Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đề tài tìm hiểu số từ trong tiếng nhật và phương pháp giảng dạy số từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (857.37 KB, 53 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật Bản và Việt Nam trong những năm gần đây đang ngày càng thắt chặt mối
quan hệ trong các lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế và văn hóa. Các cơng ty Nhật Bản đầu
tư vào Việt Nam ngày càng nhiều, nên nhu cầu học tiếng Nhật của sinh viên Việt Nam
ngày càng đông. Khoa Đông Phương trường Đại học Lạc Hồng là một trong những
trường Đại học đào tạo chuyên ngành tiếng Nhật với số lượng sinh viên đông. Việc đào
tạo tiếng Nhật như thế nào là hiệu quả và học tiếng Nhật như thế nào cho tốt? là một
câu hỏi tương đối khó với cả người dạy và người học tiếng Nhật. Trong khi học tiếng
Nhật, đòi hỏi mỗi sinh viên phải trang bị cho mình các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Các giáo viên nên hướng cho sinh viên các kỹ năng đó ngay từ những năm đầu tiên.
Ngay từ những giờ học đầu, kết hợp với việc học chữ cái, các sinh viên đã được làm
quen với các số đếm. Sinh viên được học các số thứ tự theo số đếm, ngồi ra sinh viên
cịn được học đếm số lượng về người, vật, động vật… Những cách đếm ấy được gọi là
số từ. Việc nhớ các đơn vị đếm là vấn đề rất khó đối với sinh viên, nhất là các biến âm
của từng loại. Hơn nữa đặt số từ trong vị trí câu như thế nào cho đúng, có rất nhiều sinh
viên thường nhầm lẫn. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sinh viên có thể dễ dàng nhớ
được các loại đơn vị đếm? Sinh viên có thể đặt số từ trong cấu trúc ngữ pháp như thế
nào cho đúng? Từ những lý do đó mà người viết đã nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu số từ
trong tiếng Nhật và phương pháp giảng dạy số từ” nhằm tổng hợp tất cả những loại số
từ cơ bản và đưa ra một số phương pháp giảng dạy giúp sinh viên trong trường có thể
dễ nhớ và biết cách vận dụng số từ trong tiếng Nhật. Người viết hy vọng rằng bài
nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Nhật nói chung cũng
như nâng cao hiệu quả của việc dạy số từ trong tiếng Nhật.


2

2. Mục đích nghiên cứu


Người viết sẽ tiến hành nghiên cứu các các loại số từ, nghiên cứu các phương
pháp giảng dạy số từ, đưa ra những phương pháp cụ thể, tổng hợp các phương pháp đó
xem phương pháp nào áp dụng hiệu quả nhất cho việc dạy số từ. Ngoài ra qua bài
nghiên cứu này sẽ giúp sinh viên thấy dễ hiểu, dễ nhớ các loại số từ cũng như biết phân
biệt cách đếm của từng loại. Để giải quyết được các vấn đề đó, chính là mục đích mà
đề tài đặt ra.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nhật Bản là một trong những nước phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật với
hầu hết các ngành điện, điện tử. Các công ty Nhật Bản đang dần mở rộng ra các nước.
Chính vì thế nhu cầu học tiếng Nhật để làm việc trong các cơng ty nước ngồi ngày
càng nhiều. Trên thế giới hiện nay có khoảng 150 quốc gia học tiếng Nhật. Để kiểm
chứng việc học tiếng Nhật của các quốc gia, trong những năm gần đây Quỹ giao lưu
quốc tế Nhật Bản tổ chức kỳ thi năng lực Nhật ngữ vào tháng 12 hàng năm. Việc học
tiếng Nhật đang dần được mở rộng, và các cơng trình nghiên cứu về tiếng Nhật ở các
nước ngày càng nhiều, nhằm thúc đẩy việc học tiếng Nhật ở các quốc gia trên thế giới.
Trong đó phải kể đến một số sách viết về phương pháp giảng dạy tiếng Nhật như: “み
んなの日本語初級 I 教え方の手引き” (Tuyển tập cách dạy tiếng Nhật sơ cấp dành
cho mọi người) của Iwao Ogawa, hay “日本語の教え方 ABC” (Cách dạy tiếng Nhật )
của các tác giả Terada Kazuko, Mikami Kyouko, Yamagata Mihoko, Wakuri Masako;
giáo trình “分かる日本語” (Hiểu tiếng Nhật) của Giáo sư Imai Mikio, Trung tâm
Nghiên cứu về giảng dạy tiếng Nhật Sendagaya, Tokyo. Ở Việt Nam có “Nghiên cứu
và dạy – học tiếng Nhật trong giai đoạn phát triển mới” (Báo cáo đề dẫn) của TS Ngô
Minh Thủy. Ngồi ra cịn nhiều tài liệu khác liên quan đến việc dạy và học tiếng Nhật,
trở thành nguồn tài liệu quý giá đối với người học tiếng Nhật nói chung.


3

Bên cạnh đó cịn phải kể đến các bài viết về tiếng Nhật được đăng tải trên các
Website, giúp người học cũng như người dạy rất tiện lợi trong việc tra cứu, tham khảo.

4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học để trình bày một cách có hệ thống các vấn đề mà đề tài nghiên cứu đặt ra. Đối
tượng khảo sát là sinh viên năm nhất và năm hai của khoa Đông Phương trường Đại
học Lạc Hồng – Đồng Nai.
Người viết sẽ sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Đó là các nguồn tư liệu từ
các giáo trình sách giáo khoa, các sách nâng cao tiếng Nhật, sách về phương pháp
giảng dạy, cũng như những tư liệu trên Internet để tiến hành nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu là số từ - ngữ pháp trình độ sơ cấp tiếng Nhật.
5. Đóng góp của đề tài và những dự kiến nghiên cứu tiếp tục về đề tài
Người viết đưa ra các phương pháp giảng dạy số từ nhằm đóng góp thêm về
cách dạy số từ sao cho có hiệu quả cũng như góp phần nâng cao việc dạy tiếng Nhật
trong trường. Hy vọng rằng bài nghiên cứu sẽ được các giáo viên cũng như sinh viên
trong trường đón nhận. Đồng thời nếu có điều kiện, người viết muốn phát triển đề tài
lên cao hơn, không chỉ dừng lại ở số từ mà nghiên cứu về phương pháp giảng dạy ngữ
pháp tiếng Nhật sơ cấp, để có thể nâng cao hơn nữa việc giảng dạy tiếng Nhật nói
chung.
6. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu gồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát số từ trong tiếng Nhật
Chương 2: Một số phương pháp giảng dạy số từ
Chương 3: Khảo sát và đề xuất một số phương pháp giảng dạy số từ trong tiếng Nhật


4

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT SỐ TỪ TRONG TIẾNG NHẬT
1.1. Từ chỉ số lượng
Khi nói về từ chỉ số lượng và số từ trong tiếng Việt có thể hiểu như sau: “Từ chỉ

số lượng, trong đó có từ loại số từ, là một khái niệm rộng, có thể do những lớp từ khác
nhau về từ loại, thuộc thực từ hoặc hư từ đảm nhiệm như: nhiều, ít (tính từ); những, các
(hư từ thuộc phụ từ). Số từ biểu thị ý nghĩa về số lượng, đó là số đếm như: một, hai,
bảy, chín… hoặc có thể là số từ chỉ thứ tự như: nhất, nhì…” [2; 2009:138]
Ví dụ: a. – “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh trưng”.
- “Chín ngà, chín cựa, chín hồng mao”.
- Một đơi
b. Hùng Vương thứ sáu.
Số từ ở ví dụ (a) chỉ số lượng.
Số từ ở ví dụ (b) chỉ số thứ tự.
Từ chỉ số lượng trong tiếng Nhật cũng thế. Từ chỉ số lượng trong tiếng Nhật phát triển
đến mức có khoảng 500 từ.
Số từ chỉ thứ tự:
Ví dụ: Số một, số hai…
Số từ chỉ số lượng:
Ví dụ: Một, hai, ba…
Đặc điểm nổi bật của số từ đó là số từ thường đi kèm danh từ để làm thành tố phụ cho
danh từ.
Ví dụ: Hai mươi ba người
Bốn giờ
Sáu năm


5

1.2. Cách đếm trong tiếng Nhật
Khi đếm người Nhật có hai cách đếm: cách đếm dùng âm Nhật và cách đếm
dùng âm Hán.
Cách đếm bằng âm Nhật:
1 ひい (hii), 2ふう (fuu), 3みい (mii), 4よう (you), 5いつ (itsu), 6むう (muu),

7なな (nana), 8やあ (yaa), 9ここ (koko), 10とお (too)
Cách đếm bằng âm Hán:
1いち (ichi), 2に (ni), 3さん (san), 4よん(し)(yon/ shi), 5ご (go), 6ろく(ro
ku), 7なな (na na), 8はち (ha chi), 9きゅう (kyuu), 10じゅう(juu)
Từ chỉ số lượng âm Nhật đi cùng với cách đếm bằng âm Nhật, còn từ chỉ số
lượng âm Hán đi cùng với cách đếm bằng âm Hán. Hiện nay người ta khơng cịn dùng
cách đếm âm Nhật mấy, nhưng trong trường hợp dùng từ chỉ số lượng thì vẫn cịn.
Các số đếm tiếp theo 11: juu + ichi (juu ichi) じゅういち, 12: juu + ni (juu ni) じゅ
うに và cứ thế tương tự cho 13 đến 19.
20: ni + juu (ni juu)

にじゅう, 21: ni + juu + ichi (ni juu ichi)

tương tự đếm từ 22 đến 29.
30: san + juu (san juu) さんじゅう, tương tự 40 đến 90.
Tiếp đến hàng 100:
100: hyaku

ひゃく

200: ni hyaku にひゃく
400: yon hyaku よんひゃく
500: go hyaku

ごひゃく

700: nana hyaku ななひゃく
900: kyuu hyaku きゅうひゃく
Trong hàng trăm có ba trường hợp biến âm:


にじゅういち,


6

300: san byaku さんびゃく
600: rop pyaku ろっぴゃく
800: hap pyaku はっぴゃく
Tiếp tục đến hàng nghìn:
1000: sen せん
2000 đến 9000 cũng ghép lại như trên, nhưng có hai biến thể:
3000: san zen さんぜん
8000: has sen はっせん
Tiếp theo những hàng cao hơn:
10 000: ichi man

いちまん

100 000: 10 + 4 số 0 (juu man) じゅうまん
1 000 000: 100 + 4 số 0 (hyaku man) ひゃくまん
100 000 000: ichioku (trường hợp đặc biệt) いちおく
Trên đây là toàn bộ cách đếm theo thứ tự số (1, 2, 3, 4…) hoặc để đếm tiền, còn
khi đếm số lượng lại có sự thay đổi. Khi dùng từ chỉ số lượng phải chú ý đến biến âm.
Điều này thường khó nhớ đối với hầu hết sinh viên. Mà cách biến âm thì khơng có quy
tắc nhất định, thường thì phải học thuộc.
Khi đếm “cái”
個(こ)….. (ko) âm Hán
一個(いっこ)(ikko)、二個(にこ)(ni ko)、三個(さんこ)(san ko)、四個
(よんこ)(yon ko)、五個(ごこ)(go ko)、六個(ろっこ)(rokko)、七個(な
なこ)(nana ko)、八個(はっこ)(hakko)、九個(きゅうこ)(kyuu ko)、十個

(じゅっこ)(jukko)
つ….. âm Nhật


7

一つ(ひとつ)(hitotsu)、二つ(ふたつ)(futatsu)、三つ(みっつ)(mittsu)、四
つ(よっつ)(yottsu)、五つ(いつつ)(itsutsu)、六つ(むっつ)(muttsu)、七つ
(ななつ)(nanatsu)、八つ(やっつ)(yattsu)、九つ(ここのつ)(kokonotsu)、
十(とお)(too)
Đếm người: 人(にん) (nin)

âm Hán

一人(ひとり)(hitori)、二人(ふたり)(futari)、三人(さんにん)(sannin)、四
人(よにん)(yonin)、五人(ごにん)(gonin)、六人(ろくにん)(rokunin)、七
人(ななにん/しちにん)(nananin/ shichinin)、八人(はちにん)(hachinin)、九
人(くにん/きゅうにん)(kunin/kyuunin)、十人(じゅうにん)(juunin)
Khi đếm động vật
Đếm động vật nói chung, cá, cơn trùng 匹 (ひき)(hiki)….. âm Hán bị biến âm
一匹(いっぴき)(ippiki)、二匹(にひき)(nihiki)、三匹(さんびき)(sanbiki)、
四 匹 ( よ ん ひ き ) (yonhiki) 、 五 匹 ( ご ひ き ) (gohiki) 、 六 匹 ( ろ っ ぴ き )
(roppiki)、七匹(ななひき)(nanahiki)、八匹(はちひき)(hachihiki)、九匹(き
ゅうひき)(kyuuhiki)、十匹(じゅっぴき)(juppiki)
Đếm động vật to lớn 頭(とう)(tou)….. âm Hán
一頭(いっとう)(ittou)、二頭(にとう)(nitou)、三頭(さんとう)(santou)、
四 頭 ( よ ん と う ) (yontou) 、 語 頭 ( ご と う ) (gotou) 、 六 頭 ( ろ く と う )
(rokutou)、七頭(ななとう)(nanatou)、八頭(はちとう)(hachitou)、九頭(き
ゅうとう)(kyuutou)、十頭(じゅっとう)(juttou)
Đếm chim: 羽(わ)(wa)…. âm Hán

一羽(いちわ)(ichiwa)、二羽(にわ)(niwa)、三羽(さんわ)(sanwa)、四羽
(よんわ)(yonwa)、五羽(ごわ)(gowa)、六羽(ろくわ)(rokuwa)、七羽(な


8

なわ)(nanawa)、八羽(はちわ)(hachiwa)、九羽(きゅうわ)(kyuuwa)、十羽
(じゅうわ)(juuwa)
Đếm các vật mỏng như giấy, vải…
枚(まい)(mai)…. âm Hán
一枚(いちまい)(ichi mai)、二枚(にまい)(ni mai)、三枚(さんまい)(san
mai)、四枚(よんまい)(yon mai)、五枚(ごまい)(go mai)、六枚(ろくま
い)(roku mai)、七枚(しちまい/ななまい)(shichi mai/nana mai)、八枚(はち
まい)(hachi mai)、九枚(きゅうまい)(kyuu mai)、十枚(じゅうまい)(juu
mai)
Đếm máy móc như ti vi, máy vi tính, xe máy...
台(だい)(dai)……. âm Hán
一台(いちだい)(ichi dai)、二台(にだい)(ni dai)、三台(さんだい)(san dai)、
四台(よんだい)(yon dai)、五台(ごだい)(go dai)、六台(ろくだい)(roku
dai)、七台(ななだい)(nana dai)、八台(はちだい)(hachi dai)、九台(きゅう
だい)(kyuu dai)、十台(じゅうだい)(juu dai)
Đếm những vật có hình trụ dài như bút…
本(ほん)(hon)….. âm Hán bị biến âm
一本(いっぽん)(ippon)、二本(にほん)(ni hon)、三本(さんぼん)(san bon)、
四本(よんほん)(yon hon)、五本(ごほん)(go hon)、六本(ろっぽん)
(roppon)、七本(ななほん)(nana hon)、八本(はっぽん)(happon)、九本(き
ゅうほん)(kyuu hon)、十本(じゅっぽん)(juppon)
Đếm ly bia, ly cà phê…
杯(ぱい)(pai)



9

一杯、(いっぱい)(ippai)、二杯(にはい)(nihai)、三杯(さんばい)(san bai)、
四杯(よんはい)(yon hai)、五杯(ごはい)(go hai)、六杯(ろっぱい)(roppai)、
七杯(ななはい)(nana hai)、八杯(はっぱい)(happai)、九杯(きゅうはい)
(kyuu hai)、十杯(じゅっぱい)(juppai)
Đếm sách, tạp chí…
冊(さつ)(satsu)…… âm Hán
一冊(いっさつ)(issatsu)、二冊(にさつ)(ni satsu)、三冊(さんさつ)(san
satsu)、四冊(よんさつ)(yon satsu)、五冊(ごさつ)(go satsu)、六冊(ろくさ
つ)(ros satsu)、七冊(ななさつ)(nana satsu)、八冊(はっさつ)(has satsu)、
九冊(きゅうさつ)(kyuu satsu)、十冊(じゅっさつ)(jus satsu)
Trên đây là cách đếm các từ chỉ số lượng chủ yếu và một số trường hợp biến âm
của nó. Đó là những từ chỉ số lượng âm Nhật đi cùng cách đếm bằng âm Nhật, còn từ
chỉ số lượng âm Hán đi cùng với cách đếm bằng âm Hán, nhưng mà cũng có nhiều
trường hợp khơng theo quy tắc này. Đó là 1, 2, 3, 4 và 7. Trong số đếm có một số
trường hợp biến âm. Cách biến âm khơng có quy tắc nhất định. Song thơng thường thì
các số 2, 3, 5, 9 không biến âm; các số 4, 7 hay dùng âm Nhật; các số 1, 6, 8, 10 thì âm
cuối hay biến thành “っ” (tsu nhỏ).
1.3. Số từ và vị trí của nó trong câu
Cũng như trong tiếng Việt, những từ dùng để chỉ đơn vị đếm trong tiếng Nhật
có rất nhiều cách nói khác nhau tùy theo từng loại danh từ. Thí dụ như để đếm viết chì,
ほん

さつ

viết…thì là [~ 本hon], cịn sách vở, tạp chí thì dùng [ ~ 冊satsu].
Nếu trong câu có từ chỉ số đếm vật, động vật và cả số người tương ứng, chúng được
すうし


gọi là “Số từ” 「数詞」(suushi). Từ này thường nằm sau trợ từ và trước động từ chính.
Chúng ta cần lưu ý sau số từ thông thường không cần một trợ từ nào khác đi theo.


10

Trong các mẫu câu, chúng ta thường thấy số từ nằm xen giữa danh từ có liên quan và
động từ.
Cấu trúc mẫu câu có số từ là:
どうし

め い し

じょし

助詞

名詞
Danh từ

すうし

数詞

trợ từ

số từ




動詞
ください

động từ

Để thấy rõ vị trí của số từ trong câu, hãy so sánh các câu dưới đây:
ビールを飲みました

ビールを3本飲みました。

Tôi đã uống bia

Tôi đã uống 3 chai bia

本を読みました

本を 4 冊読みました。

Tôi đã đọc sách

Tơi đã đọc 4 quyển sách

れい

例:Ví dụ
あお

えんぴつ


さんぼん

1) 青い鉛筆が三本あります。
ほん

いっさつ よ

2) 本を一冊読みました。

Tơi có ba cây viết chì xanh
Tơi đã đọc một quyển sách

いちまい

3) ハンカチを一枚ください。

Hãy lấy cho tôi một cái khăn tay

にほん の

4) ビールを二本飲みました。

Tơi đã uống hai chai bia

Nhìn vào một số câu ví dụ trên chúng ta sẽ thấy rõ được vị trí của số từ trong câu.
Trong tiếng Nhật chia ra làm nhiều nhóm riêng biệt, có thể chia số từ ra các loại khác
nhau với cách đếm khác nhau, trong mỗi nhóm lại có một số trường hợp đặc biệt.
Ví dụ: 2 cây viết chì là ni hon, 3 cây viết chì là san bon (hon khơng phải là cây viết chì,
mà chỉ là cái đi đi sau số đếm).
Ví dụ như câu:



11

えんぴつがにほんあります。(empitsu ga ni hon arimasu)
(empitsu: cây viết chì, ga: là trợ từ, ni hon: 2 cái, arimasu: có)
Chữ hon sẽ thay đổi ở những nhóm đồ vật khác nhau.
Ví dụ:
本がごさつあります。(hon ga go satsu arimasu)
(Hon: quyển sách, go satsu: 5 quyển)
Trong tiếng Nhật chia rất nhiều nhóm để đếm. Trong từng nhóm giống nhau về
các biến thể của nó (như ví dụ hon và bon ở trên).
Nhóm 1:
- Đếm đồ vật tròn, dài (bút, chai, trái chuối, cây dù): Số đếm + hon/bon/pon (ほん/ぼ
ん/ぽん)
- Đếm ly, cốc, tách, chén: Số đếm + hai/bai/pai (はい/ばい/ぱい)
- Đếm thú vật nhỏ (mèo, cá, côn trùng): Số đếm + hiki/biki/piki (ひき/びき/ぴき)
Các biến thể trong nhóm này:
- 1 cái/con: ip + pon/pai/piki

いっぽん/ いっぱい/ いっぴき

- 6 cái/con: rop + pon/pai/piki

ろっぽん/ ろっぱい/ ろっぴき

- 8 cái/con: hap + pon/pai/piki

はっぽん/ はっぱい/ はっぴき


- 10 cái/con: jup/jip + pon/pai/piki

じゅっぽん(じっぽん)/じゅっぱい(じっぱ

い)/じゅっぴき(じっぴき)
- 3 cái/con: san + bon/bai/biki

さんぼん/ さんばい/ さんびき

Cịn lại đều là số đếm bình thường + hon/hai/hiki. Tuy nhiên vẫn phải tuân thủ các biến
thể ở trên. Ví dụ 11 cái/con thì vẫn là juu + biến thể 1, 26 cái/con là ni juu + biến thể 6.
Điều này được áp dụng cho tất cả các nhóm.
Hỏi bao nhiêu: nan + bon/bai/biki

なんぼん/ なんばい/ なんびき


12

Nhóm 2:
- Đếm nhà: số đếm + ken/gen

けん/げん

- Đếm tầng lầu: số đếm + kai/gai

かい/がい

Các biến thể trong nhóm này:
- 1 căn/tầng: ik + ken/kai


いっけん/いっかい

- 6 căn/ tầng: rok + ken/kai

ろっけん/ろっかい

- 8 căn/tầng: hak + ken/kai

はっけん/はっかい

- 10 căn/ tầng: juk/jik + ken/kai じゅっけん(じっけん)/じゅっかい(じゅっか
い)
- 3 căn/tầng: san + gen/gai

さんげん/さんがい

Hỏi bao nhiêu: nan + gen/gai

なんげん/なんがい

Cịn lại đều là số đếm bình thường + ken/kai
Nhóm 3:
Đếm đồ vật theo cặp (giày, dép): số đếm + soku/zoku

そく/ぞく

Các biến thể trong nhóm này:
- 1 đơi: is + soku
- 8 đôi: has + soku


いっそく
はっそく

- 10 đôi: jus/jis + soku
- 3 đôi: san + zoku

じゅっそく/じっそく
さんぞく

- 6 đôi vẫn là roku soku (ろくそく) chứ không bị biến thể như hai nhóm trên.
Hỏi bao nhiêu đơi: nan + zoku
Cịn lại đều là số đếm bình thường + soku
Nhóm 4:
- Đếm lần: Số đếm + kai

かい

Các biến thể trong nhóm này:


13

- 1 lần: ik + kai

いっかい

- 6 lần: rok + kai

ろっかい


- 8 lần: hak + kai

はっかい

- 10 lần: juk + kai

じゅっかい

- 3 lần vẫn là: san + kai さんかい
Hỏi bao nhiêu lần: nan + kai
Còn lại đều là số đếm bình thường + kai
- Đếm đồ vật nhỏ (cục gơm, quả cam, quýt…): số đếm + ko



Các biến thể trong nhóm này:
- 1 quả: ik + ko

いっこ

- 6 quả: rok + ko

ろっこ

- 8 quả: hak + ko

はっこ

- 10 quả: juk + ko


じゅっこ

Cịn lại là số đếm bình thường + ko
Hỏi bao nhiêu quả: nan + ko
- Đếm tháng: số đếm + kagetsu

かげつ

Các biến thể trong nhóm này:
- 1tháng: ik + kagetsu

いっかげつ

- 6 tháng: rok + kagetsu hoặc có thể nói là hantoshi
- 8 tháng: hak + kagetsu
- 10 tháng: juk + kagetsu
- 3 tháng vẫn là san kagestsu

はっかげつ
じゅっかげつ
さんかげつ

Còn lại là số đếm bình thường + kagetsu
Hỏi bao nhiêu tháng là: nan + kagetsu

ろっかげつ/ はんとし


14


Nhóm 5:
- Đếm tuổi: Số đếm + sai さい
- Đếm sách vở: số đếm + satsu さつ
- Đếm đồ vật theo bộ (quần áo): số đếm + chaku
- Đếm tuần: số đếm + shuukan

ちゃく

しゅうかん

Các biến thể trong nhóm này: (Chú ý khơng có biến thể “6”)
- 1 tuổi/cái/tuần: is + sai/satsu/chaku/shuukan
いっさい/いっさつ/いっちゃく/いっしゅうかん
- 8 tuổi/cái/tuần: has + sai/satsu/chaku/shuukan
はっさい/はっさつ/はっちゃく/はっしゅうかん
- 10 tuổi/cái/tuần: jus/jis + sai/satsu/chaku/shuukan
じゅっさい/じゅっさつ/じゅっちゃく/じゅっしゅうかん
Trường hợp đặc biệt: 20 tuổi là hatachi

はたち

Cách nhớ để không bị lẫn lộn: các đuôi bắt đầu bằng chữ “s” thì khơng có biến thể “6”
(như nhóm 3 và 5), cịn các đi bắt đầu bằng chữ “k” thì có biến thể “6” (như nhóm 2
và 4).
Nhóm 6:
- Đếm thứ tự: số đếm + ban

ばん


- Đếm đồ vật mỏng (lá thư, tờ giấy, áo sơ mi): số đếm + mai
- Đếm máy móc, xe cộ: số đếm + dai

だい

Nhóm này khơng có biến thể
Nhóm 7: (bao gồm những nhóm có mỗi kiểu biến thể riêng)
- Đếm người: số đếm + nin

にん

Các biến thể:
1 người: hitori (khơng có nin)

ひとり

まい


15

2 người: futari (khơng có nin)

ふたり

Từ 3 người trở đi là số thứ tự + nin, riêng 4 người là yo + nin

よにん(tương tự cho

14, 24… tức là 14 người sẽ là juu + yonin)

- Đếm đồ vật nói chung: phải học thuộc 10 số đầu.
1 cái: hitotsu

ひとつ

2 cái: futatsu

ふたつ

3 cái: mittsu

みっつ

4 cái: yottsu

よっつ

5 cái: itsutsu

いつつ

6 cái: muttsu

むっつ

7 cái: nanatsu
8 cái: yattsu

ななつ
やっつ


9 cái: kokonotsu ここのつ
10 cái: too

とお

Bắt đầu từ 11 trở đi quay lại số đếm bình thường nhưng khơng thêm “tsu”
- Đếm ngày: phải học thuộc 10 số đầu.
1 ngày: ichi nichi いちにち
2 ngày: futsuka ふつか
3 ngày: mikka みっか
4 ngày: yokka よっか
5 ngày: itsuka いつか
6 ngày: muika むいか
7 ngày: nanoka なのか
8 ngày: youka ようか


16

9 ngày: kokonoka ここのか
10 ngày: tooka とおか
14 ngày: juu yokka じゅうよっか
17 ngày: juu shichi nichi じゅうしちにち
19 ngày: juu ku nichi
20 ngày: hatsuka

じゅうくにち
はつか


24 ngày: ni juu yokka

にじゅうよっか

27 ngày: ni juu shichi nichi

にじゅうしちにち

29 ngày: ni juu ku nichi

にじゅうくにち

Các ngày khác: số đếm + nichi
Đếm giờ và giờ đồng hồ:
Đếm giờ: số đếm + jikan

じかん

Các biến thể:
4 giờ: yo + jikan/ji
7 giờ: shichi + jikan/ji
9 giờ: ku + jikan/ji

よじかん/よじ
しちじかん/しちじ
くじかん/くじ

Đếm phút và phút đồng hồ: số đếm + fun/pun
Các biến thể:
1 phút: ip + pun


いっぷん

3 phút: san + pun

さんぷん

4 phút: yon + pun

よんぷん

6 phút: rop + pun

ろっぷん

8 phút: hap + pun

はっぷん

10 phút: jup/jip + pun

じゅっぷん/じっぷん

ふん/ぷん


17

Cịn lại là số đếm bình thường + fun
Đếm năm: số đếm + nen

Có một biến thể:
4 năm: yo + nen

よねん (và như vậy 14 năm sẽ là juu + yonen)

Trên đây là toàn bộ cách đếm (người, vật, đồ vật) trong tiếng Nhật. Khi học các đơn vị
đếm này, người học phải nhớ được cách đếm của từng loại và các trường hợp biến âm
của nó.


18

CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY SỐ TỪ
2.1. Phương pháp truyền thống
Phương pháp dạy học truyền thống là những cách thức dạy học quen thuộc được
truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Phương pháp dạy học này
lấy hoạt động của người thầy là trung tâm. Theo Frire – nhà xã hội học, nhà giáo dục
học nổi tiếng người Braxin đã gọi phương pháp này là “Hệ thống ban phát kiến thức”
[27], là q trình chuyển tải thơng tin từ người thầy sang trò. Giáo viên sẽ đưa ra lượng
kiến thức cho một bài giảng và học sinh sẽ nắm bắt kiến thức của giờ học đó. Dạy theo
phương pháp này chủ yếu giáo viên sẽ đưa ra vấn đề dạy bằng cách đọc, viết lên bảng.
Sau đó học sinh sẽ lắng nghe và ghi chép lại. Trong giờ dạy chủ yếu giáo viên dùng
hình thức đọc chép, ít khi dùng thêm hình thức minh họa nào khác.
Dạy số từ theo phương pháp truyền thống, chủ yếu giáo viên dùng hình thức
dịch văn phạm. Giáo viên sẽ đưa ra cấu trúc ngữ pháp và dịch ý nghĩa. Giáo viên sẽ
viết cấu trúc ngữ pháp có số từ lên bảng và giải thích ý nghĩa về cấu trúc ngữ pháp đó.

Hình 1:
Trước tiên giáo viên đưa ra mẫu câu chính có số từ:
N が/を数詞+動詞 (Danh từ + trợ từ + số từ + động từ)

Sau đó giáo viên sẽ đi cụ thể vào từng loại đơn vị đếm cũng bằng cách ghi và dịch ý
nghĩa. Chẳng hạn khi dạy cách đếm các đồ vật nói chung (hitotsu).


19

T: 教室に机が9つあります。(Trong lớp học có 9 cái bàn)
Giáo viên đưa ra mẫu câu, dịch mẫu câu và giải thích về cách đếm các đồ vật nói
chung. Giáo viên sẽ cho sinh viên ghi chép cách đếm các đồ vật nói chung. Tương tự
khi dạy đếm だい/まい (dai/mai), giáo viên cũng viết mẫu câu lên bảng:
T: シャツを3まい買いました。(Tôi đã mua 3 chiếc áo sơ mi)
T: テレビが1台あります。 (Tơi có một cái ti vi)
Giáo viên sẽ giải thích cách đếm mai: là số đếm dùng để đếm các vật mỏng như giấy,
áo sơ mi, đĩa, CD…
Giải thích cách đếm dai: là số đếm dùng để đếm các phương tiện đi lại và máy móc.
Cứ như thế giáo viên lần lượt đưa ra các mẫu câu của từng loại số đếm và giải
thích ý nghĩa của nó. Dạy theo phương pháp này chủ yếu giáo viên giải thích bằng
tiếng Việt mà khơng dùng hình thức minh họa nào khác (như tranh ảnh, động tác...).
Học sinh nghe và đơn thuần ghi chép. Sau khi dạy một loạt các số đếm trong sách giáo
khoa, giáo viên sẽ cho sinh viên luyện tập bằng cách đọc các câu ví dụ, các câu bài tập
có sẵn trong sách giáo khoa và dịch ý nghĩa từng câu. Chẳng hạn khi luyện tập về số
đếm các đồ vật nói chung, đếm các vật mỏng và máy móc:
S: 会議室にテーブルが7つあります。
S: Trong phịng họp có 7 cái bàn trịn
部屋にいすが1つあります。
S: Trong phịng có 1 cái ghế
CD が5枚あります。
S: Tơi có 5 cái đĩa CD
コンピューターが 1 台ああります。
S: Tơi có 1 cái máy tính

Đối với bài tập dạng câu hỏi, giáo viên sẽ cho hai sinh viên luyện tập cũng bằng
cách đọc và dịch ý nghĩa. Giáo viên sẽ cho sinh viên luyện tập tất cả những bài tập có


20

sẵn trong sách. Dạy theo phương pháp này giáo viên sẽ là người truyền đạt và học sinh
sẽ là người tiếp thu.
2.2. Phương pháp hiện đại
Phương pháp dạy học hiện đại xuất hiện ở các nước phương Tây (ở Mỹ,
Pháp…) từ đầu thế kỷ XX và được phát triển mạnh từ nửa sau của thế kỷ, có ảnh
hưởng sâu rộng tới các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Trong thời buổi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, khoa học kỹ thuật khơng ngừng
phát triển thì phương pháp giảng dạy cũng có nhiều đổi mới. Các trang thiết bị phục vụ
cho công tác giảng dạy ngày càng hiện đại. Các giáo viên có thể dùng nhiều hình thức
dạy khác nhau làm cho giờ dạy sinh động hơn. Phương pháp dạy học hiện đại được áp
dụng rất nhiều trong các trường Đại học hiện nay. Các giáo viên có thể dạy trình chiếu
bài giảng trên máy tính, dùng tranh ảnh và các bản vẽ; phim ảnh, đèn chiếu và máy tính
điện tử. Các giáo viên có thể cho sinh viên chuẩn bị bài học theo nhóm. Giáo viên phân
chia số lượng học sinh theo từng nhóm cụ thể, giao bài tập cho nhóm chuẩn bị trước và
sẽ lên lớp thuyết trình, giáo viên chỉ là người hướng dẫn và sửa bài. Đó là một số
phương pháp dạy học hiện đại hiện nay. Phương pháp này chủ yếu lấy học sinh làm
trung tâm, có thể phát huy được tính sáng tạo trong học tập của học sinh. Đó là cách
thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Giáo viên sẽ là
người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm. Đặc điểm
của dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diễn giải; tăng cường dẫn
dắt, điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống. Dạy theo phương pháp này giờ học sẽ rất sôi
nổi, sinh động và thú vị.
Dạy số từ theo phương pháp hiện đại, giáo viên có thể dạy bằng nhiều hình thức
khác nhau. Giáo viên sẽ giải thích bằng tiếng Nhật và kết hợp các hình thức minh họa

cụ thể cho sinh viên dễ hiểu (chẳng hạn dùng tranh, ảnh, vật thật…). Chúng ta đi vào
cách dạy cụ thể theo phương pháp hiện đại đối với một số loại số từ như sau:
2.2.1. Cách đếm đồ vật nói chung (hitotsu)


21

Giáo viên đưa ra bức tranh về một số đồ vật và cho sinh viên đếm cách đếm
“tsu”. Và tuần tự đi theo trình tự các bước như sau:
Dẫn nhập: Giáo viên có thể sử dụng vật thật hoặc tranh ảnh để dẫn nhập vào
các số từ. Có nhiều cách dẫn nhập: dùng động tác, đặt các câu hỏi có liên quan đến vấn
đề chuẩn bị đưa ra, hoặc tạo ra tình huống hội thoại làm bước đệm dẫn nhập vào mẫu
câu.
Ví dụ 1: Giáo viên sẽ bỏ sẵn vào trong hộp những thứ dễ đếm (ví dụ như chìa khóa).
Sau đó giáo viên vừa cho sinh viên đếm vừa lấy ra: 1 cái, 2 cái, 3 cái… Có 7 cái chìa
khóa.

Hình 2:
1 つ、2 つ、3つ… かぎが 7 つあります。
Ví dụ 2: Giáo viên sẽ chuẩn bị các bức tranh có nhiều đồ vật để dẫn nhập vào bài.
教室に机が9つあります。(Trong phòng học có 9 cái bàn)
Trong q trình nghe và nhìn như thế, sinh viên sẽ dần lý giải được vấn đề mà giáo
viên muốn đề cập tới.
- Hanpuku (lặp lại): Bước này chỉ cho sinh viên lặp lại những câu đã dẫn nhập phía
trên với mục đích cho sinh viên nhớ được cấu trúc câu.
1) T:

かぎが 4 つあります。 (Tơi có 4 cái chìa khóa)



22

S:

かぎが 4 つあります

(Tơi có 4 cái chìa khóa)

2) T:

教室に机が9つあります。(Trong phịng học có 9 cái bàn)

S:

教室に机が9つあります。(Trong phịng học có 9 cái bàn)

- Dainyu (thế): Thay các số từ vào trong các cấu trúc câu theo tuần tự số từ đã dẫn nhập
ở trên.
1) かぎが2つあります。(Tơi có 2 cái chìa khóa)
T: 4 つ (bốn cái)
S:

かぎが 4 つあります。(Tơi có 4 cái chìa khóa)

T: 6つ (sáu cái)
S:

かぎが6つあります。(Tơi có 6 cái chìa khóa)

T: 10つ (mười cái)

S:

かぎが10つあります (Tơi có 10 cái chìa khóa)

2) 教室に机が9つあります。(Trong phịng học có 9 cái bàn)
T:

3 つ (ba cái)

S:

教室に机が3つあります。(Trong phịng học có 3 cái bàn)

T:

6 つ (sáu cái)

S:

教室に机が6つあります。(Trong phịng học có 6 cái bàn)

T: 9つ (chín cái)
S:

教室に机が9つあります。(Trong phịng học có 9 cái bàn)

Luyện tập: 1. Luyện tập cách nói số từ để đếm từ 1 つ2つ3つ… 10 まで
2. Cho sinh viên xem hình và cho sinh viên làm thành câu hồn chỉnh.
Ví dụ: Giáo viên cho xem hình và chỉ vào cái bàn, sinh viên nhìn xem trên hình có bao
nhiêu cái bàn và làm thành câu:

例: T: つくえ

S: つくえが 7 つあります。(Trong lớp học có 7 cái bàn)


23

T: かばん

S: かばんが4つあります。(Tơi có 4 cái cặp)

T: かぎ

S: かぎが9つあります。

(Tơi có 9 cái chìa khóa)

Cho sinh viên luyện tập lần lượt với các số đếm của “tsu”.
Mở rộng hơn nữa vẽ ra cấu trúc để sinh viên luyện tập theo.
~に~が

あります。
3つ

Triển khai 1: いくつありますか。(Ikutsu arimasuka)
Ví dụ1: Giáo viên quay lại những cái chìa khóa đã sử dụng ở phần dẫn nhập, tặng cho
một sinh viên nào đó một cái và hỏi: Bây giờ còn mấy cái? Sinh viên sẽ trả lời: còn 7
cái.
例:T: 今、いくつありますか。(Bây giờ cơ có bao nhiêu cái chìa khóa?)
S: 7 つあります。(Cơ cịn 7 cái)

Ví dụ 2: Sau khi đã luyện tập hồn thành câu với các ví dụ 3, 4, 5 cái bằng cách sử
dụng tranh và ảnh chẳng hạn như bàn, ghế, cặp… giáo viên dẫn nhập ngay vào câu hỏi
“ikutsu” (bao nhiêu cái?). Giáo viên có thể dẫn nhập bằng cách đưa dấu hỏi ngay trên
các bức tranh và hình đó.
Sau khi dẫn nhập xong cách hỏi cho số đếm dạng “tsu”, giáo viên sẽ cho sinh viên
luyện tập.
T: かばん

S1: かばんがいくつありますか。(Bạn có mấy cái cặp?)
S2: 3つあります。(Tơi có 3 cái)

T: いす

S1: いすがいくつありますか。(Bạn có mấy cái ghế?)
S2: 1つあります。(Tơi có 1 cái)

T: かぎ

S1: かぎがいくつありますか。(Bạn có mấy cái chìa khóa?)
S2: 7つあります。(Tơi có 7 cái)


24

Cho sinh viên luyện tập dạng câu hỏi mở rộng, có thể sử dụng tranh ở ví dụ dẫn nhập.
Ví dụ: T: 教室にいすがいくつありますか。(Trong lớp học có mấy cái ghế?)
S さんの町に大学がいくつありますか。(Ở thành phố bạn có mấy trường Đại
học?)
Triển khai 2: ~ を- つ~
Bước triển khai này áp dụng mẫu câu có số đếm “tsu” với trợ từ phía trước là “wo”.

Ví dụ: T: きのうかばんを買いました。(Hôm qua tôi đã mua cặp) 2 つ買いまし
た。(Tôi đã mua 2 cái) かばんを 2 つ買いました。(Tôi đã mua 2 cái cặp)
- Bước cuối cùng là đặt câu hỏi (Q & A):

Hình 3:
Trước tiên đặt câu hỏi dưới dạng trả lời có hoặc khơng.
T: かばんを 1 つ買いましたか。(Bạn đã mua một cái cặp phải không?)
S: はい、1 つ買いました。(Vâng, tôi đã mua một cái)
いいえ、1 つ買いませんでした。(Không, tôi không mua một cái)
Đặt câu hỏi dưới dạng làm thành bài hội thoại ngắn.
T: Gai さん、かばんがありますか。(Bạn có cặp sách khơng?)


25

S1: はい、あります。(Vâng, có)
T:いくつありますか。(Bạn có mấy cái?)
S1: 3つあります。(Tơi có ba cái)
T: 昨日どこへ行きましたか。(Hôm qua bạn đã đi đâu vậy?)
S2: スーパーへ行きました。(Tôi đã đi siêu thị)
T: 何を買いましたか。(Bạn đã mua gì vậy?)
S2: 筆箱を買いました。(Tơi đã mua hộp bút)
T:いくつ買いましたか。(Bạn đã mua mấy cái?)
S3: 2つ買いました。(Tôi đã mua hai cái)
Phần đặt câu hỏi là để xác nhận một lần nữa mức độ hiểu bài của sinh viên,
đồng thời cũng yêu cầu cần hướng tới sau mỗi cấu trúc mới. Phần này rất quan trọng và
cần dành thời gian nhiều.
2.2.2. mai/dai
Giải thích cách đếm mai: là số đếm dùng để đếm các vật mỏng như giấy, áo sơ mi,
đĩa, CD… Giải thích cách đếm dai: là số đếm dùng để đếm các phương tiện đi lại và

máy móc.
Sau đó đi vào các bước cụ thể:
- Dẫn nhập: Sử dụng các bức tranh có hình đĩa CD, hình bưu thiếp, chuẩn bị các tấm
hình, chuẩn bị tranh có hình tivi, máy nghe. Giới thiệu các cách đếm lần lượt 「1台、
2台、3台…」「1 枚、2枚、3枚…. Tiếp đến cho sinh viên luyện tập các số đếm
đó và dẫn nhập vào mẫu câu:
~が- 枚~が- 台あります


×