Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Sơn Động Bắc Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.1 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÁ GIANG

“NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ SƠN ĐỘNG BẮC GIANG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÁ GIANG

“NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG VÀ THỰC TRẠNG
PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LOÀI LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY YÊN TỬ SƠN ĐỘNG BẮC GIANG”
Chuyên ngành : Lâm Học
Mã số : 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đàm Văn Vinh
2. ThS. Lê Văn Phúc

Thái Nguyên, 2014




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi,
công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Văn Vinh trong thời
gian từ năm tháng 1 - 9/2014. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong
khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, nếu có gì sai
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014
Người viết cam đoan

Nguyễn Bá Giang


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 20, giai đoạn 2013 - 2015.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng quản lý đào tạo Sau Đại Học
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như các đồng chí cán bộ đang làm
việc, người dân sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử Bắc Giang. Nhân
dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới TS. Đàm Văn
Vinh và Th.s Lê Văn Phúc - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn
tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức qúy báu và dành những tình cảm tốt

đẹp cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như trong thời gian
thực hiện luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 09 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Bá Giang


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
2.1.Mục tiêu tổng quát....................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
3. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ................................................................. 4
1.2. Thực trạng và vai trò LSNG Việt Nam ...................................................... 5
1.2.1. Thực trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ................................ 5
1.2.2. Vai trò của lâm sản ngoài gỗ ............................................................... 8
1.3. Các nghiên cứu trong nước và thế giới về LSNG .................................... 10
1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 10
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................... 14
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 21
1.4.1. Giới thiệu về địa điểm khu vực nghiên cứu ...................................... 21

1.4.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu ............................... 23
1.4.3. Tình hình sản xuất kinh doanh .......................................................... 27
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 31
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 31
2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32
2.4.1. Quan điểm và cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu ................................ 32
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 32
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ........................................ 34


iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 36
3.1. Tính đa dạng và hiện trạng phân bố nguồn LSNG trong khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 36
3.1.1. Xác định tính đa dạng nguồn LSNG tại khu vực nghiên cứu ........... 36
3.1.1.1. Đa dạng về loài/ dưới loài .............................................................. 36
3.1.2. Hiện trạng phân bố một số loài LSNG trong tự nhiên ...................... 46
3.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn LSNG ..................................... 47
3.3. Thực trạng gây trồng và kiến thức bản địa của người dân trong gây trồng
một số loại LSNG............................................................................................ 51
3.3.1 Thực trạng gây trồng một số loại LSNG trong khu vực nghiên cứu . 51
3.3.2. Những kiến thức, kinh nghiệm gây trồng một số loại LSNG ........... 55
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng của người dân đến nguồn LSNG tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 57
3.4.1. Độ tuổi lao động có tác động đến tài nguyên LSNG của Khu bảo tồn
..................................................................................................................... 57
3.4.2. Hoạt động khai thác củi đun.............................................................. 59

3.4.3. Tình hình khai thác và sử dụng rau ăn .............................................. 59
3.4.4. Thu hái cây làm thuốc ....................................................................... 60
3.5. Các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn Lâm sản ngoài gỗ ... 61
3.5.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục ................................................. 62
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật khai thác và sử dụng LSNG........................... 62
3.5.3. Giải pháp về kỹ thuật gây trồng ........................................................ 63
KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI ............................................................................... 64
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 64
2. TỒN TẠI ..................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải từ viết tắt

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

IUCN


: International Union for Conservation of Nature: and
Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên
nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên)

FAO

: Food and Agriculture Organization (tổ chức lương thực
và nông nghiệp)

Bộ NN và PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
UBND

: Ủy ban nhân dân

BT

: Bình thường


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Thống kê dân số và thành phần dân tộc các xã có Khu bảo tồn ......... 26
Bảng 1.2. Thống kê lao động theo khối trong 5 xã có KBTTN.......................... 27
Bảng 3.1: Số lượng loài, chi, họ thực vật LSNG tại khu vực điều tra ................ 36
Bảng 3.2. Những họ thực vật có số loài LSNG nhiều nhất trong khu vực ......... 37
Bảng 3.3: Bảng phân nhóm thực vật LSNG trong khu vực theo dạng sống....... 38
Bảng 3.4: Bảng phân nhóm thực vật LSNG theo mục đích sử dụng .................. 41
Bảng 3.5: Những thực vật LSNG có giá trị kinh tế trong khu vực ..................... 48

Bảng 3.6. Các loài cây LSNG chủ yếu được gây trồng trong khu vực............... 52
Bảng 3.7. Một số LSNG đại diện được gây trồng, chăm sóc,bảo quản ............. 53


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Nhóm thực vật LSNG theo dạng sống ........................................... 39
Biểu đồ 3.2. Công dụng được gây trồng tại vùng đệm BTTN Tây Yên Tử ....... 54
Biểu đồ 3.3. Hoạt động khai thác sử dụng LSNG theo nhóm tuổi ..................... 58


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được thành lập theo Quyết định số
82/2002/QĐ-UBND, ngày 24/5/2002 của UBND tỉnh Bắc Giang; nằm trên địa
bàn 04 xã, 01 thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn, Thanh Luận, Tuấn Mậu, An Lạc
thuộc huyện Sơn Động, xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam; giáp gianh với 02
tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh. Hiện Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử quản
lý 13.020,4 ha là rừng đặc dụng, (gồm khu bảo vệ nghiêm ngặt hơn 6.020,2 ha,
khu phục hồi sinh thái 7.000,2 ha; Phân Khu Khe Rỗ thuộc xã An Lạc huyện
Sơn Động, diện tích 5.454,6 ha và Phân Khu Thanh - Lục Sơn thuộc 3 xã và 1
thị trấn: Thị trấn Thanh Sơn, xã Thanh Luận, xã Tuấn Mậu thuộc huyện Sơn
Động và xã Lục Sơn thuộc huyện Lục Nam, diện tích 7.565,8 ha). Dân số sống
trong và gần khu bảo tồn có 21.310 người, gồm các dân tộc: Kinh, Tày, Dao,
Cao Lan, Sán chí. Trong đó dân tộc Kinh 12.509 người (chiếm 58,7%), dân tộc
Tày 4.752 người (chiếm 22,3%), còn lại là các dân tộc thiểu số khác (chiếm
19,0 %) [17].

Trong rừng đặc dụng Tây Yên Tử có tới 728 loài thực vật thuộc 189 chi
của 86 họ và 285 loài động vật rừng, thuộc 91 họ của 27 bộ. Nguồn tài nguyên
rừng đa dạng và phong phú. Do vậy, tiềm năng phát triển lâm nghiệp nói chung
và phát triển các loài cây LSNG nói riêng của khu vực này là rất to lớn [17].
LSNG là một bộ phận quan trọng, quan hệ tới sự duy trì và phát triển hệ
sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm dưới tán rừng, có tác dụng giảm tác
động của nước mưa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy mặt, chống xói mòn
cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá trị
phòng hộ của các khu rừng.
LSNG cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với các cộng đồng dân cư miền
núi (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) trong việc đảm bảo an toàn lương thực,
chăm sóc sức khỏe, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống.


2
Cộng đồng dân cư tại những khu phục hồi sinh thái, khu vực vùng đệm của
khu bảo tồn đã sống ở đây từ rất lâu đời và cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào
rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phần lớn các hộ gia đình đều thuộc
diện đói nghèo. Trong những năm qua, những hành vi xâm phạm của cộng đồng
vào tài nguyên rừng như đốt nương làm rẫy, săn bắn động vật hoang dã, khai
thác gỗ trái phép thường xuyên xảy ra đe dọa tới công tác bảo tồn. Với nhiều
chương trình tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phát triển sản xuất từ chính quyền
cũng như các tổ chức địa phương các cộng đồng đã ý thức được việc làm của
mình là vi phạm pháp luật và làm tổn hại tới tài nguyên rừng, nhưng vì cuộc
sống khó khăn và những đòi hỏi thực tế vẫn còn là những bất cập khiến họ
không có nhiều lựa chọn.
Trong thực tế, rất nhiều nguồn tài nguyên LSNG đã cạn kiệt, không có giá
trị khai thác nữa mặc dù trước đây có rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng
này là do người dân chỉ biết khai thác kiệt sản phẩm của các loài cây cho LSNG
mà chưa chú ý tới việc gây trồng, chăm sóc, quản lý và khai thác một cách hợp

lý. Hậu quả là nguồn tài nguyên dần bị suy thoái, ảnh hưởng xấu đến cân bằng
sinh thái và đa dạng sinh học của rừng. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bảo tồn
và phát triển nguồn tài nguyên LSNG là một việc làm cấp thiết.
Để có cơ sở đầy đủ cho việc đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển bền
vững LSNG cho sinh kế của cộng đồng địa phương. Vì vậy tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu tính đa dạng và thực trạng phát triển một số loài lâm sản ngoài
gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính đa dạng và thực trạng khai thác – sử dụng – gây trồng một
số loài LSNG tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý sử dụng hợp lý nguồn LSNG, góp phần vào việc bảo tồn đa dạng sinh
học đồng thời ổn định nâng cao đời sống người dân thông qua việc quản lý sử dụng
bền vững LSNG


3

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tính đa dạng và thực trạng khai thác và sử dụng, gây trồng
nguồn lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử,
- Xác định được thực trạng phát triển một số loài cây LSNG có giá trị
tại khu vực nghiên cứu
- Tìm hiểu một số kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương
trong việc khai thác, sử dụng và kinh nghiệm gây trồng, bảo vệ loài cây
LSNG tại Khu BTTN Tây Yên Tử
- Bước đầu đề xuất được các giải pháp để phát triển, nhân rộng một số
loài LSNG có triển vọng tại Khu BTTN Tây Yên Tử.
3. Ý nghĩa của đề tài
Người dân sống trong và ngoài khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đang

gặp phải những khó khăn về đời sống, nhiều người dân vùng đệm phải sống dựa
vào việc khai thác gỗ trái phép, củi, măng, dược liệu, săn bắt động vật hoang dã,
lấn chiếm đất rừng,... Thực trạng đó đặt ra vấn đề là phải tạo ra nguồn thu nhập
dựa vào tiềm năng sẵn có của khu vực và phù hợp với phong tục tập quán của
người dân địa phương như phát triển nguồn LSNG.
Thực tế đã cho thấy rằng, tại các cộng đồng dân tộc sống trong và gần rừng
nếu có những giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững nguồn LSNG dựa
trên hiện trạng và những loài có tiềm năng ở địa phương. Vì vậy, xác định hiện
trạng, đánh giá được những loài tiềm năng cho gây trồng và phát triển bền vững
đang được cộng đồng người dân quan tâm. Đảm bảo phát triển bền vững, tạo thu
nhập cho người dân địa phương và góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của
Khu bảo tồn Tây Yên Tử
Nhằm nâng cao tính đa dạng các loài LSNG tại địa phương thông qua các
chương trình hỗ trợ của khu BTTN Tây Yên Tử triển khai các dự án như: “Vườn
cây thuốc nam, chăn nuôi động vật….”. Thông qua đó cũng phần nào nâng cao
được kỹ thuật và kinh nghiệm về trồng cây thuốc của người dân, góp phần nào
hạn chế tác động vào rừng tự nhiên


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full















×