Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.52 KB, 43 trang )

Đề án môn học

MỤC LỤC
Phần Mở Đầu............................................................................................................. 2
Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong Lĩnh Vực
Dệt May Khi Gia Nhập WTO....................................................................................5
1. Mức và lộ trình giảm thuế......................................................................................5
2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy
định của WTO............................................................................................................7
3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành..................................................7
4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007.................................9
5. Về vấn đề hạn ngạch............................................................................................ 11
6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt
may...........................................................................................................................11
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt May Của
Việt Nam.................................................................................................................. 13
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.................................................................................13
2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của WTO...................................................................................... 18
3. Những tác động đến lĩnh vực dệt may................................................................. 24
3.1. Những cơ hội của ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO...................... 24
3.2. Thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam khi gia nhập WTO.................... 28
Chương III. Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Dệt
May Trong Điều Kiện Đã Là Thành Viên Chính Thức Của WTO..........................34
1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may đến năm 2010............................................34
1.1. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm là Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản........................................................................................................... 34
1.2. Phát triển công nghiệp thời trang...................................................................... 37
2. Giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam.............................................................. 38
2.1. Nhóm giải pháp về phía Nhà nước....................................................................38


2.2. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp dệt may..........................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................44

Phạm Thùy Nhung

1

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học

Phần Mở Đầu
Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương
mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành
dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt
may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu,
ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng may mặc tiềm
năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với cơng nghệ mới, kỹ
thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp
tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp
dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh
với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của
họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa.
Trong khn khổ đàm phán về thương mại, dệt may và nông nghiệp được
đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới
vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động
trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ

tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối
tác quan tâm đến xuất khẩu hàng dệt may đã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm
thuế đối với hàng dệt may thành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức
đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ
chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàng dệt may khi gia nhập
WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này.
Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệt may khi gia nhập WTO
chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệt may Việt Nam là một
khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6
Phạm Thùy Nhung

2

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học
công đoạn cơ bản:
+ Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo…
+ Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ
và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận.
+ Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.
+ Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận.
+ Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận.
+ Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối.
Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng
qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối
cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc
tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động
bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản

xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu.
Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua
chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà
bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các cơng ty
có thương hiệu nổi tiếng kiểm sốt hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó
khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết
kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trị sản xuất sản phẩm
cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá
có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát
triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày
11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may.

Phạm Thùy Nhung

3

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học

Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong
Lĩnh Vực Dệt May Khi Gia Nhập WTO.
1. Mức và lộ trình giảm thuế.
Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành,

gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình qn giảm đi
23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ
17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Tính trên cả biểu
thuế việc cắt giảm trên diện rộng sẽ được thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu, các
năm sau có phạm vi ít hơn và đồng đều hơn.
Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800
dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện
hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc
theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế
(chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng
dầu, kim loại, hố chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có
thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những
nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và
sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. Đối
với ngành dệt may, toàn bộ thuế nhập khẩu trước khi gia nhập (sản phẩm may
mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống
mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Cụ thể là
nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống cịn 5%, nhóm hàng vải
giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống
20%.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành mức thuế MFN cho hàng dệt may nhập
khẩu từ tất cả các thành viên WTO khác và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu
theo đúng cam kết trong WTO. Trước khi gia nhập, Việt Nam chỉ phải dành

Phạm Thùy Nhung

4

Lớp: Thương mại quốc tế_K46



Đề án môn học
mức thuế MFN cho các nước hoặc lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định song
phương hoặc các thỏa thuận tương tự. Tuy nhiên, kể từ thời điểm gia nhập
WTO, theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ phải dành mức thuế MFN cho tất cả
các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng phải dành
những mức thuế ưu đãi đãi cho một số đối tác theo các thoả thuận đã ký kết như
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) hay thoả thuận dệt may Việt
Nam – EU.
Nhìn chung việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ thu hẹp bảo hộ quá
mức đối với các ngành đang có mức thuế MFN cao. Cùng với giảm thuế suất
các mặt hàng thành phẩm (thường có thuế suất MFN cao) và giảm ở mức độ
nhất định đối với nhiều loại sản phẩm trung gian/nguyên vật liệu, kết quả sẽ thu
hẹp bảo hộ quá mức ở một số ngành. Mức bảo hộ chung sẽ giảm và các ngành
sẽ có mức bảo hộ hợp lý hơn, giảm chênh lệch về bảo hộ giữa các ngành. Giảm
bảo hộ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển
xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện cam kết WTO, trong thời gian tới tiến trình
AFTA sẽ được đẩy nhanh, việc đi vào thực hiện các thỏa thuận về cắt giảm thuế
đối với một số khu vực mậu dịch tự do khác với các đối tác thương mại chính
của Việt Nam (ASEAN-Trung Quốc từ năm 2006, ASEAN-Hàn Quốc từ năm
2008, các khu vực mậu dịch tự do khác vào năm 2008-2009) sẽ đồng thời tạo ra
sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Cần khẩn trương
có điều chỉnh thích hợp trong các ngành đang được bảo hộ cao và sẽ có cắt giảm
thuế nhiều như: dệt may, điện-điện tử, thực phẩm chế biến, thép, ô tô, xe máy,
giấy, hàng chế tạo khác... Một số ngành bị ảnh hưởng bất lợi có thể sẽ phải thu
hẹp hoặc chuyển hướng sản xuất, có thể dẫn đến một số biến động cục bộ về sản
xuất, lao động-làm việc.

Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mặt hàng dệt may:


Phạm Thùy Nhung

5

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học

Ngành
hàng / Mức
thuế

Thuế suất
MFN (%)

Dệt May
(thuế suất
bình quân)

37.3

Cam kết với WTO
Thuế suất khi Thuế suất
gia nhập (%) cuối cùng
(%)
13.7

13.7


Thời gian thực
hiện
Ngay khi gia
nhập ( thực tế
đã thực hiện
theo hiệp định
dệt may với Mỹ
và EU )

2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy
định của WTO.
Ngành dệt may được hưởng các hình thức trợ cấp: Ưu đãi về tín dụng; Ưu
đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến
thương mại.
Trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số
xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thuộc loại trợ cấp
bị cấm và Việt Nam sẽ phải cam kết bỏ hình thức này ngay từ thời điểm gia
nhập. Các hình thức trợ cấp còn lại thuộc dạng trợ cấp đèn vàng, tức là các hình
thức trợ cấp có thể bị khiếu kiện trong WTO.
3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ cả ba
Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia
một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực
hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.
- Về tham gia Hiệp định ITA: Đa số các mặt hàng ITA của ta hiện có thuế suất
0% hoặc ở mức thấp 5-10%. Việc cắt giảm thuế xuống 0% thực tế chỉ thực hiện

Phạm Thùy Nhung

6


Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
với khoảng một nửa số dịng thuế thuộc diện ITA. Các mặt hàng hiện có thuế
suất cao, sẽ phải cắt giảm xuống 0% gồm:
+ Thủy tinh để sản xuất chất bán dẫn,
+ Băng, đĩa, bộ nhớ, ổ lưu dữ liệu các loại,
+ Máy tính, linh kiện và các thiết bị phụ trợ máy tính, màn hình, máy chiếu,
+ Điện thoại các loại, máy FAX, thiết bị viễn thông, cáp viễn thông,
+ Thiết bị âm thanh dùng trong viễn thơng: micro, loa
+ Ca-me-ra số ghi hình ảnh nền.
Trong các Hiệp định trên, thì việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó
khoảng 330 dịng thuế thuộc diện cơng nghệ thơng tin sẽ phải có thuế suất 0%
sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động;
máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5
năm, tối đa là sau 7 năm.
- Về tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam
kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng
kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống
20%, sợi từ 20% xuống 5%.
- Về thiết bị y tế: Cũng như trường hợp ITA, đa số các mặt hàng thuộc nhóm này
đã có thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp. Riêng chỉ có các thiết bị, dụng cụ (ghế,
tủ...) dùng trong y khoa là sẽ phải cắt giảm từ mức 20-30% hiện nay xuống 0%.

Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành:

Phạm Thùy Nhung

7


Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học

Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế

Thuế suất MFN

Thuế suất
cam kết cuối
cùng

1. Hiệp định công nghệ thông
tin ITA- tham gia 100 %
2. Hiệp định hài hịa hóa chất

330

5.2%

0%

1300/1600

6.8%

4.4%


89

4.2%

2.6%

1170

37.2%

13.2%

81

2.6%

0%

CH- tham gia 81%
3. Hiệp định thiết bị máy bay
dân dụng- tham gia hầu hết
4. Hiệp định dệt may TXTtham gia 100%
5. Hiệp định thiết bị y tế MEtham gia 100%
Ngồi ra, tham gia khơng đầy đủ một số Hiệp định khác như thiết bị khoa học,
thiết bị xây dựng…
4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007.
Gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế; mức cắt giảm bình quân 44%
so hiện hành. Đây là các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ
yếu là hàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi. Riêng ngành dệt
may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất

và giá cả của nhóm dệt may.
Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế từ đầu năm 2007
STT
1

Mặt hàng

Mức độ cắt giảm so hiện
hành
Giảm 25%

Hoa, cây cảnh

Phạm Thùy Nhung

8

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

Một số rau (cà tím, nấm, ớt...)
Chè
Ngơ, loại đã rang nở
Một số dầu thực vật
Thịt chế biến (hộp
Bánh, kẹo các loại
Bia
Mỹ phẩm các loại, xà phòng
Sản phẩm nhựa dùng trong gia đình
Giấy in báo
Một số loại giấy khác, các-tông
Hàng dệt may
Giày dép, mũ các loại

Gạch ốp
Đồ sứ
Thủy tinh, kính
Phích nước
Đồ trang sức bằng kim loại quý, đá quý,
ngọctrai
Một số sản phẩm kim loại (xích xe, ống
kimloại, dụng cụ cầm tay...)
Quạt điện
Thiết bị lọc nước
Một số loại ắc quy
Một số linh kiện chính của xe ơ tơ
Đồng hồ các loại
Một số hàng tạp hóa khác

Giảm 40%
Giảm 20%
Giảm 40%
Giảm 20-40%
Giảm 20%
Giảm 20-30%
Giảm 20%
Giảm 20-40%
Giảm 20%
Giảm 12%
Giảm 10-20%
Giảm 63%
Giảm 20%
Giảm 17%
Giảm 17-20%

Giảm 10%
Giảm 17%
Giảm 25%
Giảm 15-40%
Giảm 20%
Giảm 20%
Giảm 20%
Giảm 10-17%
Giảm 25%
Giảm 20-25%

Hiện nay, bình qn các ngành có mức bảo hộ thực tế ở mức khoảng 30%,
việc cắt giảm thuế theo cam kết WTO sẽ giảm mức độ bảo hộ chung này xuống
chỉ còn khoảng 15%, giảm đi 50%. Mức độ chênh lệch về bảo hộ giữa các
ngành sẽ thu hẹp đáng kể - những ngành hiện đang được bảo hộ cao sẽ chịu
nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ thúc đẩy các ngành nâng cao khả năng
cạnh tranh để phát triển, tổng thể nền kinh tế sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.
5. Về vấn đề hạn ngạch:
Các thành viên WTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệt may đối với ta
khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối
Phạm Thùy Nhung

9

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
với hàng dệt may thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngồi
ra thành viên WTO cũng sẽ khơng được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàng dệt

may của ta.
6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt may.
Theo đó, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt
Nam đến năm 2010 sẽ được bãi bỏ. Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về
việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006. Dệt may là vấn đề căng thẳng nhất và
đây là điểm cuối cùng được thảo thuận trong quá trình đàm phán của hai bên.
Phía Mỹ đã bày tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuất khẩu quá mức của dệt
may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành cơng nghiệp này của
Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là Quyết định 55 và cho rằng Việt Nam
hỗ trợ cho phát triển dệt may và yêu cầu bãi bỏ điều này. Đây là một sự hiểu lầm
về tác động của Quyết định 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm
phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc
chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chính là bước thực hiện cam kết của Việt Nam
trong quá trình gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 126/2006/QĐ - TTg chấm dứt hiệu lực Quyết định
55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển và
một số cơ chế hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt
may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 20062010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng
bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định này, Chính phủ quy
định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệt may phát triển như hỗ trợ vốn cho các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm
cơng nghiệp dệt, ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. Việc
bãi bỏ Quyết định 55/2001/QĐ-TTg nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng
Phạm Thùy Nhung

10

Lớp: Thương mại quốc tế_K46



Đề án môn học
giữa các ngành, các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
trong điều kiện mới, nhất là việc gia nhập WTO. Nhưng bên cạnh đó, việc xóa
bỏ các khoản trợ cấp của Chính phủ sẽ gây ra những khó khăn cho tồn ngành
dệt may, nhất là những doanh nghiệp được cấp tín dụng ưu đãi và nó có thể làm
thay đổi hiệu quả đầu tư của một số dự án do các doanh nghiệp này đầu tư. Tuy
nhiên, dù là những khó khăn rất lớn nhưng cũng là những cơ hội không nhỏ để
ngành dệt may tự vươn lên.

Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu Hàng Dệt
May Của Việt Nam.
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.

Phạm Thùy Nhung

11

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
Ngành Dệt May Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua,
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may ln dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô và được xem là ngành công
nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 nhà máy dệt
may, thu hút số lượng lớn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn
ngành công nghiệp và tăng không ngừng hàng năm.

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát
triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu. Theo quyết định này thì chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010
đạt kim ngạch xuất khẩu 8-9 tỷ USD. Từ số liệu của Tổng cục Thống kê về
doanh thu, lợi nhuận, thuế và tỷ lệ tăng trưởng so với các năm trước, cho thấy
tốc độ tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận tồn ngành ln ở mức cao nhưng
đã báo hiệu có khuynh hướng giảm sút.
Năm 2005, sau khi bãi bỏ hiệp định ACT, Dệt May Việt Nam đã có một
năm khó khăn. Xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,85 tỷ USD ( theo Cục
Kinh tế ), mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2004, không đạt được kế hoạch đã
đề ra là 5,2 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,6 tỷ USD chiếm 3,2%
thị phần dệt may Mỹ tăng 5,2% so với năm 2004, sang EU tăng 17,33%, sang
Canađa tăng 65,71%. Thực trạng ngành dệt may của Việt Nam có thể lý giải
theo ảnh hưởng dây chuyền. Muốn có đơn hàng trước tiên phải được phân quota
xuất khẩu, kế tiếp là phải chào giá gia công hạ để đủ sức cạnh tranh, và muốn
thế thì buộc các doanh nghiệp dệt may phải trả lương công nhân thấp. Tiền
lương thấp thì cơng nhân lành nghề lại khơng muốn làm, và cơng ty xí nghiệp
khơng thể tuyển được người thợ may cơng nghiệp có tay nghề cao. Mặc dù Nhà
nước đặt chỉ tiêu năm 2005 toàn ngành dệt may phải đạt kim ngạch xuất khẩu 5
tỷ 200 triệu đô la, nhưng các chuyên gia và doanh nghiệp làm hàng may mặc tỏ
ý nghi ngờ về mục tiêu to lớn đó. Mặc dù có những khó khăn về vấn đề nguyên
phụ liệu phải nhập khẩu hầu như toàn bộ khiến cho các công ty dệt may thiếu sự
Phạm Thùy Nhung

12

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học

chủ động, nhưng vấn đề Việt Nam chưa là thành viên WTO Tổ Chức Thương
Mại Thế Giới chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm sự cạnh tranh của hàng
may mặc Việt Nam. Những nước thành viên WTO như Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Cambodia không bị chi phối về hạn ngạch quota dệt may xuất đi các
nước, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ rộng lớn. Nhưng một điểm đáng chú ý là
xuất khẩu dệt may trong những tháng cuối năm sang thị trường Mỹ và EU lại
tăng mạnh trở lại. Nhưng tình hình cũng khơng mấy sáng sủa, do người khổng lồ
Trung Quốc đã tháo gỡ được những khúc mắc với Hoa Kỳ, sau khi Bắc Kinh
điều chỉnh tỷ giá hối đoái và áp thuế xuất khẩu một số mã hàng dệt may đi Hoa
Kỳ và EU. Các doanh nghiệp Việt Nam hồi mấy tháng trước còn hy vọng Hoa
Kỳ dùng biện pháp nghiệp vụ để hạn chế hàng dệt may Trung Quốc, mặc dù
Trung Quốc khơng cịn chịu chế độ hạn ngạch do đã trở thành thành viên chính
thức của WTO. Bên cạnh đó, chỉ tiêu hay kim ngạch xuất khẩu dệt may là điều
đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng GDP của Việt Nam, hoặc hiểu
theo mức đơn giản nhất là các doanh nghiệp bị trì trệ, giảm lợi nhuận, cơng nhân
khơng có việc làm. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch kim ngạch xuất
khẩu của ngành dệt may cũng được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh
tranh rất khốc liệt, đặc biệt khi mà Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị
trường Mỹ trong khi các nước thành viên WTO đã được bãi bỏ hạn ngạch từ
ngày 1/1/2005. Khi Việt Nam gia nhập WTO, toàn bộ hạn ngạch đối với hàng
dệt may phải được loại bỏ, hàng dệt may sẽ được giao thương như các loại hàng
hố thơng thường khác trong khn khổ quy định của WTO. Khi đó dệt may
Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức,
đặc biệt vấn đề đặt ra là đến năm 2008 khi sự hạn chế đối với hàng dệt may của
Trung Quốc hết hiệu lực, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tiếp tục đứng vững
và phát triển, đạt được mục tiêu đã đặt ra không?
Theo số liệu được tổng hợp cuối năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu của
toàn ngành dệt may đạt một con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm

Phạm Thùy Nhung


13

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
2005, đóng góp 17% GDP của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm
2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như
đều hoàn thành 100%. Năm 2006 là năm rất thành công đối với các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005,
đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới
nay. Trong khi hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh sang Mỹ và
EU, thì xuất khẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, cịn xuất khẩu tới Đài Loan lại
giảm. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng
3,93%, đạt 628 triệu USD. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực
hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ và EU trong khi vẫn phải duy
trì và tăng trưởng xuất khẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường
Mỹ thì Nhật Bản vẫn ln là một trong những khách hàng thích hợp đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong năm 2007 và những năm
sau. Trong khi xuất khẩu sang Đài Loan - khách hàng truyền thống và là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam lại khơng duy trì được tiến độ, giảm so
với năm 2005 chỉ đạt 181 triệu USD, thì xuất khẩu sang các thị trường khác lại
tăng mạnh, cụ thể xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng 67%, đạt 82 triệu USD, xuất
khẩu sang Nga tăng 30%, đạt 62 triệu USD, xuất khẩu sang Canada tăng 20%,
đạt 97 triệu USD, xuất khẩu sang UAE tăng 35,1%, đạt 27 triệu USD... Ngoài

ra, xuất khẩu hàng dệt may sang các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng khá
như Malaixia tăng 37%; Singapore tăng 28,5%; Campuchia và Indonesia tăng
kỷ lục… Cùng với đó, xuất khẩu sang các nước châu Á khác cũng tăng mạnh
như Hồng Kông tăng 14,8%. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
một số thị trường như Trung Quốc giảm 9,9%; Ôxtraylia giảm 5%...

Phạm Thùy Nhung

14

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học
Năm 2006 cũng là năm Việt Nam chính thức ký thỏa thuận với Mỹ về việc
gia nhập WTO, mở ra những hi vọng rất lớn cho việc tăng xuất khẩu cho ngành
dệt may. Sau WTO, ngành dệt may sẽ tránh đuợc mối lo về hạn ngạch xuất khẩu
nhưng lại phải đối mặt với những khó khăn như: khơng cịn trợ cấp của Chính
phủ, chia sẻ thị trường nội địa cho các DN nước ngoài, hàng rào thuế quan bảo
hộ doanh nghiệp ở thị trường nội địa cũng sẽ mất dần… Vậy ngành dệt may sẽ
làm gì để vượt qua những thử thách sắp tới? Theo ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch
Hiệp hội Dệt May Việt Nam thì sau WTO ngành dệt may sẽ cạnh tranh rất khốc
liệt, đặc biệt là mảng phân phối. Hiện nay ở Việt Nam, các cửa hàng nhỏ lẻ
chiếm tới 70%, còn các cửa hàng tự chọn của các công ty bán lẻ hiện phát triển
chưa lớn. Sẽ có nhiều cơng ty bán lẻ nhảy vào và cạnh tranh. Khi đó, nhất là sức
ép về giá là rất lớn và có lợi cho ngưòi tiêu dùng. Tuy nhiên, ngành dệt may
cũng sẽ có được một số thuận lợi sau WTO đó là toàn bộ cơ sở hạ tầng sẽ tốt
hơn, giá cả giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, khi mở cửa các doanh
nghiệp nước ngoài vào, các doanh nghiệp trong nước có thể qua đó học hỏi kinh
nghiệm... Tuy nhiên đó là những thuận lợi gián tiếp và phải có thời gian, trong

khi đó khó khăn sẽ tác động trực tiếp cho ngành dệt may ngay sau khi chúng ta
tham gia WTO. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã
chuyển hướng sang mặt hàng cao cấp, có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn
vì nếu nói cạnh tranh với Trung Quốc, Ân Độ, Bangladesh... mà Việt Nam vẫn
sản xuất các mặt hàng dệt may ở mức trung bình và làm gia cơng thì chúng ta
không thể nào cạnh tranh được. Nhưng trước mắt chúng ta vẫn phải làm hàng
trung bình vì việc chuyển đổi đó cần phải có thời gian, có lộ trình... Cần phải
khẳng định huớng chuyển từ hàng gia công, hàng trung bình sang hàng cao cấp
và hàng có nhiều tính năng là hướng đi rất đúng trong bối cảnh hiện nay. Một ví
dụ điển hình là ngành dệt may của Đài Loan: 10 năm trước ngành dệt Đài Loan
còn sản xuất sơ sợi tổng hợp và xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng ngày nay
Trung Quốc đã sản xuất sơ sợi tổng hợp lớn nhất thế giới, thành ra Đài Loan
phải nghĩ ra một dịng sản phẩm mới có tính năng khác biệt cao để cạnh tranh.
Phạm Thùy Nhung

15

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
Với sản phẩm này họ bán ít hơn nhưng giá cao và ngành dệt của Đài Loan vẫn
phát triển. Qua bài học Đài Loan chúng ta hy vọng sẽ có khoảng 50% doanh
nghiệp Việt Nam sẽ đi theo con đường này. Tuy nhiên, lộ trình này hiện chúng
ta đang thực hiện rất chậm, dòng sản phẩm cao cấp hiện cịn rất ít doanh nghiệp
làm, đây là điểm yếu mà dệt may Việt Nam phải khắc phục trong thời gian tới.
Hiện nay, ngành may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện phương thức gia
công cho các hãng nước ngoài. Theo phương thức này, các hãng nước ngoài đặt
gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu, các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức

quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng và nhận tiền gia công theo đơn
giá và sản phẩm đã nghiệm thu. Phương thức này thích hợp với điều kiện năng
lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngồi của các doanh nghiệp Việt
Nam cịn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng
hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thu được cũng thấp kém, vì các doanh
nghiệp chủ yếu xuất khẩu “sức lao động”. Để hiểu sâu hơn về ngành dệt may,
chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may một số năm
trước đây.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may
( triệu USD )
Năm

2000

Xuất khẩu

1881.9 1975.9

Thiết

bị,

phụ ---

2001

242.6

2002


2003

2004

2005

2006

2732.0

3609.1

4385.6

4850.0

5917.0

325.1

402.3

---

---

---

tùng

Phạm Thùy Nhung

16

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học

Bông

90.4

15.4

111.6

105.4

190.2

---

---

Xơ dệt

89.1

1119.1


119.0

158.7

---

---

---

Sợi dệt

273.3

228.4

272.6

317.5

338.8

---

---

Vải các loại

761.3


880.2

1523.1

1805.4

1926.7

---

---

Phụ liệu may

971.4

1036.2

1069.2

1264.9

2252.7* ---

---

* Tính cả phụ liệu cho giày dép

(Nguồn: Niên giám thống kê.)


2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may sau khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên của WTO.
Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước
ngoặt, ngành Dệt may Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới
trong việc xuất khẩu hàng dệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ.
Ngay sau năm đầu gia nhập WTO, chúng ta đã thực hiện nhiều cam kết mở
rộng thị trường, giảm thuế... nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững và phát
triển, GDP tăng 8,5%, xuất khẩu tăng 20,5%. Trong đó ngành dệt may đã có
đóng góp xứng đáng, xuất khẩu tăng trên 33%, đưa Việt Nam vào danh sách 10
nước xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới, thị trường trong nước vẫn được giữ
vững và phát triển. Bên cạnh đó là nỗi lo vì giá cả vật tư, tiêu dùng biến động
mạnh, sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của các đơn vị, đến đời sống
của người lao động. Và điều lo lắng nhất là cơ chế giám sát nhập khẩu và nguy
cơ điều tra chống bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ vẫn cịn hiện hữu với 2 lần
cơng bố kết quả giám sát vào tháng 3 và tháng 9/2008 trong bối cảnh của năm
bầu cử Tổng thống Mỹ có nhiều diễn biến phức tạp, không thể lường trước
được. Do vậy, vừa phải đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu

Phạm Thùy Nhung

17

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học
9,5 tỷ USD năm 2008 nhưng cũng vừa phải hết sức thận trọng với các diễn biến
xảy ra trên thị trường Hoa kỳ.

Tính đến hết tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 7 tỷ
USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Dự kiến, xuất khẩu dệt may năm 2007 đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 31%
so với năm 2006. Như vậy, đến cuối năm 2007 mặt hàng dệt may sẽ vượt dầu
thô, lần đầu tiên trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Trong đó,
thị trường Hoa Kỳ chiếm vị trí chủ đạo, đạt 4,4 - 4,5 tỷ USD, chiếm 56% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, tăng 32%. Tiếp theo là EU, đạt khoảng 1,45
- 1,5 tỷ USD, chiếm 19%, tăng khoảng 20,6% so với năm ngoái. Thị trường
Nhật Bản đạt khoảng 700 triệu USD, chiếm 9%, tăng khoảng 12% so với năm
ngoái.
Thị trường Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu dệt may
của Việt Nam, trong tháng 8/2007, xuất khẩu sang Mỹ đạt 466 triệu USD, tăng
4,87% so với tháng 7/2007 và tăng tới 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng
là thời điểm xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ bứt phá
mạnh trong năm ngối và tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong những
tháng cuối năm 2006 và 8 tháng của năm 2007. Dự đoán, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của VN vào Mỹ sẽ đạt 4,3 tỉ USD, tăng gần 26,5% so với năm
2006, có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay và sẽ tiếp tục duy trì ở mức
cao trong các tháng cuối năm 2007. Thị trường Hoa Kỳ vẫn là thị trường chủ lực
đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng xuất khẩu đầy ấn tượng của ngành dệt
may, mặc dù trong hoàn cảnh việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn
do chính sách bảo hộ khơng rõ ràng của Hoa Kỳ. Hiện nay, xuất khẩu dệt may
của Việt Nam vào Hoa Kỳ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của
Hoa Kỳ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Hàng dệt may
Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị nước này đối xử thiếu công bằng so với các
nước khác là thành viên WTO như áp dụng cơ chế hạn ngạch đến đầu năm 2007

Phạm Thùy Nhung

18


Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án mơn học
và sau đó thay thế bằng Chương trình giám sát hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Mặc dù cơ chế này mới dừng ở việc theo dõi số liệu nhưng nó đã làm ảnh hưởng
đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường này, làm cản trở các kế
hoạch đầu tư nâng cao năng lực của các doanh nghiệp dệt may trong nước và
nước ngoài, ngăn cản các khách hàng vào Việt Nam đặt hàng...
Thị trường EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD. Đức là nước nhập khẩu
nhiều mặt hàng dệt may nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp đến là
Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng
kim ngạch xuất khẩu. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang các nước
thành viên trong khối EU tăng trưởng khá. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang
các nước như Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Italia… giảm và kim ngạch xuất khẩu
tăng sang các nước như Anh, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ba lan… Mức độ sụt giảm ở
từng nước là khá thấp, riêng chỉ có xuất sang Italia là giảm mạnh nhất, giảm tới
42% đạt 25 triệu USD. Áo Jackét là mặt hàng dệt may xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam sang EU, tính chung 9 tháng đầu năm đạt 134,6 triệu USD, chiếm
28% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là điểm khá thuận lợi cho hàng dệt may
Việt Nam trong thời gian tới.
Thị trường Nhật Bản, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn
thứ 3 các sản phẩm của Việt Nam ( sau Mỹ và EU ), đồng thời Việt Nam cũng
đứng thứ 3 ( sau Trung Quốc và EU ) trong các nước xuất khẩu hàng dệt may
vào Nhật. Trong những năm gần đây, tuy không tạo được sự tăng đột biến,
nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật vẫn duy trì được mức
tăng trưởng hàng năm. Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhận định, hàng dệt may

xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó khăn về cạnh tranh trong thời gian tới. Số
liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng dần trong những năm qua. Cụ
Phạm Thùy Nhung

19

Lớp: Thương mại quốc tế_K46


Đề án môn học
thể, năm 2004 đạt 531 triệu USD, năm 2005 đạt 604 triệu USD, năm 2006 đạt
628 triệu USD, 10 tháng đầu năm 2007 đạt 587 triệu USD, tăng 12% so cùng kỳ
năm 2006, riêng tháng 10/2007 đạt 64,8 triệu USD, tăng 4% so tháng trước và
9% so cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam sang Nhật Bản tăng khá trong 10 tháng đầu năm 2007 là do xuất khẩu
mặt hàng quần dài tăng đáng kể, đạt 12 triệu chiếc, trị giá 107 triệu USD, tăng
18,9% về lượng và 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản. Ngồi ra xuất
khẩu áo jackét, áo khốc, bộ quần áo vest, áo thun và đặc biệt là mặt hàng quần
jean sang Nhật Bản tăng rất mạnh. Xuất khẩu áo kimono sang Nhật Bản trong
10 tháng đầu năm 2007 diễn ra khá chậm, đạt 346 ngàn bộ, trị giá 77,8 triệu
USD, tăng 9% về lượng, tương đương về trị giá so cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất
khẩu trung bình mặt hàng quần sang Nhật Bản trong tháng 10/2007 đạt cao nhất
từ đầu năm đến nay, với 9,25 USD/chiếc FOB, tăng 3% so với tháng trước và
tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá xuất áo kimono của Việt Nam sang Nhật
trong các tháng đầu năm đạt thấp, sau đó nhích tăng vào q II và q III. Giá
xuất khẩu trung bình trong tháng 10/2007 đạt 236 USD/bộ FOB, tăng 2% so với
tháng trước và tăng 7% so với tháng 8/2007. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam,
Nhật Bản hiện là một trong những thị trường nhập khẩu hàng dệt may rất lớn.

Trong đó, dệt may Trung Quốc đang đứng đầu về thị phần tại đây với 73,6%,
tiếp đến là EU 8,1%, ASEAN 7,5% (Việt Nam chiếm lớn nhất với 34,4% trong
khối), Mỹ 2,5% và Đài Loan 1,3%. Mặc dù là một thị trường nhập khẩu hàng
dệt may lớn, nhưng Nhật Bản cũng là nơi đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm
cũng như quy tắc xuất xứ hàng hóa. Bởi vậy, việc cân nhắc kỹ lưỡng để thúc đẩy
Nhật Bản 9%
quan hệ thương mại, đảm bảo lợi ích cho ngành hàng này, nhất là về quy tắc
xuất xứ hàng dệt may trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh
(EPA) Việt Nam
EU tế
19%
- Nhật Bản đang được các doanh nghiệp dệt may quan tâm.
USA 56%
Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Dệt May Của Việt Nam

Thị Trường
Khác 16%
Phạm Thùy Nhung

20

Lớp: Thương mại quốc tế_K46



×