Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Duy Thành.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.96 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DUY THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DUY THÀNH

Chuyên ngành: Kế tốn, Kiểm tốn và Phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Mai Chi

Hà Nội - 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan Luận văn “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn Duy Thành” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Thị Mai Chi.
Các số liệu và tài liệu tham khảo trong Luận văn được sử dụng trung
thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu được trình bày
trong Luận văn này chưa từng được cơng bố trong các cơng trình nghiên cứu
khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2022
Tác giả

Phạm Thị Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tế, dưới sự hướng dẫn của Giảng
viên – TS. Nguyễn Thị Mai Chi, tơi đã hồn thành luận văn thạc sĩ kế tốn với đề
tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên, TS. Nguyễn Thị Mai Chi
đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể giảng viên Trường Đại Học
Kinh Tế Quốc Dân, Viện Đào tạo Sau đại học của Trường Đại Học Kinh Tế
Quốc Dân đã mang lại cho tôi những kiến thức quan trọng để tơi có nền tảng cơ
sở cho những hoạt động nghiên cứu sau này.
Tôi xin cảm ơn các Anh Chị và Bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong
khóa học. Xin cảm ơn Gia đình đã ln khuyến khích và giúp đỡ tơi trong
mọi hồn cảnh.

Trong q trình thực hiện khó có thể tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy
tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc để
Luận văn được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng 12 năm 2022
Tác giả

Phạm Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i
CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1

1

1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

2


1.3 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6 Phương pháp nghiên cứu

5

5

1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

6

1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu6
CHƯƠNG 2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN

TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7
2.1 Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và các tài liệu dùng trong phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp7
2.1.1

Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

7

2.1.2


Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

8
2.1.3

Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.2 Các cơng cụ phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
2.2.1

Công cụ so sánh

14

2.2.2

Công cụ chi tiết chỉ tiêu phân tích 17

2.2.3

Cơng cụ loại trừ

2.2.4

Cơng cụ liên hệ cân đối

2.2.5

Cơng cụ Mơ hình Dupont 21


2.2.6

Các cơng cụ phân tích khác24

17
20

13

10


2.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

25

2.3.1

Phân tích khái qt tình hình tài chính doanh nghiệp

25

2.3.2

Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp30

2.3.3

Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn của doanh


nghiệp 36
2.3.4

Phân tích hiệu quả kinh doanh

2.3.5

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

2.3.6

Phân tích rủi ro tài chính

CHƯƠNG 3.

40
46

47

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CƠNG

TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DUY THÀNH 51
3.1 Tổng quan về Công ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành
3.1.1

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trách nhiệm

hữu hạn Duy Thành
3.1.2


51

Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh của Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Duy Thành
3.1.3

51

53

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế tốn của Cơng ty Trách nhiệm hữu

hạn Duy Thành 57
3.2 Nguồn dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
3.2.1

Hệ thống báo cáo tài chính 60

3.2.2

Cơ sở dữ liệu khác 60

60

3.3 Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành 61
3.3.1

Đánh giá khái qt tình hình tài chính


3.3.2

Phân tích cấu trúc tài chính của Cơng ty 62

3.3.3

Phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn

3.3.4

Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.3.5

Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

61
69

72
76

78

CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI
PHÁP VÀ KẾT LUẬN................ 79
4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu79



4.1.1

Điểm mạnh về tình hình tài chính của Cơng ty Trách nhiệm hữu

hạn Duy Thành 79
4.1.2

Hạn chế về tình hình tài chính của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn

Duy

Thành

............................................................................................................80
4.1.3

Ngun nhân của những hạn chế 80

4.2 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh
của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành

81

4.2.1

Nâng cao khả năng thanh toán

4.2.2


Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 83

4.2.3

Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty 85

4.3 Đóng góp của đề tài nghiên cứu
4.3.1

Về mặt lý luận

86

4.3.2

Về mặt thực tiễn

86

82

86

4.4 Những hạn chế của Luận văn 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BCTC Công ty TNHH Duy Thành năm 2019
Phụ lục 2: BCTC Công ty TNHH Duy Thành năm 2020
Phụ lục 3: BCTC Công ty TNHH Duy Thành năm 2021



DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ATA
BCTC
BCKQHĐKD
BEPR
DT
DTT
GTGT
HĐKD
HĐĐT
HĐTC
HTK
KQKD
NPT
LNST
ROA
ROE
ROS
ROCE
ROIC
TS
TSDH
TSNH
TNHH
TNDN
TSCĐ
VCSH

VND
XDCB

Từ đầy đủ
Tổng tài sản bình qn
Báo cáo tài chính
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Sức sinh lợi cơ bản của tài sản
Doanh thu
Doanh thu thuần
Giá trị gia tăng
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động đầu tư
Hoạt động tài chính
Hàng tồn kho
Kết quả kinh doanh
Nợ phải trả
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất sinh lời của tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần
Sức sinh lợi của vốn dài hạn
Sức sinh lợi của vốn đầu tư
Tài sản
Tài sản dài hạn
Tài sản ngắn hạn
Trách nhiệm hữu hạn
Thu nhập doanh nghiệp
Tài sản cố định
Vốn chủ sở hữu

Việt Nam Đồng
Xây dựng cơ bản

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2-1 Phân tích ROE theo mơ hình Dupont..................................................23
Sơ đồ 3-1. Sơ đồ Tổ chức Công ty TNHH Duy Thành.......................................53
Sơ đồ 3-2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty............................58
Sơ đồ 2-1 Phân tích ROE theo mơ hình Dupont..................................................23
Bảng 2-1 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.................................................................31
Bảng 2-2 Phân tích cơ cấu tài sản........................................................................33


Bảng 2-3 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn................................35
Bảng 2-4 Phân tích tình hình biến động của doanh thu thuần.............................40
Bảng 2-5 Phân tích cơ cấu doanh thu thuần theo bộ phận cấu thành...................41
Bảng 2-6 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ..................................................47
Bảng 3-1 Đánh giá khái qt mức độ độc lập tài chính của cơng ty....................62
Bảng 3-2 Phân tích cơ cấu tài sản của cơng ty....................................................65
Bảng 3-3 Phân tích cơ cấu nguồn vốn.................................................................67
Bảng 3-4 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn................................68
Bảng 3-5 Phân tích tình hình cơng nợ phải thu – phải trả....................................71
Bảng 3-6 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản.......................................................74
Bảng 3-7 Phân tích khả năng sinh lời..................................................................75
Bảng 3-8 Phân tích cơ cấu dịng tiền thuần.........................................................77
Bảng 4-1 Phân tích khả năng thanh toán .............................................................82


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1

Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, các doanh

nghiệp cũng không ngừng đổi mới và phát triển về đa dạng ngành nghề kinh
doanh và hình thức sở hữu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp cần có những hiểu biết nhất định về tài chính, trong đó việc sử
dụng những thơng tin từ việc phân tích báo cáo tài chính (BCTC) để đánh giá
thực trạng tài chính của cơng ty, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, bản
chất thực sự của những biến động tài chính xảy ra với doanh nghiệp, từ đó đưa ra
những quyết định cho chiến lược hoạt động của công ty là vấn đề hết sức quan
trọng và thiết thực.
Đồng thời với sự phát triển của nền kinh tế, sự tham gia của các thành phần
vào doanh nghiệp cũng được mở rộng, việc sử dụng thông tin từ phân tích BCTC
khơng chỉ quan trọng đối với lãnh đạo doanh nghiệp mà còn rất quan trọng đối
với các đối tượng liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp như Nhà nước,
những nhà đầu tư, các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, các cơng ty kiểm tốn
và các cán bộ cơng nhân viên của tồn doanh nghiệp.
Việc phân tích BCTC doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư dự đoán giá trị
doanh nghiệp, khả năng sinh lời và các rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp, góp
phần quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Các thông tin từ phân tích
báo cáo tài chính cũng giúp các tổ chức tín dụng đánh giá khả năng thanh tốn,
khả năng sinh lời của doanh nghiệp và rủi ro tín dụng khi cho doanh nghiệp vay
tiền, từ đó đưa ra quyết định cho vay hiệu quả. Đối với các công ty kiểm tốn,
việc phân tích báo cáo tài chính giúp kiểm tốn viên đánh giá chính xác về tình
hình tài chính, hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Duy Thành là một công ty tư nhân
trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư thủy điện vừa và nhỏ. Ban Lãnh đạo Cơng ty
là những người có kiến thức tương đối vững chắc về kỹ thuật xây dưng cũng như

đầu tư tài chính, vì vậy nên khi đưa ra những quyết sách quan trọng có liên quan


2
tới tài chính đầu tư, các nhà lãnh đạo cũng cần tham khảo những BCTC, báo cáo
quản trị từ bộ phận kế tốn tài chính. Chính vì những ý nghĩa quan trọng như vậy
của việc phân tích BCTC mà những năm gần đây, Ban Lãnh đạo của Công ty
TNHH Duy Thành rất quan tâm tới việc tổ chức phân tích BCTC, sử dụng những
thơng tin chọn lọc từ phân tích BCTC để đánh giá hoạt động của Công ty và
hoạch định các chiến lược quản trị hiệu quả, tuy nhiên việc phân tích BCTC tại
Cơng ty mới được tiến hành ở mức độ đơn giản, nội dung phân tích chưa sâu và
chưa đầy đủ, điều này cũng làm giảm hiệu quả cung cấp thơng tin từ việc phân
tích BCTC tới các nhà lãnh đạo.
Xuất phát từ tầm quan trọng và sự quan tâm của Ban Lãnh đạo tới việc
phân tích BCTC cũng như thực trạng phân tích BCTC tại Cơng ty TNHH Duy
Thành, đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn
Duy Thành” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của học viên.

2

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều người lựa chọn phân tích báo cáo tài chính tại các

cơng ty làm đề tài nghiên cứu của mình. Một số cơng trình nghiên cứu được cơng
bố như luận văn thạc sĩ của các tác giả mà học viên đã tham khảo gồm:
-

Luận văn thạc sĩ kế toán của tác giả Chu Thị Hồng Lan về “Phân tích báo
cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây” (năm 2017). Luận
văn đi sâu vào phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần Dược

phẩm Hà Tây, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng
lực tài chính của cơng ty, cụ thể tác giả kiến nghị giải pháp cho cấu trúc
tài chính và nâng cao tính thanh khoản cho tài sản của cơng ty, nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và tăng cường cơng tác quản
lý tài chính.

-

Luận văn thạc sĩ kế toán của tác giả Nguyễn Thị Huyền Nga về “Phân tích
báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần tư vấn và xây dựng cơng trình Mai
Linh” (năm 2019). Luận văn đã đề cập đến hệ thống những vấn đề cơ bản
về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,
tập trung vào việc phân tích báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần tư vấn


3
và xây dựng cơng trình Mai Linh và phân tích ngun nhân ảnh hưởng tới
tình hình tài chính của cơng ty. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp và
kiến nghị nhằm cải thiện tình trạng tài chính của Công ty cổ phần tư vấn
và xây dựng công trình Mai Linh.
-

Luận văn thạc sĩ kế tốn của tác giả Trần Thanh Hải về “Phân tích Báo
cáo Tài chính của Công ty TNHH MTV Xây lắp và Vật liệu xây dựng VNam Định” (năm 2017). Trong đó tác giả đã phân tích BCTC của cơng ty
và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý tài
chính của cơng ty.

-

Luận văn thạc sĩ kế tốn của tác giả Hồng Xn Thanh về “Phân tích Báo

cáo Tài chính của Cơng ty TNHH Xây dựng Thành Linh” (năm 2017).
Trong đó tác giả hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phân tích BCTC
của doanh nghiệp, sau đó đi sâu phân tích BCTC của cơng ty và đưa ra
một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của cơng ty.

-

Luận văn thạc sĩ kế tốn của tác giả Trần Văn Tuấn về “Phân tích báo cáo
tài chính của Tổng cơng ty cổ phần Bưu chính VIETTEL” (năm 2019).
Luận văn đã đi sâu vào phân tích báo cáo tài chính của Tổng cơng ty cổ
phần Bưu chính VIETTEL, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của
Tổng công ty và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính của cơng
ty. Cụ thể tác giả đã đưa ra những đề xuất để nâng cao khả năng thanh
toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơng ty.
Qua việc tìm hiểu, tham khảo những tài liệu, luận văn của các tác giả đã

được công bố, học viên nhận thấy các cơng trình đều hệ thống được những lý
luận cơ bản về phân tích BCTC và hoạt động tổ chức phân tích BCTC tại các
doanh nghiệp, đồng thời với mỗi đối tượng nghiên cứu cụ thể (các doanh nghiệp
được tác giả lựa chọn để phân tích báo cáo tài chính), các tác giả đã đưa ra những
giải pháp riêng cho từng đối tượng để cải thiện, nâng cao năng lực tài chính cho
các doanh nghiệp này. Mặt khác, các doanh nghiệp mà các tác giả lựa chọn phân
tích đều là những doanh nghiệp lớn, sử dụng báo cáo tài chính theo Thơng tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp


4
của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Học viên cũng nhận thấy chưa có tác giả nào lựa
chọn việc nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty Trách nhiệm hữu
hạn Duy Thành, công ty lập BCTC theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày

26/8/2016 của Bộ trường Bộ tài chính. Do đó, học viên lựa chọn đề tài “Phân
tích Báo cáo tài chính của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành” cho
luận văn thạc sĩ của mình.

3

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung
-

Đề tài tập trung phân tích BCTC của Công ty TNHH Duy Thành trong
giai đoạn năm 2019 - 2021, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng
cao năng lực tài chính của Cơng ty TNHH Duy Thành
Mục tiêu cụ thể:

-

Hệ thống cơ sở lý luận chung về BCTC, các chỉ tiêu tài chính và phân tích
BCTC trong các doanh nghiệp

-

Phân tích BCTC của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Duy Thành trong giai
đoạn năm 2019 - 2021.

-

Đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh
doanh của Cơng ty TNHH Duy Thành.


4

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:
-

Những giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh
doanh của cơng ty là gì?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:
-

Cơ sở lý luận về phân tích BCTC là gì? Các chỉ tiêu tài chính nào cần
quan tâm khi phân tích BCTC?

-

Thực trạng tài chính của Cơng ty TNHH Duy Thành như thế nào?

-

Qua phân tích BCTC của Công ty TNHH Duy Thành, chỉ ra ưu điểm và


5
hạn chế trên phương diện tài chính? Giải pháp gì giúp nâng cao năng lực
tài chính và cải thiện hiệu quả kinh doanh của công ty?

5


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống BCTC của Công ty TNHH Duy Thành trong giai đoạn năm 2019 –
2021.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Hệ thống BCTC của Công ty TNHH Duy Thành.
Phạm vi thời gian: Thu thập, sử dụng số liệu từ BCTC của công ty TNHH Duy
Thành trong giai đoạn năm 2019 - 2021.

6

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu dưới đây:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:
+ Thu thập những thông tin liên quan đến phân tích BCTC như khái niệm, mục
tiêu, ý nghĩa, phương pháp phân tích BCTC…. thơng qua các giáo trình mơn học
kinh tế, các bài báo phân tích, những luận văn về phân tích BCTC của các tác giả
đã cơng bố;
+ Thu thập dữ liệu tài chính của Công ty TNHH Duy Thành thông qua hệ thống
BCTC của Công ty trong giai đoạn năm 2019 - 2021; qua Hồ sơ năng lực của
Cơng ty và tìm hiểu qua các nhân viên kế tốn của Cơng ty;
+ Các chỉ tiêu tài chính được tính tốn từ số liệu thu thập từ BCTC của Công ty
TNHH Duy Thành và được sử dụng để đánh giá, phân tích.
- Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả phân
loại dữ liệu theo từng nhóm phù hợp với mục đích nghiên cứu, sau đó tiến hành
chọn lọc dữ liệu, loại bỏ những dữ liệu không cần thiết. Để phân tích và xử lý dữ

liệu, tác giả sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê tính tốn các
số liệu tài chính để thấy những biến đổi của dữ liệu qua các năm, từ đó đưa ra


6
những phân tích về kết quả dữ liệu xử lý được, xác định nguyên nhân biến động,
ý nghĩa của những biến động này.
- Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu: tác giả sử dụng những bảng biểu
tính tốn, trình bày thuyết minh kết quả phân tích để người dùng có thể hiểu rõ
kết quả phân tích báo cáo tài chính và những kiến nghị giải pháp cải thiện tình
hình tài chính mà tác giả đưa ra.

7

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
-

Về mặt lý luận: Luận văn nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc hệ thống hóa
những lý luận cơ bản về phân tích BCTC trong những doanh nghiệp vừa
và nhỏ, đây là cơ sở cho việc áp dụng phân tích BCTC trong các doanh
nghiệp này.

-

Về mặt thực tiễn: từ những kết quả đạt được sau quá trình phân tích
BCTC của Cơng ty TNHH Duy Thành, Ban Lãnh đạo Cơng ty hoặc
những người quan tâm tới tình hình tài chính của Cơng ty có cơ sở để
đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm
qua, đồng thời họ nhận được một số kiến nghị của tác giả về nâng cao
năng lực tài chính và cải thiện hiệu quả kinh doanh của Công ty, từ đó họ

có thể đưa ra những biện pháp thực hiện phù hợp với mục tiêu phát triển
của Công ty.

8

Kết cấu của đề tài nghiên cứu

Ngoài phần Mục lục, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Bảng chữ cái viết
tắt, Danh mục bảng biểu và hình ảnh, Luận văn được kết cấu bởi bốn chương như
sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các
doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Duy
Thành
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp và kết luận


7

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
9

Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu và các tài liệu dùng trong phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp
9.1

Khái niệm phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp


2.1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính,
kết quả kinh doanh và dịng tiền trong kỳ của doanh nghiệp. Thông qua BCTC,
những đối tượng sử dụng thơng tin có thể đánh giá và phân tích thực trạng tài
chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
cũng như xác định tương đối chính xác giá trị doanh nghiệp, tiềm năng phát triển
và dự báo nhu cầu tài chính cùng những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
BCTC mang tính bắt buộc, do Nhà nước quy định với mục đích chủ yếu là cung
cấp thơng tin cho các đối tượng quan tâm ngồi doanh nghiệp.
“Báo cáo tài chính là hệ thống thơng tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế tốn
được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế tóan và chế độ kế tốn”
(Luật Kế tốn, 2015).
“Báo cáo tài chính của đơn vị kế tốn dùng để tổng hợp và thuyết minh về
tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế tốn. Báo cáo tài chính của
đơn vị kế tốn gồm: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy
định của pháp luật” (Luật Kế toán, 2015).

2.1.1.2 Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
“Phân tích BCTC là q trình sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích
thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên BCTC cũng các
mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên BCTC và các dữ liệu liên quan


8
khác nhằm cung cấp thơng tin hữu ích, đáp ứng u cầu thơng tin từ nhiều phía
của người sử dụng” (Nguyễn Văn Cơng, 2019, tr.8).
“Phân tích BCTC là q trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số
liệu về tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thơng qua việc

phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thơng tin có thể đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong
tương lai của doanh nghiệp” (Nguyễn Ngọc Quang, 2011, tr.17)

9.2

Mục đích và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp

Mục đích của phân tích BCTC là giúp người sử dụng thơng tin có căn cứ tin
cậy, làm giảm sự phụ thuộc vào những đánh giá chủ quan, cảm tính khi đưa ra
những quyết định kinh doanh. Nhờ kết quả của việc phân tích BCTC, những
người sử dụng thơng tin có thể đánh giá được đúng tình hình tài chính, khả năng
sinh lợi và phát triển của doanh nghiệp, lựa chọn hướng phát triển phù hợp.
Vì vậy, phân tích BCTC được nhiều nhóm đối tượng quan tâm như: nhóm
chủ sở hữu doanh nghiệp gồm ban giám đốc và cổ đơng chính, nhóm nhà đầu tư,
những ban ngành quản lý nhà nước có liên quan, nhóm chủ nợ, nhóm khách
hàng, nhóm nhà cung cấp, nhóm tổ chức tài chính tín dụng, nhóm người lao động
của doanh nghiệp…. Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo tính chất và
mức độ rủi ro khi đưa ra quyết định (quyết định đầu tư, mua hàng, bán hàng, cho
vay, đi vay, góp vốn ….. ) và cương vị của chủ thể ra quyết định mà mục đích
khi phân tích BCTC cũng khác nhau.
-

Đối với chủ sở hữu: Việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho các nhà
quản lý, chủ sở hữu doanh nghiệp đánh giá đúng hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số cấu trúc tài chính,
khả năng sinh lời, vịng quay hàng tồn kho…. Từ đó đưa ra được những
quyết định kinh doanh mang lại hiệu quả hơn. Đồng thời phân tích báo
cáo tài chính giúp chủ sở hữu kiểm soát được hoạt động quản lý của

doanh nghiệp, là cơ sở để lập kế hoạch ngân sách cho các hoạt động kinh


9
doanh trong tương lai.
-

Đối với nhà đầu tư: Khi tìm hiểu về doanh nghiệp mà mình có định hướng
đầu tư, nhóm nhà đầu tư sẽ quan tâm tới các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp như tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận/ tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu. Từ những chỉ số
này và các thông tin khác được cung cấp trong báo cáo tài chính sẽ góp
phần giúp các nhà đầu tư sẽ đưa ra được quyết định có nên đầu tư vào
doanh nghiệp hay không, đầu tư bao nhiêu và với hình thức, thời gian như
thế nào.

-

Đối với nhà cung cấp và các tổ chức tín dụng: nhóm đối tượng này thường
sẽ quan tâm tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp, và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp sẽ quan tâm tới các chỉ số khả
năng thanh tốn ngắn hạn, chỉ số vịng quay hàng tồn kho để dự đoán về
nhu cầu nhập hàng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đưa ra quyết
định bán hàng và chính sách bán hàng phù hợp với doanh nghiệp. Các tổ
chức tín dụng cũng quan tâm tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp,
đồng thời quan tâm tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh
giá tín dụng doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng sẽ dựa vào các chỉ số khả
năng sinh lời, khả năng thanh toán, kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp để đưa ra đánh giá tín dụng với doanh nghiêp, từ đó đưa ra
quyết định có cấp tín dụng cho doanh nghiệp hay không, cấp hạn mức

nào, ưu đãi tín dụng như thế nào….

-

Đối với cơ quan quản lý nhà nước: các cơ quan quản lý nhà nước tùy vào
chức năng của cơ quan sẽ quan tâm tới các chỉ số khác nhau trên báo cáo
tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, cơ quan thuế sẽ quan tâm tới
doanh thu, lợi nhuận và thuế phải nộp của doanh nghiệp trong kỳ; cơ quan
thống kê sẽ quan tâm tới các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, số lượng
lao động, ngành nghề kinh doanh chính…..

-

Đối với khách hàng của doanh nghiệp: nhóm khách hàng của doanh
nghiệp sẽ quan tâm tới danh tiếng, uy tín và độ lớn của doanh nghiệp.


10
Thơng qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các khách hàng
lớn có thể đánh giá được khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp
thông qua các chỉ tiêu như doanh thu, khả năng thanh toán, hạn mức tín
dụng mà doanh nghiệp có thể huy động, các đối tác mà doanh nghiệp đã
và đang làm việc …. Từ đó, khách hàng có thể đưa ra quyết định có hợp
tác với doanh nghiệp hay khơng.
-

Đối với người lao động trong doanh nghiệp: những người lao động trong
doanh nghiệp thường quan tâm tới hiệu quả kinh doanh và khả năng thanh
tốn của doanh nghiệp, bởi những tiêu chí này liên quan trực tiếp tới
quyền lợi của nhóm người lao động.

Như vậy, chúng ta có thể khái qt mục đích và ý nghĩa của phân tích báo

cáo tài chính như sau:
-

Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

-

Đánh giá thực trạng tài chính, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp,
đánh giá tính hợp lý của cấu trúc tài chính tại thời điểm báo cáo, từ đó các
nhà quản lý có căn cứ tin cậy để đưa ra các quyết định quản trị hợp lý.

-

Đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lợi và dự báo nhu cầu tín
dụng của doanh nghiệp trong tương lai.

-

Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết cho việc đánh giá
tồn diện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình thực hiện các
chỉ tiêu kinh tế - tài chính theo chủ trương, chính sách của nhà nước.

-

Cung cấp những thông tin và căn cứ để xây dụng các kế hoạch chiến lược
của doanh nghiệp, tạo ra hệ thống các biện pháp nhằm tăng cường sức
mạnh quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực

giúp doanh nghiệp phát triển.

9.3

Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp có thể được


11
chia thành hai nhóm tài liệu: tài liệu sử dụng trực tiếp và tài liệu tham khảo.
Tài liệu sử dụng trực tiếp để phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là hệ
thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh
báo cáo tài chính (Theo Thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về
hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Ngồi ra đối với các trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100%
vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối và các đơn vị có lợi ích cơng chúng
bắt buộc phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
Đối với các doanh nghiệp cấp trên có nhiều đơn vị trực thuộc có tư cách pháp
nhân, hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con thì phải lập thêm báo cáo
tài chính hợp nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp siêu nhỏ ở nước ta được áp dụng thông tư số 133/2016/TT-BTC
ngày 26/8/2016 của Bộ trường Bộ tài chính gồm có Báo cáo tình hình tài chính
(Mẫu số B01-DNN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN),
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN), bảng cân đối tài khoản
(Mẫu số F01-DNN) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DNN).
Đối với các hợp tác xã (trừ hợp tác xã nơng nghiệp và hợp tác xã tín dụng),
hệ thống báo cáo tài chính được áp dụng gồm có Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số

B01-DNN/HTX), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN) và
Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DNN/HTX).
Nhìn chung, về hình thức các mẫu biểu này có thể khác nhau ở một số chỉ
tiêu nhưng vẫn giữ được nội dung và ý nghĩa cơ bản giống nhau của các báo cáo.
Chúng ta sẽ xem xét một hệ thống báo cáo tài chính cụ thể theo Thơng tư số
200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 như sau:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu số /B01-DN) là một BCTC tổng hợp, phản ánh
tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm theo giá trị ghi sổ của tài
sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế tốn cho biết tồn bộ giá trị hiện có của



×