Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu vai trò của du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng, phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG



LÊ TRẦN ANH VÂN


NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CÙ LAO CHÀM – HỘI AN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG







Hà Nội – Năm 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG




LÊ TRẦN ANH VÂN


NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÍ THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
CÙ LAO CHÀM – HỘI AN
Chuyên ngành: Môi trường trong Phát triển bền vững
(Chương trình đào tạo thí điểm)



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ TRỌNG CÚC




Hà Nội – Năm 2011


i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Khu Dự trữ sinh quyển 5
1.1.1. Khái niệm về khu DTSQ 5
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của khu DTSQ 6
1.1.3. Công tác quản lí khu DTSQ 7
1.1.4. Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ 13
1.2. Mối quan hệ giữa Phát triển bền vững và khu DTSQ 14
1.2.1. Các vấn đề chung của Phát triển bền vững 14
1.2.2. Khu DTSQ là "Phòng thí nghiệm học tập cho PTBV 16
1.3. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) 19
1.3.1. Du lịch sinh thái 20
1.3.2. Cộng đồng 21
1.3.3. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng 22
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Địa điểm nghiên cứu 33
2.2. Thời gian nghiên cứu 33
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 33
2.3.1. Phương pháp luận 33
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 40


ii
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 40
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 43
3.3. Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 47
3.2.1. Khái quát chung 47

3.1.2. Công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 50
3.1.3. Công tác quản lí khu BTB Cù Lao Chàm 50
3.3. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn tại vùng lõi
khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 54
3.3.1. Tài nguyên thiên nhiên 54
3.3.2. Tài nguyên nhân văn 66
3.4. Thực trạng CBET tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 73
3.4.1. Công tác quản lí và các dự án du lịch đang thực hiện Cù Lao Chàm 73
3.3.2. Hiện trạng DLST và du lịch cộng đồng tại Cù Lao Chàm 74
3.5. Kết quả phân tích SWOT cho CBET ở Cù Lao Chàm trong công tác
quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 77
3.5.1. Những thế mạnh 78
3.3.2. Những điểm yếu 79
3.5.3. Các cơ hội 80
3.3.2. Các mối đe dọa 81
3.6. Đề xuất mô hình CBET và những định hướng phát triển CBET trong
quản lí theo định hướng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 83
3.5.1. Mô hình CBET đề xuất 84
3.5.2. Các định hướng phát triển CBET 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 105


iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BQL
Ban quản lí
BTB

Bảo tồn biển
BTB CLC
Bảo tồn biển Cù Lao Chàm
CBCRM
Bảo tồn tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng
CBET
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-based
tourism)
CBNRM
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng
CRES
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng
DLST
Du lịch sinh thái
DTSQ
Dự trữ sinh quyển
ĐDSH
Đa dạng sinh học
HST
Hệ sinh thái
Homestay
Dịch vụ lƣu trú tại nhà dân
MAB
Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PTBV
Phát triển bền vững
SWOT
Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Đe dọa

TNTN
Tài nguyên thiên nhiên
TNNV
Tài nguyên nhân văn
TN&MT
Tài nguyên và Môi trƣờng
TMDL&DV
Thƣơng mại Du lịch và Dịch vụ


iv
VHTT&DL
Văn hóa, thể thao và du lịch
VQG
Vƣờn quốc gia
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Văn hóa và Khoa học Giáo dục Liên hợp quốc


v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một số nƣớc trên thế giới. 10
Bảng 1.2 Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam 12
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành côngm thất bại quản lí khu DTSQ
Error! Bookmark not defined.3
Bảng 1.4. Mối liên quan giữa sự phân đới và chức năng của khu DTSQ với các mục
tiêu quốc gia về PTBV 17

Bảng 2.1. Ma trận phân tích SWOT 36



vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống MAB và các khu DTSQ của Việt Nam 12
Hình 1.2. Ba khía cạnh chính của CBET 25
Hình 2.1. Hệ thống sinh thái nhân văn trong quản lý tài nguyên 35
Hình 3.1. Quần đảo Cù Lao Chàm 44
Hình 3.2. Một số sinh kế của ngƣời dân Cù Lao Chàm 45
Hình 3.3. Khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An 46
Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch các cùng chức năng của khu bảo tồn biển Cù Lao
Chàm 53
Hình 3.5 Nghệ nhân làm võng Cù Lao Chàm 56
Hình 3.6. Ốc vú nàng Cù Lao Chàm 60
Hình 3.7. Cua đá Cù Lao Chàm 60
Hình 3.8. Hòn Chồng tại Bãi Chồng 65
Hình 3.9 Hang Yến Cù Lao Chàm 65
Hình 3.10. Chùa Hải Tạng 69
Hình 3.11. Miếu tổ Nghề Yến 69
Hình 3.12 Tour leo núi ở Bãi Hƣơng 74
Hình 3.13. Du khách tắm biển tại bãi Chồng 74
Hình 3.14 Dịch vụ lƣu trú tại nhà dân ở bãi Hƣơng 76
Hình 3.15. Dịch vụ ăn uống ở bãi Làng 76
Hình 3.16. Mô hình CBET đề xuất tại Cù Lao Chàm 84


1

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Khu DTSQ thế giới đƣợc thành lập với mục đích chính là nghiên cứu và tìm ra
các giải pháp sử dụng đất để vừa nâng cao mức sống của ngƣời dân mà vẫn không
gây hại đến môi trƣờng. Các khu DTSQ còn là địa điểm lí tƣởng để các nhà khoa
học, các cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trao
đổi kinh nghiệm và chia sẻ các kiến thức về TNTN và PTBV. Cho đến thời điểm
hiện tại, Việt Nam là quốc gia có số lƣợng khu DTSQ nhiều nhất Đông Nam Á,
gồm có 8 trong hơn 500 khu DTSQ thế giới đƣợc UNESCO công nhận tại hơn 100
quốc gia.
Bộ máy quản lí là yếu tố quan trọng nhất tạo nên hiệu quả trong việc xây dựng,
điều hành các kế hoạch quản lí cũng nhƣ các hoạt động khác của khu DTSQ. Thông
thƣờng, mỗi khu DTSQ đều có một Ban quản lí và một Hội đồng tƣ vấn về nghiên
cứu bảo tồn thiên nhiên, phát triển kinh tế cũng nhƣ các vấn đề văn hóa, giáo dục,
xã hội … Thành phần và cách thực hiện khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể
của từng quốc gia, từng địa phƣơng. Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển đã
phối hợp với Văn phòng Chƣơng trình nghị sự 21 quốc gia để cùng đạt đƣợc mục
đích sử dụng các khu DTSQ nhƣ là một phƣơng thức của PTBV, đặc biệt là tập
trung mục tiêu vào tìm hiểu vấn đề mất ĐDSH ở các khía cạnh sinh thái, xã hội,
kinh tế và giảm sự mất mát này bằng cách sử dụng mạng lƣới các khu DTSQ quốc
gia nhƣ một công cụ cho việc chia sẻ kiến thức, nghiên cứu và giám sát, giáo dục và
đào tạo, thực hiện các quyết định có sự tham gia (Batisse, 1986; Ishwaran et
al.2008). Quản lí theo định hƣớng PTBV đang và sẽ đƣợc áp dụng cho các khu
DTSQ ở Việt Nam. Tuy nhiên, khu DTSQ thế giới vẫn là một vấn đề mới mẻ đối
với từng tỉnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Chính quyền ở các cấp địa
phƣơng cũng nhƣ BQL các khu bảo tồn, VQG (là vùng lõi của mỗi khu DTSQ) vẫn
chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí. Bên cạnh việc nhận đƣợc sự
quan tâm đầu tƣ về cơ sở hạ tầng, dự án nghiên cứu, số lƣợng khách đến thăm quan
tăng lên thì những chồng chéo trong công tác quản lí, khó khăn trong thực hiện kế


2
hoạch hoạt động, bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng là những thách thức
không nhỏ đối với các địa phƣơng có khu DTSQ. Việc tìm ra các giải pháp để hoàn
thiện kế hoạch quản lí cũng nhƣ thực hiện có hiệu quả việc quản lí các khu DTSQ
Việt Nam là vấn đề cần đƣợc quan tâm và nghiên cứu.
Du lịch đang ngày càng thể hiện rõ vai trò mũi nhọn trong quá trình phát triển, là
ngành công nghiệp không khói mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã đang và sẽ trở
thành trọng tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố đặc biệt
là các vùng biển. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET) cũng đã trở thành
một xu thế phát triển và ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời. CBET
đã mở ra triển vọng trong việc nâng cao công tác bảo tồn TNTN, môi trƣờng và
phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng địa phƣơng. Các khu bảo tồn và VQG
cũng nhƣ các khu DTSQ trên thế giới và Việt Nam bắt đầu đầu tƣ và phát triển
mạnh mẽ loại hình này. Chuyển từ khai thác để phát triển sang chiến lƣợc bảo tồn
để phát triển là tiêu chí của PTBV trong đó tạo nên sự thành công là vai trò quyết
định của địa phƣơng và sự tham gia tích cực của cộng đồng. Việc đƣa cộng đồng
địa phƣơng trở thành yếu tố trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lí khu DTSQ
dƣới nhiều hình thức khác nhau đã từng bƣớc khẳng định hiệu quả không chỉ trong
việc nâng cao mức sống tạo sinh kế bền vững cho cƣ dân tại đây, mà còn mang lại
hiệu quả trong công tác bảo tồn TNTN và nguồn TNNV quý giá. Vì vậy có thể nói
CBET là hƣớng đi thực hiện và lồng ghép đƣợc cả 3 vấn đề của PTBV: kinh tế, xã
hội và môi trƣờng.
Ngày 26/05/2009, Cù Lao Chàm cùng với Mũi Cà Mau chính thức đƣợc
UNESCO công nhận là khu DTSQ thế giới. Diện tích khu DTSQ Cù Lao Chàm –
Hội An và khu Di sản văn hóa thế giới đã chiếm 40km
2
trên tổng diện tích hơn
60km
2
của thành phố Hội An, nên nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng “Hội An là

vùng đất của thế giới”. Đƣợc sở hữu Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An và khu
DTSQ thế giới là vinh dự nhƣng cũng là thách thức đối với tỉnh Quảng Nam và
thành phố Hội An trong công tác quản lí để vừa bảo tồn vừa phát triển đảm bảo mục
tiêu PTBV.

3
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò của Du lịch
sinh thái dựa vào cộng đồng trong quản lí theo định hướng phát triển bền vững khu
Dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm – Hội An” để thực hiện luận văn tốt nghiệp khóa
học thạc sỹ chuyên ngành Môi trƣờng trong Phát triển bền vững.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong vùng lõi khu DTSQ Cù
Lao Chàm – Hội An, bao gồm cộng đồng dân cƣ ở xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội
An, tỉnh Quảng Nam; BQL khu BTB Cù Lao Chàm và BQL khu DTSQ Cù Lao
Chàm – Hội An; các HST thuộc địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn vai trò của việc áp dụng CBET trong
quản lí theo định hƣớng PTBV các khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; Phân tích,
dự báo các ảnh hƣởng; Đề xuất mô hình và các định hƣớng để thực hiện và phát
triển CBET hiệu quả.
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, các nhiệm vụ cần đƣợc giải quyết gồm:
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu lý thuyết và thực tế các vấn đề liên quan
- Đánh giá hiện trạng TNTN và TNNV tại vùng lõi khu DTSQ Cù Lao Chàm –
Hội An
- Tìm hiểu và đánh giá mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên của cộng
đồng địa phƣơng và sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn tài nguyên và hoạt
động du lịch tại địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An
- Từ các kết quả điều tra sẽ đƣa ra bảng Phân tích SWOT với những mặt mạnh,
điểm hạn chế, cơ hội và thách thức của cộng đồng tại khu vực nghiên cứu cũng nhƣ

khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An khi thực hiện CBET. Qua đó đề xuất mô hình
thực hiện CBET và những định hƣớng phát triển CBET tại Cù Lao Chàm trong
công tác quản lí theo định hƣớng PTBV khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4
- Khu vực nghiên cứu có tiềm năng to lớn về TNTN, các giá trị nhân văn để phát
triển loại hình CBET và các nghiên cứu về quản lí khu DTSQ vẫn chƣa đƣợc triển
khai tại đây. Các kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm tìm ra những lợi ích mà CBET
có thể mang lại trong công tác quản lí khu DTSQ. Từ đó có thể giải quyết các mục
tiêu về bảo tồn TNTN, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần nâng cao đời sống
cho ngƣời dân địa phƣơng và nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc quản lí
nguồn tài nguyên của mình, thực hiện mục tiêu PTBV chung của Việt Nam và
Chƣơng trình nghị sự 21 của tỉnh Quảng Nam (LA21).
- Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học phục vụ quản lí nhà nƣớc đối với các khu
DTSQ ở Việt Nam và cũng là cơ sở cho việc xây dựng các dự án, phƣơng án quy
hoạch, kế hoạch quản lí sử dụng và phát triển các nguồn TNTN và TNNV theo mục
tiêu PTBV.
- Cung cấp cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu đến các nhà quản lí địa
phƣơng, quản lí ngành và BQL khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
- Huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào việc quản lí bền vững các
nguồn TNTN và TNNV trong khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An.
- Đây là đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cho luận văn thạc sĩ đầu tiên đƣợc
thực hiện tại Cù Lao Chàm về CBET cũng nhƣ về quản lí khu DTSQ.
Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn bao gồm 5 phần sau:
Phần mở đầu: Nêu lý do lựa chọn đề tài, đối tƣợng nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn.
Chƣơng 1: Tổng quan các tài liệu về khu DTSQ, CBET và các vấn đề liên
quan đã đƣợc công bố trên thế giới và Việt Nam.

Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Trình bày các kết quả nghiên cứu về thực trạng TNTN, TNNV;
Công tác quản lí khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An; Thực trạng CBET tại khu vực

5
nghiên cứu; Kết quả phân tích SWOT, mô hình và định hƣớng đề xuất phát triển
CBET hiệu quả.
Kết luận, khuyến nghị và các phụ lục.





6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khu dự trữ sinh quyển
1.1.1. Khái niệm khu DTSQ
Khái niệm khu DTSQ do Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển (MAB) của
UNESCO lần đầu tiên đƣợc đƣa ra tại hội nghị khoa học “Sử dụng hợp lí và bảo tồn
tài nguyên của Sinh quyển” tổ chức tại Paris vào tháng 9 năm 1968 với sự tham gia
của 236 đại diện của các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ của nhiều ngành
khoa học khác nhau, các nhà quản lí và ngoại giao. Sau này đƣợc gọi là “Hội nghị
Sinh quyển” do UNESCO tổ chức với sự ủng hộ tích cực của FAO, Tổ chức Y tế
thế giới (WHO), các tổ chức bảo tồn và chƣơng trình sinh học quốc tế thuộc Hội
đồng Khoa học Quốc tế (IBP/ICSU) [15].
Khu DTSQ bao gồm các HST đất liền và ven biển đƣợc thế giới công nhận
trong khuôn khổ MAB của UNESCO nhằm thúc đẩy và tạo nên mối quan hệ cân
bằng giữa con ngƣời và thiên nhiên. Bất cứ quốc gia nào cũng có quyền lựa chọn
các địa điểm trên lãnh thổ của mình để đề nghị công nhận nếu đáp ứng đƣợc những

tiêu chuẩn mà UNESCO đã đƣa ra.
Mỗi khu DTSQ phải kết hợp đƣợc ba chức năng sau đây: (1) chức năng Bảo tồn:
đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, HST, loài và di truyền; (2) chức năng
Phát triển: thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở bền vững môi trƣờng và văn hóa;
và (3) chức năng Trợ giúp: nghiên cứu, giám sát, đào tạo và giám sát về bảo tồn và
PTBV ở phạm vi địa phƣơng, quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ý tƣởng xây dựng khu DTSQ nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn
quan trọng nhất mà con ngƣời đang đối mặt hiện nay là làm thế nào để có thể tạo
nên sự cân bằng giữa bảo tồn ĐDSH, các nguồn TNTN với sự thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của con ngƣời. Mô hình khu DTSQ vừa cung cấp cơ sở lí luận vừa là công cụ
thực hiện chƣơng trình nghiên cứu đa quốc gia về Con ngƣời và Sinh quyển, thể
hiện phƣơng pháp luận và cách tiếp cận cơ bản là “Con ngƣời là một phần của Sinh

7
quyển”, là “Công dân sinh thái”. Mặc dù các khu DTSQ có bối cảnh văn hóa, kinh
tế và vị trí địa lí khác nhau nhƣng đều có mục đích chung là tìm kiếm giải pháp cho
sự hài hòa giữa bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững nguồn lợi thiên nhiên vì lợi ích
của ngƣời dân địa phƣơng. Năm 1969, Ban Tƣ vấn Khoa học của Chƣơng trình Con
ngƣời và Sinh quyển đã đề xuất việc thành lập mạng lƣới hợp tác trên toàn thế giới
bao gồm cả các VQG, khu DTSQ và các hình thức bảo tồn khác phục vụ cho công
tác bảo tồn cũng nhƣ đẩy mạnh các công trình nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
Mạng lƣới các khu DTSQ thế giới đóng góp vào việc thực hiện mục đích của Công
ƣớc Đa dạng sinh học và Chƣơng trình nghị sự 21 do Hội nghị của Liên hợp quốc
về Môi trƣờng đề ra năm 1992 [15].
1.1.2. Cấu trúc và chức năng của khu DTSQ
Để thực hiện mục đích bảo tồn và sử dụng nguồn lợi thiên nhiên, các khu DTSQ
đƣợc phân thành 3 khu có quan hệ mật thiết lẫn nhau, gồm vùng lõi, vùng đệm và
vùng chuyển tiếp [15]:
Vùng lõi: Vùng này đƣợc thiết lập có tính chất lâu dài nhằm bảo tồn cảnh quan,

HST và đa dạng loài sống trong đó. Các vùng lõi của các khu DTSQ trên thế giới
nằm ở các HST khác nhau, do đó nếu nhìn trên phƣơng diện toàn cầu ta sẽ có đƣợc
một bức tranh về các đại diện các HST. Thông thƣờng các vùng lõi không có các
hoạt động của con ngƣời, trừ các hoạt động có tính chất nghiên cứu và giám sát.
Trong một số trƣờng hợp ngƣời dân địa phƣơng có thể duy trì việc hạn chế một số
hoạt động khai thác truyền thống hoặc giải trí bền vững.
Vùng đệm: Đây là vùng bao quanh giáp với vũng lõi. Các hoạt động ở đây đƣợc
quản lí để giúp cho vùng lõi nhằm không làm tổn hại đến mục đích bảo tồn với
đúng nghĩa của nó là vùng “đệm”. Các vùng này vẫn duy trì các hoạt động nhằm
nâng cao sản lƣợng thu hoạch về sản xuất, lâm nghiệp, nghề cá mà vẫn bảo tồn
đƣợc các quá trình tự nhiên và ĐDSH. Các thí nghiệm khoa học cũng đƣợc thực
hiện ở vùng đệm nhằm khôi phục lại các HST đã xuống cấp. Đây cũng là nơi cung
cấp địa điểm lý tƣởng cho giáo dục, đào tạo, du lịch và giải trí.

8
Vùng chuyển tiếp: Vùng này bao bọc xung quanh duy trì các hoạt động nông
nghiệp, khu dân cƣ và các hoạt động khác. Cộng đồng khu vực, các tổ chức bảo tồn,
các nhà khoa học, các tổ chức quần chúng, các nhóm văn hóa, tƣ nhân và các hình
thức sở hữu khác đƣợc điều phối để cùng làm việc quản lí và PTBV nguồn lợi mang
lại lợi ích cho ngƣời dân sống trong đó. Vùng này có vai trò quan trọng trong việc
duy trì các hoạt động kinh tế, xã hội cho sự PTBV của địa phƣơng.
Mặc dù cấu trúc theo vòng tròn đồng tâm nhƣng kích thƣớc và bố cục rất mềm
dẻo và đa dạng tùy thuộc vào tình hình địa phƣơng. Đây chính là điểm cốt lõi của
khái niệm khu DTSQ (UNESCO. 1994; UNESCO.1996 và Bioret. Cibien, Genot,
Lecomte.1998).
1.1.3. Công tác quản lí khu DTSQ
1.1.3.1. Các vấn đề quản lí chung
Ban Thƣ ký Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển Quốc tế thuộc UNESCO
trực tiếp điều phối các hoat động của mạng lƣới các khu DTSQ trên toàn thế giới.
Việc thông tin, thông báo và trao đổi kinh nghiệm giữa các khu DTSQ trên thế giới

đƣợc thực hiện qua các tờ tin, tap chí, mạng Internet, các hội thảo khoa học. Một số
châu lục và khu vƣc địa lý còn thành lâp mạng lƣới điều phối các hoạt động của các
khu DTSQ trong khu vực, ví dụ: EUROMAB – mạng lƣới điều phối các hoạt động
của các khu DTSQ ở Châu Âu và Bắc Mỹ, SEABRNet – mạng lƣới các khu DTSQ
vùng Đông Nam Á. Các mạng lƣới này trợ giúp công tác quản lí của mỗi khu
DTSQ thông qua việc trao đổi thông tin, tài liệu, tập huấn, cung cấp cơ sở dữ liệu
cho công việc giám sát nguồn lợi. Ngoài ra, một đội ngũ các nhà khoa học, các
chuyên gia trên thế giới có kinh nghiệm sẵn sàng trợ giúp các khu DTSQ khi có yêu
cầu. Ủy ban Quốc gia Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển (MAB) trực tiếp điều
phối các hoạt động của mạng lƣới quốc gia các khu DTSQ. Ủy ban có trách nhiệm
liên hệ với các cấp chính quyền địa phƣơng tạo điều kiện cho các hoạt động của các
khu DTSQ. Một trong những nhiệm vụ chính của Ủy ban Quốc gia là cung cấp tƣ
vấn các vấn đề kỹ thuật, các chuyên gia, các nhà khoa học trên các lĩnh vực nghiên
cứu, giáo dục đào tạo và quản lí [38].

9
Sự khác nhau giữa các khu DTSQ với các VQG và khu bảo tồn ở chỗ các khu
DTSQ không trực tiếp quản lí về mặt lãnh thổ. Công việc quản lí các khu DTSQ là
điều phối các hoạt động với sự tham gia của cộng đồng địa phương, là sự thể hiện
mối quan hệ giữa con người và sinh quyển. Các khu DTSQ đƣợc thế giới công nhận
cũng có nghĩa là việc quản lí phải tuân thủ hƣớng dẫn thực hiện của các công ƣớc
quốc tế nhƣ đã cam kết. Hầu hết các vùng lõi của khu DTSQ là các VQG hoặc khu
bảo tồn nên phải tuân theo các quy định của Chính phủ về quản lí các khu này.
Vùng đệm và vùng chuyển tiếp nằm dƣới sự quản lí trực tiếp của chính quyền địa
phƣơng hoặc các đơn vị kinh tế - xã hội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất,
thay đổi quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp với PTBV do cơ
quan địa phƣơng có thẩm quyền quyết định (UNEP, 1999; UNESCO (Ed.)). Công
việc điều phối các khu DTSQ dựa trên các mối quan hệ hành chính và ngoài hệ
thống hành chính tạo nên mối liên kết và hợp tác trong các lĩnh vực: bảo tồn ĐDSH,
đa dạng văn hóa, PTBV, kêu gọi đầu tƣ và trợ giúp các hoạt động nghiên cứu giám

sát nguồn lợi và phát triển kinh tế xã hội, DLST, giáo dục và đào tạo… Các hoạt
động này sẽ đƣợc triển khai dựa trên sự phân vùng chức năng của các khu DTSQ
(UNESCO (Ed.). 1996; UNESCO – MAB, 2000). Một số nƣớc đã đƣa các khu
DTSQ vào hệ thống quản lí có tính luật pháp của Nhà nƣớc; một số quốc gia khác
thì chỉ quản lí vùng lõi theo hệ thống văn bản luật pháp áp dụng cho các khu bảo vệ.
Các khu DTSQ thƣờng có diện tích lớn bao trùm lên các VQG, khu bảo tồn thiên
nhiên, khu bảo vệ…; một số đồng thời là khu Ramsar, khu di sản thiên nhiên thế
giới… Nhƣ vậy, trong một khu DTSQ sẽ có rất nhiều các văn bản, pháp quy của cả
quốc gia, quốc tế và địa phƣơng. Điều này cho thấy công việc quản lí các khu
DTSQ thực chất là điều phối và tận dụng tối đa các văn bản, nguồn nhân lực và tài
chính hiện có của địa phƣơng [15]. Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một
số nƣớc trên thế giới đƣợc trình bày ở bảng 1.1.

10
Bảng 1.1. Hệ thống tổ chức quản lí các khu DTSQ ở một số nƣớc trên thế giới (UNESCO, 2004) [38]
Tên nƣớc
Số
khu
DTSQ
Hệ thống tổ chức quản lí
Chính phủ
Các tổ chức
phi chính phủ
Các cơ sở
nghiên cứu
Các công ty
kinh doanh
Các tổ chức
tự nguyện
và tƣ nhân

Các tổ chức
khác
Trung
Quốc
24
Hệ thống các khu
bảo tồn quốc gia

Viện Hàn lâm
khoa học Trung
Quốc


Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính
Mỹ
47
Tiểu ban cố vấn
về các khu DTSQ
tại thƣợng viện
Tƣ vấn và ủng
hộ tài chính
Hệ thống các
trƣờng đại học và
viện nghiên cứu
Ủng hộ tài
chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài

chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính
Thái Lan
4
Hệ thống các khu
bảo tồn quốc gia
Tƣ vấn và ủng
hộ tài chính
Các trƣờng đại
học và viện
nghiên cứu
Ủng hộ tài
chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính
Philipin
2
Hệ thống các khu
bảo tồn quốc gia
Tƣ vấn và ủng
hộ tài chính
Các trƣờng đại
học và viện
nghiên cứu

Ủng hộ tài
chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính
Tƣ vấn và
ủng hộ tài
chính




11
Vùng lõi: Mục tiêu quản lí vùng lõi là bảo tồn ĐDSH, hạn chế các hoạt động của
con ngƣời. Một số vùng lõi bảo tồn các loài động vật di cƣ hoặc kiếm ăn trong phạm vi
rộng lớn (chim di cƣ, bò biển, rùa biển…) thì việc bảo tồn không chỉ giới hạn ở vùng
lõi mà cần phối hợp chặt chẽ với vùng đệm và vùng chuyển tiếp. Các hoạt động nghiên
cứu, quản lí HST có thể tiến hành ở mức độ cụ thể.
Vùng đệm: Mục tiêu quản lí vùng đệm là tạo nên một hành lang an toàn cho bảo tồn
vùng lõi, khai thác và sử dụng bền vững TNTN, phát triển kinh tế xã hội. Việc quản lí
vùng đệm không làm ảnh hƣởng mà trợ giúp cho hiệu quả bảo tồn ĐDSH vùng lõi. Các
hoạt động phát triển nông nghiệp, thủy sản, nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, tuyên truyền,
du lịch, giải trí phát triển dựa trên cơ sở sinh thái học trong việc sử dụng hợp lí TNTN.
Vùng chuyển tiếp: Mục tiêu quản lí vùng chuyển tiếp là nơi thực hiện sự cộng tác
chặt chẽ và có hiệu quả của các nhà khoa học, nhà quản lí và ngƣời dân địa phƣơng
trong phát triển kinh tế xã hội. Các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ đi đôi
với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng.
Hiệu quả của các hoạt động của khu DTSQ kể cả xây dựng và điều hành kế hoạch
quản lí phụ thuộc phần lớn vào bộ máy quản lí. Thông thƣờng, mỗi khu DTSQ đều có
một Ban điều hành và một Hội đồng tƣ vấn. Thành phần và cách thực hiện khác nhau

tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng địa phƣơng.
Ban Điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và điều phối các hoạt động
của khu DTSQ. Trƣởng ban thƣờng là đại diện UBND Tỉnh, các thành viên trong Ban
bao gồm lãnh đạo VQG, khu bảo tồn, các đại diện lãnh đạo cấp huyện và hiệp hội quần
chúng. Ban Điều hành sẽ họp bàn ra quyết định về những vấn đề chủ yếu trong công tác
quản lí trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Khi có những ý tƣởng mới, vấn đề mới đƣợc đề
xuất, Ban Điều hành có thể đề nghị triệu tập thảo luận tùy thuộc thời gian và địa điểm
thích hợp.
Hội đồng tư vấn: Một trong những kế hoạch quản lí chính của khu DTSQ là làm sao
động viên đƣợc cộng đồng các nhà khoa học, các chuyên gia triển khai các đề tài
nghiên cứu khoa học cơ bản, quản lí TNTN, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên
cứu liên ngành dài hạn, đáp ứng mục tiêu bảo tồn và những đề tài đáp ứng nhu cầu quản

12
lí. Một trong những lĩnh vực nghiên cứu đƣợc xem là quan trọng nhất trong giai đoạn
hiện nay là phân tích kinh tế về lợi ích của các khu DTSQ đối với con ngƣời từ mức độ
địa phƣơng tới giá trị toàn cầu. Kết quả nghiên cứu áp dụng ngay tại khu DTSQ sẽ
chứng minh cho tính hiệu quả của công tác quản lí. Khu DTSQ có thể tài trợ cho các
hoạt động nghiên cứu theo đơn đặt hàng của mình [38].
Chức năng khu DTSQ rất nhiều và đa dạng; Các hoạt động quản lí là phối hợp cả về
kĩ thuật, hành chính và chính sách. Khu DTSQ cần đƣợc bảo tồn thích ứng với hệ thống
hành chính, điều kiện kinh tế xã hội và văn hóa vốn rất khác nhau ở từng địa phƣơng.
Hình thức quản lí, cách tổ chức và thực tiễn quản lí hết sức đa dạng và khác nhau tùy
theo từng nƣớc, từng vùng, thậm chí từng khu DTSQ. Điều này hoàn toàn phù hợp với
tuyên ngôn của UNESCO về bảo tồn các giá trị truyền thống: hầu hết các hình thức và
tổ chức quản lí hiệu quả trên thế giới đều thỏa mãn các giá trị đa dạng về văn hóa và
đạo đức truyền thống, kết hợp hài hòa và tôn trọng các lợi ích cá nhân, cộng đồng, quốc
gia và quốc tế trên cơ sở sử dụng bền vững nguồn lợi. Có thể nói một kinh nghiệm quản
lí tốt ở một nƣớc này sẽ không có hiệu quả khi áp dụng sang một khu DTSQ của một
nƣớc khác do không tính đến các giá trị truyền thống và nhân văn lâu đời cần tôn trọng.

Nhiều nƣớc đã tự trang trải các chuyến đi học hỏi kinh nghiệm và trao đổi về công tác
quản lí đã mang lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là phát triển DLST tạo nên một nguồn vốn
lâu bền cho công tác quản lí [15].

Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ thống MAB và các khu DTSQ của Việt Nam [ 15]

13
Hiện nay Việt Nam là quốc gia có số lƣợng khu DTSQ cao nhất Đông Nam Á,
chiếm 8 trong tổng số 553 khu DTSQ thế giới (107 nƣớc) đƣợc UNESCO công nhận,
gồm có: khu DTSQ Cần Giờ, khu DTSQ Cát Tiên, khu DTSQ Cát Bà, khu DTSQ Miền
Tây Nghệ An, khu DTSQ Kiên Giang, khu DTSQ Đồng bằng Châu thổ sông Hồng, khu
DTSQ Mũi Cà Mau và khu DTSQ Cù Lao Chàm – Hội An. Sau khi đƣợc UNESCO
công nhận là khu DTSQ thế giới thì khu DTSQ Cát Bà đã chủ động hợp tác trong
“Sáng kiến Jeju” với mực tiêu nhằm xác định các biện pháp bảo vệ nguồn nƣớc sạch
trên thế giới [54]. Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam đƣợc trình
bày ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Diện tích và dân số trong các khu DTSQ của Việt Nam [46]
Khu DTSQ
Vùng lõi
(ha)
Vùng
đệm
(ha)
Vùng
chuyển
tiếp (ha)
Tổng
(ha)
Số ngƣời
1. Khu DTSQ Cần Giờ

4.721
37.339
29.310
71.370
56.403
2. Khu DTSQ Cát Tiên
71.920
251.445
403.433
726.798
170.500
3. Khu DTSQ Cát Bà
8.500
7.741
10.000
26.241
5.243
4. Khu DTSQ Đồng bằng
song Hồng
14.167
36.849
54.541
105.557
128.075
5. Khu DTSQ Kiên Giang
36.935
172.578
978.591
1.188.104
353.893

6. Khu DTSQ Miền Tây
Nghệ An
191.922
503.270
608.093
1.303.285
473.822
7. Khu DTSQ Mũi Cà Mau
17.329
43.309
310.868
371.306
170.321
8. Khu DTSQ Cù Lao Chàm
2.214
6.045
28.887
33.146
83.792
Tổng
347.708
1.058.576
2.423.723
3.825.807
1.088.156
Phần trăm (%)
9.08
23.66
63.35
100



14
1.1.4 Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ [48]
Các yếu tố để quản lí thành công khu DTSQ đƣợc đƣa ra trong bảng kết quả Dự án
nghiên cứu “Governance of Biodiversity_Quản trị ĐDSH” (gọi tắt là GoBi) của trƣờng
Đại học Humboldt (Berlin, Đức). Năm 2006, nhóm nghiên cứu của dự án GoBi tiến hành
một cuộc khảo sát 211 trong tổng số 507 khu DTSQ trên toàn thế giới. Kết quả dự án đã
đƣa ra những nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các khu DTSQ, gồm có: Giáo
dục môi trƣờng; Sự hợp tác giữa các ban ngành địa phƣơng; Công tác nghiên cứu và giám
sát lâu dài; Các quy định về luật pháp và chƣơng trình bảo tồn tự nhiên hiện đại; Nguồn
tài chính đƣợc đảm bảo dài hạn; Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng trong việc quản lí
khu DTSQ và yếu tố “leader-ship” đƣợc mô tả là trình độ của những ngƣời chủ chốt trong
khu DTSQ đóng vai trò chủ đạo. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công hay thất bại
trong quản lí khu DTSQ đƣợc trình bày trong bảng 1.3 .
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thành công hay thất bại trong quản lí khu
DTSQ [48]
Các hoạt động quản lí
Các yếu tố quản trị
Mối đe dọa từ bên ngoài
Các biện pháp phát triển khu
vực nông thôn
Hỗ trợ về chính trị ở cấp
khu vực
Biến đổi khí hậu
Giáo dục môi trƣờng
Kinh phí thích hợp
Các loài xâm lấn (ngoại lai)
Nghiên cứu và giám sát (dài
hạn)

Không có tham nhũng
Nghèo đói
Phù hợp với tình hình địa
phƣơng
Văn bản pháp luật và các
chƣơng trình bảo tồn thiên
nhiên hiện đại
Thay đổi lối sống và cách
thức tiêu dùng
Các biện pháp bảo tồn thiên
nhiên thực tế: trồng rừng,
chống xói mòn
Thiếu các chƣơng trình hiệu
quả và có tính cạnh tranh
của chính phủ
Khai thác tài nguyên phục
vụ cho thƣơng mại (ví dụ:
khai thác mỏ)
Sự đánh giá các biện pháp
quản lí thích nghi
Đƣa ra thể chế đầy đủ; Phân
công trách nhiệm chính xác
giữa các bên liên quan
Xung đột giữa các nhóm
dân cƣ/quần thể khác nhau
Sự cộng tác tốt giữa các bên
Sự bồi thƣờng cho những
Sự gia tăng dân số

15

tham gia
hoạt động đã bị hạn chế sử
dụng
Nhà lãnh đạo
Phân chia ranh giới rõ ràng
Sự đô thị hóa
Cán bộ khu DTSQ đủ về số
lƣợng và có chuyên môn


Dự án GoBi đƣa ra lập luận “Để quản lí tốt khu DTSQ thì các khu DTSQ phải thích
nghi với điều kiện của địa phƣơng cũng nhƣ toàn cầu và phải phù hợp với sự phát triển
của quốc gia và khu vực. Quản lí các khu DTSQ mục đích cuối cùng là dẫn đến sự ổn
định và tính toàn vẹn HST. Cán bộ địa phƣơng, cán bộ quản lí khu DTSQ và những ngƣời
sử dụng đất trong khu DTSQ phải đƣợc tạo điều kiện tốt nhất để quản lí các khu DTSQ và
tạo tính công bằng cho HST”.
1.2. Mối quan hệ giữa PTBV và Khu DTSQ.
1.2.1. Các vấn đề chung của Phát triển bền vững
Khái niệm về PTBV đƣợc trình bày trong Báo cáo của Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng
và Phát triển năm 1987: “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai” đề cập đến
mối liên quan giữa kinh tế - xã hội – môi trƣờng.
Khía cạnh môi trƣờng trong PTBV đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ
môi trƣờng với sự khai thác nguồn TNTN phục vụ lợi ích con ngƣời nhằm mục đích duy
trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một mức độ giới hạn nhất định cho phép
của môi trƣờng, tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con ngƣời và các sinh vật sống trên trái
đất. Khía cạnh xã hội của PTBV cần đƣợc chú trọng vào sự phát triển công bằng và xã hội
cần luôn tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con ngƣời và cố gắng cho mọi
ngƣời có cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận đƣợc. Yếu
tố kinh tế đóng vai trò không thể thiếu trong PTBV, nó đòi hỏi sự phát triển của hê thống

kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên đƣợc tạo điều kiện thuận
lợi và sử dụng những nguồn TNTN cho các hoạt động kinh tế đƣợc chia sẻ bình đẳng.
Khẳng định sự tồn tại cũng nhƣ phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng
đƣợc dựa trên những nguyên tắc đạo lí cơ bản. Yếu tố đƣợc chú trọng ở đây là tạo ra sự
thịnh vƣợng chung cho tất cả mọi ngƣời, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một

16
số ít, trong một giới hạn cho phép của HST cũng nhƣ không xâm phạm đến những quyền
cơ bản của con ngƣời [63]
Tại Hội nghị thƣợng định thế giới năm 1992 ở Rio de Janerio đƣa ra 8 mục tiêu của
PTBV, gồm có: (i) Xóa tình trạng nghèo đói cùng cực; (ii)Thực hiện phổ cập giáo dục
tiểu học; (iii) Khuyến khích bình đẳng giới và nâng cao địa vị của phụ nữ; (iv) Giảm tỉ lệ
tử vong ở trẻ em; (v) Nâng cao sức khỏe sinh sản; (vi) Phòng chống HIV/AID, sốt rét và
các bệnh khác; (vii) Bảo đảm bền vững về môi trƣờng; (viii) Phát triển quan hệ đối tác
toàn cầu phục vụ hoạt động phát triển. Tại Hội nghị này, các nhà hoạt động về kinh tế, xã
hội, môi trƣờng cùng với các nhà chính trị cũng đã thống nhất về quan điểm PTBV, coi
đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn nhân loại và đồng thuận thông qua
tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về PTBV và Chƣơng trình nghị sự 21, xác định
các hành động cho sự PTBV của toàn thế giới trong thế kỉ thứ 21. Đây là những nguyên
tắc chung nhất để các quốc gia có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc PTBV
cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng
của nƣớc mình. Sau hội nghị này, nhiều nƣớc đã xây dựng Chƣơng trình nghị sự 21 quốc
gia [19].
Năm 2006, Việt Nam đã thành lập Hội đồng PTBV Quốc gia và Chính phủ phê duyệt
bản Định hƣớng Chiến lƣợc về PTBV ở Việt Nam (Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt
Nam) trong đó co nêu 8 nguyên tắc PTBV của Việt Nam gồm:
(1) Con ngƣời là trung tâm của PTBV.
(2) Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.
(3) Bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là một yếu tốt không thể
tách rời của quá trình phát triển.

(4) Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ
hiện tại và không gây trở ngại đối với cuộc sống của thế hệ tƣơng lai.
(5) Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, thúc đẩy
phát triển nhanh mạnh và bền vững đất nƣớc.
(6) PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ ngành và địa
phƣơng; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cƣ và mọi
ngƣời dân.

17
(7) Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế
để PTBV đất nƣớc.
(8) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng với
bảo đảm quốc phòng, trật tự và an ninh xã hội.
PTBV không chỉ là cách phát triển có tính đến chi phí môi trƣờng mà thực ra là một
lối sống mới. “Chiến lƣợc cho cuộc sống bền vững _Hãy cứu lấy Trái đất” của IUCN –
UNEP – WWF, 1991 đã chỉ ra rằng: Sự bền vững trong cuộc sống của một dân tộc phụ
thuộc vào việc hòa hợp với các dân tộc khác và với giới tự nhiên. Do đó, nhân loại không
thể bòn rút đƣợc gì hơn ngoài khả năng thiên nhiên có thể cung cấp và cần phải áp dụng
một kiểu sống mới trong giới hạn thiên nhiên cho phép [16,19].
1.2.2 Khu DTSQ là “Phòng thí nghiệm học tập cho PTBV”.
Ý tƣởng đƣa các khu DTSQ trở thành phòng thí điểm về học tập vì sự PTBV chỉ mới
xuất hiện tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 19 (tháng 10/2006) của Hội đồng Điều phối quốc
tế các khu DTSQ của MAB. MAB cộng tác cùng Văn phòng quốc gia Chƣơng trình nghị
sự 21 với mục đích sử dụng các khu DTSQ nhƣ là một phƣơng thức của PTBV, đặc biệt
là tập trung vào mục tiêu đánh giá việc suy giảm ĐDSH ở các khía cạnh sinh thái, xã hội,
kinh tế và giảm sự mất mát này bằng cách sử dụng mạng lƣới các khu DTSQ quốc gia
nhƣ một công cụ cho việc chia sẻ kiến thức, nghiên cứu, giám sát, giáo dục và đào tạo và
thực hiện các quyết định có sự tham gia (Batisse, 1986; Ishwaran et al.2008). Chƣơng
trình MAB của Ủy ban Quốc gia Việt Nam đã đƣa ra một tầm nhìn mới nhằm khẳng định
và truyền đạt ý nghĩa về khái niệm “Khu DTSQ là những phòng thí nghiệm học tập cho

PTBV” bao gồm một số tính năng nhƣ:
- Các không gian đƣợc xem xét phải bao gồm toàn bộ khu DTSQ: vùng lõi, vùng đệm
và vùng chuyển tiếp.
- Bảo tồn và phát triển phải đƣợc xem là có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và áp
dụng cho các chức năng của cả ba khu vực. Đối với vùng lõi, không chỉ nghĩ về mục đích
bảo tồn, hay chỉ quan tâm đến ĐHSH trong vùng lõi, mà còn phải quan tâm đến mối quan
hệ để có thể phát triển xã hội và kinh tế trong không gian sinh quyển rộng lớn hơn. Tƣơng
tự, phát triển trong vùng đệm và vùng chuyển tiếp phải đƣợc gắn với việc cải thiện môi
trƣờng, bao gồm sử dụng bền vững và bảo tồn ĐDSH.

×