Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hà Giang (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.75 KB, 95 trang )


1

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa xã hội học
  




Hoàng Thị Tây Ninh





Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng
dân tộc thiểu số tại Hà giang
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và
xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)





Luận văn thạc sỹ xã hội học









Hà Nội - 2008

2

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa xã hội học
  




Hoàng Thị Tây Ninh



Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng
dân tộc thiểu số tại Hà giang
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và
xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30




Luận văn thạc sỹ xã hội học




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Quý






Hà Nội - 2008



3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành luận văn «Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng các
dân tộc thiểu số tại Hà Giang » (Nghiên cứu trường hợp xã Lùng Tám,
huyện Quản Bạ và xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang), tôi đã
nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình từ phía Vụ Gia đình, Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em Việt Nam (nay thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)
để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Thị Quý - người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy ở Khoa Xã hội học -

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã cho tôi những kiến thức quý
báu, những kinh nghiệm học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian tôi học tập
tại đây.
Nhân dịp này, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp, gia đình,
bạn bè đã động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả vì những tình cảm vô cùng tốt đẹp đó.

Hà Nội, ngày 1/11/2008
Học viên



Hoàng Thị Tây Ninh



4

MỤC LỤC

Trang
Lời cảm ơn
3
Mục lục
4
Bảng các chữ cái viết tắt
6
Phần mở đầu
7

1. Lý do chọn đề tài
7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
14
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
15
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
15
6. Phương pháp nghiên cứu
16
7. Điểm mới của luận văn
18
Phần nội dung
19
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
19
1.1. Phương pháp luận Mác xít
19
1.2. Một số lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học trong
nghiên cứu về gia đình.
20
1.3. Quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về
hôn nhân – gia đình.
25
1.4. Hệ thống khái niệm công cụ
28
Chương II: Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng các dân tộc thiểu
số tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và xã Bạch Đích, huyện Yên

Minh, tỉnh Hà Giang
36
2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã
hội của địa bàn nghiên cứu
36
2.2. Một số đặc điểm nhân khẩu học của nhóm khách thể nghiên cứu
41

5

2.3. Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng dân tộc thiểu số ở Hà Giang
47
2.3.1. Tỷ lệ tảo hôn tại địa bàn nghiên cứu.
47
2.3.2. Thực trạng đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục
của những người kết hôn sớm
50
2.4. Nhận thức, thái độ của người dân đối với hiện tượng kết hôn
sớm.
58
2.5. Vấn đề bình đẳng giới trong tảo hôn
60
Chương III: Các nguyên nhân và hậu quả của tình trạng kết hôn
sớm ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tại xã Lùng Tám và xã Bạch
Đích, tỉnh Hà Giang
64
3.1. Các nguyên nhân dẫn đến của tình trạng kết hôn sớm tại địa bàn
nghiên cứu.
64
3.1.1. Nguyên nhân về gia đình

64
3.1.2. Nguyên nhân về văn hóa
69
3.1.3. Nguyên nhân về nhận thức
71
3.1.4. Nguyên nhân về quản lý
75
3.2. Một số hậu quả của tình trạng kết hôn sớm tại địa bàn nghiên
cứu.
78
3.2.1. ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và chăm sóc sức khoẻ
78
3.2.2. ảnh hưởng đến cơ hội học tập, phát triển cá nhân
80
3.2.3. ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển kinh tế gia đình
81
Kết luận và khuyến nghị
84
tài liệu tham khảo
88
Phụ lục
91





6



Bảng các chữ cái viết tắt







CTQG
Chính trị quốc gia
DS
Dân số

Gia đình
KH&CN
Khoa học và Công nghệ
KHHGĐ
Kế hoạch hoá gia đình
KHXH
Khoa học xã hội
NXB
Nhà xuất bản
PTCS
Phổ thông cơ sở
PTTH
Phổ thông trung học
PVS
Phỏng vấn sâu
TC, CĐ
Trung cấp, cao đẳng

TCTK
Tổng cục Thống kê
TE
Trẻ em
TLN
Thảo luận nhóm
UBND
Uỷ ban nhân dân
UNFPA
Quỹ Dân số Liên hợp quốc

7

Phần Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài:
Gia đình là tế bào của xã hội, là một thiết chế xã hội đặc thù có vị trí và
vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, bảo vệ và chuyển giao các giá trị văn
hoá của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dưới tác động của các yếu tố
chính trị - kinh tế - xã hội, cấu trúc và chức năng của gia đình thường có
những biến đổi phù hợp, do vậy, việc củng cố và phát triển thiết chế gia đình
được coi là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự bền vững của xã
hội.
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, gia đình Việt
Nam đang dần chuyển hóa và chịu ảnh hưởng của một số đặc điểm gia đình
thuộc nền văn minh công nghiệp. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc
tế, giao lưu văn hoá đang làm biến đổi cấu trúc, chức năng gia đình ở Việt
Nam. Những xung đột giá trị trong quá trình chuyển đổi này là một trong
những nguyên nhân quan trọng gây nên sự xáo trộn của gia đình. Nếu lãng
quên các giá trị truyền thống sẽ dẫn đến sự "đứt đoạn văn hóa gia đình” hoặc

gia đình không có “gốc”, không có nền tảng bền vững, còn nếu từ chối những
giá trị hiện đại, gia đình sẽ trở nên trì trệ, bảo thủ.
Trong xã hội sản xuất nông nghiệp truyền thống, gia đình là một trong
những thiết chế quan trọng nhất của xã hội. Vì vậy, việc "dựng vợ gả chồng",
ổn định cuộc sống gia đình cho con cái được coi là một trách nhiệm quan
trọng của các bậc làm cha mẹ. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ thường để ý,
"đánh tiếng" trước với những đối tượng kết hôn họ thấy là phù hợp và sắp xếp
sớm lập gia đình cho con. Việc kết hôn sớm khi chưa đến tuổi trưởng thành
hay còn gọi là tảo hôn là một hiện tượng phổ biến trong các xã hội trước đây,
nó gắn với chế độ gia trưởng. Đây là do nhu cầu kén người phụ nữ về làm

8

việc đồng áng và việc nhà, đồng thời, sớm sinh đẻ cho gia đình những đứa
con “nối dõi”. Tuy nhiên, cho đến nay hiện tượng kết hôn sớm vẫn tồn tại ở
một số nhóm cộng đồng trong xã hội, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Mặc dù khoản 1 điều 9 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã có
quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn “đối với nam là từ 20 tuổi trở lên, đối với
nữ là từ 18 tuổi trở lên”, tuy nhiên, theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dân số
và nhà ở năm 1999 của Tổng cục Thống kê cho thấy: cả nước có 112.773 nam
nữ thứ 13 – 17 tuổi kết hôn, chiếm 1,3% dân số ở độ tuổi này. Việc tảo hôn
xảy ra ở tất các các khu vực, từ nông thôn, thành thị hay miền núi, với các đối
tượng khác nhau; song nhiều nhất vẫn là khu vực nông thôn – miền núi, đặc
biệt miền núi chiếm 87,44%; vùng chiếm tỷ lệ cao nhất là Tây Bắc (3,86%),
tiếp đó là Tây Nguyên (2,08%) và Đông Bắc (2,06%). [29, tr.23-37]
Điều đáng lưu ý là thời gian gần đây, nhóm 13-14 tuổi có xu hướng kết
hôn nhiều hơn trước, năm 1997 - 1998 nhóm tuổi này chưa có trường hợp nào
kết hôn thì năm 2002 có 0,1% số trẻ em ở độ tuổi 13-14 đã có vợ/chồng. Tỷ lệ
tảo hôn cao tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều đồng bào

dân tộc thiểu số sinh sống và tại một số địa phương có trình độ dân trí thấp,
còn tồn tại các phong tục tập quán lạc hậu. 15/61 tỉnh, thành phố có trên 1%
trẻ em ở độ tuổi từ 14-16 tuổi đã có vợ/ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo
hôn cao là Hà Giang (5,72%); Cao Bằng (5,1%); Lào Cai (2,7%); Sơn La
(2,6%); Quảng Trị (2,4%). [23]
Kết quả Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 2005 cho
thấy: trong phạm vi cả nước, tỷ lệ đã từng kết hôn của nam 15-19 tuổi là dưới
2% và nữ ở nhóm tuổi này là gần 7%. Tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi 15 – 19
thấp nhất tại đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ

9

và Đông Nam Bộ (dưới 1%) còn Tây Bắc chiếm tỷ lệ cao nhất (9%). [22,
tr.23-29]
Để thực sự trở thành tổ ấm của mỗi người, gia đình cần được xây dựng
trên một nền tảng vững chắc cả về vật chất và tinh thần, sức khoẻ và tâm sinh
lý của mỗi thành viên. Việc lập gia đình khi người con trai và người con gái
vừa bước qua tuổi thiếu niên, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm lý,
chưa có khả năng tự lập về kinh tế, chưa có đủ nhận thức về hôn nhân, gia
đình, ít kinh nghiệm sống sẽ trực tiếp gây ra những mâu thuẫn trong cuộc
sống gia đình sau này, ảnh hưởng tới sự tiến bộ của bản thân, hạnh phúc lứa
đôi, sự phát triển của gia đình và tương lai con cái.
Kết hôn sớm cũng đồng nghĩa với việc các em sẽ trở thành các ông bố,
bà mẹ “trẻ con”. Làm mẹ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ là nguyên nhân
dẫn đến đẻ non, đẻ nhẹ cân; trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh và thường không
khỏe mạnh. Ngoài ra, những bà mẹ vị thành niên có nguy cơ tử vong trong
thời kỳ thai nghén cao gấp đôi so với những bà mẹ trên 20 tuổi [40].
ở độ tuổi này, hầu hết các em chưa thể tự lập, không có việc làm mà
thường vẫn phải dựa vào bố mẹ, trông chờ vào sự giúp đỡ từ phía cha mẹ, gia
đình, thiếu chủ động về kinh tế. Quan trọng hơn, việc các em lập gia đình quá

sớm có ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, phấn đấu vươn lên; nhiều em
sau khi lập gia đình thường ngại đi học vì sợ bạn bè trêu chọc nên thường bỏ
học. Các em gái khi đã có chồng thường phải gánh vác công việc gia đình quá
sức và sinh con nên việc học tập trở thành điều không tưởng.
Có con khi còn quá trẻ, điều kiện kinh tế khó khăn, không có việc làm,
thu nhập, không có trình độ học vấn sẽ đẩy các cặp vợ chồng vào vòng luẩn
quẩn lạc hậu - thất học - nhiều con – ốm đau - không có việc làm - đói nghèo.
Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các cặp vợ

10

chồng trẻ, gây ra mâu thuẫn gia đình, bạo lực gia đình, mà còn có những tác
động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc của Tổ quốc, từ trước đến nay,
Hà Giang luôn được xếp là một trong những tỉnh khó khăn nhất của cả nước.
Một trong những nguyên nhân chính là do địa bàn của tỉnh phức tạo, dân cư
phần lớn sống ở các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xã nên gặp nhiều khó khăn
trong đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Là một tỉnh đa dân tộc (với 22 dõn tộc cựng chung sống), mỗi dõn tộc
ở đây lại cú phong tục tập quỏn, nghi lễ khỏc nhau. Nhỡn chung, nghi lễ cưới
hỏi của cỏc dõn tộc ở vựng sõu, vựng xa ở Hà Giang cũn nhiều hủ tục rườm
rà như xem tuổi, thách cưới, tảo hụn, tỷ lệ đăng ký kết hôn thấp Việc dựng
vợ gả chồng nhiều khi chưa thực sự do đôi trai gái tự chọn, vẫn cũn hiện
tượng do bố mẹ, gia đỡnh quyết định.
Có thể nói, do điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, trình độ dân trí
chưa cao, người dân còn chịu nhiều ảnh hưởng của phong tục tập quán nên
Hà Giang là tỉnh có tỷ lệ kết hôn sớm trước tuổi quy định còn tương đối cao.
Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chính sách về dân số,
gia đình của Nhà nước, đồng thời, ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân
những ông bố, bà mẹ trẻ và các con của họ. Đây là một trong những yếu tố

kìm hãm sự phát triển của địa phương cả về kinh tế, xã hội và mặt bằng văn
hoá chung, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của gia đình.
Năm 2005, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, cơ quan được giao
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân số, gia đình và trẻ em, thực hiện đề tài
khảo sát thực trạng tảo hôn ở khu vực miền núi phía Bắc. Bản thân tác giả
luận văn là người tham gia trực tiếp trong tất cả các bước thực hiện đề tài. Kế
thừa kết quả nghiên cứu “Khảo sát thực trạng tảo hôn khu vực miền núi phía
Bắc”, trong luận văn này, tôi tập trung vào vấn đề: "Thực trạng kết hôn sớm

11

ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Hà Giang" (Nghiên cứu trường hợp tại
xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang) với mong muốn làm rõ thực trạng kết hôn sớm trước tuổi quy định,
nguyên nhân của hiện tượng này, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc
phục, tiến tới giảm mạnh tỷ lệ kết hôn sớm ở địa bàn nghiên cứu và các địa
phương khác.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về gia đình nói chung, về gia đình các dân tộc thiểu số, các
phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực, định hướng giá trị nói riêng đã và
đang là mảng đề tài được nhiều người quan tâm nghiên cứu dưới những góc
độ khác nhau. Một số hiện tượng xã hội lệch chuẩn như bạo lực gia đình, kết
hôn sớm… cũng được nhiều tác giả đề cập trong một số công trình nghiên
cứu, trên một số phương tiện thông tin đại chúng.
Nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng tảo hôn
đối với việc thực hiện quyền của trẻ em gái, phụ nữ và trẻ em, ngày
8/10/2003, trong Báo cáo thường niên, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc
(UNFPA) đó tuyờn bố rằng: “Kết hụn sớm, cú thai ngoài ý muốn và
HIV/AIDS ở độ tuổi vị thành niên trên thế giới đang là mối đe dọa cho sự
phát triển và chúng ta cần phải chiến đấu chống lại giống như cuộc chiến

chống nghèo đói”.[40]
Có thể khẳng định rằng: xã hội càng văn minh thì số lượng người kết
hôn sớm càng giảm. Trên thế giới, tại các nước công nghiệp phát triển, người
ta thường thấy một xu hướng tương đối phổ biến là tuổi kết hôn lần đầu muộn
hơn so với các thế hệ trước; rất hiếm các trường hợp kết hôn sớm trước tuổi
quy định. Trong khi đó, ở các nước nông nghiệp lạc hậu, kinh tế kém phát
triển, trình độ dân trí thấp vẫn còn tồn tại hiện tựợng tảo hôn. Theo báo cáo
mới đây của UNICEF, 74% bé gái vùng Amhara bị ép lấy chồng trước 15

12

tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân quá nghèo khổ, họ muốn gả con
để họ và con khỏi bị chết đói. Người dân ở đây cho tảo hôn là một hiện tượng
bình thường vì đây là một tục lệ tồn tại đã lâu trong lịch sử, họ sợ bị mang
tiếng xấu nếu không tìm được chỗ gửi gắm con gái trước tuổi thành niên, sợ
con họ sẽ phải sống độc thân suốt đời và không được cộng đồng thừa nhận; và
một nguyên nhân nữa là vấn đề trinh tiết, họ sợ không bảo vệ được đứa trẻ,
nếu đứa trẻ bị hãm hiếp thì khổ cho cả gia đình [35].
ở Việt Nam, vấn đề kết hôn sớm trước tuổi quy định cũng được đăng
tải trên nhiều báo, tạp chí, internet… “Nạn tảo hôn và hôn nhân không đăng
ký trước pháp luật vẫn diễn ra phổ biến ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh
Lâm Đồng. Theo Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện Bảo Lâm, toàn
huyện có 14 xã thì xã nào cũng có tình trạng tảo hôn, xã vùng sâu có tỷ lệ cao
hơn” [36]. “ở P.Lỏm (Tương Dương, Nghệ An), người Mông vẫn còn duy trì
nạn tảo hôn. Con gái 13, 14 tuổi đã phải lấy chồng, rồi sinh 5, 6 đứa con, làm
quận quật cả ngày. Nếu lúc nhỏ không được đến trường thì suốt đời không nói
được tiếng Kinh, chứ nói chi đến biết đọc, biết viết” [38].
“ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, hiện tượng tảo hôn xảy ra rất nhiều. Điều
đáng nói là những đám cưới “non” ấy được tổ chức rất công khai… Nguyên
nhân là do nhận thức của người dân còn kém, do sự bồng bột của tuổi trẻ và

do sự buông lỏng của chính quyền địa phương…” [32].
Nhìn chung, tình hình tảo hôn tương đối phổ biến ở các tỉnh miền núi
phía Bắc. Kết quả khảo sát của Sở Tư pháp tỉnh Sơn La năm 2006 cho thấy:
toàn tỉnh có 47.665 trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau mà không
đăng ký kết hôn, 101.036 trường hợp trẻ chưa được khai sinh. Trong năm
2005 và 6 tháng đầu năm 2006, tại 10 huyện miền núi của tỉnh Sơn La đã có
500 trường hợp vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình [35].

13

Tuy nhiên, không phải ở nơi miền núi xã xôi mà liền kề ngay với thành
phố Hồ Chí Minh phát triển và sôi động vẫn còn có hiện tượng tảo hôn. “Một
cán bộ Hội phụ nữ xã Tân Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh cho
biết: chỉ riêng ấp Bến Đò 1 và 2 của xã, tính sơ sơ đã có 5 trường hợp chưa đủ
tuổi kết hôn nhưng vẫn tổ chức cưới hỏi Có những đứa trẻ 2, 3 tuổi rồi mà
vẫn không làm giấy khai sinh được vì cha mẹ chưa đăng ký kết hôn. Không
biết đợi đến tuổi vào lớp 1 thì cha mẹ của chúng có còn sống chung với nhau
nữa không?” [32]
Nhìn chung, các tin tức, bài viết về vấn đề hôn nhân gia đình, đặc biệt
là vấn đề tảo hôn xuất hiện tương đối nhiều trên các phương tiện truyền thông
đại chúng, tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc mới chỉ được một
số nhà nghiên cứu quan tâm.
Năm 2003, Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Uỷ ban
Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện đề tài "Nghiên cứu một số đặc điểm hôn
nhân và gia đình các dân tộc H'Mông và Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao
Bằng". Công trình nghiên cứu này đã đi sâu phân tích, phản ảnh rõ nét những
đặc điểm cũng như thực trạng hôn nhân và gia đình của hai dân tộc Hmông và
Dao đồng thời đã đưa ra được những khuyến nghị cụ thể giúp cho việc hoạch
định chính sách về dân số và gia đình. Trong nghiên cứu này, thông qua việc

tập trung đánh giá những vấn đề về hôn nhân và gia đình, như người quyết
định hôn nhân, tiêu chí lựa chọn trong hôn nhân, tuổi kết hôn lần đầu nhóm
tác giả cũng đã đề cập đến hiện tượng tảo hôn, việc đăng ký kết hôn, các nghi
lễ trong hôn nhân và một số đặc điểm về gia đình của hai dân tộc Hmông và
Dao ở hai địa phương trên. [12]
Tác giả Đỗ Thuý Bình - Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và
phụ nữ (nay là Viện Gia đình và Giới) trong đề tài" Hôn nhân và gia đình các

14

dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" (1994) đã mô tả tương đối chi tiết thực
trạng hôn nhân và gia đình ở đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam;
phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là
phong tục tập quán đối với vấn đề hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các
dân tộc; ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập ít nhiều đến hiện tượng tảo hôn.[1]
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung
của hôn nhân và gia đình, chưa tập trung đánh giá một cách toàn diện thực
trạng và các nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng kết hôn sớm trước tuổi quy
định - một hiện tượng tuy không phổ biến nhưng còn tồn tại trong không ít
các nhóm cộng đồng dân cư, có ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc cuộc sống
gia đình và những vấn đề liên quan như sức khoẻ sinh sản, mức sinh, chất
lượng sống Việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo
hôn cũng chưa được quan tâm một cách thích đáng. Do vậy, tôi lựa chọn đề
tài nghiên cứu "Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng các dân tộc thiểu số
tại Hà Giang" (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và
xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) với hy vọng đóng góp một
phần nhỏ bé vào các nghiên cứu về vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung,
làm phong phú thêm phần nào các mảng nghiên cứu về vấn đề gia đình hiện
nay.



15

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến
hiện tượng kết hôn sớm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Hà Giang qua
nghiên cứu trường hợp tại hai xã Bạch Đích và Lùng Tám, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ kết hôn sớm để tăng cường chất lượng sống của
các gia đình trẻ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở địa bàn nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp luận
nghiên cứu vấn đề kết hôn sớm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến
tình trạng kết hôn sớm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích tình trạng bất bình đẳng giới trong tảo hôn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ kết hôn sớm để tăng cường
chất lượng sống của các gia đình trẻ trong cộng đồng các dân tộc thiểu
số ở Hà Giang và các vùng khác có hoàn cảnh tương tự.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Hà Giang.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Các đối tượng kết hôn sớm
- Cha mẹ có con kết hôn sớm
- Đối tượng nam nữ 13-18 tuổi chưa lập gia đình
- Phụ nữ và nam giới đã có gia đình


16

- Cán bộ chính quyền, đoàn thể địa phương (Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên, cán bộ tư pháp, cán bộ chuyên trách dân số…).
4.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ và xã
Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.

5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết:
5.1. Giả thuyết nghiên cứu:
- Tình trạng kết hôn sớm vẫn tồn tại khá phổ biến và được chấp nhận
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng sâu,
vùng xa.
- Các nguyên nhân của hiện tượng kết hôn sớm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
từ phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân.
- Các chính sách, pháp luật về vấn đề hôn nhân và gia đình chưa được
triển khai thực hiện hiệu quả ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa






5.2. Khung lý thuyết:








17



















6. Phương pháp nghiên cứu:
6.1. Phương pháp luận:
- Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử cùng với những quan điểm của Đảng và Nhà nước
ta về vấn đề hôn nhân và gia đình (có tính đến yếu tố thời gian - trong
nhóm này, trong giai đoạn này ).
- Vận dụng một số lý thuyết và tư tưởng của một số nhà xã hội học trong
nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Ví dụ như các lý thuyết:


Điều kiện kinh tế - văn hoá - xã hội

Gia đình
(điều kiện kinh tế,
thu nhập )

Chính sách dân số, pháp
luật về hôn nhân và gia đình

Phong tục tập quán
về hôn nhân và gia
đình
Tình trạng kết hôn sớm
trước tuổi quy định

Hệ quả của tình trạng kết hôn sớm với cá
nhân, gia đình và xã hội
Cá nhân
(Các đặc điểm cá nhân: tuổi, giới
tính, trình độ học vấn, sức khoẻ,
nghề nghiệp, việc làm…)

18

+ Lý thuyết về giới
+ Lý thuyết cấu trúc - chức năng
+ Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý

6.2. Phương pháp nghiên cứu:
a. Phương pháp định lượng:

Thông tin và số liệu định lượng sử dụng trong luận văn dựa trên việc
phân tích số liệu thứ cấp của cuộc điều tra “Khảo sát thực trạng tảo hôn khu
vực miền núi phía Bắc” do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện năm
2005. Khảo sát được tiến hành với việc phỏng vấn bằng bảng hỏi 400 đối
tượng là nam nữ đã có gia đình và 100 nam nữ thanh niên trong độ tuổi từ 13-
18 chưa lập gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả luận văn là người tham
gia trực tiếp cuộc khảo sát này ở tất cả các bước thiết kế bảng hỏi, thu thập
thông tin, phân tích số liệu, viết báo cáo. Các thông tin sử dụng trong luận văn
được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 11.5 và chương trình hỗ trợ
Epi6.
b. Phương pháp định tính:
Một số phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài này là phương
pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Các thông tin định tính được tiến hành phân tích và đưa ra các đánh giá định
tính kết hợp với đánh giá định lượng trong báo cáo kết quả.
* Phỏng vấn sâu: thực hiện 12 phỏng vấn sâu đối với các đối tượng sau:
+ 02 lãnh đạo chính quyền xã, 02 cán bộ đoàn thể xã.
+ 02 nam và 02 nữ thanh niên kết hôn sớm;
+ 02 cha và 02 mẹ có con kết hôn sớm.

* Thảo luận nhóm: thực hiện 06 thảo luận nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người)

19

+ 02 nhóm phụ nữ đã có gia đình;
+ 02 nhóm nam giới đã có gia đình
+ 01 nhóm nam và 01 nhóm nữ 13-18 tuổi chưa lập gia đình
- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu:
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến
đề tài nghiên cứu bao gồm các công trình thực nghiệm, các báo cáo nghiên

cứu, số liệu thống kê, sách báo, Internet… để có được cái nhìn toàn diện cũng
như có cơ sở để so sánh, đối chiếu với những thông tin, số liệu mà đề tài thu
thập được.

7. Điểm mới của luận văn
Đề tài nghiên cứu "Thực trạng kết hôn sớm ở cộng đồng các dân tộc
thiểu số tại Hà Giang" (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lùng Tám, huyện
Quản Bạ và xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) được thực hiện
nhằm phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các yếu tố tác động đến
hiện tượng kết hôn sớm tại một địa bàn cụ thể mang tính đại diện cho một số
địa phương có hoàn cảnh tương tự. Các giải pháp được đề xuất sẽ góp một
phần vào việc thay đổi nhận thức của các nhà quản lý, các nhà hoạch định
chính sách và người dân nhằm giảm thiểu tình trạng kết hôn sớm tại địa bàn
nghiên cứu và một số địa phương khác.


20

PHầN NộI DUNG

Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

1.1. Phương pháp luận Mác xít
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các nguyên tắc phương pháp
luận của xã hội học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: nghiên cứu bản thân sự vật hiện tượng
như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán chủ quan, các kết luận
phải được phản ánh từ thực tế. Khi xem xét các sự vật hiện tượng, để có hiểu

biết đúng đắn về sự vật, hiện tượng phải hướng tới cái bản chất, không hướng
tới cái ngẫu nhiên, không ổn định.
- Nghiên cứu trong sự phát triển: mỗi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển; đều tồn tại trong một không
gian và thời gian xác định. Khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự vật hiện tượng
như nó tồn tại trong một giai đoạn cụ thể trong cả quá trình vận động, phát
triển; chú ý đúng mức đến hoàn cảnh lịch sử cụ thể làm phát sinh vấn đề đó,
tới sự ra đời và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực khách quan và chủ
quan. Nó giúp ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự vật cũng như lý
giải được quá trình vận động và phát triển của các sự vật đó.
- Nguyên tắc nghiên cứu sự vật hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn. Khi
xem xét các sự vật hiện tượng, phải nhìn nhận trong mối liên hệ qua lại giữa
các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật hiện tượng
đó. Đồng thời, phải xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ qua lại với

21

nhau (cả trực tiếp và gián tiếp) và trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của
con người. [24, tr. 212 – 232].
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: sự sản xuất ra tư liệu
sản xuất và sự sản xuất ra con người cũng như sự tái sản xuất không ngừng ra
tư liệu sản xuất và con người là nhân tố có tính quyết định của xã hội. Sự phát
triển của gia đình cũng gắn với sự phát triển của sản xuất, tái sản xuất vật chất
và tinh thần cũng như tái sản xuất ra con người. Điều này được đề cập đến
trong "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước" - của Ph.
ăngghen. [24]
Gia đình chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế - xã hội,
tuy nhiên lại có tính ổn định và độc lập tương đối trong sự phát triển của nó.
Tóm lại, cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu về
gia đình phải đặt trong một bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định, một nền văn

hoá nhất định.
Trong luận văn này, tôi nhìn nhận và đánh giá hiện tượng kết hôn sớm
ở cộng đồng các dân tộc thiểu số trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội
khác; đồng thời, đặt hiện tượng này trong bối cảnh lịch sử cụ thể nhằm hướng
tới cái bản chất của hiện tượng.

1.2. Một số lý thuyết và quan điểm của các nhà xã hội học trong nghiên
cứu về gia đình.
1.2.1. Lý thuyết về giới:
Trong nghiên cứu gia đình, lý thuyết về giới có vai trò đặc biệt quan trong,
nó cho phép xem xét, đánh giá, phân tích các sự vật hiện tượng trên một góc
độ hoàn toàn khác biệt so với các lý thuyết khác. Đó là sự xem xét sự vật hiện
tượng dựa trên sự khác biệt về vai trò xã hội xuất phát từ sự khác biệt về giới
tính.

22

Lý thuyết về giới, lý thuyết nữ quyền xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở
Phương Tây, được chia thành ba giai đoạn gọi là ba làn sóng nữ quyền. Làn
sóng nữ quyền thứ nhất (1848 - 1918) với mục tiêu đạt được các quyền phụ
nữ trong phạm vi công cộng, đặc biệt là quyền bầu cử, giáo dục, nghề nghiệp.
Quan điểm của các nhà nữ quyền thời kỳ này là nhanh chóng đưa phụ nữ
tham gia vào lĩnh vực công cộng, nơi có sự nghiêm khắc về đạo đức giới tính
và ứng xử. Đại biểu cho thuyết nữ quyền thời kỳ này là Mary Wollstonecraft.
Làn sóng thứ hai (1918 - 1968) có liên quan đến các cải cách xã hội và cuộc
“cách mạng” trong lĩnh vực riêng tư như quyền tránh thai, chấm dứt áp bức
tình dục. Trong thời kỳ này có hai xu hướng lớn: phong trào nữ quyền mác –
xít và phong trào nữ quyền tự do, cấp tiến và cách mạng. Đại biểu của giai
đoạn này là Betty Friedan. Làn sóng thứ ba (từ 1968 đến nay) lại chủ yếu liên
quan đến các vân đề công cộng (vấn đề bình đẳng về lương, chấm dứt phân

biệt giới tính trong nghề nghiệp, lương hưu, thế chấp tài sản ) và các vấn đề
riêng tư (sự hãm hiếp và bạo lực gia đình). Trong giai đoạn này, lý thuyết nữ
quyền được phân chia theo các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, khoa hoạc chính trị,
tâm lý, xã hội học [9, tr.1-5].
Theo lý thuyết này, vai trò giới, tương quan giới là kết quả của quá trình
xã hội hóa cá nhân. Cấu trúc hành vi, tình cảm, thái độ đặc thù cho mỗi giới
đã có sẵn trong xã hội trước khi đứa trẻ chào đời. Kể từ khi lọt lòng đến khi
mất đi, con người không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới đang tồn
tại một cách khách quan. Trẻ em nam, trẻ em nữ bắt chước, học tập theo các
cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với nam hay
nữ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ bị phân biệt đối xử ở cả gia
đình và cộng đồng, theo các nhà nữ quyền thì phụ nữ bị đẩy xuống “địa vị
hạng hai”, không có quyền lực gì và chịu sự phân công lao động bất bình
đẳng ngay trong gia đình của mình.

23

Cho đến nay, thuyết nữ quyền và các thành tựu khoa học về giới đã tạo cơ
sở cho việc xem xét vấn đề giới một cách toàn diện và khách quan hơn. Có
thể khẳng định rằng: sự phân biệt nam nữ hoàn toàn là xuất phát từ chính xã
hội loài người. C. Mác và Ph. Ăngghen đã phân tích điều này rất rõ trong các
tác phẩm của mình. ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, việc tiếp cận quan
điểm giới đã giúp cho các nhà nghiên cứu nhìn ra những điều mà trước đó
người ta coi là chuyện đương nhiên. Nói tóm lại, lý thuyết về giới đã tạo ra
một cuộc cách mạng, đem đến một luồng gió mới cho các nghiên cứu về gia
đình và phụ nữ.
Trong luận văn này, tôi luôn vận dụng, xem xét, đánh giá, tìm hiểu bản
chất của sự vật hiện tượng trên quan điểm giới, lý thuyết về giới. Tìm hiểu sự
khác biệt về suy nghĩ, hành vi, quan niệm của cộng đồng xã hội về vai trò của
các cá nhân trong cộng đồng đó có xuất phát từ các quan niệm mang tính chất

giới không, đặc biệt lưu ý tới những quan niệm mang tính chất thiên lệch,
nhạy cảm giới. Chẳng hạn như, mục đích của việc kết hôn sớm có phải là
nhằm biến người phụ nữ trở thành người có trách nhiệm chính với công việc
đồng áng, giặt giũ, nấu ăn, phục vụ nhà chồng và sinh con sớm để nối dõi cho
nhà chồng hay không? Vị trí và vai trò giới của phụ nữ tảo hôn có khác gì so
với những phụ nữ kết hôn bình thường, đúng độ tuổi không? Phải chăng tảo
hôn đã góp phần làm ngắn đi quãng đời thanh xuân của phụ nữ và đưa họ sớm
phụ thuộc vào người chồng và gia đình anh ta?

1.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
Hai đại biểu lớn nhất của thuyết cấu trúc chức năng là Emile Durkheim
và Talcott Parsons. Nhìn chung, thuyết cấu trúc chức năng giải thích sự tồn tại
và phát triển của các thể chế xã hội là do chức năng duy trì trật tự xã hội của
chúng. Các nhà nghiên cứu theo thuyết cấu trúc chức năng quan niệm xã hội

24

bình thường như một cơ thể lành mạnh, trong đó, các thể chế có chức năng
riêng và quan hệ hữu cơ với nhau; cùng hướng vào việc duy trì tính hợp lý xã
hội. Các chức năng có vị trí, vai trò bình đẳng với nhau. Xã hội là một hệ
thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền
vững của chỉnh thể xã hội. Để giải thích các thiết chế xã hội, phải tìm hiểu hệ
thống xã hội như một tổng thể, đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu của nó.
Emile Durkheim cho rằng: mỗi yếu tố, mỗi thành phần, một bộ phận cấu
thành của xã hội đều thực hiện những chức năng nhất định, thoả mãn những
nhu cầu nhất định của hệ thống xã hội. E. Durkheim chỉ ra hai đặc trưng quan
trọng nhất của sự kiện xã hội: một là, tính khách quan của sự kiện xã hội thể
hiện ở chỗ các sự kiện xã hội tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào ý thức cá
nhân; hai là, sự kiện xã hội có khả năng cưỡng chế, kiểm soát, bắt buộc đối
với hành vi, hoạt động của cá nhân. Sự thay đổi một yếu tố, một bộ phận nào

đó sẽ kéo theo sự thay đổi ở các bộ phận, yếu tố khác và làm biến đổi cả hệ
thống.
Theo E. Durkhiem, đặc trưng nổi bật của sự kiện xó hội là sự cưỡng
bức của nó đối với hành vi của cá nhân. Sự cưỡng bức của các sự kiện xó hội
khụng phải là do ý chớ cỏ nhõn mà là do hiện thực xó hội quy định, là sản
phẩm của nguyên nhân nhất định.
Sự cưỡng bức của xó hội đối với cá nhân không đơn giản là sự cưỡng
bức vật chất mà cả trí tuệ và đạo đức. í thức tập thể, tỡnh cảm gắn bú với cộng
đồng xó hội và sự tụn trọng tập quỏn xó hội của cỏ nhõn chỉ cú thể hỡnh
thành và củng cố khi họ đặt sự tồn tại của họ trong sự tồn tại phong phú, phức
tạp và lâu bền của xó hội. [4, tr.148-152]
Nhìn chung, trong các tác phẩm của mình, những nhà xã hội học theo chủ
thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận cấu
thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều các chức năng nhất định góp

25

phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tư cách là một cấu trúc tương
đối ổn định và bền vững.
Talcott Parsons phân biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thông
qua quá trình xã hội hóa cá nhân, hành động của con người hình thành và biểu
hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi đến cấp nhân cách, cấp xã hội và
cấp văn hóa. Một số đặc điểm cần lưu ý là: Thông qua cơ chế xã hội hóa cá
nhân, các hệ thống văn hóa có khả năng biến các giá trị chung của xã hội
thành hệ những giá trị riêng của mỗi người, nhờ vậy thực hiện chức năng
kiểm soát xã hội, bảo tồn các khuôn mẫu hành động của các cá nhân. [4,
tr.230-234]
Mặc dù không phủ nhận sự khác biệt về mặt giá trị giữa các nhóm xã hội
cũng như tính linh hoạt, chủ động của các cá nhân, những người theo trường
phái chức năng luôn nhấn mạnh việc con người có xu hướng hành động theo

những vai trò mà xã hội định trước, đồng thời nhấn mạnh đến tính vững chắc
của các thiết chế và cấu trúc xã hội và việc phục tùng của các cá nhân đối với
các chuẩn mực và nhu cầu của hệ thống xã hội.
Trong luận văn này, tôi luôn xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng trên cơ
sở liên hệ quan điểm cấu trúc – chức năng, tìm hiểu các nguyên nhân của hiện
tượng kết hôn sớm có phải xuất phát từ nhu cầu thực tế hoặc chịu ảnh hưởng
từ các quan niệm xã hội hay không? Phải chăng việc kết hôn sớm là một biểu
hiện trong đó cá nhân thực hiện vai trò xã hội của mình? Đó là lựa chọn mang
tính chất cá nhân hay là sự phục tùng theo khuôn mẫu hành động do xã hội
quy định?

1.2.3. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý:

×