Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.12 MB, 74 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập ngoại nghiệp tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên
Tử đến nay đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng trong Khu
Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động -Bắc Giang” đã được hoàn thành.
Nhân dịp này tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Thế Nhã, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực tập. Tơi cũng
xin được cảm ơn tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Giang, Ban Quản lý KBTTN Tây
Yên Tử, các Trạm Kiểm lâm thuộc địa bàn huyện Sơn Động đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tơi trong q trình đi khảo sát thực địa. Cuối cùng tôi xin được cảm
ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong q trình thu thập và xử lý số liệu
để hồn thành đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do năng lực của bản thân và thời gian
nghiên cứu đề tài còn nhiều hạn chế nên bản luận văn này khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo và các bạn để bản luận văn này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xn Mai, ngày 10 tháng 05 năm 2011.
Sinh viên
Đỗ Văn Điển


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 3
1.1.1. Nghiên cứu về côn trùng nói chung................................................................ 3


1.1.2. Các nghiên cứu về ĐDSH cơn trùng ở ngoài nước ......................................... 4
1.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 6
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -

XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 9
2.1. Giới thiệu về khu bảo tồn .................................................................................. 9
2.1.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 9
2.1.2. Bộ máy tổ trức và cơ cấu hoạt động ............................................................. 11
2.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 12
2.2.1. Vị trí địa lý của khu bảo tồn ......................................................................... 12
2.2.2. Địa hình địa thế ........................................................................................... 12
2.2.3. Khí hậu thuỷ văn.......................................................................................... 12
2.2.4. Địa chất thổ nhưỡng..................................................................................... 14
2.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội:................................................................ 15
2.3.1. Dân số, dân tộc, lao động: ............................................................................ 15
2.3.2. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập ......................................................... 15
2.3.3. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................... 16
2.4. Đa dạng sinh học ............................................................................................ 16
2.4.1. Về Thực vật ................................................................................................. 17
2.4.2. Về động vật ................................................................................................. 18


Chƣơng 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI,NỘI DUNG VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 20
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 20
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 21

3.4.1 Phương pháp kế thừa .................................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................................. 21
3.4.3. Công tác nội nghiệp ..................................................................................... 26
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 28
4.1. Thành phần của các lồi cơn trùng trong khu vực nghiên cứu ......................... 28
4.2.Đa dạng thành phần loài côn trùng trong khu vực nghiên cứu .......................... 29
4.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại (họ, loài) của các bộ côn trùng ....................... 29
4.2.2. Sự đa dạng ở bậc họ ..................................................................................... 30
4.3. Sự đa dạng về phân bố .................................................................................... 32
4.3.1. Sự phân bố của côn trùng theo sinh cảnh sống ............................................. 32
4.3.2. Sự phân bố côn trùng theo đai độ cao.......................................................... 34
4.3.3. Ảnh hưởng của địa hình đến phân bố côn trùng trong khu vực nghiên cứu. . 35
4.4. Sự đa dạng về hình thái của các lồi cơn trùng trong khu vực nghiên cứu ....... 36
4.5. Sự đa dạng về sinh thái ................................................................................... 39
4.5.1. Sự đa dạng về nguồn thức ăn ....................................................................... 40
4.5.2. Sự đa dạng về môi trường sống .................................................................... 42
4.6. Đánh giá vai trò đa dạng lồi cơn trùng........................................................... 43
4.7. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững ..................................... 47
4.7.1. Các loài quý hiếm trong khu vực nghiên cứu ............................................... 47
4.7.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái cơ bản của các loài côn trùng ưu tiên trong bảo
tồn..............................................................................................................................47
4.7.3. Các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học lồi cơn trùng ................................. 49
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BẢNG


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng


Trang

Bảng 3-01: Đặc điểm tuyến điều tra và điểm điều tra

22

Bảng 4-01: Các lồi cơn trùng thường gặp trong khu vực nghiên cứu

29

Bảng 4-02: Tỷ lệ các lồi cơn trùng theo bộ/họ trong khu vực nghiên cứu

29

Bảng 4-03: Sự phân bố số lượng lồi cơn trùng trong các họ

31

Bảng 4-04: Các họ có khá nhiều lồi cơn trùng tại khu BTTN Tây Yên Tử

31

Bảng 4-05: Thống kê số loài theo sinh cảnh sống

33

Bảng 4-06: Thống kê số loài phân bố theo độ cao

34


Bảng 4-07: Tỷ lệ các lồi cơn trùng ở các dạng địa hình khác nhau

36

Bảng 4-08: Thống kê số lồi theo hình thái. (pha sâu trưởng thành)

38

Bảng 4-09: Thống kê số loài theo loại thức ăn

40

Bảng 4-10: Thống kê số loài theo mức độ sử dụng các loại thức ăn

40

Bảng 4-11: Thống kê số loài theo mơi trường sống

43

Bảng 4-12: Thống kê các lồi cơn trùng quý hiếm có trong khu vực nghiên cứu

47


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

Trang


Hình 2-01 : Bộ máy tổ trức và cơ cấu hoạt động của KBTTN Tây Yên Tử

11

Hình 3-01: Một số dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu

23

Hình 4-01: Biểu đồ tỷ lệ bắt gặp của các lồi trong khu vực nghiên cứu

28

Hình 4-02: Tỷ lệ phần trăm số họ, lồi của các bộ cơn trùng

30

Hình 4-03: Tỷ lệ phần trăm số lồi theo sinh cảnh

33

Hình 4-04: Tỷ lệ phần trăm số loài theo đai độ cao.

34

Hình 4-05: Tỷ lệ các lồi cơn trùng ở các dạng địa hình khác nhau

36

Hình ảnh 4-06: Triodes Helena (Linnaeus)


48

Hình ảnh 4-07: Mantis religiosa Linnaeus

49


CÁC TỪ VIẾT TẮT
- KBTTN

:

Khu bảo tồn thiên nhiên

- QĐ

:

Quyết định

- UBND

:

Ủy ban nhân dân

- HĐBT

:


Hội đồng bộ trƣởng

- CP

:

Chính phủ

- VQG

:

Vƣờn quốc gia


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quyết định số 117/2002/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Ủy
ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Giang Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được
thành lập.
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tây Yên Tử nằm ở vị trí sườn tây núi Yên
Tử chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh
cung Đông Triều. Khu bảo tồn được thành lập với tổng diện tích là 13.023 ha. Có
nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn nguồn gen và sự đa dạng của khu hệ động thực vật
rừng nhiệt đới, các giá trị khoa học, địa chất và cảnh quan môi trường. Đây là khu
rừng tự nhiên tập trung lớn nhất của tỉnh Bắc Giang nối liền với diện tích rừng
thường xanh của tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương thuộc vùng Đông Bắc việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, có tới 728 lồi thực vật và 285 lồi động vật rừng
đã được ghi nhận ở KBTTN Tây Yên Tử. Trong số đó có hàng chục lồi động thực
vật q hiếm, điển hình về thực vật như Pơ mu, Thơng tre, Sến mật, Trầm hương,
Táu mật, Thông nàng...; Về động vật như Cu li, Voọc đen, Gấu ngựa, Hươu vàng,

Rùa vàng... Đáng chú ý là, bên cạnh các loài quý hiếm và đặc hữu, hàng loạt loài
mới và ghi nhận mới đã được phát hiện ở núi Yên Tử trong vài năm trở lại đây.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khu bảo tồn phải đồng thời thực hiện
nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên nhiệm vụ cơ bản của khu bảo tồn trong mọi giai đoạn đó
là cơng tác bảo tồn, trong đó việc bảo vệ đa dạng sinh học là trọng tâm. Với mục
tiêu đặt ra trong những năm qua, khu bảo tồn đã tiếp đón nhiều cơ quan và tổ chức
trong nước và quốc tế như Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học
Lâm Nghiệp Việt Nam, Bảo tàng Động vật Alexander Koenig và vườn thú Cologne
(Cộng hoà liên bang Đức), Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản), Viện Động vật
Xanh-pê-tec-bua (Nga) đến để nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã góp
phần chứng minh và khẳng định giá trị đa dạng sinh học to lớn của khu bảo tồn.
Mặc dù vậy các kết quả nghiên cứu đó vẫn chưa thể đánh giá, phản ánh hết tính đa
dạng sinh học của khu bảo tồn.
Cơn trùng là một lớp phong phú nhất trong giới Động vật, chúng có một cuộc

1


sống khá phức tạp, có vai trị nhiều mặt với sản xuất, với sức khoẻ con người. Như
chúng ta đã biết cơn trùng có số lượng lồi và số lượng cá thể lớn nên chúng đóng
vai trị quan trọng trong hệ sinh thái như tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất,
là thành phần quan trọng của chuỗi thức ăn. Cơn trùng cịn đóng vai trị quan trọng
trong việc thụ phấn cho các loài thực vật làm tăng năng suất cây trồng và góp phần
tạo tính đa dạng của thực vật. Nhiều lồi cơn trùng ăn thịt và kí sinh tham gia vào
diệt trừ sâu hại, một số còn cung cấp những sản phẩm công nghiệp quý hiếm như
cánh kiến, tơ tằm, mật ong… Qua đó ta có thể thấy được côn trùng là một lớp
phong phú và rất quan trọng trong hệ sinh thái. Vì vậy cần phải quản lý chúng, phát
huy các mặt có lợi làm tăng độ phong phú và đa dạng sinh học.
Để góp phần vào việc duy trì, bảo tồn tính đa dạng sinh học, góp phần vào
việc quản lý bảo vệ rừng ở KBTTN Tây Yên Tử tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:

“Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học côn trùng trong Khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang”. Với hy vọng sẽ góp phần cung cấp
những thông tin bước đầu về thành phần, mật độ, phân bố và đặc điểm sinh học của
côn trùng để xây dựng kế hoạch phát triển và đưa ra các phương hướng quản lý lâu
dài, có hiệu quả.

2


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về cơn trùng nói chung
Trên thế giới có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về côn trùng. Về phân loại
phải kể đến nhà tự nhiên học vĩ đại người Thuỵ Điển Carl von Linne, ông được coi
là người đầu tiên đưa ra đơn vị phân loại. Ông đã xây dựng một bảng phân loại về
động thực vật trong đó có cơn trùng.
Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX các nghiên
cứu về côn trùng mới được quan tâm và phát triển.
Năm 1904 có Krepton, năm 1928 có Martunov, năm 1938 có Weber tiếp tục
cho ra bảng phân loại về bộ, họ của cơn trùng. Các cơng trình này đưa ra nhiều hệ
thống phân loại khác nhau tuỳ theo tác giả. Kết quả thường chỉ dừng lại ở đơn vị
phân loại là bộ, họ. Chẳng hạn như Carl von Linne dựa vào cấu tạo cánh mà chia ra
làm 7 bộ, Pharisi dưạ vào cấu tạo miệng chia ra làm 8 bộ.
Năm 1920 đến 1940 các nhà thu thập mẫu côn trùng nghiệp dư đã xuất bản tài
liệu phân loại bướm ở Niederland gồm 33 tập.
Năm 1950, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô đã xuất bản tập “Phân loại cơn
trùng ở các dải rừng phịng hộ” của tập thể các tác giả L.V.Apnolgi, G.A. Bây-biêncô.
Đến nửa thế kỷ XX các nhà nghiên cứu mới quan tâm nhiều và đưa đến một
số kết quả như cơng trình của Manfred-Koch (1955). A.I.Linski (1962),

M.A.Ioneson (1962), Brues A.L.Metander (19665), Donaldi-Borror và Richard E.
White (1970  1978) cũng đề cập đến phân loại và nhận biết côn trùng.
Theo Wilson (1988) tổng số các loài sinh vật đã được biết trên trái đất là
1.413.000 lồi, trong đó tỷ lệ các nhóm lồi sinh vật như sau:

3


Nhóm lồi

Tổng số lồi

% các lồi

% động vật

- Cơn trùng

751.000 loài

53.15

70,66

- Các loài động vật khác

281.000 loài

19,89


26,44

- Động vật nguyên sinh

30.800 loài

2.18

2.90

248.500 loài

2.18

2,90

- Nấm

69.000 loài

4,88

- Tảo

26.900 loài

1,90

- Các loại vi khuẩn


4.800 loài

0,34

- Virus

1.000 loài

0,07

1.413.000 loài

100,00

- Thực vật bậc cao

Tổng số

Cho đến nay người ta dự đốn cịn khoảng 3 - 4 triệu loài hoặc hơn nữa chưa
được con người biết đến, chủ yếu là những lồi cơn trùng sống ở vùng nhiệt đới.
Những hiểu biết về lồi cịn hạn chế vì các nhà phân loại học khơng chú ý đến một
số lồi “khơng hấp dẫn”. Chẳng hạn như các lồi giun, cơn trùng và lồi nấm sống
trong đất, những lồi côn trùng sống trong tán lá rậm rạp trên tầng lá cây cao của
rứng nhiệt đới, chúng thường rất nhỏ và rất khó nghiên cứu.
1.1.2. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học (ĐDSH) cơn trùng ở ngồi nước
1.1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần lồi cơn trùng
Cơn trùng học trở thành một ngành khoa học bắt đầu từ Aristote (384-322
tr.CN). Ông được coi như người cha của lịch sử tự nhiên. Lần đầu tiên ông đã mô tả
và sắp xếp thế giới động vật thành hai nhóm: Nhóm có màu và nhóm khơng có màu.
Ở nhóm thứ hai cơ thể phân đốt, chia thành đầu, ngực và bụng. Ở phần này có cơn

trùng và ơng ghép thêm cả Đa túc, Nhện, một phần giáp xác bậc thấp và một số
Giun đất.

4


Carl von Linne (1707-1787) là người đặt nền móng cho hệ thống phân loại
hiện đại về cơn trùng. Ngồi những cống hiến cho thực vật và động vật học, riêng
với côn trùng ông đã phân chia thành các bộ, giống và các lồi. Bộ khơng cánh theo
ơng có cả Nhện, Giáp xác và Rết nhưng ông cũng tách riêng Giun và Sao biển khỏi
cơn trùng.
Sau thời kì Linne các cơng trình nghiên cứu về cơn trùng ngày một tăng lên.
Nhưng côn trùng học vẫn chỉ là một bộ phận của động vật học.
Tiếp theo đó nhiều nhà cơn trùng học nổi tiếng trên thế giới đã đưa côn trùng
học thành chuyên ngành sinh học độc lập, đó là Fabre (1823-1915), Keppri (18331908), Brandt (1879-1891), R.E. Snodgrass (1875-1962), H Weber (1899-1956),
…và cũng trong thời gian này, một loạt các lồi cơn trùng đã được phát hiện và mơ
tả.
Số lượng các lồi động vật như côn trùng trong một sinh cảnh nhất định nào
đó là hàm số của các thơng số khác nhau, bao gồm cả kích thước của sinh cảnh, tính
khơng đồng nhất, tuổi và mức độ phong phú của chúng.
Các nghiên cứu đáng chú ý về côn trùng trong khu vực là các nghiên cứu của
Trung Quốc. Năm 1987 Thái Bàng Hoa, Cao Thu Lâm đã cơng bố cơng trình phân
loại côn trùng rừng Vân Nam. Năm 1999 Li Chuanlong đã đề cập đến tính đa dạng
sinh học của các loài bướm ngày của Vân Nam. Do Vân Nam rất gần với Việt Nam
nên có rất nhiều lồi được đề cập trong hai tài liệu này cũng có ở khu vực nghiên
cứu. Tài liệu dùng để phân loại bướm ngày được sử dụng trong luận văn này cịn có
quyển “Bướm đảo Hải Nam” của Cố Mậu Bình cà Trần Phượng Trân. Tài liệu này
giới thiệu trên 500 loài bướm ngày khác nhau, thể hiện bằng ảnh màu chụp nhiều
góc độ và nhiều dạng cho thấy riêng bướm ngày trong khu vực đã có sự đa dạng rất
lớn. Nghiên cứu cơng phu về đặc điểm sinh học của các lồi cơn trùng rừng Trung

Quốc được giới thiệu trong tài liệu của Xiao Gangrou. Mặc dù quyển sách dày trên
1300 trang nhưng cũng mới chỉ giới thiệu được những lồi cơn trùng có ý nghĩa
kinh tế đặc biệt – các lồi sâu hại. Các tài liệu về thiên địch đáng quan tâm là “Tạp
chí Bọ rùa Vân Nam” của Tào Thành Nhất và “Sổ Tay côn trùng thiên địch” của
trường Đaị học Nông nghiệp Triết Giang. Tuy nhiên các tài liệu kể trên đại đa số là

5


các sách phân loại nên ít có các phân tích về tính đa dạng sinh học của đối tượng
nghiên cứu.
1.1.2.2. Ngun nhân gây suy thối ĐDSH cơn trùng trên thế giới
Việc nghiên cứu tìm hiểu các nguyên nhân gây suy thối ĐDSH cơn trùng đã
được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Một trong những nguyên nhân đó là.
- Do khai thác quá mức dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài động thực vật.
- Do sự phát triển ồ ạt của cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Sự xuất hiện nhiều loài ngoại lại xâm hại các loài bản địa.
1.1.2.3. Nghiên cứu về các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng trên thế giới
Bảo tồn ĐDSH là một vấn đề phức tạp và mang tính hệ thống. Mặc dù cơn
trùng phong phú về thành phần lồi với số lượng các thể lớn, nhưng cũng chỉ là một
trong nhiều nhóm khác nhau của sinh vật sống trên trái đất này. Ở bất kỳ một hệ
sinh thái nào, côn trùng cũng có mối liên hệ với các lồi sinh vật khác, do đó khơng
thể bảo vệ các lồi cơn trùng như một nhóm độc lập, mà phải lấy tồn bộ hệ sinh
thái là mục tiêu bảo tồn.
Với sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn trong nghiên cứu côn trùng hiện nay,
xu thế nghiên cứu về côn trùng trên thế giới đã chuyển theo hướng chuyên môn hẹp
từng bộ, giống và thậm chí từng lồi. Những nghiên cứu liên tục được thể hiện ở
các tạp chí cơn trùng, báo cáo hội nghị côn trùng từng nước, từng khu vực trên thế
giới, các trang web. Những nghiên cứu của họ đã thực sự góp đáng kể vào sự phát
triển kinh tế xã hội ở mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

1.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về phân loại côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến là cơng
trình nghiên cứu của đồn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên Mission pavie
đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong 16 năm (1879-1895) xác định được 8 bộ,
85 họ và 1040 lồi cơn trùng. Phần lớn mẫu thu thập ở Lào, Campuchia, cịn ở Việt
Nam thì rất ít. Hầu hết các mẫu vật được lưu trữ ở các Viện Bảo tàng Paris, London,
Geneve và Stockholm.

6


Năm 1972 -1972 bộ môn điều tra sâu bệnh thuộc cục điều tra rừng (nay là
Viện Điều tra Quy hoạch rừng) đã tiến hành điều tra côn trùng trên một số vùng tự
nhiên thuộc tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hịa Bình. Kết quả đã thu
thập và phát hiện nhiều mẫu côn trùng và sâu bệnh hai ở các vùng điều tra, các mẫu
này được lưu trữ ở Bảo Tàng của Viện, tuy nhiên do nhiều hạn chế nên số lượng các
mẫu vật được giám định chưa nhiều, do đó cũng chưa đánh giá hết được giá trị của
cơn trùng, sâu bệnh trong giai đoạn này.
Theo báo cáo kết quả của điều tra côn trùng và bệnh côn trùng ở các tỉnh miền
nam giai đoạn 1977-1978 của Viện Bảo vệ thực vật, đã xác định được 1096 lồi cơn
trùng trong đó: Bộ Chuồn chuồn có 4 lồi, bộ Gián có 2 lồi, bộ Bọ ngựa có 2 lồi,
bộ Cánh bằng 1 lồi, bộ Bọ que có 1 lồi, bộ Cánh thẳng 72 loài, bộ Cánh da 1 loài,
bộ Cánh giống 121 lồi, bộ Cánh nửa có 100 lồi, bộ Cánh cứng có 232 lồi, bộ
Cánh phấn 474 lồi, bộ Cánh màng 19 loài, bộ Hai cánh 57 loài.
Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam giai đoạn 19971998 của Viện Bảo vệ thực vật đã điều tra được 421 lồi cơn trùng trên các cây ăn
quả ở Việt Nam, trong đó bộ Chuồn chuồn có 1 lồi, bộ Cánh thẳng 19 lồi, bộ Bọ
Ngựa 4 loài, bộ Cánh da 3 loài, Bộ Cánh tơ có 4 lồi, bộ Cánh nửa 56 lồi, bộ Cánh
đều 29 loài….
Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã trình bày cách chế
biến, sử dụng loài Dế cơm và Ong đen trong điều trị bệnh.

Nhìn chung việc nghiên cứu các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở nước ta cịn ít,
mang tính cục bộ ở một số địa phương, Khu Bảo tồn. Lê Xuân Hệ trong Báo cáo kết
quả ngiên cứu đề tài “Điều tra cơ bản ĐDSH, chim Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh
Nghệ An” đã đưa ra các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý một số lồi cơn trùng
có ích: Ong ruồi và Ong khói và đề xuất nhân ni một số lồi cơn trùng cánh cứng,
các lồi bướm đẹp. Đặng Thị Đáp (2008) đã đề xuất đưa ra các mô hình nhân ni
một số lồi bướm Tam Đảo. Đây là một cơng trình rất cơng phu tuy nhiên mới chỉ
tập trung vào một số lồi có giá trị thẩm mỹ cao.
Việc nghiên cứu ĐDSH côn trùng đã được thực hiện ở một số Vườn Quốc gia,
Khu Bảo tồn như: VQG Cát Tiên, Tam Đảo, Xuân Sơn…

7


Nhận xét chung: Các nghiên cứu về ĐDSH đã được thực hiện ở một số VQG,
KBTTN…tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở việc điều tra, phát hiện thành phần loài.
Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, giá trị ĐDSH cơn trùng và các giải pháp bảo
tồn cịn ít được chú ý. Tại KBTTN Tây Yên Tử chưa có một kết quả nghiên cứu nào
về côn trùng.

8


Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về khu bảo tồn
2.1.1. Giới thiệu chung
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số
117/QĐ-UB ngày 22 tháng 7 năm 2002 của UBND tỉnh Bắc Giang trên cơ sở tổ
chức, sắp xếp lại Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ trước đây, Tiểu khu

Thanh Sơn thuộc Lâm trường Sơn Động II và Tiểu khu Chía – Nước Vàng thuộc
Lâm trường Mai Sơn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trên địa bàn hành
chính thị trấn Thanh Sơn và các xã Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc thuộc huyện
Sơn Động, xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam. Ranh giới của Khu bảo tồn tiếp giáp
với tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Không kể phân khu hành chính – dịch vụ có diện
tích 22 ha, KBTTN Tây Yên Tử hiện có 13.022,7 ha rừng và đất rừng đặc dụng bao
gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (6.022,5 ha) và phân khu phục hồi sinh thái
(7.000,2 ha).
Theo kết quả đánh giá của các nhà khoa học trong và ngoài nước, rừng tự
nhiên khu vực núi Yên Tử không chỉ chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao mà cịn
có vai trị rất quan trọng trong việc điều hồ khí hậu, cung cấp nước cho vùng hạ
lưu thuộc vùng Đông bắc Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, có tới 728 lồi
thực vật và 285 loài động vật rừng đã được ghi nhận ở KBTTN Tây n Tử. Trong
số đó có hàng chục lồi động thực vật quý hiếm điển hình về thực vật như Pơ mu,
Thông tre, Sến mật, Trầm hương, Táu mật, Thông nàng...; Về động vật như Cu li,
Voọc đen, Gấu ngựa, Hươu vàng, Rùa vàng... Đáng chú ý là, bên cạnh các loài quý
hiếm và đặc hữu, hàng loạt loài mới và ghi nhận mới đã được phát hiện ở núi Yên
Tử là trong vài năm trở lại đây.
Do có vị trí địa lý tự nhiên quan trọng và ý nghĩa đặc biệt đối với bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như rừng phòng hộ đầu nguồn, Yên Tử đã được Hội đồng
Bộ trưởng (nay là Chính phủ) phê duyệt vào danh mục rừng đặc dụng Việt Nam
theo Chỉ thị số 194/CT-HĐBT, ngày 9/8/1986 với mục tiêu chính là:

9


1. Bảo tồn diện tích rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên núi cao thuộc vùng
Đông Bắc - Việt Nam.
2. Bảo vệ nguồn gen và đa dạng sinh học của khu hệ động, thực vật rừng nhiệt
đới, các giá trị khoa học, địa chất và cảnh quan.

3. Tăng cường vai trị phịng hộ, duy trì và điều hồ nguồn nước, bảo vệ môi
trường sinh thái.
4. Ổn định điều kiện sống và kinh tế xã hội của người dân trong KBT bằng các
giải pháp kỹ thuật, tuyên truyền phổ biến các chính sách bảo vệ rừng, mơi trường và
chính sách hưởng lợi của người dân.
Từ khi thành lập đến nay, KBTTN Tây Yên Tử là địa điểm nghiên cứu khoa
học lý tưởng, được nhiều thế hệ nghiên cứu sinh, sinh viên, học sinh và tổ chức
quốc tế về nghiên cứu và khảo sát như: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường
Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, Bảo tàng Động vật Alexander Koenig và Vườn thú
Cologne (Cộng hoà liên bang Đức), Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản), Viện Động
vật Xanh-pê-tec-bua (Nga). Các kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh và
khẳng định giá trị đa dạng sinh học to lớn của KBTTN Tây Yên Tử, đồng thời là cơ
sở khoa học giúp cho công tác quản lý tài nguyên ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh những giá trị đa dạng sinh học, KBTTN Tây Yên Tử cịn có nhiều
cảnh quan tự nhiên hiếm có, những quần thể di tích Lịch sử - văn hố đã được xếp
hạng như: Thác Giót, Đá Rạn, Ao Vua, Hồ Tiên, Suối Nước Vàng... Các tuyến du
lịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, núi rừng hùng vĩ, ẩn chứa nhiều giá trị vật thể
và phi vật thể vô cùng quý giá của Quốc gia hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng khai
thác trong tương lai.

10


2.1.2. Bộ máy tổ trức và cơ cấu hoạt động
Trƣởng ban - Hạt Trƣởng
Phó Trƣởng ban

Phó Trƣởng ban


Tổ Cơ động –
Pháp chế

Trạm KL
Biểng

Bộ phận
Kỹ thuật

Trạm KL
Nà Trắng

Bộ phận
Hành chính

Trạm KL
Đồng Dương
Trạm KL
Đồng Rì
Trạm KL
Đồng Thơng
Trạm KL
Nước Vàng

Hình 2-01 : Bộ máy tổ chức và cơ cấu hoạt động của KBTTN Tây Yên Tử
Hiện KBTTN Tây Yên Tử có 25 cán bộ và nhân viên trong biên chế. Ban lãnh
đạo gồm: Trưởng ban – Hạt trưởng Kiểm lâm, một Phó trưởng ban phụ trách kỹ
thuật và một Hạt phó phụ trách phân ban Khe Rỗ. Bên cạnh Bộ phận Kỹ thuật, Bộ
phận Hành chính và Tổ cơ động - Pháp chế, lực lượng kiểm lâm địa bàn được phân
bổ ở 6 trạm gồm: 3 trạm thuộc Phân ban Khe Rỗ và 3 trạm thuộc Phân ban Thanh

Sơn – Lục Sơn.
Về trình độ, có 12 người có trình độ đại học và trên đại học, 10 người tốt
nghiệp cao đẳng và trung cấp, và 3 người có trình độ sơ cấp. Phần lớn cán bộ có
năng lực và nhiệt huyết, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên,
KBTTN Tây Yên Tử cũng chú trọng đến công tác nâng cao kỹ năng, rèn luyện kinh
nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học thông qua
các khoá tập huấn và đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn sắp tới.

11


2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý của khu bảo tồn
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích là 13.023 ha, nằm trên 4 xã,
thị trấn là: Xã An Lạc, Thị trấn Thanh Sơn, Xã Thanh Luận, Xã Tuấn Mậu (huyện
Sơn Động) và Xã Lục Sơn (huyện Lục Nam). Có tọa độ địa lý:
+ Từ 2109' đến 21013' Vĩ độ Bắc.
+ Từ 106033' đến 10702' Kinh độ Đơng.
Phía Đơng và phía Nam giáp tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương.
Phía Tây và Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và phần còn lại của các xã Thanh Sơn,
Thanh Luận, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Lục Sơn.
Trung tâm Khu Bảo tồn đặt tại thôn Chợ, xã Thanh Sơn. Cách thị trấn An
Châu, huyện Sơn Động 25 km về phía Đơng Nam.
2.2.2. Địa hình địa thế
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong lưu vực Yên Tử Tây, được
bao bọc bởi dẫy Yên Tử, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1068m. Địa thế thấp dần từ
Đông Nam sang Tây Bắc. Dãy Yên Tử có độ dốc 300. Địa hình cao dốc, chia cắt
phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng. Khu vực giáp ranh tỉnh Quảng Ninh có độ
dốc bình qn 35-400. Với địa hình phức tạp như vậy, nên KBTTN Tây Yên Tử có
những khu vực còn tương đối nguyên vẹn, với một quần thể sinh vật phong phú và

đa dạng.
2.2.3. Khí hậu thuỷ văn
2.2.3.1. Khí hậu, thời tiết
Theo số liệu thu thập của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang (số liệu
trung bình 10 năm 1990 - 1999). Khu vực KBTTN Tây Yên Tử, thuộc 2 huyện Sơn
Động và Lục Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 230C (trung bình tháng cao nhất là 28,50, trung bình tháng
thấp nhất là 15,80C). Lượng mưa trung bình năm là 1483,3mm (trung bình tháng
cao nhất là 291,9 mm, trung bình tháng thấp nhất là 31,2mm). Tổng số ngày mưa là
12


120 ngày, tập trung vào các tháng 5,6,7,8. Độ ẩm khơng khí bình qn hàng năm là
82% thấp nhất là 79%. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.050 mm, thường
bốc hơi vào các tháng 5,6,7 nhìn trung lượng bốc hơi thấp hơn lượng mưa nên mùa
khơ ít bị hạn.
Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 1,2,9,10,11,12. Trong các tháng
1,11,12 thỉnh thoảng xuất hiên sương muối gây thiệt hại cho trồng trọt và chăn nuôi.
Sơn Động và Lục Nam chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa là gió mùa Đơng Bắc
xuất hiện vào mùa Đơng, kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau); Gió mùa Đơng Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Trong mùa này thường
nóng và xuất hiện giơng bão, kèm theo mưa to đến rất to. Song, do xa biển lại được
dẫy Yên Tử che chắn nên mức độ thiệt hại do bão gây ra không lớn.
Theo giáo trình “Cơn trùng rừng” nhiệt độ và độ ẩm là hai yếu tố quyết định
đến đời sống của côn trùng. Côn trùng là động vật thân nhiệt không cố định. Khi
nhiệt độ môi trường thay đổi cao hay thấp càng làm cho nhiệt độ cơ thể côn trùng
biến đổi theo. Khi nhiệt độ thích hợp q trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra
bình thường. Khi nhiệt độ quá thấp hoặc q cao ngồi giới hạn nhiệt độ thích hợp
thì hoạt động sống của chúng giảm dần và rơi vào trạng thái hơn mê vì nóng hoặc
lạnh thậm chí dẫn đến tử vong.

Cơ thể côn trùng chứa một lượng nước khá lớn, bến động từ 45% đến 92%.
Trọng lượng cơ thể cao thấp tuỳ theo từng lồi cơn trùng, từng pha phát triển. Một
số loài nhờ vào sự thay đổi sản phẩm bài tiết khi sống trong nước, chủ yếu là
amoniac (nitơ) cịn khi sống ở trên cạn thì sản phẩm bài tiết là urê để dư lượng nước
nhưng việc duy trì nay chỉ được một thời gian nhất định. Ngoài ra, độ ẩm và lượng
mưa cũng ảnh hưởng đến thực vật, các loài thức ăn của chúng do đó độ ẩm và lượng
mưa vừa ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đời sống cơn trùng.
Theo giáo trình “Cơn trùng rừng” thì ở vùng nhiệt đới đa số các lồi cơn trùng
đều sống được trong khoảng nhiệt độ và độ ẩm từ 15  350 C và 70  100% nhưng
thích hợp nhất là 20  300C và 80  90%. Đối chiếu với nhiệt độ và độ ẩm của khu
vực nghiên cứu thì ta có thể thấy được nhiệt độ và độ ẩm của khu vực nghiên cứu là
tương đối thuận lợi với đa số các loài côn trùng dẫn đến sự đa dạng vê thành phần
số lượng và các lồi cơn trùng.
13


2.2.3.2. Thuỷ văn
Khu Bảo tồn thiên nhiên Yên Tử thuộc lưu vực Yên Tử Tây. Lưu vực này có 7
con suối lớn là: Suối Đồng Rì, suối Bài, suối Nước Nóng, suối Nước Vàng, suối Đá
Ngang, suối Khe Đin, suối Khe Rỗ. Đây là những con suối thuộc thượng nguồn của
sơng Lục Nam. Do lưu vực cịn nhiều rừng nên 7 con suối trên có nước quanh năm.
Là nguồn cung cấp nước cho các xã Thanh Sơn,Thanh Luận, Lục Sơn và An Lạc.
Đảm bảo sinh hoạt và cho sản xuất cho nhân dân địa phương.
2.2.4. Địa chất thổ nhưỡng
Đất thuộc các xã An Lạc, Thanh Sơn, Thanh Luận, Lục Sơn được hình thành
trên phức hệ đất trầm tích, gồm các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch sét, sa phiến
thạch, cuội kết và phù sa cổ.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây n Tử có 2 loại đất chính sau:
- Đất Feralít trên núi, phân bố ở độ cao 300m trở lên. Hầu hết còn thực vật che
phủ, tầng đất sâu ẩm. Có lớp thảm mục khá dầy. Đất giàu dinh dưỡng. Trong loại

đất này thấy xuất hiện các loại phụ sau:
+ Đất Feralít núi màu vàng.
+ Đất Feralít núi màu vàng nâu.
+ Đất Feralít núi bằng, tầng B khơng rõ.
- Đất Feralít điển hình, phân bố ở độ cao 200 - 300m. Tập trung chủ yếu ở khu
Tây Bắc khu bảo tồn, hình thành trên đá mẹ phiến thạch, Sa thạch... Tầng đất từ
trung bình đến dầy cịn tính chất đất rừng. Nơi cịn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì
cao. Nơi mất rừng thì đất bị thối hố mạnh, nghèo dinh dưỡng. Có các loại phụ
sau:
+ Đất Ferlít màu vàng, phát triển trên đá mẹ sa thạch, tầng đất nơng, nghèo
dinh dưỡng.
+ Đất Ferlít màu vàng đỏ, phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét, sa phiến
thạch...tầng đất trung bình, chất dinh dưỡng trung bình.

14


2.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân số, dân tộc, lao động
Trên địa bàn KBTTN Tây Yên Tử có 4 xã:
+ Xã Thanh Luận có 565 hộ với 2.704 khẩu.
+ Xã Thanh Sơn có 868 hộ với 4.487 khẩu.
+ Xã Lục Sơn có 1.613 hộ với 6.831 khẩu.
+ Xã An Lạc có 732 hộ với 3.424 khẩu.
Gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Sán dìu, Sán trắng, Hoa, Cao lan, Sán chí.
- Tổng số hộ là 3.778 hộ với 17.446 người. Trong độ tuổi lao động là: 6.649
người. Trong đó:
+ Lao động nữ là 3.524 người.
+ Lao động nam là 3.125 người.
2.3.2. Tình hình sản xuất, đời sống, thu nhập

- Tập quán canh tác: Các hộ trong vùng dự án chủ yếu sống bằng nghề nông
như: Trồng trọt, chăn nuôi, thu hái lâm sản phụ, trồng cây cơng nghiệp... Nguồn
sống của các hộ gia đình ít nhiều cịn dựa vào rừng.
- Sản xuất nơng nghiệp: Như trên đã nêu, các hộ gia đình có nghề chính là sản
xuất nơng nghiệp. Do ruộng nước có ít (xã Thanh Sơn bình quân 2 sào/người;
Thanh Luận 1,8 sào/người; Lục Sơn 2,5 sào/người; An Lạc 2 sào/người). Bình quân
lương thực đầu người là 280kg/người/năm. Do vậy đồng bào vẫn còn thiếu ăn, cuộc
sống cịn khó khăn. Để duy trì cuộc sống, đồng bào trước đây thường dựa vào rừng.
Hiện nay đồng bào đã trồng một số cây công nghiệp như: Chè, cây ăn quả và thực
hiện một số dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm như dự án Việt - Đức, dự án
trồng rừng kinh tế... Nên đời sống đồng bào đã ngày càng được nâng cao.
- Sản xuất lâm nghiệp: Trước đây nhân dân vùng dự án chủ yếu khai thác rừng
như: Khai thác gỗ, Tre, Nứa, thu hái lâm sản phụ... Hiện nay, nhân dân vùng dự án

15


đều tích cực tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng theo các chương trình của dự án khu
bảo tồn cũng như các dự án vùng đệm.
- Các ngành sản xuất khác: Chưa phát triển.
Nói chung cuộc sống của nhân dân sống quanh Khu Bảo tồn cịn nhiều khó
khăn, cuộc sống phải dựa nhiều vào tài nguyên rừng. Do đó đã có những ảnh hưởng
khơng ít đến tài ngun rừng, làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, mất cân bằng
sinh thái.
2.3.3. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải:
Xã Thanh Sơn, Thanh Luận, Lục Sơn đã có đường 289 chạy qua. Song, do đi
qua nhiều sông suối, chất lượng đường rất xấu. Do đó, đi lại rất khó khăn, đặc biệt
vào mùa mưa. Xã An Lạc chỉ có đường giao thông trong xã, chất lượng đường xấu
lại qua sông nên đi lại rất không thuận tiện.

Việc đi lại trong Khu Bảo tồn chủ yếu là hệ thống đường lâm nghiệp cũ,
đường vận chuyển than. Hệ thống đường này từ lâu cũng không được duy tu, bảo
dưỡng nên chất lượng đường rất kém.
- Thuỷ lợi: Như trên đã nêu, lưu vực các suối cịn nhiều rừng nên suối ở đây
có nước quanh năm, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
sinh hoạt.
- Y tế - giáo dục - văn hoá: Dân cư trong vùng dự án hầu hết nhân dân đã có
điện lưới quốc gia, nên đời sống văn hóa các hộ gia đình đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nhà
cửa khang trang với nhiều tài sản có giá trị như: Ti vi, xe máy, tủ lạnh... Có nhận
thức tiến bộ, xã nào cũng có trường học, trạm xá. Có chợ Nịn và chợ Đồng Đỉnh,
đảm bảo cho người dân mua bán trao đổi hàng hoá khá thuận tiện.
2.4. Đa dạng sinh học
Yên Tử là một dải núi tương đối cao của vùng Đông Bắc Việt Nam. n Tử
(cịn có tên là Linh Sơn – Núi Thiêng) với các khu rừng tự nhiên, đa dạng, phong
phú đã tạo nên một vùng sinh thái đặc thù có giá trị đa dạng sinh học cao.

16


2.4.1. Về Thực vật
Kết quả khảo sát thực địa mới nhất tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử
đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính là:
-

Ở dưới độ cao 100m: Tồn tại hai kiểu thảm thực vật đặc trưng là Trảng cỏ

và Trảng cây bụi, các loài cây này bao gồm một số loài cây dược liệu quý.
-

Ở độ cao 100 -200m: Là trảng hóp xen gỗ và tre nứa, đây là hình thái của


thảm thực vật thứ sinh, bao gồm cả cây thuốc.
-

Từ 200m lên đến 900m là kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường

xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới.
- Từ 900 đến 1.068m là kiểu rừng cây gỗ lá rộng
Trong 5 kiểu thảm thực vật trên, kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng xen
cây lá kim mưa ẩm nhiệt đới hiện chiếm hầu hết khu bảo tồn (70% các lồi cây đã
thống kê được). Các lồi có giá trị kinh tế, có ý nghĩa khoa học cũng được phát hiện
tại đây, đáng chú ý như các loài: Dẻ đỏ, Dẻ cau, Thông nàng (Thông đuôi gà). Từ
độ cao 900m trở lên thảm thực vật với ưu thế rõ rệt của thảm Trúc. Thảm Trúc xuất
hiện ở gần đỉnh núi, chứng minh sức sống trường tồn ngày cả trên các sống núi chỉ
toàn đá.
Tại KBTTN Tây Yên Tử đã thống kê được 492 lồi thực vật bậc cao có mạch,
được xếp theo 8 nhóm sử dụng: Nhóm cho gỗ chiếm 32.3%, nhóm cây thuốc chiếm
20.9%, nhóm cho tananh, tinh dầu và nhựa, nhóm làm thức ăn cho người, nhóm làm
thức ăn cho vật ni, nhóm làm vật liệu xây dựng, nhóm làm trang trí đồ mỹ nghệ
và nhóm làm cây cảnh (chủ yếu là loài Lan) chiếm trên 40% tổng số lồi cây đã
thống kê được là cây dược liệu.
Tính đa dạng sinh học của hệ thực vật tại KBTTN Tây n Tử cịn được thể
hiện bởi sự có mặt của một số lồi q hiếm, trong đó có 4 loài ghi trong Nghị định
số 48/2002/NĐ-CP (nay là Nghị định số 32/2006/NĐ-CP) thuộc danh mục thực vật
hoang dã quý hiếm nhóm IIA đó là: Lim xanh, Kim giao, Sa nhân, Vù hương. Các
loài cây thuốc ở độ cao dười 700m là các lồi cây họ Dầu, Núc nác, họ Thích, họ

17



Long não, họ Thơng,… Ở độ cao trên 700m có các họ Long não, họ Dẻ, Sau sau,
Ngọc lan, họ Chè, quần thể Trúc n Tử. Có các lồi cây hết sức quý hiếm như
Tùng La Hán, Hoàng đàn, Trúc mặt, Trúc bụng phật, Súi núi đá, Thơng 2 lá…Ngồi
ra cịn có các cây thuốc tiêu biều trong khu bảo tồn như Ba kích, Trầm hương, Bình
vơi, Hoa đầu, Thổ Phục Linh, Hồng đằng, Cẩu tích, Bồ cốt tối, Đẳng sâm, cây
Hồi, Quế. Từ tài liệu “Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử giá trị bảo tồn đa dạng
sinh học và tiềm năng phát triển” đã đưa ra danh lục các loài thực vật đặc hữu và
quý hiếm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử kết quả được ghi ở phụ lục 04.
2.4.2. Về động vật
Theo kết quả “Báo cáo đa dạng sinh học” của Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật trong đợt khảo sát năm 2002 – 2003 và các kết quả nghiên cứu trước đây,
bước đầu đã thống kê được thành phần, phân loại học của 4 lớp là: Thú, chim, Bò
sát và Ếch, Nhái gồm 27 bộ, 91 họ và 285 loài chiếm 75% số bộ, 61.07% số họ và
21.7% về số loài so với toàn quốc. So sánh với một số VQG và Khu Bảo tồn ở khu
vực Miền Bắc thì thành phần phân loại học ở Khu Bảo tồn Tây Yên Tử thua kém về
số loài so với VQG Tam Đảo; tương đương với KBTTN Hữu Liên (Lạng Sơn) cả
về số lồi và số họ; hơn hẳn VQG Ba Vì và Cát Bà cả về số loài và số bộ. Điều này
cho thấy KBTTN Tây n Tử có thành phần lồi phong phú và đa dạng.
Đã xác định có 65 lồi (chiếm 22.89% tổng số lồi q hiếm, trong đó có 15
lồi ghi ở nhóm IB, 31 lồi ghi ở nhóm IIB thuộc Nghị định số 48/2002/NĐ-CP
(nay là Nghị đinh số 32/2006/NĐ-CP); 4 loài ở bậc E, 16 loài ở bậc V, 4 loài ở bậc
R và 13 loài ở bậc T, ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2002); 2 loài bậc CR, 4 loài bậc
EN, 9 loài bậc VU, 6 loài ở bậc LR/nt và 1 loài ở bậc DD ghi trong Danh lục đỏ
IUCN (2000).
Theo kết quả báo cáo mới đây nhất năm 2009, qua hai đợt khảo sát ngắn của
nhóm nghiên cứu bị sát và ếch nhái của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã
ghi nhận sơ bộ khoảng 48 loài bao gồm: 23 loài Ếch Nhái và 25 lồi Bị sát. Đáng
chú ý là nhóm nghiên cứu đã ghi nhận được một số loài đặc hữu, loài bị đe doạ cấp
toàn cầu hoặc loài mới được mô tả trong thời gian gần đây: Ếch Yên Tử (Odorrana
yentuensis) hiện mới chỉ được ghi nhận tại Yên Tử, Cá cóc Việt Nam (Tylototriton

Vietnamensis) được xếp hạng mức gần bị đe doạ (NT) trong Dang lục đỏ IUCN
18


(2009), Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) xếp vào Phụ lục II Cơng ước
CITES, Ếch cây lớn (Phacophorus maximus) lồi này chỉ mới được ghi nhận ở Việt
Nam năm 2008, Ếch cây hai đốm (Phacophorus rhodopus) loài này trước đây chỉ
ghi nhận ở Miền Trung Việt Nam, ghi nhận bổ sung ở Khu BTTN Tây Yên Tử
Như vậy, có thể nói rằng KBTTN Tây Yên Tử chứa đựng tiềm năng đa dạng
sinh học rất cao, cần có các đề tài nghiên cứu, để điều tra, khám phá ra các loài mới
trong thời gian tới.

19


×