Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông đáy đoạn chảy qua địa bàn tỉnh hà nam năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là trong quá trình thực tập tốt nghiệp này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm giúp đỡ tận tình chỉ bảo và động viên của các thầy cô, bạn bè và
người thân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô trong khoa Môi trường
– học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua. Đặc biệt tôi xin chân chân thành cảm ơn thầy Hoàng Thái Đại, đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các anh, chị làm việc tại Trung tâm quan
trắc môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp K56MTD đã khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 12, tháng 5, năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Thu

LỜI CAM ĐOAN

i


Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ của giáo
viên hướng dẫn và Trung tâm quan trắc phân tích môi trường- Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Hà Nam. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài
này là trung thực.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều chỉ rõ xuất
xứ nguồn gốc, nếu phát hiện có bất kì sự gian lận nào tôi xin chịu trách
nghiệm trước hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình.


Hà Nội, Ngày 12, tháng 5, năm 2015.
Sinh viên

Hoàng Thị Thu

MỤC LỤC
21. Báo Bắc Ninh online, bảo vệ môi trường sông Cầu..................................56

ii


iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tải lượng ô nhiễm trung bình tên đầu người theo WHO.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.2 : Định mức tải lượng ô nhiễm trồng trọt theo WHO Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Định mức tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo WHOError: Reference
source not found
Bảng 3.4: Hệ số thực nghiệm phát sinh CTR của các loài vật nuôi.........Error:
Reference source not found
Bảng 3.5 : Định mức phát sinh chất thải rắn y tế theo WHO. Error: Reference
source not found
Bảng 4.1 : Phát triển dân số.........................Error: Reference source not found
Bảng 4.2: Hiện trạng xả thải của các cơ sở sản xuất tại TP Phủ Lý, huyện
Thanh Liêm và Kim Bảng............................Error: Reference source not found
Bảng 4.3: tải lượng chất thải trong chăn nuôi trong những năm gần đây. Error:
Reference source not found


iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Tài nguyên nước trên thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ).......Error:
Reference source not found
Hình 2.2 : Người dân đang vớt vỏ xe cũ tại sông Citarum......Error: Reference
source not found
Hình 2.3 : Cá chết được phát hiện gần cửa sông Mississippi..Error: Reference
source not found
Hình 2.4 : Sông Tùng Hoa bị ô nhiễm nặng sau vụ nổ nhà máy hoá chất Cát
Lâm hồi năm 2005........................................Error: Reference source not found
Hình 2.5: Chất lượng nước đầu nguồn sông Hồng năm 2009 – 2010......Error:
Reference source not found
Hình 2.6: Hàm lượng BOD5, COD, TSS tại sông Hồng đoạn chảy qua Phú
Thọ, Vĩnh Phúc năm 2011............................Error: Reference source not found
Hình 2.7: Diễn biến hàm lượng N-NH4+ tại khu vực trung lưu sông Đồng Nai
năm 2007 – 2011...........................................Error: Reference source not found
Hình 2.8 : Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011....Error:
Reference source not found
Hình 2.9: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh, Bắc
Giang năm 2007 – 2011................................Error: Reference source not found
Hình4.1 : Biểu đồ thể hiện nồng độ DO(mg/l) trung bình tại các điểm quan trắc trên
sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014.............Error:
Reference source not found
Hình4.2 : Biểu đồ thể hiện nồng độ COD (mg/l) trung bình tại các điểm quan trắc
trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014...Error:
Reference source not found
Hình 4.3 : Biểu đồ giá trị COD tại các điểm quan trắc trong năm 2012.. Error:

Reference source not found

v


Hình 4.4 : Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD(mg/l) trung bình tại các điểm quan trắc
trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014.....Error:
Reference source not found
Hình4.5 : Biểu đồ thể hiện nồng độ BOD5 tại các thời điểm quan trắc trong
năm 2012......................................................Error: Reference source not found
Hình4.6 : Biểu đồ thể hiện nồng độ trung bình PO43- (mg/l) tại các vị trí quan
trắc trên sông Đáy đoạn qua Hà Nam 2012-2014..Error: Reference source not
found
Hình 4.7 : Biểu đồ thể hiện nồng độ Nitrit(mg/l-N) trung bình tại các điểm
quan trắc trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn
2012-2014.....................................................Error: Reference source not found
Hình 4.8 : Biểu đồ thể hiện nồng độ NO3- trung bình tại các điểm quan trắc trên
sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014..........Error:
Reference source not found
Hình 4.9 : Biểu đồ thể hiện nồng độ NH4+ trung bình tại các điểm quan trắc trên
sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012- 2014......Error:
Reference source not found
Hình 4.10 : Đồ thị biểu thị nồng độ NH4+ tại các thời điểm lấy mẫu trong
năm 2013......................................................Error: Reference source not found
Hình 4.11 : Biểu đồ thể hiện lượng Coliform trung bình tại các điểm quan trắc
trên sông Đáy đoạn chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam giai đoạn20122014……..Error: Reference source not found

vi



vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
CHỮ VIẾT TẮT : DIỄN GIẢI
BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CCN

: Cụm công nghiệp

KCN

: Khu công nghiệp

LVS

: Lưu vực sông

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

viii



Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất cho sự sống. Việt
Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc với 16 lưu vực sông, 2.372 con
sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Trong đó, 13 hệ thống sông lớn có diện
tích lưu vực trên 10.000 km2. Lưu vực của 13 hệ thống sông này chiếm hơn
80% diện tích lãnh thổ. Song những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển
mạnh mẽ về kinh tế xã hội chúng ta đang phải đối mặt với những vấn đề ô
nhiễm môi trường. Áp lực của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia
tăng dân số đã kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường đất- nướckhông khí, đặc biệt là vấn đề suy thoái tài nguyên nước.
Trong tình hình đó, công tác quản lý môi trường lưu vực sông nói
chung và các sông nói riêng đã và đang được triển khai thực hiện tại Việt
Nam nhằm đối phó với những thách thức về sự khan hiếm nước, sự gia tăng
tình trạng ô nhiễm và suy thoái các nguồn tài nguyên và môi trường của các
lưu vực sông. Việc đánh giá diễn biến chất lượng nước của các sông là hết sức
cần thiết để từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu, cải tạo các
dòng sông bị ô nhiễm.
Hiện nay, một số nước trên thế giới đã có các giải pháp cải tạo các sông
bị ô nhiễm đã trả lại dòng sông xanh – sạch – đẹp phục vụ cho phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Tỉnh Hà Nam là một trong 5 tỉnh nằm trong lưu vực sông Nhuệ -Đáy.
Lưu vực sông Nhuệ- Đáy nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, trong xu thế phát triển KT-XH, dưới tác động của các yếu tố tự
nhiên và hoạt động của con người lưu vực sông Nhuệ- Đáy đã tiềm ẩn những
nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều vấn đề về môi trường cấp

1



bách đã và đang diễn ra rất phức tạp ở quy mô địa phương và trên toàn lưu
vực cần được xem xét xử lý, khắc phục và phòng ngừa. Trước những yêu cầu
phát triển bền vững KT-XH cho tỉnh và vùng lãnh thổ, vấn đề nghiên cứu
đánh giá diễn biến chất lượng nước, dự báo xu thế diễn biến môi trường sông
Đáy nhằm đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ và nâng cao năng lực quản lý
chất lượng môi trường lưu vực sông Nhuệ- Đáy là vấn đề bức xúc, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn to lớn. Vì vậy, em chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Hà Nam
năm 2014 ” nhằm đánh giá diễn biến chất lượng nước, tìm ra những nguyên
nhân gây ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua địa
bàn tỉnh Hà Nam.
- Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, từ đó đề
xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.
1.3.Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá đúng hiện trạng môi trường nước sông Đáy Trên đoạn chảy
qua địa bàn tỉnh Hà Nam.
- Số liệu thu được phản ánh trung thực, khách quan.
- Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng nước mặt sông Đáy,
so sánh với QCVN 08/2008/BTNMT.
- Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện ở địa
phương.
Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các vấn đề môi trường nước mặt trên thế giới

2



2.1.1 Hiện trạng tài nguyên nước trên thế giới
Theo Unesco tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1.386 triệu km 3. Trong
đó 97% lượng nước toàn cầu ở đại dương, 3% còn lại là nước ngọt tồn tại ở
dạng băng tuyết, nước ngầm, sông ngòi và hơi nước trong không khí. Hệ
thống nước khí quyển, nguồn động lực thủy văn nước mặt chỉ khoảng 12.900
km3 , chưa đầy 1/100.000 tổng lượng nước toàn cầu.
Tổng số nước ngọt trên Trái Đất khoảng 35x10 6 km3 chỉ chiếm 3% tổng
lượng nước trên Trái Đất. Trong đó nước ngầm chiếm 30,1%, băng tuyết vĩnh
cửu chiếm 68,7%, nước sinh vật 0,003%, nước khí quyển 0,04%, nước trong
ao hồ, đầm lầy và trong lòng sông chỉ chiếm chưa đầy 0,3% (ao hồ 0,26%,
đầm lầy 0,003% và trong sông 0,006%)

Hình 2.1: Tài nguyên nước trên thế giới (Nguồn: Cục địa chất Mỹ)
Ô nhiễm nước hiện nay đang là vấn đề rất được quan tâm. Theo thống kê
của Viện nước quốc tế (SIWI) được công bố tại “Tuần lễ nước thế giới’’ diễn
ra ngày 5-9-2013, trung bình trên thế gới có khoảng 2 triệu tấn rác thải sinh
hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% chất thải không qua xử lý trực tiếp đổ vào

3


các nguổn nước tại các quốc gia đang phát triển. Điều này đã làm cho nhiều
dòng sông trên thế giới ở tình trạng cạn nước và ô nhiễm nghiêm trọng.
 Sông Citarum (Tây Java, Indonesia)
Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km2, là một trong những dòng
sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân thủ đô
Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và là nguồn

nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công nghiệp.
Dòng sông này là một phần không thể thay thế trong cuộc sống của người
dân vùng Tây đảo Java . Nó chảy qua những cánh đồng lúa và những thành
phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là một trong những dòng sông
ô nhiễm nhất thế giới. Citarum như một bãi rác di động, nơi chứa các hóa chất
độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi theo dòng nước từ các cánh
đồng và cả chất thải do con người đổ xuống.
Bà Windya Wardhani – giám đốc Cục Môi trường tỉnh Tây Java cho biết:
Các nhà máy đã phát thải nhiều kim loại nặng vào trong nguồn nước và lớp
trầm tích của sông Citarum. Trong đó phải kể tới những chất vô cùng nguy
hiểm như thủy ngân, chì, kẽm và crom liên quan mật thiết với căn bệnh ung
thư, tổn thương nội tạng và gây tử vong mà trẻ nhỏ là đối tượng chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất.
Chính chất thải độc hại từ những nhà máy công nghiệp của hơn 200
ngành nghề khác nhau, đặc biệt là từ các nhà máy dệt may, đã “giết chết”
dòng sông Citarum. Nguồn thuốc nhuộm chưa qua xử lý phát thải từ các nhà
máy dệt là nguyên nhân khiến dòng nước chuyển màu và cứ 2 giờ/lần, màu
nước lại thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng gạo tại địa phương.
Ô nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước
cũng bị lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân

4


sống quanh dòng sông này hằng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm
rửa, thậm chí cả đun nấu. (TTXVN, 2012).

Hình 2.2 : Người dân đang vớt vỏ xe cũ tại sông Citarum.
(Nguồn : dantri.com.vn)



Sông Mississipi (Mỹ)
Sông Mississipi, con sông dài thứ 2 ở Mỹ, với 3.782km, bắt nguồn từ hồ

Itasca, chảy qua hai bang Minnesota và Louisiana.
Mực nước sông Mississippi giảm tới 22% trong giai đoạn từ năm 1960
đến năm 2004. Sự sụt giảm này liên quan tới tình trạng biến đổi khí hậu và
gây ảnh hưởng lớn đối với hàng trăm triệu người trên thế giới.
Theo Quỹ bảo vệ thiên nhiên toàn cầu (WWF), con sông này đang trở
nên cạn kiệt, khô cằn, ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người và phá hủy sự
sống ở những vùng lưu vực con sông. Nếu con sông này “chết” thì hàng triệu
người sẽ mất đi những nguồn sống của họ, sự đa dạng sinh học bị phá hủy
trên diện rộng, nước ngọt sẽ thiếu trầm trọng và đe doạ tới an ninh lương
thực.(TTXVN,2012)

5


Hình 2.3 : Cá chết được phát hiện gần cửa sông Mississippi.
(Nguồn: Dantri.com.vn)
Sông Tùng Hoa, Trung Quốc
Sông Tùng Hoa có chiều dài gần 2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp
Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30 thành phố khác, nối tiếp với các vùng
thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào nguồn nước của con sông này.
Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một sự cố bất thường liên
quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh Cát Lâm phía Bắc
Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn benzene và những
chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông.
Benzene và nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ.
Khối chất độc ấy sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc

Long Giang.(TTXVN,2012)

6


Hình 2.4 : Sông Tùng Hoa bị ô nhiễm nặng sau vụ nổ nhà máy hoá chất
Cát Lâm hồi năm 2005.
(Nguồn: vietbao.vn.)
2.2 Các vấn đề chất lượng nước sông ở Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các LVS,
tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ
cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn,
trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến
môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các LVS ở Việt Nam đang bị suy
giảm và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề và do khả
năng quản lý yếu kém. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thủy từ
thượng nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, do
canh tác nông, nông - nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

7


Xét lượng nước vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt
với thiếu nước, một số khu vực thuộc loại khan hiếm nước. Chưa bao giờ tài
nguyên nước lại trở nên quý hiếm như những năm gần đây, khi nhu cầu nước
không ngừng tăng lên mà nhiều dòng sông lại bị suy thoái, ô nhiễm, nước

sạch ngày một khan hiếm. Hạn hán, thiếu nước diễn ra thường xuyên, nghiêm
trọng. An ninh về nguồn nước cho thấy sự phát triển bền vững và bảo vệ môi
trường đang không được bảo đảm ở nhiều nơi, nhiều vùng ở nước ta.
2.2.2 Thực trạng chất lượng nước tại một số lưu vực sông
2.2.2.1 Lưu vực sông Hồng
Sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam,với chiều dài
1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu
vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu,
với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy. Sông Hồng gắn liền với đời sống và
các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội trong khu vực. Tuy nhiên, sông Hồng
đã và đang bị ô nhiễm tại một số khu vực.
Ở khu vực đầu nguồn thuộc tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà
Giang, kết quả quan trắc cho thấy chất lượng nước còn khá tốt, hầu hết đều
nằm trong ngưỡng A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng chất hữu cơ
tại sông Hồng tương đối thấp nhưng độ pH và lượng phù sa tương đối cao,
nên trong một số thời điểm quan trắc, giá trị tổng lượng sắt đôi khi vượt tiêu
chuẩn.

8


Hình 2.5: Chất lượng nước đầu nguồn sông Hồng năm 2009 – 2010
(Nguồn : Tổng cục môi trường, 2012)
Sông Hồng chảy qua các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc bị ô nhiễm nặng
hơn. Nguyên nhân do đoạn sông Hồng chảy qua hai tỉnh này tiếp nhận một
lượng lớn nước thải từ các KCN, nhà máy, xí nghiệp. Các thông số COD,
BOD và TSS đo được đều vượt ngường A1 của QCVN 08:2008/BTNMT,
thậm chí có những điểm xấp xỉ ngưỡng B1.Theo kết quả của sở tài nguyên
môi trường tỉnh Phú thọ, đoạn sông Hồng chảy qua công ty Super phốt phát
và hóa chất Lâm Thao đến KCN phía Nam Thành phố Việt Trì, các thông số

đo

được

như

BOD,

COD,

TSS

QCVN08:2008/BTNMT từ 1,5 đến 2 lần.

9

đều

vượt

ngưỡng

B1

của


Hình 2.6: Hàm lượng BOD5, COD, TSS tại sông Hồng đoạn chảy qua Phú
Thọ, Vĩnh Phúc năm 2011
(Nguồn : Tổng cục môi trường,2012)

Tại điểm quan trắc gần cửa xả của Công ty cổ phần giấy Việt Trì, giá trị
TSS vượt ngưỡng B1 của QCVN08:2008/BTNMT đến 4 lần.(Báo cáo môi
trường quốc gia,2012).
2.2.2. Lưu vực sông Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai là một trong hai hệ thống sông lớn nhất khu vực
phía Nam với lưu vực rộng khoảng 44.612 km2. Môi trường nước của hệ
thống sông này đang chịu tác động trực tiếp của các nguồn thải từ 116 khu đô
thị với các qui mô khác nhau, 47 khu công nghiệp/khu chế xuất, trên 57.000
cơ sở sản xuất công nghiệp với nhiều qui mô khác nhau, 73 bãi rác, hàng
nghìn cơ sở chăn nuôi qui mô công nghiệp, hàng chục bến cảng và nhiều
nguồn thải khác.
Theo báo cáo môi trường Quốc gia (môi trường nước mặt, 2012 ) chất
lượng nước sông Sông Đồng Nai đoạn chảy qua thành phố Biên Hòa và phụ

10


lưu, phân lưu chịu tác động nặng nhất trên toàn tuyến sông Đồng Nai. Trên
khu vực trung lưu sông Đồng Nai, mức độ ô nhiễm dinh dưỡng khá cao.
Nồng độ NH4+ tại tất cả các điểm quan trắc đều vượt giá trị giới hạn theo
QCVN 08:2008, loại A1, đặc biệt tại vị trí Cầu Ông Buông, giá trị luôn ở mức
cao trong nhiều năm. Ngoài ô nhiễm các chất dinh dưỡng trong nước thải sinh
hoạt, nguyên nhân chủ yếu của sự tăng cao hàm lượng NH4+ khu vực này là
do nước rửa trôi từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có sử dụng các loại
phân bón hóa học.

Hình 2.7: Diễn biến hàm lượng N-NH4+ tại khu vực trung lưu sông Đồng
Nai năm 2007 – 2011.
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường, TCMT, 2012)


11


Mức độ ô nhiễm vi sinh vật tăng dần từ khu vực trung lưu cho đến gần
cuối hạ lưu sông Đồng Nai. Hàm lượng Coliform khu vực từ Trạm bơm nhà
máy nước Thiện Tân cho đến bến đò Hãng Da đều vượt QCVN 08:2008 loại
A1, thậm chí một số đoạn vượt QCVN 08:2008 loại B1 nhiều lần. Trong đó
mức độ ô nhiễm vi sinh cao nhất tai vị trí Bến đò Lợi Hòa, bến đò Hãng Da
do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nước thải sinh hoạt và các khu công nghiệp
Hố Nai, Biên Hòa 1...
2.2.3 Lưu vực sông Cầu
Lưu vực sông Cầu là một trong lưu vực sông lớn ở nước ta, có vị trí địa
lý đặc biệt, phong phú về tài nguyên cũng như về lịch sử phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh nằm trên lưu vực. Đây là lưu vực quan trọng nhất trong hệ
thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6030 km2 với dòng chính sông
Cầu dài 288,5 km bắt nguồn từ núi Vạn On ở độ cao 1175m và đổ vào sông
Thái Bình ở Phả Lại. Trong lưu vực sông Cầu có tới 26 phụ lưu cấp I với tổng
chiều dài 671km và 41 phụ lưu cấp II với tổng chiều dài 643 km và hàng trăm
km sông cấp III, IV và các sông suối ngắn dưới 10km. Lưu vực sông Cầu nằm
trong vùng mưa lớn của Bắc Kạn và Thái Nguyên với tổng lượng nước hàng
năm đạt 4,200 km3. Sông Cầu được điều tiết bởi Hồ Núi Cốc với dung tích
hàng trăm triệu m3
Nhìn chung chất lượng nước sông Cầu thời gian qua đã bị suy giảm,
nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêmtrọng, nhất là các đoạn sông chảy qua các đô thị,
KCN và các làng nghề, thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc. Trong vài năm gần đây, với sự nỗ lực của các cấp chínhquyền,
chất lượng nước sông Cầu đã và đang được cải thiện.
Đoạn thượng nguồn, nước sông còn giữ được tính tự nhiên vốn có do
chảy qua vùng dân cư thưa thớt và các hoạt động công nghiệp chưa phát triển
mạnh. Nhìn chung, chất lượng nước của đoạn sông này còn tương đối tốt, các


12


chỉ tiêu chất lượng nước cho đến nay vẫn đảm bảo giới hạn cho phép đối với
nguồn nước mặt loại A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) trừ một số đoạn
sông suối phụ lưu cấp 1, 2 chảy qua các khu khai thác mỏ, khu tuyển quặng,
đào đãi khoáng sản tự do,...
Đoạn trung lưu là khu vực đã có mức độ phát triển cao với đa dạng các
hoạt động kinh tế thuộc nhiều loại hình và ngành nghề. Theo thống kê, đoạn
sông này đã và đang tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hoạt động công
nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ làm cho chất lượng nước suy giảm
nhiều (riêng tỉnh Thái Nguyên sử dụng khoảng 300 triệu m3 nước/năm cho
các hoạt động công nghiệp) (Cục QLTTN, 2012). Tại nhiều nơi, vào những
tháng mùa kiệt, khi nước ở thượng nguồn ít, có nhiều chỉ tiêu không đạt
nguồn loại B, các loài thủy sinh gần như không sinh sống được. Nhìn chung,
hầu hết các thông số quan trắc của đoạn sông này đều không đạt QCVN A1,
một số điểm như Cầu Trà Vườn, giá trị thông số NH4+ còn vượt quá QCVN
B1, tuy nhiên, hàm lượng các thông số có xu hướng giảm qua các năm

13


Hình 2.8 : Hàm lượng NH4+ đoạn qua Thái Nguyên năm 2007 – 2011
( Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)
Đoạn sông Cầu qua Bắc Ninh, Bắc Giang, phần lớn các điểm quan trắc
đều có giá trị các thông số vượt QCVN A1, thậm chí vượt hoặc xấp xỉ QCVN
B1. Bên cạnh đó, giá trị một số thông số như COD, BOD5, NH4+ có xu
hướng tăng, điều này cho thấy chất lượng nước đang bị suy giảm

Hình 2.9: Diễn biến hàm lượng BOD5 tại sông Cầu đoạn qua Bắc Ninh,

Bắc Giang năm 2007 – 2011
( Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia, 2012)

14


Hiện nay, nước sông Cầu có lưu lượng cát và chất lơ lửng ngày càng tăng do
các hoạt động khai thác khoáng sản (cát, sỏi,...). Thời gian tới, nếu không được
quản lý và kiểm soát chặt chẽ thì hàm lượng các chất này sẽ càng cao
2.3 Nguyên nhân và ảnh hưởng của việc suy thoái chất lượng nước sông
2.3.1 Nguyên nhân gây suy thoái chất lượng nước sông
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên
nguồn nước. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi
nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến các nhân tố tự
nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt đối với các
nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường nước bị ô
nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên
nhân chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông
nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng
hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ…
Ảnh hưởng do hoạt động sống của con người. Các dòng nước mặt
(sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm trọng bởi
rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử
lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước
thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng
chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy
các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và
môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý
thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
Ảnh hưởng do phát triển nông nghiệp. Việc chăn nuôi gia súc gia cầm ở

hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong
việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải,
phần lớn cho vào ao hồ. Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng

15


nước mặt sông rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức
ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt.
Ảnh hưởng do phát triển công nghiệp và dịch vụ. Việc xả nước thải
sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào
sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất.
2.3.2 Ảnh hưởng của việc suy thoái chất lượng nước sông
Người dân ở các khu vực nước suy thoái, ô nhiễm không có đủ lượng
nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động
tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.
Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều
mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng nề nhất của tình trạng này chính là số
người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số
lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn
nước ô nhiễm.

16


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng môi trường nước mặt sông Đáy

Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Đáy
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua địa
phận tỉnh Hà Nam (từ thị trấn Quế -Kim Bảng –Hà Nam đến cầu Đoan VỹHà Nam )
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 05 tháng 01 năm 2015
đến ngày 30 tháng 05 năm 2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu.
- Điều kiện kinh tế – xã hội vùng nghiên cứu.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua
tỉnh Hà Nam.
3.3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh
Hà Nam
- Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam.
- Diễn biến chất lượng nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua
tỉnh Hà Nam.
3.3.3. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu, khắc phục tình trạng ô nhiễm
môi trường nước sông Đáy đoạn chảy qua tỉnh Hà Nam
- Cơ sở để đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.

17


×