Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Báo cáo thực hành sắc ký bản mỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.4 KB, 4 trang )

BÀI 2: SẮC KÝ LỚP MỎNG VÀ SẮC KÝ CỘT
Thực hành
a) Dụng cụ và hóa chất
Cột sắc ký 1
Cốc thủy tinh 250 ml 2
Cốc thủy tinh 100 ml 2
Cối chày 1
Phễu thủy tinh 1
Phễu chiết 1
Ống nghiệm 15
Đũa thủy tinh 1
Bếp điện 1
Cốc thủy tinh dùng giải ly bản mỏng 1
Bản mỏng silica gel
Ống vi quản
Kiếng thủy tinh 1
Ống đong 10 ml 1

Acetone
Hexan
Silica gel

Hình 1. Lá lốt

b) Cách tiến hành: sử dụng lá lốt

❖ Chuẩn bị dịch sắc tố màu của lá cây.
Cho lá cây đã rửa sạch, lau thật khô, cắt nhỏ vào cối rồi
dùng chày nghiền nát. Chuyển lá cây đã giã nát vào cốc
100 ml có chứa sẵn 30 ml hỗn hợp gồm 18 ml hexan và
12 ml acetone, lắc đều trong 10 phút, rồi lọc lấy dịch


trích, cho vào một cốc khác bằng phễu và giấy lọc. Rửa
bã nằm trên phễu bằng 5 ml hỗn hợp trên.

Hình 2. Dịch trích lá cây
Cho dịch trích vào phễu chiết, rửa bằng 20 ml nước tách riêng lớp hữu cơ (lớp trên)
cho vào một cốc thủy tinh khác, làm khan bằng Na2SO4, gạn lấy dung dịch. Đun cách
thủy dung dịch này để loại bớt dung môi, sẽ thu được dung dịch sắc tố đậm đặc


Hình 3,4,5,6. Tách riêng phần dịch chiết, làm khan và loại bớt dung môi
❖ Chuẩn bị cột sắc ký và chọn dung môi giải ly
Dùng đũa thủy tinh dài để nhồi một lớp bơng gịn dày khoảng 1-2mm vào dưới đáy
cột, không nhồi quá chặt. ráp cột sắc ký thẳng đứng vào giá nhờ cây kẹp, thêm dung
môi hexan cho đầy cột. Cho 15ml dung môi hexan vào một cốc thủy tinh 100ml, thêm
từ từ 10g silica gel và khuấy đều để thấm ướt hết silica gel. Cho từ từ silica gel vào cột
sắc ký, vừa gõ đều cột và mở khóa kho dung mơi chảy ra từng giọt. Lưu ý dung môi
luôn ngập trên silica gel. Sau khi cho hết silica gel, vẫn mở khóa để dung mơi chảy ra,
hứng dung môi để sử dụng cho đoạn tiếp theo. Cắt bản mỏng thành những bản nhỏ có
kích thước 2x10 cm. Dùng bút chì vạch mức xuất phát cách mép dưới 1 cm và mức
tiền tuyến dung môi cách mép trên 0.5 cm.
STT
1
2
3

Dung môi giải ly
Hexan
Hexan : acetone
Hexan: acetone


Tỉ lệ
100%
90:10
70:30

Cho mỗi dung môi giải ly vào các ly thủy tinh
khác nhau (đã có sẵn giấy lọc), đậy miếng
kiếng thủy tinh để dung mơi bão hịa. Chấm
mẫu lên bản mỏng và tiến hành giải ly, chọn
dung môi phù hợp để tiến hành sắc ký cột.

Hình 7. Giải ly sắc kí bản mỏng
Thứ
tự các dung môi từ trái qua là 1,2,3.
❖ Nạp mẫu vào cột sắc ký
Khi dung môi trong cột nằm trên lớp silica gel cịn khoảng 1 mm thì khóa cột lại.
Dùng ống nhỏ giọt để đưa mẫu vào đầu cột sắc ký. Từ từ mở khóa cột để cho dung
dịch mẫu thấm xuống bề mặt silica gel trên đầu cột, lúc thấy dung dịch đã xuống gần
lớp silica gel thì khóa cột lại, tiếp tục nạp cho mẫu vào đầu cột (lưu ý giữ lại một ít
mẫu để chấm sắc ký lớp mỏng). Mở khóa để hạ mực dung dịch mẫu xuống sát mặt
thống chất hấp phụ, đóng khóa
lại. Dùng ống nhỏ
giọt cho một lượng nhỏ dung môi
hoặc hệ dung mơi
chọn để sắc ký cột vào đầu cột, mở
khóa để dịch màu
tiếp tục thấm xuống silica gel. Đến
khi thấy dịch chất
màu đã gắn chặt vào silica gel ở
phần đầu cột. Liên



tục cho dung môi vào để giải ly. Sắc tố sẽ di chuyển ra khỏi cột và được hứng vào các
ống nghiệm.
Hình 8. Chạy sắc kí cột

Tiến hành sắc ký lớp mỏng ống nghiệm chứa sắc tố màu và dung dịch mẫu trước khi
chạy cột trên cùng một bản mỏng để so sánh. Chọn hệ 9:1 để tiến hành sắc kí bản
mỏng so sánh

Nội dung báo cáo
1. Cho biết dung môi hoặc hệ dung môi lựa chọn để tiến hành sắc ký cột.
Ban đầu chọn hệ 100% hexan sau đó chuyển sang hệ Hexan:acetone theo tỉ lệ
9:1
2. Nêu hiện tượng quan sát được trong quá trình chạy cột?
Từ dịch màu xanh của lá cây ban đầu theo thời gian chảy xuống cột phân thành các
tầng màu khác nhau.(xanh, đen, vàng,…)


Hệ 100% Hexan cho thấy được chất cần tìm( màu vàng) thấm xuống nhiều nhất
nhưng thời gian phân tách khá lâu. Trong khi đó khi thay hệ 9:1 thì thời gian thấm
xuống cột nhanh hơn, có sự phân bố các màu rõ hơn.
3. Cho biết màu sắc, hình dạng vết và giá trị Rf của các chất có trong mẫu.
 Hệ 100% Hexan: 1 vết màu vàng có hình bầu dục
Rf=6,5/9= 0,7(2)
 Hệ 9:1: 4 vết có hình dạng kéo dài theo thứ tự chiều dung môi đi lên gồm: xanh
lục(1), xanh rêu đậm(2), đen(3) và vàng(4)
Có Rf theo thứ tự là:
Rf1= 0,8/9=0,0(8)
Rf2= 1,3/9=0,1(4)

Rf3= 4,2/9=0,47
Rf4=7,5/9=0,8(3)
 Hệ 7:3: 5 vết có hình dạng kéo dài theo thứ tự chiều dung mơi đi lên là xanh
nhạt(1’),xanh lá mạ(2’), xanh lục(3’),đen(4’),vàng(5). Trong đó vết màu đen và
màu vàng gần như trùng nhau.
Có Rf theo thứ tự là
Rf(1’)= 1,7/9=0,1(8)
Rf(2’)=5,3/9=0,5(3)
Rf(3’)=5,8/9=0,6(4)
Rf(4’)=8/9=0,8(8)
Rf(5)=8/9=0,8(8)
 Sắc kí bản mỏng so sánh( hệ 9:1).
Chất cần tìm có màu vàng và Rf = 4,8/9=0,5(3)
Sinh viên thực hiện buổi 2
Nguyễn Bích Trâm

19139172

Ngơ Huỳnh Huyền Trân

19139175

Võ Hoàng Trúc Phương



×