm sắc thể
liên quan đến q trình điều hịa cân bằng nội mơi của thượng bì, trong đó có gene
quy định filaggrin (FLG) được tìm thấy trên nhiễm sắc thể 1q21. Các gene mã hóa
cho các protein lớp thượng bì và các gene mã hóa cho các protein có chức năng miễn
dịch là 2 nhóm gene lớn được đề cập liên quan đến sinh bệnh học VDCĐ 12,17.
Filaggrin, được mã hóa bởi FLG, là protein giúp ngưng kết sợi keratin để duy
trì cấu trúc khung xương tế bào. Các sản phẩm thối giáng của filaggrin tham gia vào

q trình hình thành yếu tố giữ ẩm tự nhiên và đóng vai trị quan trọng trong q trình
biệt hóa thượng bì cũng như chức năng hàng rào bảo vệ da 18,19. Đột biến gene FLG
là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của VDCĐ, được chứng minh có liên
quan đến thể VDCĐ khởi phát sớm và độ nặng của bệnh 20; ngoài ra, đột biến FLG
cũng liên quan đến các bệnh lý dị ứng khác như hen và viêm mũi dị ứng 21.
Các đột biến gene khác có liên quan đến VDCĐ như gen SPINK5 (điều hòa sản
xuất protein LEKTI) và KLK cũng đóng vai trị trong q trình điều hòa cấu trúc và
chức năng của lớp sừng, tạo nên màng bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập bởi các tác
nhân từ bên ngoài 22.
1.1.3.3 Rối loạn chức năng miễn dịch
Miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch mắc phải có quan hệ qua lại trong sinh bệnh
học của VDCĐ 10.

.


.

7

Sự mẫn cảm (sensitization) với dị ứng nguyên có vai trò quan trọng trong cơ
chế sinh bệnh học miễn dịch của VDCĐ. Các dị ứng ngun khơng khí cũng như các
dị ứng nguyên thực phẩm thường gặp góp phần trong tổn thương và làm nặng thêm
bệnh VDCĐ 23.
Khi các dị ngun tiếp xúc với da có lớp thượng bì bị tổn thương, các tế bào
trình diện kháng ngun sẽ có cơ hội bắt giữ dị nguyên và trình diện cho các tế bào
lympho T, hoạt hóa chúng và giúp biệt hóa thành các lympho T hành sự, như Th1,
Th2, Th17, Th22. Trong q trình đó, Th2 hỗ trợ lympho B sản xuất kháng thể IgE
đặc hiệu 24. Trong sang thương VDCĐ cấp tính thì Th2 chiếm ưu thế, cịn đối với
sang thương VDCĐ mãn tính thì Th1, Th17 và Th22 chiếm vai trị quan trọng hơn.

Giai đoạn cấp tính có IL-4, IL-5 và IL-13; hoạt hóa bạch cầu ái toan, tế bào mast và
kích thích sản xuất IgE đặc hiệu dị ngun. Các cytokine có nguồn gốc từ keratinocyte
(hay cịn gọi là các alarmin), bao gồm TSLP, IL-25 (IL-17E) và IL-33, được sản xuất
khi lớp thượng bì tiếp xúc với một số loại dị nguyên, sẽ thúc đẩy đáp ứng miễn dịch
theo xu hướng biệt hóa lympho T CD4+ thành Th2. Các cytokine của Th2 ức chế sự
biểu hiện của các protein trong cấu trúc thượng bì như filaggrin, loricrin và involucrin,
các protein trong liên kết chặt như occludin làm nặng thêm tình trạng tổn thương lớp
thượng bì. Ngồi ra, Th2 cytokines còn ức chế tổng hợp chất kháng khuẩn β-defensin2/3, cathelicidines làm cho da bệnh nhân VDCĐ rất dễ bội nhiễm với các vi khuẩn
như tụ cầu vàng 24,10.
• Vai trị của các cytokin:
Th17 được tìm thấy ở cả tổn thương VDCĐ cấp và mãn tính, là tế bào quan
trọng trong điều hòa chức năng miễn dịch bẩm sinh, với vai trị huy động bạch cầu
đa nhân trung tính và cũng được đề cập đến trong các rối loạn dị ứng 12.
IL-4 và IL-13 có vai trị thúc đẩy sự biệt hóa Th2, tổng hợp IgE và huy động
bạch cầu ưa acid đến thương tổn 10.

.


.

8

Bên cạnh đó, IL-31 là interleukin của Th2, được biểu hiện cao trong sang thương
của VDCĐ và các bệnh da gây ngứa như sẩn ngứa. Khi da tiếp xúc với siêu kháng
nguyên tụ cầu, các bệnh nhân VDCĐ sẽ nhanh chóng tạo ra IL-31, tạo nên mối liên
kết giữa tụ cầu và biểu hiện ngứa trong VDCĐ 10.
TSLP là một cytokine giống IL-7, có vai trị trong việc tạo ra phản ứng Th2
thơng qua hoạt hóa tế bào tua gai. Tiếp xúc với các dị ứng nguyên, nhiễm virus, chấn
thương và các cytokine khác (ví dụ IL-1β, TNF) có thể kích hoạt tế bào sừng, nguyên

bào sợi và tế bào mast sản xuất TSLP. TSLP được biểu hiện nhiều ở các sang thương
cấp tính và mãn tính của VDCĐ 10.
• Vai trò của IgE
Vai trò của IgE trong sinh bệnh học của bệnh lý VDCĐ hiện vẫn chưa được
hiểu rõ hoàn toàn 2. Mặc dù đáp ứng viêm tại da của bệnh nhân VDCĐ liên quan đến
phản ứng quá mẫn qua trung gian tế bào lympho T, nhưng IgE có thể làm nặng thêm
tình trạng bệnh lý VDCĐ thơng qua sự phóng hạt và hoạt hóa của tế bào mast khi tiếp
xúc dị ngun, làm phóng thích các chất trung gian và cytokine gây khuếch đại phản
ứng viêm tại da 25.
Ở bệnh nhân VDCĐ nặng, sự giải phóng histamin qua trung gian IgE từ tế bào
mast gây ra triệu chứng ngứa và hồng ban. Hơn nữa, đáp ứng viêm tăng có thể liên
quan đến thụ thể histamin trên tế bào T, tế bào trình diện kháng nguyên và tế bào
sừng 25. Tế bào mast được hoạt hóa bởi IgE có vai trò giảm sản xuất IL-12 từ tế bào
tua, điều này thuận lợi cho sự biểu hiện của Th2 26,27. Ngoài việc thúc đẩy đáp ứng
qua Th2, tế bào mast được hoạt hóa bởi IgE cịn tiết ra IL-1, IL-4, IL-6, TNF-α ức
chế sự phát triển và chức năng của Treg và làm chúng biểu hiện thành Th2 hoặc Th17
28,29

. Hơn nữa, IgE còn là một dấu chỉ sinh học cho thấy bệnh nhân VDCĐ có sự hoạt

hóa đáp ứng miễn dịch theo chiều hướng Th2, và việc hạn chế tiếp xúc dị ngun có
thể giúp kiểm sốt VDCĐ tốt hơn.

.


.

9


1.1.3.4 Yếu tố dị ứng
Có rất nhiều nhóm dị nguyên làm khởi phát hay nặng thêm VDCĐ. Trong đó,
dị nguyên trong khơng khí và dị ngun từ thức ăn là những nhóm dị ngun quan
trọng và hay gặp.
Tình trạng VDCĐ ở 30% bệnh nhân trẻ tuổi có thể trở nên nặng thêm khi tiếp
xúc với các dị nguyên thức ăn 12. Người ta thấy rằng, có tới 1/3 số trẻ bị VDCĐ vừa
đến nặng có mẫn cảm với dị nguyên thức ăn (có IgE đặc hiệu với dị nguyên thức ăn)
6

. Mozhgan Moghtaderi và cộng sự 30 tiến hành nghiên cứu trên 90 trẻ mắc VDCĐ từ

2 tháng đến 48 tháng nhằm đánh giá tình trạng mẫn cảm thức ăn bằng test lẩy da và
đo nồng độ IgE huyết thanh đặc hiệu. Kết quả, sữa bò, trứng gà và các loại hạt là thực
phẩm phổ biến nhất gây mẫn cảm ở trẻ em Iran bị VDCĐ; tỉ lệ mẫn cảm thức ăn cao
hơn ở những bệnh nhân VDCĐ vừa đến nặng và xác định nồng độ IgE huyết thanh
đặc hiệu giúp ích trong điều trị các bệnh nhân VDCĐ. Các nghiên cứu trên cho thấy
rằng, các dị nguyên từ thức ăn có vài trị quan trọng trong khởi phát và phát triển
VDCĐ ở trẻ em.
Các dị ngun có trong khơng khí thường gặp là phấn hoa, bụi mạt nhà, vảy da
động vật và nấm mốc…Dị ngun trong khơng khí thường có tỉ lệ tăng theo độ tuổi
và chiếm tỉ lệ cao ở các bệnh nhân VDCĐ trung bình và nặng 12.
1.1.4 Đặc điểm lâm sàng
Quá trình diễn tiến bệnh VDCĐ đặc trưng theo tuổi, thường được chia thành 3
giai đoạn: viêm da cơ địa nhũ nhi, viêm da cơ địa trẻ em và viêm da cơ địa thành
niên/trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn, sang thương da có thể biểu hiện ở dạng cấp
tính, bán cấp và mãn tính 10.
• Triệu chứng cơ năng:
Ngứa dữ dội và khô da là 2 đặc điểm chính thường gặp của VDCĐ. Các yếu tố
khởi phát như da khô, cào gãi, đổ mồ hôi nhiều, trời nóng hoặc tiếp xúc với quần áo
làm từ len…làm tăng triệu chứng ngứa, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng sống


.



×