Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bồi dưỡng kỹ năng phát hiện vấn đề trong nghiên cứu khoa học của học viên các trường sĩ quan quân đội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.7 KB, 6 trang )

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ TRONG DẠY HỌC
CHO HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
(TRAINING NON-VERBAL COMMUNICATION SKILLS IN TEACHING FOR
TEACHERS OF SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES AT POLITICAL
UNIVERSITY TODAY)
ĐỖ TRUNG LINH
Abstract: Non-verbal communication skills play an important, which
contribute to develop the learners’ competency to apply knowledge to effectively
solve practical situations.In order to teach social and humanities sciences at
military universities today, the lecturer must have teaching skills, especially
communication skills.The article focuses on measures of training non-verbal
communication skills in teaching for teachers of social sciences and humanities to
meet the training goals of the University.
(Kỹ năng giao tiếp phi ngơn ngữ đóng vai trị quan trọng, góp phần phát
triển năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn của
người học. Để giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại
học quân sự hiện nay, người giảng viên phải có kỹ năng giảng dạy, đặc biệt là kỹ
năng giao tiếp. Bài viết tập trung vào các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp
phi ngôn ngữ trong dạy học cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng
mục tiêu đào tạo của Nhà trường)
Keywords: Nonverbal communication,Non-verbal communication skills,
social and humanities science, military universities.
(Giao tiếp phi ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ, khoa học xã hội
và nhân văn, nhà trường quân đội)
1. Mở đầu
Giáo viên là bộ phận quan trọng,
lực lượng nịng cốt góp phần quyết
định chất lượng giáo dục - đào tạo
(GD-ĐT) ở các Nhà trường quân
đội.Để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học,


người giáo viên cần có những kỹ năng
dạy học cơ bản như: Kỹ năng chuẩn bị
bài giảng; kỹ năng lên lớp thực hiện
bài giảng; kỹ năng kiểm tra, đánh giá
q trình dạy học… Trong đó kỹ năng
giao tiếp với học viên trong q trình
dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng.


Kỹ năng giao tiếp của giáo viên
được thực hiện thơng qua chính lời nói,
chữ viết - đây là kỹ năng giao tiếp chủ
yếu của giáo viên trong dạy học. Tuy
nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, người
giáo viên phải dùng các phương tiện
như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành
động của cơ thể (bodylanguage), các
tín hiệu màu sắc (color signal), âm
thanh (sound), các phương tiện dạy học
(teaching facilities) và các vật thể để
phụ trợ cho quá trình dạy học nhằm đạt


mục tiêu của quá trình dạy học. Đây là
giao tiếp thông qua các phương tiện
biểu thị không bằng lời - hay cịn gọi là
giao tiếp phi ngơn ngữ (GTPNN).
Nhận thức rõ yêu cầu, tầm quan
trọng của kỹ năng dạy học nói chung,

kỹ năng GTPNN trong dạy học của
giáo viên nói riêng, thời gian qua,
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại
học Chính trị đã thường xuyên lãnh
đạo, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng kỹ
năng GTPNN cho học viên đào tạo
giáo KHXH&NV. Tuy nhiên, hoạt
động giảng dạy các môn KHXH&NV ở
các Nhà trường quân đội hiện nay đã có
sự phát triển mới đặt ra yêu cầu ngày
càng cao về phẩm chất, năng lực đối
với đội ngũ giáo viên KHXH&NV,
trong đó có việc sử dụng thành thạo các
kỹ năng GTPNN.
Từ thực tiễn trên, đặt ra vấn đề
cần quan tâm rèn luyện kỹ năng dạy
học nói chung, kỹ năng GTPNN trong
dạy học nói riêng cho học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV đáp ứng mục
tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
2. Nội dung
Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao
tiếp không dùng ngôn ngữ mà dùng
những phương tiện phi ngôn ngữ như:
nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, điệu
bộ, hành vi, không gian giao tiếp và
các hành vi giao tiếp đặc biệt… để thể
hiện tình cảm, thái độ, mối quan hệ và
những trạng thái tâm lý khác, góp phần
đạt được mục đích giao tiếp đặt ra. Rèn

luyện kỹ năng GTPNN trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên khoa
học xã hội và nhân văn (KHXH&NV)
là q trình tác động có mục đích, có
tổ chức của các lực lượng sư phạm tới

học viên, giúp học viên nắm và vận
dụng thành thạo các phương tiện
GTPNN vào hoạt động dạy học, góp
phần hình thành và phát triển năng lực
của người giáo viên KHXH&NV, đáp
ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà
trường.
Để rèn luyện kỹ năng GTPNN
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV ở Nhà trường hiện nay, cần
thực hiện tốt một số biện pháp cơ bản
sau:
Một là, nâng cao nhận thức,
phát huy vai trò, trách nhiệm của các
chủ thể trongrèn luyệnkỹ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ trong dạy học cho
học viên đào tạo giáo viên khoa học
xã hội và nhân văn
Đây là giải pháp có ý nghĩa rất
quan trọng đối với quá trình rèn
luyệnkỹ năng GTPNN trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV ở Trường Đại học Chính
trịhiện nay. Để phát huy vai trò của các

lực lượng, trước hết phải xây dựng ở
họ nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm
quan trọng cũng như tác động của của
hoạt động rèn luyệnkỹ năng GTPNN
trong dạy học cho học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV.
Theo đó, các cơ quan chức năng
mà trực tiếp, thường xuyên nhất là
Phịng đào tạo, Ban thơng tin Khoa học
qn sự, Ban khảo thí… với vai trị
tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ
huy Nhà trường về xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng các
kỹ năng năng GTPNN trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV, đồng thời thực hiện chức
trách, nhiệm vụ khác trong trong quá


trình rèn luyện. Phối hợp chặt chẽ với
các khoa giáo viên, đơn vị quản lý học
viên trong tổ chức hoạt động rèn luyện;
thường xuyên theo dõi, kiểm tra, rút
kinh nghiệm hoạt động rèn luyện kỹ
năng GTPNN cho học viên.Mỗi giảng
viên cần rèn luyện phẩm chất chính trị
đạo đức, lối sống, tác phong sư phạm
mẫu mực, có kỹ năng giao tiếp sư
phạm tốt, đây chính là cơ sở góp phần
rèn luyện cho người học viên những kỹ

năng cơ bản, cần thiết trong dạy học,
đặc biệt là khả năng sử dụng thành
thạo ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ cử chỉ
điệu bộ cũng như điều chỉnh không
gian và khoảng cách giao tiếp phù
hợp.Bản thân người học viên đào tạo
giáo viên KHXH& trong quá trình tự
rèn luyện phải được trang bị những
hiểu biết cơ bản về bản chất, chức
năng, vị trí và tầm quan trọng của
GTPNN, các kỹ năng GTPNN cơ bản
phục vụ cho hoạt động giảng dạy của
người giáo viên. Kết hợp chặt chẽ việc
trang bị kiến thức lý luận về kỹ năng
GTPNN trong dạy học với bồi dưỡng
tình cảm, rèn luyện ý chí, thiết lập các
mối quan hệ tốt đẹp với mọi người,
góp phần rèn luyện, nâng cao nhân
cách của người giáo viên tương lai.

định, do vậy việc tổ chức rèn luyệnkỹ
năng GTPNN cho học viên theo một
quy trình khoa học, chặt chẽ không chỉ
giúp học viên nắm vững kiến thức lý
thuyết mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho họ vận dụng những tri thức đã
được trang bịvào giải quyết những tình
huống thực tiễn phong phú, đa dạng.
Để hình thành và phát triển kỹ
năng GTPNN cho đào tạo giáo viên

KHXH&NV thì việc xây dựng quy
trình rèn luyện kỹ năng GTPNN cần
chú ý các bước sau:

Hai là, xây dựng và thực hiện
có hiệu quả quy trình rèn luyện kỹ
năng GTPNNđào tạo giáo viên khoa
học xã hội và nhân văn.

Bước 1. Trang bị cho học viên
hệ thống kiến thức lý luận chuyên
ngành và lý luận nghiệp vụ sư phạm,
nhất là kiến thức về giao tiếp sư phạm,
GTPNN trong dạy học cho học viên.
Đây là cơ sở tiền đề, nền tảng để hình
thành kỹ năng GTPNN trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV. Trên cơ sở kiến thức
chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ
sư phạm, học viên nắm được những
vấn đề cơ bản về kỹ năng dạy học của
người giáo viên, kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ trong dạy học.
Trong đó đặc biệt là những kiến thức
về kỹ năng sử dụng GTPNN trong dạy
học, vai trò của GTPNN trong dạy học,
nhất là cách thức sử dụng các phương
tiện GTPNN trong dạy học của giáo
viên như: Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,
điệu bộ, hành vi…


Đây là biện pháp rất quan trọng
bảo đảm cho quá trình rèn luyện kỹ
năng GTPNN cho học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV diễn ra theo một
trình tự logic, khoa học. Kỹ năng
GTPNN của đào tạo giáo viên
KHXH&NV có q trình hình thành và
phát triển tn theo các quy luật nhất

Bước 2. Tổ chức các hoạt động
rèn luyện kỹ năng GTPNN trong dạy
học cho học viên. Đây là bước tổ chức
các hoạt động thực tiễn để rèn luyện kỹ
năng GTPNN cho học viên, học viên
vận dụng các kiến thức lý luận vào
thực hành sử dụng GTPNN trong dạy
học. Thông qua các hoạt động thực


hành giảng tập, thực tập sư phạm và
các hoạt động ngoại khóa giúp học
viên biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo
các tri thức, kinh nghiệm sư phạm, tri
thức về sử dụng các phương tiện phi
ngôn ngữ vào thực hành giảng dạy trên
cương vị người giáo viên ở nhà trường
quân đội.
Để thực hiện được nội dung trên
cần tổ chức đa dạng, phong phú các

hình thức, biện pháp rèn luyện kỹ năng
GTPNN trong dạy học cho học viên.
Đặc biệt cần xây dựng nhiều tình
huống sư phạm với mức độ phức tạp
khác nhau, sát thực tiễn dạy học ở các
nhà trường quân đội để học viên vận
dụng các GTPNN trong dạy học như:
Sử dụng ánh mắt, khuôn mặt biểu cảm,
cử chỉ, điệu bộ, khoảng cách… qua đó
vừa thực hiện tốt nội dung học tập, vừa
rèn luyện kỹ năng GTPNN trong dạy
học cho học viên.
Bước 3. Kiểm tra, đánh giá kết
quả rèn luyện kỹ năng GTPNN trong
dạy học cho học viên. Thường xuyên
kiểm tra, đánh giá, phân tích kết quả,
rút kinh nghiệm hoạt động rèn luyện kỹ
năng GTPNN trong dạy học cho học
viên. Tổ chức tốt các buổi trao đổi kinh
nghiệm rèn luyện kỹ năng GTPNN, tạo
điều kiện cho học viên tiếp cận với sự
phát triển mới về hệ thống tri thức sư
phạm và những kỹ năng sử dụng các
phương tiện phi ngôn ngữ trong dạy
học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Ba là, đa dạng hóa các hình
thức, phương pháp dạy học theo
hướng tăng cường các kỹ năng giao
tiếp phi ngôn ngữ trong dạy học cho
học viên đào tạo giáo viên khoa học

xã hội và nhân văn

Đây là giải pháp có ý nghĩa
quyết định trực tiếp tới chất lượng,
hiệu quả quá trình rèn luyệnkỹ năng
giao tiếp phi ngôn ngữ trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV ở Trường Đại học Chính
trị hiện nay. Rèn luyệnkỹ năng
GTPNN trong dạy học cho học viên
đào tạo giáo viên KHXH&NV ở
Trường Đại học Chính trị hiện nay
được tiến hành thơng qua các hình thức
như học tập trên lớp, tổ chức các hoạt
động thực tiễn, hoạt động ngoại khóa,
tọa đàm, trao đổi, rèn luyện kỹ năng,
bản lĩnh, thói quen ứng xử và cách
thức xử trí tình huống sư phạm. Các
hoạt động rèn luyệnkỹ năng giao tiếp
phi ngôn ngữ trong dạy học cho học
viên cần tập trung vào một số hình
thức cơ bản như sau:
Thơng qua hoạt động giảng tập,
thực tập: Giảng tập, thực tập là hoạt
động hết sức quan trọng góp phần hình
hành ở người học viên đào tạo giáo
viên những kỹ năng GTPNN cần thiết.
Người học trên cương vị người giáo
viên có thể dễ dàng đưa ra được những
phương thức giao tiếp thích hợp với

từng đối tượng và tình huống giao tiếp
cụ thể khác nhau, chính vì thế giáo
viên có khả năng đọc được nét mặt, cử
chỉ, thái độ của đối tượng, điều chỉnh
việc sử dụng lời nói như âm điệu, nhịp
điệu, sắc điệu, kĩ xảo hành động, vận
động, tư thế thân mình, sử dụng
khoảng cách giao tiếp thích hợp nhất
để đạt hiệu quả cao trong hoạt động
dạy học.
Thơng qua hoạt động ngoại
khóa: Rèn luyện kỹ năng GTPNN
trong dạy học cho học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV ở Đại học


Chính trịhiện nay được biểu hiện thơng
qua chính q trình giao tiếp đương
diện giữa người dạy và người học. Tổ
chức các hoạt động ngoại khóa một
cách hợp lý sẽ tạo điều kiện cho học
viên cụ thể hóa những kiến thức đã
được trang bị, hiện thực hóa những
hiểu biết của mình về GTPNN trong
dạy học. Qua giao tiếp, những kiến
thức về GTPNN sẽ được vận dụng phù
hợp trong các tình huống sư phạm cụ
thể.
Thơng qua q trình tự giáo dục
của học viên: Đây là cách thức rèn

luyện cơ bản và đem lại hiệu quả cao
cho người học. Quá trình tự học tập, tự
rèn luyện, người học viên sẽ phát huy
được tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo trong việc trau đồi những kỹ
năng GTPNN cần thiết. Phát huy vai trị
tích cực, tự giác của học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV là một nội dung
quan trọng, giúp cho người học thực sự
là chủ thể của quá trình lĩnh hội hệ thống
kiến thức, kinh nghiệm xã hội lịch sử, từ
đó góp phần biến quá trình giáo dục
thành quá trình tự giáo dục, đáp ứng
mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ trong tình
hình mới.
Bốn là, phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học
viên đào tạo giáo viên khoa học xã
hội và nhân văn trong tự rèn luyệnkỹ
năng giao tiếp phi ngơn ngữ trong
dạy học.
Để góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo trong Nhà
trường nói chung, hoạt động dạy học
nói riêng, bên cạnh việc khơng ngừng
đổi mới hệ thống nội dung, chương
trình, đầu tư hệ thống trang thiết bị dạy
học, xây dựng chuẩn đội ngũ nhà giáo

vững mạnh thì việc phát huy tính tích

cực, tự giác của người học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV là một nội dung
quan trọng. Để thực sự phát huy được
tính chủ động, tự giác trong rèn
luyệnkỹ năng GTPNN trong dạy học
cho học viên đào tạo giáo viên
KHXH&NV cầngiáo dục nâng cao
nhận thức, thái độ, trách nhiệm của
người học về mục đích, yêu cầu và tầm
quan trọng của hoạt động rèn luyệnkỹ
năng GTPNN trong dạy học cho học
viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở
Đại học Chính trịhiện nay. Thơng qua
chính q trình giáo dục nhận thức,
người học viên dần hình thành cho
mình những nhu cầu, động cơ phấn đấu
đúng đắn trong quá trình rèn luyện.
Đồng thời, chính q trình nâng cao
nhận thức cho người học là quá trình
khơi dậy niềm đam mê sáng tạo, tự
trau dồi và khẳng định mình trong học
tập, rèn luyện.
Thực tiễn quá trình dạy học cũng
như đánh giá chất lượng học tập của
người học viên đã chứng minh việc tự
rèn luyện của mỗi cá nhân chỉ đạt chất
lượng hiệu quả thực sự khi có sự kết
hợp hài hịa giữa vai trị của tổ chức và
tính tự giác của mỗi cá nhân, thông qua
hoạt động thực tiễn tổ chức các hoạt

động tại đơn vị.
Để phát huy được tính tích cực,
chủ động của mình địi hỏi mỗi học
viên phải có kế hoạch tự học tập, tự rèn
luyện những kỹ năng GTPNN cần thiết
trong hoạt động dạy học của mình.
Động cơ học tập của học viên chính là
yếu tố quan trọng nhất để mỗi học viên
phát huy tính tích cực, tự giác, lịng say
mê nghiên cứu, khám phá, sự ham
muốn và khát vọng vươn lên, tiếp thu


chân lý. Tự phân tích đánh giá bản thân
về trình độ, nhận thức, kỹ năng, kinh
nghiệm và phương pháp để từ đó nêu
cao ý thức, trách nhiệm trong hình
thành những kỹ năng GTPNN phù hợp,
góp phần hồn thiện bản thân. Người
học viên phải thường xuyên rèn luyện
kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng giao
tiếp sư phạm, kỹ năng thuyết trình,
phát biểu trước đám đông để rèn luyện
bản lĩnh, tâm thế, sự tự tin cũng như
khả năng vận dụng linh hoạt các yếu tố
phi ngơn ngữ vào thực tiễn hoạt động
của mình.
3. Kết luận
Kỹ năng GTPNN trong dạy
học của giáo viên có vai trò quan

trọng, giúp giáo viên truyền tải, diễn
đạt, biểu đạt nội dung dạy học một
cách thuyết phục hơn, tạo sự tương
tác tích cực, gần gũi giữa giáo viên
và học viên, từ đó phát huy tính tích
cực nhận thức của người học. Rèn
luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn
ngữ trong dạy học cho học viên đào
tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường
Đại học Chính trị hiện nay là một
yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng đòi
hỏi ngày càng cao về chất lượng đội
ngũ giảng viên KHXH&NV trong
quân đội, từ đó góp phần đáp ứng
mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện sự nghiệp GD-ĐT ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh, Hoạt động Giao tiếp - Nhân cách, Hà Nội,
1994.
2. Nguyễn Thiện Giáp, Những
yếu tố phi lời trong hội thoại, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội,
2007.
3. Nguyễn Quang, Giao tiếp
phi ngôn từ qua các nền văn hóa,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
4. Lê Thu Thủy, Những vấn đề
cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, Luận

văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, TP. Hồ
Chí Minh, 2009.
5. Trường Sĩ quan Chính trị,
Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng
của Trường Sĩ quan Chính trị, Hà
Nội, 2018.



×