Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh thái học loài trúc đen (phyllostachys nigra munro, 1868) tại vqg hoàng liên, huyện sa pa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.1 MB, 81 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƢỜNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH
THÁI LỒI TRÚC ĐEN (PHYLLOSTACHYS NIGRA MUNRO,
1868) TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, HUYỆN SAPA,
TỈNH LÀO CAI

NGÀNH:QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 302

Giáo viên hướng dẫn:Ths. Phạm Thành Trang
Sinh viên thực hiện:Trịnh Tuấn Anh
Lớp: 52A QLTNR&MT
Khoá học: 2007– 2011
Hà Nội, 2011

1


LỜI CẢM ƠN

Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên trong suốt
thời gian học tại trường, được sự cho phép của Quản Lý Tài Nguyên Rừng
& Môi Trường, Trường Đại học Lâm nghiệp, cùng với sự hướng dẫn của
thầy giáo ThS. Phạm Thành Trang, tôi tiến hành thực hiện khóa luận tốt
nghiệp: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh thái học lồi Trúc
đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) tại VQG Hoàng Liên, huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai”


Sau một thời gian thực hiện, dưới sự giúp đỡ của thầy giáo, cùng với
sự nỗ lực của bản thân, đến nay khóa luận đã được hồn thành. Nhân dịp
này cho phép tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
ThS. Phạm Thành Trang đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và truyền đạt những
kinh nghiệm quý báu và kiến thức trong nghiên cứu khoa học trong q
trình tơi làm khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm
nghiệp, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên Rừng &
Môi Trƣờng, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban Giám đốc, tập thể
CBCNV Vườn Quốc Gia Hồng Liên.
Do hạn chế về trình độ, thời gian và kinh nghiệm trong cơng tác
nghiên cứu, bản khóa luận cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cơ giáo, bạn bè đồng
nghiệp để bản khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Trịnh Tuấn Anh

2


DANH MỤC BẢNG BIỂU.

Bảng 1.1. Diện tích và số lượng loại tre trúc của một số quốc gia trên
thế giới.
Biểu 2.1: Hiện trạng dân số và phân bố dâns số xã Tả Van
Bảng 4.1: Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố
N/D07

Bảng 4.2: Kết quả mô phỏng và kiểm tra giả thuyết về luật phân bố
N/H
Bảng 4.3: Độ ẩm thiên nhiên của đất
Bảng 4.4: Hàm lượng mùn trong đất
Bảng 4.5: độ chua của đất
Bảng 4.6 : Kết quả lượng 𝑁𝐻 trong đất khu vực nghiên cứu
Bảng 4.7 : Kết quả lượng K+ trong đất
Bảng 4.8 kết quả lượng 𝑃 𝑂 trong đất
Bảng 4.9 : Tỷ lệ hút cấp hạt cơ giới
Bảng 4.10: so sánh hàm lượng các chất dễ tiêu tại hai địa điểm
Bảng 4.11 : Tổ thành và mật độ tầng cây gỗ xã Tả Van
Bảng 4.12 : tổ thành và mật độ tầng cây gỗ xã Bản Khoang
Bảng 4.13: Tổ thành loài tái sinh tại xã Tả Van
Bảng 4.14 :Tổ thành loài cây tái sinh tại xã Bản Khoang
Bảng 4.15 : Đặc điểm cây bụi thảm tươi

3


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ.
Hình 4.1:Thân ngầm.
Hình 4.2: Thân khí sinh
Hình 4.3: Phân cành của trúc đen.
Hình 4.4: Lá.
Hình 4.5: Tai lá và thìa lìa
Hình 4.6: Lá mo nang
Hình 4.7: Măng
Biểu đồ 4.2.1: Phân bố N/D 07 của Trúc đen tại Tả Van.
Biểu đồ 4.2.2: Phân bố N/D 07 ÔTC 02 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.3: Phân bố N/D 07 ÔTC 03 của Trúc đen tại Bản Khoang.

Biểu đồ 4.2.4: Phân bố N/D 07 ÔTC 04 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.5: Phân bố N/D 07 ÔTC 0 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.6: Phân bố N/H ÔTC 01 của Trúc đen tại Tả Van.
Biểu đồ 4.2.7: Phân bố N/H ÔTC 02 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.8: Phân bố N/H ÔTC 03 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.9: Phân bố N/H ÔTC 04 của Trúc đen tại Bản Khoang.
Biểu đồ 4.2.10: Phân bố N/H ÔTC 05 của Trúc đen tại Bản Khoang.

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
D07:

Đường kính tại đốt thứ 7 (cm)

Hvn :

Chiều cao vút ngọn (m)

N/ha:

Mật độ (cây/ha)

N%:

Tỷ lệ % mật độ

N/D07:


Phân bố số cây theo đường kính

N/Hvn :

Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

OTC:

Ô tiêu chuẩn

5


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tre trúc là lồi cây có giá trị to lớn về nhiều mặt, cả về kinh tế, xã
hội và văn hóa. Tre trúc là loại lâm sản mang lại nhiều công dụng nhất sau
gỗ. Tại Việt Nam đây là lồi cây có rất nhiêu tác dùng trong đời sống và
các hoạt động sản xuất.
Với tính chất của mình tre trúc có thể đáp ứng làm trên nhiều lĩnh
vực. Không chỉ làm vật dụng thân thuộc cho đời sống hàng ngày, tre trúc
cịn có hơn 30 cơng dụng khác nhau như: trong xây dựng cơ bản tre trúc
được sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, kèo cột sàn, trần mái…Ước tính có
khoảng trên 50% vật liệu nhà ở nông thôn và miền núi được dùng bằng tre
trúc và lượng tre trúc sử dụng cho lĩnh vực xây dựng ước tính chiếm 50%
sản lượng khai thác hàng năm. Ngồi ra tre trúc còn được sử dụng làm
thuyền bè nhỏ, bè mảng, cầu tạm. Trong nông nghiệp tre trúc được sử
dụng làm nhiều loại nông cụ cầm tay, làm giàn cho dây leo, hàng rào bảo
vệ. Hàng năm một khối lượng lớn tre trúc được khai thác phục vụ cho sản
xuất hàng thủ công mỹ nghệ và nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp

như sản xuất bột giấy, ván dăm, ván ép, ván ghép thanh. Tre trúc còn được
dung làm than hoạt tính, làm thuốc chữa bệnh. Là loại cây trồng được lựa
chọn để chống xói mịn, bảo vệ đất đai, đê điều, làng bản, một số cơng
trình thủy điện. Một số lồi tre trúc có hình dáng và màu sắc đẹp còn được
dùng lảm cảnh.
Với giá trị cao đã có nhiều nghiên cứu để phát triển nguồn nguyên
liệu tre trúc. Tuy nhiên các nghiên cứu hầu hết tập trung vào các loài mang
giá trị kinh tế cao, tuy nhiên một số lồi vẫn chưa được nghiên cứu, tìm
hiểu sâu về chúng, đặc biệt đối với các lồi có phân bố hẹp, diện tích của
chúng cịn rất ít, nhưng ngược lại trong thực tế chúng lại có giá trị cao về

6


bảo tồn gen, giá trị làm cảnh, giá trị sinh thái,…một trong những lồi ít
được nghiên cứu đó có cây Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro).
Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) là cây quý hiếm, phạm vi
phân bố hẹp, với nguy cơ bị đe dọa cao từ việc khai thác bừa bãi, khơng có
cơng tác gây trồng và bảo vệ. Hiện nay Trúc đen được biết đến phân bố ở
Trung Quốc. Ở Việt Nam Trúc đen có phân bố ở Sa Pa, Hà Giang (Đồng
Văn: Quản Dzí Ngài ), miền Nam Việt Nam. Hiện nay ở nước ta hầu như
rất ít các cơng trình nghiên cứu về lồi cây này. Xuất phát từ yêu cầu thực
tiễn tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và
sinh thái loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) tại VQG
Hoàng Liên, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về đặc điểm
sinh vật học, sinh thái của lồi Trúc đen, từ đó có thể đề xuất được được
giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài cây đặc biệt này.

7



Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu tre trúc trên thế giới
Tre – trúc thuộc lớp Thực vật 1 lá mầm (Monocotyledoneae), họ
Hòa thảo (Poaceae), họ phụ tre – trúc (Bambusoideae). Tre trúc được tách
khỏi những họ Hịa thảo là do đặc điểm về hình thái tre rất đặc biệt, nó
khơng giống các lồi cỏ, cũng khơng giống các lồi cây thân gỗ. Thân tre
lóng rỗng và đốt đặc. Đặc biệt dưới gốc cây là hệ thống thân ngầm phát
triển mạnh mẽ, trên mặt đất là các thân khí sinh mang bẹ, cành, lá và rất ít
khi gặp tre ra hoa kết quả. Đa số những đặc điểm đó được coi là nguyên
thủy. Do vậy mà tre trúc là loài cây được nhiều quốc gia quan tâm và
nghiên cứu từ rất lâu.
Họ phụ tre trúc có khoảng 1300 lồi thuộc hơn 70 chi phân bố trên
toàn thế giới. Vùng phân bố chủ yếu là các nước nhiệt đới và á nhiệt đới,
rất ít lồi phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới.
Theo thống kê, trên thế giới diện tích tre hiện có là trên 14 triệu ha
rừng tre phân bố từ vùng xích đạo, qua vùng nhiệt đới đến vùng hàn đới và
ôn đới, nghĩa là phân bố từ 51 o vĩ Bắc đến 470 vĩ Nam. Trong đó tre mọc
cụm chiếm 3/5, tre mọc tản chiếm 2/5, chúng thường mọc hỗn giao với
một số lồi cây gỗ khác, nhiều lồi có đặc tính mọc thành rừng. Các lồi
tre có thân ngầm mọc tản phân bố tương đối hẹp với các lồi có thân ngầm
mọc cụm.

8


Bảng 1.1. Diện tích và số lƣợng loại tre trúc của một số
quốc gia trên thế giới
Diện tích

(x1000 ha)

Tên nƣớc hoặc vùng
Trung Quốc
(Đài Loan)
Ấn Độ

7000
(1700)
4000

Số chi

Số loài (gồm
cả thứ, dạng)

19

500
(60)
136

50

Myanma

2170

-


90

Thái Lan

810

13

60

Băngladet

600

13

30

Campuchia

287

-

-

Việt Nam

141


16

92

Nhật Bản

138

13

230

Indonexia

60

9

30

Malaixia

20

10

20

Philippin


20

11

55

Hàn Quốc

8

10

13

Xrilanca
Châu Đại Dương và các đảo Thái Bình
Dương
Châu Mĩ (cả Nam Mĩ và Bắc Mỹ)

2

7

14

20*

6

10


1500*

17

270

1500*
14
50
Nguồn: Zhou Fangchun, 2000

Madagascar

Ghi chú: (*) ước tính.
Trung Quốc, Myanma, Thái Lan là những nước có thành phần lồi
tre trúc đa dạng và diện tích lớn. Trung Quốc là nước có nhiều tre trúc nhất
hiện nay, với khoảng 50 chi và 500 loài, diện tích rừng tre lên tới 7 triệu
ha. Nhật Bản tuy diện tích khơng cao nhưng có tới 13 chi và trên 230 loài .
9


Năm 1960, Koichiro uede (Nhật Bản) đã công bố kết quả nghiên cứu
của mình về tre nứa tại Nhật Bản, đưa ra những kết luận về các quá trình
sinh lý của tre nứa và những biện pháp lợi dụng quá trình này.
Tháng 4 năm 1960 cơng trình “Nghiên cứu sinh lý tre trúc” của
GS.TS Loichiroueda – Trại rừng thực nghiệm khoa Nông nghiệp trường
Đại học Tokyo Nhật Bản đã xuất bản. Tác giả đã cơng bố trên thế giới có
1.250 loài, 47 chi, tập trung nhiều nhất châu Á (37 chi), ít nhất ở châu Úc
(6 chi), trong đó Đơng Nam Á được coi là vùng trung tâm phát phân bố

của tre trúc.
Năm 1994, tổ chức PROSEA (Plant Resources of South - East Asia)
đã đưa ra đặc điểm sinh thái học, phân bố, gây trồng, khai thác và sử dụng
các loài tre nứa trong khu vực và một số loài của Việt Nam. Tuy nhiên,
cơng trình trên chưa nghiên cứu hết các lồi có trong khu vực, trong đó có
Việt Nam.
Năm 1999, Rao N. và Rao V. Ramanatha đã đưa ra một số kết quả về
nghiên cứu có liên quan tới đặc điểm sinh thái, như bảng tổng hợp về chỉ
tiêu của một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng
mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre nứa của Trung Quốc.
Hiện nay trên các trang bán hàng trực tuyến trên mạng Trúc đen
đang trở thành một mặt hàng được rao bán nhiều. Không chỉ quan tâm về
mặt sinh học sinh thái mà hiện nay còn cả mặt giá trị vật chất của nó.
Nhiều khách hàng phương tây hiện nay đang bị thu hút bởi giá trị thẩm mĩ
của nó qua một số khu vườn cảnh của Trung Quốc và Nhật Bản, do màu
sắc đặc biệt của nó và sự tương phản rõ nét của màu sắc khi đưa vào một
số khung cảng được sắp đặt. Hiện tại giá của Trúc đen tham khảo tại trên
mạng vào khoảng 65 USD cho 3 bầu cây, với chiều cao từ 1,2 – 1,5 m.
Theo một số tài liệu dịch thuật của các nhà nghiên cứu của Trung
Quốc: Hoàng Vĩ Dân (1997), Hồ Dương Lâm, Vũ Dương Phúc(2004),
Trần Hồng Phúc, Lưu Tới Hồng (2003), Tô Khánh Quốc, Trần Hưng Phúc
10


(2003), Lý Đình Vũ, Lợi Quân (2007), với tổng hợp kết quả nghiên cứu
của các tác giả nêu trên. Đã nêu rõ đặc điểm hình thái và sinh thái lồi
Trúc đen tại Trung Quốc. Trúc đen là loài thực vật có thân màu đen bóng,
thân ngầm mọc tản khá phức tạp, cao từ 6 – 7 m, đường kính trung bình từ
4 – 5 cm… ngồi ra cịn cho biết một số khu vực phân bố trúc đen có độ
cao từ 850 m - 1500m thuộc các sườn dốc cới độ dốc < 400, Trúc đen cịn

là loại cây có sức chống chịu tốt với sự thay đổi nhiệt độ với điều kiện thời
tiết hạ xuống thấp hơn -100C và nóng trên 370C, chịu được các hồn cảnh
thời tiết đặc biệt như băng tuyết và sương muối.
Đồng thời trong các tác nghiên cứu trên còn nêu rõ phương pháp gây
trồng trúc đen với nhiều hình thức. Nhân giống cây trúc đen từ hạt , từ
thân ngầm, roi…và nêu ra từng công đoạn của các bước tiến hành. Các
công đoạn chọn roi, hạt và cách sử lý được nêu ra và ưu nhược điểm của
từng phương pháp. Phương pháp thấy có hiệu quả nhất là dùng thân ngầm
có gốc thân khí sinh. Các cơng đoạn chăm sóc Trúc đen sau khi trồng cũng
được chú ý nghiên cứu. Sản phẩm thu được từ Trúc đen rất phong phú và
được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
1.2.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nhiệt đới, với kiểu khí hậu đặc trưng, quanh
năm chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa trung bình lớn.
Do đó Việt Nam là một khu trung tâm về đa dạng sinh học của Đông Nam
Á và thế giới. Với sự đa dạng về thành phần lồi, số lượng đã có rất nhiều
các nghiên cứu về tre trúc được tiến hành từ trước tới nay.
Theo tài liệu thực vật chí tổng quát của Đông Dương ( E.G.Camus &
A Camus, 1923. Tome VII, fascicule 5, Flore generale 1, Indochine) Việt
Nam có 12 chi, 57 loài tre trúc. Số lượng loài ngày càng tăng lên theo thời
gian nghiên cứu.

11


Năm 1990, Phạm Hoàng Hộ đã thống kê 19 chi, 95 loài tre nứa; năm
1999, tác giả đã bổ sung số chi và loài tre nứa của Việt Nam là 24 chi và
121 lồi [8].
Năm 1994, Ngơ Quang Đê đã giới thiệu tóm tắt về đặc tính sinh vật
học, đặc điểm sinh trưởng, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và sử dụng tre

nứa nói chung. Giới thiệu kỹ thuật trồng một số loài tre nứa. (Gây trồng tre
trúc (1994), NXB Nông nghiệp).
Năm 1996, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường Đã xuất bản cuốn
Sách đỏ Việt Nam, trong đó có đề cập mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái,
phân bố và mức độ nguy cấp của các loài thực vật đặc hữu, quý hiếm ở
Việt Nam. Trong đó có lồi Trúc đen.
Năm 1999, Trần Ngọc Hải đã theo dõi biến đổi hình thái của Vầu
đắng và nghiên cứu quy luật phân bố của Vầu trồng bằng hom thân ngầm.
Từ đó có thể xác định được tuổi cây thơng qua hình thái bên ngồi và xác
định được mật độ trồng hợp lý cũng như thời gian khép tán của lâm phần
Vầu đắng sau khi trồng.
Năm 2001, theo Vũ Văn Dũng, Lê Viết Lâm thống kê của ban chỉ
đạo kiểm kê rừng cho thấy: Diện tích tre nứa của Việt Nam là 1489068 ha
rừng tự nhiên, trữ lượng: 8.304.639.000 cây và 73,516 ha rừng trồng, trữ
lượng: 96.074.000 cây.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa, đã đưa ra 9 loài tre nứa
quan trọng nhất của Việt Nam hiện nay: Luồng Thanh Hố, Trúc sào, Vầu,
Lồ ơ, Tre gai, Mạnh tơng, Tầm vông, Mai, Diễn. Đồng thời tác giả cũng
đưa ra 3 lồi tre nứa q hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt là: Trúc vng
(Chimonobambusa

quadrangularis

(Fenzi)

Makino),

Trúc

đen


(Phyllostachys nigra (Lodd.) Munro), Trúc hố long (P. bambusoides Sieb.
et Zucc. var. aucro Makino).
Năm 2005, Trần Ngọc Hải đã điều tra được 10 loài tre nứa ở 2 xã
Ngổ Luông – Tân Lạc và Đồng Bảng – Mai Châu – Hồ Bình và khẳng
12


định 3 lồi Bương, Vầu, Mai là những lồi thích hợp nên phát triển gây
trồng trên diện rộng, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.
Năm 2005 Lê Viết Lâm đã đưa ra bảng định loại chi và loài tre nứa
ở Việt Nam với 122 loài, 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa học mới,
đặc biệt đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa
học ở Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam; đưa ra 22 loài cần
được xem xét để xác nhận loài mới. Theo tác giả nếu được thu thập mẫu
đầy đủ để định loại thì số lồi tre của Việt Nam phải trên 200 loài.
Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến đã cơng bố 7 lồi
nứa mới thuộc chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh
Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei,
Kon Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa khơng tai Cơn
Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa có tai Cơn Sơn (Chí Linh, Hải Dương),
Nứa Bảo Lộc (Bảo Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh). Các tác giả đã mô
tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái của từng lồi cụ thể.
Cũng trong đợt khảo sát này Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến
đã phát hiện thêm một loài nứa mới cho Việt Nam có tên là Nứa Sa Pa
(Schizostachyum chinense Rendle) được tìm thấy trong rừng lá rộng
thường xanh của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai), tác giả đã mơ
tả về đặc điểm hình thái, sinh học của lồi.
Nhóm nghiên cứu tre nứa của Viện nghiên cứu Lâm Nghiệp và Viện
Điều tra quy hoạch rừng đã phối hợp với 2 giáo sư người Trung Quốc là

Hà Niệm Hoà (Xia NiaNhe) của Viện Nghiên cứu Hoa Nam (Quảng Châu)
và Li De Zu Viện Thực vật Côn Minh đã đưa số taxon tre nứa của Việt
Nam lên 29 chi và 140 lồi trong đó có 5 lồi mới và 6 chi, 22 loài lần đầu
tiên được thống kê ở Việt Nam. Đây được coi là một trong những thành
công lớn của các nhà khoa học Lâm nghiệp trong việc tìm ra những lồi
mới cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam nói chung.

13


Năm 2007, Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường xuất bản cuốn
Sách đỏ Việt Nam Loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) mới
được phát hiện và đem trồng làm cảnh ở Việt Nam trong một số năm gần
đây. Trúc đen có dáng, màu sắc đẹp, lạ nên đã và đang trở thành một cây
cảnh triển vọng. Trúc đen là lồi hiếm, số lượng cây ít, vùng phân bố hẹp
(chỉ tập trung ở độ cao khoảng 1.200m trở lên ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và
huyện Mèo Vạc, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), có ý nghĩa khoa
học, cần được bảo tồn nguồn gen. Tình trạng bảo tồn thuộc phân hạng VU
a1a (sẽ nguy cấp).
Năm 2010 Nhóm nghiên cứu sinh viên của Tạ Thị Nữ Hồng, Phạm
Thơng, Nguyễn Trọng Đức trường đại học Lâm Nghiệp ( 2009 – 2010) đã
nghiên cứu được đăc điểm hình thái của cây Trúc đen tại xã Tả Van, Sa
Pa, Lào Cai. Đánh giá bước đầu về sinh trưởng của lồi từ đó đưa ra một
số biện pháp bảo tồn.
Năm 2010, Phạm Thành Trang và nhóm nghiên cứu đã điều tra xác
định được Trúc đen hiện phân bố ở hai xã Bản Khoang và Tả Van, huyện
Sa Pa, Lào Cai với tổng diện tích khoảng 1000m2.
Qua đó ta thấy được tre nứa đã và đang được sự chú ý và quan tâm
của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Trong những năm gần đây liên tục
các loài mới được phát hiện để bổ xung vào thành phần lồi. Tại Việt Nam

đang cịn rất nhiều loài tre trúc chưa được biết đến, chưa phân loại và thiếu
những nghiên cứu. Trúc đen cũng là lồi có ít nghiên cứu. Trong sách đỏ
Việt Nam (2007) có đưa một số thơng tin. Vì vậy đề tài được thực hiện
góp phần tìm hiểu thêm một số đặc điểm hình thái, sinh thái bổ sung thơng
tin về lồi thực vật quý hiếm này.

14


Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội xã Tả Van
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tả Van là một xã vùng cao, nằm ở tọa độ địa lý từ 22010 đến 22040
vĩ Bắc và từ 103040 đến 104000 kinh Đông, cách trung tâm huyện Sa Pa 8
km ở phía Đơng Nam với tổng diện tích 6791km2, là xã có diện tích lớn
thứ 2 của huyện Sa Pa, chiếm 11,79% tổng diện tích tự nhiên của huyện và
có ranh giới như sau:
- Phía Bắc giáp xã Lao Chải – xã Hầu Thào.
- Phía Nam giáp xã Bản Hồ.
- Phía Đơng giáp xã Sử Pán.
- Phía Tây giáp huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu.
Với điều kiện về vị trí địa lý như vậy cùng với việc nằm ngay gần
thị trấn Sa Pa nên xã Tả Van có nhiều điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
đặc biệt là ngành du lịch.
2.1.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Tả Van là một xã miền núi với địa hình có độ dốc nghiêng dần từ
Bắc xuống Nam.
Địa hình gồm nhiều dãy núi có độ cao từ 1200m đến 2600m so với

mặt nước biển, độ dốc từ 250 đến 450, chia cắt mạnh, có cấu trúc nhiều
tầng lớp nên có dãy dơng phụ, dơng cụt tạo nên địa hình, địa thế phức tạp.
Nhìn chung địa hình chia cắt đã tạo ra nhiều vùng sinh thái khác nhau làm
tăng tính đa dạng của khu vực.
Địa chất của xã bao gồm đá trầm tích biến chất với sự xâm nhập của
đá granit. Dải trầm tích biến chất chạy từ Đông Bắc sang Tây Nam dọc
15


theo thung lũng Mường Hoa, phía Đơng Bắc của thung lũng là dải có
nhiều đá cẩm thạch và khối đá cacbon trầm tích, phía đáy của thung lũng
bao gồm nhiều lồi đá diệp thạch và khối đá cacbon trầm tích.
Trong khu vực nghiên cứu có nhiều loại đất khác nhau như đất mùn
trên núi cao, đất feralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình được hình
thành trên đá biến chất, đá mácma axit. Tầng đất trung bình và dày với
thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, chiếm diện tích chủ
yếu là 2 loại đất sau:
- Đất mùn alit núi cao phân bố từ độ cao trên 1700m so với mặt
nước biển, có màu nâu xám phát triển trên đá mẹ granit thuộc nhóm
mácma axit, tầng đất dày và trung bình với thành phần cơ giới thịt nhẹ và
trung bình, đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng cao. Loại đất này thích hợp
với nhiều lồi cây trồng Lâm nghiệp, cây đặc sản và cây dược liệu như:
Thảo quả,…
- Đất feralit mùn trên núi cao phân bố từ độ cao 1000 – 1700m so
với mặt nước biển, có màu vàng đỏ, phát triển trên đá biến chất thuộc
nhóm mácma axit, tầng đất dày và trung bình, thành phần cơ giới là thịt
nhẹ và trung bình, hàm lượng dinh dưỡng trung bình và nghèo. Loại đất
này thích hợp với nhiều lồi cây trồng Nơng Lâm nghiệp. Tổng diện tích
tự nhiên các loại đất trong giới hành chính năm 2008 của xã là 6791ha.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Với độ cao trung bình trên 1200m so với mặt nước biển (thấp nhất là
1200m, cao nhất là 247 m) toàn bộ địa bàn xã đều nằm ở sườn Đơng dãy
Hồng Liên Sơn, vì vậy mang tính chất khí hậu ơn đới vùng núi cao. Mùa
hè mát mẻ, mùa đông giá lạnh và hanh khơ kéo dài. Nhiệt độ trung bình
hàng năm từ 17 – 200C. Lượng mưa trung bình từ 2000 – 2500mm. Xã Tả
Van có 2 hệ thống suối chính, cả 2 hệ thống suối được tạo thành do các tụ
thủy hợp lại của các khe sâu trên dãy Hoàng Liên Sơn – chiều dài của cả 2
hệ thống suối chính là 9km gồm suối Leo 4km và suối La Vi 5km.
16


2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
2.1.2.1. Dân số, dân tộc
Dân số tồn xã có 2214 nhân khẩu với 335 hộ với 3 dân tộc. Trong
đó:
- Dân tộc H’Mơng có 1286 người chiếm 58,08%.
- Dân tộc Dáy có 654 người chiếm 29,53%.
- Dân tộc Dao có 274 người chiếm 12,39%.
Mật độ dân số là: 28 người/km2.
Tồn xã có 1046 lao động chủ yếu làm nơng nghiệp, trình độ canh
tác cịn lạc hậu.
Hiện trạng dân số và phân bố dân cư xã Tả Van thể hiện qua Biểu
3.3 sau:
Biểu 2.1: Hiện trạng dân số và phân bố dân số xã Tả Van
STT

Tên thôn

Số


Số nhân

Số lao

hộ

khẩu

động

Dân tộc
H’Mông

1

Tả Van Dáy

109

654

310

2

Tả Van Mèo

52

382


180

3

Tả Chải Dao

34

274

129

4

Tả Chải Mèo

48

333

158

333

5

Dền Thàng

47


270

130

270

6

Séo Mý Tỷ

45

293

139

293

7

Tổng 1 - 6

335

2214

1046

1286


Dáy

Dao

654
384
274

654

274

Nguồn số liệu lấy từ: Công an xã Tả Van.
2.1.2.2. Hoạt động sản xuất Nông Lâm nghiệp
Trước đây, do cuộc sống du canh du cư, đời sống người dân chủ yếu
là nhờ vào nương rẫy nên việc chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy nên việc
chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy diễn ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Từ
đó dẫn đến nguồn tài nguyên rừng bị kiệt, diện tích đồi núi trọc tăng lên.
Hiện nay, tồn xã có 21% diện tích đất chưa sử dụng, thực chất đây là diện
17


tích đất đã bị thối hóa do hậu quả của việc canh tác nương rẫy trong một
thời gian dài. Từ năm 1994, thực hiện chương trình “Phủ xanh đất trống
đồi núi trọc” của Đảng và Nhà nước, nhân dân đã được nhận khoán rừng
bảo vệ và trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc nên diện tích rừng của xã tăng
lên. Với chính sách hỗ trợ kinh tế của Nhà nước, lợi dụng những điều kiện
thuận lợi của điều kiện tự nhiên, một số hộ gia đình đã trồng Thảo quả
dưới tán rừng tạo thêm thu nhập, xóa đói giảm nghèo. So với năm 1994,

hiện nay số hộ nghèo đã giảm đi rõ rệ, chỉ còn khoảng 20%, số hộ khá tăng
lên khoảng 7,5%, số hộ trung bình là 72,5%.
2.1.2.3. Giáo dục, y tế
* Về giáo dục:
Hiện nay xã có 3 trường học, một trường mầm non, một trường tiểu
học và một trường trung học cơ sở nằm tại trung tâm xã. Tổng số học sinh
có 227 em với 14 lớp và tồn trường có 26 giáo viên. Do đường giao thơng
đi lại khó khăn, thêm vào đó là tình trạng đời sống, nhận thức của gia đình
cịn bị nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởi phong tục lạc hậu, trường lớp phân
tán nên tỉ lệ bỏ học nhiều.
*Về y tế:
Hiện nay tồn xã có 1 trạm y tế, trang thiết bị hầu như chưa có ngồi
một tủ thuốc 2 giường bệnh nên chưa đảm bảo cho việc khám chữa bệnh
cho người dân.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Bản Khoang
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bản Khoang nằm ở phía Tây của huyện, cách trung tâm huyện lị
20km. Về mặt địa giới như sau:
- Phía Bắc giáp xã Tả Giàng Phình và huyện Bát Xát.
- Phía Đơng giáp xã Tả Phìn.
- Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.
18


- Phía Nam giáp San Sả Hồ và Thị trấn Sa Pa.
Tổng diện tích tự nhiên: 5.647 ha.
2.2.1.2. Địa hình địa mạo
Nhìn chung xã Bản Khoang được bao bọc bởi các dãy núi, đỉnh cao
nhất 2.819 m phân bố ở phía Tây của xã sau đó thấp dần về phía Đơng, độ

dốc bình qn từ 200 – 250. Địa hình xen kẽ giữa các dãy núi là những
thung lũng, bãi bằng, ven sông suối, độ chia cắt rất phức tạp.
Với kiến tạo địa hình, địa mạo như vậy việc đi lại trong xã tương đối
khó khăn, bên cạnh đó xã Bản Khoang còn nằm xa trung tâm huyện lỵ.
Đây là một điểm khó khăn của địa phương trong vấn đề giao lưu văn hóa,
kinh tế-xã hội của nhân dân trong xã và các vùng lân cận. Các hoạt động
sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở các thung lũng và trung tâm xã.
2.2.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Trải qua các q trình phong hóa lâu đời đã hình thành nên ở xã Bản
Khoang các loại đất chính sau đây:
Đất mùn Alit trên núi phát triển trên đá mẹ Granit thuộc nhóm
Macma axit, phân bố ở độ cao > 1.700m. Tầng đất dày trung bình từ
70 - 100cm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ thích nghi với lồi cây lâm nghiệp
và cây dược liệu. Loại đất này phân bố chủ yếu ở phía Tây Nam của xã.
Đất Feralit có mùn vàng đỏ phát triển trên đá sét và đá biến chất
thuộc nhóm Macma axit. Phân bố ở độ cao từ 1.000m – 1.700 m. Tầng đất
dày trung bình từ 40cm – 60cm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha thích
hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả.
Đất thung lũng dốc tụ được hình thành do q trình tích tụ các sản
phẩm bào mịn, rửa trôi, phân bố chủ yếu ở chân các dãy núi. Đặc điểm
phân giải chậm, đất có độ chua lớn và độ tơi xốp kém.
Đất phù sa sông suối nằm ở ven các suối, diện tích rất ít phục vụ chủ
yếu cho sản xuất nông nghiệp, phân bố ở các thơn có các con suối chảy
qua tạo ra các bãi bồi trồng màu hiện nay.
19


Nhìn chung đất đai của xã Bản Khoang được hình thành trên nền địa
chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất
(mùn, đạm, lân…) ở các mức trung bình, tầng đất dày, thành phần cơ giới

thịt nhẹ, tơi xốp phù hợp cho phát triển rau màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn quả, cây dược liệu và cây lâm nghiệp…
2.2.1.4. Khí hậu thủy văn
a) Khí hậu
Xã Bản Khoang chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm mùa hè mát, mùa đơng rét
nhiệt độ xuống thấp và sương muối nhiều.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm : 15,8 0 C.
- Nhiệt độ cao nhất : 340C.
- Nhiệt độ thấp nhất : - 40C.
- Độ ẩm khơng khí trung bình : 80 %.
- Lượng mưa trung bình năm là : 2.800mm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm mà tập trung 2 theo mùa.
Mùa mưa lượng mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả năm. Đặc
biệt vào các tháng 5, 6, 7 gây ra xói mịn đất. Mùa đơng thường có mưa
phùn, gió Bấc kèm theo sương muối.
Với nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn, khí hậu thời tiết xã Bản
Khoang mát mẻ tương đối thuận lợi cho việc phát triển các loài cây ăn quả
như: Mơ, mận, đào, lê, cây dược liệu… Tùy theo các hiện tượng tuyết rơi,
băng giá, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt
của người dân.
b) Thủy văn
Qua nghiên cứu cho thấy hệ thống sông suối của xã Bản Khoang
như sau:
Suối Can Hồ hình thành từ khu rừng trồng phịng hộ của thơn Can
Hồ Mông, Can Hồ A và can Hồ B đi qua thơn Lủ Khấu, Phìn Hồ và thơn
20


Sín Chải đổ ra huyện Bát Xát. Suối này cung cấp lượng nước chính phục

vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cũng như tạo điều kiện cho xã hội và các hộ
gia đình làm thủy điện nhỏ.
Suối Phìn Hồ bắt nguồn từ khu rừng phòng hộ giáp tỉnh Lai Châu
chảy qua đường đá sang một phần diện tích thơn Mơng Xóa, Cửa Cải của
xã Tả Giàng Phình chảy qua thơn Lủ Khấu nhập vào suối Can Hồ.
Ngồi các suối chính việc tưới tiêu cung cấp nước sinh hoạt của
người dân còn dựa vào hệ thống các khe lạch vừa và nhỏ ở các dãy núi
chảy ra.
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Theo số liệu điều tra năm 2006 toàn xã có 376 hộ, chủ yếu là dân tộc
Dao và H’Mơng phân bố rải rác ở 10 thôn, bản trên địa bàn xã.
Trong đó: Hộ nơng nghiệp: 376 hộ.
Tổng số nhân khẩu: 2.347 khẩu.
Trong đó: khẩu nơng nghiệp: 2.347 khẩu.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 1,85%.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học : 0,05%.
Dân số phân bố rải rác trên phạm vi toàn xã, nhưng sống tập trung
ven trục lộ 155 và vùng trung tâm xã. Tính cộng đồng thơn xóm được thể
hiện rõ, các nét đẹp văn hóa được duy trì đã đóng góp phần thúc đẩy các
hoạt động kinh tế phát triển.
Tồn xã có 1.075 lao động, trong đó lao động nữ có 565 người,
chiếm 52,0% tổng số lao động, lao động kinh doanh dịch vụ chiếm một số
ít khơng đáng kể. Lao động thường xun khơng có việc làm chiếm từ
5 -10%, lao động khơng có việc làm theo thời vụ chiếm từ 25 - 30% so với
tổng số lao động. Tạo việc làm mới là một việc rất quan trọng trong thời
gian tới, bằng thâm canh tăng vụ, phát triển các ngành nghề công nghiệp
và tiểu thủ công nghiệp… tiến tới tạo được việc làm có thu nhập cao và ổn
định, nhằm nâng cao mức sống của người dân. Tồn xã có 55 hộ kinh tế
21



khá cịn lại 133 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân 2.400.000 đồng/ người/
năm.
Hệ thống giao thông đường bộ đã qua nhiều năm sử dụng, không
được quan tâm đầu tư, duy trì, bảo dưỡng chất lượng xấu, cầu cống hư
hỏng nhiều. Đây chính là một trở ngại lớn nhất trong việc giao lưu hàng
hóa của người dân.
Trên địa bàn xã Bản Khoang hệ thống cơ sở hạ tầng và các cơng
trình phúc lợi cơng cộng nhìn chung xuống cấp, một số cơng trình được
xây dựng mang tính chất tạm thời: UBND xã, trạm xá… đã khơng cịn phù
hợp với nhu cầu xã hội.

22


Chƣơng 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm hình thái và sinh thái loài Trúc đen tại
khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Trúc đen tại khu vực nghiên
cứu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái lồi Trúc đen tại khu vực nghiên
cứu.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái loài Trúc đen tại khu vực
nghiên cứu:
+ Đặc điểm phân bố của Trúc đen
+ Đặc điểm của đất nơi có Trúc đen phân bố.
+ Đặc điểm khí hậu nơi có Trúc đen phân bố
+ Đặc điểm về thành phần thực vật nơi có lồi Trúc đen phân bố.

- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Trúc đen
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại hai xã: Tả Van – huyện Sa Pa – Lào Cai
(thuộc vùng đệm VQG Hoàng Liên) ở độ cao 1150m, vị trí địa lý
10407’48” kinh độ Đơng; 22018’22” vĩ độ Bắc (Xung quanh là nhà của
người dân và nương rẫy canh tác quanh năm); xã Bản Khoang – huyện Sa
Pa – Lào Cai, ở độ cao 1104m, vị trí địa lý 103047’38” kinh độ Đông;
22023’55” vĩ độ Bắc.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Ngoại nghiệp
3.4.1.1. Khảo sát thực địa
Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng của huyện Sa Pa, VQG Hoàng Liên
để xác định các vị trí cần điều tra. Thuê người dẫn đường (là người dân
23


bản địa rất quen với việc đi rừng tại khu vực nghiên cứu hoặc cán bộ của
khu bảo tồn) để tiến hành điều tra sơ thám, khảo sát khu vực. Điều này sẽ
làm rõ một số vấn đề như: xác định các địa điểm cần điều tra, xác định các
tuyến đường đi, đánh giá sơ bộ diện tích có Trúc đen phân bố. Từ đó lập
kế hoạch triển khai phù hợp và khoa học.
3.4.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái loài Trúc đen
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra chuyên ngành:
Tiến hành quan sát tất cả các cá thể Trúc đen có trong khu vực
nghiên cứu và phân loại tuổi, chất lượng cây. Cây tốt: là cây dài, đều,
không bị sâu bệnh, cụt ngọn, ra măng nhiều vào mùa ra măng; cây xấu: là
những cây cong queo, cụt ngọn, sâu bệnh, khơng ra măng. Cây non: trên
thân cịn phấn trắng, ở đốt có lơng màu phớt tím, cành mang lá bắt đầu
hình thành; Cây già: trên thân có nhiều vết địa y, khi dùng phần lưng dao
gõ vào có tiếng kêu đanh, thân có màu tím đen. Kết quả ghi vào mẫu biểu

điều tra tre nứa mọc tản.
BIỂU ĐIỀU TRA TRE NỨA MỌC TẢN
Số ÔTC: ......... Địa danh: ............................ Người điều tra:.....................
Vị trí: .................. Độ tàn che: ................. Ngày điều tra: .........................
Trạng thái rừng: ............................................ Độ cao: ........................
Toạ độ địa lý: ......................................................... ...............................
TT

Dgốc

D07

cây

(cm) (cm)

Hvn

Tuổi

Chất lƣợng

(m)

Non T.bình Già

Tốt

Ghi


T.bình Xấu chú

Quan sát mơ tả các đặc điểm thân ngầm, thân khí sinh, cành, lá
quang hợp, lá mo nang. Các kết quả quan sát được ghi vào các mẫu biểu
mô tả đặc điểm thân ngầm, thân khí sinh, cành, lá quang hợp, lá mo nang.

24


BIỂU ĐIỀU TRA THÂN NGẦM TRONG ƠTC
Số ƠTC:

Vị trí:

Diện tích:

Độ dốc:

Hướng phơi:

Trạng thái rừng:

Ngày điều tra:

Người điều tra:
Số

Chiều

STT


dài thân Hƣớng

thân
ngầm

ngầm

mọc

(m)

Đƣờng Chiều

măng
trên
thân

STT kính

dài

đốt

đốt

đốt

(cm)


(cm)

ngầm

1

Độ
sâu
tầng
đất

Ghi
chú

(cm)

1
BIỂU MƠ TẢ ĐẶC ĐIỂM THÂN KHÍ SINH

Số ƠTC: ........... Địa danh: ...................... Người điều tra:........................
Vị trí: ..................

Độ tàn che: ................. Ngày điều tra: ................

Trạng thái rừng: ...................Độ cao: .........................Toạ độ địa lý: ........
D00:.......................................Hvn...............................................................
STT Dn

Lln


Vịng

Vịng

Vịng

lóng (cm)

(cm)

phấn

mo

thân

1
Ghi chú:

Vịng phấn: Rõ hay khơng rõ
Vịng mo: Rõ hay khơng rõ
Vịng thân (vịng rễ): Rõ hay khơng rõ
Lln : Chiều dài lóng ở vị trí đốt thứ n
Dln: Đường kính lóng ở vị trí đốt thứ n

25

Ghi chú



×