Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nước thải tại nhà máy nhuộm tổng công ty cổ phần dệt may nam định thành phố nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.73 MB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƢỜNG

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ NƢỚC THẢI
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NƢỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY NHUỘM TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH.

NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ

: 306

Giáo viên hướng dẫn : TS. Đinh Quốc Cường
Sinh viên thực hiện :
Khoá học

Nguyễn Thị Thu Hiền

: 2007 – 2011

Hà Nội, 2011


LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng và cần thiết đối
với sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp nhằm áp dụng những kiến thức đã đƣợc học
vào trong thực tế, đồng thời giúp cho sinh viên có thêm kinh nghiệm trong


lĩnh vực nghiên cứu khoa học để sau khi ra trƣờng có thể trở thành ngƣời kỹ
sƣ có đủ trình độ và năng lực cơng tác.
Xuất phát từ mục tiêu trên và đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà
trƣờng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trƣờng, Bộ môn Quản lý Môi
trƣờng tôi đã lựa chọn đề tài:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nước thải tại Nhà máy Nhuộm Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định - Thành phố Nam Định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ và công nhân trong
Nhà máy Nhuộm thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định đã tạo điều
kiện giúp đỡ tơi trong q trình về thực tập tại nhà máy.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Đinh Quốc Cƣờng đã tận
tính hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài. Đồng thời
tơi xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô trong Bộ môn Quản
lý Môi trƣờng và Bộ mơn Hóa học cho tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian hạn hẹp và kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học của bản thân còn hạn chế nên đề tài khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi kính mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp q báu
của các thầy cơ giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của tơi đƣợc hồn
thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC

Chƣơng 1
1.1
1.1.1

1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
1.4
1.4.1
1.4.2
Chƣơng 2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.4.1
2.4.2
2.4.3
2.4.4
2.4.5
Chƣơng 3
3.1

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………… 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………………….
3
Nƣớc thải……………………………………………………
3

Khái niệm nƣớc thải………………………………………..
3
Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc thải………………..
3
Nƣớc thải ngành dệt nhuộm Việt Nam……………………... 8
Đặc điểm nƣớc thải ngành dệt nhuộm……………………..
8
Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong dệt nhuộm.... 8
Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các công ty dệt may Việt
Nam………………………………………………………….. 11
Nƣớc thải dệt nhuộm tại Việt Nam…………………………. 12
Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải dệt nhuộm đang đƣợc áp
dụng tại Việt Nam…………………………………………...
Một số nghiên cứu về xử lý nƣớc thải dệt nhuộm tại Việt
Nam…………………………………………………………..
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG - PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………….
Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………
Đối tƣợng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu………………...
Nội dung nghiên cứu………………………………………...
Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………….
Phƣơng pháp thu thập, kế thừa tài liệu…………………….
Phƣơng pháp đánh giá nhanh môi trƣờng Semistructural
Interview (SSI)……………………………………………….
Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp………..
Phƣơng pháp thực nghiệm…………………………………...
Phƣơng pháp xử lý số liệu nội nghiệp……………………..
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU………………………………………………
Điều kiện tự nhiên…………………………………………...


12
15
17
17
17
17
18
18
18
18
19
23
24
24


Vị trí địa lý…………………………………………………..
Khí hậu………………………………………………………
Thủy văn
Điều kiện kinh tế xã hội……………………………………..
Q trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty CP Dệt
may Nam Định……………………………………………….
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy Nhuộm…..
3.2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của nhà máy ……………….
3.2.4 Tình hình tổ chức lao động của nhà máy…………………….
3.2.5 Tình hình sức khoẻ và vấn đề an toàn lao động……………..
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN……………….
4.1
Dây chuyền công nghệ sản xuất……………………………..

4.1.1 Thuyết minh dây chuyền công nghệ sản xuất……………..
4.1.2 Các nguồn thải và đặc trƣng nƣớc thải của nhà máy………
4.1.3 Các loại hóa chất, thuốc nhuộm mà nhà máy đang sử dụng…
4.2
Đánh giá thực trạng ô nhiễm nƣớc thải tại nhà máy nhuộm…
4.2.1 Thực trạng ô nhiễm nƣớc thải tại nhà máy nhuộm…………
4.2.2 Ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tới môi trƣờng và sức
khoẻ của CB CNV tại Nhà máy Nhuộm……………………
4.3
Thực trạng công tác quản lý môi trƣờng nƣớc tại nhà máy….
4.3.1 Thực trạng công tác quản lý môi trƣờng tại nhà máy nhuộm..
4.3.2 Quá trình thu gom nƣớc thải………………………………..
4.3.3 Quá trình xử lý nƣớc thải của nhà máy…………………….
4.4
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nƣớc thải
tại nhà máy nhuộm…………………………………………
4.1.
Giải pháp đối với cấp quản lý………………………………
3.1.1
3.1.2
3.1.3
3.2
3.2.1

24
24
24
25
26
27

28
29
30
31
31
32
36
36
40
40
48
52
52
53
53
55
55

4.2

Giải pháp về sản xuất………………………………………

55

4.3

Giải pháp về mặt công nghệ……………………………….

56


KẾT LUẬN - TÔN TẠI - KHUYẾN NGHỊ………………

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CP

Cổ phần

CB CNV

Cán bộ công nhân viên

KLN

Kim loại nặng

TS

Tổng chất rắn

KPT


Không phân tích

MT

Mơi trƣờng

PƢ OXHK

Phản ứng oxy hóa khử

QCVN

Qui chuẩn Việt Nam

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TNHH NN MTV

Trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TCNB

Tiêu chuẩn nội bộ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1

Nội dung

Trang

Các chất gây ô nhiễm và đặc tính nƣớc thải ngành dệt
nhuộm

10

Bảng 2.1

Địa điểm lấy mẫu và lƣợng các mẫu nƣớc thải

21

Bảng 3.1

Một số chỉ tiêu kinh tế của nhà máy

28


Bảng 3.2

Cơ cấu lao động của nhà máy nhuộm

29

Bảng 4.1

Mức độ gắn màu của các loại thuốc nhuộm

37

Bảng 4.2

Các loại hóa chất sử dụng

37

Bảng 4.3

Bảng tổng kết nguyên vật liệu và năng lƣợng năm 2010

38

Bảng 4.4

Mức độ không gắn màu của một số loại thuốc nhuộm

39


Bảng 4.5

Tổn thất thuốc nhuộm khi nhuộm các loại sơ sợi

39

Bảng 4.6

Kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải tại nhà máy nhuộm

41

Bảng 4.7

Kết quả phân tích các mẫu nƣớc thải tại Nhà máy

Bảng 4.8
Bảng 4.9

Nhuộm năm 2009

46

Thống kê lƣợng nƣớc sử dụng cho từng cơng đoạn

47

Kết quả phân tích mẫu khơng khí tại nhà máy nhuộm
năm 2010


48

Bảng 4.10 Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải tại nhà máy nhuộm
năm 2010
Bảng 4.11 Tổng kết công tác y tế các năm trong tồn cơng ty

49
50

Bảng 4.12 Tình hình sức khỏe của CB CNV trong nhà máy qua các
năm

51


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
Nội dung

Hình

Trang

Sơ đồ các vị trí lấy mẫu nƣớc thải tại khu vực
nghiên cứu

20

Hình 4.1


Sơ đồ quy trình cơng nghệ nhuộm vải

31

Hình 4.2

Qui trình đốt lơng vải

33

Hình 4.3

Qui trình nấu – tẩy

33

Hình 4.4

Qui trình làm bóng

34

Hình 4.5

Qui trình nhuộm vải liên tục

35

Hình 4.6


Mơ hình quản lý nƣớc thải nhà máy Nhuộm

53

Hình 4.7

Sơ đồ thu gom nƣớc thải của nhà máy

54

Hình 4.8

Hệ thống xử lý nƣớc thải sơ bộ của nhà máy

55

Hình 4.9

Mơ hình xử lý nƣớc thải nhà máy nhuộm

58

Hình 2.1

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung


Biểu đồ 4.1 Giá trị pH trong các mẫu nƣớc thải của nhà máy

Trang
42

Biểu đồ 4.2 Hàm lƣợng BOD5 trong các mẫu nƣớc thải tại nhà máy
nhuộm

42

Biểu đồ 4.3 Hàm lƣợng COD trong các mẫu nƣớc thải tại nhà máy
nhuộm
Biểu đồ 4.4 Độ màu trong các mẫu nƣớc thải tại nhà máy nhuộm

43
43

Biểu đồ 4.5 Hàm lƣợng SS trong các mẫu nƣớc thải tại nhà máy
nhuộm

44

Biểu đồ 4.6 Hàm lƣợng Cr trong các mẫu nƣớc thải tại nhà máy
nhuộm
Biểu đồ 4.7 Tỷ lệ mắc bệnh tại nhà máy trong các năm

44
51



ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây nền kinh tế và khoa học công nghệ của nhiều
nƣớc trên thế giới đã phát triển vƣợt bậc, đạt tới trình độ cao với nhiều thành
tựu đáng ghi nhận. Cùng với sự phát triển ấy mức sống của con ngƣời không
ngừng đƣợc nâng cao. Sự phát triển vƣợt bậc về kinh tế đã kéo theo tình trạng
ơ nhiễm mơi trƣờng, ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng và sức khỏe của
con ngƣời.
Hiện nay nƣớc ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập nền kinh tế quốc tế nên các ngành cơng nghiệp phát triển khá mạnh
mẽ. Trong đó ngành dệt may cũng đƣợc chú trọng phát triển vì đây là ngành
có truyền thống từ khá lâu đời và gắn liền với nhu cầu may mặc của con
ngƣời. Đến nay ngành dệt may ngày càng đƣợc phát triển nhằm phục vụ nhu
cầu trong nƣớc và xuất khẩu.
Cùng với việc tăng kim ngạch xuất khẩu, ngành dệt may cũng gây áp
lực với môi trƣờng, gây ô nhiễm nhất là khâu dệt - nhuộm - xử lý vải. Công
nghệ dệt nhuộm sử dụng một lƣợng nƣớc khá lớn phục vụ cho các công đoạn
sản xuất đồng thời xả ra một lƣợng nƣớc thải bình qn 12 - 300 m3/tấn vải.
Trong đó nguồn ô nhiễm chính là từ nƣớc thải công đoạn dệt nhuộm và nấu
tẩy. Nƣớc thải giặt tẩy có pH = 9 ÷ 12, hàm lƣợng chất hữu cơ cao đến 3000
mg/l, độ màu dao động trong khoảng 1000 Pt-Co, hàm lƣợng SS có thể bằng
2000 mg/l . Do đa số các nhà máy dệt may mở rộng sản xuất mà không chú ý
triển khai các biện pháp quản lý các chất thải nên lƣợng các chất thải dệt may
ngày càng nhiều, tác hại của chúng đối với môi trƣờng ngày càng tăng.
Nƣớc thải ngành công nghiệp dệt nhuộm bị ô nhiễm nặng và có độc
tính khá cao, các chỉ tiêu: độ màu, pH, nhiệt độ, TS, BOD5, COD, vƣợt quá
tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn nên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với
môi trƣờng sống. Hàm lƣợng chất hoạt động bề mặt trong nƣớc thải dệt
nhuộm khá cao, có khi lên đến 10 - 12 mg/l, khi thải vào nguồn nƣớc nhƣ
sông, kênh, mƣơng tạo màng nổi trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của ôxy
vào môi trƣờng nƣớc, gây nguy hại cho hoạt động của thuỷ sinh vật. Mặt


1


khác, một số hoá chất chứa kim loại nặng, benzen có độc tính khơng những có
thể tiêu diệt động vật thuỷ sinh mà còn gây hại trực tiếp đến con ngƣời.
Hàng năm ngành dệt nhuộm đã sử dụng một lƣợng lớn nƣớc để sản
xuất sau đó thải ra mơi trƣờng khi chƣa đƣợc xử lý hoặc đã xử lý nhƣng chƣa
đạt tiêu chuẩn xả thải. Do vậy, việc xử lý nƣớc thải của nhà máy dệt nhuộm
ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết.
Nhà máy Nhuộm thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là
một đơn vị chuyên sản xuất các loại khăn, vải, sợi cung cấp cho Nhà máy Dệt,
Nhà máy May của Công ty và cho các khách hàng ngồi Tổng cơng ty. Mặc
dù, đã thành lập từ khá lâu nhƣng đến nay vấn đề xử lý nuớc thải tại Nhà máy
chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức. Nƣớc thải của Nhà máy chủ yếu từ
công đoạn nhuộm vải hiện mới chỉ đƣợc xử lý sơ bộ trƣớc khi xả thải ra môi
trƣờng nên nguy cơ ơ nhiễm mơi trƣờng vẫn cịn khá cao.
Nhằm góp phần bảo vệ mơi trƣờng ngành dệt nhuộm nói chung và môi
trƣờng Nhà máy Nhuộm thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định nói
riêng tơi đã tiến hành đề tài:
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nước thải và đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nước thải tại Nhà máy Nhuộm
- Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định - Thành phố Nam Định.
Những kết quả mà đề tài thu đƣợc sẽ góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ
mơi trƣờng của thành phố Nam Định.

2


Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Nƣớc thải
1.1.1.Khái niệm nƣớc thải
Nƣớc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Lƣợng nƣớc sử dụng ngày càng tăng tỷ lệ thuận với sự phát triển của loài
ngƣời. Con ngƣời dùng nƣớc phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp… và rồi tất cả lƣợng nƣớc đó sau q trình sử dụng đều
đƣợc thải ra môi trƣờng. Điều này đã làm ô nhiễm tới môi trƣờng nƣớc bề
mặt nói riêng và mơi trƣờng Trái đất nói chung.
Nƣớc thải là chất lỏng, đƣợc thải ra sau quá trình sử dụng của con
ngƣời và sinh vật, đã bị thay đổi thành phần và tính chất ban đầu của chúng.
Nƣớc thải đƣa vào nƣớc bề mặt các loại hóa chất khác nhau từ trạng
thái tan, huyền phù, nhũ tƣơng cho đến các loại vi khuẩn… Trong nƣớc có sự
tƣơng tác hóa học của các chất đó cùng với sự thay đổi giá trị pH của môi
trƣờng tạo nên các sản phẩm thứ cấp. Chẳng hạn sự oxi hóa các hợp chất Fe2+
trong nƣớc tạo thành Fe(OH)3 kết tủa, các chất kết tủa và huyền phù có trong
nƣớc ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn tham gia vào quá trình làm
sạch nƣớc. Các chất huyền phù làm cản trở sự xuyên qua của ánh sáng mặt
trời xuống đáy nƣớc, sẽ làm hạn chế quá trình quang hợp của các thực vật
dƣới nƣớc nhƣ các loài rong biển, rau câu dẫn tới hạn chế quá trình đƣa oxi
vào trong nƣớc, làm giảm thiểu lƣợng oxi cho sự hô hấp của các động vật
sống dƣới nƣớc và cho q trình oxi hóa các chất bẩn hữu cơ. Hầu hết các loại
nƣớc thải đều có hại cho mơi trƣờng nhất là các loại nƣớc thải có chứa các
chất độc gây nguy hiểm cho con ngƣời và gia súc, gia cầm.
1.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc thải
Có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lƣợng nƣớc, căn cứ
vào tính chất của chúng, ngƣời ta chia các chỉ tiêu đánh giá nƣớc thải làm 3
nhóm: Nhóm các chỉ tiêu vật lý (độ đục, màu sắc, mùi, vị, nhiệt độ…); nhóm
3



các chỉ tiêu hóa học (BOD5, COD, SS, tổng nitơ, tổng phot pho, các kim loại
nặng…); nhóm các chỉ tiêu sinh học nhƣ coliform. Tuy nhiên, tùy thuộc vào
đặc điểm của từng ngành công nghiệp, công nghệ sản xuất... mà lựa chọn
thơng số nào để phân tích đánh giá cho phù hợp.
1.1.2.1. Các chỉ tiêu vật lý
a) Nhiệt độ(0C)
Nhiệt độ ảnh hƣởng đến độ pH, đến các q trình hóa học và sinh hóa
xảy ra trong nƣớc. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng xung quanh,
vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ của nƣớc có ảnh
hƣởng trực tiếp đến q trình xử lý nƣớc. Sự thay đổi nhiệt độ của nguồn
nƣớc phụ thuộc vào từng loại nguồn nƣớc, nó phản ánh mức độ ơ nhiễm của
nƣớc. Nhiệt độ nƣớc thải thƣờng cao hơn 100C đến 250C so với nƣớc thƣờng.
Nhiệt độ đƣợc xác định tại chỗ bằng nhiệt kế (tại nơi lấy mẫu).
b) Độ màu của nƣớc
Nƣớc ngun chất khơng có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất
trong nƣớc, thƣờng là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ - acid humic), một số
ion vơ cơ (sắt…), một số lồi thủy sinh vật… Màu sắc mang tính chất cảm
quan và gây nên ấn tƣợng tâm lý cho ngƣời sử dụng. Nƣớc sạch khơng có
màu, nƣớc có màu là biểu hiện bị ơ nhiễm.
Màu của nƣớc thƣờng đƣợc xác định bằng phƣơng pháp so sánh với
màu của hỗn hợp Cobalt-Platin.
c) Độ pH của nƣớc
pH là một chỉ tiêu cần đƣợc xác định để đánh giá chất lƣợng nguồn
nƣớc. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nƣớc (sự kết
tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nƣớc. Giá
trị pH của nguồn nƣớc góp phần quyết định phƣơng pháp xử lý nƣớc. Độ pH
dùng để đánh giá tính axit cũng nhƣ tính kiềm của nƣớc và đƣợc định nghĩa:
pH = - lg[H+]. Trong đó: pH = 7 (nƣớc có tính trung hồ); pH < 7 (nƣớc có
tính axit); pH > 7 (nƣớc có tính bazơ).

Độ pH đƣợc đo bằng giấy chỉ thị hoặc bằng máy đo pH.
d) Hàm lƣợng chất rắn trong nƣớc
4


Chất rắn trong nƣớc bao gồm tất cả chất rắn vơ cơ (các muối hịa tan,
chất rắn khơng tan nhƣ huyền phù, đất, cát…), chất rắn hữu cơ (vi sinh vật, vi
khuẩn, tảo…), vô sinh (rác, chất thải công nghiệp…). Nƣớc có hàm lƣợng
chất rắn cao là nƣớc kém chất lƣợng.
Chất rắn trong nƣớc đƣợc chia thành hai loại chính:
Chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan.
Tổng hai loại chất rắn trên đƣợc gọi là tổng chất rắn (TS - Total Solids).
Chất rắn lơ lửng (SS - Suspended Solids) là các chất có khối lƣợng nhỏ
khơng chìm xuống đƣợc mà bị lơ lửng trong nƣớc.
Nồng độ của tổng chất rắn lơ lửng bằng khối lƣợng của chất rắn lơ lửng
mSS chia cho thể tích của mẫu nƣớc đem phân tích, tính theo mg/l.
m

 SS (
mg
l)
SS
Nồng độ của tổng chất rắn lơ lửng: C
V
MAU

Chất rắn lơ lửng thƣờng làm cho nƣớc bị đục. Căn cứ vào tổng hàm
lƣợng chất rắn lơ lửng có trong nƣớc ta có thể xét đốn hàm lƣợng mùn, sét
và các tiểu phân khác trong nƣớc. Chất rắn lơ lửng sẽ làm giảm tầm nhìn xa
của các thuỷ sinh vật và ngăn cản sự xuyên qua của tia sáng mặt trời. Khi

nƣớc có chất rắn lơ lửng là chất mùn thì nó đƣợc sử dụng làm nƣớc tƣới trong
nông nghiệp rất tốt.
e) Mùi vị của nƣớc
Nƣớc sạch khơng mùi, khơng vị, nƣớc bị ơ nhiễm có mùi vị khó chịu.
Mùi vị trong nƣớc đƣợc gây ra bởi hai nguyên nhân chính:
+ Do các sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong nƣớc.
+ Do trong nƣớc có chứa các chất gây mùi.
Các chất gây mùi vị trong nƣớc có thể chia thành 3 nhóm:
+ Các chất gây mùi, vị có nguồn gốc vơ cơ: NaCl, MgSO 4 gây vị mặn;
muối đồng gây mùi tanh; axit gây vị chua; các chất kiềm gây vị nồng; clo gây
mùi hắc…
+ Các chất gây mùi từ quá trình sinh hóa, các hoạt động của vi khuẩn
rong, tảo: CH3-S-CH3 có mùi tanh cá; C12H22O, C12H18O2 có mùi tanh của
bùn.
5


+ Các chất gây mùi vị có nguồn gốc từ hữu cơ: chất thải công nghiệp,
chất thải mạ, dầu mỡ, phenol…
1.1.2.2. Các chỉ tiêu hoá học
a) Nhu cầu oxi sinh hố (BOD - Biochemical Oxygene Demend)
Trong nƣớc ln xảy ra các phản ứng oxi hố các chất hữu cơ có sự
tham gia của các vi sinh vật . Quá trình oxy hoá sinh học này xảy ra rất chậm
và kéo dài, tiêu tốn oxi và đƣợc đặc trƣng bằng chỉ số nhu cầu oxi sinh hoá.
Nhu cầu oxi sinh hoá (BOD) là lƣợng oxi mà vi sinh vật đã sử dụng
trong q trình oxi hố các chất hữu cơ trong nƣớc:

 CO2 + H2O + sản phẩm cố định
Chất hữu cơ + O2 VSV


Chỉ số nhu cầu oxy sinh hoá đƣợc ký hiệu là BOD, đơn vị tính là mg/l,
biểu diễn bằng số mg oxi mà vi sinh vật đã sử dụng để oxy hố các chất hữu
cơ có trong 1 lít nƣớc. BOD là chỉ tiêu thơng dụng nhất để xác định mức độ ơ
nhiễm của nƣớc, nó đặc trƣng cho lƣợng các chất hữu cơ có trong nƣớc.
Trong nƣớc có nhiều chất hữu cơ thì q trình oxy hoá xảy ra nhiều, lƣợng
oxy mà sinh vật tiêu thụ càng nhiều.
Chỉ số BOD5 chỉ ra lƣợng oxy mà vi sinh vật tiêu thụ trong 5 ngày để
oxy hoá các chất hữu cơ trong nƣớc ô nhiễm.
Chỉ số BOD5 là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của
nƣớc, chỉ số này cao chứng tỏ lƣợng chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ
sinh học trong nƣớc cao, chứng tỏ nƣớc bị ô nhiễm nặng, chỉ số này thấp
chứng tỏ trong nƣớc có ít chất hữu cơ, nƣớc ít hoặc khơng bị ơ nhiễm.
b) Nhu cầu oxi hoá học (COD - Chemical Oxygene Demend)
Nhu cầu oxi hoá học (COD) là lƣợng oxi cần tiêu tốn cho q trình oxi
hố các chất hữu cơ có trong 1 lít nƣớc thành CO 2 và H2O.
Chỉ số này dùng để đánh giá hàm lƣợng chất hữu cơ của nƣớc thải và
sự ô nhiễm nƣớc tự nhiên. COD là lƣợng oxi cần thiết cho q trình oxi hóa
các chất hữu cơ trong nƣớc. COD đƣợc xác định bằng phƣơng pháp chuẩn độ
cromat trong phân tích thể tích.
c) Hàm lƣợng sắt trong nƣớc

6


Sắt trong nƣớc ở một nồng độ nhất định sẽ không gây độc hại cho cơ
thể. Khi hàm lƣợng sắt cao sẽ làm cho nƣớc có vị tanh, màu vàng, độ đục và
độ màu tăng nên khó sử dụng.
Nồng độ giới hạn cho phép (mg/l) của sắt đối với nƣớc uống từ 0,2 1,5 mg/l sẽ không gây độc cho ngƣời, đối với nƣớc thải từ 2 - 10 mg/l, tuỳ
theo tiêu chuẩn từng nƣớc. Tiêu chuẩn nƣớc uống của EU là 0,2 mg/l, tiêu
chuẩn của WHO là 0,3 mg/l. Có thể dùng nƣớc có nồng độ sắt 1 - 3 mg/l cho

sinh hoạt. Sắt tồn tại trong nƣớc dạng sắt 3 (dạng keo hữu cơ, huyền phù),
dạng sắt 2 (hịa tan).
Khi nồng độ sắt thấp (< 0,3 mg/l) khơng gây mùi khó chịu, nồng độ cao
hơn gây mùi tanh, làm vàng quần áo khi giặt, hƣ hỏng các sản phẩm ngành
dệt, giấy, phim ảnh, đồ hộp, đóng cặn trong đƣờng ống và các thiết bị khác
làm tắc nghẽn các ống dẫn nƣớc [15].
Để xác định sắt trong nƣớc có thể dùng các phƣơng pháp AAS, quang
phổ phát xạ plasma, phƣơng pháp so màu o-phenanthroline.
d) Hàm lƣợng Crôm trong nƣớc
Crom có mặt trong nguồn nƣớc khi bị nhiễm nƣớc thải công nghiệp
khai thác mỏ, xi mạ, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm xứ.
Cr6+ độc hơn Cr3+ và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể nhƣ gan,
thận, cơ quan hơ hấp. Nhiễm độc crom cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm
da, u nhọt. Crom đƣợc xếp vào chất độc nhóm một (có khả năng gây ung thƣ
cho ngƣời và vật nuôi). Tiêu chuẩn nƣớc uống quy định crom nhỏ hơn 0.05
mg/l .
Trong môi trƣờng axit, cromat và bicromat phản ứng với điphenycacbazit tạo thành chất tan màu đỏ tím rất thuận lợi cho việc đo màu. Phản ứng
này dùng để định lƣợng crom có hàm lƣợng từ 0,005 - 1,00 mg/l.
1.1.2.3. Chỉ tiêu vi sinh
Trong nƣớc thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong, tảo
và các đơn bào sống và phát triển. Thực tế, không thể xác định tất cả các loại
vi sinh vật gây bệnh có trong nƣớc do vậy thƣờng chỉ xét xem mẫu nƣớc có bị
ơ nhiễm bởi các vi trùng gây bệnh có trong phân ngƣời và động vật. Vi khuẩn
7


coliform là vi khuẩn đặc trƣng cho mức độ nhiễm trùng nƣớc. Để đánh giá vi
khuẩn ngƣời ta đề ra chỉ số E-Coli. Chỉ số E-Coli là số lƣợng vi khuẩn
coliform có trong 1 lít nƣớc.
1.2. Nƣớc thải ngành dệt nhuộm Việt Nam

1.2.1. Đặc điểm nƣớc thải ngành dệt nhuộm
Dệt nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nƣớc
và hóa chất. Các kết quả phân tích đặc điểm nƣớc thải cho thấy:
+ Lƣợng nƣớc thải lớn chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy.
+ Nƣớc thải chứa hỗn hợp phức tạp các hóa chất dƣ thừa (phẩm nhuộm,
chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo mơi trƣờng, men,
chất oxy hóa) dƣới dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ
sơ sợi: nƣớc thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 - 12, hàm lƣợng chất hữu cơ
cao (COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l). Độ màu của nƣớc thải khá lớn ở
những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10000 Pt-Co, hàm lƣợng cặn lơ
lửng đạt giá trị 2000 mg/l.
Nƣớc thải ở khâu nhuộm thƣờng không ổn định và đa dạng, có độ màu
rất cao đơi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 - 18000 mg/l. Các
phẩm nhuộm hoạt tính, hồn ngun, sau q trình sản xuất thƣờng đƣợc thải
trực tiếp ra môi trƣờng. Lƣợng phẩm nhuộm dƣ thừa sau quá trình nhuộm lớn
làm cho độ màu trong nƣớc thải tăng cao.
Các chất rắn trong nƣớc thải dệt nhuộm bao gồm: vải vụn, bụi bơng,
bao bì, chai lọ thuỷ tinh đựng hoá chất, giấy vụn, két nhựa, xỉ than, cặn dầu,
bụi cặn xử lý nƣớc, cromat, kim loại nặng, các polime tổng hợp, sơ sợi, các
muối trung tính, chất hoạt động bề mặt.
Thƣờng dùng các thơng số đánh giá chất lƣợng nƣớc thải dệt nhuộm là:
nhiệt độ, pH, BOD5, COD, hàm lƣợng cặn lơ lửng hòa tan, độ đục, KLN…
1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trong dệt nhuộm
Nguồn nƣớc thải sản xuất trong công nghiệp dệt nhuộm gây ô nhiễm
chủ yếu từ các cơng đoạn hồ sợi, rũ hồ, làm bóng, nấu - tẩy, nhuộm, hoàn tất
và in hoa. Những chỉ tiêu để đánh giá mức độ ô nhiễm của các cơ sở sản xuất
bao gồm:
8



- Tổng lƣợng chất rắn trong dòng thải (TSS). Đây là một thông số quan
trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải sản xuất đồng thời nó cũng dễ
dàng xác định và không tốn kém.
- Lƣợng nƣớc thải sinh ra (50 - 300 m3 /1tấn hàng dệt).
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): COD có thể phần nào dự đốn đƣợc
mức độ ơ nhiễm hữu cơ cũng nhƣ khả năng xử lý nƣớc thải bằng con đƣờng
sinh hóa (phƣơng pháp xử lý rẻ tiền).
Nƣớc thải công nghiệp dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp. Theo tính
tốn từ các loại hóa chất sử dụng nhƣ: phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt,
chất điện ly, chất ngậm, chất tạo mơi trƣờng, tinh bột, men, chất oxy hóa… đã
có hàng trăm loại hóa chất đặc trƣng, các loại này hịa tan dƣới dạng ion và
các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại khơng những trong thời
gian trƣớc mắt mà cịn ảnh hƣởng lâu dài tới mơi trƣờng sống.
- Nƣớc thải ở các khâu hồ sợi chứa hàm lƣợng chất hữu cơ cao, pH
vƣợt tiêu chuẩn xả thải. Tuy nhiên, công đoạn hồ sợi lƣợng nƣớc sử dụng rất
nhỏ, hầu nhƣ toàn bộ phẩm hồ đƣợc bám trên vải, nƣớc thải chỉ xả ra khi làm
vệ sinh thiết bị nên không đáng kể.
- Nƣớc thải giặt tẩy có pH dao động khá lớn từ 9 - 12, hàm lƣợng chất
hữu cơ cao (COD = 1000 - 3000 mg/l) do thành phần các chất tẩy gây nên.
Độ màu của nƣớc thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên
đến 10.000 Pt-Co, hàm lƣợng cặn lơ lửng SS có thể đạt đến trị số 2.000 mg/l,
nồng độ này giảm dần ở cuối chu kỳ xả và giặt. Thành phần chủ yếu của nƣớc
thải bao gồm: thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxy hóa,
xenlulo, xáp, xút, chất điện ly…
- Cơng nghệ nhuộm sử dụng một lƣợng nƣớc lớn phục vụ cho các công
đoạn sản xuất và xả ra một lƣợng nƣớc thải tƣơng ứng, bình quân khoảng 50 300 m3/tấn vải.
Nƣớc thải nhuộm thành phần thƣờng không ổn định và đa dạng, thay
đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau, thậm chí
ngay cả khi cùng một loại vải với loại thuốc nhuộm khác nhau. Môi trƣờng
nhuộm có thể là axit, kiềm hoặc trung tính. Cho đến nay, hiệu quả hấp thụ

9


thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 70 - 80%, 20 - 30% các phẩm nhuộm thừa còn
lại ở dạng nguyên thuỷ hoặc một số đã bị phân huỷ ở dạng khác. Ngoài ra,
một số các chất điện ly, chất hoạt động bề mặt, chất tạo môi trƣờng... cũng tồn
tại trong thành phần loại nƣớc thải này.
Bảng 1.1: Các chất gây ô nhiễm và đặc tính nƣớc thải ngành dệt - nhuộm
Cơng đoạn Chất ơ nhiễm trong nƣớc thải

Đặc tính của nƣớc thải

Hồ sợi,

Tinh bột, glucozo, carboxy

BOD cao (34 - 50% tổng sản

giũ hồ

metyl xelulozo, polyvinyl

lƣợng BOD).

alcol, nhựa, chất béo và sáp.
Nấu, tẩy

NaOH, chất sáp và dầu mỡ,

Độ kiềm cao, màu tối, BOD


tro, soda, silicat natri và xo

cao (30% tổng BOD).

sợi vụn.
Tẩy trắng

Hipoclorit, hợp chất chứa clo, Độ kiềm cao, chiếm 5% BOD.
NaOH, AOX, axit…

Làm bóng NaOH, tạp chất.

Độ kiềm cao, BOD thấp (dƣới
1% tổng BOD).

Nhuộm

Các loại thuốc nhuộm,

Độ màu rất cao, BOD khá cao

axitaxetic và các muối kim

(6% tổng BOD), TS cao.

loại.
Chất màu, tinh bột, dầu, đất

Độ màu cao, BOD cao và dầu


sét, muối kim loại,axit…

mỡ.

Hoàn

Vệt tinh bột, mỡ động vật,

Kiềm nhẹ, BOD thấp, lƣợng

thiện

muối.

nhỏ.

In

Trong số các loại hoá chất sử dụng cho giai đoạn nhuộm, các phẩm
nhuộm hoạt tính, hồn ngun, trực tiếp thƣờng thải ra ngồi mơi trƣờng với
lƣợng phẩm nhuộm thừa lớn làm gia tăng hàm lƣợng chất hữu cơ và độ màu.
Thành phần và tính chất nƣớc thải thay đổi liên tục trong ngày. Nhất là
tại các nhà máy sản xuất theo qui trình gián đoạn, các công đoạn nhƣ giặt, nấu
tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy theo từng giai đoạn,
nƣớc thải cũng biến đổi, dẫn đến độ màu, hàm lƣợng chất hữu cơ, độ pH, hàm
10


lƣợng cặn đều khơng ổn định. Ngồi ra, nƣớc thải từ phân xƣởng nhuộm cịn

đƣợc pha lỗng một phần với nƣớc thải sinh hoạt hoặc nƣớc thải từ các công
đoạn khác nhƣ dệt, lị hơi [2].
1.3. Thực trạng ơ nhiễm môi trƣờng tại các công ty dệt may Việt Nam
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, lƣợng
nƣớc sử dụng cho từng công đoạn dệt nhuộm: Tẩy mở len: 20 - 40 m3/tấn
thành phẩm; hoàn thiện và nhuộm len: 70 - 200 m3/tấn thành phẩm. Kết quả
phân tích đặc điểm nƣớc thải dệt nhuộm cho thấy, trong nƣớc thải có cả
những chất dễ phân giải vi sinh nhƣ bột sắn dùng hồ sợi dọc, những chất khó
phân giải vi sinh nhƣ polyvinyl axetat, thuốc nhộm phân tán, thuốc nhuộm
hoạt tính và các chất tẩy trắng vải. Có những chất chỉ có thể oxy hóa bằng
phƣơng pháp hóa học, khơng thể phân giải bằng vi sinh. Càng sử dụng nhiều
xơ sợi tổng hợp nhƣ polyeste thì càng phải dùng nhiều thuốc nhộm và các
chất trợ nhuộm khó hoặc khơng phân giải vi sinh, dẫn tới giá trị COD trong
nƣớc thải càng cao, q trình xử lí càng phức tạp, tốn kém hơn rất nhiều.
Nƣớc thải rũ hồ thông thƣờng chứa 4000 - 8000 mg/l COD. Kỹ thuật
“giảm trọng” polieste bằng kiềm đƣợc áp dụng phổ biến làm sản sinh một
lƣợng lớn terephtalat và glycol trong nƣớc thải sau sử dụng 5 - 6 lần, đƣa
COD có thể lên tới 80.000 mg/l. Trong thành phần nƣớc thải của các công ty,
nhà máy dệt - nhuộm hiện nay, có khoảng 300 - 400 mg/l COD (đã vƣợt tiêu
chuẩn nƣớc thải loại B 3 - 4 lần) dự đoán sẽ tăng lên mức 700 - 800mg/l và có
thể cịn tăng hơn nữa.
Trong quá trình hoạt động sản xuất, các cơ sở dệt nhuộm đã tạo ra
lƣợng lớn chất thải có mức độ gây ơ nhiễm cao. Nƣớc thải sinh ra từ dệt
nhuộm thƣờng có nhiệt độ cao, độ pH lớn, chứa nhiều loại hóa chất, thuốc
nhuộm khó phân hủy, độ màu cao.
Công nghiệp dệt nhuộm tiêu thụ một lƣợng nƣớc khá lớn trong các
công đoạn gia công vật liệu dệt. Trong các q trình xử lý khơ - chính xác
hơn là các quá trình cơ học nhƣ kéo sợi và dệt vải lƣợng nƣớc tiêu thụ rất nhỏ
so với những quá trình khác nhƣ: rũ hồ, nấu - làm sạch, tẩy trắng cũng nhƣ
các công đoạn nhuộm, in hoa và xử lý hoàn tất. Trong xử lý ƣớt, hầu nhƣ toàn

11


bộ hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm dƣ thừa đƣợc giặt loại bỏ vào dịng thải
gây ra ơ nhiễm nƣớc chủ yếu. Nƣớc thải dệt nhuộm là một hệ dị thể, tức là
hỗn hợp của nhiều chất thải. Nó bao gồm các tạp chất thiên nhiên đƣợc tách,
chiết từ các loại sơ sợi nhƣ bông, len, tơ tằm; các loại dầu, mỡ, chất làm mềm,
chất bôi trơn đƣợc đƣa vào trong quá trình hình thành sợi nhân tạo, tổng hợp
và gia công xử lý cơ học trƣớc nhuộm đến các hố chất cơng nghệ và thuốc
nhuộm sử dụng; và sơ sợi bị tách ra bởi tác động cơ học trong gia công xử lý
vật liệu dệt [6].
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong chiến
lƣợc phát triển kinh tế của nƣớc ta. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển của
ngành thì các vấn đề mơi trƣờng do hoạt động sản xuất của ngành tạo ra lại
chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức. Do đó, cùng với các lợi ích về kinh tế
mà ngành tạo ra thì có một vấn đề cần quan tâm đó là nƣớc thải thải ra sau các
công đoạn sản xuất.
1.4. Nƣớc thải dệt nhuộm tại Việt Nam
1.4.1. Các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải dệt nhuộm đang đƣợc áp dụng
tại Việt Nam
Việc loại bỏ có hiệu quả các thuốc nhuộm khỏi dòng thải của ngành dệt
vẫn còn là một thách thức lớn đối với môi trƣờng. Các phƣơng pháp xử lý hóa
học, sinh học, lý học hiện nay đƣợc sử dụng để loại bỏ màu và các vật liệu
nguy hại khác đƣợc dựa trên cơ sở các phản ứng xảy ra trong quá trình xử lý.
Quá trình xử lý ban đầu (xử lý bậc 1): Q trình này gồm có sàng lọc,
xử lý hóa chất, loại bỏ cát thơ và làm lắng sơ bộ. Dòng thải nhà máy trƣớc
tiên đƣợc xử lý bằng lƣới tự làm sạch, các lƣới này loại bỏ các miếng có
đƣờng kính khá nhỏ. Sau khi sàng lọc, đƣa FeCl3 và FeCl2 vào dòng chảy để
loại bỏ photpho. Chất trợ đƣợc loại bỏ trong hai bể lắng có thể tích tƣơng đối
lớn. Sau khi loại bỏ cát, bổ sung các polymer vào dòng chảy để tăng tốc độ

lắng của các chất hữu cơ [5].
Quá trình xử lý thứ cấp (xử lý bậc 2 ): Quá trình này bao gồm sục khí
và lắng thứ cấp. Dịng thải ban đầu và bùn hoạt tính sinh học đƣợc trộn với

12


nhau và chảy qua một vài bể sục khí. Sau khi đƣợc sục khí vài giờ, dịng chảy
đƣợc đƣa vào bể lắng cuối cùng, tại đây các chất rắn hữu cơ đƣợc lấy đi [5].
Quá trình xử lý bậc 3: Quá trình này đƣợc xử lý tại hai tháp nitơrat hóa,
khử trùng bằng Clo và khử Clo. Các tháp nitơrat hóa để loại ammoniac đã sử
dụng thành cơng các điều kiện thải cho phép của nhà máy mà không cần lọc
hoặc kết tủa cuối cùng. Clo đƣợc đƣa vào dòng chảy trong tháp để khử trùng.
Natri bisunphit đƣợc bổ sung vào dòng nƣớc cuối cùng để loại bỏ clo còn lại
trong nƣớc đã xử lý vào sơng [5].
Hiện nay, có một số phƣơng pháp có thể nghiên cứu và ứng dụng để xử
lý nƣớc thải dệt nhuộm nhƣ:
+ Phƣơng pháp oxy hóa
Q trình này đƣợc sử dụng phổ biến để khử màu bằng hóa chất do nó
đơn giản dễ áp dụng. Chất oxy hóa chính thƣờng là hydroperoxit và ozon.
Q trình oxy hóa học loại bỏ thuốc nhuộm ra khỏi dịng thải chứa thuốc
nhuộm bằng sự oxy hóa, dẫn đến việc phân chia vòng thơm của các phân tử
thuốc nhuộm. Việc phân chia hóa học sử dụng phản ứng hấp phụ hoặc liên kết
để loại bỏ các thuốc nhuộm hòa tan ra khỏi nƣớc thải và đã đƣợc chỉ ra là hữu
hiệu trong việc khử màu cả thuốc nhuộm hòa tan và thuốc nhuộm khơng hịa
tan. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này chính là tạo bùn thơng qua việc tạo
bơng giữa chất phản ứng và các phân tử thuốc nhuộm [6].
+ Phƣơng pháp trung hòa, điều chỉnh pH
Giá trị pH của các dịng thải từ cơng đoạn nhuộm, tẩy, làm bóng có thể
dao động trong khoảng rộng và các quá trình xử lý hóa lý và sinh học địi hỏi

có một giá trị pH nhất định để đạt hiệu quả xử lý tối ƣu. Do đó, trƣớc khi đƣa
sang thiết bị xử lý, dòng thải cần đƣợc điều chỉnh pH tới giá trị thích hợp.
Trung hịa có thể thực hiện bằng trộn dịng thải có tính kiềm hoặc sử dụng các
hóa chất nhƣ: H2SO4, HCl, NaOH, CO2. Điều chỉnh pH thƣờng kết hợp ở bể
điều hòa hay bể chứa nƣớc thải [6].
+ Phƣơng pháp đông keo tụ
Trong phƣơng pháp này ngƣời ta dùng các loại phèn nhôm, phèn sắt
hay hỗn hợp của cả hai loại phèn này cùng với sữa vơi, với mục đích khử
13


màu và một phần COD. Các chất màu và các chất khó phân hủy sinh học bị
hấp phụ vào các bơng cặn và lắng xuống tạo bùn của q trình đông keo tụ.
Phƣơng pháp này đƣợc ứng dụng để khử màu của nƣớc thải và hiệu suất khử
màu cao đối với thuốc nhuộm phân tán [6].
+ Phƣơng pháp hấp phụ
Phƣơng pháp này có khả năng dùng để xử lý các chất khơng hoặc khó
có khả năng phân hủy sinh học. Nó đƣợc dùng để khử màu nƣớc thải chứa
thuốc nhuộm hịa tan và thuốc nhuộm hoạt tính. Cơ sở của quá trình là thu giữ
chất tan trên bề mặt chất rắn (chất hấp phụ). Các chất hấp phụ thƣờng dùng là
than hoạt tính, than nâu, cacbonat, trong đó than hoạt tính là chất hấp phụ có
bề mặt riêng lớn 400 - 1500 m3/kg. Nhu cầu lƣợng than hoạt tính để xử lý
nƣớc thải có màu rất khác nhau, cần phải kiểm tra lƣợng sử dụng sao cho kinh
tế nhất trong đó cần phải tính đến sự tổn thất do q trình hoạt hóa nhiệt cho
than từ 5 - 10% [6].
+ Phƣơng pháp màng
Phƣơng pháp màng đƣợc ứng dụng trong xử lý nƣớc thải ngành dệt
nhuộm với mục đích thu hồi hóa chất để tái sử dụng lại nhƣ thu hồi tinh bột,
thuốc nhuộm bằng siêu lọc hoặc đồng thời thu hồi muối và thuốc nhuộm bằng
kết hợp giữa thẩm thấu ngƣợc và màng bán thấm. Động lực của quá trình lọc

màng là sự chênh lệch áp suất giữa hai phía của màng. Sự chênh lệch áp suất
đối với các phƣơng pháp màng rất khác nhau và kết cấu màng trong của các
loại màng cũng khác nhau. Phƣơng pháp này có ƣu điểm tách đƣợc các chất
có độ tinh khiết cao, tuy nhiên giá thành thiết bị, chi phí vận hành cao nên
phạm vi ứng dụng chƣa đƣợc rộng rãi [6].
+ Phƣơng pháp sinh học
Phần lớn các chất có trong nƣớc thải dệt nhuộm là những chất có khả
năng phân hủy sinh học. Trong một số trƣờng hợp có chứa các chất có tính
độc với vi sinh nhƣ các chất khử vơ cơ, formalđehit, kim loại nặng… và chất
khó phân hủy sinh học nhƣ các chất tẩy, giặt, hồ, các loại dầu khống… Do
đó, trƣớc khi đƣa vào xử lý sinh học, nƣớc thải cần đƣợc khử các chất gây độc
và giảm tỷ lệ các chất khó phân hủy sinh học bằng phƣơng pháp xử lý cục bộ.
14


Các phƣơng pháp sinh học thƣờng sử dụng cho xử lý nƣớc thải công nghiệp
dệt là: phƣơng pháp bùn hoạt tính, lọc sinh học hoặc kết hợp xử lý sinh học
nhiều bậc. Quá trình xử lý sinh học với bùn hoạt tính hiếu khí và kỵ khí cũng
có thể đƣợc sử dụng để xử lý nƣớc thải dệt nhuộm với hiệu quả cao, tuy
nhiên, nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là thời gian xử lý dài và hiệu quả xử
lý các chất màu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thấp [6].
1.4.2. Một số nghiên cứu về xử lý nƣớc thải dệt nhuộm tại Việt Nam
Công ty môi trƣờng Ngọc Lân đã nghiên cứu về phƣơng pháp xử lý và
qui trình cơng nghệ xử lý nƣớc thải ngành dệt nhuộm qui mô công nghiệp và
đƣa vào ứng dụng. Các cơng trình xử lý nƣớc thải áp dụng kết hợp với cơng
nghệ xử lý hóa học, sinh học và cơ lý. Q trình hóa học nhằm điều chỉnh,
trung hịa pH; dùng keo tụ, tạo bông để loại bỏ các loại thuốc nhuộm khó
phân hủy sinh học sau xử lý sinh học. Quá trình xử lý sinh học diễn ra nhờ sự
phân hủy hiếu khí của bùn hoạt tính lơ lửng để phân hủy các chất hữu cơ
trong nƣớc thải. Quy trình xử lý nƣớc thải do cơng ty nghiên cứu đã áp dụng

cho công ty dệt nhuộm Thành Công. Công ty dệt len Sanhung Vina và công ty
nhuộm Doo Sol Vina trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình
Dƣơng. Nƣớc thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945-1995.
Phân viện nhiệt đới môi trƣờng quân sự (Trung tâm khoa học và kỹ
thuật quân sự, Bộ Quốc Phòng) đã nghiên cứu phƣơng pháp và quy trình cơng
nghệ xử lý nƣớc thải ngành dệt nhuộm ở quy mô công nghiệp và đƣa vào ứng
dụng. Quy trình xử lý nƣớc thải do phân viện nghiên cứu đã áp dụng cho công
ty dệt nhuộm Tân Tiến và cơng ty dệt len Bình Lợi trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Khánh Hịa. Nƣớc thải sau khi xử lý tại các công ty trên đều
đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN 5945-1995.
Mơ hình theo quy mơ phịng thí nghiệm và hệ thống xử lý nƣớc thải
thực tế công suất 1000 m3/ngày của công ty dệt nhuộm Xuân Hƣơng đƣợc
khảo sát và xây dựng theo phƣơng pháp sinh học hiếu khí kết hợp keo tụ - tạo
bơng. Kết quả phân tích nƣớc thải sau các bƣớc xử lý sinh học và hóa lý trong
cả hai trƣờng hợp mơ hình phịng thí nghiệm và hệ thống xử lý nƣớc thải đều
cho thấy khả năng xử lý hữu hiệu các chất ơ nhiễm có trong nƣớc thải dệt
nhuộm. Với hiệu quả xử lý các chỉ tiêu ≥ 80%, công nghệ xử lý sinh học hiếu
15


khí kết hợp keo tụ - tạo bơng chứng tỏ hiệu quả vƣợt trội trong việc xử lý
nƣớc thải dệt nhuộm. Nƣớc thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép loại C.
Tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, có khá nhiều luận văn nghiên cứu về
nƣớc thải dệt nhuộm tại các làng nghề:
- Nguyễn Đình Đặng (2008): “Đánh giá tác động của hoạt động dệt
nhuộm tới môi trƣờng nƣớc mặt tại làng nghề Vạn Phúc - Hà Đông - Hà
Tây”.
- Phùng Chiêu Minh, Nguyễn Thị Loan, Ngọ Thị Thùy (2009): “Đánh
giá tác động của hoạt động dệt nhuộm tới môi trƣờng nƣớc mặt tại làng nghề
Dƣơng Nội, Hà Đông, Hà Nội”.

- Trần Văn Lợi (2010): “Đánh giá tác động của hoạt động dệt nhuộm
đến chất lƣợng nƣớc mặt và đề xuất các giải pháp bảo vệ nƣớc mặt tại làng
nghề dệt nhuộm Nha Xá - Mộc Nam - Duy Tiên - Hà Nam”.
Các khóa luận này đã đánh giá đƣợc thực trạng nƣớc thải tại các làng
nghề, ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tới môi trƣờng và sức khỏe của
ngƣời dân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nƣớc tại làng
nghề.
- Lê Thị Thùy Dung (2009): “Đánh giá thực trạng quản lý nƣớc thải và
đề xuất một số giải pháp xử lý nƣớc thải tại Nhà máy Nhuộm - Tổng công ty
cổ phần Dệt may Nam Định - Thành phố Nam Định”.
Đề tài đã đánh giá đƣợc thực trạng nƣớc thải tại Nhà máy thông qua
một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc thải (TCVN 5945-2005), nguyên
nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tới sức
khỏe của CB CNV và thiết kế đƣợc hệ thống xử lý nƣớc thải.
Tuy nhiên, đề tài chƣa đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của hoạt động sản
xuất tới môi trƣờng khu vực Nhà máy.
Hiện nay, tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp có rất ít các khóa luận nghiên
cứu về thực trạng ơ nhiễm mơi trƣờng tại các cơng ty, xí nghiệp dệt nhuộm.
Với thực trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các công ty dệt may hiện nay, hy vọng
sẽ có nhiều hơn nữa các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này.

16


Chƣơng 2
MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nƣớc thải tại Nhà

máy Nhuộm thuộc Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định (từ đây xin gọi
tắt là Nhà máy Nhuộm).
- Mục tiêu cụ thể:
Đánh giá đƣợc thực trạng xử lý nƣớc thải và đề xuất đƣợc các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nƣớc thải tại Nhà máy Nhuộm.
2.2. Đối tƣợng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Cơng tác quản lí nƣớc thải của Nhà máy
Nhuộm.
- Đối tƣợng khảo sát:
+ Dây chuyền sản xuất, qui trình dệt nhuộm.
+ Các nguồn xả thải, hệ thống xử lý nƣớc thải.
+ Nƣớc thải từ các công đoạn sản xuất và sau hệ thống xử lý.
+ Cán bộ công nhân viên Nhà máy: mức độ quan tâm của lãnh đạo nhà
máy tới môi trƣờng, sức khỏe của CB CNV...
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy Nhuộm trong khoảng thời gian từ
14/2/2011 - 5/4/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy Nhuộm thuộc Tổng công ty cổ phần
Dệt may Nam Định.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu trên đề tài tiến hành các nội dung sau:
- Tìm hiểu qui trình cơng nghệ nhuộm và các nguồn nƣớc thải phát sinh
trong các công đoạn nhuộm.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng ô nhiễm nƣớc thải tại Nhà máy.
17


- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nƣớc thải của Nhà máy.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nƣớc thải
tại Nhà máy Nhuộm.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa tài liệu
Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành nhằm tìm hiểu các thơng tin về Nhà
máy Nhuộm, về điều kiện tự nhiên - kinh tế của Nhà máy, về tình hình nhuộm
và các phƣơng pháp xử lý nƣớc thải sau q trình sản xuất. Các thơng tin cần
thu thập gồm:
- Các thơng tin về Nhà máy, tình hình sản xuất, đặc trƣng nƣớc thải của
Nhà máy, các vấn đề môi trƣờng phát sinh từ hoạt động sản xuất và công tác
quản lý môi trƣờng của Nhà máy.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nhà máy.
- Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trên sách báo, khóa luận,
tạp trí, các trang web.
2.4.2. Phƣơng pháp đánh giá nhanh môi trƣờng (Semistructural
Interview - SSI)
Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin về hiện trạng môi trƣờng trên cơ
sở quan sát, phỏng vấn bán chính thức. Phƣơng pháp này cho phép cùng một
lúc thu thập nhiều số liệu môi trƣờng trong khu vực nghiên cứu. Phỏng vấn
bán chính thức SSI là trị chuyện thân mật với ngƣời đƣợc phỏng vấn, đó có
thể là một ngƣời hay một nhóm ngƣời. Phỏng vấn bán chính thức khác phỏng
vấn chính thức ở khơng khí cởi mở thân mật giữa nhóm đánh giá và đƣợc
phỏng vấn, câu hỏi đƣợc đặt ra tùy thuộc vào câu chuyện, không đƣa trƣớc ra
câu hỏi để ngƣời đƣợc phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định trƣớc cách trả lời, vì
phỏng vấn bán chính thức nhóm đánh giá chỉ liệt kê vấn đề cần đánh giá.
Trong q trình thực hiện tơi đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức:
Trƣởng phịng kinh doanh, Trƣởng phịng kỹ thuật, Trƣởng phịng vật tƣ, 12
cán bộ phịng phân tích, và 15 công nhân Nhà máy.
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu ngoại nghiệp
18



×