Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Gdđp 6 thái nguyên tiet 29, 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.68 KB, 10 trang )

Ngày xây dựng kế hoạch: 14/02/2022
CHỦ ĐỀ 5
VÙNG ĐẤT THÁI NGUYÊN TỪ THỜI NGUYÊN THUỶ
ĐẾN THẾ KỈ X
(Thời lượng: 4 tiết)
MỤC TIÊU CHUNG
- Kể được tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ trên
vùng đất Thái Nguyên.
- Nêu được nét chính về vùng đất Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
- Nêu được một số đóng góp của nhân dân Thái Nguyên trong thời kì chống
Bắc thuộc.
- Kể được tên, nêu được đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Thái
Nguyên.
- Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến
sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử thời ngun thủy của tỉnh Thái
Ngun
- Có ý thức tìm hiểu các địa danh, nhân vật lịch sử thời kì Bắc thuộc ở địa
phương. Tự hào về vùng đất có lịch sử lâu đời, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước,
trân trọng giá trị lịch sử do ông cha dựng nên.
1. Về kiến thức
- Biết những địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thuỷ trên vùng đất
Thái Nguyên,
- Nắm được những nét chính về vùng đất Thái Ngun thời kì Văn Lang – Âu
Lạc.
- Nắm được đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu ở Thái Nguyên
trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc
2. Về năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Xác định được nội dung của chủ đề
- Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến
sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử thời nguyên thủy của tỉnh Thái


Nguyên
b. Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
nội dung bài học
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm vụ
học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
- Biết giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
3. Về phẩm chất
- Tự hào về vùng đất có lịch sử lâu đời, bồi đắp tình u quê hương, đất nước,
trân trọng giá trị lịch sử do ông cha dựng nên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch dạy học
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.


- Máy tính, ti vi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên
- SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ngày thực hiện: 6A:
/ /2022; 6B:
/ /202; 6C:
/ /2022
Tiết 29.
THÁI NGUYÊN THỜI KÌ VĂN LANG - ÂU LẠC
(Thời lượng: 1 tiết)
* Ổn định lớp
……………………………………………………………………………….....

* Kiểm tra bài cũ (nếu có)
* Tổ chức hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
học tập của mình
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
- GV hiếu hình ảnh trống đồng
- Trống đồng này được tìm thấy ở đâu của tỉnh Thái Nguyên?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vào bài học mới:
Thái Nguyên cũng là một vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời, có sự phát triển văn hố liên
tục, có mối quan hệ rộng mở với khu vực xung quanh, tiếp thu tinh hoa văn hố bên
ngồi làm giàu thêm bản sắc văn hố Thái Ngun, đồng thời đã đóng góp vào văn
hố thời tiền sử của Việt Nam và khu vực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thái Ngun thời kì Văn Lang – Âu Lạc
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc
b. Nội dung: HS sử dụng tài liệu giáo dục địa phương, chắt lọc kiến thức để
tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
2. Thái Nguyên thời kì Văn Lang
NV 1
– Âu Lạc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 6
nhóm. (Thời gian: 5 phút)
- Xác định vị trí tỉnh Thái Nguyên thời kì Văn
Lang – Âu Lạc?
- Nêu một số nét chính về đời sống vật chất,
tinh thần của cư dân Thái Nguyên thời kì Văn
Lang – Âu Lạc?
- GV yêu cầu HS: Trao đổi, thảo luận để hoàn
thiện phiếu học tập. (phiếu học tập số 1)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
+ Thái Nguyên xưa là đất bộ Vũ Định; đông
và bắc giáp Cao, Lạng, tây và nam
giáp Kinh Bắc, có 2 bộ phủ, 9 huyện, 336
làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ 2 về
phương bắc vậy
+ Cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông và
luyện đồng. Khảo cổ học đã tìm thấy một số
trống đồng tại huyện Phú Lương và Đồng Hỷ
thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức,
ghi bảng
- Thế kỉ VII TCN, Nhà nước Văn
Lang được thành lập, chia cả nước
thành 15 bộ, Thái Nguyên ngày nay
thuộc bộ Vũ Định.
- Cư dân sống chủ yếu bằng nghề
nơng và luyện đồng. Khảo cổ học
đã tìm thấy một số trống đồng tại
huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú
Bình
NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đơi.
(Thời gian: 5 phút)
- Em có nhận xét gì về Thái Nguyên thời kì
Văn Lang – Âu Lạc-?
- GV yêu cầu HS: Trao đổi, thảo luận để hoàn
thiện phiếu học tập. (phiếu học tập số 2)


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm: Thời kì này, cư dân Việt
cổ có trình độ lao động và văn hoá khá cao,

thể hiện trên
những hiện vật đồng được phát hiện ở miền
Bắc Việt Nam, điển hình là 6 trống đồng và
mặt trống tìm thấy ở Thái Nhuyên
=> Đời sống văn hoá, tinh thần khá phong
phú của cư dân thời kì này.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả
lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Viết 1 đoạn văn ngắn (từ 5 -7 câu) giới thiệu về Thái Nguyên thời kì Văn
Lang – Âu Lạc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS về nhà thực hiện
Bước 3: Báo cáo, thảo luận


- Đầu giờ học HS trình bày sản phẩm
- HS nhận xét (phiếu đánh giá)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận
* Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức đã học để khắc sâu kiến thức
* Giao nhiệm vụ về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị bài sau học: Thái Nguyên trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc
* Điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
...............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Xác định vị trí tỉnh Thái Ngun thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
- Nêu một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Thái Nguyên
thời kì Văn Lang – Âu Lạc?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

- Em có nhận xét gì về Thái Ngun thời kì Văn Lang – Âu Lạc-?


Ngày thực hiện: 6A:
Tiết 30.

/

/2022; 6B:

/

/2022; 6C:

/

/2022

THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ
ĐẤU TRANH CHỐNG BẮC THUỘC
(Thời lượng: 1 tiết)
* Ổn định lớp
……………………………………………………………………………….....
* Kiểm tra bài cũ
- Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu
Lạc?
* Tổ chức hoạt động
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp)
Hoạt động 1: Thái Nguyên trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc
a. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về Thái Nguyên trong thời kì đấu tranh

chống Bắc thuộc
b. Nội dung: HS sử dụng tài liệu giáo dục địa phương, chắt lọc kiến thức để
tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
3. Thái Nguyên trong thời kì
NV1
đấu tranh chống Bắc thuộc
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: 6
nhóm. (Thời gian: 5 phút)
- Khai thác thông tin của mục 3 và các tư liệu
3 và 4, hãy cho biết những đóng góp tiêu biểu
của nhân dân Thái Nguyên trong thời kì đấu
tranh chống Bắc thuộc?
- GV yêu cầu HS: Trao đổi, thảo luận để hoàn
thiện phiếu học tập. (phiếu học tập số 1)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X, nước
ta
bị các triều đại phong kiến phương
Bắc cai trị. Vùng đất Thái Nguyên
ngày nay bị đặt
thành một đơn vị hành chính để cai
trị: thời Hán, thuộc huyện Long Biên,
quận Giao Chỉ; thời Đường đổi thành

châu Long và châu Vũ Nga.
Không chịu khuất phục, năm 40, ở
Mê Linh (nay thuộc Hà Nội), Hai Bà


Trưng đã
nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà Hán.
Là vùng đất có nhiều hang động
hiểm trở lại nằm ngay sau dãy Tam
Đảo, Thái Nguyên đã trở thành nơi
tạm lánh của nghĩa quân, đồng thời
cung cấp sức người, sức của cho cuộc
khởi nghĩa. Không những thế, nhân
dân Thái Nguyên đã tham gia rất tích
cực vào cuộc khởi nghĩa. Tiêu biểu,
bà Hồ Đề là một trong các nữ tướng
có đóng góp lớn cho thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Thế kỉ VI, nhà Lương đặt ách thống trị
thâm độc, tàn bạo đối với nhân dân
ta. Năm
542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, lật đổ
ách đô hộ của nhà Lương, lập nên
nước Vạn Xuân.
Nhân dân Thái Nguyên đã góp phần
xứng đáng trong phong trào đấu
tranh chống Bắc
thuộc, khẳng định nền độc lập tự
chủ, tô thắm truyền thống vẻ vang
của dân tộc

Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức, ghi bảng

- Từ năm 179 TCN đến thế kỉ X,
nước ta bị các triều đại phong kiến
phương Bắc cai trị. Vùng đất Thái
Nguyên ngày nay bị đặt thành một
đơn vị hành chính để cai trị: thời
Hán, thuộc huyện Long Biên,
quận Giao Chỉ; thời Đường đổi
thành châu Long và châu Vũ Nga.
- Năm 40, ở Mê Linh (nay thuộc
Hà Nội), Hai Bà Trưng đã
nổi dậy khởi nghĩa chống lại nhà
Hán, Thái Nguyên đã trở thành
nơi tạm lánh của nghĩa quân, đồng
thời cung cấp sức người, sức của
cho cuộc khởi nghĩa.
- Thế kỉ VI, nhà Lương đặt ách
thống trị thâm độc, tàn bạo đối với
nhân dân ta. Năm 542, Lý Bí
dựng cờ khởi nghĩa, lật đổ ách đô
hộ của nhà Lương, lập nên nước
Vạn Xuân. Nhân dân Thái
Nguyên đã góp phần xứng đáng
trong phong trào đấu tranh chống
Bắc thuộc



NV2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu
hỏi
- Em có ấn tượng với nhân vật lịch sử nào ở
Thái Nguyên thời kì chống Bắc thuộc? Hãy
giới thiệu tóm tắt cơng lao của nhân vật này?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời câu
hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức
NV3
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. (Thời
gian: 5 phút)
- Ở Thái Nguyên hay địa phương em hiện nay
có di tích, địa danh nào liên quan đến phong
trào đấu tranh của nhân dân trong thời kì
chống Bắc thuộc? Em hãy sưu tầm tư liệu và
giới thiệu về di tích, địa danh ấy?
- GV yêu cầu HS: Trao đổi, thảo luận để hoàn
thiện phiếu học tập. (phiếu học tập số 2)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời
của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương, kiến thức đã học để hoàn
thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi (thời gian: 3 phút)
- Em có nhận xét gì về những đóng góp tiêu biểu của nhân dân Thái Nguyên
trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc?
- GV yêu cầu HS: Trao đổi, thảo luận để hoàn thiện phiếu học tập. (phiếu học
tập số 3)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Dự kiến sản phẩm:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả thảo luận
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân, trả lời câu hỏi
- Một người bạn ở tỉnh khác mong muốn tìm hiểu về địa phương Thái Nguyên,
em hãy giới thiệu tóm tắt về lịch sử Thái Ngun từ thời kì nguyên thuỷ đến thế kỉ X?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
- HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài, tìm đọc những tư liệu liên quan đến Thái Nguyên thời kì đấu tranh
chống Bắc thuộc
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra cuối kì II
* Điều chỉnh, bổ sung (nếu có)
………………………………………………..………………………………….
……………………………………………........................……………...........
……………………………………………………………..........
………………………….....
PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Khai thác thông tin của mục 3 và các tư liệu 3 và 4, hãy cho biết những đóng
góp tiêu biểu của nhân dân Thái Nguyên trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2



- Ở Thái Nguyên hay địa phương em hiện nay có di tích, địa danh nào liên
quan đến phong trào đấu tranh của nhân dân trong thời kì chống Bắc thuộc? Em hãy
sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích, địa danh ấy?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
- Em có nhận xét gì về những đóng góp tiêu biểu của nhân dân Thái Nguyên
trong thời kì đấu tranh chống Bắc thuộc?



×