Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.58 KB, 7 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MƠN ĐỊA LÍ

KHÁI QT NỀN KINK TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Phạm Văn Đông


SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA CÁC NHĨM NƯỚC
CÂU 1: Trình bày sự phân chia thành các nhóm nước trên thế
giới.
- Thế giới có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau
về tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển kinh tế và
được xếp vào hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển.
+ Các nước phát triển có tổng sản phẩm trong nước bình
quân đầu người (GDP/người) cao, đầu tư nước ngoài (FDI)
nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao.
+ Các nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ
nước ngồi nhiều và HDI ở mức thấp.
- Trong các nhóm nước đang phát triển, một số nước và vùng
lãnh thổ đã qua q trình cơng nghiệp hóa và đạt được trình
độ phát triển nhất định về công nghiệp gọi chung là các
nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Xin-ga-po,
Đài Loan, Bra-xin, Ac-hen-ti-na,…
CÂU 2: So sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội cả các nhóm nước.
a) Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế của các nhóm
nước:
 Về trình độ phát triển kinh tế
- GDP bình quân đầu người (năm 2004): có sự chênh lệch
lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.




+ Các nước phát triển thường có GDP/người cao trên
20.000 USD; các nước đang phát triển có GDP/người cịn
thấp dưới 2.500 USD.
+ So với nước có GDP/người cao nhất ở nhóm nước phát
triển (Đan Mạch) với nước có GDP/người thấp nhất ở
nhóm nước đang phát triển (Ê-ti-ơ-pi-a) chênh lệch nhau
402 lần.
+ Trong nhóm nước đang phát triển: chênh lệch giữa các
nước có GDP/người cao nhất (An-ba-ni) với nước có GDP/
người thấp nhất (Ê-ti-ô-pi-a) là 21 lần.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: có sự khác biệt
+ Nước phát triển: tỉ trọng khu vực III rất cao (71%), khu
vực II và khu vực I chiếm tỉ trọng thấp (27% và 2%).
+ Nước đang phát triển: tỉ trọng khu vực III cao nhất (43%)
nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm nước phát triển. Tỉ
trọng khu vực II và I vẫn cịn chiếm tỉ trọng cao (32% và
25%).
- Gía trị xuất khẩu nhập khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu:
+ Các nước phát triển đang chiếm hơn 60% giá trị xuất,
nhập khẩu của thế giới, chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng đã
qua chế biến.
+ Các nước đang phát triển chủ yếu đang xuất khẩu nguyên
liệu khoáng sản và hàng sơ chế.
 Về đầu tư nước ngoài và nợ nước ngồi
- Các nước phát triển có giá trị đầu tư ra nước ngoài rất lớn
và thực hiện đầu tư đan xen nhau, mỗi nước đầu tư vào các
nước khác ở các lĩnh vực thế mạnh của mình. Hiện nay, các
nước phát triển chiếm khoảng ¾ giá trị đầu tư nước ngoài

và nhận khoảng 2/3 giá trị đầu tư từ nước ngoài.


- Các nước đang phát triển phần lớn đều có nợ nước ngồi và
nhiều nước khó có khả năng trả nợ. Tổng nợ trên tổng GDP
năm 2004 là 33,8% (2724 tỉ USD)
b) Sự tương phản về một số khía cạnh xã hội của các nhóm
nước
- Tuổi thọ trung bình:
+ Các nước phát triển: 76 tuổi.
+ Các nước đang phát triển: 65 tuổi.
- Chỉ số HDI:
+ Các nước phát triển: 0,855 (năm 2003).
+ Các nước đang phát triển: 0,649 (năm 2003), thấp hơn
mức trung bình của thế giới.
CÂU 3: Tại sao nhóm nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp
hơn nhóm nước phát triển?
- Chỉ số phát triển của con người là chỉ số so sánh, định
lượng về mức thu nhập (GDP/người), tỉ lệ người biết chữ,
tuổi thọ và một số tiêu chí khác của các quốc gia trên thế
giới.
- Ở nhóm nước đang phát triển, cả ba chỉ số là mức thu nhập,
tuổi thọ người trung bình và tỉ lệ người biết chữ đều thấp
nên chỉ số HDI thấp hơn nhóm nước phát triển.
CÂU 4: Theo em trong các mối quan hệ sau mối quan hệ nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
- Giữa các nước đang phát triển với nhau.
- Giữa các nước phát triển với nhau.
- Giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển.



Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang
phát triển là quan trọng nhất, vì:
- Đây là mối quan hệ đa dạng nhất, tận dụng được lợi thế
giữa hai nhóm nước, xuất phát từ chính nhu cầu của chính
bản thân mỗi nước để tăng tiềm lực phát triển kinh tế.
+ Các nước đang phát triển cần vốn, khoa học kĩ thuật,
công nghệ.
+ Các nước phát triển cần ngun liệu (nơng-lâm-thủy sản,
khống sản), lao động, thị trường.
CÂU 5: Tại sao con người ta cho rằng: hiện nay các nước phát
triển đã giàu lại giàu thêm, còn các nước đang phát triển đã
nghèo lại nghèo thêm?

-

a) Các nước phát triển đã giàu lại giàu thêm:
Vị trí ở phía Bắc của bán cầu Bắc, chủ yếu thuộc khu vực
khí hậu ơn hịa.
Nền sản xuất cơng nghiệp, trình độ tự động hóa cao, đóng
góp của các ngành dịch vụ cao.
Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị
với số lượng lớn, giá cao.
Xuất khẩu tư bản, sự chuyển giao cơng nghệ.
Tình hình “chảy chất xám” từ các nước đang phát triển
sang, sự bóc lột cơng nhân làm thuê.
Xu hướng các nước phát triển đầu tư vào nhau nên có lợi
cho các nước này, xu hướng tồn cầu hóa có lợi cho các
nước phát triển.
b) Các nước đang phát triển đã nghèo còn nghèo thêm:



- Vị trí ở phía nam so với các nước phát triển, chủ yếu nằm
trong khu vực có khí hậu nhiệt đới.
- Lịch sử trải qua thời kì thuộc địa và phụ thuộc trước đây.
- Dân số đông, tăng nhanh, chiếm 4/5 dân số thế giới.
- Sản xuất tăng chậm: chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, cịn lệ
thuộc tự nhiên, năng xuất thấp.
- Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ lạc hậu.
- Mức sống thấp, y tế giáo dục chưa được cải thiện, trình độ
dân trí thấp.
- Tình trạng “chảy máu chất xám” làm mất đi một lực lượng
cán bộ khoa học kĩ thuật.
- Tình trạng nợ nước ngồi, nhập siêu; xuất khẩu sản phẩm
thơ, giá rẻ, nhập khẩu tư liệu sản xuất giá đắt.
- Luồng đầu tư của các nước phát triển giảm, xu hướng tồn
cầu hóa ảnh hưởng bất lợi cho các nước đang phát triển.
CÂU 6: Nguyên nhân nào làm cho các nước đang phát triển
chuyển thành nước công nghiệp mới?
- Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa hướng vào xuất
khẩu.
- Khai thác tối đa mọi lợi thế để thực hiện chiến lược tăng
trưởng.
- Tích cực tạo vốn đầu tư, thơng qua nguồn viện trợ nước
ngoài, hoặc đi vay, kêu gọi nước ngoài đầu tư, đi đơi với sử
dụng nguồn vốn tích lũy trong nước.


CÂU 7: Nêu một số đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới

ngày nay. Để phát triển bền vững, Việt Nam cần chú trọng vào
những vấn đề gì?
a) Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới ngày nay:
- Kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng (gia
tăng nguồn lực) sang phát triển theo chiều sâu (nâng cao
hiệu quả).
- Nền kinh tế gắn với cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại.
- Kinh tế thế giới ngày càng hướng đến nền kinh tế tri thức.
- Q trình tồn cầu hóa kinh tế ngày càng phát triển mạnh.
- Kinh tế thế giới phải tiếp tục với nhiều thách thức gay gắt:
nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính.
- Các nước ngày càng có xu hướng lựa chọn chiến lược kinh
tế phát triển bền vững.
b) Những vấn đề cần chú trọng để Việt Nam phát trển bền
vững:
- Phát triển bền vững là phát triển để thỏa mãn những nhu
cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp
ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai.
- Ở Việt Nam phát triển bền vững được hiểu một cách toàn
diện là: phát triển bao trùm các mặt của đời sống xã hội,
gắn kết sự phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, giữ vững và cải thiện môi trường, giữ ổn định
chính trị - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.



×