Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.78 KB, 2 trang )
Các nhân tố ảnh hưởng tới
cơ cấu vốn của doanh nghiệp
Bởi:
Nguyễn Hoàng Minh
Trong thực tế, các doanh nghiệp ở các nghành khác nhau, thậm chí các doanh nghiệp
trong cùng một nghành cũng có cơ cấu vốn rất khác biệt. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới
sự khác biệt của cơ cấu vốn như: sự dao động của doanh thu, cơ cấu tài sản, thái độ của
người cho vay và mức độ chấp nhận rủi ro của người lãnh đạo. Chúng ta có thể đưa ra
một số nhân tố sau:
Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận
Sự ổn định của doanh thu và lợi nhuận có ảnh hưởng trực tiếp tới quy mô của vốn huy
động. Khi doanh thu ổn định sẽ có nguồn để lập quỹ trả nợ đến hạn, khi kết quả kinh
doanh có lãi sẽ là nguồn để trả lãi vay. Trong trường hợp này tỷ trọng của vốn huy động
trong tổng số vốn của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại
Cơ cấu tài sản
Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản nên đặc điểm cơ cấu vốn cũng chịu sự chi phối
của cơ cấu tài sản. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp có thể chia ra tài sản lưu động và
tài sản số định. Tài sản cố định là tài sản có thời gian thu hồi vốn dài, do đó nó được đầu
tư bằng nguồn vốn dài hạn ( Vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn ). Ngược lại, tài sản lưu
động sẽ được đầu tư một phần của vốn dài hạn, còn chủ yếu là vốn ngắn hạn.
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành
Những doanh nghiệp nào có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay của vốn chậm thì cơ cấu
của vốn sẽ nghiêng về vốn chủ sở hữu ( hầm mỏ, khai thác, chế biến ) ngược lại những
nghành nào có mức cầu về loại sản phẩm cố định, ít thăng trầm, vòng quay của vốn
nhanh ( dịch vụ, bán buôn ) thì vốn được tài trợ trừ các khoản nợ sẽ chiếm tỷ trọng
lớn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp
1/2
Doanh lợi vốn và lãi suất vốn huy động
Khi doanh lợi vốn lớn hơn lãi suất vốn vay là cơ hội tốt nhất để gia tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp, do đó khi có nhu cầu tăng vốn người ta thường chọn hình thức tài trợ từ