Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài nghiến (burretiodendron hsienmu w y chun f c how) tại khu vực ngài sảng, xã du già, huyện yên minh, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LOÀI NGHIẾN
(Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) TẠI KHU VỰC
NGÀI SẢNG, XÃ DU GIÀ, HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG
Ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Mã số

: 7620211

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tạ Thị Nữ Hoàng
Sinh viên thực hiện

: Cháng A Túc

MSV

:1653020680

Lớp

: K61A - QLTNR

Khóa học



: 2016 – 2020

Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý tài nguyên rừng & Môi trường
trường Đại học Lâm nghiệp tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái
sinh loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu W.Y.Chun & F.C.How) tại
khu vực Ngài Sảng, xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”. Trong
q trình làm đề tài này tơi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy,
cô, các cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo ThS. Tạ Thị Nữ Hồng,
người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi trong suốt q trình làm đề tài.
Qua đây cũng cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn UBND xã Du Già đã
cung cấp số liệu để tơi có thể hồn thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức, song chắc chắn khóa luận khơng tránh khỏi
thiếu sót, tơi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp q báu của thầy
cơ và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Hà Giang, ngày tháng 5 năm 2020
Sinh viên

Cháng A Túc

i


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về tái sinh ............................................................................. 3
1.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh .................................. 5
1.1.3. Một số nghiên cứu về tái sinh rừng ......................................................... 8
1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 10
1.2.1. Nghiên cứu về tái sinh ........................................................................... 10
1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh ................................ 14
1.2.3. Một số nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam…………………...…….15
1.2.4. Nghiên cứu về loài Nghiến .................................................................... 17
1.3. Thảo luận .................................................................................................. 20
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 21
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 21
2.1.2. Muc tiêu cu thể ...................................................................................... 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 21
2.2.2. Pham vi nghiên cứu ............................................................................... 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu .... 21
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến phân bố ........ 21
2.3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới tái sinh tự nhiên ................. 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 22
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 27
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 32
ii



3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ................................................... 32
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 32
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 32
3.1.3. Đặc điểm khí hậu – thủy văn ................................................................. 32
3.1.4. Đặc điểm đất đai ................................................................................... 32
3.1.5. Tài nguyên nước .................................................................................... 33
3.1.6. Tài nguyên rừng .................................................................................... 33
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................... 33
3.2.1. Dân số ................................................................................................... 33
3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của xã ....................................................... 33
3.2.3. Giao thông, xây dựng ............................................................................ 36
3.2.4. Giáo dục ................................................................................................ 36
3.2.5. Y tế ......................................................................................................... 37
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
4.1. Nghiên cứu đặc điểm phân bố của loài Nghiến tại khu vực nghiên cứu ..... 38
4.1.1. Đặc điểm phân bố theo đai cao .......................................................... 38
4.1.2. Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 39
4.2. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Nghiến phân bố ............ 39
4.2.1. Đặc điểm tầng cây cao .......................................................................... 39
4.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Nghiến.............................. 44
4.3. Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới tái sinh tự nhiên .... 49
4.3.1. Tầng cây cao ......................................................................................... 50
4.3.2. Tầng cây bụi ........................................................................................... 53
4.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Nghiến ....................... 54
4.4.1. Giải pháp quản lý bảo vệ rừng ............................................................. 55
4.4.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 56
4.4.3. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 56
4.4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 59
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC
iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

UBND

Uỷ ban nhân dân

2

OTC

Ơ tiêu chuẩn

3

VQG

Vườn Quốc gia


4

ODB

Ơ dạng bản

5

D1.3

Đường kính ngang ngực

6

ĐT

Đường kính tán

7

Hvn

Chiều cao vút ngọn

8

H

Hạt


9

Ch

Chồi

10

CTTT

Cơng thức tổ thành

11

KH

Kế hoạch

12

BCĐ

Ban chỉ đạo

13

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng


14

BGH

Ban Giám hiệu

15

CBQL

Cán bộ quản lý

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm phân bố theo đai cao loài Nghiến ................................... 38
Bảng 4.2. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao........................................................ 40
Bảng 4.3. Mật độ và độ tàn che tầng cây cao khu vực nghiên cứu................. 41
Bảng 4.4. Mối liên quan giữa các thành phần loài cây đi kèm với Nghiến tại
khu vực nghiên cứu ......................................................................................... 42
Bảng 4.5: Chỉ số Simpson của tầng cây cao ................................................... 44
Bảng 4.6. Công thức tổ thành cây tái sinh ở các ÔTC………………………45
Bảng 4.7: Mật độ cây tái sinh..........................................................................46
Bảng 4.8 Kết quả phân bố cây tái sinh loài Nghiến theo chiều cao ................ 47
Bảng 4.9. Nguồn gốc và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng loài Nghiến ................. 48
Bảng 4.10. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ tàn che............................. 50
Bảng 4.11. Mối quan hệ giữa tổ thành tầng cây cao ....................................... 52
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tái sinh loài Nghiến ......... 54


v


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Sơ đồ ơ dạng bản ............................................................................. 25
Hình 4.1. Một số hình ảnh về loài Nghiến tái sinh ......................................... 49
Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của độ tàn che tới mật độ tái sinh loài Nghiến ........ 51
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của độ tàn che tới tỷ lệ cây tái sinh triển vọng ........ 51

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tái sinh là quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng, là sự thay
thế, thế hệ cây già cỗi bằng thế hệ cây con nhằm phục hồi lại thành phần cơ
bản của rừng, góp phần làm phong phú thêm số lượng và thành phần loài
trong hệ sinh thái. Trong quá trình tái sinh, dưới ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh, không phải tất cả cây mạ đều có cơ hội tồn tại và sinh trưởng để
có thể gia nhập và thay thế lớp cây ở tầng cây cao trong tương lai.
Khoa học ngày nay đã chứng tỏ các biện pháp bảo vệ, sử dụng và tái
tạo lại rừng chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng khi có một sự hiểu biết đầy
đủ về bản chất các qui luật sống của rừng trước hết là các quá trình tải sinh,
sự hình thành và động thái biến đổi của rừng tương ứng với những điều kiện
tự nhiên môi trường khác nhau.
Hiện nay, trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do
sử dụng phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được những lợi ích
lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái
sinh không hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng
và chất lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng cịn khoảng 14,3 triệu
ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Đến năm 1999, theo số liệu thống kê chỉ còn

10,9 triệu ha rừng, trong đó 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng
trồng với độ che phủ tương ứng là 33,2%. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên là
một trong những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng.
Vườn quốc gia (VQG) Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trên địa
bàn 3 xã, xã Du Già, Tùng Bá; và xã Minh Sơn. Xã Du Già có diện tích
67,84 km². Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài thực
vật quý hiếm như bách xanh, bách xanh núi đá, nghiến, đinh... Tại khu vực
này đã có những nghiên cứu về hiện trạng rừng, cấu trúc rừng, điều tra thực
vật, động vật nhưng nghiên cứu về tái sinh và đặc biệt với một loài cụ thể để
đánh giá tái sinh còn hạn chế, một số nhiên cứu đã được triển khai chủ yếu tập
trung vào những đặc điểm hệ thực vật và cấu trúc của các trạng thái rừng mà
chưa chú trọng tới đặc điểm của từng loài cây cụ thể - những nhân tố cấu
1


thành và duy trì mức độ đa dạng của hệ sinh thái nơi đây.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu
W.Y.Chun & F.C.How) tại khu vực Ngài Sảng, xã Du Già, huyện Yên

Minh, tỉnh Hà Giang”. Hi vọng kết quả của đề tài sẽ cung cấp được thêm
những thơng tin cần thiết góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học nhằm
nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển lồi Nghiến nói riêng và đang dạng
sinh học nói chung tại Vườn Quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về tái sinh
Lịch sử nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới đã trải qua hàng trăm
năm, nhưng với rừng nhiệt đới, vấn đề này mới được tiến hành chủ yếu từ
những năm 30 đến nay. Có nhiều quan điểm, nội dung nghiên cứu của các tác
giả về tái sinh tự nhiên nhưng có thể tóm tắt như sau:
- Đặc điểm tái sinh dưới tán: Tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới là vấn đề
hết sức phức tạp bởi tính đa dạng sinh học cao trong cùng quần xã thực vật
rừng và có nhiều khác biệt với rừng ơn đới và cịn ít được nghiên cứu. Cùng
với q trình khám phá các quy luật phát sinh, sinh trưởng, phát triển của các
quần xã thực vật rừng. Đặc điểm của quá trình tái sinh đã dành được sự quan
tâm của các nhà sinh học và sinh thái học trên thế giới từ rất sớm. Những kết
quả nghiên cứu đầu tiên về đặc điểm tái sinh của rừng mưa nhiệt đới đã được
Ơbrêvin cơng bố năm 1938 khi ơng phát hiện rất ít hoặc khơng có cây con của
những lồi cây ưu thế ở tầng cây cao trong rừng mưa nhiệt đới tại Châu Phi.
Dưới tán rừng, mật độ và tổ thành của lớp cây tái sinh thường thay đổi theo
không gian và thời gian. Trong một phạm vi giới hạn, tầng cây cao dường như
được thay thế bằng một thế hệ khác. Tuy nhiên, xem xét trên phạm vi rộng và
căn cứ theo quy luật diễn thế thì cây rừng kế thừa nhau một cách có hệ thống.
Với phát hiện quan trọng này, Ơbrêvin đã đặt nền móng lý luận cho những
nghiên cứu về hiện tượng bức khảm tái sinh của rừng nhiệt đới sau này. Tiếp
theo Ôbrêvin,Vansteenis (1956) đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến
của rừng mưa nhiệt đới là: tái sinh phân tán, liên tục của các lồi cây chịu
bóng tạo tiền đề tạo thành rừng hỗn loài khác tuổi và tái sinh vệt của các loài
cây ưa sáng tiên phong, mọc nhanh để lấp các lỗ trống do cây già đổ chết.
- Xác định thời gian nghiên cứu tái sinh: Đa số các nhà. nghiên cứu
thống nhất rằng trong nghiên cứu tái sinh rừng cần phải nghiên cứu quá trình
tái sinh rừng kể từ khi hình thành cơ quan sinh sản, sự hình thành hoa, quả,
3



các tác nhân phát tán hạt, sự phù hợp của mùa vụ hạt giống với điều kiện khí
hậu…. Phần lớn các nhà lâm học Liên Xô cũ lại đề nghị chỉ nên nghiên cứu
quá trình tái sinh rừng bắt đầu từ cây có hoa quả, thậm chí từ thời gian cây mạ
trở đi (dẫn theo Đinh Quang Diệp, 1993) [3].
- Điều tra, đánh giá tái sinh tự nhiên: Các nhà nghiên cứu đều có
chung một quan điểm thống nhất là: Hiệu quả tái sinh rừng được xác định bởi
mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố
và độ dài của thời kỳ tái sinh rừng. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành
lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
(Mibbread, 1930; Richards, 1933; 1939; Aubréville, 1938; Beard, 1946;
Lebrun và Gilbert, 1954; Jone, 1955-1956; Schultz, 1960; Baur, 1964; Rollet,
1969. Do tính chất phức tạp về tổ thành lồi cây, trong đó chỉ có một số lồi
có giá trị nên trong thực tiễn lâm sinh người ta chỉ tập trung khảo sát những
loài cây có ý nghĩa nhất định.
Để xác định mật độ cây tái sinh nhiều tác giả đã sử dụng các phương
pháp khác nhau, điển hình như: ODB theo hệ thống do Lowdermilk (1927) đề
xuất (diện tích 1-4 m2), ơ có kích thước lớn (10-100 m2), điều tra theo dải hẹp
với ô có kích thước từ 10-100 m2. Để giảm sai số trong khi thống kê, Barnard
(1950) đề nghị một phương pháp "điều tra chuẩn đốn" mà theo ơng kích
thước ơ đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo thời gian phát triển của cây tái sinh ở
các trạng thái rừng khác nhau. Phương pháp này được áp dụng nhiều hơn vì
nó thích hợp cho từng đối tượng rừng cụ thể. M. Loestchau (1977) đã đưa ra
một số để nghị để đánh giá một khu rừng có tái sinh đạt yêu cầu hay không
phải áp dụng phương pháp điều tra ngẫu nhiên, trừ trường hợp đặc biệt có thể
dựa vào những nhận xét tổng quát về mật độ tái sinh như nơi có lượng cây tái
sinh rất lớn. Từ những tính tốn về sai số cũng như về mặt tổ chức thực hiện
thì các ơ được chọn là những ơ vng có diện tích là 25m2 dễ dàng xác lập
bằng gậy tre. Các ơ đo đếm được xác lập theo từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 ơ
bố trí liên tiếp theo kiểu phân bố hệ thống không đồng đều. Như vậy, các ô


4


vừa đại diện được đầy đủ toàn bộ khu vực điều tra, và những nhân tố điều tra
vừa có dạng gần với phân bổ chuẩn.
1.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh
Cho đến nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu tập trung xác định ảnh
hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến tải sinh rừng và được phân thành 2
nhóm: nhóm các nhân tố ảnh hưởng khơng có sự tác động của con người và
có sự tác động của con người. Quá trình sinh trưởng của cây rừng nói chung
và cây tái sinh nói riêng chịu tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái như
ánh sáng, đất, lượng mưa... và mỗi loài cây chỉ có thể tồn tại và sinh trưởng
trong một giới hạn nhất định của các nhân tố sinh thái trên. Khi một trong các
nhân tố thay đổi làm cho môi trường thay đổi và sinh trưởng của chúng sẽ bị
ảnh hưởng theo ward,J.s...,Worthley, T.E (2000). Để làm rõ mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố và xác định được tổ hợp thích hợp cho mỗi lồi cây
các nhà sinh thái học đã tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu
như: ánh sáng, đất, cây bụi thảm tươi, nguồn hạt giống, thảm mục, các nhân tố
khí hậu, động vật và vi sinh vật rừng...
+ Nhân tố ánh sáng: Đây là nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan
tâm bởi đa số các loài cây, ánh sáng là nhân tố giới hạn có ảnh hưởng rất lớn
tới thành cơng của q trình tái sinh theo Ward,J.S...,Worthley, T.E (2000).
Tái sinh dưới tán, để phân biệt nhu cầu ánh sáng giữa các loài cây, H
Lamprecht (1989) đã phân cây rừng thành 3 nhóm: chịu bóng, ưa sáng và
trung tính dựa theo nhu cầu ánh sáng tối thiểu cho quá trình quang hợp của
chúng. Dưới tán rừng, khi lượng ánh sáng chiều xuống bị thiếu hụt mức độ
chịu bóng của cây rừng sẽ là đặc điểm quyết định khả năng tái sinh của chúng
theo Baur G. (1964) [1], Ward,J.S...,Worthley, T.E (2000. Hơn nữa, sự thiếu
hụt ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con, còn đối với sự

nảy mầm và phát triển của mầm non thường không rõ theo Richards p.w
(1952). Đã chứng minh độ tàn che tối ưu cho sự phát triển bình thường của đa
số các loài cây gỗ là 0,6 - 0,7.
+ Nhân tố đất: không chỉ là giá thể cho cây đứng vững mà con cung
5


cấp nước, các chất dinh dưỡng, muối khống và ơxy cho cây sinh trưởng và
phát triển. Khác với cây cao, bộ rễ của cây tái sinh chủ yếu tập trung ở tầng
đất mặt. Do vậy, khi định lượng mối quan hệ giữa cây rừng và đất, các nhà
khoa học không chỉ tập trung vào các tính chất của đất mà còn chú trọng
nghiên cứu biến động nhiệt độ và độ ẩm tầng đất mặt bởi chúng có liên quan
trực tiếp tới khả năng hấp thụ nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng
khác trong đất của cây. Theo Tamari (1975) hàm lượng mùn, độ xốp, nhiệt độ
và độ ẩm của tầng đất mặt có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nẩy mầm và sinh
trưởng của cây tái sinh.
Độ khép tán của quần thụ ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây con. Trong cơng trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và
quần thụ, V.G. Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh
tranh về dinh dưỡng khoáng của đất, ánh sáng, ẩm độ và tính chất khơng
thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tuỳ thuộc đặc tính sinh vật
học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật. I.N.Nakhteenko (1973)
cho rằng sự trùng hợp cao của sự hấp thụ dinh dưỡng giữa hai lồi có thể gây
cho nhau sự kìm hãm sinh trưởng và làm tăng áp lực cạnh tranh giữa hai loài.
+ Cây bụi thảm tươi và nguồn hạt giống: Đây là nhân tố có ảnh hưởng
rất lớn tới khả năng tiếp cận của hạt giống với đất, chi phối lượng ánh sáng
chiếu xuống, ảnh hưởng đến độ ẳm đất và là đối thủ cạnh tranh sình tồn của
cây mạ. Những quần thụ kín tán ảnh hưởng của chúng tới cây tái sinh thường
không đáng kể trong khi những quần thụ có tầng tán thưa hơn chúng là những
nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Vipper, 1973).

Thêm vào đó, khi đánh giá ảnh hưởng của nguồn hạt giống đến tái sinh
rừng các tác giả đều nhấn mạnh 3 yếu tố: (1) các nhân tố ảnh hưởng đến
nguồn hạt, (2) đặc điểm phát tán hạt giống của cây rừng và (3) mức độ phong
phú, của nguồn hạt. Theo Matthew (2000), tại những vùng đất thấp của Costa
Rica các khúc gỗ mục nhỏ và những đám cây dương xỉ có ảnh hưởng rất lớn
tới sự tồn tại của hạt giống sau khi được phát tán và sự phát tán của hạt giống
trên những vùng đất bỏ trống là nhân tố chính góp phần vào thành cơng của
6


phục hồi rừng theo Zimmermann, J.K., John, B.P., Mitchekk, A. (2000).
Trong khi Holl và các cộng sự, (2000) lại khẳng định, Sự thiếu hụt về nguồn
hạt giống và cạnh tranh của cỏ dại như là những nhân tố rào cản của q trình này.
+ Các yếu tố khí hậu: như gió, lượng mưa, nhiệt độ cũng được đánh giá
có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình phát tán, nẩy mầm của hạt giống.
Nghiên cứu của Nathan và Muller-Landau (2000) về khả năng phát tán nhờ
gió của 1.500 loại hạt giống trong phạm vi 100m tính từ gốc các cây mẹ cho
thấy cường độ phát tán giảm xuống khi khoảng cách tăng lên. Khả năng phát
tán này không chỉ phụ thuộc vào cường độ gió mà cịn phụ thuộc vào đặc
điểm cấu tạo hạt. Điều này đồng nghĩa với việc hạt có kích thước nhỏ và có
cánh thì cự ly phát tán xa hơn so nhiều trường hợp lên tới 2km tính từ gốc cây
mẹ theo Richard, T.B. (1998) so với với các hạt kích thước lớn và khơng cánh
theo Augspurger, C.K., Hogan, K.p (1983).
+ Động vật rừng có vai trị thụ phấn làm tăng lượng quả, hạt giống, góp
phần phát tán hạt giống theo Holl, K.D., Michael, E.L., Elenor, H.V.L., Ivan,
A.s. (2000) và phân giải các chất hữu cơ trong đất thúc đẩy khả năng sinh
trưởng của cây tái sinh theo Kasenene, J.M. (1987). Một số loài động vật
trong quá trình đào bới đất để kiếm thức ăn hoặc lồi giun đất đã đưa hạt
giống từ các tầng đất sâu hơn lên phía trên từ đó hạt có thể nẩy mầm sau thời
gian dài chờ đợi theo Nathan, R., Muller-Landau, H.c. (2000).

+ Con người và các tác động khác đã làm cho tái sinh rừng biến động
cục bộ theo mức độ tác động. Đặc điểm khác nhau giữa các lỗ trống sau tác
động làm cho tiểu hoàn cảnh, hệ động thực vật, tần số xâm nhập của động vật
ăn cỏ kích thước lớn và diễn thế của thảm thực vật cũng khác nhau theo
Struhsaker, T.T., Lwanga, J.S., Kasenene, J.M. (1996). Kết quả nghiên cứu tại
khu vực rừng mưa nhiệt đới ở độ cao trung bình tại Vườn quốc gia Kibale,
Uganda đã xác định 4 nhân tố chính ảnh hưởng tới tái sinh của cây rừng sau
khai thác theo Struhsaker, T.T., Lwanga, J.S., Kasenene, J.M. (1996),
Whitmore, T.c. (1996) bao gồm: cường độ khai thác, sự hình thành và thời

7


gian duy trì của lớp cây bụi thảm tươi, tần xuất hoạt động của voi, cường độ
hoạt động của động vật gặm nhấm ăn hạt.
1.1.3. Một số nghiên cứu về tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh
thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện của một thể hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi cịn hồn cảnh rừng: dưới tán rừng, chỗ trống trong
rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò của lớp cây con
này là thay thế thế hệ cây già cỗi. Vì vậy tái sinh rừng được hiểu theo nghĩa
hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng mà chủ yếu là tầng cây gỗ.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu thì hiệu quả tái sinh rừng được
xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và
tầng cây gỗ lớn đã được nhiều nhà khoa học quan tâm như: Mibbre-ad (1930);
Richards (1933 - 1939); Aubreville (1938); Beard (1946); Lebrun và Gilbert
(1954); Jones (1955 - 1956); Schultz (1960); Baur (1964); Rollet (1969). Do
tính chất phức tạp về tổ thành lồi cây, trong đó chỉ có một số lồi có giá trị
nên trong thực tiễn, người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa nhất định.

Van Steenis (1956) khi nghiên cứu về rừng mưa đã nhận xét: đặc điểm
hỗn loài của rừng mưa nhiệt đới là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm tái sinh
phân tán liên tục. Ông đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng
nhiệt đới đó là tái sinh liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Hai đặc điểm
này không chỉ thấy ở rừng nguyên sinh mà còn thấy cả ở rừng thứ sinh - một
đối tượng rừng khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới [17].
Vấn đề tái sinh nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu quả các cách
thức xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của các lồi cây mục đích ở các
kiểu rừng. Từ đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành cơng nhiều phương
thức chặt tái sinh. Cơng trình của Donis và Maudoux (1951 - 1954) với cơng
thức đồng nhất hóa tầng trên ở Zaia; Nicholson (1958) ở Bắc Borneo; Gana
Bernard (1954, 1959); Bamarji (1959) với phương thức chặt dần tái sinh nâng
cao vòm lá ở Andamann; Taylor (1954), Jone (1960) với phương thức chặt
8


dần tái sinh dưới tán ở Nijeria; Wyatt Smith (1961, 1963) với phương thức
rừng đều tuổi ở Mã Lai. Nội dung chi tiết các bước và hiệu của từng phương
thức đối với tái sinh đã được Baur (1964) tổng kết trong tác phẩm: “Cơ sở
sinh thái học của kinh doanh rừng mưa ” [1].
Viện Lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng Đông (Trung Quốc) đã tiến
hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng một số lồi cây trên núi đá vơi như:
Tơng dù, Mắc rạc (Dầu choòng), Xoan nhừ, Lát hoa, Nghiến,... trong thời kỳ
1985 - 1998. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau khi nhiều hội
thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của nhiều
nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn tạm
thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy nhiên,
những nguyên lý về phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được
tổng kết một cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho
nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang trong giai

đoạn thử nghiệm [18].
Qua việc tìm hiểu ta thấy rằng, trên thế giới các cơng trình nghiên cứu
về tái sinh rừng nói chung và tái sinh rừng nhiệt đới nói riêng rất phong phú,
đa dạng và có nhiều cơng trình nghiên cứu công phu đã đem lại hiệu quả cao
trong kinh doanh rừng. Tuy nhiên, chưa thấy một cơng trình nào nghiên cứu
đầy đủ về đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên trên núi đá vơi. Do đó, cơ sở khoa
học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật cho rừng trên núi đá vơi vẫn cịn
nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.
1.1.4. Nghiên cứu về loài Nghiến
Nghiến được biết đến là một loài cây lá rộng, phân bố tự nhiên trong
các khu rừng nhiệt đới ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là
Trung Quốc.
Nghiến phân bố tự nhiên trong các khu rừng nhiệt đới, ở một số nước
trong khu vực Đông Nam Á, được biết đến và đặt tên khoa học vào những
năm đầu của thế kỷ 19. Từ năm 1918 A.Chev đã đặt tên khoa học cho cây
Nghiến là Pentace tonkinensis. Cho đến năm 1943 Ganep giám định lại và lấy
9


tên khoa học là Parapentace tonkinensis.
Trên thế giới, Trung Quốc là một trong những nước có Nghiến phân bố
nhiều nhất. Trong thời kỳ 1985 - 1998 Viện lâm nghiệp Quảng Tây và Quảng
Đông (Trung Quốc) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số
loài cây trên núi đá vơi [18] như: Tơng dù, Mắc rạc (Dầu chịong), Xoan nhừ,
Lát hoa, Nghiến,.. .. Những nghiên cứu đó đã được tổng kết sơ bộ sau nhiều
hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với sự tham gia của
nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của nước này và những hướng dẫn
tạm thời về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được xây dựng. Tuy
nhiên, những nguyên lý về phục hồi rừng và phát triển rừng trên núi đá vôi
chưa được tổng kết một cách hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này

cho nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam còn khiêm tốn và đang
trong giai đoạn thử nghiệm.
Theo tài liệu này thì Nghiến là cây gỗ thường xanh, sinh trưởng chậm,
ưu thế ở độ cao dưới 750m, trong những khu rừng núi đá vơi, cây con ưa
bóng sau ưa sáng dần, gỗ có mầu vàng nhạt và rất cứng, dùng để đóng tàu,
đóng xe, sử dụng nhiều trong lĩnh vực kiến trúc, làm đệm máy và đồ gia dụng
cao cấp. Cũng theo tài liệu này thì Nghiến có ở Đơng Nam và Tây Nam Trang
Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan. Nghiến thường phân bổ trong khu vực có
nhiệt độ bình qn từ lớn hơn 19- 22°c, nhiệt độ tháng lạnh nhất là 11°c, đất
giàu dinh dưỡng độ PH khoảng 5,9, Nghiến thích hợp với đất ẩm nhưng
khơng tích nước. Do Nghiến có hệ rễ lớn nên có khả năng chịu hạn cao, ở nơi
đất dốc vịng năm của Nghiến thường lớn hơn về phía ngồi vách đá, mặt cắt
ngang có dạng vỏ hến .
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học đặc thù của hệ sinh thái rừng.
Phùng Ngọc Lan (1986) quan niệm về tái sinh rừng, hiểu theo nghĩa hẹp, là
quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ và
“Tái sinh rừng là chìa khóa quyết định nội dung điều chế rừng” theo Lâm
10


Công Định (1987). Các nhà lâm học trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu
để tìm ra những đặc điểm và quy luật tái sinh của rùng nhiệt đới Việt Nam,
các nghiên cứu về tái sinh rừng tập trung theo các hướng sau:
- Đặc điểm tái sinh, cơng trình nghiên cứu quy mô lớn do Viện điều tra
quy hoạch rừng thực hiện trong 8 năm (từ 1962-1969) nhằm đánh giá đặc
điểm tái sinh của các loại hình thực vật ưu thế tại Yên Bái, Hà Tĩnh, Quảng
Bình và Lạng Sơn đã khẳng định: tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới miền Bắc
Việt Nam cũng mang những đặc điểm của tái sinh rừng nhiệt đới đó là đặc

điểm tái sinh phân tán và liên tục của các lồi chịu bóng được dưới tán rừng
và tái sinh theo vệt của các loài ưa sáng theo Vũ Đình Huề (1975). Đặc điểm
này lần nữa được khẳng định trong tổng kết nghiên cứu của Trần Văn Con
(2006) và trong nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1978, 1999). Bên cạnh đó,
hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục,
khơng mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây
mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác theo Nguyễn Vạn
Thường (1991).
Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng và ở các lỗ trống của thảm thực vật
rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại Vườn quốc gia Bạch Mã - Thừa
Thiên Huế trên các đối tượng rừng thuộc trạng thái IIB, IIIA1 và IIIA2 lại có
đặc điểm: Với tái sinh dưới tán, mật độ cây tái sinh tương đối cao (7.230 8.985 cây/ha) và giảm xuống khi mức độ ổn định của lâm phần tăng lên. Số
loài cây tái sinh ở trạng thái IIB cao hơn so với trạng thái IIIA2 và trạng thái
IIIA1. Các loài cây cao có mặt trong tổ thành cây cao đều có cây tái sinh
chiếm ưu thế dưới tán rừng. Cây tái sinh dưới tán có sự phân cấp rõ rệt và
giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu chủ
yếu tái sinh từ hạt; đảm bảo cả về số lượng và chất lượng sinh trưởng. Tỷ lệ
cây chất lượng tốt chiếm tỷ lệ chủ yếu,.... Theo Hoàng Thị Tuyết (2010) [16].
Tuy nhiên, ở rừng thứ sinh Hương Sơn - Hà Tĩnh những loài cây trong giai
đoạn non, cây chịu bóng dưới tán rừng có số lượng tái sinh lớn nhưng chỉ có
cây con chiều cao thấp hơn 50cm và ít có cây lớn hơn. Mật độ cây tái sinh và
11


phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều ao thay đổi, rừng sau khai thác số cây
tái sinh có chiều cao trên l,5m tăng lên [12].
Ở vừng Đông Bắc (năm 1996) số lượng cây tái sinh trong rừng tự nhiên
biến động bình quân từ 8.000 đến 12.000 cây/ha. So với các vùng khác, vùng
này khả năng tái sinh tự nhiên tốt theo Trần Xuân Thiệp (1996)]. Tuy nhiên, ở
rừng thứ sinh nghèo của Hoành Bồ - Quảng Ninh (năm 2005), mật độ tái sinh

chỉ dao động từ 3457-5927 cây/ha Dương Trung Hiếu (2005); đa phần các
lồi có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh
cũng vậy theo Nguyễn Minh Đức (1998), Nguyễn Thế Hưng (2003), ở Tỉnh
này, rừng thứ sinh có mức độ tái sinh trung bình với các lồi khá phong phú.
Những dạng thảm thực bì mới phục hồi hoặc ở mức độ thối hố chưa cao có
khả năng tái sinh tự nhiên rất tốt bằng các hình thức tái sinh phong phú.
- Xác định quá trình tái sinh, điển hình là các tác giả: Vũ Tiến Hinh
(1991) đã đề cập đến đặc điểm tái sinh theo thời gian của cây rừng và ý nghĩa
của nó trong điều tra cũng như trong kinh doanh rừng [5]; Phạm Ngọc
Thường (2003) đã nghiên cứu đặc điểm tái sinh của thảm thực vật phục hồi
sau nương rẫy ở Thái Nguyên với các thời gian bỏ hóa khác nhau. Theo tác
giả, thời gian bỏ hóa càng dài thì mật độ cây tái sinh càng giảm nhưng chỉ số
đa dạng lại tăng lên. Kết quả nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên ở
khu vực bảo tồn tự nhiên Tây Yên Tử cũng khẳng định, số lượng, thành phần
loài thay đổi theo thời gian bỏ hố: số lồi tăng lên khi thời gian bỏ hóa dài
cịn mật độ cây tái sinh giảm dần theo thời gian bỏ hóa theo Nguyễn Văn
Hồn, Lê Ngọc Công (2006).
- Phương pháp điều tra tái sinh đã được các tác giả trong nước sử dụng
trong các đề tài của mình khá phong phú với diện tích các OTC và ODB khác
nhau: ODB 9m2 trong nghiên cứu của Hồng Thị Phương Lan (2004), Mai
Xn Hịa (2003), Vũ Tiến Hinh (2005); ODB có diện tích 4m2 Bảo Huy
(1993), Ngơ Văn Trai (1999), Bùi Văn.Chúc (1996), Trần Xuân Thiệp (1996);
Nhiều cơng trình nghiên cứu xác định diện tích điều tra tái sinh tối thiểu biến
động trong khoảng 4-5% tổng diện tích ơ tiêu chuẩn điều tra theo Ngơ Văn
12


Trai (1999), ơ dạng bản điều tra tái sinh có diện tích 4m2 (2m X 2m) và được
bố trí đều trên các tuyến điều tra trong ô tiêu chuẩn. Nguyễn Duy Chuyên
(1995) khi nghiên cứu cấu trúc, tăng trưởng trữ lượng và tái sinh tự nhiên

rừng thường xanh lá rộng hỗn lồi ở vùng Sơng Hiếu với ơ dạng bản tích nhỏ
(1x1m), (2x2m). Trong nghiên cứu tái sinh rừng, một điều chắc rằng, diện
tích ơ dạng bản và số lượng ô dạng bản có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
nghiên cứu. Do đó, Đỗ Thị Ngọc Lệ (2007) trong cơng trình nghiên cứu thử
nghiệm một số phương pháp điều tra tái sinh cho rằng: số lượng ô nhiều
nhưng diện tích điều tra của mỗi ơ nhỏ nên độ chính xác của kết quả khơng
cao. Từ đó tác giả cho rằng phương pháp điều tra 5 ô dạng bản mỗi ơ có diện
tích 25m2 (5m X 5m) với 4 ơ nằm ở 4 góc của ơ tiêu chuẩn, ơ cịn lại được
lập ở vị trí giao nhau giữa hai đường chéo của ơ mặc dù số lượng ơ dạng bản
ít nhưng diện tích điều tra của mỗi ơ lớn nên kết quả nghiên cứu có độ chính
xác tương đối cao. Đây cũng là phương pháp được nhiều nhà lâm học trong
đó có Nguyễn Minh Đức (1998), Phạm Ngọc Thường (2003) và Phạm Quốc
Hùng (2006) áp dụng trong nghiên cứu của mình. Theo Hồng Thị Tuyết
(2010) trên mỗi trạng thái rừng nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bạch Mã, đề tài
tiến hành lập 01 ơ tiêu chuẩn (ƠTC) tại vị trí điển hình có diện tích 10.000m2
(100m X 100m) và sử dụng cọc gỗ để phân chia thành 25 ô thứ cấp có diện
tích 400m2/ơ (20m X 20m). Sau đó lựa chọn ngẫu nhiên 13 trong tổng số 25
ô thứ cấp nói trên để tiến hành thu thập các thơng tin chi tiết. Trần Văn Con
và cộng sự, (2010) khi nghiên cứu động thái tái sinh, trên ô tiêu chuẩn định vị
1ha (100m X 100m) tác giả bố trí 02 loại ơ để điều tra tái sinh, trong đó 01 ơ
hình trịn, bán kính 15m (S= 707m2) để điều tra cây có D 1.3 từ 1,0 đến 10cm
và 12 ơ dạng bản 4m2 (2mx2m) để điều tra cây tái sinh có D 1.3 <1,0cm. Bùi
Chính Nghĩa, (2012) thì trên ơ định vị (1,0ha) bố trí một băng diện tích 150
m2 (5x30m), để điều tra tất cả các cây gỗ tái sinh có D1.3<5cm và H>l,3m,
đồng thời bố trí 13 ơ dạng bản (2x2m) trên hai băng tạo thành hình chữ thập
để đếm tất cả các cây tái sinh có h
13



1.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh
+ Ánh sáng: Thái Văn Trừng (1978) trong công trình nghiên cứu thảm
thực vật rừng Việt Nam đã kết luận ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và
điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên trong thảm thực vật rừng [14]. Dưới tán
rừng cường độ ánh sáng lọt xuống sàn rừng tùy thuộc vào cấu trúc rừng,
nghĩa là phụ thuộc vào tổ thành loài cây, độ cao tán rừng, độ khép tán, cách
sắp đặt lá trên cành và các bộ phận thân cành,., từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến
tình hình tái sinh dưới tán theo Nguyễn Văn Thêm (2002).
+ Độ tàn che: Dưới tán rừng, do nhu cầu ánh sáng của mỗi loài cây tái
sinh khác nhau, mật độ và tổ thành của chúng biến động theo sự thay đổi của
độ tàn che [3], Trần Hữu Viên và Nguyễn Minh Thanh (2009)]. Hoàng Thị
Tuyết (2010) đã xác định mối quan hệ tuyến tính giữa độ tàn che với mật độ
và số loài cây tái sinh dưới tán và độ tàn che khơng có ảnh hưởng rõ rệt đến
các chỉ tiêu sinh trưởng của cây tái sinh [16]. Thông thường ở giai đoạn cây
mạ, mật độ cây tái sinh thường tương đối cao và chúng giảm đi rất nhanh theo
tuổi theo Vũ Tiến Hinh [5] bởi trong điều kiện ánh sáng thiếu dưới tán rừng
thường yếu ớt và chỉ có một số ít trong số chúng có thể thốt khỏi giai đoạn
nguy hiểm này để tiếp tục tồn tại trong trạng thái ức chế sinh trưởng kéo dài
để chờ cơ hội vươn khi điều kiện thuận lợi theo Trần Văn Con (2006). Kết
quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, độ tàn che phù họp cho cây tái
sinh dưới tán rừng tự nhiên nhiệt đới biến động trong khoảng 0,5 - 0,6 theo
Nguyễn Minh Đức (1998), Vũ Đức Năng (2003), Trần Hữu Viên và Nguyễn
Minh Thanh (2009).
+ Một số nhân tố ngoại cảnh khác: Đinh Quang Diệp [3] cho rằng tầng
cây bụi, thảm tươi là đối thủ cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây tái
sinh nên có ảnh hưởng rất lớn tới mật độ, khả năng sinh trưởng và chất lượng
của chúng đặc biệt với cây tái sinh dưới tán những lâm phần sau khai thác
chọn rừng Khộp thưa thớt ở Đăk Lăk. Theo Nguyễn Thị Mai Lan (2011), cấp
độ dốc khác nhau có mật độ cây tái sinh khác nhau, số lượng cây/ô tiêu
chuẩn, mật độ cây giảm dần từ chân lên đỉnh đồi. Mật độ cây giảm khi độ dốc

14


tăng. Tổ hợp loài cây ưu thế trên cả 3 vị trí địa hình và 3 cấp độ dốc là giống
nhau, sự khác nhau chính là hệ số tổ thành của các lồi trong tổ hợp đó, tính
chất này càng thể hiện rõ trên một địa điểm. Lê Đồng Tấn (2000), cho rằng
thối hóa đất có ảnh hưởng đến mật độ, số loài và tổ thành loài cây tái sinh.
Tác động của con người: được coi là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt
nhất đến tái sinh rừng. Thông qua các xử lý lâm sinh, con người đã khéo léo
lợi dụng và điều khiển tự nhiên để tạo ra điều kiện hoàn cảnh thuận lợi nhất
cho quá trình tái sinh của các lồi cây mục đích, đảm bảo tái sinh rừng thành
công. Phương châm này đã được chú trọng đặc biệt trong khai thác rừng
thông qua các biện pháp chặt mở tán, chặt gieo giống trước khi khai thác và
vệ sinh rừng ngay sau khai thác theo Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan
(2005), Đỗ Thị Ngọc Lệ (2007), Hoàng Kim Ngũ (1984). Tuy nhiên, các hoạt
động khai thác gỗ bất hợp pháp, canh tác nương rẫy được lặp đi lặp lại nhiều
lần trên một khu vực đã dần biến những khu rừng bạt ngàn với các loài cây có
giá trị thành những khu rừng với cây ưa sáng mọc nhanh, ít giá trị kinh tế
chiếm ưu thế và cuối cùng thành đất trống, đồi núi trọc theo Trần Ngũ
Phương (1970).
- Tác động của con người: được coi là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ
và rõ rệt nhất đến tái sinh rừng. Thơng qua các xử lí lâm sinh, con người đã
khéo léo lợi dụng và điều khiển q trình tái sinh của các lồi cây mục đích,
đảm bảo tái sinh rừng thành cơng. Phương châm này đã được chú trọng đặc
biệt trong khai thác rừng thông qua các biện pháp chặt mở tán, chặt gieo
giống trước khi khai thác và vệ sinh rừng ngay sau khai thác. Tuy nhiên các
hoạt động khai thác gỗ bất hợp pháp, canh tác nương rẫy được lặp đi lặp lại
nhiều lần trên một khư vực đã dần biến những khu rừng bạt ngàn với các lồi
cây có giá trị thành những khu rừng với cây ưa sáng mọc nhanh, ít giá trị kinh
tế chiếm ưu thế và cuối cùng thành đất trống đồi núi trọc (dẫn theo Hoàng

Văn Tuấn, 2007).
1.2.3. Một số nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam
Nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam cũng chỉ mới bắt đầu từ những
15


năm 1960. Các kết quả nghiên cứu về tái sinh mới chỉ đề cập trong các cơng
trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học hoặc cơng bố
trên các tạp chí Lâm nghiệp. Nổi bật có cơng trình của Thái Văn Trừng (1963,
1978) [14] về “Thảm thực vật rừng Việt Nam”. Ông đã nhấn mạnh: ánh sáng
là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả
rừng nguyên sinh và thứ sinh.
Vũ Đình Huề kết luận: Tái sinh tự nhiên rừng Miền Bắc Việt Nam có
đặc điểm của rừng nhiệt đới [8]. Trong rừng nguyên sinh tổ thành cây tái sinh
tương tự như tầng cây gỗ, ở rừng thứ sinh tồn tại nhiều cây gỗ mềm, kém giá
trị. Hiện tượng tái sinh theo đám tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều
trên mặt đất rừng. Từ kết quả đó, tác giả xây dựng tiêu chuẩn đánh giá tái sinh
tự nhiên áp dụng cho các đối tượng rừng lá rộng ở Miền Bắc nước ta.
Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1983) thì tại khu vực
lâm trường Sơng Đà - Hịa Bình xuất hiện một số lồi cây có giá trị như sến,
Dẻ, Re, Táu,... Nhưng do q trình khai thác khơng hợp lý, đốt nương làm rẫy
của đồng bào dân tộc đã khiến cho những loài cây này dần dần mất đi và thay
vào đó là các lồi cây ưa sáng mọc nhanh, ít có giá trị kinh tế.
Nguyễn Hồng Quân (1984) đã nghiên cứu kết hợp chặt chẽ giữa khai
thác với tái sinh nuôi dưỡng rừng. Tác giả cho rằng, để đáp ứng yêu cầu khai
thác đảm bảo tái sinh và nuôi dưỡng rừng thì đối với rừng khơng đồng tuổi
cần thực hiện cả 4 nội dung chủ yếu là thu hoạch cây thành thục, chặt tái sinh,
chặt ni dưỡng và chuẩn hóa cấu trúc rừng về trạng thái mong muốn.
Hoàng Văn Tuấn (2007), khi nghiên cứu về đặc điểm tái sinh và động
thái tái sinh của hệ sinh thái rừng rộng lá thường xanh vừng Tây Bắc đã chỉ ra

rằng: có một sự tích lũy số lồi ở các lóp cây có kích thước lớn hơn so với các
lớp cây dưới đó. Thực tế này phản ánh kết quả của sự khác nhau về tốc độ
sinh trưởng của các loài cây tái sinh và tùy vào kích thước của lỗ trống được
tạo ra trong tán rừng làm tiền đề cho quá trình tái sinh.
Tóm lại, q trình tái sinh của rừng tự nhiên là vấn đề hết sức quan
trọng trong nghiên cứu sinh thái rừng nhiệt đới. Q trình đó diễn ra theo một
16


quy luật tất yếu của giới sinh vật. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy
luật tái sinh đề xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài
nguyên rừng bền vững. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu đặc điểm tái
sinh tự nhiên và đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý chủ yếu cho đối tượng
rừng núi đất hoặc núi đá khác. Cịn với rừng trên núi đá vơi thì ít có cơng
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện. Núi đá vôi là hệ sinh thái
rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một nguồn tài nguyên sinh học vô cùng
quý giá và đặc biệt là một khi đã bị tác động nó sẽ rất khó để phục hồi. Vì
vậy, cần nghiên cứu một cách sâu sắc và tồn diện hơn nữa với loại rừng này,
cần có những biện pháp bảo vệ, tránh chặt phá bừa bãi gây ra mất rừng, hình
thành núi trọc làm ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng và môi trường.
1.2.4. Nghiên cứu về loài Nghiến
Ở Việt Nam, gỗ Nghiến được ưa chuộng và được khai thác nhiều. Hiện
nay do được duyệt vào các loài cây gỗ, quý hiếm, nên những năm gần đây đã
có những cơng trình nghiên cứu về lồi cây này, đã mô tả và làm rõ một số
đặc điểm về các đặc điểm hình thái, sinh thái, gây trồng... của lồi. Những
cơng trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến vấn đề như sau.
Nghiến là một loài cây sinh sống lâu đời ở Việt Nam, hiện nay loài cây
này cũng đã được một số tác giả đưa vào nghiên cứu các đặc điểm về sinh
thái, hình thái, gây trồng... và đã đạt được một số thành quả nhất định. Trong
các nghiên cứu đó, nổi bật là nghiên cứu của tác giả Lê Mộng Chân với đề tài

“Nghiên cứu gây trồng một số loài cây trồng quý hiếm tại Vườn sưu tập thực
vật trường Đại học Lâm nghiệp”.
* Định tên và mô tả
Việc nghiên cứu đặc điểm tái sinh trước hết cần định tên và mô tả, nhằm
nhận biết chúng một cách chính xác, làm căn cứ cho các nghiên cứu khác.
Cây Nghiến được biết đến và đặt tên khoa học từ những năm đầu của
thế kỷ 19. Từ năm 1918 A.Chev đã đặt tên khoa học cho cây Nghiến là
Pentace tonkinensis. Năm 1943 Gagnep giám định lại và lấy tên khoa học của
Nghiến là Parapentace tonkinensis.
17


Năm 1992, Lê Mộng Chân và Vũ Văn Dũng dùng tên Burretiodendron
hsienmu Chun et How cho cây Nghiến.
Còn theo sách đỏ Việt Nam, các tác giả dùng tên Burretiodendron
tonkinensis (A. Chev.) Kosterm để đặt cho cây Nghiến và mô tả tương đối cụ
thể và gần với thực tế. Hiện nay cách mô tả này được dùng phổ biến rộng rãi
hơn cả.
* Về phân bố
Ở nước ta, một số tác giả cho rằng Nghiến gặp phổ biến trên núi đá vôi
ở các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn, Quảng
Ninh.
Các tác giả Lê Mộng Chân và Trần Ngọc Hải xác định Nghiến phân bố
tập trung theo kiểu rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đá vơi ở miền Bắc
Việt Nam như: Tun Quang, Hịa Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Thái, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa.
Theo tác giả Trần Việt Hà cho biết, ở Việt Nam Nghiến mọc tự nhiên
trên những vùng núi đá vôi ở miền Bắc, thuộc các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc
Cạn, Sơn La, Lạng Sơn, Tun Quang, Thái Ngun, Hịa Bình, Quảng Ninh.
* Về đặc điểm hình thái, vật hậu

Trong các nghiên cứu, ta thấy nghiên cứu của tác giả Lê Mộng Chân đã
mơ tả được điển hình nhất:
Nghiến (Burretiodendron tonkinensis (A. Chev.) Kosterm) thuộc Họ
Đay (Tiliaceae). Nghiến là cây gỗ lớn cao trên 30m, đường kính có thể tới
100cm, bạnh lớn. Thân tròn thẳng, vỏ xám vàng, sau xám nâu, bong mảng.
Nghiến là loài cây ưa sáng nhưng 1-2 năm đầu cần che bóng nhẹ, địi hỏi đất
tốt trên vùng núi đá vôi, pH 6.2 - 7.2. Thường mọc tập trung thành quần thể
ưu thế ở độ cao từ 800m trở xuống.
Tác giả Trần Việt Hà đã viết “Nghiến có lá đơn mọc cách, hình trứng
trịn, mép ngun, đầu lá có mũi lồi đi lá hình tim, cuống lá dài 5cm - 7cm,
phiến dày và cứng. Lá rộng 7 - 10cm, dài 10 - 12cm, có 3 gân gốc, nách gân
lá có tuyến và có túm lơng”.
18


×