Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục truyền thông môi trường về quản lý rác thải tại trường tiểu học và trung học và trung học cơ sở cù chính lan, thành phố hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC TRUYỀN THƠNG MƠI TRƯỜNG
VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI TRƯỜNG TIỂU
HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ CÙ CHÍNH
LAN, THÀNH PHỐ HỊA BÌNH
NGÀNH: KHOA HỌC MƠI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7440301

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh An
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việt Hùng
MSV: 1553060127

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT .................................... 3
1.2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT .......................................... 4
1.3. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ..................................... 4
1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG MÔI
TRƯỜNG .............................................................................................................. 5


1.4.1. Giáo dục môi trường ........................................................................... 5
1.4.2. Truyền thông môi trường .................................................................... 6
1.5. KẾT QUẢ CỦA VIỆC TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM ...................................................................................................................... 8
1.6. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
MÔI TRƯỜNG ................................................................................................... 10
1.6.1. Mục tiêu và đối tượng của giáo dục môi trường............................... 10
1.6.2. Mục tiêu và đối tượng của truyền thông môi trường ........................ 11
1.7. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở TRẺ................................................................................................ 12
1.7.1. Trường học ........................................................................................ 12
1.7.2. Gia đình ............................................................................................. 13
1.7.3. Bạn bè................................................................................................ 13
ii


1.8. VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THƠNG MƠI TRƯỜNG CHO
TRẺ ..................................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 15
2.1. MỤC TIÊU ................................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu chung.................................................................................. 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 15
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................... 15
2.2.1. Đối tượng .......................................................................................... 15
2.2.2. Phạm vi.............................................................................................. 15
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 16
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 16
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................. 16
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học....................................................... 16
2.4.3. Phương pháp thực nghiệm thông qua việc xây dựng chương trình

truyền thơng .................................................................................................. 17
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ..................................... 22
3.1. ĐỊA ĐIỂM.................................................................................................. 22
3.1.1. Cơ cấu bộ máy vệ sinh, quản lý chất thải rắn của nhà trường .......... 23
3.1.2. Đánh giá sơ bộ về công tác quản lý chất thải rắn của nhà trường .... 23
3.2. Đặc điểm đối tượng học sinh ..................................................................... 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 25
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ nhận thức của học sinh liên quan đến giáo dục
truyền thông và phân loại và giảm thiểu chất thải rắn ........................................ 25
4.1.1. Hiện trạng về các chương trình truyền thông và nhận thức của các em
học sinh tại trường THCS Cù Chính Lan về chất thải rắn ............................ 25
iii


4.1.2. Hoạt động cụ thể về giảm thiểu chất thải rắn và phân loại chất thải rắn
....................................................................................................................... 27
4.1.3. Nhận thức của các em học sinh trường TH và THCS Cù Chính Lan về
nguồn gốc chất thải rắn ................................................................................. 28
4.1.4. Nhận thức của các em học sinh về vấn đề tác hại của rác thải đối với
môi trường sinh thái và đời sống con người ................................................. 29
4.2. Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thơng về giảm thiểu và phân loại
chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu ................................................................... 30
4.2.1. Mục tiêu truyền thông ....................................................................... 30
4.2.2. Lập kế hoạch truyền thông ................................................................ 31
4.2.3. Cơ sở lựa chọn các phương tiện truyền thông .................................. 32
4.3.3.

Đánh giá kết quả về nhận thức về chất thải rắn của các em học sinh sau

khi tiếp xúc với các chương trình truyền thơng mơi trường ............................... 36

4.3.1. Hiệu quả chương trình truyền thơng sử dụng poster ........................ 36
4.3.2. Hiệu quả chương trình truyền thanh ................................................. 37
4.3.3. Sự thay đổi về nhận thức của các học sinh sau khi tiếp xúc với chương
trình truyền thơng .......................................................................................... 37
4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU................ 40
4.4.1. Giải pháp về phương tiện truyền thông ............................................ 40
4.4.2. Giải pháp về nội dung và hình thức truyền thông............................. 41
4.4.3. Giải pháp về quản lý chất thải rắn .................................................... 42
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .......................................... 43
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 43

iv


5.1.1. Đánh giá chung về nhận thức của học sinh liên quan đến giáo dục
truyền thông và phân loại và giảm thiểu chất thải rắn .................................. 43
5.1.2. Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thơng về giảm thiểu và
phân loại chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu ............................................. 44
5.1.3.

Đánh giá kết quả về nhận thức về chất thải rắn của các em học sinh

sau khi tiếp xúc với các chương trình truyền thơng mơi trường ................... 44
5.1.4.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiểu biết và quản lý chất thải rắn tại

khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 45
5.2. TỒN TẠI .................................................................................................... 45

5.3. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 47
PHỤ LỤC I .......................................................................................................... 48
PHỤ LỤC II ........................................................................................................ 54
PHỤ LỤC III ....................................................................................................... 57

v


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp tại tiểu học và trung học cơ
sở Cù Chính Lan thành phố Hịa Bình tỉnh Hịa Bình, em đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của các cán bộ, giáo viên tại nơi thực tập. Đến nay khóa luận của em
đã hoàn thành.
Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban lãnh đạo trường
Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô trong khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường đã hết sức giúp đỡ trong q trình thực hiện khóa luận, Cơ giáo TS. Nguyễn
Thị Thanh An, giáo viên bộ môn Quản lý môi trường là người đã trực tiếp hướng
dẫn và hết lòng giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong suốt q
trình thực hiện khóa luận. Các thầy cô cán bộ, giáo viên tại trường tiểu học và
trung học cơ sử Cù Chính Lan đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình tiến
hành khóa luận để em được thực tập và hồn thành khóa luận của mình.
Mặc dù đã hết sức lỗ lực, song do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm
bản thân cịn hạn chế nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để khóa
luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

vi



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
&: và
THMT: Truyền thông môi trường
IUCN: Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên
UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc
GDMT: Giáo dục mơi trường

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Tên bảng

Trang

1.1

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

14

2.1


Mức độ nhận thức và hiểu biết của học sinh

28

Thực trạng nhận thức của các em học sinh về giảm thiểu và phân

36

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5
4.6
4.7

loại chất thải rắn sinh hoạt
Mức độ tham gia giảm thiểu và phân loại chất thải rắn của các

37

em học sinh trường TH và THCS Cù Chính Lan
Nhận thức về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn của các em học

38


sinh
Nhận thức về tác hại của rác thải đối với môi trường sinh thái và

39

đời sống con người của các em học sinh
Kế hoạch truyền thông và giảm thiểu và phân loại chất thải rắn

41

sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
Các phương tiện truyền thông đã và đang được sử dụng

42

Mức độ hài lòng của các em học sinh trong trường về truyền

46

thông sử dụng poster

4.8

Mức độ hài lòng của học sinh của phương thức truyền thanh

47

4.9

Kết quả trước và sau khi tiếp xúc với chương trình truyền thông


48

viii


DANH MỤC HÌNH VẼ

TT

Tên hình

Trang

3.1

Hình ảnh khoảng cách của trường so với đường lớn

33

3.2

Sơ đồ công tác quản lý chất thải rắn của trường

33

4.1

Loại hình truyền thơng mong muốn của các em học sinh


43

4.2

Sản phẩm poster ‘‘Hành động nhỏ - Ý nghĩa lớn’’

44

Sự quan tâm của các em học sinh về giảm thiểu chất thải rắn sinh

49

4.3

hoạt sau khi truyền thông

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội hiện nay, vấn đề môi trường đang được quan tâm nhiều hơn
cả, giữa lúc nền kinh tế - xã hội thế giới đang phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều
thành tựu về khoa học kỹ thuật thì cũng là lúc con người nhận ra rằng mơi trường
sống của chính mình bị ơ nhiễm và tàn phá nặng nề.
Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày càng phức
tạp đã và đang gây khó khăn cho cơng tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
phát sinh ở mọi nơi,đối với các em học sinh các em chưa ý thức được tầm quan
trọng của môi trường đến sức khỏe đời sống.
Học sinh là một trong những đối tượng cần phải tích cực tham gia bảo vệ
mơi trường, vì vậy việc “Giáo dục môi trường cho học sinh, nền tảng của sự phát

triển bền vững” có ý nghĩa quan trọng nhằm thay đổi nhận thức và hành động của
thế hệ trẻ.
Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, là những chủ nhân quyết định
đối với sự phát triển của cả xã hội, dân tộc đồng thời cũng là người bị ảnh hưởng
nhiều nhất của vấn đề tài nguyên và mơi trường đối với sự phát triển sau này. Do
đó, chúng ta cần phải có những hành động hơm nay để họ nhận thấy trách nhiệm
và thách thức của vấn đề tài nguyên và môi trường đối với tương lai của chính
mình.
Thành phố Hịa Bình là thành phố trung tâm về chính trị, văn hóa xã hội
của tỉnh Hịa Bình với nhiều trường THCS lớn nhỏ và cũng vì thế số lượng học
sinh trung học cơ sở chiếm một phần lớn dân cư, vậy các em đã được giáo dục
môi trường như thế nào? Nhà trường có tổ chức các buổi ngoại khóa về mơi trường
hay khơng? Cách tiếp nhận và tiếp thu của học sinh THCS liệu có được đảm bảo?
Trước thực trạng trên chúng ta cần phải có biện pháp giáo dục, hành động
cụ thể để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên cho học sinh. Trước thực trạng trên chúng ta cần phải có
1


biện pháp giáo dục, hành động cụ thể để giúp các em có nhận thức đúng đắn trong
việc bảo vệ môi trường.
Nhận thức được ý nghĩa sâu sắc về vấn đề giáo dục bảo vệ mơi trường cũng
như để góp phần giải quyết nội dung trên tơi thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu
xây dựng chương trình giáo dục truyền thơng môi trường về quản lý rác thải
tại trường TH & THCS Cù Chính Lan, Thành Phố Hịa Bình” với mong muốn
giúp nâng cao nhận thức cho các em học sinh về chất thải rắn.

2



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI SINH HOẠT
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường
ngày của con người
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn,được thải ra trong quá trình sản xuất,
kinh doanh, sinh hoạt và các hoạt động khác
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian
nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý.
- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn
lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong chất
thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các
yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi
là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.
- Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là
một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt
động sinh hoạt hàng ngày của con người.

3


Tái chế chất thải thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản

phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có
quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà khơng bị
thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
1.2. PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Bảng 1.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
Khu dân cư

Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ sinh, đồ gỗ, đồ
dùng bằng nhựa, chất thải đặc biệt....

Sản xuất nông nghiệp

Gỗ, đất, ni-lông, vỏ bao....

Sản xuất công nghiệp

Giấy, ni-lông, chất thải đặc biệt, dầu, xăng...

Giao thông, xây dựng

Đất, sắt, gỗ, bê tơng, vơi vữa các đồ dùng đã hỏng
hóc...

Cơ quan, trường học

Giấy, nhựa, ni-lông, vải, chất thải thực phẩm,
catton...

Hoạt động thương mại


Chất thải từ các khu du lịch và chất thải thực phẩm

Dịch vụ công cộng đô thị

Giấy, ni-lông, gỗ...
( Nguồn: Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn )

1.3. THÀNH PHẦN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc
vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế,
tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là điều hết
sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái
sinh để phát triển kinh tế.
Phân loại chất thải rắn có thể phân theo nhiều tiêu chí như theo vị trí hình
thành, nguồn gốc phát sinh,thành phấn hóa học và vật lý, tính chất nguy hại...

4


1.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THƠNG
MƠI TRƯỜNG
1.4.1. Giáo dục mơi trường
Giáo dục mơi trường là một phần không thể thiếu của chiến lược phát
triển bền vững vì con người là trung tâm của sự phát triển và giáo dục nâng cao
nhận thức của con người nhằm thay đổi hành vi, lối sống của con người vì sự
phát triển bền vững. Khái niệm Giáo dục mơi trường được hình thành vào
khoảng thập niên 70-80 của thế kỷ XX, song song với quá trình phát triển của xã
hội định nghĩa về giáo dục môi trường đã được nhiều nhà khoa học đưa ra và dần

thay đổi theo nhận thức con người
Năm 1970, Hội nghị quốc tế về giáo dục mơi trường trong chương trình
học đường do IUCN/UNESCO tổ chức tại Nevada, Mỹ đã thông qua định nghĩa
sau về giáo dục môi trường: “Giáo dục môi trường là quá trình thừa nhận giá trị
và làm rõ khái niệm để xây dựng những kỹ năng và thái độ cần thiết giúp hiểu
biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con người với nền văn hóa và mơi
trường lý sinh xung quanh mình. Giáo dục mơi trường cũng tạo cơ hội cho việc
thực hành để ra quyết định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề
liên quan tới chất lượng môi trường” (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011). Định nghĩa
trên cho thấy giáo dục mơi trường đã được xem xét ở góc độ mang tính hợp lý
và gắn kết với phát triển, nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị trong giáo dục mơi
trường cũng như đến đạo lý và giá trị. Tuy nhiên, định nghĩa này mới chỉ dừng
lại ở quá trình thừa nhận và làm rõ khái niệm với đối tượng chung chung, nội
dung của GDMT cịn rất hạn chế. Khi xem xét mơi trường và các vấn đề về môi
trường người ta chỉ tập trung vào khía cạnh lý sinh, vào dạy và học các vấn đề
môi trường địa phương, môi trường nhân văn.
Năm 2000, với ý tưởng mở rộng, tiếp cận mang tính tồn diện và liên
ngành, gắn kết các lĩnh vực liên quan đến môi trường Jonathon Wigley đã đưa ra
một định nghĩa tương đối mới về giáo dục môi trường có khả năng giải quyết
5


được những thách thức đối với phát triển bền vững: “Giáo dục mơi trường là
một q trình phát triển những tình huống dạy/học hữu ích giúp người dạy và
người học tham gia giải quyết những vấn đề mơi trường có ảnh hưởng đến họ và
tìm ra những câu trả lời dẫn đến một lối sống có trách nhiệm, được thơng tin
đầy đủ”(Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011). Định nghĩa nêu ra, chỉ rõ đối tượng là
người truyền thông tin và nhận thơng tin (người dạy và học), phát triển những
tình huống dạy/học để giúp người tham gia giải quyết vấn đề môi trường; với
mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững.

Có thể thấy, có rất nhiều định nghĩa về giáo dục môi trường với mục tiêu
và đối tượng khác nhau qua từng giai đoạn phát triển, nhưng tất cả các định
nghĩa trên đều có một số đặc điểm chung nhất về giáo dục mơi trường, đó là:
Thứ nhất: Giáo dục mơi trường là một q trình diễn ra trong một khoảng
thời gian, ở nhiều địa điểm khác nhau, thông qua những kinh nghiệm khác nhau
và bằng những phương thức khác nhau;
Thứ hai: Giáo dục môi trường nhằm thay đổi hành vi;
Thứ ba: Khung cảnh học tập là bản thân môi trường và những vấn
đề có trong thực tế
Thứ tư: Giáo dục môi trường bao gồm giải quyết các vấn đề
và ra quyết định về cách sống. Trong giáo dục môi trường việc học phải tập
trung vào phát triển kỹ năng, những định nghĩa này muốn nói rằng việc học tập
phải tập trung vào người học và lấy hành động làm cơ sở
1.4.2. Truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường: “là một công cụ quản lý quan trọng, cơ bản
của quản lý mơi trường. Nó có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ
tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và khơng chỉ tự mình tham gia
mà cịn lơi cuốn những người khác cùng tham gia, để tạo ra kết quả có tính đại
chúng”. Hay nói cách khác truyền thơng mơi trường là một hình thức truyền
thơng với chủ đề mơi trường (Nguyễn Thị Bích Hảo, 2011).
6


Truyền thơng mơi trường: "là một q trình tương tác xã hội hai chiều,
giúp cho mọi đối tượng tham gia vào q trình đó cùng tạo ra và cùng chia sẻ
với nhau các thơng tin mơi trường, với mục đích đạt được sự hiểu biết chung
nhất về các vấn đề mơi trường liên quan, và từ đó có năng lực cùng chia sẻ
trách nhiệm bảo vệ môi trường với nhau. Hiểu biết chung sẽ tạo nền móng của
sự nhất trí chung, và từ đó có thể đưa ra các hành động cá nhân và tập thể để

bảo vệ môi trường" (TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2014).
Xét về tổng quan nghiên cứu, truyền thông môi trường không nhằm quá
nhiều vào việc phổ biến thông tin mà nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một
phương thức sống bền vững và nhằm khả năng giải quyết các vấn đề môi trường
cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội.
Từ những khái niệm về giáo dục và truyền thông môi trường cho thấy cả
hai phương thức này đều nhằm giáo dục ý thức, thái độ, hành vi ứng xử của con
người đối với mơi trường. Tuy nhiên, ở mỗi phương thức lại có một cách thể
hiện riêng: Giáo dục môi trường nhằm cung cấp, truyền đạt thông tin cho tất cả
các đối tượng tuy nhiên chưa chú trọng sự phản hồi của người tiếp nhận; trong
khi đó truyền thơng mơi trường thơng qua các sản phẩm như bản tin, báo đọc,
các buổi gặp gỡ thảo luận,... mang đến những thơng tin có tính hấp dẫn, có sự
trao đổi thơng tin hai chiều để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau và cuối cùng mong
muốn nhận được sự phản hồi.
Sự kết hợp giữa Giáo dục và truyền thông môi trường là một trong những
công cụ truyền đạt thơng tin hiệu quả, hữu ích nhất trong các biện pháp để thực
hiện mục tiêu bảo vệ mơi trường. Đích cuối cùng khơng chỉ làm cho mọi người
hiểu sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen,
hành vi ứng xử thân thiện với môi trường

7


1.5. KẾT QUẢ CỦA VIỆC TRUYỀN THÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM
Thế giới có trên 60 các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán, tổ chức phi chính
phủ đã cùng ký quy tắc ứng xử cam kết giảm rác thải nhựa. Hành động chung này
chính là tác nhân thúc đẩy việc giảm ô nhiễm chất thải nhựa và nâng cao nhận
thức về tác động tiêu cực của chất thải nhựa đối với con người, động vật và môi
trường.

Tại Indonesia: Chính quyền thành phố lớn thứ hai của Indonesia là
Surabaya đã nghĩ ra một cách mới lạ để khuyến khích người dân tái chế rác thải
đó là: tặng vé xe buýt miễn phí để đổi lấy những chai nhựa đã qua sử dụng. Với
10 cốc nhựa hoặc năm chai nhựa, tùy thuộc vào kích thước của chúng sẽ đổi được
một vé xe buýt, thành phố hy vọng sẽ đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng là
khơng có rác thải nhựa vào năm 2023. Một chiếc xe buýt có thể thu thập tới 250
kg chai nhựa mỗi ngày, tương đương khoảng 7,5 tấn trong một tháng.
Tại Trung Quốc: là một quốc gia có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn nhất
thế giới. Trung Quốc cũng đang dần ý thức được tiềm ẩn nguy cơ của rác thải
nhựa đối với mơi trường biển. Chính vì vậy chính quyền đã có một số biện pháp
như: tại các siêu thị tại đại lục Trung Quốc, khách hàng phải trả 0.3 nhân dân tệ
(khoảng 1000 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm và khách hàng cũng
phải trả 2 đài tệ (khoảng 1400 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm tại
các siêu thị ở Đài Loan. Trong nỗ lực ngăn chặn các chai nhựa nằm ở những bãi
rác, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã cho phép trả tiền vé tàu điện ngầm bằng
những chai nhựa nhằm khuyến khích người dân tái chế các chai nhựa đã qua sử
dụng.
Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển mơ hình các máy tự động thu gom
chai nhựa để đổi lấy vé xe buýt, hoặc một phần kinh phí nhỏ hay các dịch vụ khác
đang dần lan tỏa sang những nước khác trên thế giới. Đi đầu trong lĩnh vực này
có thể kể đến Na Uy khi mà đã triển khai dịch vụ từ năm 1992. Theo thống kê
8


chính thức, 97% chai nhựa ở Na Uy được tái chế. Đại diện chính phủ Anh cũng
đã sang Na Uy để học tập hệ thống này. Hệ thống tương tự cũng đã được sử dụng
ở nước láng giềng Thụy Điển và Đan Mạch, cùng với Đức và một số bang ở các
quốc gia Hoa Kỳ và Canada.
Tại Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, đối với chất thải rắn cơng nghiệp

khu vực đơ thị, hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ước tính khối lượng
chất thải rắn công nghiệp phát sinh ở khu vực này khá cao, tập trung ở các ngành
cơ khí, dệt may, da giày và thực phẩm. Theo báo cáo của các Sở Tài nguyên và
Môi trường nơi đây, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2015 là
800.000 tấn. Khả năng chất thải rắn công nghiệp lên tới 20,8 triệu tấn vào năm
2020.
Bên cạnh đó, cả nước cũng có khoảng 400 lò đốt rác thải y tế và nhiều lị
đốt quy mơ nhỏ ở khu vực nơng thơn, nhưng phần lớn cơng suất nhỏ, cơng nghệ
lạc hậu, khơng có hệ thống xử lý khí thải, nên nguy cơ phát thải dioxin/furan trong
mơi trường rất cao. Cùng với đó là hoạt động đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp
gia tăng, gây ô nhiễm tức thời, tăng nhiệt độ cục bộ, có nguy cơ tạo các chất POPs.
Việc phân loại chất thải cơng nghiệp tại nguồn cịn chưa phổ biến (thường
áp dụng với các chất thải tái chế). Chất thải công nghiệp cũng được thu gom cùng
với chất thải sinh hoạt hoặc chất thải nguy hại. Tại các đô thị lớn như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh… cơng ty môi trường đô thị là đơn vị thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải cơng nghiệp thơng thường. Cịn đối với chất thải nguy
hại, khoảng 80% doanh nghiệp ký hợp đồng với các cơng ty có giấy phép vận
chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Hiện số đơn vị được cấp phép xử lý chất thải
nguy hại trên cả nước là 114 doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện có một hệ thống quản lý chất thải phức
tạp với sự tham gia của nhiều bộ, ngành khác nhau ở cấp quốc gia. Mối liên hệ
giữa các bên liên quan còn yếu và chưa hiệu quả; đồng thời chưa có quy định cụ
9


thể về việc thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Ngồi ra, việc xử lý chất thải
rắn khơng đúng cách (đốt ngoài trời) khá phổ biến đã và đang làm gia tăng ơ
nhiễm khơng khí và phát thải các chất hữu cơ khó phân hủy.
Vì vậy, ngồi việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với phát triển bền
vững, phân loại chất thải rắn tại nguồn, cùng với phong cách sống thân thiện với

môi trường như tiêu thụ xanh, giảm sử dụng túi nilon, hệ thống quản lý chất thải
rắn ở Việt Nam cần có sự cải thiện lớn, để đối phó hiệu quả với tốc độ gia tăng
chất thải trong tương lai. Nhất là xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy thị
trường xử lý chất thải theo mơ hình hợp tác cơng-tư.
Tại Việt Nam cũng đang có nhiều địa phương thực hiện phương pháp thu
gom rác thải ngay từ đầu nguồn. Ở thành phố Hồ Chí Minh việc phân loại rác thải
rắn sinh hoạt tại nguồn phải được triển khai từ các hộ dân cho đến nơi nhận rác
và xử lý cuối cùng theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND của thành phố. Tại hòn
đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, cộng đồng dân cư trên đảo đã kiên quyết nói
khơng với túi nilon hơn 10 năm nay, Có thể thấy những mơ hình có hiệu quả như
thế này đã được thực hiện rải rác ở Việt Nam. Và khơng có lý do gì để từ chối
nhân rộng lên ở các thành phố và các hải đảo khác ở Việt Nam.
1.6. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THÔNG
MÔI TRƯỜNG
1.6.1. Mục tiêu và đối tượng của giáo dục môi trường
1.6.1.1. Mục tiêu
Giáo dục môi trường nhằm đem lại cho đối tượng:
1. Hiểu biết bản chất của các vấn đề về môi trường: Trang bị những kiến
thức về mơi trường: tính phức tạp, mối quan hệ nhiều chiều và khả năng chịu tải
của môi trường…
2. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường như
nguồn lực sinh sống, lao động và phát triển của cá nhân, cộng đồng, quốc gia từ
10


đó có thái độ, cách cư xử đúng đắn trước các vấn đề mơi trường, xây dựng cho
mình quan niệm đúng đắn về ý thức, trách nhiệm, về giá trị nhân cách để dần
hình thành các kỹ năng… Hay đó chính là xây dựng thái độ, cách đối xử thân
thiện với mơi trường.
3. Có thái độ quan tâm tới tầm quan trọng của mơi trường, thúc đẩy mọi

người tích cực tham gia vào việc cải thiện và bảo vệ môi trường.
4. Cung cấp các kỹ năng cần thiết trong việc xác định, dự đoán, ngăn ngừa
và giải quyết vấn đề mơi trường.
5. Tạo cơ hội tham gia tích cực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường
và đưa ra được những quyết định môi trường đúng đắn.
1.6.1.2. Đối tượng
Đối tượng của GDMT là cá nhân, cộng đồng, trẻ em mọi lứa tuổi, giáo dục
ở tất cả các cấp từ địa phương đến vùng, quốc gia, toàn cầu,... Giáo dục môi trường
cung cấp, truyền đạt thông tin về môi trường cho mọi người nhằm giúp họ hiểu
rõ hơn các kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa con người với mơi
trường. Từ đó thay đổi nhận thức, thái độ và có những hành vi tích cực thân thiện
với môi trường. Tuy nhiên, mong muốn nhận được phản hồi từ phía đối tượng
được truyền thơng tin về giáo dục môi trường chưa thực sự rõ nét.
1.6.2. Mục tiêu và đối tượng của truyền thông môi trường
Truyền thông môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi
nhận thức, thái độ, hành vi của người dân trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ
tham gia vào các hoạt động BVMT; khơng những tham gia mà cịn lôi cuốn
những người khác cùng tham gia, để tạo ra những kết quả có tính đại chúng
1.6.2.1. Mục tiêu
1. Nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường, thay đổi thái độ, hành vi về môi trường. Tạo
lập cách ứng sử thân thiện với môi trường, tự nguyện tham gia các hoạt động
bảo vệ môi trường.
11


2. Tác động đến chính cách, các dự án về BVMT nhằm thay đổi cho phù hợp
với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Chia sẻ, tuyên truyền các kiến thức về
BVMT để mọi người hiểu rõ và có những hành động tích cực hơn.
3. Phát hiện các tấm gương, mơ hình tốt trong BVMT, đấu tranh chống các

hành vi, hiện tượng tiêu cực xâm hại đến môi trường.
4. Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần
thực hiện thành cơng xã hội hố cơng tác bảo vệ môi trường.
1.6.2.2. Đối tượng
Đối tượng TTMT tùy thuộc vào chương trình, dự án, có thể là cộng đồng,
chính quyền, cơ quan ban ngành về môi trường; các nhà tài trợ hay các cơ quan
truyền thông,... Là các đối tượng có trình độ học vấn, chun mơn, vị trí xã hội,
mỗi đối tượng lại có hình thức truyền thơng khác nhau. Mục đích chính của
TTMT: nhằm chia sẻ nhận thức, sự trao đổi lẫn nhau, có sự phản hồi thơng tin
giữa hai người hay một nhóm người để dẫn đến hiểu biết lẫn nhau, mang thông
điệp ý nghĩa về bảo vệ mơi trường thơng qua các loại hình truyền thông như:
bản tin, sách báo, tờ rơi hay các buổi hội thảo,…
1.7. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở TRẺ
Trẻ chủ yếu tiếp xúc với gia đình và trường học, do vậy yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi bảo vệ mơi trường của trẻ chính là gia đình và trường học. Ngồi ra,
việc học hỏi từ bạn bè cũng tác động đến nhận thức, hành vi của trẻ.
1.7.1. Trường học
• Điều kiện học tập tại trường
Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, các tài liệu học
tập như: sách, báo, tạp chí,... ở trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu
kiến thức của trẻ; các câu lạc bộ về môi trường, các cuộc thi vẽ tranh, kể truyện,...
giúp trẻ hình thành nên những nhận thức và hành vi tích cực.
12


• Phương pháp giáo dục của giáo viên
Có thể nói giáo viên là người có vai trị đặc biệt đối với việc để trẻ có ý thức,
hành vi tốt hay không đối với môi trường xung quanh. Nếu như phương pháp giảng
dạy của thầy cô phù hợp, truyền cảm, giúp trẻ thấy u thích và muốn học, trẻ có

cảm xúc và ghi nhớ lâu dài và vấn đề môi trường cũng như sẽ có những hành động
tích cực trong bảo vệ mơi trường.
1.7.2. Gia đình
Gia đình đóng vai trị chính trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển tồn
diện, là mơi trường có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách
của trẻ. Đặc điểm của trẻ là bắt đầu biết tiếp nhận kiến thức, ghi nhớ và tư duy,
chính vì vậy những hành động của người thân trong gia đình, đăc biệt là ơng bà,
cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của trẻ. Vấn đề bảo vệ môi trường nếu
được xuất phát từ gia đình, sự chỉ dạy của cha mẹ, khuyến khích trẻ
có hành vi u mơi trường, chỉ cho trẻ biết đâu là những hành vi đúng, hành vi
sai sẽ giúp trẻ dần hình thành thói quen tốt. Cùng với sự giáo dục của gia đình, xã
hội cũng có vai trò đặt biệt quan trọng quyết định tới thái độ tôn trọng, bảo vệ môi
trường của trẻ thông qua các hoạt động truyền thông môi trường như: múa hát, hài
kịch, văn nghệ,...
1.7.3. Bạn bè
Mối quan hệ bạn bè cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với thái độ và
hành vi của trẻ. Trẻ bắt chước và làm những điều mà trước đây chúng chưa bao
giờ làm để mong muốn được nhóm bạn bè chấp nhận như: việc các bạn biết cất
dọn đồ chơi sau khi chơi, biết bỏ rác vào thùng rác,... Tuy nhiên, không chỉ những
hành vi tốt trẻ mới học tập mà kể cả những hành vi, thái độ không tốt cũng được
trẻ học theo. Như vậy, để hướng trẻ cùng các bạn có thái độ, ý thức tốt trong bảo
vệ mơi trường thì rất cần sự chỉ bảo, quan tâm của thầy cơ và gia đình.

13


1.8. VAI TRỊ CỦA GIÁO DỤC VÀ TRUYỀN THƠNG MƠI TRƯỜNG
CHO TRẺ
Giáo dục và truyền thông môi trường là một vấn đề cấp bách có tính tồn
cầu, do vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em ngay từ khi còn

nhỏ là một vấn đề rất quan trọng. Môi trường ở trường mầm non, tiểu học là mơi
trường thuận lợi giúp trẻ khám phá, tìm tịi và hiểu biết về môi trường. Không chỉ
bao gồm môi trường tự nhiên (hay chính là mơi trường ngồi lớp học, nơi trẻ vui
chơi và học tập) là các yếu tố như đất, nước, khơng khí, ánh sáng,... cịn gồm mơi
trường nhân tạo (như phịng học, góc vui chơi, bàn ghế,...) và môi trường xã hội.
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn phát triển về nhận thức, ghi nhớ
và tư duy cũng như hoạt động vui chơi, học tập. Việc truyền đạt các kiến thức
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thiên nhiên
giúp trẻ phát triển những kỹ năng quan sát, tìm hiểu mơi trường, giáo dục quan
niệm đúng đắn về mơi trường. Cùng với đó là việc truyền thông sao cho phù hợp
với lứa tuổi của trẻ cũng như cho trẻ thấy sự cấp thiết của việc bảo vệ mơi trường.
Qua đó, giáo dục trẻ về tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; giáo
dục trẻ có thái độ trân trọng, yêu quý và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên; biết vận
dụng những kiến thức kỹ năng về môi trường vào việc bảo vệ môi trường. Đó
cũng chính là mục tiêu tất yếu của giáo dục và truyền thông môi trường.

14


CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU
2.1.1. Mục tiêu chung
Khóa luận xây dựng chương trình truyền thơng nhằm nâng cao hiểu biết về
chất thải rắn cho các em học sinh từ đó các em thay đổi hành động nhằm giảm
thiểu chất thải rắn góp phần bảo vệ môi trường tại nơi ở và học tập của các em
học sinh mà đơn cử ở đây là trường Tiểu học và Trung họ cơ sở Cù Chính Lan,
thành phố Hịa Bình.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng về nhận thức của các em học sinh tại trường trung
học cơ sở Cù Chính Lan về chất thải rắn sinh hoạt.

- Thiết kế và xây dựng chương trình truyền thơng về chất thải rắn phục vụ
đối tượng các em học sinh.
- Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức/ hiểu biết và hành động cụ thể của
các em học sinh về giảm thiểu chất thải rắn nói riêng và bảo vệ mơi trường nói
chung.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng
Học sinh khối trung học cơ sở tại trường Tiểu Học và trung học cơ sở Cù
Chính Lan, bao gồm 60 trên tổng số 256 em học sinh trung bình mỗi khối 15 em
học sinh.
2.2.2. Phạm vi
- Không gian: Trường tiểu học và trung học cơ sở Cù Chính Lan, Thành phố
Hịa Bình
- Thời gian: Khóa luận nghiên cứu từ tháng 2/2021 đến tháng 5/2021

15


2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá chung về nhận thức của học sinh liên quan đến giáo dục truyền
thông và phân loại và giảm thiểu chất thải rắn
2. Xây dựng và thực hiện chương trình truyền thơng về giảm thiểu và phân
loại chất thải rắn tại khu vực nghiên cứu
3. Đánh giá kết quả về nhận thức về chất thải rắn của các em học sinh sau
khi tiếp xúc với các chương trình truyền thơng mơi trường
4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiểu biết và quản lý chất thải rắn tại khu
vực nghiên cứu.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Các chương trình truyền thông và giáo dục môi trường đã được tổ chức tại

trường TH & THCS Cù Chính Lan.
2.4.2. Phương pháp điều tra xã hội học
2.4.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn nhiều người cùng một lúc theo 1 bảng đã in sẵn.
Người được hỏi sẽ đưa ra ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào bảng câu hỏi.
Đối tượng phỏng vấn: Các em học sinh khối 6, 7, 8 ,9.
Mỗi khối sẽ hỏi 15 học sinh bằng phương pháp chọn ngẫu nhiên.
Bảng hỏi sẽ được thiết kế để thực hiện trong 2 lần, lần đầu khi thực hiện
chương trình truyền thơng và lần thứ 2 sau khi đã thực hiện chương trình truyền
thơng nhằm đánh giá sự thay đổi nhận thức của học sinh.
Nội dung bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin như sau:
- Việc phân loại chất thải rắn có quan trọng hay khơng?
- Các em học sinh đã từng nghĩ tới việc giảm thiểu rác thải sinh hoạt hàng
ngày hay chưa?
- Học sinh có biết và đã tìm hiểu về cách phân loại chất thải rắn?
16


×