Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Luận văn tốt nghiệp thực trạng rác thải và quản lý rác thải tại địa bàn xã tiên kiên huyện lâm thao tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.88 KB, 108 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN









NGUYỄN HOA PHƯỢNG





THỰC TRẠNG RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI ðỊA
BÀN XÃ TIÊN KIÊN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ.





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC










HÀ NỘI - 2009

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN









LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðẠI HỌC


THỰC TRẠNG RÁC THẢI VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI ðỊA
BÀN XÃ TIÊN KIÊN HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ.




Tên sinh viên : NGUYỄN HOA PHƯỢNG
Chuyên ngành ñào tạo : Kinh tế Nông nghiệp
Lớp : KTA – K50
Niên khoá : 2005 – 2009
Giáo viên hướng dẫn : ThS. ðỖ THỊ NÂNG






HÀ NỘI - 2009

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là luận văn tốt nghiệp do tôi nỗ lực nghiên cứu
trong quá trình thực tập vừa qua. Các số liệu trong luận văn là số liệu do tôi
trực tiếp ñiều tra và thu thập. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về ñề tài của
mình nếu có vấn ñề gì xảy ra.

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009
SV thực hiện


Nguyễn Hoa Phượng

















ii

Lời cảm ơn

Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp,
tôi nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi ñến tất cả các nhân và tập thể
ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong học tập và thực tập tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo
ThS. ðỗ Thị Nâng, người ñã trực tiếp và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bài luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến quý thầy, cô giáo trong khoa Kinh
tế và Phát triển Nông thôn cùng toàn thể các thầy cô giáo ñã trực tiếp tham
gia giảng dạy, tận tình giúp ñỡ tôi trong bốn năm học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND xã Tiên Kiên và các cán bộ, các
phòng ban tại xã ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi trong việc thu thập số liệu và những
thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu ñề tài.
Qua ñây, tôi cũng gửi ñến gia ñình, bạn bè, những người thân ñã ñộng
viên tôi về tinh thần và vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực
hiện ñề tài lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2009
Sinh viên th

ực hiện


Nguyễn Hoa Phượng.



iii

MôC LôC

PHẦN MỘT. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN HAI. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Lý luận về ô nhiễm môi trường và chất thải 4
2.1.2 Lý luận về quản rác thải 12
2.1.3 Một số văn bản chính sách về rác thải 25
2.2 Cơ sở thực tiễn 27
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý rác thải của một số nước trên thế giới 27
2.2.2 Kinh nghiệm quản lý rác tại một số vùng ở Việt Nam 31
PHẦN BA. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 35

3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 35
3.1.2 ðặc ñiểm về kinh tế xã hội 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 43
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm, chọn mẫu diều tra 43
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 44
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 45
iv

3.2.4 Phương pháp phân tích: 45
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu dùng nghiên cứu ñề tài 46
PHẦN BỐN. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48
4.1 Thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải tại ñịa bàn xã Tiên Kiên48
4.1.1 Thực trạng rác thải tại ñịa bàn xã Tiên Kiên 48
4.1.2 Công tác quản lý môi trường tại khu vực Tiên Kiên 57
4.2 Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác quản lý rác thải
tại ñịa bàn xã Tiên Kiên 71
4.3 Giải pháp cho việc quản lý và bảo vệ môi trưsờng tại ñịa bàn xã tiên Kiên 78
4.3.1 Về quy chế chính sách 78
4.3.2 Về kỹ thuật 78
PHẦN NĂM. KẾT LUẬN 83
5.1 Kết luận 83
5.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87




















v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BCL Bãi chôn lấp
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CC Cơ cấu
CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
CN – TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp
CSHT Cơ sở hạ tầng
CTR Chất thải rắn
DN Doanh nghiệp
DV Dịch vụ
ðVT ðơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
MT & DVðTVT Môi trường và Dịch vụ ðô thị Việt Trì

NL – TS Nông lâm- Thủy sản
NN – DV Ngành nghề- Dịch vụ
ONMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
SL Số lượng
STT Số thứ tự
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBTVQH Ủy Ban thường vụ Quốc hội
VSMT Vệ sinh môi trường

1

PHẦN MỘT
MỞ ðẦU
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
Khi nói ñến rác, nhiều người thường nghĩ ñó là vấn ñề cấp bách của các
ñô thị hay các thành phố lớn. ðiều ñó ñúng nhưng chưa ñủ. Với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, ñóng gói bao bì, nhiều loại
giấy, hộp ñóng gói ñược làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc rất tiện lợi,
góp phần làm thay ñổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân từ
nông thôn ñến thành thị. Khách hàng dù ñến bất kỳ nhà hàng nào, mua sản
phẩm gì cũng ñược ñóng gói cẩn thận bằng túi nilông hay ñồ ñóng gói tương
tự từ cà, mắm, muối cho ñến các sản phẩm cao cấp khác. Chính nhờ những
dịch vụ chăm sóc khách hàng ñó cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà nhu
cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao và luôn ñược ñáp ứng kịp thời.
Song bên cạnh các mặt tích cực ấy là lượng rác thải ra môi trường ngày càng
lớn, không chỉ ở các ñô thị mà còn ở các vùng nông thôn, nó ñã và ñang trở
thành vấn ñề ñược mọi người quan tâm. Theo TS Vũ Thị Thanh Hương, công
tác tại trung tâm Tài nguyên nước và môi trường, người vừa thực hiện ñề tài
khảo sát về rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn, cho biết: hiện mỗi năm người

dân nông thôn trong cả nước ñang thải ra môi trường sống của họ khoảng
9.939.103 tấn rác thải rắn, tính trung bình mỗi ngày mỗi người dân ở vùng
nông thôn thải ra môi trường khoảng 0,34 kg rác.
Nếu ở nội thành, rác thải ñược ñược các cấp chính quyền quan tâm, cố
gắng ñể tạo cảnh quan ñô thị xanh - sạch - ñẹp, thì ở nông thôn chưa có một
giải pháp cụ thể về thu gom, xử lý các nguồn rác thải, những ñống rác ñược
hình thành ở rất nhiều nơi, từ ñường công cộng, ñến ngoài cánh ñồng, trong
vườn nhà làm mất dần không khí trong lành nơi thôn quê, làm ô nhiễm môi
trường sống. ðặc biệt là khu vực chung quanh các chợ, sự ô nhiễm môi
trường không khí nặng nề.
2

Theo báo cáo của Tờ trình “Phê chuẩn ñề án thu gom và xử lý rác thải
Sinh hoạt ñảm bảo VSMT trên ñịa bàn huyện Lâm Thao ñến năm 2010”: Tiên
Kiên là một khu vực có tiến ñộ ñô thị hóa diễn ra mạnh so với các xã trong
huyện Lâm Thao, lượng rác thải ra của toàn xã xếp thứ hai sau thành phố Việt
Trì. Chưa có một giải pháp cụ thể về quản lý rác thải tại ñịa bàn xã. Bởi vậy
vấn ñề rác thải ñang là vấn ñề cần phải ñược quan tâm một cách ñúng mực.
Vậy thực trạng rác thải trên ñịa bàn xã Tiên Kiên như thế nào? Cách quản lý
ra sao? ðâu là nguyên nhân của việc rác thải bị xả bừa bãi? Làm sao ñể khắc
phục tình trạng ñó? ðể hạn chế mức ô nhiễm môi trường do rác thải tại khu
vực xã Tiên Kiên chúng ta phải có những nhìn nhận và ñánh giá nghiêm túc
vấn ñề ô nhiễm môi trường tại khu vực này trên cơ sở ñó ñưa ra giải pháp ñể
cải thiện môi trường khu vực nghiên cứu. ðó là lý do tôi chọn ñề tài: “Thực
trạng rác thải và quản lý rác thải tại ñịa bàn xã Tiên Kiên, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ ”
1.2 Mục tiêu của ñề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
ðánh giá thực trạng rác thải và quản lý rác thải tại xã Tiên Kiên và
ñề xuất một số giải pháp quản lý rác thải ở ñịa phương.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn ñề lý luận và thực tiễn về môi trường, rác
thải, quản lý rác thải ở nông thôn.
ðánh giá thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải tại khu vực
xã Tiên Kiên.
Những thuận lợi và khó khăn, thách thức trong công tác quản lý rác
thải tại xã Tiên Kiên.
ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải
tại xã Tiên Kiên.
3

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung vào nghiên cứu các ñối tượng chịu ảnh hưởng từ công
tác quản lý rác thải như: hộ gia ñình, các ñơn vị, xí nghiệp, trạm xá. Bên cạnh
ñó chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu các ñối tượng trực tiếp chịu trách
nhiệm trong công tác quản lý rác thải của xã là Công ty Môi trường và DV ñô
thị Việt Trì.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: ñề tài ñược tiến hành nghiên cứu tại khu vực xã
Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
* Phạm vi thời gian:
- Thu thập các tài liệu có liên quan ñến nội dung nghiên cứu từ năm
2006- 2008.
- ðề tài ñược triển khai nghiên cứu từ tháng 01/2009 ñến tháng 05/2009.
* Phạm vi về nội dung: ðề tài tập trung tìm hiểu các vấn ñề về rác thải
và quản lý rác thải của khu vực Tiên Kiên; những thuận lợi, khó khăn và
thách thức ảnh hưởng ñến công tác quản lý rác thải.












4

PHẦNHAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về ô nhiễm môi trường và chất thải
2.1.1.1 Một số khái niệm về môi trường và chất thải
a, Khái niệm về môi trường
Có rất nhiều quan ñiểm ñưa ra các khái niệm về môi trường, một số
ñịnh nghĩa của một số tác giả ñược nêu ra như sau:
Masn và Langenhim, 1957, cho rằng: “Môi trường là tổng hợp các yếu
tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng ñến sinh vật”.
Tác giả Joe Whiteney, 1993, ñịnh nghĩa môi trường ñơn giản hơn: “Môi
trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng
ñến sự tồn tại của con người như: ñất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời,
rừng, biển, tầng ozone, sự ña dạng của các loài”.
Theo tác giả Công Chung, 2006 thì: “Môi trường là tất cả mọi người
chung quanh chúng ta. Với thế giới tuổi thơ ở trường phổ thông – nơi các em
ñang ngày ñêm học tập, môi trường là không khí trong lành, là san chơi, vườn
trường với thật nhiều hoa tươi và cây xanh. Với công nhân nhà máy- nơi họ

làm việc làm môi trường. Nói cách khác, môi trường là một trung tâm cụ thể
với những nhân tố xung quanh trung tâm ñó. Vì vậy những trung tâm khác
nhau thì môi trường cũng lớn nhỏ khác nhau. Môi trường lớn của nhân loại là
trái ñất, bầu khí quyển, lục ñịa. Môi trường nhỏ gắn liền với ñời sống hàng
ngày của con người: trường học, nhà máy, ñường phố, cánh ñồng”.
Ngày nay người ta ñã thống nhất với nhau về ñịnh nghĩa: “Môi trường
là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học cùng tồn
tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố ñó có quan hệ mật
thiết, tương tác lẫn nhau và tác ñộng lên các cá thể sinh vật hay con người ñể
5

cùng tồn tại và phát triển. Tổng hòa của các chiều hướng phát triển của từng
nhân tố này quyết ñịnh chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh
thái và của xã hội con người”.
Như vậy môi trường ảnh hưởng trực tiếp ñến cuộc sống con người, mức
sống của con người càng ñược nâng cao thì lượng rác thải tạo ra môi trường
ngày càng lớn, mức ñộ ô nhiễm môi trường ngày càng lớn.
b, Khái niệm về ô nhiễm môi trường
* ðịnh nghĩa về ô nhiễm môi trường:
Theo tác giả Võ Quý, 2006: “Ô nhiễm môi trường là sự suy giảm chất
lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, ñi ngược lại mục ñích sử dụng
môi trường, ảnh hưởng ñến sức khỏe con người và sinh vật”.
Ô nhiễm môi trường là một khái niệm ñược nhiều ngành khoa học ñịnh nghĩa.
Dưới góc ñộ kinh tế học, theo giáo trình Kinh tế tài nguyên môi trường,
NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 2006: ô nhiễm môi trường là một dạng ngoại ứng
ñược tạo ra từ bên trong của một hoạt ñộng nào ñó gây ra chi phí chưa ñược
ñền bù cho các ñối tượng và hoạt ñộng bên ngoài khác.
Dưới góc ñộ pháp lý, khoản 6 ðiều 13 Luật bảo vệ môi trường năm 2005:
ô nhiễm môi trường là sự biến ñổi các thành phần môi trường không phù hợp
với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu ñến môi trường sinh vật.

Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) ñịnh nghĩa việc ô nhiễm môi trường là
việc chuyển các chất thải hoặc nguyên vật liệu vào môi trường ñến mức có
khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm
giảm chất lượng môi trường sống.
c, Các khái niệm về chất thải
*Khái niệm chất thải:
Theo mục 2 ñiều 2 của Luật bảo vệ môi trường quy ñịnh:
"Chất thải là chất ñược loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất
hoặc trong các hoạt ñộng khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các
dạng khác."
6

* Chất thải rắn (rác thải ): là chất thải ở thể rắn, ñược thải ra từ quá
trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt ñộng khác.
* Chất thải rắn nguy hại: là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất
có một trong những ñặc tính: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ ñộc hoặc các ñặc tính nguy hại khác.
Rác và chất thải tự bản thân nó có thể chưa gây ô nhiễm hoặc mới ở
mức làm bẩn môi trường, nhưng qua tác ñộng của các yếu tố môi trường, qua
phân giải, hoạt hóa mà chất thải mới trở nên ô nhiễm và gây ñộc. Rác hữu cơ
thì bị lên men gây thối và ñộc. Nước thải chứa hóa chất làm ô nhiễm ñất, ô
nhiễm nước mặt, nước ngầm, chất thải phóng xạ gây ô nhiễm phóng xạ, hầu
như ở ñâu có sinh vật sống là ở ñấy có chất thải, hoặc ở dạng này hoặc ở dạng
khác. Vì vậy chỗ nào càng tập trung sinh vật, con người và hoạt ñộng của họ
càng cao thì chất thải càng nhiều.
*Nguồn phát sinh rác thải :

(Nguồn: Tham khảo từ tài liệu của Ngọc Ân, 2001).
Hình 1.1: Sơ ñồ nguồn phát sinh rác thải




Nông nghi
ệp,
hoạt ñộng xử lý
rác thải
rác thải
DV công cộng

Xây dựng
Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp
N
hà dân, khu
dân cư
Thương mại
Cơ quan,
trường học,
bệnh viện
7

Hộ gia ñình: rác thải phát sinh từ những thực phẩm thừa, carton,
plastic, vải, da, gỗ vụn, thủy tinh, kim loại, tro bếp, lá cây, các chất thải ñặc
biệt (ñồ ñiện, ñiện tử hỏng, lốp xe…) và các chất thải ñộc hại. Thành phần
chủ yếu của rác thải từ khu vực gia ñình là rác hữu cơ. Việc phân loại rác tại
nguồn ảnh hưởng trực tiếp ñến hiệu quả của tái chế rác thải. Tuy nhiên việc
phân loại rác tại nguồn chưa ñược quan tâm ñúng mức, gây những khó khăn
trong xử lý.
Thương mại: rác phát sinh từ các nhà kho, quán ăn, chợ, văn phòng,

khách sạn, trạm xăng chủ yếu là ñồ ăn thừa, dầu mỡ, giấy báo…
Các cơ quan (trường học, bệnh viện ) rác thải ở ñây giống như rác thải
sinh hoạt.
Xây dựng: các công trình mới, tu sửa từ nhà ở ñến công viên, trường
học, bệnh viện, khách sạn chủ yếu là vôi vữa bê tông, gạch thép, cốt
pha…Nhin chung rác thải từ xây dựng ít mang tính ñộc hại. Loại rác này chủ
yếu ñược xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Với khu vực mật ñộ dân số cao,
khó khăn chủ yếu trong quản lý là bãi chôn lấp.
Dịch vụ công cộng: rửa ñường, rác du lịch (rác công viên, bãi biển, các
danh lam thắng cảnh). Rác thải của khu vực này chủ yếu do ñội tổ thu gom
hay công ty môi trường ñảm nhiệm. Khó khăn trong quản lý loại rác phát sinh
từ nguồn này là ý thức của người dân. Việc ñể rác ñúng nơi quy ñịnh và phân
loại rác ở các nơi công cộng rất khó quản lý vì nhân viên môi trường không
ñủ ñể giám sát, người thải rác không ở một vị trí cố ñịnh.
Công nghiệp: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ ñều phát sinh ra chất
thải, rác thải như giấy vụn, hóa chất…Các nhà máy sản sinh ra nhiều loại chất
thải: rắn, lỏng, khí. Vì mục ñích lợi nhuận các công ty, nhà máy, xí nghiệp
luôn tìm cách tối thiểu hóa chi phí, việc ñầu tư cho xử lý các loại rác thải bị
hạn chế. Chính vì vậy nếu không có các biện pháp quản lý chặt chẽ từ các cơ
quan chức năng rác thải từ khu vực này sẽ gây ONMT nghiêm trọng.
8

Nông nghiệp: ñốt tro, thuốc trừ sâu. Trong sản xuất nông nghiệp, tồn
dư của thuốc trừ sâu ít nhưng khả năng gây ô nhiễm mạnh: ô nhiễm không
khí, ñất, nước. Nông dân tực tiếp quản lý loại rác này. Hiện nay ở nhiều ñịa
phương chưa có những giải pháp cụ thể ñể xử lý bởi nhận thức của người dân
về xử lý ñúng kĩ thuật loại rác này còn hạn chế,
d, Phân loại rác thải
Tùy theo mục ñích nghiên cứu có nhiều cách ñể phân loại rác thải .
* Theo bản chất nguồn tạo thành

Rác thải sinh hoạt: là chất thải rắn ñược sản sinh trong sinh hoạt hàng
ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ thương mại.
Rác thải công nghiệp: là chất thải rắn của các cơ sở sản xuất (từ cá thể
thủ công ñến công nghiệp nhà máy).
Rác thải xây dựng: là các phế thải như cát, ñá, bê tông, vôi vữa do các
hoạt ñộng phá vỡ công trình, xây dựng công trình.
Rác thải nông nghiệp: những chất thải ñược thải ra từ các hoạt ñộng sản
xuất nông nghiệp.
Rác thải sinh hoạt chiếm một lượng lớn nhất trong 4 loại rác thải trên.
Ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính ñó
là sự phát triển kinh tế và sự gia tăng dân số.
* Theo mức ñộ nguy hại của rác thải
Rác thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ cháy gây phản ứng ñộc
hại, chất thải sinh hoạt ñể thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất phóng
xạ, các chất nhiễm khuẩn lây lan,…có nguy cơ ñe dọa sức khỏe con người và
sinh vật.
Rác thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các hợp chất có những ñặc
tính nguy hại tới sức khỏe công ñồng và môi trường. Theo quy chế quản lý
9

chất thải y tế nguy hại ñược phát sinh từ các hoạt ñộng chuyên môn trong các
bệnh viện, trạm y tế.
Rác thải không nguy hại: là các loại chất thải không chứa các chất và
hợp chất gây nguy hại trực tiếp và có khả năng tương tác thành phần.
* Phân loại theo tính chất hóa học, người ta phân ra:
Rác thải hữu cơ.
Rác thải vô cơ.
* Phân loại theo ñặc tính của vật chất như:
Chất thải dạng kim loại.

Chất thải dạng dẻo.
Chất thải dạng giấy bìa.
2.1.1.2 Tác ñộng của rác thải ñến môi trường
Theo tác giả Hồng Hà và Công Hoan, 2006, rác thải có những tác ñộng
chính sau ñây:
* Làm ô nhiễm môi trường ñất
Các chất hữu cơ còn ñược phân hủy trong môi trường ñất trong hai ñiều
kiện yếm khí và háo khí, khi có ñộ ẩm thích hợp qua hàng loạt loại sản phẩm
trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng ñơn giản, các chất H
2
O, CO
2
.
Nếu là yếm khí sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH
4
, H
2
O, CO
2
gây ñộc hại
cho môi trường.Với một lượng vừa phải thì khả năng làm sạch của môi
trường ñất khiến rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng một lượng rác quá lớn
thì môi trường ñất quá tải và bị ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm
kim loại nặng, chất ñộc hại theo nước trong ñất chảy xuống mạch nước ngầm,
làm ô nhiễm nước ngầm. Khi nước ngầm ô nhiễm thì không còn cách gì cứu
chữa ñược.
* Làm ô nhiễm môi trường nước
Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình
10

khoáng hóa chất hữu cơ ñể tạo ra các sản phẩm trung gian sau ñó là những
sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá
trình phân giải yếm khí ñể tạo ra các hợp chất trung gian và sau ñó là những
sản phẩm cuối cùng như CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
. Tất cả các chất trung gian ñều
gây mùi thối và là ñộc chất. Bên cạnh ñó còn có bao nhiêu vi trùng và siêu vi
trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
trong môi trường nước. Sau ñó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy
xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước. Những chất thải
ñộc như Hg, Pb hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
* Làm ô nhiễm môi trường không khí
Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi
làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát
tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác, trong ñiều kiện
nhiệt ñộ và ẩm ñộ thích hợp (35
o
C và ñộ ẩm 70-80%) sẽ có quá trình biến ñổi nhờ
hoạt ñộng của vi sinh vật. Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí.
* Nước rò rỉ từ bãi rác và tác hại của chúng
Ở những bãi rác hoặc những ñống rác lớn mà trong ñó có một lượng
nước nhất ñịnh hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại
nước rò rỉ. Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng,

chất hữu cơ và nấm bệnh. Khi nước này ngấm vào ñất làm ô nhiễm môi
trường ñất trầm trọng. Mặt khác, nó cũng làm ô nhiễm nguồn nước thổ
nhưỡng và nước ngầm.
11

(Nguồn: Tham khảo từ tài liệu của Hồng Hà và Công Hoan, 2006)
Hình 2.2: Sơ ñồ tác ñộng của rác thải ñến môi trường và sinh vật
Tình trạng rác thải sinh hoạt ñổ bừa bãi ở các gốc cây, ñầu ñường, góc
hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không ñược xử lý sẽ là
nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột bọ , là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh
ñó là chưa kể ñến gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. rác thải hữu cơ
phân hủy tạo ra mùi và các khí ñộc hại như CH
4
, CO
2
, NH
3
, gây ô nhiễm
môi trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống ñất, nước mặt
và ñặc biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xét trong phạm
vi rộng, tác hại của chất thải rắn ñến sức khoẻ con người mang tính gián tiếp
thông qua các mối nguy hại trên cho những người sống xung quanh khu vực ô
nhiễm. Các bãi chôn lấp rác còn là nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như
tả, lỵ, thương hàn Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt ñộng sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp khi ñưa vào môi trường ñất sẽ làm thay ñổi thành phần
Môi trường không khí
rác thải (Chất thải rắn)
- Sinh hoạt
- Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, )
- Thương nghiệp

- Tái chế
Nước mặt
Nước ngầm Môi trường ñất
Người, ñộng
v
ật

Bụi,CH
4
, NH
3
, H
2
S
Qua
ñường

hấp
Qua chuỗi
thực phẩm
Ăn uống, tiếp xúc qua da
Kim loại nặng,
chất ñộc
12
cấp hạt, tăng ñộ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân
bằng dinh dưỡng làm cho ñất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
Còn ñối với loại hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn,
bùn cặn (kim loại nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh
vật gây hại ) sẽ gây nguy hại cho da hoặc qua ñường hô hấp gây các bệnh về
ñường hô hấp. Một số chất còn thấm qua mô mỡ ñi vào cơ thể gây tổn

thương, rối loạn chức năng, suy nhược cơ thể, gây ung thư
2.1.2 Lý luận về quản rác thải
2.1.2.1 Khái niệm và nội dung công tác quản lý chất thải
* Khái niệm hoạt ñộng quản lý chất thải rắn
Theo Nghị ñịnh số 59/2007/Nð-CP thì: Hoạt ñộng quản lý chất thải rắn

bao gồm các hoạt ñộng quy hoạch quản lý, ñầu tư xây dựng cơ sở quản lý
chất thải rắn, các hoạt ñộng phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
ñộng có hại ñối với môi trường và sức khoẻ con người.
Mặc dù những năm gần ñây hoạt ñộng của các công ty ñô thị tại ñịa
phương ñã có những tiến bộ ñáng kể, phương thức tiêu hủy chất thải ñã ñược
cải tiến nhưng chất thải vẫn là mối hiểm họa ñối với sức khỏe con người và
môi trường.
a, Nguyên tắc quản lý CTR
Cũng theo Nghị ñịnh số 59/2007/Nð-CP của Chính phủ thì hiện nay
công tác quản lý CTR phải theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt ñộng làm phát sinh CTR phải
nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.
- Chất thải phải ñược phân loại tại nguồn phát sinh, ñược tái chế, tái sử
dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng
lượng.
- Ưu tiên sử dụng công nghệ xử lý CTR khó phân hủy, có khả năng
giảm thiểu khối lượng CTR ñược chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên ñất ñai.
13
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu gom, phân loại,
vận chuyển và xử lý CTR.
Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý
CTR có thể ñược minh họa ở hình 2.3.












(Nguồn: Tham khảo từ tài liệu của Nguyễn Danh Sơn,2004)
Hình 2.3: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR
* Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất ñịnh ở nơi ñược cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển ñến cơ sở xử lý.
* Thu gom chất thải rắn là hoạt ñộng tập hợp, phân loại, ñóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều ñiểm thu gom tới ñịa ñiểm hoặc cơ sở
ñược cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Thu gom chất thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các
công sở hay từ những ñiểm thu gom, chất chúng lên xe và chở ñến ñịa ñiểm
xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp.
Ngu
ồn phát sinh CTR

Gom nh
ặt, tách v
à
lưu tr
ữ tại nguồn


Thu gom

Trung chuyển và
v
ận chuyển

Tách, x
ử lý v
à tái
ch
ế

Tiêu hu


14
* Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển ñến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
* Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích
trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong
chất thải rắn.
* Nước rỉ rác (còn gọi là nước rác) là nước bẩn thấm qua lớp rác của
các ô chôn lấp, kéo theo các chất ô nhiễm từ rác chảy vào tầng ñất ở dưới bãi
chôn lấp.
* Tái chế là hoạt ñộng thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử
dụng ñể chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt ñộng sinh
hoạt và sản xuất.
* Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia ñình có hoạt ñộng phát

sinh chất thải rắn.
* Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn là tổ chức, cá nhân ñược phép
thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
* Chủ xử lý chất thải rắn là tổ chức, cá nhân ñược phép thực hiện việc
xử lý chất thải rắn. Chủ xử lý chất thải rắn có thể trực tiếp là chủ ñầu tư cơ sở
xử lý chất thải rắn hoặc tổ chức, cá nhân có ñủ năng lực chuyên môn ñược
chủ ñầu tư thuê ñể vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn.
* Cơ sở quản lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất, dây chuyền công
nghệ, trang thiết bị ñược sử dụng cho hoạt ñộng thu gom, phân loại, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn.
* Cơ sở xử lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất bao gồm ñất ñai, nhà
xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ
trợ ñược sử dụng cho hoạt ñộng xử lý chất thải rắn.
Rác thải sau khi thải ra môi trường sẽ ñược ñội ngũ công nhân chịu
trách nhiệm gom nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn. Mục ñích của giai ñoạn này
là phân loại ñược các loại rác thải nhằm thu hồi lại các thành phần có ích
15
trong rác thải mà chúng ta có thể sử dụng ñược, hạn chế việc khai thác các tài
nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng rác thải phải vận chuyển và xử lý.
Những loại rác thải sau khi phân loại nếu không còn giá trị thu hồi thì
sẽ ñược thu gom lại vận chuyển ñến nơi tiêu hủy.
Với những loại rác thải vẫn còn có giá trị sử dụng thì sẽ ñược ñưa vào
xử lý, tái chế. ðây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn tới kinh tế - xã hội và
môi trường.
Tiếp tục quá trình này, những loại rác thải bị loại bỏ cuối cùng sẽ ñược
ñem ñi tiêu hủy.
Các giai ñoạn trong hệ thống quản lý rác thải ñòi hỏi phải ñược diễn ra
liên tục và là một chu trình khép kín. Có như vậy mới ñảm bảo ñược tính hiệu
quả trong công tác quản lý rác thải
CTR sau khi thải ra môi trường sẽ ñược ñội ngũ công nhân chịu trách

nhiệm gom nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn. Mục ñích của giai ñoạn này là
phân loại ñược các loại CTR nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác
thải mà chúng ta có thể sử dụng ñược, hạn chế việc khai thác các tài nguyên
sơ khai, giảm bớt khối lượng CTR phải vận chuyển và xử lý.
Những loại CTR sau khi phân loại nếu không còn giá trị thu hồi thì sẽ
ñược thu gom lại vận chuyển ñến nơi tiêu hủy.
Với những loại CTR vẫn còn có giá trị sử dụng thì sẽ ñược ñưa vào xử
lý, tái chế. ðây là một việc làm có ý nghĩa rất lớn tới kinh tế - xã hội và môi
trường.
Tiếp tục quá trình này, những loại CTR bị loại bỏ cuối cùng sẽ ñược
ñem ñi tiêu hủy.
Các giai ñoạn trong hệ thống quản lý CTR ñòi hỏi phải ñược diễn ra
liên tục và là một chu trình khép kín. Có như vậy mới ñảm bảo ñược tính hiệu
quả trong công tác quản lý CTR.
b, Hệ thống quản lý CTR
Hiện nay, hệ thống quản lý CTR ñô thị ở Việt Nam có thể ñược minh
hoạ bằng hình vẽ 2.3.
16
Mỗi một cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong
hệ thống quản lý CTR, trong ñó:
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến
lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc
ñề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng ñô thị, quản lý
chất thải.


















(Nguồn: Tham khảo từ tài liệu Kinh tế rác thải và PTBV, 2001)
Hình 2.4: Sơ ñồ hệ thống quản lý CTR ñô thị ở Việt Nam

Bộ Khoa học công
nghệ & MT
Bộ Xây dựng UBND Thành phố
Sở Khoa học công nghệ
& môi trường
Sở
GTCC
Công ty môi trư
ờng
ñô thị
UBND
cấp dưới
CTR
Cư dân, cơ sở SX –
KD…(nguồn tạo CTR)

Thu gom, vận chuyển xử
lý, tiêu huỷ
Chiến lược ñề
xuất giải pháp
loại bỏ CTR

Quy tắc,
quy chế
loại bỏ
CTR
17
Ủy ban nhân dân thành phố chỉ ñạo UBND các quận, huyện, Sở Khoa
học Công nghệ và Môi trường và Sở giao thông Công chính thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ môi trường ñô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và
luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước.
Công ty Môi trường ñô thị là cơ quan trực tiếp ñảm nhận nhiệm vụ xử
lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách ñược Sở Giao
thông Công chính thành phố giao.
c. Các công cụ trong quản lý môi trường và quản lý CTR
Theo tác giả Lưu ðức Hải công cụ quản lý môi trường và chất thải có
thể phân thành 3 loại như sau:
* Công cụ pháp lý
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng một số công cụ pháp lý
sau trong công tác quản lý môi trường nói chung và CTR nói riêng. Bao gồm
các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế
hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các thành phần kinh tế, các ñịa
phương.
Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp. ðây là loại công
cụ ñược sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ
ñược nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ.

* Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
Bao gồm các loại thuế, phí,…ñánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt
ñộng sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng hiệu quả trong nền
kinh tế thị trường.
* Các công cụ kỹ thuật quản lý
Các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về
chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất gây ô
nhiễm trong môi trường. Các công cụ trong kỹ thuật quản lý có thể gồm các
ñánh giá môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công
18
cụ kỹ thuật quản lý có thể ñược thực hiện thành công trong bất kì nền kinh tế
phát triển như thế nào.
2.1.2.2. Các phương pháp xử lý chất thải
ðể xử lý rác có rất nhiều cách, tổng hợp theo tài liệu của Công ty Môi
trường tầm nhìn xanh (www.gree-vn.com), trên thế giới thường dùng các cách
sau:
a. Ủ rác thành phân bón hữu cơ
Ủ rác thành phân bón hữu cơ (composting) là một phương pháp khá
phổ biến ở các quốc gia ñang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần
chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy ñược và tiến hành ngay ở các nước
ñang phát triển ( quy mô hộ gia ñình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia ñình
ở ngoại ô các ñô thị ñều tự ủ rác của gia ñình mình thành phân bón hữu cơ
(compost) ñể bón cho vườn của chính mình.
Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu ñiểm là giảm ñược ñáng kể
khối lượng rác, ñồng thời tạo ra ñược của cải vật chất, giúp ích cho công tác
cải tạo ñất. Chính vì vậy, phương pháp này ñược ưa chuộng ở quốc gia
nghèo và ñang phát triển.
Công nghệ ủ rác có thể ñược phân chia thành 2 loại:
* Ủ hiếu khí:
Ủ rác hiếu khí là một công nghệ ñược sử dụng rông rãi vào khoảng hai thập

kỉ gần ñây, ñặc biệt ở các nước ñang phát triển như Trung Quốc, Việt Nam.
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt ñộng của các vi khuẩn hiếu
khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô
thực hiện quá trình oxy hóa carbon thành ñioxitcarbon (CO2). Thường thì chỉ
sau hai ngày, nhiệt ñộ rác ủ tăng lên khoảng 45
o
C. Nhiệt ñộ này ñạt ñược chỉ
với ñiều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt ñộng, quan trọng
nhất là không khí và ñộ ẩm.

×