Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới lớp 7 - trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.05 KB, 39 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LẠNG GIANG
*@*

ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 7 - TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Người thực hiện: NGUYỄN VĂN HÀO
Đơn vị: TRƯỜNG THCS ĐẠI LÂM
Bắc Giang, tháng 5 năm 2008
1
MỤC LỤC Trang
PHẦN A – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 4
I . Lí do chọn đề tài. 4
II .Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
III.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6
1.Mục đích nghiên cứu. 6
2.Nhiệm vụ nghiên cứu 6
IV.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
1.Đối tượng nghiên cứu 6
2.Phạm vi nghiên cứu 6
V.Phương pháp nghiên cứu 7
PHẦN B: NỘI DUNG 8
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC, DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH
TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY.
I.Một số vấn đề lí luận dạy học 8
1.Khái niệm về quá trình dạy học 8
2.Bản chất của quá trình dạy học 8
II. Thực trạng quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 11
III. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập 14


1.Quan niệm về tính tích cực học tập 14
2.Những dấu hiệu về cấp độ biểu hiện tính tích cực học tập. 15
3.Ý nghĩa của vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 15
CHƯƠNG II. VAI TRÒ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ. HỆ THỐNG
KÊNH HÌNH SGK LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 7- THCS VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.
I. Vị trí, ý nghĩa của kênh hình sách giáo khoa , thực trạng sử dụng kênh hình sách
giáo khoa và phương pháp sử dụng kênh hình SGK trong dạy học lịch sử ở
trường phổ thông.
17
1. Vị trí , ý nghĩa của kênh hình SGK trong dạy học lịch sử. 17
2 Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS. 19
3. Phương pháp sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS . 19
4. Thực tiễn việc sử dụng kênh hình SGK trong dạy học lịch sử hiện nay ở
trường phổ thông. 21
II. Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới lớp 7 THCS. 22
III. Hệ thống kênh hình SGK lịch sử thế giới lớp 7- THCS và phương pháp sử
dụng nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử. 23
IV. Giáo án thực nghiệm. 47
2
Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở
Châu Âu. 47
PHẦNC: Kết luận chung 54
Tài liệu tham khảo. 56
PHẦN A: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử nói riêng đã được đề cập và đặt ra trong thực tiễn trong suốt nhiều năm

gần đây và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lí giáo
dục cũng như các giáo viên trực tiếp đứng lớp . Tất cả đều khẳng định phải đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
Nghị quyết TW VIII đã khẳng định: phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc
phục lối dạy một chiều từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện
hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện thời gian tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, suốt đời
của học sinh.
Trong luật giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam cũng đã qui định: Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động của học
sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp , từng môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện, vận dung kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm đem lại
niềm vui, hứng thú trong học tập cho học sinh.
Thực tiễn quan điểm đổi mới giáo dục nói trên, trong các nhà trường phổ
thông đã giấy lên một phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học đã diễn ra ,
kết quả đã có nhiều giờ dạy tốt, tiết học tốt đã góp phần nâng cao hiệu quả bài học.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát huy nâng cao hiệu
quả bài học lịch sử, phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đó là một trong
những vấn đề đòi hỏi các nhà giáo dục hiện nay cần thực hiện để đạt hiệu quả cao.
Vấn đề đặt ra là sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy tính tích
cực của học sinh trong dạy học lịch sử góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện
vấn đề này. Có người còn ngại sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa vì nó mất
thời gian, có người coi kênh hình trong sách giáo khoa là chỉ để minh hoạ, có
người lại quá coi trọng kênh hình trong sách giáo khoa xem nhẹ nội dung kiến
thức
3
Chính vì vậy mà để phát huy tính tích cực, chủ động trong việc tiếp thu kiến
thức lịch sử của học sinh, phát huy tính tích cực học tập của học sinh thì kênh hình
trong sách giáo khoa có một ý nghĩa rất quan trọng trong giảng dạy lịch sử. Kênh

hình sẽ giúp cho học sinh c ó được những biểu tượng lịch sử, qua đó hình thành
các khái niệm lịch sử trên cơ sở trực tiếp quan sát, khắc phục tình trạng, hiện đại
hoá lịch sử của học sinh. Qua hệ thống kênh hình sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc
bản chất của sự kiện lịch sử, hiểu sâu kiến thức lịch sử.
Chính vì những lí đó, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở
trường phổ thông. Để nâng cao hiệu quả bài học, phát huy tính tích cực của học
sinh trong học tập lịch sử, tôi đã lựa chọn đề tài "Sử dụng kênh hình trong sách
giáo khoa nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thế giới
lớp 7” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Qua đề tài này, tôi cũng mong muốn nó cũng trở thành nguồn tài liệu hữu
ích phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử thế giới lớp 7 của giáo viên lịch sử.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .
Đối với đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
lớp 7 nói riêng đã được nhiều nhà khoa học lịch sử và các giáo viên tham gia
nghiên cứu.Trong các giáo trình" Phương pháp dạy học lịch sử" do giáo sư Phan
Ngọc Liên, PGS Trịnh Đình Tùng, PGS Nguyễn Thị Côi đã dành một chương nói
về phương tiện trực quan, phương pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan, giáo
trình này là cơ sở lý luận định hướng cho tôi giải quyết.
Tuy nhiên các vấn đề trong giáo trình, tài liệu chỉ là những vấn đề chung
chung chưa được giải quyết cụ thể trong từng bài học. Trong tài liệu " phát huy
tính tích cực của học sinh " tài liệu BDTX chu kỳ1997-2000, các tác giả Phan
Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng đã đề cập đến trong cuốn " các chuyên đề phương
pháp dạy học lịch sử " các tác giả đã đề cập đến một số biện pháp sử dụng kênh
hình trong SGK. ngoài ra kênh hình còn được đề cập đến trong các luận văn , khoá
luận của sinh viên khoa lịch sử trường ĐHSP Hà Nội.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào đã giải quyết triệt để sử dụng kênh hình trong
dạy học lịch sử thế giới lớp 7 THCS. Đó chính là vấn đề mà tôi cần giải quyết và
đề cập trong đề tài này.
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích xây dựng các biện pháp sử dụng kênh
hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
2.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận về quá trình dạy học, bản chất của quá trình dạy học,
kênh hình trong SGK.
- Nghiên cứu lý luận về phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong
dạy học lịch sử, bản chất của quá trình dạy học sử dụng kênh hình trong SGK.
- Tìm hiểu thực tiễn việc sử dụng kênh hình trong SGK trong dạy học lịch sử
hiện nay.
4
- Xác định các biện pháp sư phạm, sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong sách giáo khoa lịch sử thế giới
lớp 7- THCS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận .
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.Đối tượng nghiên cứu.
- Quá trình dạy học lịch sử ở THCS
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Kênh hình trong SGK lịch sử thế giới lớp 7 THCS.
- Xác định các phương pháp dạy học kết hợp việc sử dụng kênh hình trong
SGK lịch sử hế giới lớp 7 THCS.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Đọc tài liệu.
- Nghiên cứu lý luận
- Điều tra thực tiễn tình hình dạy học lịch sử hiện nay ở THCS.
- Thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận.
5
PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC, DẠY HỌC PHÁT HUY TÍNH

TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC .
1. Khái niệm về qúa trình dạy học .
Theo quan niệm cổ truyền : quá trình dạy học là tập hợp những hành động
liên tiếp, thâm nhập vào nhau của giáo viên và của học sinh dưới sự hướng dẫn của
giáo viên, nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống những cơ sở khoa
học và trong quá trình đó, phát triển những năng lực nhận thức và năng lực hành
động , hình thành thế giới quan và nhân sinh quan . Như vậy quá trình dạy học
được hiểu là một tập hợp những hoạt động của thây và trò , dưới sự hướng dẫn
chủ đạo của giáo viên nhằm giúp trò phát huy được nhân cách và nhờ đó mà đạt tới
mục đích dạy học .
Theo quan niệm hiện nay, quá trình dạy học là một quá trình tương tác
( hợp tác) giữa thầy và trò , trong đó thầy chủ đạo nhờ các hoạt động tổ chức, lãnh
đạo, điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh , còn trò tự giác, tích cực, chủ
động thông qua việc tổ chức , tự điều chỉnh hoạt động nhận thức của bản thân
nhằm đạt tới mục đích dạy học. Khái niệm nêu trên về quá trình dạy học sẽ được
phân tích kỹ nhờ những cách tiếp cận mới để vạch rõ bản chất của khái niệm.
2. Bản chất của quá trình dạy học .
Sự hiểu biết của con người chỉ có thể trở nên sâu sắc và có hiệu quả khi sự
hiểu biết đó không chỉ dừng lại ở những dấu hiệu mang tính hình thức bên ngoài
của sự vật hiện tượng khiến ai cũng có thể cảm nhận được bằng trực giác, mà cái
khó hơn chính là nhận biết, phát hiện được thực chất bên trong những gì cấu thành
sự vật và hiện tượng đó, quy định sự tồn tại, phát triển và tiêu vong của chúng.
a. Những cơ cở để xác định bản chất của quá trình dạy học .
Để xác định bản chất của quá trình dạy học , cần căn cứ vào mối quan hệ
giữa hoạt động nhận thức của loài người với hoạt động học tập của học sinh và
mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động của học trong quá trình dạy học.
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, con người muốn
tồn tại và phát triển thì phài không ngừng nhận thức và cải tạo hiện thực khách

quan, không ngừng tích luỹ, hệ thống hoá, khái quát hoá kinh nghiệm, những tri
thức và truyền đạt lại cho các thế hệ kế tiếp.
Trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người và hoạt động dạy
học cho thế hệ trẻ trong đó hoạt động nhận thức của loài người đi trước theo con
đường vòng nhằm tìm tòi phát hiện những cái mới khách quan, còn hoạt động học
của học sinh cũng là quá trình nhận thức nhằm lĩnh hội những cái mới chủ quan
được diễn ra trong môi trường sư phạm, có sự hướng dẫn, có vai trò chủ đạo của
giáo viên.
6
- Khi xác định bản chất của quá trình dạy học cần xem xét mối quan hệ giữa
hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy và học phản ánh tính hai mặt của quá trình
dạy học, chúng thống nhất biện chứng với nhau. Thầy đóng vai trò chủ đạo, trò
tích cực, tự giác, chủ động lĩnh hội tri thức kỹ năng và tự làm phong phú vốn hiểu
biết của mình.
b. Những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học hiện nay.
- Hoạt động học tập của học sinh được tích cực hoá trên cơ sở nội dung dạy
học ngày càng hiện đại hoá.
- Thực tiễn quá trình dạy học đang tồn tại một mẫu khá phổ biến, một bên là
nội dung dạy học không ngừng đổi mới theo hướng hiện đại hoá, nội dung thì quá
tải- mà thời gian học tập thì quá hạn, phương pháp, phương tiện dạy học lại lạc
hậu, lỗi thời
- Trong quá trình dạy học hiện nay, học sinh có vốn sống và năng lực nhận
thức phát triển cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi.
Do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay , được sống trong môi trường
tri thức ngày càng phong phú học sinh thường xuyên được tiếp xúc với nhiều
nguồn thông tin rất đa dạng.
So với trẻ cùng độ tuổi ở các thế hệ trước, học sinh ngày nay có năng lực
nhận thức và vốn sống phát triển hơn, thông minh hơn, năng động hơn
Vì vậy hoạt động dạy học phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển năng lực và
phẩm chất trí tuệ, tạo nên sự biến đổi về chất trong hoạt động nhận thức.

- Trong quá trình học tập , học sinh có xu hướng vượt ra khỏi nội dung tri
thức , kỹ năng do chương trình đã qui định.
Nhìn chung đa số học sinh không thoả mãn với nội dung những gì các em
được học trong chương trình, các em luôn nhạy cảm với cái mới , muốn học thêm,
tự tìm tòi, phát hiện cái mới muốn liên hệ lí luận với thực tiễn, muốn phát hiện và
giải quyết vấn đề bằng nhiều con đường, cách thức, phương án khác nhau, muốn
được học thêm những môn tự chọn, tuỳ chọn
- Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất và
các phương tiện kỹ thuật dạy học ngày càng hiện đại.
Cùng với sự đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính
tích cực học tập của học sinh, các nhà trường hiện nay cũng đã được trang bị khá
đầy đủ các phương tiện dạy học, nhờ vậy mà gây hứng thú cho học tập cho học
sinh, giúp họ lĩnh hội nhanh dễ dàng hơn những tri thức và vận dung linh hoạt sáng
tạo tri thức đó vào thực tiễn cuộc sống.
Từ sự phân tích các cơ sở trên, chúng ta nhận thấy, hoạt động học tập của học
sinh được tiến hành trong những điều kiện sư phạm nhất định có sự tổ chức , điều
khiển, hướng dẫn cụ thể của giáo viên thông qua việc lựa chọn nội dung, việc vận
dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học .
Quá trình nhận thức của học sinh trong học tập không phải diễn ra theo đường
vòng, những thử nghiệm sai lầm, những thất bại tất yếu thường xảy ra như trong
nhận thức khoa học
7
Vậy quá trình dạy học , về bản chất là quá trình nhận thức đặc biệt của học
sinh do giáo viên tổ chức, điều khiển nhằm chiếm lĩnh nội dung học vấn phổ thông
. Nói cách khác, dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới vai trò
chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ dạy học.
II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN
NAY.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới, coi
giáo dục là quốc sách hàng đầu thì vai trò, vị trí của bộ môn lịch sử ở trường phổ

thông đã không ngừng được củng cố và nâng cao .
Thực tế kết quả việc dạy và học môn lịch sử đã thể hiện rõ việc hoàn thành
nhiệm vụ của môn ở những điểm cơ bản sau.
Đã góp phần xứng đáng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện đức
dục , trí dục, thể dục và mĩ dục. Đặc biệt với lợi thế bộ môn đã góp phần quan
trọng trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Bộ
môn lịch sử đã góp phần xứng đáng trong việc xây dựng những con người và thế
hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng cao quý của Đảng. Đó là lớp người có đạo đức
trong sáng, có ý trí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là lớp người hiểu
rõ cội nguồn dân tộc, hiểu rõ công lao của tổ tiên , của các vị anh hùng , liệt sĩ đã
dũng cảm , thông minh sáng tạo xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua các thời đại lịch
sử nên họ có đủ cơ sở để hiểu tại sao phải biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn
hoá của dân tộc. Đó là lớp người có năng lực làm chủ tri thức khoa học, xứng đáng
là người kế thừa sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của dân tộc.
Chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử không ngừng được nâng cao . Qua các
hội thi số giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng
nâng cao . Chất lượng bài làm của học sinh qua các kỳ thi tốt nghiệp THCS, THPT
và các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia ngày càng xuất hiện nhiều học sinh đạt điểm
khá, giỏi.
Do kết quả giáo dục về nhiều mặt của bộ môn, đã không ngừng củng cố và
nâng cao địa vị bộ môn . Môn lịch sử ngày càng chứng tỏ rằng nó không thể thiếu
được trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị , đạo đức, tác phong trong việc hình
thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Yêu thích bộ môn lịch sử là xu hướng lành mạnh
đang thu hút ngày càng nhiều học sinh ở các trường phổ thông hiện nay.
Có được các thành tích trên là do các nguyên nhân cơ bản sau:
+ Được Đảng, nhà nước, các cấp quả lí giáo dục và nhân dân quan tâm ,
đánh giá cao vai trò tác dụng của bộ môn lịch sử , trong việc giáo dục toàn diện thế
hệ trẻ. Nghị quyết TW II của BCHTW khoá VIII đã chỉ rõ: " Coi trọng hơn nữa
các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là Tiếng việt , lịch sử dân tộc, địa lí và
văn hoá Việt Nam.

+ Nhận thức được vai trò, vị trí của bộ môn Lịch sử trong sự nghiệp giáo
dục , bản thân người giáo viên Lịch sử đã không ngừng tự học, tự đào tạo về
chuyên môn nghiệp vụ, đến nay hầu hết đã chuẩn hoá , một số còn vươn lên trình
độ cao hơn để đáp ứng nghiệp vụ , yêu cầu ngày càng cao của bộ môn . Địa vị của
8
người giáo viên Lịch sử trong trường phổ thông ngày càng có uy tín, được xã hội
và học sinh tôn vinh.
+ Bản thân học sinh ngày càng nhận thấy vai trò tác dụng của bộ môn trong
việc học tập , rèn luyện để trở thành con người có đủ năng lực và phẩm chất cần
thiết để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới và hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ của bộ môn đã nêu trên chúng ta phải thừa
nhận rằng kết quả đó còn thấp so với yêu cầu ngày càng cao của xã hội , nhất là
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Do điều kiện khách quan và chủ quan chất lượng bộ môn lịch sử còn có
những biểu hiện giảm sút, thể hiện ở những điểm sau :
+ Không nhớ các sự kiện lịch sử hoặc nếu có nhớ thì không chính xác là
hiện tượng không chỉ ở một số ít học sinh. Theo dõi cuộc thi: Đường lên đỉnh
OlimPia, đa số học sinh trả lời không đúng . Là một giáo viên lịch sử, chúng ta
không khỏi đau lòng khi biết kết quả của một cuộc thăm dò, không ít học sinh rất
khó khăn trong việc nhớ lịch sử dân tộc , nhưng lại rất nhạy bén trong việc nhớ
tiểu sử, tính cách, thành tích của một vận động viên , một ca sĩ mà các em yêu
thích.
+ Cho đến nay, đa số học sinh vẫn còn quan niệm rằng học sử chỉ cần học
thuộc lòng, nên đã dẫn tới hậu quả đáng buồn. Khả năng phân tích, so sánh, tổng
hợp và khả năng tìm hiểu nguyên nhân , bản chất của sự kiện , hiện tượng lịch
sử khả năng xâu chuỗi các sự kiện lịch sử để tìm ra nét truyền thống, những bài
học còn bị hạn chế rất nhiều , do đó làm hạn chế hiệu quả giảng dạy và học tập của
bộ môn .
+ Sự biết và hiểu lịch sử của học chủ yếu là lịch sử đấu tranh bảo vệ tổ
quốc , phần biết về lịch sử văn hoá , phong tục tập quán , lối sống của dân tộc qua

các kỳ thi lịch sử quả là còn hạn chế rất nhiều .
Có tình trạng nêu trên là do các nguyện nhân sau đây:
* Nguyên nhân khách quan .
- Cấu trúc của chương trình nhiều chỗ còn chưa hợp lí . Nhiều bài còn quá
nặng kiến thức trong khi đó số tiết lại cắt giảm , nhất là chương trình lịch sử lớp 9 ,
một số bài còn quá dài ví dụ như các bài: 11; 27; 28; 29 do vậy trong quá trình
soạn giảng và học tập buộc giáo viên bù đầu vào nói sao cho đủ những kiến thức
trong SGK , chứ không có thời gian để phân tích, để hướng dẫn học sinh cách nhận
thức , còn học sinh chỉ lo học thuộc lòng số lượng kiến thức của một tiết học nên
cũng không còn thời gian để suy ngẫm để đưa ra câu hỏi tại sao? thế nào? để cảm
nhận lịch sử được nữa.
- Việc sử dụng kênh hình đôi khi còn chưa phù hợp . Có giáo viên còn ngại
sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa vì phần chưa hiểu rõ bản chất, nội dung
của kênh hình, phần còn sợ mất thời gian , một phần nghĩ không cần thiết mà chỉ
để minh hoạ , nên nó góp phần làm giảm chất lượng giảng dạy.
* Bên cạnh đó hệ thống kênh hình hiện nay không có màu vì vậy sẽ rất khó
khăn cho việc mô tả, kiểm tra nhận thức của học sinh.
9
- Cơ sở vật chất và thiết bị cho việc dạy học bộ môn còn thiếu rất nhiều , các
tài liệu tham khảo, tranh ảnh, tạp chí ở thư viện nhà trường về lịch sử hầu như rất ít
- Chưa tận dụng được các hình thức dạy học khác như tổ chức thăm quan di
tích lịch sử , di tích cách mạng , các hình thức ngoại khoá , hội thảo Do đó quá
trình dạy học trở nên đơn điệu không phát huy được hết vai trò và tác dụng của bộ
môn .
- Một số địa phương còn thiếu giáo viên bộ môn chính ban , một số trường còn
bố trí giáo viên bộ môn văn, địa sang dạy lịch sử. Hậu quả là việc dạy bộ môn
lịch sử bị xem thường , kết quả học tập còn bị hạn chế.
* Nguyên nhân chủ quan
- Khả năng chuyên môn nghiệp vụ của một số giáo viên bị sói mòn, một số
chưa có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ .

- Kết quả học tập của học sinh bị hạn chế nhiều mặt:
Kỹ năng học tập bộ môn không được rèn luyện việc việc ghi nhớ đơn thuần
về các sự kiện , hiện tượng lịch sử của học sinh tỏ ra không ổn, hiện tượng ghi nhớ
không chính xác, nhầm lẫn sự kiện này với sự kiện kia và nhớ không nhiều
- Một số giáo viên còn dạy chay, nên nó làm tăng thêm sự hạn chế trong việc
nhận thức lịch sử của học sinh.
III. TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Quan niệm về tính tích cực học tập.
Chủ nghĩa duy vật kịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con
người trong đời sống . Khác với động vật, con người không chỉ tiếp thu những gì
sẵn có trong tự nhiên mà còn chủ động cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xá hội,
sáng tạo ra nền văn hoá ở mỗi thời đại.
Hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ
yếu của giáo dục nhằm tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần
phất triển cộng đồng , có thể xem tính tích cực như là một điều kiện, là kết quả của
sự phát triển nhân cách trẻ trong quá trình giáo dục.
Tính tích cực của con người biểu hiện trong hoạt động khác nhau : lao động,
học tập, TDTT, vui trơi giải trí, các hoạt động xã hội.
Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều
mặt trong hoạt động học tập (L.V. Relrôra). Học tập là một trường hợp riêng của
sự nhận thức , một sự nhận thức đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện
dưới sự chỉ đạo của giáo viên (P.V. Grđơnier). Vì vậy nói tới tính tích cực học tập,
thực chất là nói tới tính tích cực của nhận thức.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh tập
trung ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững
kiến thức . Khi nắm vững kiến thức, học sinh sẽ thông hiểu và ghi nhớ những gì đã
trải qua trong nhận thưc tích cực của mình, trong đó các em đã phải có cố gắng trí
tuệ.
2. Những dấu hiệu và cấp độ biểu hiện tích cực học tập.
10

Theo G.I.Sukina có thể nêu ra những dấu hiệu của tính tích cực học tập như
sau:
- Học sinh khao khát, tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ
sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu
ra.
- Học sinh hay nêu thắc mắc , đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo
viên trình bày chưa rõ.
- Học sinh chủ động vận dung linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã học để
nhận thức các vấn đề mới.
- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới
lấy từ những nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
Ngoài những biểu hiện nói trên mà giáo viên dễ nhận thấy còn có những biểu
hiện về mặt xúc cảm, khó nhận thấy hơn, như thờ ơ hay hào hứng , phớt lờ hay
ngạc nhiên , hoan hỉ hay buồn chán trước một nội dung nào đó của bài học hoặc
khi tìm ra lời giải thích hay cho một bài tập khó .
3. ý nghĩa của vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước ta chuyển từ chế độ tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước.
Học sinh và cha mẹ học sinh đã dần thích ứng với quan niệm học để có công
ăn việc làm , chấp nhận làm việc trong cả khu vực kinh tế tập thể và tư nhân chứ
không chỉ tập chung vào khu vực nhà nước như trước kia.
Trên con đường thích ứng với cơ chế thị trường chắc chắn trong thanh niên
sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ. Nếu như trước đây còn có tư tưởng ỉ lại ,
không cần học giỏi , học tốt miễn là có công ăn việc làm thu nhập cao là được, thì
hiện nay học sinh, thanh niên sẽ phải chuyển biến mạnh mẽ về động cơ, mục đích
học tập, thái độ học tập của mình. Thay cho mục đích trước kia là học để trở thành
cán bộ nhà nước , có việc làm ổn định suốt đời sẽ là học để chuẩn bị cho cuộc sống
có việc làm ngày càng tốt hơn . Thay cho tâm lí ỉ lại sẽ là sự tháo vát tự xoay sở ,
sự năng động tự tạo việc làm. Cùng với những điều chỉnh trong xã hội về sử dụng

lao động , tiền lương , đãi ngộ, khắc phục tiêu cực ô dù, móc ngoặc thanh niên
sẽ có ý thức được rằng học giỏi trong nhà trường hứa hẹn thành đạt trong cuộc đời,
phấn đấu trong học tập để có trình độ thực lực là con đường tốt nhất để mỗi thanh
niên đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình. Với một tâm lí như
vậy họ sẽ chủ động lao vào học tập không biết mệt mỏi. Một đối tượng như vậy sẽ
đòi hỏi nhà trường phải thay đổi nhiều về nội dung phương pháp giáo dục để có
những sản phẩm đào tạo với chất lượng ngày càng cao hơn, cung cấp cho thị
trường lao động.
11
CHƯƠNG II.
VAI TRÒ KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ . HỆ THỐNG KÊNH
HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 7- THCS VÀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.
I. VỊ TRÍ, Ý NGHĨA CỦA KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA, THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG.
1. Vị trí ý nghĩa của kênh hình sách giáo khoa trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ thực tế đổi mới giáo dục hiện nay, SGK lịch sử THCS được biên
soạn có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. SGK lịch sử không chỉ là tài
liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp và ở nhà của học sinh .
Đó là, học sinh không phải học thuộc lòng SGK mà cần tìm tòi nghiên cứu những
sự kiện có trong sách giáo khoa dưới sự tổ chức, giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
Từ đó , các em hình thành cho mình những hiểu biết mới về lịch sử . Do đó những
thông tin trong SGK một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đề để học sinh suy
nghĩ , mặt khác kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học
sinh thực hiện các hoạt động học tập khác nhau trong đó đặc biệt là sự giảm tải
25% số lượng kênh chữ tăng đáng kể số lượng kênh hình.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ minh hoạ , làm cơ sở cho việc tạo
biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Bên

cạnh đó, một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để ngỏ, chưa
viết hết, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ…. Sẽ
tìm tòi, khám phá những kiến thức cần thiết liên quan đến nội dung bài học mà tác
giả sách giáo khoa muốn chuyển tải đến học sinh.
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại : bản đồ, sơ đồ, hình
vẽ, tranh ảnh lịch sử. Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Song tựu trung
lại, có thể sử dụng trong bài kiến thức mới , củng cố kiến thức đã học, ra bài tập về
nhà và trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Riêng đối với hình vẽ,
tranh ảnh lịch sử lại có hai dạng: dùng để minh hoạ cho kênh chữ hoặc với tư cách
là nguồn cung cấp thông tin, kiến thức cho người học.
Do đặc điểm của học tập lịch sử là không trực tiếp quan sát các sự kiện nên vì
vậy đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình trong sách giáo khoa nói riêng có
vai trò ý nghĩa rất quan trọng.
12
Trong dạy học lịch sử, phương pháp sử dụng kênh hình góp phần quan trọng
tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hoá các sự kiện và khắc phục được tình trạng”
hiện đại hoá” lịch sử của học sinh .
Kênh hình là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, hình thành
khái niệm lịch sử, nắm vững của sự phát triển của xã hội .
Kênh hình trong sách giáo khoa còn có vai tro to lớn trong việc giúp học sinh
nhớ kỹ , hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại
đặc biệt vững trắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng
trực quan.
Cùng với góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm, kênh hình còn
góp phần vào việc phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ
của học sinh.
Nhìn vào kênh hình học sinh sẽ hình dung ra được quá khứ lịch sử được phản
ánh, minh hoạ như thế nào . Học sinh suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói
chính xác có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Kênh hình còn góp phần to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, cảm

xúc thẩm mĩ trong học sinh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình góp
phần to lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử gây hứng thú học tập cho học
sinh, nó là chiếc cầu nối giưã quá khứ và hiện tại.
Do vậy khi sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử đòi hỏi giáo viên
khi sử dụng phải linh hoạt, sáng tạo . Vì vậy giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và
nhất là phải có phương pháp phù hợp với từng loại kênh hình sao cho phù hợp với
từng kiểu bài khi lên lớp .
2. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử ở THCS gồm các loại sau:
a.Bản đồ lịch sử.
- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không
gian xác định Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích
các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát
triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố ghi nhớ những kiến thức đã học.
-Về hình thức bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện tự nhiên
mà cần có nhiều ký hiệu, biên giới, quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, vùng
kinh tế, địa điểm, minh hoạ trên bản đồ phải đẹp chính xác, rõ ràng.
Về nội dung: bản đồ chia làm hai loại chính:
+Bản đồ tổng hợp
+ Bản đồ minh hoạ
b. Sơ đồ lịch sử.
Sơ đồ nhằm cụ thể hoá nội dung, sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn
tả tổ chức một cơ cấu xã hội một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện
lịch sử. Ví dụ như sơ đồ: “ Bộ máy công xã Pari 1871 “
c. Hình vẽ lịch sử.
13
Hình vẽ có giá trị như một tư liệu lịch sử, cung cấp hiểu biết về tư liệu lịch sử
d. Tranh ảnh lịch sử
Tranh ảnh lịch sử lấy chủ đề về lịch sử như chân dung các nhân vật lịch sử,

quang cảnh lịch sử nhằm tạo biểu tượng, khôi phục lại hình ảnh con người, đồ vật,
biến cố, sự kiện một cách cụ thể, sinh động và khá sát thực .
3. Phương pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử nhàm phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
* Phương pháp sử dụng bản đồ, sơ đồ lịch sử.
Bản đồ, sơ đồ lịch sử là những kênh hình không thể thiếu được trong dạy
học lịch sử. Nhờ có bản đồ, sơ đồ mà học sinh có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh
địa lí, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Vì vậy khi giảng bài, giáo viên có thể không
trình bày tất cả nội dung trong sách giáo khoa mà lên hướng dẫn học sinh nhận biết
các sự kiện qua việc quan sát bản đồ. Giáo viên có thể đặt ra câu hỏi cho học sinh,
những câu hỏi mà chỉ có thể đọc được bản đồ mới trả lời được.
Như vậy bản đồ, sơ đồ giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn về không gian,
hoàn cảnh địa lí xẩy ra sự kiện, ghi nhớ địa danh gắn liền với những đặc điểm điều
kiện tự nhiên, cụ thể hoá sự kiện lịch sử. Bản đồ còn góp phần phát triển óc quan
sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cũng như tính tích cực hoạt động của học
sinh. Nhìn vào bất cứ bản đồ lịch sử nào học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán,
hình dung những hiện tượng lịch sử được phản ánh , suy nghĩ và diễn đạt bằng lời
nói chính xác, rõ ràng, cụ thể những hiện tượng lịch sử đã qua.
*Phương pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ lịch sử.
Tranh ảnh, hình vẽ lịch sử có ý nghĩa to lớn là nguồn kiến thức lịch sử, có
tính giáo dục tính cách, phát triển tư duy học sinh. Sử dụng tốt loại kênh hình này
sẽ phát huy được tính tích cực học tập của học sinh tạo ra sự hứng thú trong quá
trình nhận thức. Vì vậy khi sử dụng kênh hình tranh ảnh, hình vẽ giáo viên cho học
sinh quan sát tranh ảnh, hình vẽ tương ứng với nội dung kiến thức có liên quan và
đồng thời nên sử dụng câu hỏi miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu hiện
trong đó. Tuy nhiên cũng cần dành thời gian để học sinh quan sát tranh ảnh, hình
vẽ và động viên các em nói lên những suy nghĩ, nhận thức của mình , qua quan sát
tranh ảnh qua đó giáo viên uốn nắn, hướng dẫn học sinh nhận thức. Trong những
điều kiện có thể gợi ý, tạo ra các cuộc thảo luận, tranh luận của các em khi quan
sát một bức tranh hay hình vẽ nào đó.

Đối với các tranh ảnh về nhân vật lịch sử chúng ta cần hướng cho học sinh
khi quan sát và tạo nên các biểu tượng về nhân vật. Giúp các em không chỉ ở việc
miêu tả bề ngoài ( áo quần, hình dáng…) mà cần chú ý phân tích nội dung, tính
cách, hành vi, vai trò của nhân vật đó. Sử dụng chân dung phải nhằm mục đích
giáo dưỡng, giáo dục. Đối với các nhân vật chính diện cần khơi dậy ở các em lòng
kính trọng, cảm phục, biết ơn với những cống hiến cũng như tài trí của họ.
Đối với nhân vật phản diện hướng cho học sinh nhận xét những biểu hiện của
tính gian ác, tham lam, xảo quyệt của nhân vật ấy, không nên để học sinh bị thu
hút về hình thức của nhân vật mà quên đó là nhân vật phản diện.
14
Trong khi sử dụng chân dung, giáo viên phải phân tích, giải thích, hướng dẫn
cho học sinh không những hiểu được vai trò của nhân vật trong lịch sử, qua đó các
em tự đánh giá được nhân vật đó.
4. Thực tiễn việc sử dụng kênh hình SGK trong dạy học lịch sử hiện nay ở
trường phổ thông.
Để dạy học lịch sử ở trường phổ thông đạt hiệu quả cao, đã có nhiều ý kiến về
vấn đề này. Có ý kiến cho rằng chỉ cần sử dụng tốt sách giáo khoa khi cả giáo viên
và học sinh đều hiểu sâu sắc nội dung của bài (kênh chữ ) cũng như tranh ảnh, biểu
đồ, sơ đồ (kênh hình ) của SGK , ý kiến này đã được hầu hết các nhà nghiên cứu
và giáo viên thống nhất.
Song tuy nhiên thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay đã có
nhiều vấn đề cần chú ý. Tuy vậy để đảm bảo hiệu quả giờ học lịch sử ở trường phổ
thông, vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa rất to lớn góp phần
nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
Trong sách giáo khoa đổi mới hiện nay, hệ thống kênh hình đã tăng hơn rất
nhiều so với sách giáo khoa cũ.
Tuy nhiên hiện nay thực trạng sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử
của giáo viên còn nhiều vấn đề cần chú ý.
Có nhiều giáo viên nhận thấy vai trò ý nghĩa của kênh hình và vận dụng vào
bài giảng đạt hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.

Đã không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ, nội dung , ý nghĩa của kênh hình
trong sách giáo khoa nên chưa vận dụng đúng đắn vầo trong bài giảng, hiệu quả
bài giảng chưa cao.
Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị ý nghĩa của kênh hình nhưng lại
ngại sử dụng, sợ mất thời gian hoặc sử dụng mang tính hình thức, minh hoạ cho
bài giảng.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP 7 THCS.
- Phần lịch sử thế giới lớp 7 THCS bao gồm 7 bài, được phân phối làm 10 tiết
trong đó có 1 tiết làm bài tập.
Nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 7 là giúp các em nắm được
những nét rất khái quát về lịch sử thế giới trung đại
+ Ở bài 1 : học sinh nắm được sự tan dã của xã hội chiếm hữu nô lệ và sự
hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu . Là quy luật tất yếu của xã hội và bên
cạnh đó là những nét về sự phát triển của xã hội phong kiến với đặc điểm nổi bật
về xã hội phong kiến ở Châu Âu.
+ Ở bài 2: Học sinh nắm được cùng với sự phát triển của nền kinh tế Châu âu
thời phong kiến nó đã xuất hiện mầm mống của nền kinh tế tư bản và nhu cầu về
thị trường, nguyên liệu cho nền sản xuất của Châu âu.
+ Ở bài 3: các em nắm được với sự ra đời của phương thức TBCN nó đã dẫn
tới cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã kìm hãm sự
phát triển của họ.
15
+ Ở bài 4: Học sinh nắm được những nét rất khái quát về sự ra đời , phát triển
của xã hội phong kiến ở Trung quốc và những thành tựu văn hoá, khoa học kỹ
thuật của người Trung quốc thời trung đại và ảnh hưởng của văn hoá Trung quốc
đối với thế giới và khu vực.
+ Bài 5: Học sinh nắm được những nét khái quát về lịch sử phong kiến ấn độ
và nền văn hoá của nhân dân Ấn độ cũng như ảnh hưởng của văn há Ấn độ đối với
thế giới và khu vực.
+ Bài 6: Học sinh nắm được những nét khái quát về sự ra đời, phát triển của

các quốc gia phong kiến, ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là hai quốc gia Lào và
Campu chia gần biên giới nước ta.
+ Bài 7 : Qua nội dung bài 7 , học sinh nhận thấy được những nét rất khái
quát về xã hội phong kiến, về sự hình thành, phát triển, cơ sở kinh tế, xã hội , nhà
nước để thấy được những nét đặc trưng của hai nền văn hoá Đông- Tây có những
gì khác và giống trong thời kỳ trung đại.
III. HỆ THỐNG KÊNH HÌNH SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ THẾ GIỚI 7 VÀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ.
Hình 1: Lâu đài và thành quách của lãnh chúa.
1.Mục đích sử dụng
Đây là bức ảnh dạy mục 2 – lãnh địa phong kiến ở bài 1.
2.Phương pháp sử dụng
Sau khi cho học sinh quan sát ảnh, giáo viên sẽ hướng cho các em vừa quan
sát toàn bộ bức ảnh và sau đó gợi ý một số câu hỏi để giúp các em nhận thấy được
cuộc sống xa hoa, hào nhoáng của các lãnh chúa phong kiến sống xung xướng
trong các lãnh địa của mình. Với những câu hỏi sau:
+ Quy mô của lãnh địa phong kiến như thế nào?
+ Theo em, những ai được sống trong các lãnh địa này?
+ Lãnh địa được xây dựng ở địa hình như thế nào?
+ Những bức tường thành và tháp canh được xây dựng để làm gì?
Sau khi hướng dẫn học sinh tập trung chú ý, vào bức ảnh, giáo viên có thể
tiến hành miêu tả theo nội dung sau:
Sau thế kỷ thứ V, khi chế độ phong kiến ở Tây Âu đã hình thành và phát triển
thì những lâu đài như thế đã xuất hiện ngày càng nhiều. Mỗi lãnh chúa có một
hoặc nhiều lãnh địa để ở, tập trung dải rác ở mỗi nơi .
Lãnh địa là khu vực đất đai khá rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt,
đồng cỏ, rừng núi, ao hồ, sông, đầm lầy….Bên trong lãnh địa có lâu đài của quý
tộc, có nhà thờ và thôn xóm của dân- những ngôi nhà tạm bợ, lụp xụp, liêu xiêu.
Lâu đài thường nằm ở trung tâm lãnh địa, được xây dựng trên mỏm đá cao, trông

xa như “ tổ chim diều hâu trên đỉnh núi” . Tất cả các lâu đài có hào sâu và nhiều
lớp thành đá dày, cao bao bọc. Muốn vào lâu đài phải qua cầu bằng gỗ trên treo
dây xích gang nặng trịch, bắc qua hào sâu, vì vậy nên người ta gọi đó là “ pháo đài
bất khả xâm phạm “.
16
Trong lâu đài có phòng ở của lãnh chúa và gia đình, phòng tiếp khách và
phòng ở của người tuỳ tùng. Lãnh chũa được coi là những ông vua con, không bao
giừo phải lao động. Công việc chính của họ là luyện tập cung tên, luyện kiếm, cưỡi
ngựa đi săn và tổ chức yến tiệc thâu đêm, nói chung là họ sống rất sa hoa, phần
nhiều trong số họ không biết chữ.
-Sau khi miêu tả xong GV đặt câu hỏi: em có nhận xét gì về đời sống của lãnh
chúa và nông nô trong lãnh địa? Từ đó học sinh có đựoc biểu tượng cụ thể sinh
động về hai bức tranh sinh động đối lập của hai giai cấp trong xã hội phong kiến
Châu Âu . Từ đó hình thành hai khái niệm” lãnh chúa phong kiến “ và “ lãnh địa
phong kiến “
+ Hình 2: Hội chợ ở Đức
1. Mục đích sử dụng:
Đây là bức tranh vẽ, bức tranh này dùng để dạy ở mục 3- Sự xuất hiện các
thành thị trung đại ở bài 1.
2. Phương pháp sử dụng:
GV yêu cầu học sinh quan sát bức tranh và đặt các câu hỏi sau:
+ Nhìn vào bức tranh, em thấy quang cảnh họp chợ như thế nào?
+ Số lượng người tham gia hội chợ ?
+ Các mặt hàng trao đổi gồm những gì?
Sau đó giáo viên miêu tả khái quát có phân tích theo nội dung sau:
Vào cuối thế kỷ XI trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu, thành thị đã bắt
đầu xuất hiện. Thành thị xuất hiện là dấu hiệu của văn minh, là sự đối lập với sự
phát triển của xã hội Châu Âu và góp phần phá vỡ nền kinh tế đóng kín.
Khác với các thành phố phương Tây ngày nay, các thành thị Châu Âu thời
trung đại đều được xây thành bao quanh, trên có lỗ châu mai, chòi canh và ô cửa

nhỏ, phía ngoài tường có hào sâu, phải qua cầu treo mới vào được thành. Cổng
thành có vệ binh canh giữ xuốt ngày đêm để tránh sự cướp phá của các lãnh chúa
phong kiến.
Một bãi đất trống nằm ở trung tâm thành phố được chọn làm nơi họp chợ .
Xung quanh nhà là toà nhà trụ sở hội đồng thành phố, các của hiệu, quầy hàng.
Chợ trở thành nơi náo nhiệt nhất thành phố, mỗi tuần họp từ 1 đến 2 lần kéo dài
suốt ngày.
Người đến chợ chủ yếu là lái buôn, thợ, thương nhân. Họ mang theo tiền,
hàng ra chợ để mua bán, hàng từ khắp nơi mang đến, trong nước, ngoài nước cũng
có.Sự náo nhiệt của các buổi họp chợ làm cho hoạt động sinh hoạt văn hoá ở thành
thị sôi nổi hẳn lên. Có người ví thành thị trung đại Châu Âu như: “ những bông
hoa rực rỡ xuất hiện trên vũng bùn đen tối của xã hội phong kiến bấy giờ “ Như
vậy nếu như các lãnh địa phong kiến đống kín thì thành thị trung đại đã giúp hàng
hoá lưu thông, trao đổi buôn bán mở rộng. Đó là tiền đề cho sự ra đời của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa sau này.
17
Sau khi miêu tả giáo viên đặt câu hỏi: so với kinh tế lãnh địa , thành thị có vai
trò quan trọng như thế nào đối với kinh tế, đời sống xã hội thời phong kiến.?
Hình 3: Tàu Caraven .
1.Mục đích sử dụng:
Hình này được dạy ở mục 1 bài 2- những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
Đây là bức ảnh chụp loạt tàu vượt đại dương trong các cuộc phát kiến địa lí
thời trung đại có tên gọi là tàu Caraven.
2.Phương pháp sử dụng:
GV hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức ảnh, chú ý vào một số bộ phận
chủ yếu của con tàu như: thân tàu, cột buồm, cánh buồm, hình dáng con tàu.
Sau đó giáo viên tiến hành miêu tả khái quát có phân tích theo nội dung sau:
Vào thế kỷ XV, ở Tây Âu đã có đủ điều kiện chín muồi cho những cuộc phát
kiến địa lí được thực hiện, mà trước hết là những thành tựu về khoa học kỹ thuật
đặc biệt là kỹ thuật hàng hải và đóng tàu thuyền. Hồi đó, những xưởng đóng tàu đã

đóng được những con tàu dài và đẹp hơn kiểu tàu Địa Trung Hải trước đây, thích
hợp với những sóng gió của đại dương lớn. Được gọi là tàu Caraven tàu vượt đại
dương đầu tiên trong lịch sử nhân loại, được người Bồ Đào Nha chế tạo vào năm
1640.
Đây là loại tàu có bánh lái, được lắp ba cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu
hình vuông hoặc hình tam giác màu trắng. Trên boong tàu thường đặt những khẩu
đại bác có lòng chia rẽ để thuỷ thủ trên tàu sử dụng khi có cướp biển. Phía đuôi tàu
được được trang bị một trục giữ bánh lái, có thể quay quanh các bản nề, thay thế
cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỷ XII , do nhẹ và dễ điều khiển , loại tàu này
có thể lướt nhanh khi có những luồng gió ngược. Trên tàu có la bàn định hướng,
đồng hồ cát bằng thuỷ tinh được chế tạo ở Vơnidơ để đo thời gian và ước lượng
kinh độ.
Việc chế tạo ra tàu đi biển đã đưa Bồ Đào Nha trở thành quốc gia đi tiên
phong trong việc phám phá những miền đất lạ trên thế giới khiến cho nhân loại
không khỏi kinh ngạc và khẳng định khả năng chinh phục đại dương và các miền
đất lạ của con người.
Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi để hoc sinh nhận xét :
Theo em, sự ra đời của tàu Caraven nói lên kỹ thuật của người Châu Âu như
thế nào? Nó có vai trò gì đối với việc khám phá ra các vùng đất mới?
Hình 4: C.Cô-lôm-bô
1. Mục đích sử dụng:
Đây là bức ảnh chụp chân dung của nhà thám hiểm nổi tiếng thế kỷ XV- Cri-Xtốp-
Cô-Lôm-bô.
bức ảnh này dùng để dạy trong mục 1 bài 2- những cuộc phát kiến lớn về địa lí.
2. Phương pháp sử dụng:
18
Khi dạy đến mục này, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh, chú ý về
trang phục, khuôn mặt, đôi mắt,…của nhân vật và đặt câu hỏi gợi mở.
Nhìn diện mạo Côlôm bô chúng ta có thể rút ra nhận xét gì về con người
ông.?

Nói đến Côlômbô là nói đến điêù gì? Vì sao ?
Sau đó giáo viên miêu tả bức ảnh này theo nội dung sau
Cri-Xtốp-Cô-Lôm-bô sinh năm 1451 ở Giên ( Italia ) Xuất thân trong một gia
đình thợ dệt ở Giênôva . ông ham học hỏi muốn khám phá những điều mới mẻ, rất
say mê với nghề hàng hải.Thời niên thiếu ông đã từng đặt chân đến Ghinê và Anh.
Ngoài 20 tuổi ông đã trở thành thuỷ thủ lừng danh.
Trong một dịp tình cờ ông được đọc cuốn “ những điều mắt thấy tai nghe ở
phương Đông “ của Mac-côpô-lô, từ đó ông ấp ủ muốn sang phương đông tìm
kiếm của cải.
Năm 1484 ông lần lượt tới Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp để đề nghị
được tài trợ để thực hiện thám hiểm về phía Tây và điểm cuối cùng là Ấn Độ ,
nhưng đều bị họ từ chối.
4.1492Vua Tây Ban Nha là Pheclanđô và nữ hoàng Idabenla đồng ý tài trợ
cho ông thuyền bè và toàn bộ kinh phí, phong cho ông làm đô đốc hải quân và
phong tước, chức tổng đốc trên những miền đất mới mà ông sẽ phát hiện.
Trong ảnh, Côlômbô đội mũ vải đen, khoác chiếc áo đen giản dị, mái tóc màu
bạch kim, sống mũi thẳng, đôi mắt sáng ánh lên niềm khao khát khám phá những
điều mới mẻ ở thế giới bên ngoài với một nghị lực phi thường.
Cuối năm 1492Sau nhiều cố gắng tìm kiếm Côlômbô đã phát hiện ra Châu
Mĩ. Ông lần lượt đặt chân lên những hòn đảo quan trọng trong biển Caribê, eo đất
trung Mĩ và đại lục Nam Mĩ. Tuy nhiên ông lại tưởng rằng, đây là vùng đất của
người Ấn Độ và cư dân ở đây là người Ấn Độ .
Trong các chuyến đi ông đã phải vượt qua những trận bão khủng khiếp và vật
lộn với hàng nghìn thử thách. Người ta gọi ông là “ Đô đốc đại dương “ hay “con
người khám phá “. Thành tựu của ông đã đặt nền móng cho việc phát triển và toàn
bộ châu Mĩ sau này. Công lao của ông thật vĩ đại , nhưng kết cục cá nhân thật bất
hạnh. Do không mang được vàng bạc về cho vua Tây Ban Nha , ông bị tước quyền
chức vụ , đồng thời huỷ bỏ luôn quyền định trước đây . Ông chỉ còn cách đem toàn
bộ tài sản của mình để trả nợ. Năm 1506 , nhà hàng hải nổi tiếng thế giới này đã
nặng lẽ vĩnh biệt cõi đời trong cảnh nghèo nàn và khổ cực, không được xã hội

quan tâm.
Cuối cùng sau khi miêu tả , Gv đặt câu hỏi : Vậy Côlômbô có vai trò gì trong
cuộc phát kiến địa lí.?
Hình 5: Những cuộc phát kiến địa lí:
1.Mục đích sử dụng
19
Luợc đồ này thể hiện những cuộc phát kiến địa lí của những nhà thám hiểm
nổi tiếng Châu Âu cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. GV dùng lược đồ này để dạy
mục 1 những cuộc phát kiến lớn về địa lí trong bài 2.
2.Phương pháp sử dụng
Trước tiên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ giúp học sinh phân biệt
được những loại mũi tên chỉ từng cuộc hành trình của các nhà thám hiểm, điểm
xuất phát đầu tiên của từng cuộc thám hiểm, những điểm dừng chân trong cuộc
hành trình.
Sau đó giáo viên vừa chỉ lược đồ vừa giới thiệu và mô tả các cuộc phát kiến
địa lí , và kèm theo một số câu hỏi phụ trong quá trình chỉ lược đồ để lôi cuốn học
sinh chăm chú lắng nghe và lĩnh hội kiến thức.
Giáo viên miêu tả lược đồ theo nội dung sau:
Nhìn vào lược đồ, các cuộc phát kiến địa lí đều xuất phát từ hai quốc gia : Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha . Sở dĩ vì hai cuốc gia này đều có những hạm thuyền vào
loại mạnh nhất Châu Âu, lúc bấy giờ và có nhiều thuỷ thủ gan dạ , thông minh.
Từ đầu thế kỷ XV Ngưòi Bồ Đào Nha đã đem hết sức lực ra khám phá vùng
biển ven Châu Phi.
Hoàng tử Hen ri đã hai lần dẫn đoàn thám hiểm . Lần 1 năm 1445 đã đi ven
bờ biển phía tây châu phi , tiến được xuống phía nam và tới mũi xanh.
Lần 2 năm 1472 tới được vịnh Ghi nê.
8/1486 Đia xơ đã tiến hành thám hiểm vùng biển nam Châu Phi, nhưng bị bão
thổi bật xuống , phía Nam Châu Phi nhờ vậy ông đã phát hiện ra mũi Hảo Vọng.
7/1497 khi tròn 28 tuổi Vaxco đờ Gama đã tổ chức một đoàn thám hiểm gồm
4 tàu Caraven và 168 thuỷ thủ rời cảng Lixbon tiến xuống phía nam Châu Phi , khi

tiến tới mũi xanh bị chệch hướng sang phía Tây , ngày càng xa bờ biển Tây Phi
tiến tới phía Đông một châu lục khác mà không hề biết ( sau này mới biết đó là
Nam Mĩ ) và lập thương điểm ( sau này là Braxin ) và sau đó điểm chỉnh hướng
lên phía bắc.
20/5/1498 sau khi trải qua bao khó khăn , đoàn thám hiểm tới được Calicut
trên bờ biển Malắc ca của Ấn Độ . Giấc mơ sang ấn độ được thực hiện. Từ Calicut
đoàn thám hiểm theo con đường cũ trở về Bồ Đào Nha khi về chỉ còn 55 thuỷ thủ,
nhưng đầy ắp vàng , bạc châu báu, hương liệu quý. Sau đó người Bồ Đào Nha đã
chiếm giữ độc quyền con đường này suốt 18 năm liền.
Người Tây Ban Nha cũng tiến hành nhiều cuộc thám hiểm . Tuy nhiên nếu
người Bồ Đào Nha thám hiểm vùng đất mới bằng cách đi xuống phía nam thì
người Tây Ban Nha lại đi sang Phía Tây, tiêu biểu là cuộc viễn chinh của Côlômbô
và Magienlăng. ( lúc này giáo viên giới thiệu về cuộc hành trình của Côlômbô theo
như hình 4 )
Magienlăng là nhà hàng hải Bồ Đào Nha, nhưng lại phục vụ trong triều đình
Tây Ban Nha . Được sự giúp đỡ của vua Tây Ban Nha , ông đã tổ chức một đoàn
thám hiểm đi vòng quanh trái đất, đoàn gồm 5 tàu Caraven và 265 thuỷ thủ.
20
Ngày 20/9/1519 đoàn bắt đầu cuộc hành trình mạo hiểm từ cảng Xanlucác
vượt Đại Tây Dương đi về phía Tây Nam. Đoàn đã vượt qua xích đạo. 10/1519 tới
bờ biển Braxin rồi men theo bờ biển phía đông Nam Mĩ tới vịnh Xantaluxia ( nay
là thủ đô Ri ôđê Gianêro của Bra xin ) . Do cuộc hành trình quá dài , lại thiếu
lương thực, một số thuỷ thủ nổi loạn đòi quay về… nhưng ông vẫn cương quyết
cuộc hành trình, vượt qua eo biển giữa cực Nam Châu Mĩ và đảo Đất Lửa ( sau
này được mang tên Magienlăng ) , đoàn thám hiểm tới một Đại Dương mới , thấy
gió lặng, biển yên khác hẳn bão tố liên miên của vùng biển Nam Mĩ, nên
Magienlăng đặt tên cho nơi này là biển Thái Bình Dương.
6/3/1521 đoàn thám hiểm đến đảo Guam
27/4/1521 trong một cuộc đụng độ với thổ dân vùng quần đảo Phi líp pin,
Magienlăng cùng 21 thuỷ thủ đã hy sinh. Hoan Cơ Encanô lên thay Magienlăng

chỉ huy đoàn thám hiểm, chỉ còn 2 tàu với 113 thuỷ thủ.
1522 đoàn thám hiểm tiến về phía nam và tới Brunây ngày nay, vòng qua nam
Inđônêxia , vào Ấn Độ Dương, vượt qua mũi hảo vọng men theo biển phía Tây
Châu Phi. 8/9/1522 đoàn thám hiểm về tới cảng Xanlucác và chỉ còn 18 thuỷ thủ
với một tàu chở đầy hương liệu của phương Đông quý giá.
Như vậy cuộc hành trình vòng quanh trái đất lần đầu tiên được hoàn thành đã
làm rạng rỡ tên tuổi nhà thám hiểm Magienlăng và ông đã chứng minh được quả
đất là hình tròn. Magienlãng đã tặng cho nhân loại sự khám phá mới và chiến công
của ông vượt lên tất cả mọi chiến công. Ông đã biến những gì mà hàng trăm thế hệ
trước chỉ coi là giấc mơ thì nay đã trở thành hiện thực.
Cuối cùng sau khi miêu tả, Gv đặt câu hỏi: các cuộc phát kiến địa lí đã có tác
động như thế nào đến nền kinh tế và xã hội ở Châu Âu?
Hình 6: Mađôna bên cửa sổ( tranh của Lê-ô-na đơ vanh -xi)
1 . Mục đích sử dụng :
Bức tranh này để dạy mục 1 - bài 3 : Phong trào văn hóa Phục hưng thế kỷ
XIV - XVII
2 . Phương pháp sử dụng:
Khi dạy mục này GV hướng dẫn học sinh quan sát toàn bộ bức tranh , gợi ý
cho các em quan sát về chủ đề , cách phối màu , những nét vẽ , quang cảnh trong
tranh
Sau đó GV giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp của Lêônađờvanhxi và phân tích
những nết đặc sắc trong bức tranh theo nội dung sau:
Lêonađờvanhxi (1452- 1519 ) mọi từ điển bách khoa, danh nhân, lịch sử thế
giới, lịch sử mĩ thuật khi nói đến Lêôna đờ vanh xi đều bắt đầu bằng câu khẳng
định , ông là : “ một trong những người vĩ đại, ông là linh hồn của thời kì phục
21
hưng, một nghệ sĩ toàn diện, lỗi lạc, một nhà bác học và phát minh được xem là
khuôn mặt đặc sắc nhất của thời đại”.
Lê ô na đờvanh xi sinh ở thành phố Vanh xi gần Phiđen xê(Italia) xuất thân
trong 1 gia đình trung lưu và đã có sự say mê hội họa ngay từ nhỏ. Tranh của ông

thiên về miêu tả tính cách và hoạt động nội tâm nhân vật , một số tác phẩm tiêu
biểu: Bữa tiệc cuối cùng , đức mẹ đồng chinh trong hang đá , Nàng Lagiôcông,
Mađôna bên cửa sổ .
Bức tranh Mađona bên cửa sổ lấy chủ đề về 1 cảnh sinh hoạt thường diễn tả
tình mẫu tử sâu lắng , được thể hiện dưới những nét vẽ tài hoa của Lêônađờvanhxi.
Đó là sự hiện lên của khuôn mặt khả ái , những lọn tóc được vấn gọn lên cao để lộ
cái cổ cao , tròn đầy . Đó là chiếc váy mềm mại , đôi mắt dịu dàng toát lên vẻ đẹp
đôn hậu của người đang ngắm nhìn đứa con yêu dấu của mình . Tất cả đều được
gói trong một không gian nhỏ hẹp cạnh cửa sổ, trông ra xa là khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp.
Bức tranh đạt đến sự hài hòa giữa các mảng màu sáng - tối , cùng độ đậm ,
nhạt tôn sự nhẹ nhàng , huyền ảo , sinh động đã lột tả được những sâu lắng trong
nội tâm của nhân vật . Là người luôn chú ý đến sự cân đối của hình khối bức
tranh , Ông đã gọi đây là “Linh hồn củ hội họa”.
- Sau đó GV đặt câu hỏi: Qua bức tranh , em có nhận xét gì về tài năng nghệ
thuật của Lêônađờvanhxi?
- Cuối cùng , GV kết luận
Danh họa bậc thầy Lêônađờvanhxi đã cống hiến cho hội họa những tác phẩm
nổi tiếng , không những có bố cục cân đối , màu sắc hài hòa mà còn thể hiện nội
tâm phong phú cuả nhân vật. Chủ đề bức tranh hướng vào việc đề cao giá trị con
người , nếu trước đây con người “ chỉ biết ngẩng đầu lên nhìn thượng đế hư
không” thì bây giờ đã chú ý đến bản thân mình. Tình mẫu tử trong đời sống
thường ngày đã được Lêônađờvanhxi ghi lại sống động bằng một bức họa đẹp .

Hình 7 : M.Luthơ(1483 - 1546)
1 . Mục đích sử dụng:
Bức tranh này để dạy mục 2 - bài 3: Phong trào cải cách tôn giáo .
Đây là bức ảnh khắc họa chân dung của M.Luthơ, người khởi sướng phong
trào cải cách tôn giáo ở Đức thời trung đại.
2 . Phương pháp sử dụng:

Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh , sau đó Gv tiến hành miêu tả khái
quát có phân tích nhằm làm nổi bật hình tượng về nhân vật với những nét chung
nhất , khái quát nhất theo nội dung sau:
Mactinluthơ sinh năm 1843 trong một gia đình chủ mỏ ở Đức , lớn lên theo
học ngành luật và tốt nghiệp trường Đại học Écphuốc , sau đó học tại học viện thần
học.
Năm 1558 Ông trở thành giáo sự thần học trường Vitenbéc cùng thời gian này
, những tư tưởng nhân văn và phê phán nhà thơ thiên chúa giáo đã ảnh hưởng
22
mạnh mẽ đến Luthơ, Ông cũng nhận thấy những cổ hủ , lạc hậu của nhà thờ và
quyết tâm thực hiện cải cách , thay đổi lễ giáo ấy để cho nó có tính nhân văn
hơn.Từ một người hưởng ứng và ủng hộ thiên chúa giáo , dần dần trở thành người
đề sướng và cải cách tôn giáo ở Đức .
Trong ảnh là chân dung Luthơ hiện lênvới khuôn mặt đầy đặn , sống mũi to,
thẳng, đôi mắt đen sáng. Ông mặc trang phục của một tu sĩ với chiếc áo choàng
đen và đầu đội chiếc mũ đen cùng nhau.
Trong thời trung đại ở Châu Âu, giáo hội thiên thiên chúa là hệ tư tưởng ,
công cụ thống trị của chế độ phong kiến đã chi phối toàn bộ đời sống xã hội, chiếm
đoạt 1/3 ruộng đất trên toàn lãnh thổ Châu Âu . Cuối thời trung đại , giáo hội ngày
càng thối nát phản động. Do đó phong trào cải cách đã diễn ra.
Năm 1517 Luthơ viết bản luận văn 95 điều dán trước cửa nhà thờ Vittenbéc
kịch liệt phản đối sự thống trị thối nát và tham nhũng của giáo hoàng , chủ trương
xây dựng một giáo hội trong sạch.
Bản cáo thị được quần chúng rất hoan nghênh . Năm 1520 giáo hoàng ra sắc
lệnh khai trừ Ông ra khỏi giáo hội.
Những tư tưởng cải cách của Luthơ đã nhanh chóng lan rộng sang nước Anh,
Pháp, Thụy sĩ … có tác dụng cổ vũ cho các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ
ra năm 1518 đến năm 1523 . Khi đó giáo phái ủng hộ Ông được gọi là “Tân giáo”.
Mặc dù còn nhiều hạn chế , song những đóng góp của Luthơ đối với phong
trào cải cách tôn giáo thời hậu kỳ trung đại thật to lớn. Nó được coi là “Phát đại

bác thứ hai” sau phong trào văn hóa phục hưng nã vào thành trì của chế độ phong
kiến giáo hội, mang tính chất tư sản rõ rệt .
Sau cùng GV đặy câu hỏi để học sinh nhận xét: Em thấy vai trò của Luthơ
như thế nào?
Hình 8: Tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
1 . Mục đích sử dụng :
Bức ảnh này dùng dạy mục 2 - bài 4 : Xã hội Trung Quốc thời Tần-Hán.
Đây là bức ảnh chụp một góc nhỏ trong lăng Tần Thủy Hoàng với những
tượng gốm độc đáo , thể hiện nghệ thuật tinh sảo của người Trung Quốc. Nhằm
làm rõ sự sa hoa , tàn bào của Tần Thủy Hoàng , cũng như sức mạnh quan sự của
nhà Tần song việc thống nhất “Trung Nguyên- Hoa Hạ”
- Bức ảnh này cũng có thể để dạy mục 6 của bài này.
2 . Phương pháp sử dụng
Gv hướng dẫn học sinh quan sát tình hình và gợi ý học sinh quan sát với
những câu hỏi sau:
+ Nhìn những người lính bằng gốm trong ảnh, em thấy trang phục, hình dáng
của họ như thế nào?
+ Cử chỉ , nét mặt của họ cho chúng ta biết điều gì ?
- Sau đó Gv tiến hành miêu tả bức ảnh theo nội dung sau:
23
Năm 1976, sau một thời gian thăm dò , tìm kiếm các nhà khảo cổ học đã tìm
thấy khu mộ cổ này . Trải dài trên diện tích 11 km
2
, khu mộ gồm hai phần chính :
phần lăng tẩm và vùng phế tích cung điện , đáng chú ý nhất có 6500 pho tượng
tướng sĩ bằng đất nung.
Điều đặc biệt là các pho tượng người đêù được nặn bằng đất nung , có kích
thước bằng kích thước người thật và đều được tô màu : quần áo- màu hồng phấn ,
phấn lục và xanh lam ; chân tay và mặt thì màu phấn trắng , con ngươi của mắt ,
lông mày và râu thì được vẽ bằng mực nho , tóc môi màu đỏ sẫm hoặc xanh xám.

Nhìn vào các bức tượng ta thấy nghệ thuật điêu khắc đạt đến trình độ tinh sảo.
Đó là sự kết hợp giữa đúc khuôn và lặn bằng tay.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng có hơn 100 sắc thái riêng biệt trên các khuôn
mặt của các bức tượng , biểu hiện những tính cách đa dạng phong phú của họ .
Thân tượng cao 1,9m để hoàn thành những pho tượng này Tần Thủy Hoàng đã huy
động hàng vạn thợ điêu khắc từ khắp nơi về làm . Khi công việc hoàn tất , Tần
Thủy Hoàng tiến hành chôn sống họ để khỏi lộ bí mật.
Tất cả những nhân vật trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng xứng đáng được coi là
“Một viện bảo tàng dưới lòng đất về lịch sử quân sự và văn hóa nghệ thuật thời
Tần”.
Sau khi miêu tả xong GV đặt câu hỏi cho học sinh trao đổi : nhận xét gì về
nghệ thuật tạo hình dưới thời Tần ? Qua đó em thấy lực lượng quân sự thời
Tần như thế nào ?
Hình 9 : Cố cung (Trung Quốc )
1 . Mục đích sử dụng
Bức ảnh này dùng để dạy ở mục 6 - bài 4 : Văn hóa , khoa học - kỹ thuật
Trung Quốc thời phong kiến.
2 . Phương pháp sử dụng
GV hướng dẫn học sinh quan sát ảnh và nêu câu hỏi để học sinh quan sát :
+ Nhận xét gì về tổng thể của cố cung?
+ Các cung điện ở đây được xây dựng có hình dáng như thế nào?
Sau đó GV miêu tả bức ảnh theo nội dung sau:
Cố cung được xây dựng vào năm 1406 (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh”
dưới triều đại nhà Minh và được xây dựng vào năm 1420. Từ khi cố cung hoàn
thành đã có 24 vị hoàng đế lên ngôi chấp chính ở đây, trong đó triều Minh là 14,
nhà Thanh là 10.
Cố cung là một khu quần thể kiến trúc lớn có quy mô và giá trị nghệ thuật
cao. Được xây dựng trên một khuôn đất có diện tích 720 nghìn m
2
, xung quanh có

tường bao quanh màu đỏ tím , cao 10 m. Ven ngoài tường có hào rộng, bốn góc
thành có bốn cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Ngọ Môn , Tây Hoa Môn
và Đông Hoa Môn, trong đó Ngọ Môn là cửa chính .
Trước mặt ngọ môn là một quảng trường lớn có sông Khim Thủy chảy ngang
qua . Chính giữa có 5 cầu lớn có lan can bằng đá trắng . tòa nhà ở chính giữa là
24
điện Thái Hòa rộng 11 gian có diện tích là 3270m
2
. Điện có hai tầng lợp bằng ngói
lưu ly màu vàng . Đây là nơi Hoàng đế nhận chiếu khi mới lên ngôi , làm lễ sinh
nhật , lễ chúc mừng năm mới. Ngoài ra còn có điện Trung Hoà năm gian một tầng
mái nhọn, là nơi hoàng đế nghỉ lúc hành lễ. Điện Bảo Hoà rộng năm gian và hai
tầng mái là nơi cử hành yến tiệc và đón khách.
Sau điện Thái Hoà là nơi và hoàng gia ở và làm việc. Trên trục giữa của nội
đình là cung Càn Thanh, điện Giáo Thái, cung Không Ninh, là nơi ở và làm việc
chính của Hoàng Đế và Hoàng Hậu.
Cuối cùng là Ngự Hoa Viên có diện tích 11200m
2
trồng rất nhiều cây, hoa.
Theo thống kê có đến 100 toà cung điện với 860 gian nhỏ lớn khác nhau.
Cố cung là công trình kiến trúc hoàn mĩ của Trung Quốc thời trung đại.Thể
hiện óc thẩm mĩ, tài năng sáng tạo của người trung quốc xưa Và qua đó cũng nói
lên sự sa hoa của các chiều đại phong kiến Trung Quốc từ thời nhà Minh-Thanh.
Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh : nhận xét gì về cố cung( về mặt
kiến trúc )
Hình 10: Liễn men trắng xanh thời Minh.
1. Mục đích sử dụng:
Bức ảnh này dùng để dạy mục 6 bài 4 – văn hoá, khoa học kỹ thuật Trung
Quốc thời phong kiến.
Đây là một sản phẩm thủ công tinh xảo.

2. Phương pháp sử dụng.
GV hướng dẫn học sinh quan sát và nêu câu hỏi gợi ý:
+ Nhận xét gì về các chi tiết, hình dáng, văn hoá, màu sắc của chiếc liễn.
- Sau đó giáo viên miêu tả theo nội dung sau.
- Trung Quốc được coi là quốc gia có nền văn hoá lâu đời, phát triển rực rỡ.
Sản phẩm thủ công được xem, là có phong cách nghệ thuật độc đáo, mang đậm
chất trung hoa , tiêu biểu là sứ xanh, trắng thời Minh.
Đồ sứ xuất hiện đầu tiên vào thời Thương- Chu cách đây khoảng 3000năm,
đến thời Đông Hán thì bắt đầu phát triển. Đồ sứ phong phú có nhiều loại: mâm,
bình, lư hương, ấm trà, chén, liễn, màu sắc xanh-trắng là màu chủ đạo, truyền
thống trong lịch sử gốm Trung Hoa.
Nguyên liệu ban đầu là đất xét cao lanh, họ lấy ra các tạp chất để có được cao
lanh thuần tuý mà chế tạo ra màu trắng của gốm.
Sau khi dùng cao lanh tạo thành các “ Thai gốm, người ta phủ một lớp men
gốm ngoài, rồi đem lung, sản phẩm có nước men ngoài bóng sáng như pha lê và có
màu xanh mực rất đẹp gọi là sứ xanh.
Hoa văn nổi trên sản phẩm bao gồm những vòng tròn nhỏ xếp đều nhau, trông
như đồng tiền xu màu xanh ở vành ngoài miệng. Mặt ngoài được trang trí hình
rồng ẩn trong mây, thân rồng như một ngọn lửa bay lượn giữa sóng nước mây trời,
tượng trưng cho nguồn nước và mây mưa, hình rồng uy nghiêm, có vẩy to, chân
25

×