Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 90 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Nhằm đánh giá kết quả sau những năm học tập tại Trường Đại Học
Lâm Nghiệp, đồng thời gắn với công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ tài
nguyên rừng. Được sự nhất trí của trường Đại Học Lâm Nghiệp, tôi thực hiện
luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
quản lý Đa Dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên
Tử, Bắc Giang”.
Sau một thời gian thực tập khẩn chương, nghiêm túc, dưới sự hướng dẫn
nhiệt tình của GS.TS. Nguyễn Thế Nhã, đến nay luận văn đã được hoàn thành.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Nhã,
người đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập, cảm ơn các thầy cô Bộ môn
Bảo vệ thực vật rừng, ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, các trạm
kiểm lâm, UBND các xã , Tuấn Mậu, Thanh Sơn… Đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình đi khảo sát thực địa. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu,đóng góp ý
kiến quan trọng trong thực hiện luận văn này.
Với thời gian và năng lực có hạn nên luận văn khó tránh khỏi những sai
sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo và các bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Đào Văn Đức


ii

MỤC LỤC


Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 ........................................................................................................... 3
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................... 3
1.1. Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học côn trùng ................................... 3
1.2. Các nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở ngoài nước ................................ 4
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài côn trùng ........................ 4
1.2.2. Nghiên cứu về giá trị, vai trò của ĐDSH côn trùng ......................... 5
1.3. Những nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở trong nước ............................ 6
1.3.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài côn trùng ........................ 6
1.3.2. Nghiên cứu giá trị của ĐDSH côn trùng ở Việt Nam....................... 7
1.3.4. Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng ........................ 9
1.4. Tình hình nghiên cứu ĐDSH côn trùng tại các Khu bảo tồn, VQG ở
Việt Nam ........................................................................................................ 9
Chương 2. MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 11
2.2. Giới hạn nghiên cứu .............................................................................. 11
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 11
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12


iii


2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin và kế thừa tài liệu đã có
................................................................................................................... 12
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................ 12
2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng .... 20
2.4.4. Phân tích, tổng hợp số liệu.............................................................. 22
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI ............................ 25
3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 25
3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 25
3.1.2. Địa hình địa thế ............................................................................... 25
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................. 25
3.2. Hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội ........................................................ 27
3.2.1. Đặc điểm dân sinh........................................................................... 27
3.2.2. Hiện trạng kinh tế ........................................................................... 28
3.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng ................................................. 29
3.3. Đa Dạng sinh học .................................................................................. 29
3.3.1. Về thực vật ...................................................................................... 29
3.3.2. Về động vật ..................................................................................... 31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 32
4.1. Thành phần loài, đặc điểm phân bố của côn trùng tại khu vực nghiên cứu .. 32
4.1.1. Đặc điểm thành phần loài côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử ....... 32
4.1.2. Một số đặc điểm phân bố của côn trùng tại khu vực nghiên cứu ... 35
4.2. Đa dạng sinh thái và ý nghĩa côn trùng ở KBTTN Tây Yên Tử .......... 40
4.2.1. Đa dạng về sinh thái........................................................................ 40
4.2.2. Ý nghĩa của côn trùng ở KBTTN Tây Yên Tử ............................... 44
4.3. Các loài côn trùng ưu tiên bảo tồn tại KBTTN Tây Yên Tử ................ 46
4.3.1. Bọ ngựa ........................................................................................... 46
4.3.2. Bướm khế (Attacus atlas Linnaeus)................................................ 47


iv


4.3.3. Bướm (Troides helena Linnaeus) ................................................... 47
4.3.4. Bướm phượng cánh đuôi nheo ( Leptocircu curius Fabricius) ....... 48
4.3.5. Họ bọ xít ăn sâu (Reduviidae) ........................................................ 48
4.3.6. Họ bọ rùa (Coccinelldae) ................................................................ 48
4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên ĐDSH côn trùng .................... 49
4.4.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên .................................................. 49
4.4.2. Ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế xã hội ................................. 51
4.4.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất .................................................. 51
4.4.4. Đốt rừng làm nương rẫy.................................................................. 52
4.4.5. Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu .................................................... 53
4.4.6. Hoạt động khai thác lâm sản ........................................................... 54
4.4.7. Hiện trạng khai thác côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử................ 55
4.5. Giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên
Tử ................................................................................................................. 55
4.5.1. Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho
người dân .................................................................................................. 55
4.5.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác . 56
4.5.3. Biện pháp nuôi dưỡng và bảo tồn ................................................... 57
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ ............................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Viết đầy đủ


BT

Ba Tia

CITES

Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật có nguy cơ
bị tuyệt chủng (Convention on International Trade in Endangered
Speccies)

CP

Chính phủ

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐN

Đèo Nón

ĐTQH

Điều tra quy hoạch

FAO

Tổ chức nông lương của Liên Hợp Quốc (Unitid Nations Food

and Agriculture Organnizatio).

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The World Conservatio
Union)

KBTTB

Khu bảo tồn thiên nhiên

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KX

Khe Xanh



Nghị Định

NN

Nông nghiệp


Nxb

Nhà xuất bản

ODB

Ô dạng bản


vi



Quyết Định

SC

Sinh cảnh

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND


Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc Gia

WWF

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên ( World Wide Fund for Nature)

YT

Yên Tử


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Đặc điểm tuyến điều tra và điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu

13


4.1

Thành phần côn trùng đã điều tra và định tên tại KBTTN Yên Tử

32

4.

Mức độ đa dạng loài côn trùng theo bậc taxon họ

34

4.3

Các họ có ≥ 5 loài côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử

34

4.4

Danh sách các loài côn trùng ở KBTTN Tây Yên Tử có tên trong

35

Sách Đỏ Việt Nam
4.5

Số lượng loài côn trùng trong bốn khu vực điều tra

36


4.6

Sự phân bố côn trùng theo các sinh cảnh

36

4.7

Mức độ tương đồng côn trùng ở các dạng sinh cảnh chính

37

4.8

Thống kê số loài phân bố theo độ cao

39

4.9

Thống kê các loài gây hại tại KBTTN Tây yên Tử

42

4.10 Thống kê các loài côn trùng ký sinh và ăn thịt tai KBTTN Yên Tử

43



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Sinh cảnh rừng trồng (keo)

15

2.2

SC rừng trồng xen nương rẫy

15

2.3

Đất trống, nương rẫy

15

2.4

Trạng thái rừng IIb ven suối


15

2.5

SC Rừng tre, nứa tự nhiên

15

2.6

SC Rừng tre xen gỗ

15

2.7

SC Rừng cây lá rộng

16

2.8

SC Rừng thứ sinh phục hồi

16

2.9

Trạng thái rừng IIIa2


16

2.10

Trạng thái rừng IIIa1 ven suối

16

2.11

Trạng thái rừng IIIa1

16

2.12

Trạng thái rừng Ia, Ib

16

2.13

Trạng thái rừng IIa

17

2.14

Gỗ ép bướm


21

2.15

Phương pháp cắm kim trên gỗ ép bướm

21

4.1

Tỷ lệ % số họ, loài của các bộ côn trùng

33

4.2

Tỷ lệ phần trăm số loài theo đai độ cao

39

4.3

Attacus atlas Linnaeus

47

4.4

Một số loài bọ rùa


49

4.5

Phát đốt rừng làm nương rẫy

53

4.6

Sử dụng thuốc trừ sâu trong phòng trừ sâu hại

54

4.7

Khai thác lâm sản

55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đa dạng sinh học (ĐDSH), nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, đóng vai
trò rất lớn đối với tự nhiên và đời sống con người. Tuy nhiên, do các nguyên
nhân khác nhau, ĐDSH đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái
(HST) bị tác động và khai thác quá mức; diện tích rừng, nhất là rừng nhiệt đới
thu hẹp một cách báo động. Tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng.

Hậu quả tất yếu dẫn đến là sẽ làm giảm, mất các chức năng của HST như điều
hoà nước, chống xói mòn, làm sạch môi trường, đảm bảo vòng tuần hoàn vật
chất và năng lượng trong tự nhiên, giảm thiểu thiên tai và các hậu quả cực
đoan về khí hậu. Hệ quả cuối cùng của sự suy thoái này là hệ thống kinh tế bị
suy giảm do mất đi các giá trị về tài nguyên thiên nhiên (TNTN), môi trường,
nhất là ở các nước đang và chậm phát triển, trong đó có Việt Nam.
Côn trùng là lớp phong phú nhất trong giới động vật, chúng có một
cuộc sống khá phức tạp, có vai trò nhiều mặt với sản xuất, với sức khỏe con
người. Như chúng ta đã biết côn trùng có số lượng loài và số lượng cá thể lớn
nên chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như tham gia vào chu
trình tuần hoàn vật chất, là thành phần quan trọng của chuỗi thức ăn. Côn
trùng đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật làm
tăng năng suất cây trồng và góp phần tạo tính da dạng của thựt vật. Nhiều loài
côn trùng ăn thịt và ký sinh tham gia vào diệt trừ sâu hại, một số loài còn cung
cấp những sản công nghiệp quý hiếm như cánh kiến, tơ tằm, mật ong… Vì
vậy cần phải quản lý chúng, phát huy các mặt có lợi làm tăng độ phong phú
và ĐDSH.
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm ở vị trí sườn tây núi Yên Tử
chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên trong quần thể các dãy núi thuộc cánh
cung Đông Triều, với tổng diện tích 13.023ha. Có nhiệm vụ chủ yếu là bảo


2

tồn nguồn gen và sự đa dạng của khu hệ động thực vật, các giá trị khoa học,
địa chất và cảnh quan môi trường. Đây là khu rừng tự nhiên lớn nhất của tỉnh
Bắc Giang nối liền với diện tích rừng thường xanh của tỉnh Quảng Ninh thuộc
vùng đông bắc Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Sinh Thái và Tài
Nguyên Sinh vật, có tới 728 loài thực vật thuộc 189 chi của 86 họ, 285 loài
động vật thuộc 81 họ của 24 bộ đã được ghi nhận ở KBTTN Tây Yên Tử.

Trong số đó có hàng chục loài động thực vật quý hiếm, điển hình về thực vật
như Thông tre, Sến mật, Trầm hương, Táu mật, Thông nàng...; Về động vật
như Cu li, hươu vàng, Rùa vàng, Gấu ngựa...
Trong quá trình xây dựng và phát triển, khu bảo tồn phải đồng thời thực
hiện nhiều nhiệm vụ, nhiệm vụ cơ bản là công tác bảo tồn, trong đó bảo vệ
ĐDSH là trọng tâm. Trong những năm qua khu bảo tồn đã tiếp đón nhiều cơ
quan và tổ chức trong nước và quốc tế như: Viện Sinh Thái và Tài Nguyên
Sinh Vật, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, Vườn thú Cologne (Cộng
hòa liên bang Đức)... đến nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã
góp phần chứng minh và khẳng định giá trị ĐDSH to lớn của khu bảo tồn.
Mặc dù vậy các kết quả nghiên cứu vẫn chưa đánh giá hết tính ĐDSH của khu
bảo tồn.
Để góp phần vào việc duy trì, bảo tồn Đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ
rừng ở KBTTN Tây Yên Tử tôi tiến hành: “ Nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quản lý Đa Dạng sinh học côn trùng tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây
Yên Tử, tỉnh Bắc Giang” với mục tiêu góp phần cung cấp những thông tin
về thành phần, phân bố và đặc điểm sinh học của côn trùng để xây dựng kế
hoạch phát triển và đưa ra các phương hướng quản lý lâu dài, hiệu quả.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đa dạng sinh học và đa dạng sinh học côn trùng
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ĐDSH. Theo Qũy Quốc Tế về
Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) (1989) thì: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống
trên trái đất, là hàng triệu các loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những
gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng
tồn tại trong môi trường”.

ĐDSH có ba mức độ: Mức độ phân tử (đa dạng gen), cơ thể (đa dạng
loài) và hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái).
Côn trùng là nhóm phong phú và đa dạng nhất trong giới động vật. Số
lượng loài côn trùng đã được mô tả trên thế giới theo một số tác giả như sau:
751.000 (Tangley, 1997), 800.000 (Nieuwenhuys, 1998, 2008), 948.000
(Brusca, 2003), 950.000 (IUCN, 2004) đến hơn 1.000.000 (Myers, 2001).
Groombridge và Jenkins (2002) đã thống kê được 936.000 loài gồm côn trùng
và các động vật nhiều chân khác. Ước tính tổng số lượng loài côn trùng trong
thực tế cũng rất khác nhau, từ 2.000.000 (Nielsen và Mound), 5-6.000.000
(Raven và Yeates 2007) lên đến khoảng 8.000.000 (Hammond, Groombridge
và Jenkins 2002), (trích dẫn theo Bùi Văn Bắc, 2010).
Côn trùng là nhóm có dạng sống rất đa dạng nên có vai trò khác nhau
đối với con người và sự sống trên hành tinh: Gây hại cho thực vật, vật nuôi và
con người đồng thời cũng giúp con người kiểm soát sâu hại, cung cấp các sản
phẩm có giá trị cho con người. Điều đó có thể thấy côn trùng có vai trò cực kỳ
quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng và tạo ra các dòng tiến hóa
mới ở thực vật. Với số lượng cá thể hết sức đông đảo, lại ăn được nhiều loại
thức ăn: Từ thực vật còn sống đến xác chết sinh vật, chất hữu cơ mục nát, các


4

sản phẩm bài tiết của động vật và cả sâu bọ cùng loại, côn trùng đã đóng vai
trò chủ đạo trong quá trình tuần hoàn vật chất, năng lượng, góp phần tạo nên
sự cân bằng sinh thái, đảm bảo sự phát triển của tự nhiên.
1.2. Các nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở ngoài nước
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài côn trùng
Nhiều nhà côn trùng học nổi tiếng trên thế giới đã đưa Côn trùng học
thành chuyên ngành sinh học độc lập, đó là Fabre (1823-1915), Keppri (1833
– 1908), Brandt (1879 – 1891), R.E. Snodgrass (1875 – 1962), H. Weber

(1899 – 1956), Handlisch (1865 – 1957), Mactunov (1878 - 1938), Svanvich
(1899 – 1957), Imms (1880 – 1949), Chauvin, Price, Iakhontov... (trích dẫn
theo Bùi Văn Bắc, 2010). Cũng trong thời gian này, một loạt các loài côn
trùng thuộc các bộ, họ đã được phát hiện và mô tả:
Các nhà khoa học ước lượng trên thế giới có khoảng 1.100.000 loài côn
trùng thuộc bộ Cánh cứng, trong đó đã mô tả được 360.000 – 400.000 loài.
Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) hiện nay có khoảng 180.000 loài bướm đã được
mô tả (ước lượng có khoảng: 300.000 - 500.000 loài trên thế giới). Bộ Cánh
màng có hơn 130.000 loài đã được mô tả. Bộ Cánh nửa (Hemiptera) có
khoảng 80.000 loài trên thế giới. Bộ Hai cánh (Diptera): Ước lượng trên thế
giới có khoảng 240.000 loài, trong đó đã mô tả được 152.956 loài (Thompson
2008). Bộ Cánh thẳng (Orthoptera) có khoảng 24.380 loài đã được mô tả
(Eades & Otte (2009). Bộ Cánh đều (Homoptera) đã điều tra và phát hiện
được 45.000 loài; Tính riêng ở Bắc Mỹ đã có 6.000 loài được mô tả. Bộ Cánh
bằng (Isoptera) ước lượng có khoảng 4.000 loài, trong đó đã mô tả được 2.600
- 2.800 loài. Bộ Chuồn chuồn (Odonata), theo Trueman & Rowe (2008) thì đã
có 6.500 loài côn trùng của Bộ này đã được phát hiện và mô tả. Bộ Bọ ngựa
(Mantodea) đã mô tả được 2.200 loài bọ ngựa thuộc 9 họ...


5

1.2.2. Nghiên cứu về giá trị, vai trò của ĐDSH côn trùng
Trong tổng số các loài côn trùng được mô tả trên thế giới, có hơn một
nửa sử dụng nguồn thức ăn từ thực vật. Bằng cách thu thập, ăn phấn hoa và
mật, côn trùng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thụ phấn của thực vật.
Hiện có hơn 300 loài côn trùng thụ phấn đã được ghi nhận ở Trung Quốc.
Theo W. S. Robinson, R. Nowogrodski & R. A. Morse, các loài bướm thụ
phấn cho thực vật đã mang lợi khoảng 9 tỷ đô la trong tổng doanh thu kinh tế
hàng năm ở Mỹ. DeBach, 1974 khi nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở Bắc Mỹ

đã chỉ ra rằng: Trong tổng số 85.000 loài côn trùng ăn cỏ ở Bắc Mỹ chỉ có
1425 cần phải được kiểm soát, chiếm 1,7% tổng số loài. Phần còn lại (98,3%)
chủ yếu là loài vô hại hoặc trung lập.
Tóm lại các nghiên cứu đã cho thấy mặc dù có rất nhiều loài côn trùng,
nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó thực sự là có hại. Phần lớn các loài côn
trùng là có lợi hay vô hại đối với con người. Nhiều côn trùng bắt mồi ăn thịt
và ký sinh là thiên địch của sâu hại, có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh sâu bệnh trong hệ sinh thái tự nhiên bằng cách tấn công và ăn thịt
chúng, một số loài côn trùng còn được sử dụng để tạo ra các sản phẩm đặc
biệt, có giá trị cao: Tơ tằm, cánh kiến đỏ, sáp trắng, phẩm son; là nguồn cung
cấp thực phẩm, dược liệu cho con người, thức ăn cho vật nuôi...
Tổ chức Nông lương (FAO) đã ước tính rằng tổn thất do dịch hại gây ra
đối với cây lương thực trên thế giới khá lớn, trong đó 14% là do sâu hại, 10%
là do bệnh hại và 11% là do cỏ dại. Ngay cả với nền nông nghiệp phát triển
cao, công nghệ kiểm soát dịch hiện đại, Cục Nông Nghiệp Mỹ ước tính rằng
thiệt hại do sâu hại tại Mỹ đạt tổng cộng 6,8 tỷ đồng mỗi năm trong thập kỷ
1950-1960. Ngoài những tác động của côn trùng gây hại trong nông nghiệp và
nghề làm vườn, một số loài côn trùng còn phương hại đến vật nuôi, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ con người ở nhiều mức độ khác nhau.


6

1.3. Những nghiên cứu về ĐDSH côn trùng ở trong nước
1.3.1. Nghiên cứu về phân loại, thành phần loài côn trùng
Nghiên cứu về phân loại côn trùng đầu tiên ở Việt Nam được biết đến
là công trình của đoàn nghiên cứu tổng hợp của Pháp mang tên Mission
Pavie, đã tiến hành khảo sát ở Đông Dương trong 16 năm (1879 – 1895), xác
định được 8 bộ, 85 họ và 1040 loài côn trùng. Phần lớn mẫu thu thập ở Lào,
Campuchia, còn ở Việt Nam thì rất ít. Hầu hết các mẫu vật được lưu trữ ở các

Viện Bảo Tàng Paris, London, Geneve và Stockholm, (trích dẫn theo Bùi Văn
Bắc, 2010).
Năm 1972 -1974, Bộ môn điều tra sâu bệnh hại thuộc cục điều tra rừng
(Viện Điều tra quy hoạch rừng) đã tiến hành điều tra côn trùng trên một số
vùng rừng tự nhiên thuộc tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hòa
Bình. Kết quả đã thu thập và phát hiện nhiều mẫu côn trùng và sâu bệnh hại ở
các vùng điều tra, các mẫu này được lưu giữ ở bảo tàng của viện, tuy nhiên do
nhiều hạn chế nên số lượng các mẫu được giám định chưa nhiều, do đó chưa
đánh giá hết được giá trị của côn trùng, sâu bệnh rừng trong giai đoạn này.
Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở việt nam giai đoạn
1997 – 1998 của Viện Bảo viện bảo vệ thực vật đã điều tra được 421 loài côn
trùng trên các cây ăn quả ở việt nam. Trong đó bộ Chuồn chuồn có: 1 loài, bộ
cánh thẳng có: 19 loài, bộ Bọ ngựa: 4 loài, bộ Cánh da: 3 loài, bộ Cánh tơ: 4
loài, bộ Cánh nửa: 56 loài, bộ Cánh đều: 29 loài...
Trong chương trình Điều tra theo dõi diễn biến rừng toàn quốc từ năm
1996 – 2000, Bộ môn Điều tra sâu bệnh hại rừng thuộc Viện ĐTQH rừng đã
tiến hành chuyên đề “Điều tra côn trùng rừng tự nhiên trên phạm vi 5 vùng
(Bao gồm các vùng: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ)”. Kết quả là đã điều tra và phát hiện được một
số loài côn trùng rừng, phân bố của chúng theo các sinh cảnh, đánh giá vai trò
của các loài có ích và có hại đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ. Tuy


7

nhiên, kết quả điều tra mới chỉ dừng ở mức độ điều tra phát hiện thành phần
côn trùng và số lượng côn trùng phát hiện còn tương đối ít (756 loài).
Ngoài các báo cáo điều tra cơ bản côn trùng rừng trong các chu kỳ theo
dõi diễn biến tài nguyên côn trùng rừng giai đoạn từ 1991 – 2005, còn có
nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng. Các công trình nghiên cứu về côn

trùng đó: Công trình nghiên cứu về nhóm bướm ngày (Rhopalocera,
Lepidoptera ) ở Việt nam của Alexxander L. Monastyrskii; Hướng dẫn tìm
hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và các giá trị bảo tồn của
chúng của Đặng Thị Đáp; Các kết quả nghiên cứu về côn trùng của Viện Điều
tra Quy hoạch rừng do tác giả Nguyễn Văn Bích, Đặng Ngọc Anh, Nguyễn
Trung Tín, Hà Văn Hoạch thực hiện; Các kết quả điều tra nghiên cứu của Đỗ
Mạnh Cương và cộng sự về Chuồn chuồn (Odonata); Các kết quả nghiên cứu
của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật về nhóm bướm ngày, Cánh cứng,
Cánh nửa, Bọ que, Kiến...
1.3.2. Nghiên cứu giá trị của ĐDSH côn trùng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về giá trị ĐDSH côn trùng ở Việt Nam còn ít, chủ yếu
tập trung vào việc tìm hiểu thành phần, lợi dụng các loài côn trùng trong việc
tiêu diệt sâu hại: Các loài ký sinh, bắt mồi ăn thịt… Nghiên cứu về nhóm này
có một số hướng:
Nghiên cứu thành phần loài thiên địch: Kết quả điều tra cơ bản côn
trùng năm 1967 – 1968 của Viện Bảo Vệ Thực Vật và nhóm điều tra cơ bản
côn trùng Viện Sinh Học từ năm 1960 – 1970 đã xác định được một số loài
thiên địch, tuy nhiên đó chỉ là con số ít ỏi. Cho đến nay, có 2 họ côn trùng
được nghiên cứu nhiều là họ Bọ rùa (Coccinellidae) và họ Ong ký sinh
(Scelionidae). Họ Bọ rùa ở nước ta phát hiện được 246 loài, trong đó gần 200
loài là những bọ rùa sống theo kiểu bắt mồi ăn thịt. Lê Xuân Huệ đã phát hiện
được 221loài thuộc họ Ong ký sinh (Scelionidae). Lê Khương Thúy công bố
danh lục 75 loài côn trùng thuộc họ Carabidae. Vũ Quang Côn (1986) nghiên


8

cứu thành phần ký sinh các loài bướm hại lúa từ 1976 – 1986 đã phát hiện
được 59 loài thuộc 11 họ ong ký sinh. Bùi Tuấn Việt (1990) phát hiện được 9
loài ong cự ký sinh nhộng sâu hại lúa. Theo Phạm Văn Lầm đã phát hiện ít

nhất 332 loài thiên địch thuộc 13 bộ, 52 họ, 201 giống của lớp côn trùng, nấm
và tuyến trùng.
Nghiên cứu vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại
chính: Vai trò tập hợp các thiên địch trong hạn chế số lượng sâu hại lúa có các
công trình của L.M. Châu (1987, 1989), Vũ Quang Côn (1989, 1990), Hà
Quang Hùng (1984), Phạm Văn Lầm (1985, 1995), P.V Lầm và nnk (1983,
1989, 1993, 1996…), Trần Ngọc Lân (2000)…Các kết quả cho thấy vai trò
kìm hãm số lượng sâu hại lúa của riêng từng loài thiên địch thường thì không
lớn, song vai trò này của một tập hợp thiên địch đối với một loài sâu hại lúa
nào đó trong từng lúc ở từng điều kiện cụ thể thì lại rất lớn và có ý nghĩa kìm
hãm sâu hại phát triển.
Nguyễn Thế Nhã trong cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích”
đã đề cập đến vai trò, ý nghĩa của ĐDSH côn trùng trong thực phẩm, dược
liệu, nguyên liệu, giải trí, làm cảnh, phòng trừ sâu hại…Tác giả cũng đã trình
bày về đặc tính sinh vật học, sinh thái học, cách sử dụng, gây nuôi một số loài
đại diện trong các nhóm trên, đặc biệt là các loài côn trùng sử dụng trong
phòng trừ sâu hại và thực phẩm.
Đỗ Tất Lợi trong cuốn “ Từ Điển cây thuốc Việt Nam” đã trình bày
cách chế biến, sử dụng loài dế cơm và ong đen trong điều trị bệnh.
1.3.3. Nghiên cứu các nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH côn trùng
Côn trùng cùng với các nhóm sinh vật khác: chim, thú, bò sát, ếch nhái,
thực vật... Cùng tồn tại trong một hệ sinh thái và có liên quan mật thiết với
nhau. Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây suy giảm ĐDSH trong các hệ
sinh thái đã được thực hiện nhiều và đó cũng là cơ sở để đánh giá các nguyên
nhân gây suy giảm ĐDSH côn trùng. Kết quả của Chương trình bảo tồn


9

ĐDSH Trung Trường Sơn đã chỉ ra 3 nhóm nguy cơ đe dọa và thách thức tài

nguyên ĐDSH đó là: Sự suy giảm nguồn tài nguyên nhanh chóng; Thể chế,
chính sách và thực thi pháp luật còn phức tạp với nhiệm vụ chưa rõ ràng,
chồng chéo của các cơ quan quản lý; Thiếu sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Trong “Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn tại Việt Nam
2003 – 2010” đã đề cập đến một số nguyên nhân gây tổn thất ĐDSH đó là:
Chiến tranh, khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên, mở rộng
đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, trao đổi,
buôn bán nhập nội các giống loài động – thực vật, cháy rừng và ô nhiễm môi
trường, tập quán du canh. Nguyên nhân sâu xa là do sự gia tăng dân số, sự
nghèo đói, chính sách kinh tế và hiệu lực thực thi pháp luật về môi trường.
1.3.4. Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng
Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng ở nước ta còn ít,
mang tính cục bộ ở một số địa phương, khu bảo tồn. Nguyễn Thị Đáp (2008)
đã đề xuất ra đưa các mô hình nhân nuôi một số loài bướm ở Tam Đảo. Đây
là một công trình rất công phu tuy nhiên mới chỉ tập trung vào một số loài có
tính thẩm mỹ cao. Lê Xuân Huệ trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài”
Điều tra cơ bản ĐDSH, chim Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An” đã đưa
ra các biện pháp khai thác, sử dụng hợp lý một số loại côn trùng có ích: Ong
ruồi, Ong khói và đề xuất nhân nuôi một số loại côn trùng cánh cứng, các loài
bướm đẹp.
1.4. Tình hình nghiên cứu ĐDSH côn trùng tại các Khu bảo tồn, VQG ở
Việt Nam
Việc nghiên cứu ĐDSH côn trùng đã được thực hiện ở một số Vườn
Quốc gia, Khu bảo tồn: VQG Cát Tiên, Tam Đảo, Xuân Sơn…Tại VQG Pù
Mát cũng đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế và Trường Đại
Học điều tra nghiên cứu ĐDSH côn trùng. Kết quả điều tra về bộ cánh phấn


10


của Alexander L. Monastyrskii và Nguyễn Văn Quảng năm 1998 đã phát hiện
được 293 loài. Năm 2001, cũng 2 tác giả trên công bố bổ sung thêm 12 loài.
Lê Xuân Huệ (2007) đã điều tra và thống kê được 1084 loài thuộc 64 họ của 7
bộ ở VQG Pù Mát. Bùi Văn Bắc (2010) điều tra ở KBTTN Pù Huống có 558
loài và định tên 419 loài.
Các nghiên cứu về ĐDSH đã được thực hiện ở một số VQG,
KBTTN… Tuy nhiên chủ yếu mới dừng lại ở việc điều tra, phát hiện thành
phần loài. Các nghiên cứu về đặc điểm phân bố, giá trị ĐDSH côn trùng và
các giải pháp bảo tồn còn ít được chú ý. Tại KBTTN Tây Yên Tử mới chỉ có
một số khóa luận nghiên cứu về côn trùng.


11

Chương 2
MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được mức độ phong phú và đa dạng tài nguyên côn trùng tại
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử về thành phần, phân bố, sinh thái và ý
nghĩa của chúng.
Đưa ra được các biện pháp khoa học để quản lý, bảo tồn và phát triển
tài nguyên côn trùng trong khu bảo tồn.
Cung cấp cơ sở dữ liệu phục vụ các nghiên cứu tiếp theo tại khu bảo tồn.
2.2. Giới hạn nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu côn trùng tại khu bảo tồn thiên
nhiên Tây Yên Tử trong thời gian từ tháng 03 năm 2014 đến tháng 09 năm 2014.
Địa điểm nghiên cứu: Trong thời gian nghiên cứu tôi chọn 4 khu vực
nghiên cứu đại diện hầu hết cho các sinh cảnh, trạng thái rừng trong khu bảo
tồn: Ba Tia, Đèo Nón, Yên Tử, Khe Xanh. Thuộc các xã :Thị trấn Thanh Sơn,

xã Tuấn Mậu và Thanh Luận.
2.3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử.
2. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, mức độ đa dạng của một số loài côn
trùng đặc trưng trong KBTTN Tây Yên Tử.
3. Nghiên cứu đa dạng sinh thái côn trùng tại KBTTN Tây Yên Tử.
4. Tìm hiểu vai trò, nguồn lợi từ côn trùng cũng như những tác động
của tự nhiên và con người tới nguồn tài nguyên này.
5. Đề xuất một số biện pháp khoa học để bảo tồn, phát triển bền vững
tính đa dạng khu hệ côn trùng KBTTN Tây Yên Tử, đặc biệt là các loài côn
trùng có ích, có giá trị kinh tế, khoa học, có giá trị bảo tồn nguồn gen.


12

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, đánh giá thông tin và kế thừa tài liệu đã có
Thu tập các tài liệu liên quan: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong
khu vực. Danh lục các loài thực, động vật tại khu bảo tồn, diễn biến sử dụng
đất qua một số năm... Các tài liệu này do khu bảo tồn cung cấp.
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa
2.4.2.1. Thiết lập các tuyến khảo sát và các điểm điều tra
Điều tra thực địa được tiến hành trên các tuyến. Để thiết lập tuyến điều
tra, trước hết tiến hành xác định các dạng sinh cảnh chính của khu vực nghiên
cứu. Rừng thuộc khu vực xã Tuấn Mậu, Thanh Luận và Thị trấn Thanh Sơn
có bảy dạng sinh cảnh sau đây:
1. Rừng thứ sinh xa suối: Rừng bị khai thác đang phục hồi, trạng thái
rừng cách xa sông suối (IIIa1, IIIa2).
2. Rừng thứ sinh ven suối: Bao gồm rừng bị khai thác đang phục hồi,
trạng thái rừng ở xung quanh khu vực suối, sinh cảnh ẩm ướt (IIIa1, IIIa2, IIa,

IIb).
3. Sinh cảnh khu dân cư, đất nông nghiệp: Các bản làng ở vùng đệm,
nương rẫy...
4. Sinh cảnh rừng tre, nứa thuần loài.
5. Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa.
6. Đất trống đồi núi trọc có cây bụi (Ib)
7. Đất trống đồi núi trọc có cây bụi xen cây gỗ (IC).
Tại khu vực điều tra, thiết lập các tuyến khảo sát đi qua các sinh cảnh
chính của khu vực. Trên các tuyến khảo sát này, tại mỗi sinh cảnh đặc trưng
chọn một điểm điều tra hình tròn có bán kính 10m.
Trong thời gian nghiên cứu đã thực hiện 4 tuyến khảo sát với 40 điểm
điều tra với cách mã hóa khác nhau:


13

- Tên tuyến điều tra gồm 2 phần: Phần 1 là tên viết tắt của một địa danh
nằm trên tuyến đó (lấy 2 chữ cái đầu in hoa), phần 2 là số thứ tự của tuyến, được
ghi bằng số la mã. Phần 1 và phần 2 được ngăn cách bởi dấu gạch ngang.
- Tên điểm điều tra gồm 2 phần: Phần 1 là số thứ tự tuyến điều tra, phần 2
là số thứ tự điểm điều tra. Phần 1 và phần 2 được ngăn cách bởi dấu chấm.
Tuyến BT-I: Dài 4.5 Km từ ngã ba nước vàng đi Ba Tia
Tuyến ĐN-II: Dài 4 Km từ cầu Đồng Rì ba đi Đèo Nón Quảng Ninh
Tuyến YT-III: Dài 4.5 Km từ ngã ba Mậu đi Yên Tử
Tuyến KX-IV: Dài 4 Km Từ đội Thanh Sơn cũ đi Khe Xanh
Bảng 2.1: Đặc điểm tuyến điều tra và điểm điều tra tại khu vực nghiên cứu
Đặc điểm
Sinh cảnh, trạng thái rừng

TT


Tuyến/điểm
điều tra

1

BT-I

4,5km

1

I.01

Sinh cảnh rừng trồng (Keo)

2

I.02

Trạng thái rừng IIa (ven suối)

3

I.03

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

4


I.04

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng

5

I.05

Trạng thái rừng IIIa1

6

I.06

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

7

I.07

Trạng thái rừng IIIa2

8

I.08

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng

9


I.09

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng

10

I.10

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

2

ĐN-II

4km

1

II.01

Đất trống có cây bụi Ib

2

II.02

Sinh cảnh rừng trồng xen nương rẫy

3


II.03

Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy


14

4

II.04

Trạng thái rừng IIIa1 (ven suối)

5

II.05

Sinh cảnh rừng tre nứa tự nhiên

6

II.06

Trạng thái rừng IIIa2

7

II.07

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa


8

II.08

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng thường xanh

9

II.09

Trạng thái rừng IIIa2

10

II.10

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

3

YT-III

4,5km

1

III.01

Sinh cảnh khu dân cư, cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả


2

III.02

Đất trống có cây bụi (Ib)

3

III.03

Sinh cảnh rừng trồng (Keo)

4

III.04

Trạng thái rừng IIIa1 (ven suối)

5

III.05

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

6

III.06

Rừng kín thường xanh cây lá rộng xen cây lá kim


7

III.07

Trạng thái rừng IIIa1

8

III.08

Trạng thái rừng IIIa2

9

III.09

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng

10

III.10

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

4

KX-IV

4km


1

IV.01

Sinh cảnh khu dân cư trồng cây nông nghiệp

2

IV.02

Đất trống có cây bụi xen cây gỗ Ic

3

IV.03

Trạng thái rừng IIb

4

IV.04

Sinh cảnh ruộng nương, ao hồ

5

IV.05

Sinh cảnh rừng trồng (Keo)


6

IV.06

Sinh cảnh rừng tre, nứa tự nhiên

7

IV.07

Trạng thái rừng IIIa1 (ven suối)

8

IV.08

Sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa

9

IV.09

Sinh cảnh rừng cây gỗ lá rộng

10

IV.10

Trạng thái rừng IIIa2



15

Hình 2.1: Sinh cảnh rừng trồng (keo)

Hình 2.2: SC rừng trồng xen nương rẫy

Hình 2.3: Đất trống, nương rẫy

Hình 2.4: Trạng thái rừng IIb ven suối

Hình 2.5: SC Rừng tre, nứa tự nhiên

Hình 2.6: SC Rừng tre xen gỗ


16

Hình 2.7: SC Rừng cây lá rộng

Hình 2.9:Trạng thái rừng IIIa2

Hình 2.11: Trạng thái rừng IIIa1

Hình 2.8: SC Rừng thứ sinh phục hồi

Hình 2.10:Trạng thái rừng IIIa1 ven suối

Hình 2.12: Trạng thái rừng Ia, Ib



17

Hình 2.13: Trạng thái rừng IIa

2.4.2.2. Phương pháp điều tra trên các tuyến
Để xác định thành phần loài có một số phương pháp cơ bản sau đây:
- Quan sát: Côn trùng thường tập trung ở những nơi có nguồn thức ăn
dồi dào, nơi có thực vật, những địa điểm nóng ẩm thường có nhiều loài côn
trùng. Mỗi một nhóm loài, loài có nơi cư trú ưa thích riêng. Để quan sát có
hiệu quả cần chú ý đến đặc tính sinh học, nguồn thức ăn của chúng.
- Ghi hình: Côn trùng rất đa dạng, việc quan sát để định loài chỉ áp
dụng với các loài thường gặp, dễ nhận biết. Vì vậy trong quá trình điều tra
dùng máy ảnh chụp ảnh côn trùng, để tiện cho việc giám định sau này.
- Thu bắt: Đây là phương pháp chủ yếu trong quá trình điều tra thực
địa. Áp dụng đối với những loài có số lượng cá thể không nhiều, không áp
dụng với loài côn trùng quý hiếm, ít gặp. Việc thu bắt thực hiện bằng cách:
Cách 1: Sử dụng loại vợt cán dài 2.5m, đường kính miệng 35cm để vợt
bắt côn trùng.
Cách 2: Sử dụng bẫy đèn. Sử dụng nguồn điện là bình ắc quy, đèn treo
ở khu vực bãi trống, ven suối, giáp rừng. Lợi dụng ánh đèn công cộng để thu
thập các loài cánh vẩy có tính xu quang.
Cách 3: Rung cây để côn trùng rụng xuống rồi dùng kẹp gắp cho vào
dụng cụ bảo quản.


×