Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đánh giá đặc điểm chất lượng nước sông bứa đoạn chảy qua thị trấn thanh sơn, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
-------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG BỨA
ĐOẠN CHẢY QUA THỊ TRẤN THANH SƠN,
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
NGÀNH

: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (C)

MÃ SỐ

: 7908532

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. Bùi Xuân Dũng

Sinh viên thực hiện

: Trần Thị Hương

Mã sinh viên

: 1753100362

Lớp

: 62- QLTNTN(C)



Khóa học

: 2017- 2021

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khố luận tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá đặc điểm
chất lượng nước sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép
của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của khoa Quản lý tài nguyên Rừng và Môi trường, trường
Đại học Lâm Nghiệp, tơi đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Đánh giá

đặc điểm chất lượng nước sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn Thanh Sơn,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ". Trong q trình học tập và thực hiện khóa
luận tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ và bạn bè.
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc đến quý thầy cô trường Đại học Lâm Nghiệp, nhất là quý thầy cô khoa Quản
lý tài nguyên Rừng và Mơi trường đã tận tình quan tâm dạy bảo và truyền đạt
cho tơi những kiến thức bổ ích, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi hồn thành q
trình thực tập tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Xuân Dũng,
người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè khoa Quản Lý
Tài nguyên rừng và Môi trường trường Đại học Lâm Nghiệp đã quan tâm ủng
hộ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Mặc dù đề tài nghiên cứu đã rất cố gắng, xong do thời gian và năng lực
cịn hạn chế nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Qua đề tài này, tơi mong nhận được sự đóng góp q báu của các thầy cô giáo
và các bạn để đề tài được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Hương

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
1.1. Một số khái niệm ............................................................................................ 2
1.1.1. Nước mặt ..................................................................................................... 2
1.1.2. Ô nhiễm nước .............................................................................................. 2
1.2. Vai trò của nước ............................................................................................. 2
1.2.1. Vai trò của nước đối với sức khoẻ con người ............................................. 2
1.2.2. Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân ................ 4
1.3.2. Ở Việt Nam .................................................................................................. 6
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý chất lượng nước sông tại Việt Nam
............................................................................................................................... 8
1.5. Một số thông số đánh giá chất lượng nước mặt ........................................... 10
1.5.1. Các chỉ tiêu vật lý ...................................................................................... 10
1.5.2. Các chỉ tiêu hoá học .................................................................................. 11
Chương 2 ............................................................................................................. 13
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 13
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 13
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 13
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 13
2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 13
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
iii



2.4.1. Phương pháp khảo sát theo tuyến: ............................................................ 13
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước dùng để đánh giá chất lượng nước sơng: .... 14
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu ..................................................................... 16
Chương 3 ............................................................................................................. 24
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 24
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. .................................... 25
Chương 4 ............................................................................................................. 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................... 28
4.1. Đánh giá đặc điểm nước sông Bứa theo QCVN 08:2015/BTNMT ............. 28
4.2. Các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Bứa ............. 34
4.2.1. Ô nhiễm sinh hoạt ..................................................................................... 34
4.2.2. Ô nhiễm do nước thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp ....................... 34
4.3. Một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước sơng Bứa .................................... 36
4.3.1. Giải pháp hành chính – tổ chức ................................................................ 36
4.3.2. Giải pháp kinh tế - xã hội .......................................................................... 37
4.3.3. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................... 37
Chương 5 ............................................................................................................. 39
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .............................................................. 39
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 39
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 40
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

COD

Nhu cầu oxi hóa học

LVS

Lưu vực sơng

NO-3

Nitrat

PO3-4

Photphat

QCVN 08:2015/BTNMT

Quy chuẩn Việt Nam 08:2015 Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường

QC

Quy chuẩn

TSS


Chất rắn lơ lửng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích mẫu ........................................................ 17
Bảng 4.1. Giá trị đo độ đục ................................................................................. 33
Bảng 4.2. Bảng kết quả đo nhiệt độ tại các vị trí nghiên cứu ............................. 33

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu nước sơng Bứa ............................................................ 15
Hình 3.1. Vị trí địa lý thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ...... 24
Hình 4.1. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu pH tại khu vực nghiên cứu ........................ 28
Hình 4.2. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu TSS tại khu vực nghiên cứu ...................... 29
Hình 4.3. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu N-NO3- tại khu vực nghiên cứu ................ 30
Hình 4.4. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu COD tại khu vực nghiên cứu .................... 30
Hình 4.5. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu N-NH4+ tại khu vực nghiên cứu .............. 31
Hình 4.6. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu Fe tại khu vực nghiên cứu ......................... 32
Hình 4.7. Biểu đồ đặc điểm chỉ tiêu P-PO4 3- tại khu vực nghiên cứu .............. 32
Hình 4.8. Đặc điểm sử dụng đất 2 bên bờ sông Bứa .......................................... 35

vii


ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần sống chủ yếu
của môi trường sống, là yếu tố quan trọng trong qúa trình sản xuất, khơng có
nươc thì khơng có sự sống và cũng khơng có hoạt động kinh tế nào tồn tại được.
Tuy nhiên, tài nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng
và chất lượng kèm theo đó là hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức
dộ và thời gian trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là
nguyên nhân gây ra khủng hoảng về nước.
Theo đánh giá của các Bộ Y Tế và Bộ NN&PTNN, trung bình mỗi năm,
Việt Nam có khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém
(Tapchimoitruong.vn, 2015). Sông Bứa là phụ lưu cấp 1 của sông Hồng, bắt
nguồn từ vùng núi huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, ở độ cao 1.000m, chảy theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam qua huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ rồi chuyển
hướng Nam – Bắc qua huyện Tam Thanh và đổ vào bờ phải sơng Hồng ở Mỹ
Hạ. Sơng có chiều dài 100km và diện tích lưu vực là 1.370km2; Phần thuộc
phạm vi tỉnh Phú Thọ là 1172,5km2. Tổng chiều dài là 100km và phần trong tỉnh
là 73,5km. (Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ). Hiện nay ngoài việc bị ảnh hưởng bởi chất thải của các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ... các trận sạt lở, lũ lụt mà các hoạt
động sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân xung quanh mà việc khai thác cát trái
phép diễn ra thường xuyên khiến cho nhiều bờ sơng bị sạt lở, ảnh hưởng đến
diện tích ven bờ và chất lượng nước sơng.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá đặc điểm chất
lượng nước sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ” nhằm xem xét, đánh giá, gỉa quyết các vấn đề môi trường và làm
cơ sở để đưa ra các giải pháp quản lý, cải thiện và bảo vệ chất lượng nước sông.

1


Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ, hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập
nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thuỷ và chúng mất đi
khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. (Luật tài nguyên nước,
2012).
1.1.2. Ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hố
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mơ ảnh hưởng thì ơ nhiễm nước
là vấn đề đáng lo ngại hơn ơ nhiễm đất. Ơ nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt
chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất,
rồi thấm xuống nước ngầm.
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và
thành phần sinh học của nước khơng ph hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. (Luật tài nguyên nước,
2012)
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hịa các yếu tố
khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con
người trong sinh hoạt hằng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp, sản xuất diện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
1.2. Vai trò của nước
1.2.1. Vai trò của nước đối với sức khoẻ con người
Như chúng ta đã biết, nước là nguồn tài nguyên quý giá và cần thiết đối
với sức khoẻ con người. Trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày chúng ta đều phải
2



sử dụng đến nguồn nước từ ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ,…cũng như sử
dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,…
Nước chiếm đến tỉ lệ 70-80% trọng lượng cơ thể. Nước có khả năng cung
cấp nguồn khống chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế
bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước sạch có chứa
nhiều chất khống có lợi cho sức khỏe. Nước trong cơ thể có tác dụng điều hoà
thân nhiệt cân bằng ở ngưỡng 370C, thân nhiệt của chúng ta sẽ tự động điều
chỉnh khi thời tiết thay đổi nóng lạnh nhờ có nước. (Ytehagiang.org.vn)
Nước chuyển đổi thức ăn thành năng lượng, giúp đào thải các độc tố,
các chất cặn bã cơ thể không thể hấp thu được thơng qua đường nước tiểu và
phân. Nước cịn làm trơn các khớp xương, giúp xương khớp hoạt động nhịp
nhàng, trơn tru và tránh tổn thương. (Ytehagiang.org.vn)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể sống nhịn ăn
trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thi không quá năm ngày và nhịn thở
khơng q năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết
lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng protein để duy trì sự sống.
Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng và
mất 20% – 22% nước sẽ dẫn đến tử vong. (Nhandan.vn)
Theo nghiên cứu viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80% thành phần mô
não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm giảm sút tinh
thần, khả năng tập trung kém và đơi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu nước, sự chuyển
hóa protein và enzyme để đưa chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cơ thể
sẽ gặp khó khăn. Ngồi ra, nước cịn có nhiệm vụ thanh lọc và giải phóng những
độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hơ hấp một cách hiệu quả.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy: nước là thành phần chủ yếu của lớp sụn và
chất hoạt dịch, khi bộ phận này được cung cấp đủ nước, sự va chạm trực tiếp sẽ
giảm đi, từ đó giảm nguy cơ viêm khớp. Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết
được hoạt động thường xuyên, bài thài những độc tố trong cơ thể, có thế ngăn


3


ngừa sự tồn đọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư : uống nước nhiều
hằng ngày giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp
phần thúc đẩy sự lưu thơng tồn cơ thê, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại
sỏi : đường tiết niệu, bàng quang, niệu quản… Nước cũng là một biện pháp
giảm cân hiệu quả và đơn giản, nhất là uống một ly nước đầy khi cảm thấy đói
hoặc trước mỗi bữa ăn. Cảm giác đầy dạ dày do nước (không calo, không chất
béo) sẽ ngăn cản sự thèm ăn và quan trọng hơn nước kích động quá trình chuyển
hóa, đốt cháy nhanh lượng calo vừa hấp thu qua thực phẩm. Nếu mỗi ngày uống
đều đặn sáu ly nước thì một năm có thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể.
(Nhandan.vn)
1.2.2. Vai trò của nước đối với con người trong nền kinh tế quốc dân
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho dân (một ngôi nhà hiện đại khơng có nước khác nào một cơ
thể khơng có máu).
Nước đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối
với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời cịn có vai trị điều tiết các
chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, độ thống khí trong đất…
Tóm lại, nước có vai trị cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là
rất cần thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau.
1.3. Thực trạng tài nguyên nước trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Nước bao phủ 71% diện tích của quả trái đất trong đó có 97% là nước
mặn, cịn lại là nước ngọt. Theo sự tính tốn thì khối lượng nước ở trạng thái tự
do phủ lên trên trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ
giữa của quả đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm khơng
đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo
các tác giả và dao động từ 1.385.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến

1.457.802.450 km3 (F. Sargent - 1974).

4


Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ phát
triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển, thì càng có nhiều nguy cơ
ơ nhiễm. Từ các đại dương lớn - nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trên trái đất,
nước luôn được lưu thông thường xuyên và ô nhiễm nước xảy ra cũng chỉ mang
tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng hứng chịu ô nhiễm nặng nề, tuỳ từng đại dương
mà mức độ ô nhiễm khác nhau. Nhiều vùng biển trên thế giới đang bị nhiễm
nghiêm trọng, đe doạ đến sự sống của các lồi động vật biển mà chủ yếu là
nguồn ơ nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính,
bình qn trên tồn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được
sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy
nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi
quốc gia Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử
dụng cho nơng nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung
Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử
dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991).
Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt
đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị
trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển (Viện Nước
quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week)
khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9/2011).
Hiện nay trên thế giới có khoảng 10 con sơng đang rơi vào tình trạng cạn
kiệt nước và ô nhiễm nghiêm trọng là: Sông Citarum, Indonesia; Sông Hằng, Ấn

7 Độ; Sông Mississippi, Mỹ; Sông Buriganga, Bangladesh; Sơng Yamuna, Ấn
Độ; Sơng Hồng Hà, Trung Quốc; Sơng Marilao, Philippines; Sông T ng Hoa,
Trung Quốc; Sông Sarno, Italy; Sơng King, Australia (Quỹ bảo vệ thiên nhiên
tồn cầu WWF, 2011).
5


Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng nước tại nhiều con
sông trên thế giới bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, hàng ngày hàng giờ phải hứng
chịu các nguồn ơ nhiễm khác nhau. Do đó, việc cần làm trước tiên là phải tiến
hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc hệ thống sông, để xác định được cụ thể thành
phần của nguồn nước thải gây ô nhiễm, xác định được mức độ ảnh hưởng của
chúng, đồng thời đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực
đến chất lượng nước sông, nâng cao khả năng cung cấp nước phụ vụ cho đời
sống và sự phát triển bền vững trên toàn thế giới.
1.3.2. Ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung
bình từ 1.800mm – 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung
chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ
thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không đồng
đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn
lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản
ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngồi ra cịn gây nhiều trở ngại cho việc trị
thủy, khai thác dịng sơng.
Việt Nam là quốc gia có hệ thống sơng ngịi dày đặc với tổng lượng dịng
chảy nước mặt hàng năm lên đến 830-840 tỷ mét khối. Tuy nhiên, Việt Nam
không phải là quốc gia giàu về nước. Tài nguyên nước của nước ta phụ thuộc
nhiều vào các nước có chung nguồn nước phía thượng lưu, với gần 2/3 tổng
lượng nước mặt hàng năm là từ ngoài biên giới chảy vào. Chất lượng nước mặt
của Việt Nam đang có chiều hướng ngày càng bị suy thối, ơ nhiễm, cạn kiệt bởi

nhiều nguyên nhân. Trong đó, sự gia tăng dân số, gia tăng nhu cầu về nước do
gia tăng chất lượng cuộc sống, đơ thị hố cũng như quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước kém hiệu quả, thiếu bền vững đang là mối đe doạ an ninh
nguồn nước và có nguy cơ sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ khó lường.
Việt Nam có hơn 2.360 con sơng có chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó
có 109 sơng chính. Tồn quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500
6


km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện tích các LVS trên cả
nước lên đến trên 1.167 000 km2. Trong đó, phần lưu vực nằm ngồi diện tích 8
lãnh thổ chiếm đến 72%. Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên
tồn lãnh thổ khoảng 640 km3, tạo ra một lượng dòng chảy của các sơng hồ
khoảng 313 km3. Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta
qua hai con sông lớn là sông Cửu Long (550 km3) và sơng Hồng (50 km3) thì
tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà
các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3. Như vậy so với nhiều nước,
Việt Nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu
người đạt tới 17.000 m3 /người/ năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên
nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được
500m3 /người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3 lượng nước được tự nhiên cung
cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dịng sơng và phần lớn tập
trung cho sản xuất nông nghiệp (Cao Liêm và Trần Đức Viên, 1990).
Theo báo cáo quốc gia về môi trường của (BTNMT/2012) một số hệ
thống sông bị ô nhiễm ở Việt Nam là:
Sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương
Sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các tỉnh Hịa Bình, TP Hà Nội, Hà Tây,
Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình.
Sơng Ðồng Nai, sơng Sài Gịn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc, Ðắc

Nơng, Bình Phước, Bình dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hịa), TP HCM, Bà
Rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh thuộc ÐBSCL.
Như vậy, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng môi trường nước tại Việt Nam
đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng gia tăng do các nguyên
nhân từ tự nhiên và do con người. Đặc biệt là do các hoạt động sản xuất cơng
nghiệp. Nếu chúng ta khơng có giải pháp quản lí và xử lý triệt để thì hậu quả sẽ
rất khó lường. Vì vậy, cần có q trình quản lý chặt chẽ hơn nữa của các cơ
7


quan chức năng cũng như việc tôn trọng về pháp luật của các cơ sở sản xuất
cũng như các hoạt động và ý thức của người dân để đảm bảo chất lượng nước tại
các con sơng nói riêng và tồn bộ mơi trường nước nói chung.
1.4. Một số cơng trình nghiên cứu về quản lý chất lượng nước sông tại Việt
Nam
Như đã nêu trong phần đặt vấn đề, Việt Nam là một quốc gia có mạng
lưới sơng ngịi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước. Hàng năm, sông ngòi
nước ta vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa. Đây
thực sự là một nguồn tài nguyên rất quan trọng cho sản xuất và đời sống. Các
sơng ở nước ta có hàm lượng phù sa rất lớn. Bình quân một mét khối nước sơng
có 223 gam cát bùn và các chất hịa tan khác. Tổng lượng phù sa trơi theo dịng
nước tới trên 200 triệu tấn/năm. Ngoài ra giá trị về đánh bắt ni trồng thuỷ sản,
phát triển du lịch. Sơng ngịi nước ta cịn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước
tính tổng trữ lượng thuỷ năng trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng
hệ thống sông Hồng là 11 triệu kW. Dù có tầm quan trọng rất lớn cho nền kinh
tế của Việt Nam nhưng đến nay vấn đề môi trường nước sông vẫn chưa thật sự
được chú trọng. Vì vậy, những nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước sông và
đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng nước hoặc giảm thiểu các chất ô nhiễm
trong nước là vô cùng quan trọng và cấp bách tới môi trường nước. Để giảm

thiểu và khắc phục hậu quả ô nhiễm nước sơng, đã có rất nhiều các cơng trình
nghiên cứu về đánh giá chất lượng nước và đề xuất giải pháp xử lý và quản lý
tổng hợp, điển hình như một vài nghiên cứu dưới đây:
Năm 2008, Khuất Thị Thủy, Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tiến hành:
“Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng nước
sông Nhuệ thành phố Hà Đông, Hà Tây”. Đề tài đã đánh giá mức độ ô nhiễm
của lưu vực sông Nhuệ tại khu vực nghiên cứu, đưa ra được nguyên nhân gây ô
nhiễm đồng thời đánh giá được thực trạng công tác quản lý. Tuy nhiên, đề tài
chỉ nêu lên hiện trạng công tác quản lý nước sông mà chưa đi sâu vào nghiên
cứu những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến những hạ chế trong quản
8


lý. Vì vây, những giải pháp đưa ra mang tính chất chung, chưa sát với thực tế
của khu vực nghiên cứu.
Năm 2011, Vũ Thị Hồng Nghĩa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng
đã nghiên cứu luận văn thạc sỹ với đề tài: “Nghiên cứu quản lý chất lượng nước
Sông Cầu trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên”. Đề tài đã đánh giá chung thực và
khách quan đối với chất lượng nước sông Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ở
đây đề tài tách sông Cầu ra nhiều đoạn dựa vào điều kiện kinh tế tự nhiên xã hội
để đánh giá chất lượng của từng đoạn từ đó nói lên được tồn bộ chất lượng
nước sơng Cầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Xác định được rõ các nguyên
nhân gây ô nhiễm trên từng đoạn sông trong khu vực. Căn cứ vào hiện trạng
chất lượng nước và mức độ ô nhiễm nước sơng Cầu, đề tài đã đề xuất 5 nhóm
giải pháp về quản lý nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm và cải thiện chất lượng
nước sông Cầu. Nhưng các nhóm giải pháp này đều dựa vào luật mơi trường và
những bản quy hoạch đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Chưa
đưa ra được biện pháp kỹ thuật & công nghệ phù hợp và chuyên sâu trong lĩnh
vực xử lý nguồn nước sông trên địa bàn tỉnh.
“Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua tỉnh Vĩnh

Phúc và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước trên đoạn sông này”, do
Nguyên Lựu Hương thực hiện năm 2013. Đề tài đã đánh giá chi tiết được chuỗi
quan hệ nhân quả của các ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội và quá
trình tự nhiên tới chất lượng nước sông Lô, cung cấp một sự hiểu biết tổng thể
và thực tế về vùng nghiên cứu. Đồng thời, đánh giá được hiện trạng môi trường
nước sông Lô và đưa ra giải pháp quản lý. Xong các giải pháp này chưa được cụ
thể và sát với tình hình thực tế của lưu vực sơng Lơ.
"Đánh giá hiện trạng nước sông Bùi đoạn chảy qua huyện Lương Sơn Hịa
Bình – thị trấn Xn Mai, Chương Mỹ, Hà Nội" do Đỗ Thị Thu Phúc thực hiện
năm 2016. Đề tài này thống kê được những tác nhân tự nhiên và nhân tạo ảnh
hưởng đến chất lượng nước, đánh giá chất lượng nước theo QCVN và WQI từ
đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng nước. Tuy nhiên đề tài này chỉ
9


nêu được hiện trạng chất lượng nước sông Bùi mà chưa có phân tích chi tiết về
ảnh hưởng của những tác nhân tới các chỉ tiêu nước như thế nào.
Nguyễn Thùy Dương đã có đề tài “Đánh giá chất lượng nước và đề xuất
một số biện pháp nâng cao chất lượng nước sông Bùi đoạn từ đầu nguồn tới thị
trấn Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội” vào năm 2016. Đề tài đã đã bổ sung
được thêm số liệu về chất lượng nước tuy nhiên vẫn chưa khắc phục được thiếu
sót so với đề tài của Nguyễn Thị Thu Phúc.
Phan Lệ Anh (2017) “Đánh giá đặc điểm lưu lượng dịng chảy và chất
lượng nước sơng Bùi đoạn chảy từ Lương Sơn, Hịa Bình tới Xn Mai, Hà
Nội”. Đề tài đã đánh giá được chất lượng nước sông Bùi theo QCVN và WQI,
nhưng chưa đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp nâng cao chất
lượng nước.
Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy, sự biến động chất lượng nước của
các con sông phụ thuộc vào các nguồn tác động theo thời gian. Vì thế, với mỗi
hệ sinh thái sơng suối, cần có các nghiên cứu đánh giá thường xuyên để quản lý

hiệu quả tài nguyên nước.
1.5. Một số thông số đánh giá chất lượng nước mặt
1.5.1. Các chỉ tiêu vật lý
- Màu, mùi, vị
Nước tinh khiết không màu, không mùi, không vị. Sự xuất hiện màu, mùi
vị của nước một mặt biểu thị sự thay đổi tính lý học của nước, tác động đến cảm
quan, mặt khác nó là dấu hiệu về sự thay đổi tính chất hóa học và sinh học của
nước. Ví dụ như sự có mặt của các chất hữu cơ, NH3, H2S, … gây mùi khó chịu.
- Nhiệt độ
Là nhân tố sinh thái quan trọng, nhiệt độ tăng quá cao hoặc quá nhanh đều
tác động xấu đến hệ sinh thái, đặc biệt là những mắt xích nhạy cảm nhất, như
lồi hẹp nhiệt, con non, ấu trùng, trứng, cơ quan sinh sản, …

10


- pH
Là đại lượng đặc trưng cho mức độ axit hoặc kiềm của nước. Nước trong
tự nhiên thường có giá trị pH vào khoảng 6-6,5; nhiều loại sinh vật thủy sinh
khơng có khả năng sống trong mơi trường có pH quá cao hoặc quá thấp.
- Độ đục, độ trong, chất rắn lơ lửng (TSS)
Là những thông số vật lý biểu thị sự có mặt của các hạt lơ lửng, các phù du
thực vật cản trở tầm xuyên qua của ánh sáng. Độ đục lớn, độ trong nhỏ tác động
bất lợi tới cảm quan, thẩm mĩ, giảm giá trị sử dụng của nước.
- Nhu cầu oxi hoá học (COD)
Là lượng oxy cần thiết cho q trình oxi hóa các chất hữu cơ trong nước
bằng con đường hóa học, được xác định thơng qua việc sử dụng một tác nhân
oxi hóa mạnh trong mơi trường axit. Phản ứng oxi hóa xảy ra khơng chỉ với chất
hữu cơ mà cịn cả đối với một số chất vô cơ ở dạng khử. Do vậy, COD là đại
lượng biểu thị không chỉ cho chất ô nhiễm hữu cơ mà cịn có cả một phần chất

vơ cơ. Kết quả phân tích COD phản ánh lượng chất hữu cơ bao gồm cả sinh vật
có thể oxi hóa được và khơng oxi hóa được, do đó chỉ số COD > BOD.
1.5.2. Các chỉ tiêu hoá học
- N-NO3Nguồn phát sinh nitrat chủ yếu từ việc môi trường ô nhiễm lâu ngày hoặc
qua việc sử dụng dư thừa các loại phân bón NPK trong nơng nghiệp rồi ngấm
dần vào nguồn nước ngầm. Khi hàm lượng Nitrat trong nước uống bị dư thừa sẽ
gây ra các hậu quả trực tiếp tới người sử dụng. Nếu sử dụng nguồn nước có chứa
Nitrat cao trong thời gian dài sẽ gây nên bệnh da xanh, ung thư, mất hoặc suy
giảm khả năng vận chuyển Oxy, gây ra hiện tượng các tế bào (nhất là ở não)
không đủ Oxy để hoạt động và gây tử vong.
- N-NH4+
Trong nước, Amoni tồn tại dưới 2 dạng là NH3 và NH4+. Tổng NH3 và
NH4+ được gọi là tổng Amoni tự do. Đối với nước uống, tổng Amoni sẽ bao

11


gồm amoni tự do, monochloramine (NH2Cl), dichloramine (NHCl2) và
trichloramine. Ở nghiên cứu này chỉ phân tích amoni dưới dạng NH4+. Sự có mặt
của amoni NH4+ bắt nguồn từ sự phân hủy prôtêin trong thức ăn, trong chất thải
vật nuôi và bởi sản phẩm bài tiết của vật nuôi. Nếu chưa qua sử lý mà thải ra
mơi trường nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước sơng.
- Fe
Nước có hàm lượng sắt cao sẽ làm cho nước vàng và có mùi. Ngồi ra cặn
sắt bám trên thành ống nước lâu ngày làm thay đổi lưu lượng và tắc ống dẫn của
hệ thống phân phối nước. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào độ pH và sự có mặt của một
số chất như cacbonat, CO2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước mà chúng sẽ oxy
hoá hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa. Hàm lượng
sắt cao sẽ làm cho quần áo bị vàng khi giặt, đường ống dẫn nước bị tắc, làm ố
các đồ vật bằng sứ…

- P-PO43Tổng lượng photpho bao gồm ortho photphat + poly-photphat + hợp chất
photpho hữu cơ trong đó ortho photphat ln chiếm tỉ lệ cao nhất. Photphat có
thể ở dạng hịa tan, keo hay rắn.

12


Chương 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm có
cái nhìn trực quan hơn về vấn đề chất lượng nước lưu vực sông nói chung và của
lưu vực sơng Bứa nói riêng, từ đó đề xuất ra biện pháp đảm bảo được chất lượng
sống cho người dân trong lưu vực.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được đặc điểm chất lượng nước sông Bứa đoạn chảy qua thị
trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sông Bứa tại thị trấn Thanh
Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Nước mặt sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn Thanh Sơn,
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm chất lượng nước sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn
Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Xác định các nhân tố tiềm năng, tác động đến chất lượng nước sông tại
khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sông Bứa tại thị trấn Thanh
Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu này, đề tài chủ yếu sử dụng phương
pháp điều tra thực địa (khảo sát theo tuyến và lấy mẫu), phân tích trong phịng
thí nghiệm.
2.4.1. Phương pháp khảo sát theo tuyến:
Dựa vào phương pháp này làm cơ sở để lựa chọn vị trí lấy mẫu.

13


+ Phương pháp này sử dụng nhằm xác định nguồn gây ô nhiễm dọc theo
hai bên bờ sông của khu vực điều tra.
+ Quan sát và xác định các yếu tố sau: màu, mùi từ đó đánh giá sơ bộ chất
lượng nước và xác định các điểm lấy mẫu.
Từ kết quả điều tra cho thấy nước sông Bứa đoạn chảy qua thị trấn Thanh
Sơn khá đồng nhất qua các đoạn sông nên tôi đã lựa chọn ngẫu nhiên 04 điểm
lấy mẫu ở 4 vị trí khác nhau trong khoảng 4,5km, mỗi vị trí lấy mẫu cách nhau
từ 1 đến 1,3km để đánh giá chất lượng nước. Vị trí các điểm lấy mẫu đại diện
cho chất lượng nước qua từng đoạn sông.
2.4.2. Phương pháp lấy mẫu nước dùng để đánh giá chất lượng nước sông:
Mẫu nước được lấy tại 4 địa điểm:
 Khu 19/5 (1)
 Chợ Vàng (2)
 Cầu 30/4 (3)
 Khu Hùng Nhĩ (4)
Cách thức lấy mẫu:
Tại mỗi điểm, lấy mẫu 3 lần, vào các ngày 23/03/2021 thời tiết còn se
lạnh, 01/04/2021 nắng gắt và 12/04/2021 có mưa lớn . Đặc điểm các vị trí lấy
mẫu được mơ tả cụ thể trong hình 2.1.


14


Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu nước sơng Bứa
- Ngun tắc lấy mẫu: 1- Không làm xáo trộn các tầng nước; 2- Mẫu nước
được lấy phải có tính đại diện cao; 3- Cần tránh lấy mẫu ở những khu vực đặc
biệt như vùng nước đọng, cỏ dại mọc nhiều và có nước xâm nhập vào; 4- Dụng
cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng phải được rửa sạch và phải áp dụng các biện pháp
cần thiết bằng các chất tẩy rửa và các dung dịch axit để tránh sự biến đổi của các
mẫu đến mức độ tối thiểu, với phân tích vi sinh vật thì dụng cụ lấy mẫu phải vơ
trùng.
- Xử lý ban đầu: Tùy theo chỉ tiêu nghiên cứu mà mẫu được xử lý trước
khi phân tích. Đây là công việc nhằm đảm bảo sự ổn định của nồng độ chất có
trong mẫu từ lúc lấy mẫu đến lúc phân tích để tránh hiện tượng kết tủa, phân hủy
chất phân tích.
- Dụng cụ lấy mẫu: Lấy mẫu bằng dụng cụ lấy mẫu chun dụng, chai
nhựa polyme có dung tích 1 lít, lắp vào dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng là 1 gậy
15


inox dài 1m2 đầu trên có dụng cụ để lắp bình nhựa, 1 đầu để cho nước chảy vào,
phần đầu vào có phần điều chỉnh để lấy nước ở nơi có dịng chảy mạnh và nơi
nước tĩnh tùy vị trí lấy mẫu mà ta sử dụng.
- Cách lấy mẫu:
Ta lắp chai vào dụng cụ lấy mẫu thả chai xuống vị trí lấy mẫu khi nước đã
đầy thì ta kéo từ từ chai lên, tháo chai ra khỏi gậy chuyên dụng đậy nắp chặt;
dán nhãn vào chai sau đó ghi đầy dủ thông tin về mẫu nước lên nhãn dán. Và
cho các hóa chất tinh khiết để bảo quản mẫu theo từng chi tiêu cần phân tích.
Cuối cùng cho các mẫu nước vào thùng bảo quản mẫu và vận chuyển đến phịng
thí nghiệm.

- Vận chuyển mẫu: Đây là q trình nhằm đưa mẫu từ địa điểm lấy mẫu
về phịng phân tích. Trước khi vận chuyển mẫu phải được để an toàn trong các
dụng cụ chuyên dụng, tránh nhiễm bẩn, mất màu.
- Cách bảo quản mẫu:
Sau khi vận chuyển đến phịng thí nghiệm, các mẫu được phân tích các
chỉ tiêu: COD, TSS, Fe3+, PO3-4, NO-3, Độ đục. Sau khi phân tích các chỉ tiêu đó
xong ta sẽ bảo quản mẫu nước thừa trong tủ lạnh sâu đến hết đợt nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp phân tích mẫu
Đề tài tiến hành phân tích các thông số: pH, TSS, TDS, N-NO3-, độ đục,
COD, N-NH4+, Fe, P-PO43-.
+ Các chỉ tiêu: pH ta tiến hành xác định bằng phương pháp đo nhanh tại
hiện trường.
+ Các chỉ tiêu: Độ dục, TSS, COD, PO43-, NO3-, Fe, N-NH4+ ta tiến hành
phân tích trong phịng thí nghiệm.

16


Bảng 2.1: Các phương pháp phân tích mẫu

TT

Phương pháp xác định

Tên chỉ tiêu

1

pH


TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994)

2

Độ đục

Dùng thiết bị đo nhanh để xác định độ
đục

3

Chất rắn lơ lửng (TSS)

Phương pháp phân tích trọng lượng

4

Nhu cầu oxi hóa học

TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1989)

5

Hàm lượng PO43-

Phương pháp đo quang

6

Hàm lượng NO3-


Phương pháp đo quang

7

Hàm lượng sắt tổng

Phương pháp đo quang với thuốc thử
axit sunfosalixilic

8

Hàm lượng N-NH4+

TCVN 4563: 1988

* Xác định pH của nước:
TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH.
Ta tiến hành đo bằng máy đo pH cầm tay để xác định thơng số pH, ngay
tại vị trí lấy mẫu.
- Rửa sạch điện cực bằng bình tia nước cất.
- Bật máy và nhúng điện cực vào nước tại vị trí lấy mẫu. Đợi đến khi các
giá trị cần đo trên máy ổn định rồi đọc kết quả.
- Rửa sạch lại điện cực bằng nước cất
* Xác định độ đục:
Dùng thiết bị đo nhanh để xác định độ đục:
- Rửa sạch cu vét bằng nước cất
- Bật máy đo, sau đó cho mẫu vào cu vet, lau khơ bên ngồi cu vét rồi cho
vào máy tiến hành đo. Đợi đến khi giá trị cần đo trên máy ổn định rồi đọc kết
quả.


17


×