Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

VAI TRÒ của NGÔN NGỮ NHÂN vật TRONG TRUYỆN KIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.78 KB, 16 trang )

VAI TRỊ CỦA NGƠN NGỮ NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN KIỀU(1)
Ths. Lê Thị Hồng Minh(2)
1. Khái niệm về ngôn ngữ nhân vật:
Lời văn của một tác phẩm văn học thường được cấu tạo bởi hai thành phần: ngôn
ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả.
Ngôn ngữ nhân vật tồn tại dưới hai hình thức: đối thoại và độc thoại.
Đối thoại là hoạt động giao tiếp căn bản sử dụng hình thức nói năng giữa người
này với người khác. Nó thường gồm hai yếu tố đặc trưng: trao lời và đáp lời, có sự tương
tác qua lại, bởi giao tiếp ln ln có mục đích. Tùy năng lực sử dụng ngơn ngữ (ngữ
năng) của mỗi người và điều kiện giao tiếp cụ thể mà sự tương tác của ngơn ngữ đối thoại có
cường độ mạnh-yếu và có phạm vi ảnh hưởng về khơng gian (rộng-hẹp), thời gian (ngắndài), số lượng đối tượng (ít-nhiều)... khác nhau. Nhiều khi, lời nói có tác động khơn lường.
Độc thoại là một dạng đặc biệt của ngôn ngữ nhân vật, là hình thức nói với chính
mình. Độc thoại có dạng nói thành lời gọi là nói một mình, nhưng phổ biến hơn là dạng ý
nghĩ - tư duy bằng ngôn ngữ thầm.
Ngôn ngữ thầm không bộc lộ ra nên người khác khơng thể biết hoặc khó lịng biết
được. Nhưng nó tác động tới chính bản thân chủ thể dịng độc thoại, nhiều khi trở thành
động lực có tính chất quyết định đối với cử chỉ, thái độ, lời nói, việc làm... biểu hiện ra
bên ngồi. Do đó, nó có một nội lực rất lớn, đồng thời cũng là một bí ẩn kỳ diệu của con
người.
1

Bài đăng trong KỶ YẾU KHOA HỌC 1999, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh –
Trường Đại học sư phạm – Khoa Ngữ văn, tr. 105 – 115
Và được Hội đồng Khoa học Hội nghị khoa học Trẻ 1999, ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh chọn
gửi đăng lại trong TẠP CHÍ NGƠN NGỮ, số 2/2002, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia – Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, tr. 66 – 77.
GV Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt cho người nước ngoài, Đại học KHXH & NV, ĐHQG Tp.
Hồ Chí Minh, NCS ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
2


1


Đối thoại là hoạt động giao tiếp. Độc thoại là hoạt động tư duy. Đó cũng chính là
hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ. Cùng một chất liệu ngôn ngữ cấu tạo nên, cùng vận
hành dưới sự chỉ đạo của não bộ của cùng một chủ thể, đối thoại và độc thoại có mối
quan hệ hết sức chặt chẽ. Mối quan hệ này thường biểu hiện ra dưới nhiều hình thức
phong phú, đa dạng vơ cùng do mối tương quan của lời nói ngồi và ý nghĩ thầm kín bên
trong tạo nên, bị chi phối bởi nhiều yếu tố: tính cách người nói, hồn cảnh xung quanh,
tình cảm và mối quan hệ đối với đối tượng người nghe, người được nói tới... Có khi, suy
nghĩ và lời nói thống nhất làm một: nhân vật nghĩ sao nói vậy. Trong trường hợp này, lời nói
là sự phản ánh tâm tư, tình cảm, suy nghĩ, tính cách nhân vật. Nó chuyển tải một lượng thông
tin lớn về con người trong tác phẩm. Có lúc, suy nghĩ và lời nói khơng phù hợp với nhau:
nhân vật nghĩ nhiều nói ít, nghĩ ít nói nhiều, lời nói mâu thuẫn với ý nghĩ, lời nói được dùng
để che đậy ý nghĩ... Và như vậy, muốn hiểu được nhân vật, không thể chỉ căn cứ vào ngơn
ngữ bên ngồi mà cịn phải đối chiếu với thái độ, hành động, phải thám hiểm thế giới tinh
thần bên trong, phải suy luận cả những vấn đề đằng sau ngôn ngữ.
Tùy giai đoạn, trào lưu, trường phái, loại thể văn học mà thành phần ngơn ngữ
nhân vật có tỉ lệ, vị trí, vai trị khác nhau trong tác phẩm.
Ranh giơi phân biệt lời tác giả và lời nhân vật khơng phải bao giờ cũng rạch rịi.
Khơng ít trường hợp, chúng dường như giao thoa với nhau: trong ngôn ngữ nhân vật, có
giọng nói, điệu nghĩ của nhà văn, trong ngơn ngữ tác giả, có lời lẽ, tình cảm của nhân vật.

2. Vai trị ngơn ngữ nhân vật trong tác phẩm tự sự và kịch
2.1. Ở thể tự sự, qua quan sát, chọn lựa, vận dụng các phương tiện lời nói, nhà
văn tái hiện ngơn ngữ nhân vật, đặc biệt là ngơn ngữ đối thoại trong tính quy định của
thời đại, mơi trường, tầng lớp xuất thân, trình độ học vấn, ngành nghề, tâm lý, lứa tuổi, cá
tính, tâm trạng... sao cho sinh động, tự nhiên như lời nói thật ngoài đời. Mỗi nhân vật
được xây dựng với một lối nói, một kiểu phát ngơn có đặc trưng riêng, thể hiện qua
trường từ vựng, kiểu câu, ngữ điệu... để lời trực tiếp của họ trở thành một hiện tượng

ngôn ngữ độc đáo, có tính chất cá tính hóa nhân vật. Và nói như Lỗ Tấn: “Nó có thể làm
cho người ta từ lời ăn tiếng nói mà thấy được người” [6, tr. 232].
2


Văn học cổ nhìn chung ít chú ý khắc họa lời nói nhân vật, mà thường uốn nhân vật
nói theo điệu của tác giả hoặc theo cách tác giả muốn, tác giả nghĩ: Đọc Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ(3), một tác phẩm ra đời thế kỷ XVI, ta thấy lời Dương thị trong
Chuyện đối tụng ở Long cung, lời thiếu phụ trong Chuyện người con gái Nam Xương có
cùng một sắc thái, giọng điệu với sư già Pháp Vân trong Chuyện nghiệp oan của Đào
thị… Rõ ràng, văn chương cổ thời kỳ này chưa chú ý đến sắc thái riêng của mỗi giọng
nói, đến khả năng tự bộc lộ của ngôn ngữ nhân vật.
Văn học hiện đại ngày càng coi trọng việc biểu hiện ngôn ngữ đối thoại và độc
thoại. Trong nhiều trường hợp, lời nhân vật càng giống khẩu ngữ tự nhiên càng có giá trị
tạo hình. Khơng chỉ nội dung mà cả bản thân hình thức lời nói vừa giúp nhân vật tự bộc
lộ, vừa góp phần phản ánh hiện thực cuộc sống bên ngoài nhân vật. Thậm chí các nhà văn
hiện thực - như Banzắc trong bộ Tấn trò đời chẳng hạn - đã coi việc cá tính hóa ngơn ngữ
nhân vật là một ngun tắc nghệ thuật để khắc họa tính cách xã hội, lịch sử của nhân vật.
Bàn về thi pháp tiểu thuyết, M.Bakhtin đã nhấn mạnh vai trò của đối thoại: “Đối thoại
là bản chất của ý thức, bản chất của cuộc sống con người ... Sống tức là tham gia đối thoại:
hỏi, nghe, trả lời, đồng ý... Con người tham gia cuộc đối thoại ấy bằng tồn bộ con người
mình và tồn bộ cuộc đời mình: bằng mắt, mơi, tay, tâm hồn, tinh thần, hành vi. Nó trút hết
con người nó vào lời nói và tiếng nói của nó gia nhập dàn đối thoại của cuộc sống con người,
gia nhập cuộc hội thảo thế giới (...). Bản ngã không chết. Cái chết chỉ là sự ra đi. Con người
ra đi khi đã nói lời của mình, nhưng bản thân lời nói ấy cịn lại mãi mãi trong cuộc hội thoại
khơng bao giờ kết thúc”[1, tr.512].
Khơng chỉ đối thoại có vai trị quan trọng đối với thể tự sự mà độc thoại cũng có vị
trí đặc biệt quan trọng. Sở trường của nó là phản ánh đời sống tâm hồn của nhân vật. Nội
tâm nhân vật cịn được thể hiện bằng loại ngơn ngữ “pha” giữa lời nhân vật và lời dẫn dắt
của tác giả. Nhà văn vừa tái hiện dịng ngơn ngữ độc thoại của nhân vật, vừa có sự phân tích,

lý giải, phẩm bình lời nói ý thức của nhân vật. Trần Đình Sử gọi đó là “lời nửa trực tiếp”,
một kiểu của lời gián tiếp hai giọng. Và theo ông, trong văn học Việt Nam, lối này xuất hiện
từ giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, tiêu biểu nhất là Truyện Kiều [5,
3

Một số nhà nghiên cứu cho rằng tên tác giả là Nguyễn Dư.

3


tr.151]. Nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn ngày nay cũng chuộng lối diễn đạt này: Chí Phèo của
Nam Cao, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi... đều
sử dụng loại lời nửa trực tiếp.
Hơn tất cả mọi thể loại, thể tự sự, nhất là tiểu thuyết, rất có điều kiện để đi sâu,
phân tích đời sống nội tâm của con người, phát hiện những bí ẩn sâu kín, những lối rẽ bất
ngờ, những khoảnh khắc đột biến trong tình cảm, tâm trạng, động cơ hành động, thậm chí
là những ý nghĩ trực cảm, những thống mong manh huyền vi, kỳ diệu trong cõi vô thức
của con người - nơi mà ngay cả những phương tiện khoa học thông tin hiện đại nhất, dù
tinh vi đến đâu, cũng khơng thể thăm dị, khám phá.
Những biểu hiện thuộc đời sống ngôn ngữ của con người và thế giới nội tâm của các
nhân vật đã làm nên sức hấp dẫn lớn của văn chương. Đó là một đóng góp khơng thể thiếu
được của ngơn ngữ đối thoại và độc thoại trong tác phẩm tự sự.
2.2. Ở nghệ thuật kịch - trừ kịch câm - ngôn ngữ nhân vật đặc biệt quan trọng.
Do hạn chế về không gian, thời gian biểu diễn và do đặc điểm của kịch: tác giả không
được phép lộ mặt, cho nên, ngôn ngữ đối thoại là hình thức chủ yếu của ngơn ngữ kịch,
thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với một vở kịch.
Đặc trưng của lời nói trong kịch là lời nói có nhiệm vụ kép: vừa thay tác giả làm
nhiệm vụ dẫn dắt tình tiết, diễn biến kịch, vừa đảm đương chức năng ngơn ngữ nhân vật. Lời
nói phải vừa thích hợp với nhân vật, vừa phải diễn đạt được ý đồ của tác giả. Bởi vậy, ngôn
ngữ nhân vật trong kịch là ngơn ngữ có tính chất tổng hợp, vừa đầy kịch tính vừa bao hàm cả

yếu tố tự sự và trữ tình, hàm súc, dư ba, đầy giá trị triết học. “Thậm chí có câu nói có thể làm
tiêu ma một sự nghiệp, hoặc làm sống lại một đời người” [5, tr.259].
Độc thoại trong kịch - để phù hợp với đặc điểm của nghệ thuật biểu diễn - được biểu
hiện bằng cách tác giả kịch bản cho nhân vật của mình nói to những điều họ suy nghĩ dưới
hình thức nói một mình, hoặc dùng thủ pháp “phục hiện” tái hiện lại những tình huống, tâm
trạng trong quá khứ bằng tiếng vọng hoặc những lớp kịch xen kẽ, hay lưỡng hóa nhân vật:
cho nhân vật phân thân đối thoại để biểu hiện cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc điểm của kịch,
độc thoại không sử dụng thường xuyên trong mọi trường hợp. Nó chỉ hay dùng cho nhân vật
4


khi trù liệu, toan tính một âm mưu, khi phải đứng trước một sự lựa chọn khắc nghiệt hoặc
khi thể hiện nỗi xúc động mãnh liệt trong lòng mà chưa thể thổ lộ...
Ngồi hai hình thức trên, sân khấu cịn sử dụng một loại lời thoại khá độc đáo:
bàng thoại - nhân vật nói với khán giả. Sân khấu tuồng chèo của ta hoặc kịch tự sự như
kịch của Becton Bret có sử dụng loại ngơn ngữ này tuy khơng nhiều. Nó là một cách đưa
đẩy lời tự giới thiệu của nhân vật hoặc một cách chú thích thêm về cảnh ngộ, tâm trạng
hay một điều bí mật của nhân vật.
Nếu như trong các tác phẩm tự sự, nhân vật bên cạnh sự tự bộc lộ của bản thân
còn được sự hỗ trợ của ngơn ngữ tác giả, thì “kịch đòi hỏi mỗi nhân vật trong vở phải tự
biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động”, khơng có sự can thiệp tự do của tác giả.
“Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy
mà thôi, nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng
ngôn ngữ miêu tả... Muốn cho các nhân vật có được giá trị nghệ thuật và sức thuyết phục xã
hội... phải làm sao cho ngơn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu
hiện tối đa...”(M.Gorki) [2, tr.7,8].
Có thể nói, trong kịch, ngơn ngữ nhân vật là phương tiện quan trọng nhất để thể
hiện tính cách, bộ mặt tâm lý và cuộc đấu tranh nội tâm của các cá nhân, đồng thời là
chất liệu để tạo nên xung đột kịch. Nó giữ vai trị quyết định, thậm chí có tính chất tối
hậu đối với giá trị tư tưởng và nghệ thuật của một vở kịch.

Như vậy, trong văn chương, nhất là trong thể tự sự và kịch, ngôn ngữ nhân vật giữ
một vai trò quan trọng trong sự tự bộc lộ của nhân vật. Nó có chức năng biểu hiện thế giới
nội tâm, đồng thời có chức năng như một hành động, một sự kiện đối với nhân vật khác, góp
phần khắc họa tính cách nhân vật, thúc đẩy sự phát triển của tính cách và tình tiết cốt truyện,
qua đó góp phần phản ánh hiện thực bên ngoài nhân vật, bộc lộ tư tưởng nghệ thuật của tác
giả và chủ đề tác phẩm...
3. Vai trị của ngơn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều
3.1 Nhìn chung về vai trị ngơn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều
Văn học cổ thời đại Nguyễn Du, nhìn chung, đã ít nhiều có sự chú ý đến ngôn ngữ
5


nhân vật. Nhưng ngôn ngữ tác giả, cơ bản , vẫn chiếm ưu thế.
Với Truyện Kiều, ngôn ngữ nhân vật lại giữ một vai trò đặc biệt quan trọng:
chiếm gần một nửa tác phẩm: 1467 câu trên tổng số 3254 câu (=45,1%) – trong đó có
1191 câu đối thoại và 276 câu độc thoại (4) – một tỉ lệ vượt lên trên các tác phẩm cùng
thời.
Điều đó chứng tỏ trong ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Du, ngôn ngữ nhân vật hết
sức được coi trọng. Quan niệm này rất gần với quan niệm của các nhà tiểu thuyết hiện
đại.
So với các truyện thơ Nơm, Truyện Kiều có số lượng nhân vật khá lớn - khoảng
ngoài 40 nhân vật cụ thể và trên 10 “nhân vật đám đông” (kiểu như: “vài thằng con con”,
bọn “sai nha”, “lũ ác nhân”, “muôn binh nghìn tướng” của Từ Hải và “quan qn” của
Hồ Tơn Hiến...). Trong đó, có tới 30 nhân vật góp tiếng nói của mình vào dàn hợp xướng
chung của tác phẩm, qua 86 cuộc đối thoại và 196 lần nói(5).
Khác với Vũ Trọng Phụng, một nhà văn châm biếm những năm ba mươi của thế
kỷ XX, rất có tài trong việc miêu tả ngôn ngữ đám đông nhằm khắc họa không khí bát
nháo của xã hội đương thời, thì Nguyễn Du lại ít chú ý đến ngơn ngữ của loại đối tượng
này. Một phần, để phù hợp với khn khổ có hạn của thể loại truyện thơ. Một phần khác,
để ông có thể tập trung cho việc xây dựng tính cách các nhân vật cụ thể. Vì vậy, mặc dù

dựa rất sát vào cốt truyện, tình tiết của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
ông vẫn lược bỏ bớt một số nhân vật phụ. Không những tước tên tuổi của họ, ơng cịn
tước sạch ngơn ngữ của những “nhân vật đám đông” như bọn sai nha, tướng lĩnh của Từ
Hải, bọn người thuyết hàng của Hồ Tôn Hiến...
So với Kim Vân Kiều truyện, nhân vật Truyện Kiều nói ít hơn tới 6 lần (Phan
Ngọc), [4,tr. 121], nhưng, thế giới ngôn ngữ nhân vật của Nguyễn Du cực kỳ phong phú
và thể hiện tính cách lại rõ nét hơn hẳn.
Có ngơn ngữ hiện thực và có cả ngơn ngữ tâm linh.
Người dương gian có đối thoại, độc thoại. Người cõi âm cũng có ngơn ngữ của sự nói
4
5

Theo thống kê của tác giả bài viết (L.T.H.M.).
Theo thống kê của tác giả bài viết.

6


năng, suy nghĩ.
Truyện Kiều có khá đầy đủ các hình thức đối thoại: đối thoại giữa hai người, giữa ba
người, lại có cả đối thoại một phía (có sự trao lời mà khơng có sự đáp lời, mặc dù có sự hiện
diện của người nghe hoặc có người nói cịn người nghe không hiện hữu. Trường hợp Tú Bà
cầu khấn chẳng hạn...).
Có đối thoại giữa những con người trần thế, lại có cả đối thoại giữa người âm với
người âm, giữa người âm với người dương, không chỉ trong mộng, mà cả khi tỉnh.
Có kiểu đối thoại trực diện - mặt đối mặt, lại có kiểu đối thoại “cách khơng” (người
được nói đến ở xa nhưng người nói lại coi như là đang ở trước mặt hoặc đang nghe mình
nói). Loại ngơn ngữ xóa nhịa khoảng cách này được dùng cho nhân vật khi thể hiện nỗi đau
đớn, thương xót tột cùng đối với người xa cách.
Thúy Kiều khi trao duyên cho Thúy Vân đã nức nở đến ngất đi:

755.

“Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Vương Ơng than khóc kể lể tình cảnh của Kiều cho Kim Trọng, đã kêu lên như thể
Kiều có thể nghe được ơng nói:
2791.

“Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
Chàng Kim về đó con thì đi đâu?”

Thể hiện nỗi đau thống thiết trong lòng đến độ nhân vật đánh mất cả ý niệm về thời
gian, khoảng cách như vậy, ngôn ngữ đối thoại “cách khơng” đảm nhiệm vai trị biểu đạt tình
cảm gần giống như động tác “bê” hoặc “xiếng” trong nghệ thuật tuồng - một loại động tác đặc
biệt dùng sự dịch chuyển của đôi chân để thể hiện nỗi đau đớn tột bậc...
Nhân vật Truyện Kiều ngôn ngữ tự nói về bản thân, lại có ngơn ngữ nói về người
khác. “Người khác” ấy hoặc là đối tượng nghe (ngôi thứ hai) hoặc là đối tượng được nhắc
đến (ngôi thứ ba).
Hầu hết các nhân vật Đoạn trường tân thanh sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực
tiếp (28/30 người).
Nhưng, khi để cho nhân vật kể về một sự kiện, một người nào khác, Nguyễn Du
đã không ngần ngại cho xuất hiện thứ ngôn ngữ đối thoại gián tiếp trong ngôn ngữ đối
7


thoại trực tiếp của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại gián tiếp này có hai hình thức:
Có khi, nó là một lời nói gián tiếp (indirect speech) của nhân vật này qua câu
tường thuật (reported speech) của một nhân vật khác. Chẳng hạn lời Thúy Kiều qua ngôn
ngữ “rêu rao” của Sở Khanh:

1172.

“ _ Nọ nghe rằng có con nào ở đây,
Phao cho quyến gió rủ mây.”

Hoặc lời Hoạn Thư qua ngôn ngữ của Hoa tỳ:
2001.

“Dặn tôi đứng lại một bên,
Chán tai rồi mới bước lên trên lầu.”

Hay lời trao duyên của Thúy Kiều qua lời kể của Vương Ông ngày gặp lại Kim
Trọng.
Loại ngôn ngữ đối thoại gián tiếp kiểu này khi đến với bạn đọc đã bị khúc xạ bởi ý
đồ hoặc tình cảm chủ quan của người nói.
Để thể hiện thái độ khách quan của nhân vật khi phát ngôn, Nguyễn Du đã sử dụng thứ
ngôn ngữ đối thoại gián tiếp theo kiểu thứ hai: kiểu tường thuật trực tiếp. Tức là: lời nói của
nhân vật này được tường thuật trực tiếp trong lời nói của nhân vật kia, ngôn ngữ của thời quá
khứ được tái hiện và sống lại đời sống của mình trong ngơn ngữ của thời hiện tại, tạo thành
một kiểu đối thoại hai, ba cấp với cấu trúc lồng đối thoại trong đối thoại hết sức đặc biệt đối
với thi phú nói riêng, thể trữ tình nói chung, góp một hương sắc lạ đối với thơ ca giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX.
Trong lời kể về cuộc đời Đạm Tiên, vương Quan đã tường thuật trực tiếp ngơn ngữ của
người khách viễn phương hâm mộ Đạm Tiên:
73.

“Khóc than khơn xiết sự tình:
“ - Khéo vơ dun bấy là mình với ta!
“Đã khơng dun trước chăng mà,
“Thì chi chút đỉnh gọi là dun sau”.


(Cách xưng hơ “mình” với “ta”, ngồi người khách viễn phương ra, khơng thấy có ở
các nhân vật khác).
Kiều băn khoăn trước tình yêu và định mệnh, đã thuật lại cho Kim Trọng nghe câu
8


nói của thầy tướng số :
413.

“Nhớ từ năm hãy thơ ngây,
Có người tướng sĩ đốn ngay một lời :
“- Anh hoa phát tiết ra ngồi,
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”.

Ở đây, cách dùng đối thoại trong đối thoại khơng chỉ tạo ra tính khách quan cho lời
kể của Vương Quan mà còn làm cho nhân vật “khách viễn phương” tuy chỉ xuất hiện thấp
thoáng trong tác phẩm qua lời kể của một nhân vật, nhưng vẫn rất cụ thể, rất sống động trong
đời sống của tác phẩm; nó làm tăng sức biểu hiện của cảm xúc trực tiếp và tính chính xác của
một thơng báo.
Nguyễn Du khơng chỉ chú ý khắc họa ngơn ngữ bên ngồi mà cịn có sự dụng
cơng lớn đối với ngơn ngữ bên trong của nhân vật.
Tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân đi theo truyền thống
của tiểu thuyết Minh - Thanh, tập trung thể hiện các tình tiết, sự kiện, ít lưu tâm đến đời
sống tâm lý của nhân vật.
Truyện Nôm Việt Nam đã bước đầu quan tâm đến đời sống tâm lý nhân vật,
nhưng ở một số truyện, các nhà văn vẫn chủ yếu hoặc dùng ngôn ngữ tác giả, hoặc dùng
đối thoại để bộc lộ dòng cảm xúc, suy tư của nhân vật.
Nguyễn Du không dừng lại ở những cách biểu hiện ấy. Với Tố Như, việc miêu tả
trực diện thế giới nội tâm bằng ngôn ngữ độc thoại của chính họ là một yếu tố đặc biệt

quan trọng để xây dựng tính cách nhân vật. “Chỉ dưới hình thức lời tự phát biểu mang
tính tự bạch mới có thể có được lời nói tối hậu về con người thực sự phù hợp với nó” (M.
Bakhtin)[1, tr.254]. Nhưng không phải nhân vật nào Nguyễn Du cũng khai thác thế giới nội
tâm. Ơng chỉ trao ngơn ngữ độc thoại cho 8 nhân vật (số câu chiếm gần 1/10 tác phẩm).
Truyện Kiều có ngơn ngữ độc thoại hướng nội và hướng ngoại, có cả độc thoại
của người trên dương thế lẫn suy nghĩ của người ở cõi âm cung (Thanh Tâm Tài Nhân
không xây dựng ngôn ngữ nội tâm cho nhân vật ở chốn cửu tuyền!), có độc thoại đơn và
có cả độc thoại chuỗi (liên tiếp những ý nghĩ, như: suy nghĩ của Kiều sau phút thành thân
với Mã, hoặc những đau đớn dằn vặt trước khi nàng gieo mình tự tử...)
9


Nguyễn Du không chỉ xây dựng ngôn ngữ độc thoại trong đối thoại (nhân vật kể
về suy nghĩ của mình), đối thoại trong đối thoại mà còn sáng tạo cả ngơn ngữ đối thoại
trong độc thoại nữa. Đó khơng phải chỉ là ngơn ngữ của những giấc mơ. Đó cịn là ngôn
ngữ của đời sống hiện thực. Như khi Thúy Kiều trước lúc gieo mình xuống sơng Tiền
Đường tự tử, nghĩ: “này thôi hết kiếp đoạn trường là đây”, nàng bật lên tiếng gọi thầm:
2623.

“ _ Đạm Tiên nàng nhẽ có hay?
Hẹn ta thì đợi dưới này rước ta!”

Trong tâm tưởng Kiều, Đạm Tiên khơng đơn giản là bóng ma. Đạm Tiên chính là
một phần hiện hữu của cuộc sống, là bức nhân ảnh của cuộc đời nàng. Ngôn ngữ đối
thoại và độc thoại ở đây trở thành chiếc cầu nối hai cõi âm - dương, phản ánh sự phong
phú trong tâm hồn nhân vật.
Đặc biệt, Nguyễn Du, với ngôn ngữ nội tâm, đã làm xuất hiện những khoảnh khắc
của con người do dự trong tác phẩm. Kiều định tự tử nhưng đắn đo, cân nhắc, sợ liên lụy
đến cha mẹ - lại thơi. Thúc Sinh định nói sự thật với Hoạn Thư nhưng chần chừ suy tính:
“Nào ai có khảo mà mình lại xưng” - lại thơi... Tuy nhân vật Truyện Kiều chưa phải là

con người tư tưởng, chưa có những suy ngẫm về ý nghĩa nhân sinh giàu tính triết học như
các nhân vật của Shakespeare hoặc của Đôxtôjêvxki - chẳng hạn chàng Hamlet với câu
hỏi trăn trở, băn khoăn: “Sống hay không sống?” (To be or not to be?) - nhưng, hiện
tượng con người do dự, con người định hành động như thế này mà rồi lại hành động như
thế kia là một hiện tượng rất hiếm trong văn học Việt Nam dưới thời phong kiến. Ở đây
đã bắt đầu xuất hiện một sự chọn lựa. Và, “sự chọn lựa tự do là một tiêu chí quan trọng
để con người trở thành một cá nhân” (Đỗ Lai Thúy) [8, tr.17].
Trong sáng tác văn học, ngôn ngữ được sử dụng dưới nhiều dạng. Và không đâu đa
dạng hơn trong thể tự sự. Nhưng trong một tác phẩm thơ - dù đó là truyện thơ – hiếm có một
tác phẩm nào có khn khổ chẳng lấy gì làm đồ sộ như Truyện Kiều lại có sự thể hiện đời
sống ngơn ngữ nhân vật giàu có, phong phú mn hình, nghìn vẻ đến như vậy.
Nếu như ngơn ngữ đối thoại của nhân vật đem lại cho tác phẩm nhiều giọng điệu,
nhiều màu sắc phong cách cá nhân, đa dạng và nhiều khi luôn luôn biến động như sự đổi
thay phong phú của thực tiễn đời sống thì ngơn ngữ độc thoại lại góp phần làm nên tồn bộ
10


chiều sâu, bề dày của những tính cách. Bản thân ngôn ngữ thơ là một thứ ngôn ngữ đánh giá
đối với đối tượng được đề cập tới. Ngôn ngữ tác giả cho ta cái nhìn chủ quan của nhà văn về
hình tượng văn học. Ngơn ngữ nhân vật cho ta cái nhìn khách quan về chúng. Các nhân vật
tự nói về mình, nhận xét lẫn nhau… Nguyễn Du đã dùng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại để
soi sáng nhân vật từ trong ra, từ ngoài vào và từ nhiều phía tới. các lớp ngơn ngữ bổ sung cho
nhau đưa đến cho ta một sự cảm thụ trọn vẹn về nhân vật từ nhiều góc nhìn khác nhau.
Trong Truyện Kiều, ngơn ngữ nhân vật có khi được dùng thay lời tác giả kể
chuyện, giới thiệu nhân vật, giới thiệu tiểu sử hay tổng kết cuộc đời của một nhân vật, thể
hiện những chi tiết dự báo, làm yếu tố “khớp nối” trước khi tình tiết truyện rẽ ngoặt sang
một hướng khác.
Có khi, Nguyễn Du đã xây dựng những đoạn thơ mà ngơn ngữ nhân vật đóng vai
trị quan trọng trong việc tạo tình huống kịch. Cuộc gặp gỡ tay ba Hoạn Thư - Thúc Sinh
- Thúy Kiều là một trường hợp như vậy. Đây là đoạn mật độ ngôn ngữ nhân vật dày nhất

tác phẩm Truyện Kiều. Cái đặc sắc của tình huống giao tiếp này là ai cũng đóng kịch. Ai
cũng hiểu rõ cái thật, cái giả của mình và của người khác, nhưng ai cũng làm như không
biết, và ai cũng tiếp tục đi đến tận cùng vai diễn của mình. Trên vũ đài, ngồi một câu
chống chế thảm hại, khơi hài của Thúc Sinh, cịn một mình Hoạn Thư độc diễn. Thị “cười
nói tỉnh say”, bày trị chơi, thét bên này, tra hỏi bên kia, làm mưa, làm gió trên bàn tiệc. Tiệc
rượu đón chồng ả mà ngồi ả ra, tất cả chìm trong câm lặng, đau đớn, khiếp sợ. Chỉ tiếng nói
nội tâm những nạn nhân của ả là trỗi lên hốt hoảng, quằn quại, tê tái. Ngôn ngữ đối thoại của
Hoạn Thư trở thành một công cụ điều khiển tất cả, khuấy đảo tất cả, uy hiếp tất cả. Hoạn Thư
thét Kiều mà làm Thúc Sinh ngả nghiêng, đớn đau, kinh hãi...
Thúc Sinh khi nghĩ ra được: “thôi thôi đã mắc vào tay ai rồi” có nghĩa là chàng đã
nhận thức được vợ biết rõ mối quan hệ của mình với Thúy Kiều, đồng thời đã hiểu được
mưu đồ của Hoạn Thư. Vậy mà, bị vợ gạn hỏi, Thúc vẫn nói dối! Lại trả lời:
1831.

(Sinh) rằng:“_ Hiếu phục vừa xong,
Suy lòng trắc dĩ đau lòng chung thiên!”

Phải viện đến cái chết của mẹ để che giấu những giọt nước mắt khóc thương Thúy
Kiều! Chỉ một câu nói thơi cũng đủ cho thấy cái bi hài của tính cách Thúc, thân phận
11


Thúc! Xét theo vị thế xã hội, Thúc là chủ nhân ơng của gia đình. Lẽ ra Thúc phải có
quyền quyết định, xếp đặt mọi việc. Thế nhưng, nghịch cảnh ở đây là đến nhận mặt vợ lẽ,
Thúc cịn khơng dám, nói chi đến bênh vực, bảo vệ. Buổi tiệc mừng chàng sum họp gia
đình, chàng phải là người được hưởng mọi niềm vui, hạnh phúc. Nhưng sự thực, Thúc “như
dại như ngây”, “phách lạc hồn xiêu”, “nát ruột tan hồn”, “thảm thiết bồi hồi”, và “lã chã”,
“sụt sùi” - chỉ tồn nước mắt.
Trong tình thế bi đát này, Kiều khơng nói được lời nào. Chỉ tâm hồn nàng nổi
sóng. Nàng ngay lập tức nhận thức được một cách sâu sắc tình cảnh nguy hiểm, trớ trêu

mà mình lâm vào, âm mưu thâm độc kỳ quái và bản chất nham hiểm của Hoạn Thư cũng
như tính chất, tầm độ ác hiểm của ngón địn “nhẹ như bấc, nặng như chì” mà Hoạn Thư
giáng xuống. Ngôn ngữ nội tâm cho thấy sự thông minh, sâu sắc trong nhận thức, đánh
giá con người, sự việc của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy cái tâm trạng lo lắng, hoảng sợ,
đớn đau của nhân vật.
Đây là một đoạn đối thoại, độc thoại mang đầy tính kịch, khái quát biết bao tấn bi
hài kịch diễn ra trong xã hội không chỉ một thời. Ngôn ngữ nhân vật đã nói rất nhiều về
bản thân các nhân vật Hoạn - Thúc - Kiều qua màn kịch này.
Song, nói đến ngơn ngữ nhân vật, phải nói đến vai trị trội bật nhất của nó: đối thoại
và độc thoại giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự thể hiện tính cách, đời sống tâm lý
nhân vật, qua đó bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
3.2. Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong sự thể hiện tính cách nhân vật:
Sự lao động nghệ thuật đầy sức sáng tạo của Nguyễn Du thể hiện rất rõ ở mảng
xây dựng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nhằm khắc họa tính cách nhân vật.
Từ tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du thêm một lời độc thoại ở chỗ
này, bớt một lời độc thoại ở chỗ kia, chuyển đối thoại thành độc thoại, “sang tên” lời nói
của nhân vật này qua cho nhân vật khác, sửa đổi lại cách nói, nội dung lời nói của một số
nhân vật.
Mã Giám Sinh tính tốn “nước trước bẻ hoa” nhưng còn e sợ Tú Bà nổi tam bành.
Thêm một chi tiết “liều công mất một buổi quỳ” vào suy nghĩ của Mã, Nguyễn Du đã tô
12


đậm thêm tính cách đớn hèn, thiếu tự trọng, vơ liêm sỉ của hắn.
Ngay vấn đề lựa chọn nhân vật phát ngơn, để nhân vật nói khi nào, khơng nói khi
nào... cũng thể hiện sự phân tích tâm lý và dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Ngày gặp gỡ
gia đình, Kiều muốn ở lại tu hành, đền ơn tái sinh của Giác Duyên. Trong Kim Vân Kiều
truyện, Giác Duyên, Vương Bà, Kim Trọng cùng xúm lại khuyên Kiều về với gia đình.
Nội dung lời nói của ba nhân vật, Nguyễn Du gom vào một câu. Nhà thơ trao lời nói ấy
cho Vương Ơng và thêm vào một ý: “Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?”:

3051

Ông rằng: “ _ Bỉ thử nhất thì,
Tu hành thì cũng phải khi tịng quyền.
Phải điều cầu Phật cầu Tiên,
Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?
Độ sinh nhờ đức cao dầy,
Lập am rồi sẽ rước thầy ở chung.”

Trong gia đình Kiều, Vương Ơng, Vương Bà... ai cũng thiết tha mong nàng được trở
về mái ấm. Người nhiệt tình sốt sắng tìm Kiều, tha thiết với sự hàn gắn lứa đơi là Kim Trọng.
Vì sao Nguyễn Du lại lựa chọn nhân vật phát ngôn là Vương Ơng chứ khơng phải là chàng
Kim hay một người nào khác? Ở đây thể hiện một sự phân tích tâm lý hết sức tinh vi của nhà
thơ. Thúy Kiều bán mình, tan vỡ hạnh phúc tuổi xn, trơi nổi cuộc đời lưu lạc là để cứu cha
và em. Trong nỗi xót thương con, Vương Ơng cịn canh cánh nỗi day dứt của người cha vì sự
sống cịn, n ổn của mình mà làm lỡ duyên con gái. Trao lời thuyết phục Kiều cho Vương
Ông trong trường hợp này là hồn tồn hợp lẽ. Khơng ai đủ tư cách hơn ơng khi nói đến chữ
“tình kia hiếu nọ” với Thúy Kiều. Nói với nàng điều này, ơng hiểu con gái biết bao! Đấy
chính là lý lẽ có sức thuyết phục lớn nhất đối với Kiều.
Các thao tác của Nguyễn Du đã loại bỏ những lời nói sống sượng có tính chất tự
nhiên chủ nghĩa, có hại đối với mỹ cảm người đọc, tiết kiệm được ngôn ngữ, giản lược
bớt những chi tiết rườm rà của tiểu thuyết, khuôn chúng vừa với phương thức thể hiện
của thể loại thi ca, đồng thời mở rộng dung lượng các vấn đề được phản ánh, đem lại ý
nghĩa triết lý, sức khái quát cao, nâng cấp chất lượng của ngôn ngữ nhân vật và của toàn
tác phẩm.
13


Nhờ đó, ngơn ngữ nhân vật Truyện Kiều ln hợp tình, hợp lý, đúng lúc, đúng
chỗ, đúng mực, thể hiện tính cách nhân vật tập trung và sắc nét.

Khi xây dựng tính cách nhân vật Truyện Kiều, Nguyễn Du vừa đưa ra cái nhìn
chủ quan của ơng, vừa cấp cho ta cái nhìn khách quan từ phía các nhân vật. Và đấy là
một phương pháp trước đó văn học Việt Nam chưa từng có [4, tr.53] (6).
Đến lượt các nhân vật, ngồi sự tự bộc lộ chủ quan của mình, họ cịn chịu sự bình
phẩm, đánh giá của các nhân vật khác. Các ý kiến này chịu sự chi phối bởi những tình cảm,
quan điểm chủ quan của mỗi cá nhân người nói, người nghĩ. Phương pháp này đưa đến cho
ta một sự cảm thụ trọn vẹn nhiều chiều về hình tượng thẩm mỹ.
Nói đến sự thơng minh, tài sắc của Thúy Kiều, Nguyễn Du trước hết dùng ngôn ngữ
tác giả giới thiệu. Sau đó, qua chính sự tự ý thức và tự bộc lộ của nhân vật về tài đàn, tài thơ,
về cách xét người đoán việc, cách cư xử hợp tình hợp lý, Nguyễn Du một lần nữa chứng
minh và khẳng định những phẩm chất đó của Kiều. Bên cạnh đấy, ông để cho những người
xung quanh nhận xét, đánh giá về nàng. Từ người dương cho đến người âm, từ người gần
cho đến người xa, từ người thân cho đến người dưng... tất cả đều khen ngợi tài sắc, trí tuệ của
Kiều. 30 thành viên trong tác phẩm có ngơn ngữ nhân vật thì đã có 12 người khen nàng: thầy
tướng, Đạm Tiên, Kim Trọng, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Từ Hải, họ
Đô, viên quan xử kiện, Hồ Tôn Hiến, Tam Hợp đạo cơ. Mỗi đối tượng, tùy tầng lớp, ngành
nghề, cá tính, tình cảm và mối quan hệ đối với Thúy Kiều mà đánh giá nhìn nhận nàng ở
những góc độ khác nhau: Kim Trọng nhìn Kiều với con mắt của một người đang yêu, của
một văn nhân, nghệ sĩ; Mã Giám Sinh nhìn nàng với con mắt cân đong đo đếm của một gã
con buôn; Thúc Sinh xem tài sắc của nàng như đối tượng của một sự hưởng lạc... Đặc biệt,
Nguyễn Du đã để ngay cả kẻ đối kháng với Kiều như Hoạn Thư cũng không thể không thừa
nhận tài sắc của nàng. Nhà thơ cho thấy tài sắc, sự thông minh mẫn tiệp của Kiều đã trở
thành một lực hút, một sức hấp dẫn đối với những người có tài như Kim Trọng, Từ Hải,
có sức cảm hóa với những đối tượng khác như Thúc Sinh, Thúc Ông, viên quan xử kiện.
Thậm chí, có sức thuyết phục đối với cả Hoạn Thư.
6

Gs. Phan Ngọc cho rằng chỉ Hoàng Lê nhất thống chí – một tác phẩm cùng thời với Truyện Kiều – khi nói về anh
hùng Nguyễn Huệ là có sử dụng phương pháp trên [4,tr.53]


14


Phương pháp khắc họa tính cách đối với nhiều nhân vật khác, Nguyễn Du cũng
thực hiện tương tự.
Ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Du trong việc dùng ngôn ngữ đối thoại và độc thoại
khắc họa tính cách nhân vật khơng chỉ thể hiện ở nội dung lời nói mà ở cả dung lượng
ngôn ngữ. Tiếp xúc với Sở Khanh, lượng ngôn ngữ của Kiều chỉ bằng 1/3 lượng ngôn
ngữ của Sở. Phải chăng nàng không khỏi dè dặt, nghi ngại? Trong khi đó, gặp gỡ Thúc
Sinh, nàng lại nói rất nhiều, nhất là khi căn dặn Thúc trở về dàn xếp với vợ cả. Vai trò
chủ động của Thúy Kiều ở đây vừa thể hiện ở nội dung, vừa thể hiện ở lượng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều đã tiến tới cá tính hóa, mang đặc trưng riêng,
khơng ai giống ai.
Có những nhân vật, tính cách biểu lộ qua ngơn ngữ bề ngồi như Sở Khanh, Tú
Bà. Ngơn ngữ Tú Bà là một điển hình đặc sắc về ngơn ngữ cá tính hóa nhân vật - qua lời
nói mà thấy được tất cả tình cảm, hành động, tâm lý.
Trong khi đó, các nhân vật Mã Giám Sinh, Hồ Tơn Hiến, Hoạn Thư, tính cách chỉ
hiện hình khi ngơn ngữ nội tâm bộc lộ.
Nhiều nhân vật có ngơn ngữ hai kiểu giọng.
Bên cạnh một số nhân vật Truyện Kiều vẫn được xây dựng theo phương pháp
truyền thống: tính cách một chiều, đã có 3 nhân vật - Thúy Kiều, Hoạn Thư và Thúc
Sinh – tính cách có sự phức tạp: vừa có những biểu hiện của nhân vật chính diện, vừa có
những biểu hiện của nhân vật phản diện. Thể hiện thành cơng đặc sắc những tính cách
này khơng thể khơng nói đến những đóng góp của ngơn ngữ nhân vật.
Kết luận
Ngôn ngữ nhân vật là một lĩnh vực thể hiện đặc biệt rõ tài năng sáng tạo của Nguyễn
Du.
Xây dựng ngơn ngữ nhân vật với những lời nói có màu sắc khác nhau, Nguyễn Du
đã tạo cho tác phẩm của mình một sự đa thanh, giàu giọng điệu, bộc lộ và phát huy tối đa khả
năng thể hiện phong phú, đa dạng của câu thơ lục bát tiếng Việt.

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đã giúp các nhân vật Truyện Kiều tự kéo mở bức màn bí
15


mật, bộc lộ những sâu kín của mưu mơ, hoặc sự phong phú, giàu có của tâm hồn. Nó trở
thành tiếng nói của mn vàn tâm trạng trong mn ngàn cảnh ngộ, đặc biệt là những tâm
trạng tiêu biểu trong thực tế xã hội và đời sống tinh thần của con người, những khía cạnh
nhân bản của đạo đức, tình cảm.
Đối thoại và độc thoại đã đem lại cho Truyện Kiều một sự thể hiện phong phú và giữ
vai trò vơ cùng quan trọng trong việc khắc họa tính cách và đời sống nội tâm của nhân vật.
Nó được dùng để làm phương tiện cá thể hóa những tính cách.
Ngơn ngữ nhân vật đã trở thành bệ phóng đưa những Thúy Kiều, Tú Bà, Sở Khanh,
Hoạn Thư, Thúc Sinh… từ tác phẩm của Nguyễn Du đi vào đời sống sinh hoạt, đời sống văn
hóa của cả dân tộc.
Đối thoại và độc thoại của nhân vật trong Truyện Kiều đã đem lại cho hình
tượng nhân vật những khái quát nghệ thuật đầy tính triết lý về thân phận con người, về
những biến cải trong cuộc đời... Qua ngôn ngữ nhân vật và những hình tượng nhân vật được
xây dựng nên, ta thấy được quan điểm sáng tác và quan niệm mỹ học của nhà thơ.
Ngôn ngữ nhân vật vẫn là một thành tựu rực rỡ, góp phần khơng nhỏ cho sự thành
công lớn của Truyện Kiều, một kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. - M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hóa thơng tin và thể thao, Trường
viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
2. - M. Goorki (1982), Kinh nghiệm viết kịch, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.
3. - Phương Lựu (1989), Tinh hoa lý luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb. Giáo dục.
4.

- Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb. Khoa học xã
hội Hà Nội.


5. - Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học, Tập 2, Nxb. Giáo
dục.
6. - Khâu Chấn Thanh (1994), Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb. Giáo dục.
7.

- Hoài Thanh (1982), Tuyển tập Hoài Thanh, Tập 2, Nxb. Văn học, Hà Nội.
8.

- Đỗ Lai Thúy (1994), Con mắt thơ, Nxb. Lao động Hà Nội.
16



×