71
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN VÂN PA
TRONG CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN ĐAKRÔNG VÀ HƯỚNG HÓA
TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Đức Hưng, Đại học Huế
Trần Sáng Tạo, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Nguyễn Thị Tường Vy, Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Một nghiên cứu thực địa đã tiến hành tại 5 xã của huyện Đakrông và 5 xã của huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kết quả cho thấy khoảng 10,75% hộ ở huyện Đakrông và 9,57%
hộ ở huyện Hướng Hoá nuôi lợn Vân Pa.
Ở huyện Đakrông, qui mô bình quân là 4,40
0,18 con/hộ, trong đó lợn nái là
1,10
0,06; lợn con là 4,21
0,16; và lợn thịt là 1,56
0,10 con/hộ. Ở huyện Hướng Hóa, qui
mô bình quân là 6,55
0,28 con/hộ, trong đó lợn nái là 1,12
0,07; lợn con là 5,42
0,37 và
lợn thịt là 1,20
0,15 con/hộ. Mục đích nuôi lợn của các hộ ở huyện Đakrông là 100% để bán,
54,43% để sinh sản, 39,24% để phục vụ lễ hội và 31,64% để giết thịt. Các chỉ tiêu này tương
ứng ở huyện Hướng Hóa là 95,23%; 69,04%; 71,43% và 35,71%. Thức ăn để nuôi lợn gồm
thân cây chuối, môn rừng (100%), sắn củ (89,87% hộ ở Đakrông và 59,52% hộ ở Hướng Hóa),
rau trồng (82,28% hộ ở Đakrông và 78,57% hộ ở Hướng Hóa) và cám gạo (67,09% hộ ở
Đakrông và 42,86% hộ ở Hướng Hóa), không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn
Vân Pa. Có 65,82% hộ ở Đakrông và 71,43% hộ ở Hướng Hoá sử dụng chuồng tạm bợ;
18,99% hộ ở Đakrông và 19,05% hộ ở Hướng Hoá có chuồng bán kiên cố; 100% chuồng nuôi
đều không có hố phân; có 15,19% hộ ở huyện Đakrông và 9,52% hộ ở huyện Hướng Hóa không
có chuồng để nuôi lợn. 100% hộ nuôi lợn đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đợn giản. Lợn Vân
Pa có sức đề kháng cao, chỉ có 55,69% số hộ ở huyện Đakrông và 40,48% số hộ ở huyện
Hướng Hoá có dịch bệnh xảy ra;100% hộ nuôi đều không tiêm phòng cho lợn; khoảng 17,78%
hộ ở huyện Đakrông và 21,43% hộ ở huyện Hướng Hóa tự điều trị bệnh cho lợn bằng những
bài thuốc nam thông dụng.
Từ khóa: Hộ, lợn Vân Pa, qui mô, mục đích nuôi, thân cây chuối, môn rừng, chuồng
nuôi, hố phân, máng ăn, đề kháng, tiêm phòng, thuốc nam.
1. Đặt vấn đề
Đakrông và Hướng Hóa là hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Người dân ở
đây chủ yếu là dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Kô. Giống lợn cỏ Vân Pa là một trong
những đối tượng được nuôi chủ yếu của bà con dân tộc ở hai huyện miền núi này [1].
72
Giống lợn bản địa này có ưu điểm là thịt ngon, ít bệnh tật, giá trị kinh tế lớn [2], [3].
Tuy nhiên, với phương thức nuôi thả rông, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, phối giống và
phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm nên giống lợn này mang lại hiệu quả thấp [5]
và số lượng ngày càng ít [6]. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về nguồn gốc, điều
kiện hình thành, khả năng phát triển và giá trị kinh tế của lợn Vân Pa [4]. Đánh giá thực
trạng chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ miền núi ở hai huyện Đakrông và Hướng Hóa
có ý nghĩa to lớn trong việc định hướng phát triển ngành chăn nuôi trên cơ sở tiềm năng
sẵn có của địa phương. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để phát triển hệ thống chăn nuôi ở
miền núi có hiệu quả và bền vững hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của người dân tộc thiểu số ở miền núi.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, nội dung và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa ở miền núi của hai huyện
Đakrông và Hướng Hóa.
Nội dung nghiên cứu: Quy mô, mục đích nuôi, thức ăn sử dụng nuôi lợn, tình
hình chuồng trại, tình hình dịch bệnh và công tác thú y của các hộ đang nuôi lợn Vân Pa.
Ở mỗi huyện, chọn 5 xã đại diện cho khu vực gần trung tâm thị trấn, khu vực ở
giữa và khu vực xa nhất. Trên cơ sở tiêu chuẩn đó, mỗi huyện chọn 5 xã để nghiên cứu,
gồm xã A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Nang và Tà Rụt (huyện Đakrông) và xã Hướng Linh,
Hướng Phòng, Hướng Tân, Hướng Lộc và xã Thuận (huyện Hướng Hóa)
Ở mỗi xã, chọn tất cả các hộ chăn nuôi để lập danh sách điều tra khảo sát. Trong
quá trình điều tra khảo sát các hộ chăn nuôi, nhóm nghiên cứu kết hợp phóng vấn các hộ
chăn nuôi lợn Vân Pa ở hai huyện.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01-07/2009
2.2. Thu thập và xử lý số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu thống kê, tài liệu đã công bố và báo cáo
của các xã.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn hộ, phỏng vấn người cung cấp
thông tin và thảo luận nhóm. Các bản hỏi phỏng vấn hộ, thảo luận nhóm và phỏng vấn
sâu được chuẩn bị trước và kiểm tra thử trước khi điều tra nghiên cứu.
Tất cả các số liệu thu được từ nghiên cứu được tổng hợp, quản lý và phân tích
bằng Excel 2007 và phần mềm SPSS 14.0 for Windows để tính các tham số thống kế
của các chỉ tiêu nghiên cứu.
73
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Quy mô chăn nuôi lợn Vân Pa
Trên cơ sở danh sách hộ chăn nuôi đã lập ở mỗi xã, nhóm nghiên cứu đã điều tra
tình hình chăn nuôi ở 5 xã của mỗi huyện. Số hộ được khảo sát ở huyện Đakrông là 735
hộ, trong đó có 79 hộ nuôi lợn Vân Pa, chiếm 10,75%. Số hộ khảo sát ở huyện Hướng
Hoá là 439 hộ, trong đó có 42 hộ nuôi lợn Vân Pa, chiếm 9,57%. Kết quả phỏng vấn
các hộ còn cho thấy trên 60% số hộ nuôi lợn Vân Pa từ lâu, gần 30% bắt đầu nuôi trong
vòng 5 năm trở lại và khoảng 10% mới bắt đầu nuôi.
Từ danh sách các hộ chăn nuôi lợn Vân Pa, nhóm nghiên cứu tiếp tục phỏng vấn
các hộ đó để có kết quả mong muốn và trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Qui mô chăn nuôi lợn Vân Pa ở các nông hộ của các xã nghiên cứu ở hai huyện
(ĐVT: con/hộ)
Chỉ tiêu nghiên cứu
Huyện Đakrông (n=79)
X
m
Huyện Hướng Hoá (n=42)
X
m
Qui mô bình quân 4,40
a
0,18 6,55
b
0,28
Trong đó:
Số lợn nái 1,10
0,06 1,12
0,07
Lợn con 4,21
a
0,16 5,42
b
0,37
Lợn thịt 1,56
0,10 1,20
0,15
Các số có số mũ a,b khác nhau trong cùng một hàng là khác nhau có ý nghĩa thống kê
(P<0,05)
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, qui mô bình quân lợn Vân Pa nuôi trong các nông hộ
khá cao, ở huyện Đakrông là 4,40
0,18 con/hộ và ở huyện Hướng Hóa là 6,55
0,28
con/hộ. Xét về cơ cấu đàn lợn Vân Pa, số lợn con được nuôi trong các nông hộ là cao
nhất (4,21-5,42 con/hộ), trong khi đó số lợn nái và lợn thịt nuôi trong các nông hộ đều
thấp ở cả hai huyện, số lợn nái dao động từ 1,10 đến 1,56 con/hộ.
So sánh về qui mô lợn Vân Pa nuôi ở hai huyện chúng ta thấy, số lợn nuôi bình
quân trong các hộ ở huyện Hướng Hóa cao hơn (P<0,05) so với các hộ ở huyện
Đakrông (6,55
0,28 so với 4,40
0,18 con/hộ). Đồng thời, số lợn con nuôi trong các
hộ ở huyện Hướng Hóa cũng cao hơn (P<0,05) so với các hộ ở huyện Đakrông
(5,42
0,37 so với 4,21
0,16 con/hộ). Qui mô nuôi lợn nái và lợn thịt trong các hộ ở
hai huyện là tương đương nhau.
3.2. Mục đích chăn nuôi của nông hộ
Mục đích chăn nuôi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đền sự phát triển của
74
các giống vật nuôi. Kết quả khảo sát về mục đích chăn nuôi lợn Vân Pa tại vùng nghiên
cứu được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Mục đích nuôi lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện
TT
Chỉ tiêu nghiên cứu
Huyện Đakrông
(n =79)
Huyện Hướng Hoá
(n=42)
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
1 Bán 79 100 40 95,23
2 Sinh sản 43 54,43 29 69,04
3 Giết thịt 25 31,64 30 71,43
4 Mục đích khác 31 39,24 15 35,71
Số liệu ở 2 cho thấy người dân ở hai huyện nuôi lợn Vân Pa trước hết để bán,
tiếp đến là để sinh sản và sau đó là để giết thịt và phục vụ cho mục đích khác. Ở huyện
Đakrông 100% hộ nuôi và huyện Hướng Hoá có đến 95,23% hộ nuôi cho rằng họ nuôi
lợn Vân Pa để bán. Chứng tỏ giống lợn này góp một phần vào giá trị kinh tế cho đồng
bào dân tộc. Phương thức bán của các nông hộ chủ yếu là bán tại nhà, các thương lái từ
khắp nơi trong tỉnh tìm đến các nông hộ để mua. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy đồng
bào dân tộc sử dụng hai cách chủ yếu là bán vo (bán cáp cả con), hoặc đo theo vòng cổ,
dài thân và tính theo giá khối lượng. Tuy nhiên, do bị hạn chế về trình độ và thông tin
thị trường nên người dân bị ép giá.
Sau mục đích để bán, các nông hộ cho rằng nuôi để cho sinh sản, duy trì đàn lợn
của gia đình. Ở huyện Đakrông có 54,43% và ở Hướng Hóa có 69,04% số hộ nuôi lợn
Vân Pa để sinh sản. Với phương thức sinh sản tự do, không cần sự can thiệp của thú y
nên xảy ra tình trạng lợn con nhảy lợn mẹ, sinh ra đồng huyết và sức sản xuất của lợn
ngày càng giảm. Nuôi lợn để giết thịt, phục vụ cho nhu cầu gia đình cũng là mục tiêu
đang quan tâm của người dân, trong đó có 71,43% hộ ở huyện Hướng Hóa và 31,64%
hộ ở huyện Đakrông cho rằng nuôi lợn để giết thịt. Ngoài những mục đích trên, lợn Vân
Pa còn được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sử dụng cho mục đích khác trong các
dịp cúng tế cầu mùa, cúng nhà mới, ăn tết, cưới hỏi, ma chay. Qua nghiên cứu, chúng
tôi còn đươc biết lợn còn là của hồi môn của bố mẹ cho các cặp vợ chồng mới cưới. Từ
đây có thể thấy rằng, giống lợn Vân Pa là vật nuôi truyền thống từ xa xưa của đồng bào
dân tộc Vân Kiều, Pa cô ở Quảng Trị. Với ý nghĩa đó, giống lợn này cần được bảo tồn
và phát triển.
3.3. Thức ăn sử dụng nuôi lợn
Lợn Vân Pa là giống lợn thích nghi với lối sống hoang dã, được nuôi theo
phương thức thả rông, kiếm ăn trong tự nhiên. Nguồn thức ăn chủ yếu của lợn là các
loại củ quả như sắn, khoai, các loại rễ cây, rau cỏ dại, chuối mà lợn có thể kiếm được
75
trong rừng, ven suối, Những năm gần đây người dân đã bắt đầu biết sử dụng các loại
rau, củ, quả để cho lợn ăn. Kết quả nghiên cứu về tình hình sử dụng thức ăn của người
dân để nuôi lợn được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Tình hình sử dụng thức ăn để nuôi lợn Vân Pa ở các hộ ở hai huyện
TT
Loại thức ăn
Huyện Đakrông (n =79) Huyện Hướng Hoá (n=42)
Số hộ sử
dụng (hộ)
Tỷ lệ (%)
Số hộ sử
dụng (hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Thân chuối 79 100,00 42 100,00
2 Môn rừng 79 100,00 42 100,00
3 Sắn củ 71 89,87 25 59,52
4 Rau trồng 65 82,28 33 78,57
5 Cám gạo 31 67,09 18 42,86
6 Thức ăn hổn hợp 0 0 0 0
Qua bảng 3, chúng ta có thấy các loại thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất
trong chăn nuôi lợn là thân cây chuối, môn rừng, sắn cũ, rau trồng và cám gạo. Điều
đáng chú ý là không có hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn. Như vậy, hầu hết
thức ăn được sử dụng là thức ăn thô xanh, việc sử dụng thức ăn tinh là rất hạn chế và
không hộ nào sử dụng thức ăn hỗn hợp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tăng
trưởng và khả năng sinh sản của lợn. Phương thức cho ăn của các hộ rất đa dạng, trong
đó có 5% số hộ cho lợn ăn sống hoàn toàn, 35% số hộ cho lợn ăn kết hợp vừa chín vừa
sống và 60% số hộ nấu chín cho ăn 2 đến 3 bữa mỗi ngày.
Có thể nói nhận thức của người dân đã bắt đầu thay đổi và họ quan tâm ngày
càng nhiều hơn đến chăm sóc nuôi dưỡng lợn. Hướng Hóa và Đakrông là hai huyện
vùng núi cao, điều kiện thời tiết khí hậu hết sức khắc nghiệt nên giải quyết thức ăn cho
lợn luôn được đặt lên hàng đầu. Kết quả phỏng vấn cho thấy khoảng 14% số hộ dự trữ
thức ăn và cho thêm cám gạo giã lúa để ăn hàng ngày. Trong khi đó, có tới 55% số hộ
trả lời thường xuyên thiếu thức ăn cho lợn đặc biệt vào mùa mưa lạnh, không thể vào
rừng để kiếm thức ăn cho lợn được mà lợn tự đi kiếm ăn là chính. Có thể nói, giun đất
và các loại côn trùng khác sống trong đất là nguồn protein của lợn. Lợn thường tự tìm
kiếm bằng cách dùng cái mõm dài và khỏe để đào bới đất đá và điều này đã trở thành
một bản năng sinh tồn của lợn.
3.4. Tình hình chuồng trại
Do tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chủ yếu theo phương thức thả rông nên
chuồng trại chưa được người dân quan tâm. Kết quả đánh giá về tình hình chuồng trại
được trình bày ở bảng 4.
76
Bảng 4. Tình hình chuồng trại nuôi lợn Vân Pa của các hộ ở hai huyện
TT
Loại thức ăn
Huyện Đakrông (n =79) Huyện Hướng Hoá (n=42)
Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Bán kiên cố 15 18,99 8 19,05
2 Tạm bợ 52 65,82 30 71,43
3 Không có chuồng 12 15,19 4 9,52
4 Sử dụng máng ăn 79 100,00 22 100,00
5 Có hố phân 0 0 0 0
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, phần lớn các hộ nuôi lợn đều sử dụng loại chuồng
tạm bợ (Đakrông: 65,82%, Hướng Hoá: 71,43% hộ). Chuồng loại này thường được làm
sơ sài, gồm các cây que củi hoặc tre kết hợp với ván mỏng ghép lại với nhau tạo thành 1
ô trung bình khoảng 4 – 5 m
2
, trong số này chỉ có chưa tới 5% số hộ là có mái lợp. Tỷ lệ
hộ sử dụng loại chuồng bán kiên cố còn ít (Đakrông: 18,99% và Hướng Hoá: 19,05%),
những chuồng này chủ yếu do một số chương trình, dự án tài trợ. Theo kết quả điều tra,
15,19% hộ ở huyện Đakrông và 9,52% hộ ở huyện Hướng Hóa không có chuồng để
nuôi lợn. Lợn được thả tự do ở quanh sân vườn, nương rẫy và vào rừng để kiếm ăn, tối
đến lợn thường tập trung ngủ ở dưới các gốc cây quanh nhà hoặc ngủ dưới sàn nhà, lợn
nhà này có thể ngủ ở nhà khác.
Mặc dù 100% hộ nuôi lợn đều sử dụng máng ăn, nhưng rất đợn giản có thể là
can nhựa, bánh xe tải, nồi hỏng hoặc được đóng từ những cành gỗ nhỏ. Máng ăn này
vừa làm máng uống, được đặt trong chuồng, ngoài sân hay dưới sàn nhà. Kết quả điều
tra cho thấy, do chăn nuôi theo phương thức thả rông nên 100% hộ nuôi đều không có
hố phân, gây ô nhiễm môi trường và lợn dễ mắc một số bệnh như giun sán, viêm phổi,
ho Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn. Ngoài
ra, do phân chứa nhiều mầm bệnh thải ra khắp nơi trong sân, dưới sàn nhà, trong bếp,
quanh khu vực trẻ em sinh hoạt nên ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của
người dân.
Chuồng thường được sử dụng chủ yếu lúc cho lợn ăn, lúc đi ngủ hoặc khi có lợn
đẻ, đau ốm còn bình thường lợn vẫn được thả rông tự do. Khi được phỏng vấn về tình
hình chuồng trại, hơn 80% hộ dân cho rằng họ không có khó khăn gì vì theo họ thì
chuồng trại chỉ cần làm đơn sơ và gần 20% số hộ trả lời là có khó khăn do thiếu vốn để
làm chuồng bán kiên cố. Từ đây, chúng ta có thể thấy nhận thức của người dân còn hạn
chế vì vậy họ chưa hiểu được tầm quan trọng của chuồng trại đối với sự sinh trưởng và
phát triển của lợn đặc biệt là lợn mẹ và lợn con sơ sinh. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm giảm tỷ lệ lợn con sống đến lúc cai sữa của giống lợn Vân Pa.
77
3.5. Dịch bệnh và công tác thú y trong chăn nuôi giống lợn Vân Pa
Do địa bàn ở xa trung tâm thành phố và thị trấn, đi lại khó khăn, phạm vi phân
bố rộng, và điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển nên đội ngũ cán bộ thú y cơ sở
còn thiếu. Mỗi xã chỉ có 1 cán bộ thú y với trình độ sơ cấp hoặc được đào tạo ngắn hạn.
Đa số họ hành nghề không chuyên, thu nhập thấp, đồng thời phụ cấp thấp nên các cán
bộ thú ý cơ sở không nhiệt tình, hoạt động thú y còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu
về dịch bệnh và công tác thú y tại các xã điều tra được trình bày ở bảng 5.
Bảng 5. Tình hình dịch bệnh và công tác thú y ở các hộ ở hai huyện
TT
Chỉ tiêu nghiên cứu
Huyện Đakrông
(n=79)
Huyện Hướng Hoá
(n=42)
1 Không dịch bệnh (%) 44,31 59,52
2 Có dịch bệnh (%) 55,69 40,48
3 Tiêm phòng (%) 0 0
4 Điều trị (%) 17,78 21,43
Về tình hình dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đối với lợn Vân Pa có nhiều ý kiến
khác nhau. Có 44,31% số hộ ở huyện Đakrông và 59,52% hộ ở huyện Hướng Hóa cho
rằng lợn địa phương không hề mắc bệnh giống như các loại bệnh mà lợn ở đồng bằng
hay mắc phải. Điều này chứng tỏ lợn Vân Pa có khả năng đề kháng cao, chống chịu tốt
với các điều kiện bất lợi về thức ăn, khí hậu thời tiết và dịch bệnh.
Ngược lại, có 55,69% số hộ ở huyện Đakrông và 40,48% số hộ ở huyện Hướng
Hoá cho rằng có dịch bệnh xảy ra ở lợn Vân Pa, như bệnh như tiêu chảy, ho, tụ huyết
trùng, còi cọc, bệnh thường mắc đối với lợn con. Nguyên nhân gây ra những bệnh trên
là do lợn được thả rông, thường xuyên ăn các loại thức ăn mang mầm bệnh do đó dễ
mắc một số bệnh như giun sán, ỉa chảy; Lợn con sau khi sinh ra không đảm bảo được
nhiệt độ nên dễ bị strees nhiệt gây bệnh phân trắng và dễ dàng mắc bệnh cảm lạnh lâu
ngày sinh ra ho, viêm phổi, làm cho lợn bị còi cọc.
Một trong những nguyên nhân liên quan đến dịch bệnh là công tác tiêm phòng.
Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% hộ nuôi đều không tiêm phòng cho lợn (bảng 5). Khi
lợn bị bệnh, các hộ tự điều trị mà không có sự hỗ trợ của cán bộ thú y. Tỷ lệ hộ điều trị
cho lợn khi mắc bệnh là 17,78% hộ ở huyện Đakrông và 21,43% hộ ở huyện Hướng
Hóa, số hộ còn lại thì để mặc cho lợn tự khỏi hoặc chết. Khi điều trị bệnh, người dân
thường dùng các loại lá như lá cây cà độc dược, cà gai, lá và quả ổi non, lá sim, lá chuối
tây già đối với bệnh tiêu chảy ở lợn hoặc dùng gừng tỏi, rượu đánh với cám hoặc cho ăn
cùng với cám đối với lợn lớn. Kết quả điều trị mang lại tỷ lệ khỏi bệnh là 50%. Kiến
thức bản địa và kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh cho lợn của người dân vô cùng
quan trọng khi mà trên địa bàn không có cơ sở bán thuốc thú y và tay nghề của cán bộ
thú y còn hạn chế.
78
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu về tình hình chăn nuôi lợn Vân Pa ở hai huyện Đakrông
và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị, chúng tôi có một số kết luận sau:
Ở huyện Đakrông, qui mô bình quân là 4,40
0,18 con/hộ, trong đó lợn nái là
1,10
0,06; lợn con là 4,21
0,16; và lợn thịt là 1,56
0,10 con/hộ. Ở huyện Hướng
Hóa, qui mô bình quân là 6,55
0,28 con/hộ, trong đó lợn nái là 1,12
0,07; lợn con là
5,42
0,37 và lợn thịt là 1,20
0,15 con/hộ.
Người dân ở hai huyện nuôi lợn Vân Pa với nhiều mục đích. Ở huyện Đakrông,
100% hộ nuôi để bán, tiếp đến có 54,43% hộ nuôi để sinh sản; 39,24% hộ nuôi cho lễ
hội và cuối cùng là 31,64% hộ nuôi để giết thịt. Trong khi đó, ở huyện Hướng Hóa,
95,23% hộ nuôi để bán; tiếp đến 71,43% hộ nuôi để giết thịt; 69,04% hộ nuôi để sinh
sản và cuối cùng là 35,71% hộ nuôi để phục vụ cho lễ hội.
Thức ăn mà người dân sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi lợn là thân cây chuối,
môn rừng (100%), tiếp đến là sắn củ (89,87% hộ ở Đakrông và 59,52% hộ ở Hướng
Hóa), rau trồng (82,28% hộ ở Đakrông và 78,57% hộ ở Hướng Hóa) và cám gạo
(67,09% hộ ở Đakrông và 42,86% hộ ở Hướng Hóa), chưa có hộ nào ở cả hai huyện sử
dụng thức ăn hỗn hợp để nuôi lợn Vân Pa.
Phần lớn các hộ nuôi lợn đều sử dụng loại chuồng tạm bợ (Đakrông: 65,82%,
Hướng Hoá: 71,43% hộ). Tỷ lệ hộ sử dụng loại chuồng bán kiên cố còn ít (Đakrông:
18,99% và Hướng Hoá: 19,05%). Có đến 15,19% hộ ở huyện Đakrông và 9,52% hộ ở
huyện Hướng Hóa không có chuồng để nuôi lợn. 100% hộ nuôi lợn đều sử dụng máng
ăn, nhưng rất đợn giản và 100% hộ nuôi đều không có hố phân
Lợn Vân Pa có sức đề kháng cao. Chỉ có 55,69% số hộ ở huyện Đakrông và
40,48% số hộ ở huyện Hướng Hoá cho rằng có dịch bệnh xảy ra ở lợn Vân Pa, như bệnh
như tiêu chảy, ho, tụ huyết trùng, còi cọc, và bệnh thường mắc đối với lợn con. 100% hộ
nuôi đều không tiêm phòng cho lợn và khi lợn bị bệnh, các hộ tự điều trị, khoảng
17,78% hộ ở huyện Đakrông và 21,43% hộ ở huyện Hướng Hóa, bằng những bài thuốc
nam thông dụng.
4.2. Đề nghị
- Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng và qui trình nuôi để mang lại hiệu quả cao
nhất cho người dân
- Tiếp tục nghiên cứu về khả năng sinh sản và sinh trưởng cùng các chỉ tiêu sinh
lý, sinh hóa để khẳng định phẩm giống, bảo tồn và phát triển.
- Các cơ quan chức năng cần có chính sách, phương án hỗ trợ vay vốn, tập huấn
kỹ thuật chăn nuôi cho bà con dân tộc ít người nhằm phát triển đàn lợn Vân Pa trong
nông hộ.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Văn Do, Sinh trưởng phát triển của lợn Vân Pa tại Đakrông, Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị, Báo cáo tóm tắt đề tài NCKH; Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Trị,
2005.
[2]. Lê Viết Ly, Bảo tồn nguồn gen vật nuôi – Một nhiệm vụ cấp bách gìn giữ môi trường
sống, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội, 1994, 5- 8.
[3]. Lê Viết Ly, Chuyên khảo Bảo tồn nguồn gen động vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản
Nông nghiệp (tập 1 và 2), 2004.
[4]. Phạm Khánh Từ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng điểm 2004-2005, Nghiên cứu đa
dạng và bảo tồn vốn gen động vật nuôi bản địa khu vực Thừa Thiên Huế, (2005), 57-68.
[5]. Trần Sáng Tạo, Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi phù hợp
với điều kiện thực tế của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, Số 46, 2008, (2008), 107-113.
[6]. Nguyễn Thị Tường Vy, Dẫn liệu bước đầu về tình hình chăn nuôi lợn Cỏ tại xã Húc
Nghì, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, (2008), 145-
148.
RESEARCH ON REAL SITUATION OF VAN PA PIG REARING
IN HOUSEHOSES OF DAKRONG AND HUONG HOA DISTRICT,
QUANG TRI PROVINCE
Nguyen Duc Hung, Hue University
Tran Sang Tao,College of Agriculture and Forestry, Hue University
Nguyen Thi Tuong Vy, College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
A field research was conducted at 5 communes of Dakrong district and another 5
communes of Huong Hoa district of Quang Tri province. The result indicated that about 10,75%
households in Dakrong and 9,57% households in Huong Hoa are rearing local pig of Van Pa
breed.
In Dakrong district, the average size was 4,40
0,18 heads/hh, in which the size of sow
was 1,10
0,06, of piglet was 4,21
0,16 and of fattening pig was 1,56
0,10 heads/hh. In
Huong Hoa district, the average size was 6,55
0,28 heads/hh, in which that of sow was
1,12
0,07, of piglet was 5,42
0,37 and of fattening pig was 1,20
0,15 heads/hh. The
purposes of pig rearing of households in Dakrong district were 100% for selling, 54,43% for
breeding, 39,24% for festival and 31,64% for slaughtering. The corresponding figures for
Huong Hoa district were 95,23%, 69,04%, 71,43% and 35,71%, respectively. The real feed for
80
pig rearing consisted of banana stem, wild taro (100%), cassava root (89,87% hhs in Dakrong
and 59,52% hh in Huong Hoa), planting vegetable (82,28% hhs in Dakrong and 78,57% hhs in
Huong Hoa) and rice bran (67,09% hh in Dakrong and 42,86% hh in Huong Hoa); no
household used commercial feed to feed Van Pa pig. There were 65,82% hhs in Dakrong and
71,43% hhs in Huong Hoa that used temporary pigpen; 18,99% hhs in Dakrong and 19,05%
hhs in Huong Hoa had semi-solid pigpen; 100% pigpens have no cesspool; about 15,19% hhs
in Dakrong and và 9,52% hhs in Huong Hoa had no pigpen. 100% hhs have feeder but very
simple. Van Pa pig has high resistance; only 55,69% hhs in Dakrong and 40,48% hhs in Huong
Hoa were infected with disease; 100% hhs have no vaccination for their pig; about 17,78% hhs
in Dakrong and 21,43% hhs in Huong Hoa treated their pigs themselves by using traditional
medicinal herbs.
Key words: household, Van Pa pig, size, purpose of rearing, babanas stem, wild taro,
pigpen, cesspool, feeder, resistance, vaccination, traditional medicine herbs.