Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Chuyên đề xây dựng môi trường ngoại ngữ trong trường thcs, trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 35 trang )

Chuyên đề:
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG NGOẠI NGỮ
TRONG TRƯỜNG THCS
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi đề cập đến ngoại ngữ, tiếng Anh gần như đã trở thành một ngơn
ngữ tồn cầu trong mọi lĩnh vực. Nó được chọn là một ngoại ngữ quan
trọng nhất ở hầu hết các quốc gia nơi mà tiếng Anh không phải là ngôn
ngữ thứ nhất. Ngay cả trong đời sống hằng ngày, người biết ngoại ngữ
cũng có nhiều cơ hội hơn người chỉ biết tiếng mẹ đẻ của mình.
Đối với Việt Nam, hầu hết học sinh, sinh viên đều chọn tiếng Anh là
ngoại ngữ chính. Trong nhiều năm qua, tiếng Anh là một trong những môn
thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thơng. Nhà nước cũng đã
có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh thông qua
đầu tư cho công tác bồi dưỡng GV, đổi mới chương trình và kiểm tra đánh
giá, đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho việc dạy và học tiếng Anh.
Tuy nhiên, chất lượng dạy và học đối với bộ mơn này nhìn chung
vẫn chưa được cải thiện đáng kể và có sự chênh lệch giữa các địa phương
khác nhau. Mặt bằng trình độ tiếng Anh của Việt Nam chỉ ở mức trung
bình (theo đánh giá của Education First, năm 2018 trình độ Tiếng Anh
của Việt Nam ở vị trí thứ 41/88 quốc gia và vùng lãnh thổ). Nhiều học
sinh, sinh viên không sử dụng được ngôn ngữ ở mức độ yêu cầu sau khi
tốt nghiệp.
Ở nhiều nơi, nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh vẫn còn
hạn chế. Nhiều người học vẫn xem đây là một mơn học bắt buộc phải
hồn thành chứ chưa nhận thức được đó là một kỹ năng thiết yếu cần phải
chuẩn bị cho tương lai. Đối với những người học nhận thức được tầm
quan trọng của Tiếng Anh thì họ cũng khơng có mơi trường thuận lợi để
sử dụng.
Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu phải có những giải pháp căn cơ, có sự
chung tay của tồn xã hội. Quyết định 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và


học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 đã
chỉ ra một trong những giải pháp đó là “Phát triển và nhân rộng mơ hình
tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường
1


sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp,
phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong
trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ,
câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương trình
ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông
tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối
tượng khác nhau”.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy việc tạo môi trường ngoại
ngữ cho học sinh cịn nhiều hạn chế mặc dù có sau mỗi đơn vị bài học có
tiết Project – tiết học của sự sáng tạo và phát triển năng lực của học sinh
cũng như cơ hội tạo ra môi trường ngoại ngữ cho học sinh. Từ những lý do
trên, chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng và cùng xây dựng chuyên đề:
“Một số hoạt động xây dựng môi trường ngoại ngữ trong trường
THCS”.
Trong giới hạn của chuyên đề, chúng tôi chỉ đưa ra một số hoạt động
nhằm xây dựng môi trường ngoại ngữ trong trường THCS. Đồng thời
mong muốn đóng góp tài liệu tham khảo để chúng ta cùng nghiên cứu, phát
triển và vận dụng cho từng đối tượng cụ thể.

II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận.
Việc xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng Tiếng Anh
có những ý nghĩa sau đây:
2



- Giúp toàn thể cộng đồng nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng
Anh. Từ đó các cá nhân có động lực để học và sử dụng ngôn ngữ này, biến
tiếng Anh thành lợi thế của bản thân;
- Giúp người học sử dụng ngơn ngữ mình đã học thay vì ghi nhớ
ngôn ngữ như một kiến thức. Bản chất của việc học ngoại ngữ là để sử
dụng, để giao tiếp chứ không phải để ghi nhớ như một sự kiện, một công
thức;
- Môi trường học và sử dụng tiếng Anh giúp gián tiếp nâng cao chất
lượng dạy và học bộ mơn này trong chương trình, giúp đổi mới cách dạy
và cách học từ phương pháp truyền thống sang phương pháp dạy và học
theo định hướng giao tiếp.
Từ những ý nghĩa đó, có thể thấy việc xây dựng và phát triển môi
trường học và sử dụng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Nó đặt ra yêu cầu về
trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đặc biệt là các cấp quản
lý giáo dục trong việc xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ cũng
như những cách thức dạy và học phong phú, đa dạng để tạo điều kiện cho
người học sử dụng và giao tiếp bằng ngoại ngữ mình đã học.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Giáo viên
Từ nhiều năm qua, đội ngũ giáo viên tiếng Anh nói chung và đội ngũ
giáo viên tiếng Anh của huyện Cẩm Giàng nói riêng cũng đã nỗ lực hết
mình để tạo ra mơi trường ngoại ngữ tích cực, sáng tạo giúp cho các em
phát triển và thực hành ngôn ngữ này . Tuy nhiên, điều đó mới chỉ dừng lại
ở một số thầy cơ nhiệt tình, một số học sinh hoặc trường có số học sinh có
trình độ khá về bộ môn này.
Một phần là do một số bộ phận giáo viên chưa hiểu rõ việc xây dựng
môi trường ngoại ngữ là làm như thế nào, cịn ngại khó, ngại vất vả.
Một phần là do công việc của mỗi giáo viên còn quá nhiều, đội ngũ

giáo viên tiếng Anh còn thiếu.
Cơ chế để thực hiện việc tạo môi trường ngoại ngữ còn nhiều bất
cập.
2.2. Học sinh

3


Hầu hết các em chỉ coi môn tiếng Anh là một bộ mơn học cần phải
hồn thành mà chưa hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc sử
dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày và định hướng tương lai. Các
em coi môn tiếng Anh là một bộ mơn để thi cho xong, chưa có ý thức học
tập nghiêm túc để thực hành nó cho tương lai của mình.
Bên cạnh đó, khi được giao nhiệm vụ thực hiện Project các em còn
ngại, sợ mất thời gian, một số bộ phận các em học sinh còn lợi dụng việc
làm Project để đi chơi mà khơng có thái độ nghiêm túc đối với chính bộ
mơn, với chính bản thân và cơng việc của mình.
Bên cạnh số ít các em học sinh khá giỏi về bộ mơn tiếng Anh thì cịn
rất nhiều em học sinh trung bình về bộ mơn này, chính vì lý do đó mà các
em khơng đủ tự tin, khơng biết cách để tạo ra cho mình môi trường ngoại
ngữ để thực hành những nội dung kiến thức đã được học.
2.3. Phụ huynh.
Một số bộ phận phụ huynh học sinh có ý kiến: Việc thực hiện Project
mất thời gian học của con em họ, tốn tiền, thậm chí khơng cho con thực
hiện project cùng các bạn trong nhóm.
3. Giải quyết vấn đề.
Trong giới hạn của chuyên đề, chúng tôi đề cập tới một số hoạt động
nhằm đánh giá năng lực của học sinh, đồng thời tạo ra môi trường ngoại
ngữ cho các em một cách thường xuyên, liên tục.
3.1. Em tập làm giáo viên tiếng Anh .

3.1.1. Nội dung.
Ở giải pháp này, giáo viên yêu cầu học sinh dạy lại từ vựng hoặc ngữ
pháp đơn giản mà học sinh vừa được học trên lớp cho người thân: bố, mẹ
hoặc anh chị em trong gia đình rồi quay lại nội dung dạy đó và gửi cho
giáo viên (đối với học sinh yếu), dạy lại nội dung ngữ pháp đối với học
sinh khá giỏi.
Ví dụ như ở các tiết học: Getting started, A closer look 1-2, hoặc bất
kỳ nội dung nào có từ mới và ngữ pháp đơn giản. Bởi các tiết học này có
nhiều từ vựng, ngữ pháp và cũng là những tiết học đầu tiên giới thiệu ngữ
liệu mới của mỗi đơn vị - chủ đề bài học.
3.1.2. Mục đích.
4


Giúp cho học sinh – học sinh yếu - học lại kiến thức trên lớp: từ
vựng và ngữ pháp một cách tự nhiên. Và bằng cách này học sinh bắt buộc
phải nhớ cách phát âm, nhớ cách sử dụng từ, nhớ ý nghĩa của từ vựng cũng
như các mẫu câu ngữ pháp đơn giản. Còn đối với học sinh khá giỏi sẽ tăng
khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em.
Bên cạnh đó cịn tạo ra mơi trường giao tiếp bằng tiếng Anh ngay tại
nhà, đồng thời giúp cho phụ huynh học sinh cũng hiểu rõ hơn về tiếng
Anh, chia sẻ với con cái, gần gũi và quan tâm hơn đối với việc học của các
con.
Ngoài ra, với cách làm này, đối với học sinh yếu kém, có ý thức hơn
đối với mơn học. Các em có cơ hội tích lũy kiến thức, nhớ kiến thức lâu
hơn. Điều quan trọng đó là tạo sự tự tin cho các em khi lên lớp. Giáo viên
có thể kiểm sốt được việc học tại nhà của học sinh một cách tự nhiên, học
sinh cũng không thể lấy lý do để không học bài hoặc thực hiện nhiện vụ
học tập.
3.1.3. Cách thức thực hiện.

Bước 1: Trên lớp giáo viên phải dạy từ vựng, ngữ pháp một cách dễ
hiểu nhất, rèn cho học sinh cách phát âm.
Bước 2: Giao công việc cho từng đối tượng học sinh. Tùy vào khả
năng của học sinh để giao số lượng từ vựng và nội dung ngữ pháp cần
thiết. Định lượng thời gian nộp sản phẩm (clip).
Bước 3: Giáo viên nhận xét trực tiếp cho học sinh về cách phát âm,
ngữ điệu, cách sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp.
Bước 4: Chọn một số clip tốt hoặc chưa tốt cơng bố (trình chiếu) để
cho các thành viên khác trong lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bước 5: Cho điểm – trao thưởng cho sự tiến bộ và ý thức thực hiện
của học sinh.
3.1.4. Kết quả đạt được.
- Hầu hết học sinh yếu kém đã tự tin hơn với vốn từ tiếng Anh của
bản thân. Đặc biệt các em đã chủ động thực hiện và tham gia vào nội dung
kiểm tra từ mới và bài tập liên quan đến từ vựng.

5


- Các em bắt đầu có hứng thú với bộ môn tiếng Anh, hăng hái hơn
trong việc xây dựng bài với nội dung liên quan đến từ vựng và thực hành
nói những câu đơn giản.
- Các bậc phụ huynh hiểu hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh, bắt
đầu hình thành thói quen quan tâm hơn tới việc học tập của các con. Họ
chủ động và khơng cịn nói “ Chúng tơi chẳng biết gì về tiếng Anh nên
khơng biết bảo cháu thế nào” đặc biệt có những phụ huynh cịn chủ động
tìm hiểu về cách phát âm của từ vựng để hướng dẫn lại con.
- Sự gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình được tăng
lên. Đặc biệt là mối quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà giáo viên,
phụ huynh học sinh với nhà trường ngày càng chặt chẽ hơn.

3.2. Hoạt động ngoại khóa tiếng Anh (ngồi giờ học)
Có rất nhiều hoạt động ngồi giờ học tiếng Anh mà mỗi giáo viên
chúng ta có thể vận dụng tùy theo đặc điểm của nhà trường, hay trình độ
học sinh mà ở đó chính học sinh là người tổ chức thực hiện các hoạt động
và cũng là đối tượng thụ hưởng từ việc tổ chức các hoạt động này.
3.2.1. Hoạt động trong nhà trường.
* Yêu cầu:
Có thể tổ chức ở quy mô nhỏ trong nhà trường vào cuối mỗi chủ đề,
mỗi đợt thi đua hay dịp kỉ niệm nào đó.
Sau đây là một số hoạt động tiêu biểu mà GV có thể lựa chọn để tổ
chức trong nhà trường tùy theo đặc điểm tình hình thực tế của từng trường
mình cũng như tùy vào đối tượng học sinh:
Hoạt động 1: Tạp chí tiếng Anh (English magazine)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ, đặc biệt là kĩ
năng viết, nói và thuyết trình tiếng Anh; tăng cường kĩ năng mềm: làm việc
nhóm, tìm kiếm thơng tin, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, giải quyết vấn
đề, tư duy phản biện và sáng tạo;
- Giúp giáo viên các môn cùng học tiếng Anh với học sinh qua việc
hướng dẫn học sinh làm tạp chí.
6


b) Các bước tổ chức thực hiện:
Bước 1: Thành lập ban tổ chức, xây dựng kế hoạch tổ chức, phân
công nhiệm vụ.
Bước 2: Thông báo kế hoạch này tới giáo viên (GV), học sinh (HS)
và phụ huynh học sinh (PHHS).
Bước 3: Xây dựng thể lệ hoạt động
Bước 4: Chia nhóm HS, phân cơng nhiệm vụ cho từng nhóm thành

viên: viết bài, phỏng vấn, chụp ảnh, thiết kế…
Bước 5: Các nhóm HS làm tạp chí dưới sự hướng dẫn của GV và hỗ
trợ của tình nguyện viên (TNV).
Bước 6: Tổ chức thuyết trình tại lớp và lựa chọn cuốn tạp chí có chất
lượng để tham gia cấp trường.
Bước 7: Triển lãm tạp chí trong khn viên trường. Ban giám khảo
(BGK) chấm điểm.
Bước 8: Ban tổ chức (BTC) họp tổng kết, rút kinh nghiệm.
Một số hình ảnh minh họa

Góc trưng bày sản phẩm tạp chí
biên

Quyển tạp chí do nhóm học sinh
tập, phát hành

Hoạt động 2: Ngày tiếng Anh hằng tuần (Weekly English day)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng sử dụng ngơn ngữ, đặc biệt là kĩ
năng nghe, nói; phát huy sở trường và các kĩ năng mềm.

7


- Giúp GV các môn cùng phối hợp giúp HS học và sử dụng được
tiếng Anh.
b) Các bước tổ chức thực hiện:
Bước 1: Thành lập BTC, xây dựng kế hoạch chi tiết và phân cơng
nhiệm vụ (đầu học kì)
Bước 2: Thiết kế hoạt động, các trò chơi vui, nhỏ, dễ thực hiện có ý

nghĩa tạo mơi trường sử dụng tiếng Anh.
Bước 3: Tập huấn TNV về cách khuyến khích HS tham gia hoạt
động và giao tiếp bằng tiếng Anh
Bước 4: BTC phân công GVCN và TNV phụ trách khu vực.
Bước 5: Tham gia đánh giá hiệu quả hoạt động.
Bước 6: BTC cho GV vầ HS tồn trường bình chọn hoạt động theo
các giải: ấn tượng nhất, ứng dụng tiếng Anh nhiều nhất…
Bước 7: BTC họp tổng kết, rút kinh nghiệm
Bước 8: Trao giải thưởng (vào giờ chào cờ hoặc sinh hoạt tập thể
tồn trường)
Một số hình ảnh minh họa

Biểu diễn nhảy hiện đại trên

Vẽ tranh qua mô tả

nền nhạc tiếng Anh
Hoạt động 3: Cuộc đua tiếng Anh (English race)
a) Mục tiêu:
8


- Giúp HS phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đặc biệt là kĩ năng
viết và đọc tiếng Anh qua việc xây dựng ngân hàng câu hỏi bằng tiếng
Anh; tăng cường kĩ năng làm việc nhóm, tìm kiếm thơng tin, sử dụng công
nghệ thông tin; mở rộng kiến thức qua thiết kế và trả lời các câu hỏi về các
lĩnh vực: khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; kĩ thuật, công nghệ…
- Giúp GV các môn tham gia học tiếng Anh cùng học sinh qua việc
hỗ trợ HS thiết kế câu hỏi thuộc mơn học của mình.
b) Các bước tổ chức thực hiện:

Bước 1: Thành lập BTC, Xây dựng kế hoạch tổ chức và phân công
nhiệm vụ; phân công GV tiếng Anh hỗ trợ học sinh từng khối lớp.
Bước 2: Xây dựng thể lệ hoạt động
Bước 3: Hướng dẫn HS thiết kế/ sưu tầm câu hỏi và đưa ra mẫu câu
hỏi và đáp án chuẩn nhất trong toàn trường. Các câu hỏi gồm 5 nội dung về
các lĩnh vực: khoa học tự nhiên; khoa học xã hội; kĩ thuật - cơng nghệ; văn
hóa; nghệ thuật - thể thao.
Bước 4: Học sinh tự viết / thiết kế câu hỏi dưới sự hướng dẫn của
GV tiếng Anh, GVCN. GV tiếng Anh rà soát, sắp xếp câu hỏi theo nội
dung từ dễ đến khó tạo thành ngân hàng câu hỏi.
Bước 5: GV tiếng Anh và GVCN tổ chức thi trong phạm vi lớp.
Chọn ra HS có điểm số cao để tham gia thi cấp khối.
Bước 6: Đánh giá hiệu quả hoạt động
Bước 7: Trao giải cho các cá nhân và tập thể lớp có số điểm cao nhất
Một số hình ảnh minh họa

TNV hỗ trợ HS thiết kế câu hỏi
Anh” quy

Cuộc thi “Cuộc đua tiếng
mơ khối lớp

Hoạt động 4: Văn hố ẩm thực (Food culture)
9


a) Mục tiêu:
Giúp học sinh phát triển năng lực tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng
thuyết trình tiếng Anh; phát triển kĩ năng mềm: gia chánh, chi tiêu, mua
bán đồ ăn và hiểu biết về văn hóa ẩm thực Việt Nam.

b) Các bước tổ chức thực hiện:
Bước 1: Thành lập BTC; thành lập BGK (GV tiếng Anh và PHHS
giỏi tiếng Anh); lập kế hoạch chi tiết và phân công nhiệm vụ .
Bước 2: BTC thông báo tới các lớp về hoạt động.
Bước 3: HS đề xuất món ăn tới GVCN lớp và cùng lựa chọn một
món ăn để trình bày. Mỗi lớp có thể dự thi nhiều hơn một món (tạo thành
một mâm) do các nhóm khác nhau thực hiện.
Bước 4: HS phân công nhiệm vụ (chuẩn bị, nấu, trang trí, trình bày,
v.v.) với sự hỗ trợ của GVCN
Bước 5: HS với sự hỗ trợ của PHHS mua nguyên vật liệu và tập nấu,
trình bày món ăn.
Bước 6: BTC chuẩn bị cơ sở vật chất (khu nấu ăn và trưng bày của
mỗi lớp, míc và loa, phiếu chấm, v.v.).
Bước 7: BTC cho các lớp bốc thăm thứ tự trình bày.
Bước 8: Các lớp/nhóm tiến hành nấu ăn và thuyết trình về món ăn
theo thứ tự bốc thăm.
Bước 9: BGK nếm lần lượt các món ăn, hỏi một số câu hỏi, nhận xét
và cho điểm
Bước 10: Các lớp/nhóm cùng liên hoan thưởng thức các món ăn của
lớp/nhóm.
Bước 13: BTC cơng bố kết quả và trao giải thưởng vào giờ chào cờ
tuần kế tiếp
Bước 14: BTC họp tổng kết, rút kinh nghiệm.

Một số hình ảnh minh họa
10


Vừa chế biến, trưng bày vừa phục vụ


Sử dụng tiếng Anh để giới thiệu

đơng đảo “khách hàng

văn hố ẩm thực Việt

Hoạt động 5: Cùng tiết kiệm (I save you save)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh phát triển năng lực tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng
nghe, nói, thuyết trình; phát triển kĩ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm,
giải quyết vấn đề và tư duy phản biện); tăng cường niềm u thích sử dụng
tiếng Anh, biết tơn trọng sức lao động và giá trị đồng tiền; biết tái sử dụng
đồ vật để bảo vệ môi trường;
- Giúp giáo viên các mơn có dịp sử dụng tiếng Anh giao tiếp với học
sinh qua việc hỗ trợ học sinh tham gia hoạt động;
- Củng cố, tăng cường mối quan hệ giáo viên và học sinh, nhà trường
và phụ huynh học sinh.
b) Các bước tổ chức thực hiện:
Bước 1: Thành lập BTC; lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ, thông
báo cho phụ huynh và HS .
Bước 2: Giáo viên tiếng Anh tuyển tình nguyện viên (TNV) là một
số HS lớp 9 giỏi tiếng Anh.
Bước 3: GVCN chia lớp thành các nhóm (3-4 HS/nhóm) và lập danh
sách nộp cho ban tổ chức (mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm bán 1 món đồ).
Bước 4: Giáo viên tiếng Anh chia TNV thành 2 đội: 1 đội phụ trách
việc “mua và 1 đội phụ trách việc “bán” ở các nhóm của từng lớp.
Bước 5: Ban đại diện CMHS lớp vận động PHHS khối 7 mang đến
góp cho BTC đồ vật đã qua sử dụng (đồ vật gọn nhẹ, khơng có giá trị cao).
Bước 6: TNV phụ trách việc “mua” và “bán” tập huấn cho HS sử
dụng ngôn ngữ giới thiệu sản phẩm.

11


Bước 7: BTC chuẩn bị khu bán hàng tại sân trường; mỗi lớp chuẩn
bị khu trưng bày sản phẩm. BTC in và đóng dấu các tấm “séc” (để phát cho
TNV và để đổi cho khách mua hàng)
Bước 10: TNV phụ trách việc “mua” được phân cơng phụ trách các
nhóm đi mua hàng, khuyến khích “người bán” nói tiếng Anh.
Bước 12: Các TNV phụ trách “bán” tổng hợp “séc” và tính điểm cho
các nhóm đã đạt được.
Một số hình ảnh minh họa

Học sinh háo hức với các món đồ

Một gian hàng với khẩu hiệu

“cùng tiết kiệm”

“I save, you save!”

Hoạt động 6: Thay đổi thế giới quanh em (Changes we can make)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn năng lực Tiếng Anh (đặc biệt là kĩ năng nói, viết)
thơng qua hoạt động thực tiễn; rèn luyện sự tự tin qua việc thể hiện tiếng
nói của bản thân để tạo ra những thay đổi; nuôi dưỡng ý thức cộng đồng,
mong muốn cải tạo mơi trường sống, thể hiện vai trị tham gia xây dựng xã
hội;
- Thúc đẩy giáo dục tinh thần trách nhiệm của học sinh đối với nhà
trường
b) Các bước tổ chức thực hiện:

Bước 1: Thành lập BTC, xây dựng kế hoạch và phân cơng nhiệm vụ
Bước 2: GVTA chia nhóm GVCN để hướng dẫn các nhóm HS
Bước 3: BTC phát động; thông báo cho các HS về thể lệ

12


Bước 4: HS làm việc theo nhóm (5-7 người) và cùng với người
hướng dẫn bàn bạc lên kế hoạch chi tiết cho nhóm.
Bước 5: Nhóm HS chủ động triển khai các bước như trong kế hoạch
Bước 6: Tổ chức buổi trưng bày phóng sự ảnh với nhiều nội dung
phong phú và thiết thực để thu hút được sự quan tâm của nhiều người; đại
diện các nhóm chuẩn bị và thực hiện các bài trình bày hiệu quả để tạo hiệu
ứng đổi thay (tác động lên những người tham quan).
Bước 7: GV hướng dẫn nhóm, đại diện các bên liên quan, khán giả
bình chọn trực quan nhằm phát huy tốt nhất sự tham gia (ví dụ, dán nhãn
dán cho nhóm được bầu chọn). Mỗi nhóm có một bảng bình chọn của khán
giả; số nhãn dán được dán trên bảng bình chọn này là kết quả để làm căn
cứ trao thưởng.
Bước 8: Đánh giá hiệu quả hoạt động
Bước 10: BTC đánh giá công tác tổ chức thực hiện, kinh nghiệm và
lên kế hoạch cho chu kì tổ chức tiếp theo.
Một số hình ảnh minh họa

Xây dựng đề xuất các vấn đề

Thuyết trình báo cáo các vấn đề

cần khắc phục


xung quanh

3.2.2. Hoạt động liên trường.
* Yêu cầu:
Hoạt động liên trường được hiểu là hoạt động có ít nhất 02 trường
trở lên tham gia. Hoạt động liên trường có thể được tổ chức ở quy mô cụm
trường, hoặc ở quy mô cấp huyện, cấp tỉnh, có sự điều phối, chỉ đạo của
các cơ quan quản lý giáo dục.
13


Có nhiều vấn đề đặt ra đối với hoạt động liên trường trong việc xây
dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh như sự cần thiết
của nó, vấn đề thành tích, cách thức tổ chức hoạt động liên trường sao cho
tiết kiệm và hiệu quả, và cách thức để giảm tải công việc của các cấp quản
lý, cán bộ phụ trách, chuyên viên mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả của phong
trào.
Sau đây là một số lưu ý chung về hoạt động liên trường:
Thứ nhất: Về sự cần thiết của hoạt động liên trường:
Hoạt động liên trường, nhất là các hoạt động do Sở/Phịng GD&ĐT
chủ trì tổ chức, là tiền đề, động lực và định hướng để các trường tổ chức
hoạt động tại đơn vị, giúp lan toả môi trường học và sử dụng tiếng Anh ở
phạm vi nhiều trường và trong tồn huyện. Vì vậy các hoạt động này có ý
nghĩa rất lớn và cần được tổ chức thường xuyên mỗi năm học.
Thứ hai: Về vấn đề tổ chức các hội thi:
Về mặt tâm lý lứa tuổi, HS sẽ hăng hái tham gia các hoạt động nếu
có các tính chất cạnh tranh, thi đua. Vì vậy việc tổ chức các hội thi là cần
thiết. Tuy nhiên, các cơ quan giáo dục và nhà trường không nên sử dụng
kết quả các hội thi làm tiêu chí đánh giá thi đua. Mục đích lớn nhất của các
hoạt động này là tạo mơi trường nhằm khuyến khích HS sử dụng tiếng

Anh. Do đó, khơng nên đặt ra thành tích, tránh gây áp lực cho GV, HS và
kể cả PHHS.
Thứ ba: Về mơ hình tổ chức hoạt động theo cụm trường:
Hoạt động liên trường thường yêu cầu kinh phí lớn do những người
tham gia thường phải di chuyển đến một địa phương khác. Vì vậy các địa
phương nên khuyến khích tổ chức hoạt động theo cụm trường.
Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu để tham khảo. Tùy theo điều
kiện của các nhà trường và địa phương, đặc điểm vùng miền và mặt bằng
trình độ của HS, những hoạt động này có thể được điều chỉnh một cách
linh động, sáng tạo. Có thể kết hợp các hoạt động nhỏ để tạo thành một
hoạt động ngoại khóa lớn.
Hoạt động 1: Hội thi hùng biện tiếng Anh (English speaking Contest)
a) Mục đích:

14


- Tạo sân chơi để bồi dưỡng và phát triển tài năng đối với học sinh
khá giỏi
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói tiếng Anh trước đám đơng,
đồng thời phát triển các kỹ năng mềm, nâng cao nhận thức và kiến thức về
các vấn đề xã hội
b) Các bước tổ chức thực hiện
Bước 1: Ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT ban hành văn bản hướng
dẫn tổ chức hội thi các cấp bao gồm cấp trường, cụm trường, cấp huyện
Bước 2: Căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT và
các trường THPT lập kế hoạch tổ chức hội thi tại đơn vị và phổ biến thông
tin.
Bước 3: Thành lập BTC, BGK, Ban truyền thông, Ban hậu cần, v.v.,
đồng thời chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, CSVC, trang thiết bị, kêu gọi

tài trợ, v.v. để tổ chức hội thi.
Bước 4: Đưa ra chủ đề cuộc thi và tiêu chí cho mỗi vịng thi
Bước 5: Tổ chức thi theo hình thức sân khấu hố để tuyển chọn học
sinh hoặc đội tuyển tham dự hội thi ở cấp trên.
Bước 7: Tổng hợp kết quả tuyển chọn và đăng ký tham gia của cấp
dưới để xây dựng kịch bản hội thi.
Bước 8: Tổ chức hội thi theo kế hoạch đầu năm học và kịch bản đã
xây dựng.
Bước 9: Lấy ý kiến phản hồi về hiệu quả hoạt động.
Bước 10: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động
Hình ảnh minh họa

15


Thi hùng biện tiếng Anh theo hình thức đội nhóm giữa các trường
Hoạt động 2: Hội thi viết bằng tiếng Anh (English writing contest)
a) Mục tiêu:
Giúp học sinh trau dồi kỹ năng viết thơng qua các hình thức viết thư,
viết luận, viết câu chuyện, v.v
b) Các bước tổ chức thực hiện
Bước 1: Thành lập BTC (đại diện cấp Sở, BGH các cụm trường tham
gia, GVTA…).
Bước 2: Lập bảng kế hoạch, phân cơng nhiệm vụ và bảng dự trù kinh
phí cho hội thi.
Bước 3: Đưa ra chủ đề hội thi và tiêu chí cho mỗi vịng thi.
Bước 4: Thiết kế, in ấn các tài liệu truyền thông, tài liệu phục vụ các
nội dung hoạt động.
Bước 5: Vận động HS, GV, PH, nhà tài trợ, v.v. tham gia hoạt động/
công tác tổ chức

Bước 6: Triển khai nội dung và thể lệ hội thi đến các đơn vị trường.
Bước 7: Lập danh sách các đơn vị trường và các thành viên đăng ký
tham gia cuộc thi.
Bước 8: Lần lượt đăng tải các bài viết hay lên các trang thông tin
truyền thông hoặc chọn lọc để đăng tập san.
Bước 9: Tổ chức chấm điểm bài viết.
Bước 10: Tổng kết điểm và trao giải thưởng
Bước 11: Lấy ý kiến phản hồi của người tham gia về hiệu quả của
hoạt động. Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động
Hình ảnh minh họa

16


Triển lãm bài viết tại trường
Hoạt động 3: Hội thi Phóng viên học đường (School journalism contest)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh trau dồi các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết)
thơng qua làm phóng sự, từ đó nâng cao sự tự tin khi sử dụng ngôn ngữ;
- Giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng ghi hình ảnh, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt,
khả năng tra cứu thông tin.
b) Các bước tổ chức thực hiện
Bước 1: Ngay từ đầu năm học, phòng GD & ĐT ban hành văn bản
hướng dẫn tổ chức hội thi ở các cấp bao gồm cấp trường, cấp huyện .
Bước 2: Căn cứ kế hoạch của Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT và
trường lập kế hoạch tổ chức hội thi , phân công nhiệm vụ .
Bước 3: Thông báo về hội thi (mục tiêu, đối tượng, thể lệ, cách thức
triển khai, v.v.) đến các đơn vị và HS.
Bước 4: Mời tham gia tài trợ chương trình; vận động GV, PH, HS

tham gia
Bước 5: Tổ chức triển lãm, trình chiếu sản phẩm để HS bình chọn.
Bước 6: Hồn thiện sản phẩm được chọn để dự thi hội thi cấp trên.
Bước 7: Tổ chức hội thi cấp huyện theo kế hoạch đầu năm học và
kịch bản đã xây dựng.
Bước 8: Tùy theo điều kiện của địa phương, thực hiện chia sẻ sản
phẩm dự thi lên diễn đàn trực tuyến, phương tiện thông tin đại chúng hoặc
in ấn phát hành.
Bước 9: Lấy ý kiến phản hồi về hiệu quả của hoạt động.
Bước 10: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.
Hình ảnh minh họa

17


Học sinh phỏng vấn người dân và du khách quốc tế về văn hoá Việt Nam
Hoạt động 4 : Ngày hội tiếng Anh liên trường (Inter-school English
Festival)
a) Mục tiêu:
- Tạo mơi trường tích cực cho học sinh sử dụng tiếng Anh mọi lúc,
mọi nơi
- Tăng cường sự tương tác cao giữa học sinh với nhau, giúp học sinh
phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng như kỹ năng mềm
b) Các bước tổ chức thực hiện
Bước 1: Vào đầu mỗi học kỳ, Phòng GD&ĐT hoặc BGH liên trường
ban hành văn bản tổ chức Ngày hội tiếng Anh liên trường.
Bước 2: Căn cứ kế hoạch, các trường lập kế hoạch tổ chức ngày hội
tại đơn vị
18



Bước 3: Phổ biến kế hoạch và phát động phong trào vào đầu năm
học.
Bước 4: Nhận đăng ký từ các trường.
Bước 5: Phân công nhiệm vụ cho công tác chuẩn bị các hoạt động và
các nguyên vật liệu, CSVC.
Bước 6: Triển khai hoạt động theo nội dung chương trình.
Bước 7: Lấy ý kiến phản hồi về hiệu quả của hoạt động.
Bước 8: Họp tổng kết và rút kinh nghiệm để cải tiến hoạt động.
Hình ảnh minh họa

Hoạt động trị chơi tại Lễ hội Giáng sinh
Hoạt động 5: Trò chơi lớn bằng tiếng Anh (Team game in English)
a) Mục tiêu:
- Tạo mơi trường tiếng Anh thơng qua trị chơi thực tế, giúp học sinh
tăng cường kỹ năng giao tiếp cũng như vận dụng kỹ năng và kiến thức
tiếng Anh để giải quyết vấn đề.
- Giúp học sinh tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh
đạo và các kỹ năng mềm khác.
19


b) Các bước tổ chức thực hiện
Bước 1: Xây dựng kịch bản, thể lệ trò chơi lớn và hướng dẫn các
hình thức tổ chức trị chơi nhỏ sẽ tiến hành trong trò chơi lớn. Kịch bản
này lồng ghép trong chuỗi hoạt động ngày hội tiếng Anh liên trường.
Bước 2: Các đơn vị tham gia tổ chức tập huấn trò chơi lớn tại đơn vị,
chơi thử và rèn luyện các kỹ năng theo hướng dẫn của BTC.
Bước 3: Trưởng Ban quản trò tuyên bố bắt đầu trò chơi và tiến hành
tổ chức trò chơi theo kịch bản đã định sẵn.

Bước 4: Các đội nhóm thực hiện hành trình trị chơi theo hướng dẫn
của Ban quản trị cho đến khi về đích.
Bước 5: Tập hợp, tổng kết điểm, nhận xét và trao giải thưởng cho các
đội và cá nhân có thành tích xuất sắc.
Bước 6: Lấy ý kiến người tham gia để cải tiến hoạt động.
Bước 7: Đánh giá, rút kinh nghiệm.
Hình ảnh minh họa

Hình ảnh trị chơi giải mật thư
* Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một kế hoạch về việc xây dựng môi
trường ngoại ngữ cấp liên trường (đồng thời là hoạt động minh họa cho
chuyên đề).
KẾ HOẠCH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG
“CHANGING THE WORLD”
Họ và tên

Ngày sinh

Trần Việt Hùng

11.4.1980

Đơn vị công tác
THCS Cam
Giang
20

Cẩm Giàng




×