Tải bản đầy đủ (.pdf) (434 trang)

Việt nam trong tiểu vùng sông mê công cho một dòng sông phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.46 MB, 434 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHĨ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HỒI ANH
Biên tập nội dung:

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

ThS. CÙ THỊ THÚY LAN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
ĐẶNG THU CHỈNH
BAN SÁCH QUỐC TẾ
PHỊNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT –
VIỆT HÀ

Đăng ký xuất bản số: 2650-2022/CXBIPH/28-106/CTQG.
Quyết định xuất bản số: 1558-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022.
ISBN: 978-604-57-7956-9.
Nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2022.






Cùng tham gia:
TRẦN NGỌC DŨNG
NGUYỄN THU HIỀN
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG


5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Dịng sơng Mê Cơng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nối
liền 6 quốc gia Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam. Với khoảng hơn 4.900 km chiều dài, con sông quốc tế
này tạo ra những sinh cảnh độc đáo, các hệ sinh thái giàu có và
nhiều vùng châu thổ phì nhiêu. Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn
thiên nhiên (World Wide Fund For Nature - WWF), khu vực Mê
Công mở rộng, được mệnh danh là “bát cơm” của châu Á, cung cấp
sinh kế và nguồn dinh dưỡng cho khoảng 80% trong số 300 triệu
dân sống ở khu vực này. Con sông tràn ngập sự đa dạng sinh học;
từ năm 1997 đến 2014, trung bình cứ mỗi tuần các nhà nghiên cứu
phát hiện ra khoảng ba loài sinh vật mới. Cho đến cuối thế kỷ XX,
sơng Mê Cơng là một trong những dịng sơng lớn cuối cùng trên
trái đất khơng bị chặn dịng trên hầu hết tồn bộ chiều dài của
sơng và cịn giữ được nhiều nét nguyên vẹn do chưa bị ngăn đập
trên phần lớn dịng chảy.
Sự sơi động của lưu vực sơng Mê Công bắt đầu từ những
năm cuối thế kỷ XX. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực và một
Trung Quốc đang trỗi dậy đứng trước nhu cầu lớn về năng lượng
phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh đã đưa thủy điện trở thành

tâm điểm trong các chiến lược đầu tư mới của cả chính phủ và
khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, gia tăng dân số trong lưu vực và
biến động giá cả lương thực những năm gần đây đã thúc đẩy các
quốc gia đầu tư mạnh mẽ hơn cho cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển
và mở rộng sản xuất nơng nghiệp. Dịng sơng quốc tế này đang
chứng kiến xu thế cạnh tranh trong việc sử dụng nguồn nước của


6

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mỗi quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của riêng mình, đi đôi
với những hậu quả và thách thức tiềm tàng cho các quốc gia khác.
Câu chuyện thủy điện trên dòng chính Mê Cơng dường như
mới chỉ là những chi tiết bề nổi của bức tranh phát triển đầy phức
tạp của Tiểu vùng sông Mê Công, vốn chứa đựng những động cơ
và cạnh tranh lợi ích khơng chỉ của những quốc gia trong lưu vực
mà cả các bên liên quan khác. Cuốn sách Việt Nam trong Tiểu vùng
sông Mê Công - Cho một dịng sơng phát triển bền vững do
Vũ Đức Liêm và Ninh Xuân Thao đồng chủ biên tổng hợp những
thông tin cơ bản xung quanh câu chuyện thủy điện trên dịng
Mê Cơng và lợi ích cũng như thiệt hại của các bên liên quan, đặc
biệt là hàng triệu người nghèo sống dựa vào nguồn tài nguyên
phong phú của con sơng này.
Xi dịng Mê Cơng, cuốn sách ghi lại hành trình lịch sử của
các quốc gia trong Tiểu vùng sơng Mê Công, cung cấp cho độc giả
bức tranh đa dạng về quá khứ của các tộc người, xã hội và quốc
gia trong khu vực. Không ở đâu mà các truyền thống quá khứ vẫn
ảnh hưởng sâu đậm lên tương quan hiện tại của các giao kết khu

vực như ở Tiểu vùng sông Mê Công. Là một quốc gia cuối nguồn
con sông này, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu
nhiều tác động to lớn chưa thể lường trước từ các chương trình,
dự án phát triển trên dịng chính ở phía thượng nguồn. Trước tác
động từ kịch bản phát triển của các quốc gia láng giềng, cuốn sách
đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm ứng phó với tác
động của biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên mà
trọng tâm cụ thể là nước, đầm lầy, rừng; phát triển du lịch; thúc
đẩy hợp tác tiểu vùng thông qua các tổ chức khu vực; sử dụng
hợp lý các công cụ đầu tư và hỗ trợ phát triển.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 12 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


7

MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU

11

DẪN NHẬP

15

Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƯ DÂN
TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG


45

I.

47

Điều kiện tự nhiên

II. Cư dân

52

Phần thứ hai
LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG

59

I.

61

Lịch sử Campuchia
1. Thời kỳ dựng nước đầu tiên (từ thời tiền sử đến
thế kỷ VIII)

61

2. Thời kỳ Angkor

64


3. Thời kỳ hậu Angkor (1431-1863)

74

4. Thời kỳ thời kỳ thuộc Pháp (1864-1945)

81

5. Từ năm 1945 đến 1954

86

6. Từ năm 1954 đến 1993

90

7. Từ năm 1993 đến nay

99

II. Lịch sử Lào

104

1. Lịch sử Lào trước thế kỷ XIV

104

2. Thời kỳ phong kiến quân chủ


108

3. Thời kỳ thống trị của Pháp và Nhật (1893-1945)

116

4. Thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay)

129


VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

8

III. Lịch sử Mianma

141

1. Lịch sử Mianma trước thế kỷ IX

141

2. Thời kỳ phong kiến đến trước năm 1886

142

3. Thời kỳ cai trị của thực dân Anh (1886-1947)


147

4. Thời kỳ sau khi giành độc lập dân tộc đến nay

149

IV. Lịch sử Thái Lan

165

1. Thời kỳ tiền sử và sơ sử

165

2. Những vương quốc đầu tiên của người Môn

166

3. Thời kỳ từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII

167

4. Thời kỳ 1767-1932

172

5. Thời kỳ từ năm 1932 đến nay

182


V. Lịch sử Việt Nam

202

1. Các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ đại

203

2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc

207

3. Thời kỳ quân chủ trước năm 1884

212

4. Thời kỳ từ sau năm 1884 đến 1945

221

5. Thời kỳ 1945-1975

232

6. Thời kỳ 1975-2020

239

Phần thứ ba
HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC

THÁCH THỨC ĐẶT RA Ở THẾ KỶ XXI
I.

247

Các chương trình hợp tác trong Tiểu vùng sơng
Mê Cơng

249

1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng

249

2. Nhóm cơ chế hợp tác với các nước đối tác ngoài
khu vực

284

II. Cạnh tranh chiến lược nước lớn ở khu vực Tiểu vùng
sông Mê Công

302

1. Nhật Bản

303

2. Trung Quốc


310

3. Mỹ

322


MỤC LỤC

9

4. Xu hướng cạnh tranh nước lớn tại Tiểu vùng sông
Mê Công và thách thức đối với khu vực

333

III. Vấn đề về quản lý nguồn nước và chống biến đổi
khí hậu vùng hạ lưu sơng Mê Cơng

345

1. Tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nước
và thích ứng biến đổi khí hậu vùng hạ lưu sơng
Mê Cơng

346

2. Tham vọng khai thác tài nguyên của các nước
thượng nguồn


349

3. Hệ quả từ các con đập

356

4. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hệ quả

365

5. Thử thách đối với cơ chế hợp tác vùng

377

Phần thứ tư
VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DỊNG SƠNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

381

1. Đối với vấn đề kinh tế, xã hội

386

2. Đối với cạnh tranh chiến lược và hợp tác khu vực

388

3. Đối với vấn đề tài ngun, mơi trường và biến
đổi khí hậu


397

KẾT LUẬN

407

TÀI LIỆU THAM KHẢO

417


10


11

LỜI GIỚI THIỆU

Mê Công là một trong những thực thể tự nhiên tươi đẹp
nhất trên trái đất, món quà tặng dành cho vùng Đơng Nam Á
lục địa. Dịng sơng Mẹ, như cách gọi của người Lào, người Thái
không chỉ tạo ra cảnh quan tự nhiên hùng vĩ trải dài hàng
nghìn kilơmét qua núi cao, vực sâu, thác nước mà cịn có những
đồng bằng trù phú, vựa lúa gạo của vùng Đông Nam Á, cùng
những khung cảnh sinh thái đa dạng bậc nhất trên trái đất.
Cuốn sách này kể về số phận của một vùng đất gắn với
thăng trầm của dòng sơng, nơi vận mệnh của con người và nền
văn hóa, của xã hội và văn minh gắn liền với dòng Mê Cơng.
Đó là dịng sơng hiền hịa, mạch nguồn sự sống, cội rễ văn

hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh của hàng triệu người cư trú
dọc đôi bờ qua hàng nghìn năm lịch sử. Dịng sơng đã tặng cho
cư dân các đồng bằng màu mỡ, nền nông nghiệp, các lễ hội và
nghi thức tôn giáo, các vị thần và kho tàng thần thoại, các con
đường giao thương và đưa lối cho các cuộc di cư. Đó là cơ sở ra
đời của các nền văn hóa và văn minh rực rỡ, từ Óc Eo tới Luang
Prabang, từ Angkor đến Vientiane, từ Tam giác Vàng tới Cần
Thơ. Lịch sử của những người hành hương, dân di cư, các nhà
buôn, giới tăng lữ, người mở đất và các bậc cai trị đi tìm kinh
đô,… tất cả đều để lại dấu chân dọc đôi bờ Mê Cơng.
Đó là dịng sơng của tham vọng đế quốc thực dân, địa - chính
trị và quyền lực. Dịng sơng huyền bí đã dẫn lối cho các cuộc
thám hiểm của người Pháp tìm tới vùng Vân Nam giàu có,


12

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

để rồi kết thúc bằng một dự án thực dân thảm khốc: Liên bang
Đơng Dương. Dịng sơng này cũng chính là nơi người Anh,
người Thái và người Pháp mặc cả với nhau trên đôi vai của
những cư dân bản địa. Để rồi một thế kỷ sau đó, cũng dịng Mê
Cơng ghi dấu chứng tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
kiên cường của Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma.
Trong những thập niên vừa qua, dịng Mê Cơng hùng vĩ
tiếp tục song hành cùng bước chuyển mình về kinh tế, xã hội
và hội nhập khu vực, quốc tế ở tầm mức chưa từng có của các
quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công - nơi phát triển năng
động với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Nhưng ở đây cũng lại đang trở thành sân khấu chính của
những mối quan hệ cạnh tranh chiến lược căng thẳng ở cấp độ
khu vực và toàn cầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây nên
những xáo trộn trong quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh chính trị
và hợp tác khu vực.
Đó cịn là một dịng sơng đang kêu cứu.
Sức sống của Mê Cơng - nguồn nước, đang bị cạn kiệt với
tốc độ báo động. Nguy cơ của một dịng sơng chết khơng phải
là kịch bản xa vời nếu như các nước thượng nguồn tiếp tục q
trình xây dựng đập và chiếm giữ dịng chảy như hiện nay.
Không chỉ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khu vực
này còn chịu tác động sâu sắc từ biến đổi khí hậu, tình trạng
trái đất nóng lên và nước biển dâng.
Chưa bao giờ vận mệnh của dịng sơng, con người và xã
hội hai bên bờ lại bị đe dọa nghiêm trọng đến thế. Trong những
thách thức chung đối với khu vực cũng có thử thách riêng đối
với Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước sẽ gặp rủi ro lớn nhất
do nằm ở hạ nguồn. Thực tế là lũ trên vùng đồng bằng Nam Bộ
đã và đang biến mất. Nước mặn đã xâm nhập hàng trăm kilômét.


LỜI GIỚI THIỆU

13

Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long của dải đất hình chữ S đang
bị đe dọa, cùng với đó là sự ảnh hưởng ngày càng nghiêm
trọng đến sinh kế của hàng chục triệu người.
Đó khơng phải là một kịch bản xa vời. Việt Nam nằm

trong mười nước chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí
hậu ở thế kỷ XXI, vì thế việc hiểu biết lịch sử, văn hóa vùng Mê
Cơng, q khứ, triển vọng và các vấn đề đặt ra đối với tài
nguyên, cách thức các cộng đồng bản địa ứng phó với thiên tai,
chiến tranh, dịch bệnh,… có ý nghĩa sống cịn đối với tương lai
của Việt Nam.
Cùng với đó là câu chuyện cạnh tranh quyền lực địa chính trị. Hành lang phía tây dọc tuyến sông Mê Công là trọng
yếu đối với an ninh của người Việt. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của
Trung Quốc những năm gần đây đang gây ra nhiều áp lực kinh
tế, địa - chính trị. Việt Nam từ chỗ là nhà đầu tư kinh tế số 1 ở
Lào đã xuống vị trí thứ ba. Campuchia, trong vịng một thập
niên, đã trở thành một trong những đồng minh thân thiết nhất
của Bắc Kinh khơng chỉ trong phạm vi ASEAN mà cịn trên
tồn thế giới.
Việc hoạch định chính sách kinh tế, xã hội, an ninh - quốc
phòng, phát triển bền vững, thúc đẩy quan hệ đối ngoại khu
vực của Việt Nam vì thế gắn chặt với các diễn biến ở vùng Mê
Công. Trong các thập niên tới, Việt Nam được dự báo sẽ trở
thành một cường quốc tầm trung. Triển vọng này phụ thuộc rất
lớn vào nhãn quan địa - chính trị, khả năng nhận thức thời cuộc,
nắm bắt xu hướng chuyển dịch trong quan hệ quốc tế và xây
dựng chính sách tận dụng tối đa thời cơ, tiềm lực để phát triển.
Và mọi phác thảo cho vị thế tương lai của Việt Nam đều không
thể tách rời sự biến chuyển ở lưu vực Mê Cơng, nơi chúng ta
có lợi ích cốt lõi. Đó là cơ sở để trong cuốn sách này, chúng tôi
định vị Việt Nam trong bối cảnh của Tiểu vùng Mê Công


14


VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

từ quá khứ tới hiện tại, từ hợp tác khu vực tới các thách thức
đang đặt ra hiện nay, nhằm hướng tới một dịng sơng phát triển
bền vững, hướng tới “một lưu vực sông Mê Công thịnh vượng
về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường”*.
Nhân dịp này, chúng tơi xin trân trọng cảm ơn Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật đã giúp đỡ, ủng hộ trong quá
trình biên soạn và biên tập cuốn sách. Chúng tơi cũng xin tỏ
lịng biết ơn tới TS. Dương Duy Bằng đã dành thời gian đọc và
góp ý cho bản thảo. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình
biên soạn, nhưng đây là vấn đề rộng lớn, đa dạng, gắn kết
nhiều quốc gia và nền văn hóa, vì thế các tác giả mong nhận
được ý kiến phê bình, góp ý của độc giả để cuốn sách sẽ có chất
lượng tốt hơn trong lần xuất bản sau.
CÁC TÁC GIẢ

* Tuyên bố của Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ
nhất, diễn ra vào tháng 4/2010 tại Thái Lan (BT).


15

DẪN NHẬP

Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, khơng có bất cứ dịng sơng
nào cùng độ dài lại có tính cách độc đáo hay phi thường
hơn thế.
Francis Garnier
Đoàn thám hiểm Mê Cơng, 1866-1868

Đây là câu chuyện của một vùng văn hóa, lịch sử, từ
truyền thống đến hiện đại, từ các cơ tầng văn minh vĩ đại trong
quá khứ tới quốc gia - dân tộc hiện đại, từ chiến tranh và diệt
chủng tới sự hồi sinh, từ tồn cầu hóa, cạnh tranh chiến lược
nước lớn tới các thách thức sống còn về mơi trường, biến đổi
khí hậu, cạn kiệt tài ngun và sinh kế của con người. Đây cũng
là câu chuyện về cách thức, vận mệnh và tương lai của Việt
Nam đã, đang và sẽ gắn với một dịng sơng.
Dịng sơng Mẹ
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Mê Cơng: dịng sơng Mẹ
(Mae Nam Khong) đã bồi đắp, kiến tạo môi trường sống cho các
cộng đồng Đông Nam Á lục địa. Từ khơng gian sinh kế đó ra
đời các nền văn hóa, văn minh rực rỡ, các tuyến giao thương,
trao đổi tôn giáo, tri thức, kỹ thuật, văn hóa, kết nối các xã hội
và con người trong khu vực.
Dịng Mê Cơng đã tạo ra một khơng gian văn hóa, văn
minh đa dạng với sự góp mặt của nhiều tộc người, ngơn ngữ


16

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SƠNG MÊ CƠNG...

và trình độ phát triển1. Đó là một khơng gian sơi động, bao
gồm khung cảnh địa lý, xã hội,… trải rộng trên 6 quốc gia. Không
phải chờ tới sự ra đời của Ủy hội sông Mê Công (Mekong
River Commission - RMC) hay Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) thì khu vực này mới
được nhận thức là một chỉnh thể văn hóa, văn minh, kinh tế,
xã hội, mà quá trình này đã diễn ra hàng nghìn năm, một cách

tự nhiên.
Với chiều dài 4.909 km từ Tây Tạng tới các cửa sông trên
vùng duyên hải Việt Nam, Mê Công là một trong số ít các dịng
sơng mà vùng đồng bằng ngập nước vẫn đang hoạt động theo
chu kỳ hằng năm2. Con sông tạo ra nhiều hệ sinh thái đa dạng
và đóng vai trị sống cịn với các lồi động, thực vật và cư dân
cư trú dọc theo hai bên bờ. Với 850 lồi cá, sơng Mê Cơng là
ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, cung cấp sinh kế cho 60
triệu cư dân. Riêng sản lượng thủy sản đánh bắt trên dịng Mê
Cơng đã chiếm 25% sản lượng đánh bắt từ các vùng nước nội
địa toàn thế giới, đồng thời cung cấp 80% lượng thức ăn chứa
protein cho cư dân lưu vực sông. Theo thống kê, quy mô ngành
đánh bắt thủy sản trên sông Mê Công trị giá khoảng 2,5 tỷ USD.
Trong khi đó, vùng đồng bằng mà con sơng này tạo ra ở Việt
Nam và Campuchia là một trong các vùng sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên trái đất 3.
1. Phạm Đức Dương: Có một vùng văn hóa Mê Công, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2007; George Coedes: The Making of Southeast Asia, University
of California Press, Berkeley and Los Angeles, 1967; Charles Higham: The
Civilization of Angkor, University of California Press, Berkeley and Los Angeles,
2004; Dougald J.W. O’Reilly: Early Civilizations of Southeast Asia, AltaMira
Press, Lanham, 2007.
2. Chu kỳ này đang bị phá vỡ nghiêm trọng những năm gần đây.
3. Diversity and Natural Abundance in the Mekong Basin, http://www.
mekongwatch.org/ platform/ bp/english1-1.pdf.


DẪN NHẬP

17


Bốn trong số 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới cư trú
trên dịng Mê Cơng, trong đó có cá đuối gai (Himantura
chaophraya) trọng lượng tới 600 kg; cá tra dầu (Pangasianodon
gigas) dài tới 3 m, nặng 350 kg; và cá hô (Giant pangasius
Catlocarpio siamensis) nặng 300 kg1. Tuy nhiên, phần lớn các loài
cá này đang bị đe dọa bởi nạn đánh bắt quá mức và tình trạng
cạn kiệt nguồn nước, môi trường sống bị đe dọa do các con đập
từ phía thượng nguồn gây ra.
Về mặt đa dạng sinh học, vùng sinh thái Mê Công chỉ
đứng thứ hai sau vùng Amazon. Bên cạnh hàng trăm loài cá,
khu vực này đóng góp 20.000 lồi thực vật, 430 lồi động vật,
1.200 lồi chim, 800 lồi bị sát và lưỡng cư cư trú trên một lưu
vực rộng 795.000 km2. Sử gia người Hy Lạp Herodotus từng
viết về mối quan hệ giữa dịng sơng Nile với nền văn minh mà
nó bồi đắp: Ai Cập là quà tặng của sông Nile. Một vai trị tương
tự như thế cũng có thể được dùng để mơ tả về dịng Mê Cơng
và hệ thống gió mùa châu Á đối với các nền văn hóa, văn minh
tiểu vùng. Khơng có dịng Mê Cơng sẽ khơng có Angkor,
Phnom Penh, Luang Prabang, Vientiane và dải đô thị sầm uất
vùng Nam Bộ, Việt Nam.
Dịng sơng văn hóa, lịch sử
Cư dân lưu vực sông Mê Công sinh sống trên một địa bàn
tự nhiên đa dạng nhưng có quan hệ gắn bó về nguồn gốc tộc
người, ngơn ngữ và nhiều điểm gần gũi nhau về phong tục, tập
quán do cùng gắn bó với nền nơng nghiệp lúa nước, tương đồng
trình độ phát triển và trong nhiều giai đoạn lịch sử cùng tiếp
cận các nền văn hóa, tơn giáo hay sức ép ngoại xâm, ảnh hưởng
từ bên ngoài. Những điểm tương đồng này đã góp phần làm
1. Diversity and Natural Abundance in the Mekong Basin, Ibid.



18

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cho Tiểu vùng sông Mê Công trở thành một khu vực địa lý, văn
hóa, lịch sử có nhiều nét riêng biệt, giàu màu sắc và là một
trong những cơ sở để các nước trong tiểu vùng hiện nay mở
rộng và tăng cường quan hệ hợp tác tồn diện.
Từ trong lịch sử, dịng Mê Cơng được mơ tả huyền bí,
hoang dã, nhất là với góc nhìn của người bên ngồi, từ vị sứ giả
nhà Nguyên ở thế kỷ XIII Chu Đạt Quan cho tới các nhà thám
hiểm người Pháp thế kỷ XIX1. Sông Mê Cơng có yếu tố địa lý
thủy văn độc đáo, là điểm hội tụ, kết nối của tiểu vùng. Với
chiều dài hàng nghìn kilơmét cùng với hàng trăm chi lưu lớn
nhỏ, chảy qua 6 quốc gia, dịng sơng đã gắn kết các nước về mặt
địa lý và là một trong những mạng lưới giao thông đường thủy
huyết mạch của các cộng đồng dân cư khu vực từ thuở bình
minh của lịch sử. Sự giao lưu giữa các nhóm cư dân cổ (từ văn
hóa Hịa Bình) - cư trú trong thung lũng và hang động trên lãnh
thổ miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan… để chia sẻ tiến bộ kỹ
thuật, thuần hóa các lồi cây họ bầu bí và xu thế di cư từ vùng
cao xuống vùng thấp hơn đã xuất hiện ngay từ cuối kỷ
Pleistocene và đầu kỷ Holocene2.
Tiếp đó là sự phát triển của một loạt các di chỉ định cư,
nơng nghiệp, kim khí, đồ gốm và nhà nước,… gắn chặt với các
thung lũng sông và đồng bằng ven biển. Di tích Wat Phon, nơi
dựng nước của người Khmer, cách bờ sông Mê Công 5 km,
1. John Keay: Mad About The Mekong: Exploration And Empire In South East

Asia, Harper Collins Publishers, London, 2012; Chu Đạt Quan: Chân Lạp
phong thổ ký (Hà Văn Tấn dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006.
2. Kỷ Pleistocene cách ngày nay từ 2,58 triệu năm đến 11.700 năm. Kỷ
Holocene vào khoảng 11.700 năm trước và còn tiếp tục đến nay. Xem J.M.
Matthews: “A Review of the ‘Hoabinhian’ in Indo-China”, Asian Perspectives,
August 1966, pp. 86-95; Chester Gorman: “The Hoabinhian and After:
Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early
Recent Periods”, World Archaeology, No. 3, August 1971, pp. 300-320.


DẪN NHẬP

19

trong khi di chỉ kim khí nổi tiếng của Thái Lan là Ban Chieng,
Non Nok Tha thuộc thượng lưu sơng Chi (một chi lưu của sơng
Mê Cơng), cách dịng Mê Cơng 50 km, đối diện qua bờ sơng
chính là kinh đô Vientiane của Lào. Từ các trung tâm kim khí
trên vùng Vân Nam tới các điểm tụ cư và tập hợp quyền lực
như Luang Prabang, Wat Phou, Angkor, Phnom Penh, Óc Eo,
Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh,
Cao Lãnh,… đều gắn với dòng nước Mê Cơng.
Khi các vương quốc sơ kỳ hình thành và phát triển,
dịng Mê Cơng khơng chỉ tạo ra mơi trường sống trực tiếp của
một bộ phận lớn cư dân mà còn thúc đẩy hoạt động thương
mại, giao lưu, di cư, chiến tranh, các sứ đoàn ngoại giao và
truyền giáo, các đạo quân xâm lược và chinh phục đất đai.
Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, vương quốc Phù Nam trên vùng
hạ lưu Mê Công là “cường quốc” hàng đầu khu vực. Tranh
thủ luồng thương mại biển quốc tế đi qua vịnh Thái Lan 1 ,

Phù Nam kiểm soát vùng Nam Bộ, Việt Nam và một phần lưu
vực sông Chao Phraya (Thái Lan) với trung tâm kinh tế là
cảng thị Óc Eo 2.
Cách Phù Nam hơn 700 km về phía thượng nguồn là Wat
Phou (Champassak, Lào) đã ra đời vương quốc Chân Lạp - nhà
nước sơ kỳ đầu tiên của người Khmer. Sử sách của Trung Quốc
ghi chép rằng: Chân Lạp là một thuộc quốc của Phù Nam. Khảo
cổ học và lịch sử nghệ thuật phản ánh rõ ảnh hưởng tôn giáo,
1. Vũ Đức Liêm: “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”, Tia
Sáng, 2017; Vũ Đức Liêm: “Bằng chứng lịch sử cổ xưa của cư dân trên lãnh
thổ Việt Nam và Đông Nam Á trên Biển Đông”, 45 năm hải chiến Hoàng Sa,
Nxb. Đà Nẵng, 2020, tr. 123-44.
2. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và văn hóa, Nxb. Văn hóa
thơng tin, Hà Nội, 2005; James C.M. Khoo, ed.: The Art and Archaeology of
Funan: The Pre-Khmer Kingdom of the Lower Mekong Valley, Orchid Press,
Bangkok, 2003.


20

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SƠNG MÊ CƠNG...

chính trị, tư tưởng vương quyền, chữ viết của Phù Nam lên
vùng thượng nguồn Mê Công1.
Từ thế kỷ IX, vương quốc Angkor cùng với Pagan (Mianma)
trở thành hai thế lực hàng đầu ở vùng Đơng Nam Á lục địa.
Người Khmer dựa vào dịng Mê Công mở rộng ảnh hưởng lên
tới Luang Prabang. Cùng với quá trình này là hoạt động giao lưu
kinh tế, chính trị, tơn giáo, viễn chinh qn sự giữa các vương
quốc Champa, Đại Việt, Angkor, Dvaravati, Hariphunchai,…

Từ thế kỷ XIII, tồn bộ khu vực Mê Cơng từ Vân Nam tới
Angkor bị tác động sâu sắc bởi chiến tranh và di cư. Năm 1253,
quân Mông Cổ tấn công nước Đại Lý, thúc đẩy luồng di cư
mạnh mẽ của những người nói tiếng Thái tràn vào vùng Đông
Nam Á lục địa. Quân Mơng Cổ sau đó tấn cơng Đại Việt,
Champa, Pagan và cử sứ thần tới Angkor. Điều này góp phần
làm suy yếu các quyền lực chính trị cũ trên vùng lưu vực
Mê Cơng (như Pagan sụp đổ vào năm 1289,...). Đó là cơ sở để
người Thái thiết lập vương quốc và nhanh chóng trở thành thế
lực mới ở vùng lục địa. Người Thái di cư sang vùng Tây Bắc
Việt Nam, đi theo sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công,
sông Chao Phraya, mang theo kỹ thuật trồng lúa nước sử dụng
phân bón và làm thủy lợi, nhanh chóng khai phá các vùng
đất mới, xác lập bản mường, từ đó nhà nước ra đời. Đó là các
vương quốc Lanna, Sukhothai, Ayutthaya và Lan Xang mà dân
cư, quyền lực, văn hóa,… của họ gắn liền với các mạng lưới
kinh tế, chính trị, tôn giáo trên lưu vực Mê Công.
Lấy sự ra đời của vương quốc Lan Xang - tiền thân của
nước Lào làm ví dụ. Ra đời năm 1353, tên đầy đủ của vương
quốc Lan Xang là Lan Xang Hom Khao (Vương quốc triệu voi và
chiếc lọng trắng). Đây là vương quốc đầu tiên của người Lào
1. Xem Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến
ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015.


DẪN NHẬP

21

được thành lập trên vùng trung lưu sông Mê Công, tồn tại từ

giữa thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII. Những cư dân đầu tiên
cư trú trên lãnh thổ Lào ngày nay là người Lào Thơng. Họ là
chủ nhân của nền văn hóa đồ sắt có niên đại thế kỷ V trước
Công nguyên - thế kỷ V trên Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
Từ thế kỷ XIII, theo sau các cuộc tấn công của quân Mông Cổ,
một bộ phận cư dân nói tiếng Thái di cư vào vùng trung lưu
sông Mê Công. Họ bắt đầu định cư ở các thung lũng và đồng
bằng ven sông, phát triển nông nghiệp lúa nước. Những cư dân
mới này được biết đến là người Lào Lùm.
Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các xiềng
(liên minh bản làng) và mường, năm 1353, nước Lan Xang được
thành lập. Người lập quốc là Phraya Fa Ngum (1316-1393), một tù
trưởng người Lào. Thuở nhỏ, ơng lớn lên ở triều đình Campuchia,
được giáo dục bởi các nhà sư Phật giáo. Năm 16 tuổi, ông được
nhà vua Angkor gả con gái và giúp đỡ đạo quân một vạn người
để chinh phục các mường Lào. Fa Ngum tiến hành các chiến
dịch quân sự mở rộng đất đai trên một lãnh thổ mà ông tuyên
bố là đến Campuchia ở phía đơng nam, đến Sipsong Chu Thai
(nay là Tây Bắc Việt Nam) và Sipsong Panna (nay thuộc Vân Nam,
Trung Quốc) ở phía bắc, đến cao nguyên Khorat ở phía tây
(nay thuộc Thái Lan). Nhà vua mới cũng xác lập kinh đô mới ở
Luang Prabang.
Ảnh hưởng tôn giáo và chính trị từ vương quốc Angkor đóng
vai trị quan trọng đối với sự phát triển buổi đầu của Lan Xang.
Fa Ngum đã mời các nhà sư từ Campuchia tới truyền bá Phật giáo
và cố vấn chính trị. Văn hóa Phật giáo vì thế trở thành một trong
các cơ sở thống nhất quốc gia và đời sống xã hội của nước Lào.
Theo truyền thuyết, Fa Ngum chia vương quốc của mình
thành 7 mường. Tới thời cầm quyền của vua Setthathirath (1534-1571)
và Sourigna Vongsa (1637-1694), vương quốc Lan Xang bước vào

thời kỳ thịnh đạt, trở thành một trong các thế lực lớn ở vùng


22

VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SƠNG MÊ CƠNG...

Đơng Nam Á lục địa. Lan Xang mở rộng ảnh hưởng tới Lanna và
nhiều tiểu quốc Thái khác, trong khi duy trì quan hệ bình đẳng
với Đại Việt, Ayutthaya và tiến hành ba cuộc chiến tranh chống
lại quân xâm lược Miến Điện. Để tránh các cuộc tấn công của
Miến Điện, năm 1563, Setthathirath chuyển kinh đô về Vientiane,
biến nơi đây thành trung tâm kinh tế, chính trị, qn sự và tơn
giáo của vương quốc Lào. Ơng cũng thiết lập một chính quyền
nhà nước tập trung và tổ chức bộ máy quân sự chặt chẽ nhằm
phòng thủ đất nước. Nhà vua cũng đồng thời cho xây dựng nhiều
ngôi chùa như Wat Xieng Thong (ở Luang Prabang), Haw Phra Kaew,
Wat Ong Teu Mahawihan và Pha That Luang (Vientiane).
Dịng Mê Cơng cịn in dấu lên sự phát triển kinh tế, xã hội
đa dạng của Lào, bao gồm canh tác lúa nương, lúa nước, săn
bắn, đánh cá, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản,
vàng bạc, dệt vải. Tài liệu phương Tây cũng cho biết, người Lào
sử dụng nhiều loài động vật trong sản xuất, đặc biệt là trâu, bò
với số lượng lớn. Họ cũng trồng nhiều cây ăn quả và trồng lúa
trên những vùng đất đai màu mỡ. Các dịng sơng thì đầy ắp cá,
tơm mà khơng ở đâu có thể sánh được1. Dịng Mê Cơng cịn là
cơ sở giao lưu tơn giáo giữa người Lào, người Thái, người Miến,
người Khmer…, là cội nguồn văn học, tư tưởng và các tín ngưỡng
dân gian, là nơi tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới,…
Từ thế kỷ XV, xu thế tập quyền chính trị, mở rộng lãnh thổ

đã gia tăng nhanh chóng ở vùng Đơng Nam Á lục địa, trong đó
dịng Mê Cơng là trung tâm tranh chấp của các dự án địa chính trị và tham vọng đế chế. Ayutthaya là vương quốc Thái
thành lập ở trung lưu sông Chao Phraya vào năm 1350 bởi nhà vua
Ramathibodi. Vương quốc này tồn tại đến năm 1767, phát triển
thịnh vượng nhờ sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và
1. G.F. de Marini: A New and Interesting Description of the Lao Kingdom
(1642-1648), White Lotus Press, Bangkok, 1998.


DẪN NHẬP

23

thương mại biển. Đó là cơ sở để Ayutthaya nhanh chóng bành
trướng thế lực, tấn cơng Sukhothai ở phía bắc, kiểm sốt bán
đảo Malay ở phía nam, tranh giành ảnh hưởng với Lan Xang và
tổ chức nhiều cuộc tấn cơng xâm lược Angkor ở phía đơng.
Gần như trong giai đoạn 1350-1430, Ayutthaya và Angkor
ln trong tình trạng chiến tranh, cụ thể là các năm 1350-1353,
1372-1373, 1384-1385, 1388, 1393-1394, 1408, 1420-1421, 1431-14321.
Đồng thời khơng phải chỉ có Ayutthaya chủ động xâm lược mà
Angkor cũng ln trong tình trạng sẵn sàng đáp trả, tổ chức hệ
thống phòng thủ biên giới cũng như củng cố kinh đô Angkor.
Cuộc xâm lược đầu tiên do đích thân vua Ayutthaya
Ramathibodi chỉ huy, quân Thái bao vây Angkor một năm. Nhà
vua Khmer Lampong qua đời. Tình thế Angkor được mô tả là
khắp nơi chỉ nghe tiếng than khóc của dân chúng. Các tướng bị
chết trận hết người này đến người khác. Khi kinh đô tan vỡ,
triều đình và dân chúng Khmer bị bắt đưa về Ayutthaya cùng
với vàng bạc, châu báu và tượng thần.

Vào năm 1390, nhân lúc tình hình Ayutthaya biến động,
người Khmer tổ chức một cuộc xâm lược Jalapuri (Chon Buri) và
Chandapuri, song bị quân Thái đồn trú đánh bại. Đáp lại, vua
Ayutthaya là Ramesuan cử một đạo quân đánh chiếm Angkor.
Nhà vua Khmer cử 4 đạo quân chống giữ biên giới, nhưng do
một số hồng thân rút lui, nên người Thái nhanh chóng bao vây
Angkor và phải mất 6 tháng họ mới hạ được thành (1394).
Sau đó, người Khmer đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc
để xin nhà Minh bảo trợ. Năm 1405, một ông vua mới xuất hiện
với tước hiệu Samdach Chao Ponhea. Dưới triều đại này, Angkor
tiếp tục gánh chịu các cuộc tấn công của người Thái. Hệ quả đối
với người Khmer là rất nặng nề, gây tác động lớn tới nền kinh tế,
1. Lawrence Palmer Briggs: The Ancient Khmer Empire, Transactions of the
American Philosophical Society, Philadelphia, 1951, volume XLI, part I.


×