Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thị xã thái hòa, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.55 MB, 76 trang )

LỜI CÁM ƠN
Luận văn tốt nghiệp là một bƣớc quan trọng, đánh giá, hoàn thiện kiến
thức và kỹ năng của mỗi sinh viên sau bốn năm trên giảng đƣờng Đại học.
Đƣợc sự đồng ý của bộ môn Quản lý môi trƣờng – Khoa Quản lý Tài
nguyên rừng & Môi trƣờng, đƣợc sự hƣớng dẫn của cô giáo, TS. Bế Minh Châu
tơi đã thực hiện đề tài khố luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các biện
pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An“.
Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo, TS. Bế
Minh Châu đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài. Xin cám ơn các thầy, cô giáo trong và ngồi bộ mơn đã giúp đỡ, chỉ dẫn
cho em trong thời gian qua.
Xin cám ơn phòng TN&MT thị xã Thái Hịa, cơng ty CPMTĐT Thái Hịa
và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về sự cộng tác, giúp đỡ quý báu trong
thời gian tôi thực tập, thực hiện khóa luận vừa qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do hạn chế về thời gian, bản thân chƣa
có kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khơng tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tơi
kính mong nhận đƣợc sự nhận xét, bổ sung và đóng góp ý kiến của các thầy cơ
giáo và bạn bè để khóa luận đƣợc hồn thiện hơn.Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xin chân thành cám ơn !
Thái Hòa, ngày 15 tháng 05 năm 2011
Sinh viên

Phạm Thị Thúy Hằng

0


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 2
1.1. Các khái niệm liên quan ................................................................................... 2


1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn .............................................................. 2
1.1.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt .................................................................... 4
1.1.3. Khái niêm về quản lý rác thải ........................................................................ 4
1.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 5
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................................. 5
1.2.1. Ở Việt Nam ................................................................................................. 11
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 14
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 14
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 14
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................... 15
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp .............................................................. 15
2.4.3. Phƣơng pháp phỏng vấn qua bảng hỏi ......................................................... 18
2.4.4. Phƣơng pháp nội nghiệp .............................................................................. 18
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 20
3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 20
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 20
3.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 20
3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................ 20
3.1.4. Thủy văn ..................................................................................................... 21


3.1.5. Đặc điểm thổ nhƣỡng và tài nguyên đất ....................................................... 21
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 22
3.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế ......................................................... 22

3.2.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ............................................................................. 22
3.2.3. Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cƣ ............................................ 24
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 27
4.1. Đánh giá hiện trạng rác thải tại khu vực thị xã Thái Hòa, Nghệ An ................ 27
4.1.1. Nguồn phát sinh rác thải .............................................................................. 27
4.1.2. Xác định khối lƣợng và thành phần rác thải tại thị xã Thái Hoà ................... 29
4.2. Đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại KVNC .................................. 42
4.2.1. Thực trạng công tác quản lý rác thải của Cơng ty CPMTĐT Thái Hịa ........ 42
4.2.2. Ý kiến của chính quyền địa phƣơng, nhân dân phƣờng và nhân viên công
ty về thực trạng hoạt động của công ty CPMTĐT Thái Hòa .................................. 48
4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác
thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu .................................................................... 55
4.3.1. Dự báo lƣợng rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hòa ..................................... 55
4.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rác thải
sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu ........................................................................... 56
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................... 62
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 62
5.2. Tồn tại ............................................................................................................ 62
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 01: Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hòa ............................ 29
Biểu đồ 01: Nguồn phát sinh rác thải tại phƣờng Hòa Hiếu ................................... 35
Biểu đồ 02: Nguồn phát sinh rác thải tại phƣờng Quang Tiến ............................... 38
Hình 02: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Cơng ty CPMTĐT Thái Hịa ......................... 43
Hình 03: Sơ đồ cơng nghệ xử lý nƣớc rác.............................................................. 60



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Thống kê thành phần rác thải tại một số thành phố lớn............................ 7
Bảng 1.2: Các phƣơng pháp xử lý rác thải của một số nƣớc ở Châu Á .................. 10
Mẫu biểu 01: Điều tra thành phần, khối lƣợng rác thải sinh hoạt .......................... 16
Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số Thị xã Thái Hòa ................. 24
Bảng 3.2: Hiện trạng dân số, lao động Thị xã Thái (đến t7/2010 ........................... 26
Bảng 4.1: Lƣợng rác thải phát sinh tại các cơ quan, đơn vị, trƣờng học ................. 31
Bảng 4.2: Lƣợng phát sinh rác thải từ các loại hình dịch vụ thƣơng mại ............... 33
Bảng 4.3: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp ........................................................................................................... 34
Bảng 4.4: Lƣợng rác thải phát sinh tại các cơ quan đơn vị trƣờng học phƣờng
Quang Tiến ........................................................................................................... 36
Bảng 4.5: Rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp ........................................................................................................... 37
Bảng 4.6: Lƣợng phát sinh rác thải từ các loại hình dịch vụ thƣơng mại ............... 38
Bảng 4.7: Lƣợng rác thải sinh hoạt tại xóm dân cƣ xã Nghĩa Tiến ........................ 39
Bảng 4.8: Lƣợng rác thải sinh hoạt tại xóm dân cƣ xã Nghĩa Hòa ......................... 40
Bảng 4.9: Cơ sở vật chất của cơng ty mơi trƣờng đơ thị Thái Hịa ......................... 46
Bảng 4.10: Lịch thu gom và vận chuyển rác tại thị xã Thái Hòa ............................ 47
Bảng 4.11: Kết quả phỏng vấn chính quyền địa phƣơng về hoạt động của cơng
ty CPMTĐT Thái Hòa .......................................................................................... 49
Bảng 4.12: Kết quả phỏng vấn nhân dân về hoạt động của cơng ty CPMTĐT
Thái Hịa ............................................................................................................... 51
Bảng 4.13: Kết quả phỏng vấn nhân viên công ty về cơng ty CPMTĐT Thái Hịa 53
Bảng 4.14: Dự báo lƣợng rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hòa đến năm 2015...... 55


ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trƣờng và các vấn đề liên quan đến môi trƣờng ngày càng mở rộng ảnh
hƣởng trên phạm vi toàn cầu. Sự gia tăng chất thải sinh hoạt hiện làm tăng nguy
cơ ô nhiễm môi trƣờng, gây tác động tới sức khỏe cộng đồng hiện đang trở
thành một trong những vấn đề cấp bách ở nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có
Việt Nam.
Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể.
Mức sống của ngƣời dân nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm xã hội cũng càng cao.
Điều này đồng nghĩa với càng cao, việc gia tăng lƣợng rác thải sinh hoạt. Sự gia
tăng rác thải đang trở thành thách thức lớn cho các mục tiêu bảo vệ môi trƣờng
và phát triển bền vững. Vấn đề rác thải không đƣợc xử lý hay xử lý không triệt
để, để lộ thiên ở một số khu vực đô thị đang là vấn đề đƣợc dƣ luận quan tâm.
Thị xã Thái Hịa chính thức tách khỏi huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ
tháng 11 năm 2007. Dân số của thị xã tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân
cũng tăng, các dịch vụ phục vụ ngƣời dân cũng ngày càng phong phú và đa dạng
dẫn đến lƣợng rác thải tăng lên nhiều và tập trung chủ yếu ở vùng nội thị của thị
xã. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là hiện nay thị xã Thái Hoà chƣa thực hiện
biện pháp cụ thể nào về việc xử lý các nguồn rác thải phát sinh này, mới chỉ tiến
hành thu gom và tập trung ở các bãi rác lộ thiên. Điều này không chỉ làm mất vệ
sinh công cộng, mất mỹ quan môi trƣờng mà cịn gây ơ nhiễm mơi trƣờng đất,
nƣớc, khơng khí, nguy cơ gây bệnh dịch, nguy hại đến sức khoẻ con ngƣời.
Cơng tác quản lý rác thải cũng cịn nhiều bất cập và chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức. Trên địa bàn có 2 cơng ty vệ sinh mơi trƣờng nhƣng cũng mới chỉ thu gom
đƣợc lƣợng rác thải trên diện tich nhỏ với phƣơng tiện kỹ thuật công cụ thu gom
rác thô sơ, lạc hậu.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm góp phần đề xuất biện pháp quản lý, xử lý
rác phù hợp, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng do rác thải sinh hoạt tại địa phƣơng,
tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý
rác thải sinh hoạt tại Thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An“.
1



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm và phân loại chất thải rắn
Chất thải rắn (hay rác) là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh
hoạt, hoạt động sản xuất của con ngƣời và động vật. Chất thải dạng rắn phát sinh
từ khu vực đô thị gọi là chất thải rắn đơ thị, trong đó rác sinh hoạt chiếm tỷ lệ
cao nhất. Chất thải rắn đô thị bao gồm các loại chất thải rắn phát sinh từ các hộ
gia đình, khu cơng cộng, khu thƣơng mại, cơng trình xây dựng, khu xử lý chất
thải… Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất.
Chất thải rắn (còn gọi là rác thải) đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau:
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: + Chất thải rắn công nghiệp: Là các
loại chất thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; +
Chất thải rắn nông nghiệp: là các loại chất thải rắn phát sinh từ hoạt động nông
nghiệp;

+ Chất thải rắn xây dựng, gồm các loại nhƣ: đất, đá, gạch, ngói,

bê tông… phát sinh từ các hoạt động nhƣ: dỡ bỏ cơng trình xây dựng, đào móng
cơng trình, vơi vữa từ quá trình xây dựng; + Chất thải rắn y tế là những chất thải
phát sinh từ hoạt động khám,chữa bệnh trong các bệnh viện, cơ sở y tế; + Chất
thải rắn sinh hoạt: là những chất thải rắn liên quan đến các hoạt động của con
ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, các
trung tâm dịch vụ, thƣơng mại.
- Phân loại dựa vào mức độ nguy hại, chất thải rắn đƣợc chia thành 2 loại
là:
+ Chất thải rắn nguy hại: là loại chất thải rắn chứa nhiều yếu tố độc hại, dễ cháy
nổ, ăn mòn, lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác; + Chất thải rắn
thơng thƣờng là loại chất thải rắn không chứa các chất và các hợp chất có một

trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tƣơng tác thành phần sinh ra các
chất gây hại.

2


- Phân loại theo thành phần hóa học và tính chất hóa lý: rác thải hữu cơ,
vơ cơ; cháy đƣợc, không cháy đƣợc; kim loại, phi kim, chất dẻo, cao su, da, vải
vụn…

3


1.1.2. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật,
vỏ rau quả… Theo phƣơng diện khoa học, có thể phân loại nhƣ sau:
- Chất thải thực phẩm: Là tất cả các loại thức ăn thừa, rau, quả…từ các
hộ gia đình, bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, chợ… Loại chất thải này dễ
phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt là trong
điều kiện thời tiết nóng, ẩm nhƣ ở Việt Nam
- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân ngƣời
và phân của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải từ các khu
sinh hoạt của dân cƣ.
- Tro và các chất dƣ thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác
trong các gia đình, trong kho các cơng sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
- Các chất thải rắn từ đƣờng phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,

củi, nilon, vỏ bao gói…
1.1.3. Khái niêm về quản lý rác thải
Quản lý rác thải là các hoạt động kiểm sốt chất thải suốt trong q trình
từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý,
tiêu hủy, thải loại chất thải. Hiện nay trong quá trình sinh sống và hoạt động sản
xuất của mình, con ngƣời đã đƣa vào mơi trƣờng rất nhiều loại rác thải. Các loại
chất thải rắn này sẽ gây ô nhiễm, nhiễm khuẩn đối với môi trừơng bao quanh
con ngƣời nhƣ: mơi trƣờng đất, khơng khí, nƣớc, các nhà ở và cơng trình cơng
cộng… Rác thải sinh hoạt là loại rác chiếm khối lƣợng lớn và gây mất mỹ quan
trên diện rộng. Ngày nay rác thải có thành phần và tính chất khơng ổn định và
thƣờng thay đổi theo xu hƣớng thành phần ngày càng phức tạp và mức độ độc
hại ngày càng tăng. Vì vậy rác thải không đƣợc xử lý hoặc xử lý không triệt để
là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến
4


mỹ quan và ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó cơng tác quản lý,
thu gom và xử lý rác thải ở Việt Nam chƣa thật tốt, nhất là ở các vùng nơng
thơn.Vì vậy vấn đề cấp bách hiện nay là chống ô nhiễm môi trƣờng, trả lại cho
thiên nhiên trạng thái cân bằng. Để đạt đƣợc mục tiêu này thì một trong những
biện pháp tốt nhất chính là tiến hành quản lý rác thải sao cho hiệu quả.
1.2. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình phát sinh rác thải trên thế giới
Nhìn chung, lƣợng RTSH ở mỗi nƣớc trên thế giới là khác nhau, phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân
nƣớc đó. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo
đầu ngƣời. Tỷ lệ phát sinh rác thải theo đầu ngƣời ở một số thành phố trên thế
giới nhƣ sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6kg/ngƣời/ngày; Singapo là
2kg/ngƣời/ngày; Hồng Kông là 2,2kg/ngƣời/ngày; NewYork (Mỹ) là

2,65kg/ngƣời/ngày…..
Tỷ lệ chất thải sinh hoạt trong dịng chất thải rắn đơ thị rất khác nhau giữa
các nƣớc. Theo ƣớc tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc (Gao et
al.2002); chiếm 78% ở Hồng Kông; 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản, chiếm
80% ở nƣớc ta. Theo đánh giá của tổ chức Ngân hàng thế giới, các nƣớc có thu
nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải sinh hoạt trong tồn bộ dịng chất thải
rắn đơ thị
Các số liệu thống kê gần đây về tổng lƣợng chất thải ở Anh cho thấy hàng
năm nƣớc này tạo ra 307 triệu tấn chất thải, trong đó ƣớc tính 46,6 triệu tấn chất
thải sinh học và chất thải dạng tƣơng tự phát sinh, 60% số này đƣợc chôn lấp,
34% đƣợc tái chế và 6% đƣợc thiêu đốt. Theo dự án khảo sát đƣợc thực hiện từ
tháng 10/2006-3/2008, chất thải thực phẩm đƣợc thải ra từ hộ gia đình nhiều hơn
tới hàng tấn so với chất thải bao bì, chiếm 19% chất thải đơ thị. Tổng số hàng
năm các hộ gia đình ở Anh phát sinh 6,7 triệu tấn chất thải thực phẩm, trung
bình mỗi hộ gia đình thải ra 276 kg chất thải thực phẩm/năm hay 5,3 kg/tuần,
trong đó 3,2 kg vẫn có thể sử dụng đƣợc.
5


Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trƣờng Nhật Bản, hằng năm
nƣớc này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác cơng nghiệp
(397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đƣa
tới bãi chơn lấp, trên 36% đƣợc đƣa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại đƣợc
xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt
của các gia đình, khoảng 70% đƣợc tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần
giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón
Mỗi ngày Singapore thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Rác ở Singapore đƣợc
phân loại tại nguồn (nghĩa là nhà dân, nhà máy, xí nghiệp...). Nhờ vậy 56% số
rác thải ra mỗi ngày (khoảng 9.000 tấn) quay lại các nhà máy để tái chế. Khoảng
41% (7.000 tấn) đƣợc đƣa vào bốn nhà máy thiêu rác để đốt thành tro. Cuối

cùng, mỗi ngày chừng 1.500 tấn tro rác cùng với 500 tấn rác không thể đốt đƣợc
sẽ lên sà lan trực chỉ Semakau Landfill. Nhƣ vậy về khối lƣợng, từ 16.000 tấn
rác mỗi ngày, sau khi đốt rác Singapore chỉ cần bãi đổ rác cho hơn 10% lƣợng
rác đó, xấp xỉ 2.000 tấn. Trong khi đó, mỗi ngày TP.HCM thải ra khoảng 8.000
tấn rác (chỉ bằng 1/2 Singapore) nhƣng lại phải tìm chỗ chơn lấp cho ngần ấy số
rác (gấp bốn lần Singapore). Chƣa hết, nhiệt năng sinh ra trong khi đốt rác đƣợc
dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu điện của Singapore
Ở Nga, mỗi ngƣời bình quân thải ra môi trƣờng 300kg/ngƣời/năm rác thải.
Tƣơng đƣơng một năm nƣớc này thải ra môi trƣờng khoảng 50 triệu tấn rác,
riêng thủ đô Matxcova là 5 triệu tấn/năm
Theo tổ chức Ngân hàng thế giới, các đô thị của Châu Á mỗi ngày phát
sinh khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, dự tính con số này
sẽ tăng tới 1,8 triệu tấn/ngày.
Thành phần rác ở các nƣớc trên thế giới là khác nhau tùy thuộc vào thu
nhập và mức sống của mỗi nƣớc. Đối với các nƣớc có nền cơng nghiệp phát
triển thì thành phần các chất vơ cơ trong rác thải phát sinh chiếm đa số và lƣợng
rác này sẽ là nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế.
Dƣới đây là thống kê thành phần rác thải tại một số thành phố lớn trên thế
giới
6


Bảng 1.1: Thống kê thành phần rác thải tại một số thành phố lớn
Đơn vị: (% )
Các thành phố trên thế giới
STT

Loại rác
Rome


Milano

Sanpaolo

Oslo

California

1

Giấy

25

20.0

21.0

38.2

40.5

2

Từ giấy dẻo

3.5

5.0


2.6

4.7

2.0

3

Nhựa, chất dẻo

3.0

5.0

1.7

1.8

5.4

4

Các chất sắt

2.5

4.0

4.1


2.0

5.0

5

Vải, da, gỗ

3.0

5.0

7.0

9.4

18.1

6

Các hợp chất hữu cơ

53.0

41.0

57.0

30.4


19.6

7

Chất không cháy

10.0

10.0

6.6

13.5

9.4

(Nguồn: “ Môi trƣờng và ô nhiễm “ – Lê Văn Khoa )
1.2.1.2. Quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
RTSH là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con ngƣời, mà
dân số trên thế giới ngày càng tăng, nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao càng
tạo ra nhiều rác thải trong sinh hoạt. Để xử lý một lƣợng rác thải khổng lồ nhƣ
vậy đã có khá nhiều cơng nghệ xử lý rác thải, bảo vệ môi trƣờng.
Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nƣớc trên thế giới đang ngày càng đƣợc
quan tâm. Đặc biệt tại các nƣớc phát triển, công việc này đƣợc tiến hành một
cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của ngƣời dân, quá trình phân loại tại
nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển
theo từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng
loại rác thải đƣợc quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị
phù hợp và hiện đại. Một khác biệt trong công tác quản lý, xử lý rác thải của các
nƣớc phát triển là sự tham gia của cộng đồng.

Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay.
Việc phân loại rác đã đƣợc thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Những lò
đốt rác hiện đại của nƣớc Đức hầu nhƣ khơng thải khí độc ra môi trƣờng. Das
Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nƣớc Đức” - đƣợc
các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và năm 2009, các nhà máy
7


này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây
chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để
phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Những ống hơi nén đƣợc điều khiển bằng máy
tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác
thải sẽ đƣợc rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat,
một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia. Giáo
dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một
trong những phƣơng pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác đƣợc
phân loại triệt để là điều kiện để quá trình xử lý và tái chế rác trở nên thuận lợi
và dễ dàng hơn rất nhiều.
Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng
nguyên liệu xử lý theo một hƣớng sang xã hội có chu trình xử lý ngun liệu
theo mơ hình 3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các
hộ gia đình đƣợc yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy,
rác khó tái chế nhƣng có thể cháy và rác có thể tái chế. Rác hữu cơ đƣợc thu
gom hàng ngày để đƣa đến nhà máy sản xuất phân compost; loại rác khó tái chế,
hoặc hiệu quả tái chế không cao, nhƣng cháy đƣợc sẽ đƣa đến nhà máy đốt rác
thu hồi năng lƣợng; rác có thể tái chế thì đƣợc đƣa các nhà máy tái chế. Các loại
rác này đƣợc yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các
hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cƣ vào giờ quy định,
dƣới sự giám sát của đại diện cụm dân cƣ. Công ty vệ sinh thành phố sẽ cho ơ tơ
đến đem các túi rác đó đi. Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh

đƣa loại rác cháy đƣợc vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lƣợng cho máy phát
điện. Rác không cháy đƣợc cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn sâu trong lòng
đất. Cách xử lý rác thải nhƣ vậy vừa tận dụng đƣợc rác vừa chống đƣợc ô nhiễm
môi trƣờng. Rác thải từ hộ gia đình thuộc trách nhiệm quản lý của Nhà nƣớc,
cịn từ các cơng ty, nhà máy... cho tƣ nhân đấu thầu hoặc các công ty do chính
quyền địa phƣơng chỉ định. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải tự chịu trách
nhiệm về lƣợng rác thải công nghiệp của họ và điều này đƣợc quy định bằng các
điều luật về bảo vệ môi trƣờng
8


Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất
hiệu quả. Việc thu gom rác đƣợc tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu.
Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể
trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt
đƣợc đƣa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ
“từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế đƣợc thu gom và xử lý theo chƣơng trình Tái
chế Quốc gia. Chính phủ rất coi trọng việc bảo vệ mơi trƣờng. Cụ thể là pháp
luật về môi trƣờng đƣợc thực hiện một cách tồn diện là cơng cụ hữu hiệu nhất
để đảm bảo cho môi trƣờng sạch đẹp của Singapore. Thời gian đầu Chính phủ tổ
chức giáo dục ý thức để ngƣời dân quen dần sau đó phạt nhẹ nhắc nhở và hiện
nay các biện pháp đƣợc áp dụng mạnh mẽ là là phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thƣờng
và đối với những vi phạm nhỏ thì phạt cải tạo lao động bắt buộc.
Tại các nƣớc đang phát triển, công tác thu gom rác thải còn nhiều bất cập.
Việc bố trí mạng lƣới thu gom, vận chuyển rác thải chƣa hợp lý, trang thiết bị
cịn thiếu và thơ sơ dẫn đến chi phí thu gom tăng mà hiệu quả lại thấp. Sự tham
gia của các đơn vị tƣ nhân còn hạn chế. So với các nƣớc phát triển thì tỷ lệ thu
gom rác ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam và khu vực Nam Mỹ còn thấp
hơn nhiều.
Đối với các nƣớc Châu Á, chôn lấp vẫn là phƣơng pháp phổ biến để xử lý

chất thải vì chi phí rẻ. Các bãi chôn lấp chất thải đƣợc chia thành 3 loại: bãi lộ
thiên, bãi chôn lấp bán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp sinh. Chất
lƣợng của các bãi chôn lấp liên quan mật thiết với GDP. Các bãi chôn lấp hợp vệ
sinh thƣờng thấy ở các nƣớc có thu nhập cao, các bãi rác lộ thiên thấy phổ biến
ở các nƣớc đang phát triển. Tuy vậy, các nƣớc đang phát triển đã có nỗ lực cải
thiện chất lƣợng các bãi chôn lấp, nhƣ Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp
các loại chất thải khó phân hủy sinh học, chất thải trơ, các loại chất thải có thể
tái chế.
Theo báo cáo Diễn biến môi trƣờng Việt Nam 2004, ở hầu hết các nƣớc
Nam Á và Đông Nam Á rác thải đƣợc chuyển đến các bãi chôn lấp hoặc bãi lộ
thiên để tiêu hủy. Các nƣớc nhƣ Việt Nam, Bangladet, Hongkong, Srilanka Ấn
9


Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ chơn lấp lớn nhất lên tới trên 90%. Đối
với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phƣơng pháp tiêu hủy chủ yếu. Một số
nƣớc nhƣ Ấn Độ, Philippin, Thái Lan… áp dụng phƣơng pháp này khá phổ biến.
Tuy nhiên, chƣa có nƣớc nào tận dụng hết tiềm năng sản xuất phân compost.
Thống kê là các phƣơng pháp xử lý rác thải tại một số nƣớc Châu Á đƣợc
tổng hợp ở bảng 1.2
Biết đƣợc các phƣơng pháp xử lý rác thải tại một số nƣớc Châu Á, chúng
ta có thể biết đƣợc trình độ phát triển, cách thức quản lý rác thải ở các nƣớc
cùng khu vực để có thể tìm ra phƣơng pháp xử lý phù hợp, hiệu quả với Việt
Nam.
Bảng 1.2: Các phƣơng pháp xử lý rác thải của một số nƣớc ở Châu Á
Đơn

vị:

%

Nƣớc
Việt Nam
Bangladet
Hongkong
Ấn Độ
Indonexia
Nhật Bản
Hàn Quốc
Malayxia
Philipin
Srilanka
Thái Lan

Các phƣơng pháp xử lý rác thải
Bãi rác lộ thiên,
Thiêu
Chế biến phân
Phƣơng pháp
chôn lấp
đốt
compost
khác
96
4
95
5
92
8
70
20

10
80
5
10
5
22
74
10
4
90
10
70
5
10
15
85
10
5
90
10
80
5
10
5
(Nguồn: Viện khoa học thủy lợi, 2006)

Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy cả 11 nƣớc trên, đều sử dụng bãi rác lộ thiên
và chôn lấp. Trong đó Nhật Bản có tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp này thấp nhất với
22%, còn lại các nƣớc khác đều trên 70%. Đặc biệt, Việt Nam là nƣớc sử dụng
phƣơng pháp này với tỷ lệ lớn nhất( 96%). Những phƣơng pháp khác nhƣ thiêu


10


đốt, chế biến phân compost tuy đã đƣợc nhiều nƣớc sử dụng nhƣng chƣa thật
phổ biến, với tỷ lệ ≤ 15 %
1.2.1. Ở Việt Nam
1.2.1.1. Nguồn phát sinh và công tác quản lý rác thải ở Việt Nam
Ở Việt Nam, các thành phố là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh
hoạt. Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố nhƣ Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng…. đang là thách thức lớn đối
với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải khơng chỉ vì dân số đơ thị tăng, sản
xuất, dịch vụ tăng, mà cịn vì mức sống của ngƣời dân đang ngày một tăng lên.
Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các
huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lƣợng chất thải rắn công nghiệp đƣợc
thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.
Mỗi năm tại Việt Nam phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó
CTSH từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm 80% tổng
lƣợng chất thải phát sinh trong cả nƣớc. CTSH phát sinh từ các hộ gia đình và
các khu kinh doanh ở vùng nông thôn và đô thị có thành phần khác nhau. CTSH
từ các hộ gia đình, các khu chợ và khu kinh doanh ở nơng thôn chứa một tỷ lệ
lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm 60 - 75%). Ở các đô thị, chất thải có
thành phần các chất hữu cơ dễ phân hủy thấp hơn (chỉ chiếm cỡ 50% tổng lƣợng
CTSH). Lƣợng phát thải RTSH tính theo đầu ngƣời tại các đơ thị (toàn quốc) là
0,7 (kg/ ngƣời/ngày) chiếm 50% so với tổng lƣợng thải, cịn ở khu vực nơng
thơn lƣợng phát thải RTSH là 0,3 ( kg/ ngƣời/ ngày), chiếm 50% tổng lƣợng
phát thải.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt còn nhiều hạn chế: Mất vệ
sinh cục bộ bởi phƣơng thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua
các xe đẩy tay từ các khu vực dân cƣ, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên

ơ tơ chun dụng tại các ngã tƣ, góc đƣờng… Việc rác thải chƣa đƣợc phân loại
tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý. Hình thức xử lý chủ
yếu là tiêu hủy chất thải ở các bãi rác lộ thiên hoặc các bãi rác có kiểm sốt.
Hiện nay, Chính phủ đang rất ƣu tiên cho việc xây dựng hệ thống xử lý và tiêu
11


hủy chất thải, bao gồm cả các bãi chôn lấp. Tự tiêu hủy là hình thức khá phổ
biến ở các vùng khơng có dịch vụ thu gom và tiêu hủy chất thải. Các hộ gia đình
khơng sử dụng các dịch vụ thu gom và tiêu hủy chất thải buộc phải áp dụng các
biện pháp tiêu hủy của riêng gia đình mình, thƣờng là đem đổ bỏ ở các sơng, hồ
gần nhà họ, hoặc là vứt bừa bãi ở một nơi nào đó gần nhà. Một số phƣơng pháp
tiêu hủy là đốt và chôn lấp, tất cả các phƣơng pháp này đều có thể làm hủy hoại
mơi trƣờng một cách nghiêm trọng và có khả năng gây hại cho sức khỏe con
ngƣời. Tại hội thảo “Hƣớng dẫn kỹ thuật xử lý ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác
thải đang hoạt động và đã đóng cửa” do Cục Bảo vệ mơi trƣờng tổ chức vào
ngày 27/11/2010, các chuyên gia lƣu ý là cả nƣớc có gần 1.000 bãi đổ rác với
diện tích từ vài nghìn m2 đến hàng trăm ha, nhƣng trong đó chỉ có ba bãi chơn
lấp hợp vệ sinh, sử dụng qui trình và cơng nghệ hiện đại (Hà Nội có một và
TP.HCM có hai ). Tất cả các bãi đổ rác lộ thiên và chôn lấp hợp vệ sinh (kể cả
sử dụng qui trình và cơng nghệ hiện đại) ở khắp 61 tỉnh, thành cả nƣớc đang gây
ô nhiễm nặng nề, phƣơng hại đến môi trƣờng sống xung quanh. Cũng tại hội
thảo, Cục Bảo vệ môi trƣờng cho biết hiện có 52 bãi rác ở 43 tỉnh, thành đƣợc
liệt vào diện “gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng”. Hiện nay, Chính phủ đang
rất ƣu tiên cho việc xây dựng hệ thống xử lý và tiêu hủy chất thải, bao gồm cả
các bãi chôn lấp. Để xử lý lƣợng rác thải, công nghệ xử lý RTSH nhƣ: Công
nghệ xử lý RTSH ở nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn (Hà Nội). Đây là cơng nghệ
ủ đống tĩnh có thổi khí, q trình lên men đƣợc kiểm sốt bằng hệ thống điều
khiển tự động nhiệt độ; công nghệ Seraphin là dây chuyền công nghệ, thiết bị xử
lý và tái chế chất thải khép kín do Cơng ty Cổ phần cơng nghệ môi trƣờng xanh

thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành tại thành phố Vinh- Nghệ An. Công nghệ này
phù hợp với các nhà máy xử lý RTSH.
Trong khi đó trên địa bàn thị trấn Thái Hòa việc nghiên cứu về chất thải
rắn nói chung và RTSH cịn rất hạn chế. Hầu nhƣ chƣa có một đề tài nào thực sự
đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Tháng 6 năm 2008 viện Đia lý, viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam phối hợp với phịng Tài ngun & Mơi trƣờng thị xã
Thái Hòa thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học có tên là: “ nghiên cứu, xây
12


dựng quy hoạch bảo vệ môi trường cho đô thị thái hịa giai đoạn 2008 – 2015
có tính đến 2020 ” đề tài hoàn thành vào tháng 12 năm 2009. Đề tài nghiên cứu
về thực trạng thu gom chất thải rắn trên địa bàn thị xã Thái Hòa và thực trạng cơ
sở kỹ thuật phục vụ xử lý chất thải rắn ở khu vực nội thị, các khu công nghiệp,
cơ sở y tế, các khu vực khai thác khoáng sản, đánh giá hiệu quả xử lý chất thải
rắn theo tiêu chuẩn quốc gia. Nhƣng trong đề tài chƣa đề cập tới ảnh hƣởng của
rác thải tới chất lƣợng môi trƣờng và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân toàn thị
xã cũng nhƣ chƣa đi sâu nghiên cứu hiệu quả quản lý rác thải của cơng ty
CPMTĐT Thái Hịa.
Nhƣ vậy, các đề tài nghiên cứu về chất thải rắn hiện nay đã thực hiện hầu
nhƣ chỉ tập trung nghiên cứu nguồn gốc phát sinh rác thải, phân loại rác thải, xử
lý rác thải, thiết kế bãi chôn lấp rác thải và bƣớc đầu tìm hiểu cơng tác thu gom
và vận chuyễn rác thải.còn các vấn đề nhƣ nghiên cứu tác động của rác thải tới
chất lƣợng môi trƣờng củng nhƣ sinh hoạt của ngƣời dân đặc biệt là đi sâu tìm
hiểu thực trạng hoạt động của công ty môi trƣờng đô thị đóng trên địa bàn thì
hầu nhƣ rất ít đề tài nghiên cứu.

13



CHƢƠNG 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Bảo vệ môi trƣờng đô thị Việt Nam và góp phần quản lý rác thải sinh hoạt
của thị xă Thái Hòa
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá đƣợc hiện trạng và công tác quản lý rác thải sinh hoạt của thị xă
Thái Hoà, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số biện pháp cải thiện môi trƣờng và các giải pháp quản lý
rác thải sinh hoạt phù hợp cho khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế thời gian và điều kiện nghiên cứu, trong khi đó diện tích của
thị xã Thái Hồ mới đƣợc nâng cấp có quy mơ khá rộng nên đề tài chỉ tiến hành
điều tra công tác quản lý rác thải chung trên địa bàn thị xã Thái Hoà. Chỉ đi sâu
nghiên cứu rác thải sinh hoạt trên địa bàn phƣờng Hịa Hiếu, khu vực nội thị của
thị xã Thái Hồ. Đồng thời nghiên cứu tình hình rác thải sinh hoạt trên các địa
bàn điểm: phƣờng Quang Tiến, xã Nghĩa Tiến và xã Nghĩa Hòa thuộc Thị xã
Thái Hòa.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện những nội dung chính sau:
(1). Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hịa - Nghệ An;
(2). Đánh giá cơng tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu
(3). Dự báo lƣợng rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hòa trong những thập kỷ tới.
NC đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
rác thải sinh hoạt tại khu vực nghiên cứu

14



2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các tài liệu thống kê đƣợc khai thác từ nhiều nguồn nhƣ từ các tài liệu trên
mạng, sách tham khảo, báo chí, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, các
tài liệu của các cấp ngành có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, sau đó sẽ lựa
chọn, chắt lọc những thông tin cần thiết nhất phục vụ cho vấn đề nghiên cứu,
bao gồm: Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội; Tài liệu của của cơng ty
CPMTĐT Thái Hịa; Các số liệu về hoạt động công tác quản lý của Thị xă; Các
qui định pháp lý có liên quan …..
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
* Nghiên cứu nguồn rác thải và điều tra hiện trạng rác thải tại thị xã Thái Hòa
- Tiến hành điều tra sơ bộ thị xã Thái Hoà để nắm đƣợc hiện trạng và xác
định những điểm tập trung của các hoạt động kinh tế xã hội nhƣ khu dân cƣ sinh
sống, các khu sản xuất, các khu hoạt động thƣơng mại dịch vụ, cơ quan, xí
nghiệp, trƣờng học ở các phƣờng cũng nhƣ các xã thuộc thị xã… từ đó đánh dấu
các điểm cần điều tra lên bản đồ.
- Tìm hiểu hiện trạng rác thải trên địa bàn thị xã Thái Hòa để đánh giá đƣợc
mức độ phát sinh và hiệu quả của công tác quản lý. Khóa luận chỉ tiến hành điều
tra lƣợng rác thải phát sinh trên 2 phƣờng trung tâm là phƣờng Hòa Hiếu và
phƣờng Quang Tiến. Ở đây tập trung hầu hết các cơ quan đơn vị trƣờng học, xí
nghiệp, các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp…đại diện cho lƣợng
rác thải phát sinh trong khu vực nội thị. Đồng thời tiến hành điều tra lƣợng rác
thải phát sinh ở 2 xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp đại diện cho lƣợng rác thải
phát sinh ở khu vực nông thôn của thị xã là xã Nghĩa Hòa và xã Nghĩa Tiến. Sau
đó lấy lƣợng rác thải trung bình của 4 phƣờng, xã đã điều tra để xác định lƣợng
rác thải phát sinh trung bình trong 1 ngày đêm, từ đó tính toán tổng lƣợng rác
thải phát sinh trong 1 ngày đêm của tồn thị xã.
- Đối với phƣờng Hịa Hiếu và phƣờng Quang Tiến, do đặc điểm hoạt
động sản xuất, sinh hoạt đời sống cũng nhƣ đặc điểm về quá trình tập kết rác


15


thải của từng địa điểm khác nhau nên để thuận tiện trong quá trình điều tra hiện
trạng rác thải cũa thị trấn thì ta có thể phân chia các khu vực điều tra nhƣ sau:
+ Điều tra lƣợng rác ở từng khu dân cƣ: Những khu vực này rác thải đƣợc
thu gom theo dịch vụ môi trƣờng, do các hộ gia đình đã tự thu gom rác thải và
đặt vào các cơng cụ lƣu trữ của gia đình. Tiến hành cân lƣợng rác trong các cơng
cụ đó của các hộ gia đình điều tra trƣớc khi cơng nhân thu gom rác đi thu gom.
Điều tra mỗi khối dân cƣ 10 hộ gia đình, thời gian thu gom là 2 ngày liên tục,
trong q trình thu gom có phân loại thành rác hữu cơ, rác vô cơ và rác thải
nguy hại. Số liệu điều tra đƣợc ghi vào mẫu biểu 01
Mẫu biểu 01: Điều tra thành phần, khối lƣợng rác thải sinh hoạt
Phân loại rác thải theo
Ngày

TT

Hộ

số

Tổng

dân cƣ

nhân

rác


thành phần( kg)
Hữu


khẩu
1

Hộ 1

2

Hộ 2

Vô cơ

Nguy
hại

Lƣợng rác thải phát sinh theo đầu ngƣời trong 1 ngày đêm chính là lƣợng
rác thải phát sinh theo đầu ngƣời trung bình của 2 ngày.
+ Điều tra lƣợng rác phát sinh trong các cơ quan, đơn vị, trƣờng học, xí
nghiệp: Vì đây là các đơn vị hoạt động và sản xuất tập trung nên rác thải thƣờng
đƣợc thu gom theo dich vụ môi trƣờng và đƣợc tập kết tại 1 đia điểm cố định
của đơn vị đó. Đề tài tiến hành cân rác trong 1 ngày duy nhất đối với phƣờng
Quang Tiến, tiến hành cân rác trong 2 ngày đối với phƣờng Hịa Hiếu khơng tiến
hành cân rác vào các ngày nghỉ lễ, thứ 7 và chủ nhật
+ Điều tra lƣợng rác từ các hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp
nhƣ: chợ, nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bến xe, bệnh viện, trạm xá, các cơ sở
sản xuất kinh doanh, … Phƣơng pháp tiến hành cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp

điều tra lƣợng rác thải tại các cơ quan, đơn vị, trƣờng học,… nhƣng thực hiện
cân rác vào 1 ngày bất kỳ. Riêng các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ tiến hành
16


điều tra các cơ sở có số lƣợng ngƣời làm việc nhiều và phát sinh nhiều chất thải.
Số liệu lƣợng rác thải phát sinh của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, cơ sở y tế
tƣ nhân vì khơng có thời gian tiến hành điều tra thực tế nên khóa luận kế thừa số
liệu của cơng ty CPMTĐT Thái Hịa và công ty vệ sinh môi trƣờng Phủ Quỳ
+ Điều tra lƣợng rác từ bệnh viện Đa khoa Thái Hòa: kế thừa tài liệu của
bệnh viện Đa khoa Thái Hòa về lƣợng rác thải phát sinh trong một năm tại các
khoa của bệnh viện từ đó suy ra lƣợng rác thải phát sinh trong một ngày của
bệnh viện.
- Đối với xã Nghĩa Hịa và xã Nghĩa Tiến: Ở mỗi xóm dân cƣ điều tra 1 hộ
trong 2 ngày liên tục. Chuẩn bị sẵn túi nilon cho các gia đình đựng rác thải.
Trong q trình cân có phân rác thành 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ, rác nguy hại.
Xã Nghĩa Tiến có 8 xóm, điều tra 8 hộ, xã Nghĩa Hịa có 6 xóm, điều tra 6 hộ.
Dụng cụ tiến hành điều tra : túi nilon, găng tay cao su, cân đồng hồ.
* Theo dõi hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các nguồn phát sinh, các tổ
thu gom, vận chuyển và xử lý rác của công ty CPMTĐT Thái Hòa: Chụp ảnh và
ghi chép diễn biến các hoạt động của công nhân công ty CPMTĐT Thái Hòa từ
khâu thu gom vận chuyển đến xử lý rác tại bãi rác trong quá trình đi theo tuyến
thu gom của công ty vào thời gian bất kỳ trong ngày
* Khảo sát hiện trạng khu vực các bãi chôn lấp hiện tại và địa điểm xây dựng bãi
chôn lấp mới: Chụp ảnh và ghi chép hiện trạng bãi chôn lấp hiện tại, đồng thời
khảo sát thực địa địa điểm bãi chôn lấp sắp xây dựng

17



2.4.3. Phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi
- Thiết lập bảng hỏi.
Nhằm thu thập thông tin về thực trạng rác thải, các biện pháp thu gom, xử
lý rác thải của ngƣời dân và công tác quản lý rác thải. Bảng hỏi gồm các câu hỏi
mở dành cho 3 đối tƣợng, bao gồm: Cán bộ chính quyền địa phƣơng, ngƣời dân
phƣờng Hịa Hiếu và nhân viên cơng ty CPMTĐT Thái Hịa về thực trạng rác
thải của thị xã và thực trạng hoạt động của cơng ty CPMTĐT Thái Hịa. Các câu
hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc. Phát 14 phiếu cho cán bộ các cấp chính quyền địa
phƣơng bao gồm phó chủ tịch UBND phƣờng, 7 trƣởng khối, 4 bí thƣ chi bộ
khối và 2 đại diện của phịng Tài ngun và mơi trƣờng thị xã. Phát 50 phiếu
cho ngƣời dân của phƣờng Hịa Hiếu và 10 phiếu cho nhân viên của cơng ty
CPMTĐT Thái Hịa.
Chọn những hộ đại diện cho các nhóm hộ làm doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất, các hộ có kinh tế khá, có kinh tế khó khăn, các hộ buôn bán kinh doanh,
các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, những ngƣời buôn bán các mặt hàng khác
nhau… để phát phiếu. Nội dung bảng hỏi để ở phụ biểu 01( trang ..)
Kết quả thu vào 74 phiếu, 14 phiếu từ chính quyền địa phƣơng, 50 phiếu từ
ngƣời dân phƣờng Hịa Hiếu và 10 phiếu từ nhân viên cơng ty CPMTĐT Thái
Hịa..
2.4.4. Phương pháp nội nghiệp
Xử lý tốn học đối với các thông tin một các định lƣợng, bảng số liệu, biểu
đồ để tìm mối liên quan giữa các thơng số, chỉ số khảo sát để xây dựng các luận
cứ, khái quát hóa vấn đề từ đó rút ra đƣợc các kết luận chính. Sử dụng phần
mềm excel để xử lý các số liệu thu đƣợc trong quá trình điều tra ngoại nghiệp và
xây dựng biểu đồ các mối liên quan đƣợc phát hiện trong quá trình nghiên cứu
thực hiện đề tài.
- Tính lƣợng rác tạo ra một ngày đêm của từng khu vực
Từ số liệu điều tra thu thập đƣợc, tính tốn các chỉ tiêu sau: Lƣợng rác 1
ngƣời /ngày đêm của mỗi khối (xóm); Lƣợng rác tạo ra của một cơ quan, xí
nghiệp, các khu vực hoạt động thƣơng mại dịch vụ trên một ngày đêm; Lƣợng

18


rác của mỗi phƣờng( xã) trên một ngày đêm; Lƣợng rác một ngày đêm của tồn
thị xã, từ đó tính tổng lƣợng rác thải tạo ra trên toàn thị xã; Tỷ lệ % giữa các đối
tƣợng phỏng vấn…..
- Dự báo lƣợng rác thải sinh hoạt tại thị xã Thái Hòa đến năm 2015: Dựa
vào dân số hiện tại, rác thải hiện tại, dân số và lƣợng rác thải của năm 2009, tỷ lệ
tăng dân số,… mà đề tài tính tốn đƣợc lƣợng rác thải phát sinh trong những
năm tiếp theo.

19


CHƢƠNG 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thái Hòa là thị xã mới đƣợc thành lập theo nghị định 164 NĐ/CP ngày
15/11/2007 của Chính Phủ, có vị trí địa lý nhƣ sau: Phia Đơng giáp huyện
Quỳnh Lƣu; phía Tây giáp huyện Nghĩa Đàn; phía Nam và phía Bắc giáp huyện
Nghĩa Đàn.
Thị xã Thái Hịa bao gồm 4 phƣờng và 6 xã: phƣờng Hòa HIếu, phƣờng
Quang Tiến, phƣờng Quang Phong, phƣờng Long Sơn, xã Nghĩa Thuận, xã
Nghĩa Mỹ, xã Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Tiến, xã Tây Hiếu và xã Đơng Hiếu.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Thái Hịa là đơ thị miền núi có địa hình khá phức tạp và bị chia cắt bởi
sông Hiếu, bao gồm một số đồi thấp, có chỗ trũng sâu và có thung lũng xen kẽ
giữa các sƣờn đồi, độ cao trung bình từ 40 m đến 70 m, có hƣớng dốc tự nhiên
về phía Đơng với độ dốc từ 0,4 % đến 1,2 %. Có thể chia ra các dạng địa hình

sau:
+ Địa hình núi cao: thuộc phía Tây Nam xã Nghĩa Tiến có cao độ từ 57 m
đến 74,3 m và một phần thuộc phƣờng Hịa Hiếu có cao độ 58 m đến 91,6 m
+ Địa hình đồng thoải: khu vực phía Tây sơng Hiếu có cao độ từ 45,4 m
đến 52,6 m. Khu vực phía Đơng sơng Hiếu có cao độ từ 41,7 m đến 54,1 m.
+ Địa hình ven sơng: có cao độ từ 34,3 m đến 41 m
3.1.3. Khí hậu

20


×