Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phẩm chất lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 7 trang )

Phẩm chất lãnh đạo
Những phẩm chất cần có của một lãnh đạo
Những phẩm chất của một người lãnh đạo (dĩ nhiên là không phải tất cả những ai làm lãnh đạo cũng
có đầy đủ những phẩm chất sau):
Khả năng gây ảnh hưởng đến người khác: thuyết phục người khác nghe theo sự chỉ dẫn của
mình. Điều này đòi hỏi sự khéo léo, tài ngoại giao và một số kỹ năng làm việc với con người.
Khả năng khơi dậy sự tự tin: bằng cách làm gương và/hoặc đặt ra chuẩn mực cao.
Tính kiên định: rất quan trọng khi một tập thể có sự khác biết về chính kiến và quan điểm.
Tính đáng tin cậy: không bao giờ khiến tập thể thất vọng.
Lòng chính trực: không nhượng bộ trong việc giữ vững các chuẩn mực đã đề ra.
Một quá trình phấn đấu và thành công: một người lãnh đạo giỏi thường luôn dễ nhận ra khi nhìn
vào bề dày thành tích mà họ đã gặt hái được. Điều này tạo sự tôn trọng ở cấp dưới, đồng thời cũng
mang lại sự tự tin cho bản thân lãnh đạo.
Công bằng: luôn vô tư, không thiên vị một phía nào.
Biết lắng nghe: hơn là chỉ biết áp đặt và lấn lướt trong mọi cuộc thảo luận.
Nhất quán: không bẻ cong các giá trị hay quy tắc để chiều theo hoàn cảnh.
Quan tâm chân thành đến người khác: yêu quý, hòa đồng với mọi người.
Bộc lộ sự tin tưởng vào tập thể: luôn luôn sẵn sàng trao lại quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm
cho tập thể.
Đánh giá công trạng đúng người: thay vì cho rằng tất cả công trạng đều của người lãnh đạo.
Sát cánh bên tập thể: không chối bỏ trách nhiệm khi gặp khó khăn.
Cung cấp thông tin kịp thời cho tập thể: không tỏ ra "bí mật" để chứng tỏ mình quan trọng.
Nhìn chung, có thể chia các kỹ năng và phẩm chất của một người lãnh đạo giỏi thành bốn nhóm như
sơ đồ sau:
(Dựa theo Business Edge)
8 phẩm chất của nhà quản lý hiện đại
8 PHẨM CHẤT CỦA NHÀ QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI
TS. Vũ Thế Dũng
Đại Học Bách Khoa Tp. HCM
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia. Trong đó việc xây dựng một đội ngũ các nhà
quản lý hiện đại có tầm vóc quốc tế là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Các doanh nhân có tầm hoạt động trên


phạm vi toàn cầu là nền tảng cốt lõi của các doanh nghiệp toàn cầu. Câu hỏi đặt ra: Những phẩm chất/ kỹ năng
nào cần có ở một nhà quản lý hiện đại?
Đầu tiên là kỹ năng quản lý. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh
nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và
kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại,
những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng. Hoạch định có xa và gần. Xa là
tầm nhìn về con đường phát triển của bản thân và doanh nghiệp trong dài hạn với câu hỏi chính: “Doanh nghiệp
trong 5, 10, và 20 năm tới sẽ như thế nào?” – câu hỏi loại này rất quan trọng, nó quyết định tương lai của cá nhân
và doanh nghiệp. Câu hỏi loại này đòi hỏi các kiến thức rất tổng hợp và đa dạng. Xu thế toàn cầu hóa có ảnh
hưởng rất mạnh đến câu hỏi này. Chúng ta không còn có thể giới hạn câu trả lời về tương lai của doanh nghiệp
mình trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị tương lai mình trong bối cảnh cạnh
tranh và hợp tác toàn cầu. Lúc này sẽ không có chỗ cho “giường chiếu hẹp” với những “giấc mơ con” . Hoạch định
gần là những kế hoạch ngắn hạn như từng tháng, quí, hay năm. Khảo sát gần đây của chúng tôi trên 200 doanh
nghiệp thuộc 4 ngành tại Tp.HCM và HN cho thấy hầu hết đều có lập kế hoạch kinh doanh (KHKD) như một công
cụ hoạch định. Nhưng điều đáng buồn là phần lớn chỉ là hình thức, KHKD bị quên lãng ngay sau khi viết và do vậy
chẳng phát huy tác dụng. Lúc này chính là vai trò của tổ chức và điều hành. Kỹ năng này bao gồm phân bổ công
việc, tài nguyên, nhân sự, và phối hợp thực hiện giữa các cá nhân, các nhóm, và các tổ chức. Một kế hoạch hay
sẽ vô nghĩa nếu nó không được tổ chức thực hiện nghiêm túc và hiệu quả. Tuy nhiên công việc chung sẽ không
thể tổ chức tốt nếu các công việc cá nhân không được tổ chức hiệu quả. Nhà quản lý hiện đại phải là người tổ
chức tốt công việc và thời gian của chính mình. Cần phân bổ hợp lý các nguồn lực cá nhân cho các công việc sự
vụ hàng ngày, đầu tư phát triển (học tập, nghiên cứu), thư giãn, gia đình và xã hội. Sự mất cân đối trong bố trí
nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm hiệu năng của nhà quản lý. Tương tự như một tổ chức, mỗi cá nhân cũng phải đặt
cho mình câu hỏi về tương lại và có kế hoạch cụ thể cho tương lai đó.
Kỹ năng lãnh đạo là phẩm chất thứ hai. Một nhà lãnh đạo tốt phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những
thử thách, và chấp nhận thay đổi. Họ phải biết động viên nhân viên của mình bằng cách tạo ra môi trường làm
việc tốt (thu nhập, sự hứng thú làm việc, các thử thách, sự an toàn trong công việc, các thăng tiến ), phải đưa ra
các nhận xét (khen và phê bình) chính xác trên một tinh thần xây dựng. Khen và phê bình đúng lúc và đúng liều
lượng có tác dụng động viên rất cao. Trên thực tế rất nhiều nhà quản lý không biết cách khen ngợi hay phê bình vì
không vượt qua được bản thân hay để cho cảm tình cá nhân xen vào công việc. Lựa chọn, hướng dẫn, phát triển,
và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo giỏi phải có các

cộng sự giỏi để biến các kế hoạch của họ thành hiện thực.
Phẩm chất thứ ba là kỹ năng về ứng xử và giao tiếp. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt và kiến thức cũng
như kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Mục tiêu của kỹ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau
trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Công nhận và chia sẽ các
giá trị và thành tựu của người khác hoàn toàn không phải là việc đơn giản dù giá trị đó là của cấp dưới hay đồng
nghiệp, hoặc cấp trên. Đây là cơ sở quan trọng trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn, và thương lượng.
Phẩm chất thứ tư là kỹ năng truyền thông. Gửi và nhận thông tin rõ ràng, chính xác, đầy đủ, và hiệu quả là yêu
cầu của kỹ năng này. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về thông báo, nói, nghe, và viết. Nhà quản lý phải có khả
năng thông báo cho các cộng sự các sự kiện, quyết định, thay đổi một cách hiệu quả. Kỹ năng nói, thuyết phục và
trình bày hiện nay được coi là kỹ năng truyền thông quan trọng bậc nhất của một nhà quản lý. Có ý tưởng nhưng
không thuyết phục được người khác tin và làm theo thì chắc chắn sẽ thất bại. Mô hình các nhà quản lý “lẳng lặng
mà làm” không còn chỗ đứng trong kinh doanh quốc tế. Cần ghi nhớ “im lặng là vàng nhưng lời nói đúng lúc là kim
cương”. Hiện nay vai trò của tiếng Anh là không thể phủ nhận. Các nhà quản lý quốc tế phải là người sử dụng cực
kỳ thành thạo tiếng Anh trong giao tiếp truyền thông. Một yếu điểm mà nhiều nhà quản lý hay mắc phải là không
biết lắng nghe. Nghe và chấp nhận sự khác biệt là yếu tố quan trọng của phát triển. Nói khó, nghe khó, nhưng viết
còn khó hơn nữa. Viết cho đúng, thể hiện rõ ý tưởng, và thuyết phục được người đọc là kỹ năng cần luyện tập
thường xuyên. Bên cạnh việc truyền truyền thông trong nội bổ doanh nghiệp, các nhà quản lý còn cần luyện tập
các kỹ năng truyền thông công cộng như diễn thuyết, trả lời phỏng vấn, viết báo. Các công cụ máy móc, phần
mềm hỗ trợ truyền thông có rất nhiều và rất tiện dụng. Các nhà quản lý cần học cách tối ưu hóa các hỗ trợ này.
Thứ năm là kỹ năng thích nghi nhanh với các thay đổi. Môi trường kinh doanh, chính trị, xã hội, và tự nhiên thay
đổi hết sức nhanh chóng đòi hỏi nhà quản lý phải nhanh chóng thay đổi và thích nghi để tồn tại và phát triển. Để
không bị động trước những thay đổi nhà quản lý cần có khả năng dự báo trước những thay đổi để có kế hoạch
thích nghi cho mình và doanh nghiệp. Xử lý căng thẳng (stress), xây dựng lòng tự tin và tự chấp nhận, năng lực
làm việc độc lập trong những môi trường đa dạng và nhiều thử thách, và tính linh hoạt là những yêu cầu cơ bản
của nội dung này. Chơi thường xuyên một môn thể thao là một phương pháp rất tốt để giảm căng thẳng, tăng tiếp
xúc xã hội, và bảo vệ sức khoẻ. Một ý chí mạnh mẽ, linh hoạt phải đi kèm với một cơ thể mạnh khỏe. Bên cạnh đó
một một kế hoạch quản lý thời gian và công việc hiệu quả cũng như một gia đình hạnh phúc là những cơ sở quan
trọng để tăng cường năng lực thích nghi, tăng tự tin và giảm căng thẳng.
Thứ sáu là kỹ năng tự động viên. Tự động viên là một kỹ năng rất cần thiết để luôn có tinh thần lạc quan và có cái
nhìn tích cực đối với công việc của mình. Đừng chờ sự công nhận và động viên từ người khác, chính chúng ta

phải là người đầu tiên nhìn thấy những điểm mạnh, những đóng góp, những thành công của mình dù đó là những
thành công nhỏ nhất. Đôi khi thước đo quan trọng nhất chính là so với chính mình, mình đã làm tốt hết mức của
mình chưa, mình đã thực lòng với mọi người chưa? Nếu câu trả lời là có, chúng ta có thể tự tin và đi tiếp con
đường của mình. Đúng, sai, thị phi nhiều khi rất khó phân biệt nếu chúng ta chỉ sử dụng các thang đo – tiêu chuẩn
của xã hội (người ngoài). Nhà quản lý trưởng thành là người kết hợp thang đo của chính mình với thang đo của
xã hội để có cái nhìn toàn diện. Lúc này đặt ra các tiêu chuẩn làm việc, các thang đo cho thành công cá nhân là
những công việc làm làm. Nhà quản lý thành đạt luôn là người có những tiêu chuẩn caoo và quyết tâm theo đuổi
chúng, nhưng nếu chưa đạt được thì cũng không bi quan.
Kiến thức chuyên môn/ nghề nghiệp là phẩm chất thứ bảy. Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà quản lý cần phải có.
Một là kiến thức/ kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành,
các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về
môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Cần lưu ý, kiến thức là khái niệm động, nó
luôn thay đổi do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức. “Học tập suốt đời” đã
trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà quản lý. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất
cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn Hiện nay văn
hóa học tập trong các doanh nghiệp và doanh nhân ở Việt Nam ta chưa mạnh. Một số thì thiên về khoa cử bằng
cấp, một số lớn khác thì chạy theo sự vụ hàng ngày mà bỏ bê việc tích lũy kiến thức.
Phẩm chất cuối cùng là kỹ năng xử lý thông tin và năng lực tư duy. Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả
để có thể đưa ra những quyết định chính xác là mục tiêu của phẩm chất này. Có bốn thành phần chính. Đầu tiên
là kỹ năng phân tích vấn đề và ra quyết định. Nó bao gồm nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý
các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất. Thứ hai là kỹ năng phân tích tài chính và
định lượng. Các nhà quản lý phải có thể làm việc với các con số tài chính và có khả năng phân tích các con số
này để phụ vụ quá trình quản lý. Kế đến nhà quản lý phải có khả năng phát triể và sáng tạo các phương pháp giải
quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp. Sáng tạo là phẩm chất quan trọng, nhưng nó không tự nhiên
đến mà là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát, và tư duy liên tục. Thứ tư là khả năng xử lý các chi tiết.
Thông tin rất nhiều và đa dạng, để xử lý hiệu quả nhà quản lý phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ
được các khuynh hướng chính nhưng không mất đi các chi tiết cần thiết, cân đối giữa toàn cục và thành tố.
Cuối cùng, cơ hội cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp, và quốc gia đang mở rộng. Những nhà quản lý tài ba với sẽ là
nền tảng quan trọng để Việt Nam cất cánh.
BÀI VIẾT NÀY ĐÃ ĐĂNG TRÊN TUỔI TRẺ CHỦ NHẬT SỐ 50-03, NGÀY 21-12-2003

http://203.162.168.163/svvn/default.aspx?tabid=200&ItemID=389
Nguồn: Vũ Thế Dũng – TTCN
MƯỜI PHẨM CHẤT CẦN CÓ ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO
Lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những nghề quan trọng nhất, một nghề khó và dường như
càng ngày càng trở nên khó hơn. Thời gian họ trụ lại vị trí này càng ngày càng ngắn hơn. Cuộc
cạnh tranh đối với các tài năng lãnh đạo càng ngày càng khốc liệt hơn. Sau đây là danh sách
mười phẩm chất cần có ở một người lãnh đạo tài giỏi:
1. Một nền tảng đạo đức vững chắc
Người lãnh đạo có tính cách không nên có thì công ty của họ cũng bị lung lay. Tính cách này
không đến mức làm công ty phá sản, nhưng sẽ làm công ty sẽ bị mất đi những tài năng thực sự: những người tốt không
muốn làm việc cho công ty có người lãnh đạo tồi về nhân cách.

2. Khả năng đưa ra các quyết định "khó chịu"
Nhiều khi người lãnh đạo phải quyết định dựa trên một cơ sở thông tin mơ hồ. Người lãnh đạo phải giải quyết thật nhanh
các yêu cầu trái ngược nhau mà không nắm chắc thực tế diễn ra như thế nào. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có
bản lĩnh cứng rắn, kiên quyết. Còn những người không dám gây đau đớn, không dám chấp nhận nguy cơ “thâm thù”, hay
những người cần bằng chứng rõ ràng trước khi quyết định thì không nên đứng ở vị trí này.
3.Tập trung
Là phẩm chất cần thiết để đưa ra các quyết định khó chịu trên. Lãnh đạo một công ty và giải quyết nhanh chóng hàng loạt
các vấn đề phức tạp là một thách thức trí tuệ lớn. Rút ra điều cốt yếu từ một đống hỗn độn là điều tối cần thiết để có thể
đưa ra được một chiến lược hiệu quả. Để có thể vượt qua những tiếng la ó phản đối và ánh mắt săm soi của công
chúng, người lãnh đạo phải có một bản lĩnh để tập trung vào điều thực sự quan trọng mà không bị phân tâm trước những
phản ứng của công chúng.
4.Tham vọng.
Những người lãnh đạo giỏi nhất là những người có cái đầu chứa đầy tham vọng về quyền lực, những người muốn tạo ra
được một cái gì đó còn tồn tại lâu hơn chính bản thân họ. Điều này khác với mong muốn làm nổi bật bản thân. Tham
vọng này tạo ra một động lực và nỗi ám ảnh không ngừng về việc phải thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ của mình – đây
là những tố chất cần thiết của người lãnh đạo.
5.Kỹ năng giao tiếp tốt
Là một yêu cầu cần thiết, đòi hỏi một nhà lãnh đạo công ty phải có khả năng thuyết phục cao - điều này không phải lúc

nào cũng có nghĩa là nói sự thật. Việc khuyến khích động viên một lực lượng lao động đông đảo cũng đòi hỏi người lãnh
đạo phải có năng khiếu trình bày một viễn cảnh sáng sủa sao cho thật thuyết phục. Một người không có khả năng làm
người khác tin tưởng sẽ khó có thể đảm nhận được công việc này.
6. Khả năng đánh giá con người
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo là dành thời gian của mình để tìm hiểu người làm việc cùng
mình. Phán đoán xem ai sẽ là người làm việc hiệu quả nhất trong vị trí nào. Giống như rất nhiều khía cạnh khác của loại
nghề nghiệp đỉnh cao này, việc phán đoán đòi hỏi người lãnh đạo phải huy động cả trực giác lẫn kinh nghiệm của bản
thân.
7. Giỏi phát triển nhân tài
Là một phẩm chất cần thiết của người lãnh đạo. Người ta thường học được nghệ thuật lãnh đạo từ một cố vấn dày dạn
kinh nghiệm chứ không phải từ một cuốn sách hay. Vì vậy, một người lãnh đạo có tài không chỉ cần phát hiện nên sử
dụng những năng khiếu nào của một cá nhân cụ thể mà còn phải là một giáo viên giỏi có khả năng truyền đạt được kỹ
năng của mình cho những người xung quanh (đồng thời khuyên khích những người khác cũng truyền đạt kinh nghiệm
cho các đồng nghiệp của họ). Đó là một phương pháp hữu hiệu để tạo ra những người lãnh đạo ở các cấp khác nhau
trong bất kỳ một tổ chức nào.
8.Tự tin
Việc tập hợp và sử dụng nhân tài đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng làm việc với những người làm công việc của
họ giỏi hơn, người lãnh đạo phải hướng dẫn và động viên họ. Người lãnh đạo nào ghen tỵ với nhân viên của mình sẽ
không xây dựng được lòng trung thành nơi họ. Lòng tự tin còn cho phép người lãnh đạo thừa nhận điểm yếu của mình
và yêu cầu giúp đỡ mà không cảm thấy sợ bị chỉ trích hoặc cảm thấy mình thiếu năng lực. Những nhà lãnh đạo thành
công là những người có thể nói “tôi không biết phải làm gì tiếp theo” mà không làm mất đi sự tôn trọng của đồng nghiệp.
9. Khả năng thích nghi
Sẽ là phẩm chất vô giá khi vận rủi tới. Vượt qua được vận rủi đòi hỏi con người phải có bản lĩnh và tính linh hoạt. Khả
năng này được thể hiện ở việc phát hiện ra một thay đổi nào đó trên thị trường, trong thái độ của công chúng hay trong
môi trường chính trị, thể hiện ở việc vạch ra một phương hướng hoàn toàn khác ngay cả khi phải rũ bỏ một ý kiến mà
cấp trên của mình đã rất nhiệt tình đồng ý. Phải có khả năng định hình lại một vấn đề sao cho khi nhìn từ một số khía
cạnh nào đó, vấn đề khó khăn đó có vẻ giống như một sự thành công.
10. Duyên dáng
Không phải là một phẩm chất được dạy trong các khóa dạy Quản trị Kinh doanh nhưng rất ít người có thể trở thành lãnh
đạo khi thiếu phẩm chất này - tất nhiên yếu tố này cần một chút may mắn trời cho.

Các phẩm chất này cần thiết cho việc lãnh đạo bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cách thức lãnh đạo công ty sẽ quyết định
sự thịnh vượng của công ty, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng công ty.
9 phẩm chất cần có của một lãnh đạo
inShare
0 Bình luận
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tổ chức nào
cũng cần có lãnh đạo – một người đứng đầu
thực sự dù họ có công nhận điều đó hay không.
Dưới đây là 9 phẩm chất mà chúng ta có thể
thấy ở hầu hết các nhà lãnh đạo. Hãy xem: bạn
có được những phẩm nào trong số này?
Khiêm tốn. Khiêm tốn là phẩm chất tiêu biểu ở hầu
hết các nhà lãnh đạo. Từ các bậc vĩ nhân, các chính
khách được chúng ta yêu mến cho đến những ông
chủ tập đoàn lớn, hay gần nhất là vị sếp mà bạn
đang ngưỡng mộ trong công ty của mình.
Liêm chính. Dù là lãnh đạo một đất nước, một tập
đoàn hùng mạnh hay một công ty nhỏ thì liêm chính
luôn là một đức tính cần phải có ở bất kỳ một nhà lãnh đạo nào. Đây có thể coi như một trong những
nguyên tắc cơ bản của các nhà lãnh đạo. Nếu đánh mất tính liêm chính của mình, bạn sẽ mất tất cả.
Quyết đoán. Trong khi bạn đang còn chần chừ thì cơ hội sẽ đi qua mà bạn không hề hay biết. Quyết định
đúng lúc, đúng chổ là một khả năng nổi trội của các nhà lãnh đạo. Chính sự quyết đoán trong tính cách
của họ đã góp phần chủ yếu vào những thành công mà họ đã, đang và sẽ đạt được. Nếu bạn muốn trở
thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, hay ít nhất là một ông chủ “con con” hãy học cách để biết lúc nào
mình nên hành động, và lúc nào thì không.
Khôn ngoan. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những
cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn. Sự khôn ngoan này không đồng
nghĩa với nhẫn tâm, sẵn sàng làm cho người khác bất lợi để mình được lợi
Nhạy cảm. Đó là khả năng nắm bắt được cảm xúc của người khác, hiểu được những suy nghĩ của họ và
từ đó có cách ứng xử phù hợp với từng người, từng tình huống cụ thể. Đây không phải là điều mà ai cũng

có thể có được. Đó là sự “thiên phú” (trời cho) và là kết quả một quá trình trải nghiệm dài lâu cũng như
học hỏi không ngừng. Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy tự hỏi xem: mình có khả năng này
không?
Thích ứng. Thích ứng tốt là một yêu cầu cấp bách và trọng yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện
nay. Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục để phù hợp với xu thế mới, bối cảnh mới,
nhưng không được làm mất đi chính con người mình.
Tự học. Học hỏi không ngừng để nâng cao sự hiểu biết là yếu tố then chốt để có thể trở thành một nhà
lãnh đạo hay quản lý giỏi. Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo không? Trước hết, hãy xem mình có khả
năng này không đã.
Đam mê. Bất kỳ một công việc nào nếu muốn thành công đều đòi hỏi bạn phải có lòng đam mê. Vậy nên,
nếu bạn có một niềm đam mê vào một lĩnh vực, công việc hay một điều gì đó, hãy mạnh dạn sống với
chính niềm đam mê ấy của mình – dù có thể điều này đối với một số người là điên rồ, là kỳ quái…và
không dễ dàng chút nào để thực hiện. Đây là con đường sẽ dẫn bạn đến với những thành công.
Thuyết phục. Hầu hết các nhà lãnh đạo và quản lý giỏi điều là những nhà diễn thuyết tài ba. Họ không
chỉ biết cách làm cho người khác nghe và tin theo mình mà còn khiến cho chúng ta làm theo họ. Đây là
tính cách vượt trội của những nhà lãnh đạo so với những người bình thường như chúng ta. Bạn muốn trở
thành một lãnh đạo? Hãy học hỏi điều này ngay nhé.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×