Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.48 MB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TIỄN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Học viên: Ngơ Thị Thanh Thúy
Mã số học viên: 2283801072015
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
Lớp: Thạc sĩ Luật kinh tế - Khóa 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2023


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin phép được gửi đến Cô – TS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh lời cảm ơn chân thành và
sâu sắc nhất. Đây là môn thứ hai em được đủ dun học với Cơ. Cảm ơn vì “sự tận tụy và
nhiệt huyết” của Cô đã giảng dạy, và hướng dẫn lớp em môn Chuyên đề thực tiễn. Mặc dù,
những lời dạy của Cô rất sâu và rộng, nhưng chắc chắn rằng với bài tiểu luận cuối kỳ này, với
kiến thức cịn hạn chế của em khơng tránh khỏi những thiếu sót và vụng về. Em mong rằng
tiếp tục được Cơ chỉ dẫn và góp ý thêm để hồn thiện hơn về kiến thức pháp luật.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và chúc Cô nhiều sức khỏe và bình an trong
cuộc sống!
Trân trọng,



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu do chính tác giả thực hiện. Nội dung
kết quả nghiên cứu có tham gia từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan và được sử dụng khoa
học, trung thực và phù hợp. Bên cạnh đó, tác gải có ghi rõ nguồn gốc được thể hiện trong
Danh mục tài liệu tham khảo.
Ngày 09 tháng 8 năm 2023
Tác giả

Ngô Thị Thanh Thúy


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................................................. ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............................................... 3
1. 1. Khái niệm, phân loại ............................................................................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................................................................ 3
1.1.2. Phân loại ......................................................................................................................................................... 3
1.2. Đặc trưng cơ bản của HĐTD ............................................................................................................................... 4
1.3. Quy định về HĐTD ............................................................................................................................................... 5
1.3.1. Chủ thể của HĐTD.......................................................................................................................................... 5
1.3.2. Nội dung HĐTD .............................................................................................................................................. 7
1.4. Hiệu lực của HĐTD .............................................................................................................................................. 9
1.5. HĐTD vô hiệu...................................................................................................................................................... 10
1.6. Phân biệt HĐ vay tài sản và HĐTD ................................................................................................................... 10

1.7. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng .................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BẢN ÁN THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
.......................................................................................................................................................................................... 13
2.1 Bản án số: 314/2023/DS-PT ngày 17/3/2023 của Tòa án nhân dân TP. HCM V/v tranh chấp HĐTD ......... 13
2.2 Bình luận bản án .................................................................................................................................................. 14
CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ ............................................. 18
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ........................................................................................................................................... 18
3.1 Những bất cập pháp luật quy định HĐTD ........................................................................................................ 18
3.1.1. Về khái niệm HĐTD ...................................................................................................................................... 18
3.1.2. Về Quy định lãi suất giữa BLDS 2015 và luật chuyên ngành ....................................................................... 18
3.1.3. Xác định HĐ vô hiệu trong trường hợp đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch ............ 19
3.1.4. Về việc xử lý tài sản thế chấp ........................................................................................................................ 19
3.2. Giải pháp pháp luật quy định HĐTD ................................................................................................................ 20
3.2.1. Về khái niệm HĐTD ...................................................................................................................................... 20
3.2.2. Về quy định lãi suất giữa BLDS 2015 và luật chuyên ngành ........................................................................ 20
3.2.3. Về việc xử lý tài sản thế chấp ........................................................................................................................ 20
3.2.4. Xác định HĐ vô hiệu trong trường hợp đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch ............ 21
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................................................... 22
PHỤ LỤC ........................................................................................................................................................................ 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................... 35


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, thị trường tài chính khơng nằm ngồi sự
phát triển này. Tài chính đóng vai trị là huyết mạch trong nền kinh tế, do vậy tầm quan trọng
của hợp đồng tín dụng trong các giao dịch liên quan đến vấn đề vay vốn ngày được chú trọng
và quan tâm nhiều. Hợp đồng tín dụng được xem là cơng cụ pháp lý bắt buộc trong mối quan
hệ giữa “bên đi vay – bên cho vay” (và có thể liên quan đến bên thứ ba là bảo đảm tài sản cho

người có nghĩa vụ) và đối tượng là “vốn tiền tệ”. Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó
bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hồn trả cả gốc và
lãi (Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng), sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng và phù hợp quy định của pháp luật có liên quan.
Trong số các hoạt động cấp tín dụng thì nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng được thực hiện
nhiều nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là một trong những chức năng cơ bản của hoạt động
ngân hàng và các tổ chức tín dụng, hình thức pháp lý của quan hệ cấp tín dụng là hợp đồng
tín dụng. Chính vì sự quan trọng của loại hợp đồng này nên những vấn đề về pháp lý cần phải
rõ ràng và chi tiết, nhưng trên thực tiễn giữa luật bao phủ hết những vấn đề thực tiễn xảy ra,
do vậy giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng khá phổ biến và chiếm tỷ trọng khá cao.
Nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của hợp đồng tín dụng trong xã hội hiện nay, cũng như
có tính thực tiễn rất cao nên tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng”
để tìm hiểu và nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kỳ môn “Chuyên đề thực tiễn”.
Về mục tiêu nghiên cứu: Tác giả đặt ra một số vấn đề sau cho bài nghiên cứu này:
(i) Giới thiệu pháp luật quy định về hợp đồng tín dụng
(ii) Phân tích bản án thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
(iii) Từ thực tiễn, đưa ra những bất cập và giải pháp về quy định hợp đồng tín dụng.
Về phương pháp nghiên cứu: Đối với bài tiểu luận này, tác giả chọn phương pháp
nghiên cứu tổng hợp và phân tích để tìm hiểu và nghiên cứu vần đề này.


2

Về phạm vi nghiên cứu: Về nội dung Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng, về
khơng gian: Phạm vi cả nước.
Tình hình thực tiễn nghiên cứu: Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hợp đồng tín
dụng, đặc biệt về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng nhưng với phạm vi nghiên cứu của
tác giả chỉ tìm hiểu về Quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng.
Kết cấu bài tiểu luận gồm 03 phần:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận được
chia thành 03 phần chính như sau:
-

Chương 1. Khái quát quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng

-

Chương 2. Phân tích bản án thực tiễn về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

-

Chương 3. Những bất cập và giải pháp pháp luật quy định về hợp đồng tín dụng


3

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
1. 1. Khái niệm, phân loại
1.1.1. Khái niệm
HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một
bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của
các bên trong q trình vay tiền, sử dụng và thành tốn tiền vay.1
1.1.2. Phân loại
Tùy vào từng tính chất mà HĐ tín dụng (HĐTD) có cách phân loại riêng theo từng
loại tín dụng:
Thứ nhất, căn cứ vào thời hạn cho vay, HĐTD chia thành 3 loại:
(i) HĐTD ngắn hạn: Là loại HĐTD có thời hạn dưới một năm và thường áp dụng với
trường hợp để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động hoặc cho vay sửa chữa lớn tài
sản cố định của doanh nghiệp. Đây là loại cho vay phổ biến ở các ngân hàng thương mại và

trong quan hệ cấp vốn ngắn hạn và trong quan hệ cấpf tín dụng của ngân hàng trung ương với
các Tổ chức tín dụng (TCTD) và Ngân hàng Nhà nước.
(ii) HĐTD trung hạn: Là loại HĐTD có thời gian từ 01 – 03 năm. Loại tín dụng này
áp dụng cho vay để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới hệ thống kỹ thuật, mở rộng và
xây dựng các cơng trình quy mơ nhỏ, thời gian thu hồi vốn nhanh.
(iii) HĐTD dài hạn: Là HĐTD có thời gian trên 03 năm, loại tín dụng này chủ yếu
đầu tư vào xây dựng những xí nghiệp mới, cải tiến và mở rộng cơ sở sản xuất mới với quy
mô lớn hoặc các cơng trình cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, bến cảng,…
Thứ hai, căn cứ vào đối tượng cho vay, HĐTD chia làm 2 loại:
(i) HĐTD vốn cố định: Là loại tín dụng để hình thành vốn cố định cho các tổ chức
kinh tế như mua sắm máy móc, thiết bị xây dựng mới, mở rộng sản xuất…

1

Giáo trình Luật Ngân hàng (2022), Nxb Hồng Đức, tr317


4

(ii) HĐTD vốn lưu động: Là loại tín dụng hình thành vốn lưu động của các tổ chức
kinh tế như cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất hoặc để thanh toán các khoản
nợ.
Thứ ba, căn cứ vào mức độ tín nhiệm các TCTD, HĐTD chia thành 2 loại:
(i) HĐTD khơng có bảo đảm: Biểu hiện dưới hình thức đảm bảo bằng tín chấp, được
TCTD áp dụng đối với những khách hàng đáng tin cậy.
(ii) HĐTD có bảo đảm: Áp dụng đối với những khách hàng mà năng lực tài chính
thấp, hiệu quả kinh doanh khơng cao hoặc ít có quan hệ tín dụng với ngân hàng, nghĩa là rủi
ro cao. TCTD yêu cầu phải có tài sản tương đương để thế chấp như động sản, bất động sản,
những giấy tờ có giá trị hoặc địi hỏi sự bảo lãnh từ một chủ thể hợp pháp khác.
1.2. Đặc trưng cơ bản của HĐTD2

Có thể thấy những dấu hiệu chung của một loại HĐ (HĐ), HĐTD còn có một số đặc
trưng sau đây:
Một là chủ thể: (i) bên cho vay, là TCTD hoặc ngân hành nước ngoài tại Việt Nam
được thành lập và hoạt động cho vay theo Luật Các TCTD năm 2010 và các văn bản liên
quan. (ii) bên vay có thể là pháp nhân, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp
luật quy định.
Hai là đối tượng: Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là vốn tiền tệ (bao gồm tiền đồng
Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ). Đối tượng này có thể tồn tại dưới dạng vật hiện hữu là tiền
mặt hoặc bút tệ3. Đặc điểm này rất quan trọng trong quan hệ cho vay của TCTD, nếu đối
tượng không phải là vốn tiền tệ thì khơng phải là hoạt động cho vay mà đó là hoạt động cho
th tài chính.
Ba là hình thức: HĐTD ln phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Pháp luật quy
định khi các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật tín dụng ngân hàng phải thỏa thuận
bằng văn bản về các quyền và nghĩa vụ của mình, mới mục đích nhằm bảo vệ quyền lợi hợp
pháp cho các bên và đây là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp của cơ quan Nhà
Giáo trình Luật Ngân hàng, 2022, Nxb Hồng Đức, tr318-tr321
Bút tệ là một loại tiền tệ có hình thái phi vật chất, nghĩa là khơng ở dạng hữu hình như tiền giấy hay tiền xu. Nó chính
là những con số hiển thị trên tài khoản ngân hàng khi người dùng gửi tiền hoặc chuyển tiền
2
3


5

nước có thẩm quyền. HĐTD được ký kết dưới hình thức pháp lý văn bản gồm: cả văn bản
viết và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu (Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 và Điều
11, 12, 13, 14 Luật GDĐT 2005). HĐTD là HĐ mẫu do chính TCTD soạn thảo dựa trên quy
định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của chính TCTD.
Bốn là nhằm mục đích sinh lợi: Được biểu hiện cụ thể qua tỷ số chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và lãi suất huy động vốn của TCTD, miễn sao không vượt quá 150% lãi suất cơ

bản cho Ngân hàng Nhà nước công bố. Vận mệnh của TCTD luôn gắn liền với khả năng tạo
ra giá trị thặng dư của đồng tiền thông qua việc huy động vốn và ký kết các HĐTD.
Năm là HĐTD thường là HĐ ưng thuận: TCTD xây dựng HĐ mẫu với các điều khoản
đã soạn sẵn, bên đi vay chỉ được chấp thuận hoặc từ chối nên được xếp vào loại HĐ ưng
thuận. Vậy hiệu lực của HĐ này có thể là: (i) tại thời điểm giao kết, (ii) phụ thuộc vào thời
gian bên đi vay thực hiện đầy đủ những điều kiện mà TCTD đề ra, (iii) ngoài ra, pháp luật
cũng cho phép TCTD và bên đi vay thỏa thuận về thời gian phát sinh hiệu lực HĐTD.
1.3. Quy định về HĐTD
1.3.1. Chủ thể của HĐTD
-

Chủ thể cho vay trong quan hệ HĐTD: TCTD hoặc Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
VN.

-

Chủ thể đi vay trong quan hệ HĐTD: cá nhân và pháp nhân.

❖ Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay
-

Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp.

-

Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y.

-

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp.


-

Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết HĐTD với khách hàng.
Những điều kiện trên là căn cứ để xem xét một TCTD có đủ tư cách pháp lý để giao kết
HĐTD hay không. Quy định này nhằm làm hạn chế những rủi ro cho nền kinh tế và làm


6

lành mạnh hố các quan hệ tín dụng cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các
nhà đầu tư.
❖ Các điều kiện chủ thể đối với bên đi vay4
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo

-

quy định của pháp luật:
+ Đối với khách hàng vay là cá nhân, pháp nhân Việt Nam phải có đủ điều kiện
(i) Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, pháp nhân phải có năng lực hành vi dân sự;
(ii) Đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự;
(iii) Thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự.
+ Đối với khách hàng vay là cá nhân, pháp nhân nước ngồi
Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định của nước
mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được
BLDS 2015, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước mà Việt
Nam ký kết hoặc tham gia quy định.
-


Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

-

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

-

Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc
có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp
luật.

-

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và NHNN Việt
Nam.

4

Giáo trình Luật Ngân hàng (2022), Nxb Hồng Đức, tr324


7

Các điều kiện trên giúp cho TCTD có thể căn cứ vào năng lực của chủ thể của các tổ chức,
cá nhân mà quyết định cho vay hay không. Quy định nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn
của TCTD khi nào cho vay, đồng thời nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng tại TCTD.
1.3.2. Nội dung HĐTD
HĐTD bao gồm các điều khoản cụ thể do các bên thỏa thuận, chứa đựng các quyền và

nghĩa vụ cụ thể của từng chủ thể tham gia ký kết HĐ. Các điều khoản trong HĐTD được chia
làm hai loại:
❖ Điều khoản chủ yếu5
Là những điều khoản không thể thiếu được trong HĐ, nếu các bên không thỏa thuận
một trong các điều khoản này thì HĐ khơng phát sinh hiệu lực pháp lý.
- Điều khoản về điều kiện vay vốn: là điều khoản mà các thể mà bên cần phải ghi rõ
trong HĐ những tiêu chuẩn bên đi vay phải thỏa mãn thì mới được vay vốn. Tùy từng HĐ mà
tiêu chuẩn cụ thể khác nhau, tuy nhiên điều kiện về năng lực chủ thể là điều kiện không thể
thiếu trong bất kỳ loại HĐTD nào.
- Điều khoản về đối tượng của HĐ: Là điều khoản mà các bên phải thỏa thuận hình
thức vay, số tiền vay, lãi suất. Đây là điều khoản xác định giá trị của HĐ được tính băng một
số tiền nhất định, tổng số tiền vay và tổng số tiền mà bên đã phải trả trong một thời gian nhất
định.
- Điều khoản về thời hạn sử dụng tiền vay: Đây là điều khoản xác định trách nhiệm trả
nợ của bên đi vay trong một định của pháp luật, nếu các bên thời gian nhất định. Theo quy
khơng có thỏa thuận gì khác thì thời hạn vay được tính từ ngày các bên giao kết HĐ. Điều
khoản này cũng xác định khoảng thời gian cho phép TCTD được áp dụng các biện pháp thu
hồi nợ khi đến hạn nếu các bên khơng thỏa thuận gì khác.
- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Đây là điều khoản giúp TCTD thực hiện
hoạt động giám sát của mình trong thời gian bên đi vay sử dụng vốn vay. Khi bên đi vay đã
cam kết với TCTD về mục đích sử dụng vốn phải có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục
5

Giáo trình Luật Ngân hàng (2022), Nxb Hồng Đức, tr327


8

đích trong suốt thời gian vay vốn, trường hợp muốn thay đổi mục đích sử dụng thì phải giải
trình bằng văn bản với bên cho vay và phải được bên này đồng ý.

- Điều khoản về đảm bảo tiền vay: Các bên thỏa thuận về biện pháp đảm bảo tiền vay
bằng tài sản hoặc không bằng tài sản. Đối với trường hợp TCTD cho vay trên cơ sở đảm bảo
bằng tài sản thì phải xem xét về điều kiện đối với tài sản bảo đảm theo quy định của pháp
luật.
- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Điều khoản này thỏa thuận về cách
thức trả nợ của bên đi vay: trả một lần hay nhiều lần. Trường hợp trả làm nhiều lần thì các
bên cũng phải thỏa thuận về số lượng tiên phải trả và thời gian phải trả cho từng lần.
❖ Điều khoản thông thường6
Là những điều khoản không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của HĐ. Đối với
những điều khoản này các bên có thể thoả thuận hoặc không thoả thuận trong HĐTD, tuy
nhiên nếu các bên đã thoả thuận thì phải tuân thủ theo đúng những gì đã cam kết. Những điều
khoản thơng thường bao gồm: gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất tiền vay, giải quyết tranh chấp...
❖ Thủ tục ký kết và thực hiện HĐTD7
Để việc thực hiện HĐTD được tiến hành một cách chặt chẽ, pháp luật ngân hàng đã
quy định các bước để tiến hành giao kết, thực hiện HĐ, bao gồm ba bước sau đây:
Bước 1: Đề nghị giao kết: là hành vi pháp lý do một bên thực hiện dưới hình thức văn bản
chính thức gửi cho bên cịn lại với nội dung thể hiện ý chí mong muốn được giao kết HĐTD.
-

Giấy tờ đề nghị vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn phải có các nội dung cơ bản như: tên,
địa chỉ của khách hàng vay, số tiền cần vay, mục đích sử dụng vơn vay, thời hạn vay
và các cam kết khác.

-

Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện vay vốn như: Đối với pháp nhân phải có giấy tờ
chứng nhận đủ năng lực hành vi dân sự, đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân,

6
7


Giáo trình Luật Ngân hàng (2022), Nxb Hồng Đức, tr329
Giáo trình Luật Ngân hàng (2022), Nxb Hồng Đức, tr329


9

đại diện hộ gia đình, đại diện hộ hợp tác phải có các giấy tờ chứng minh đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
-

Các tài liệu chứng minh có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ.

-

Luận chứng kinh tế kỹ thuật để chứng minh bên vay vốn có dự án đầu tư hoặc phương
án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệu quả.

-

Các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản làm vật đảm bảo, giấy bảo lãnh
của bên thứ ba (đối với những khoản vay có đảm bảo bằng tài sản).

Bước 2: Giao kết HĐ
Bên cho vay phải tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh các điều kiện vay vốn theo quy
định của pháp luật. Nếu chấp thuận cho vay phải thông báo cho bên vay biết. Bên vay phải
cử đại diện có thẩm quyền để ký kết HĐTD. HĐTD phải có đủ chữ ký của: (i) bên cho vay,
người đại diện pháp nhân và (ii) bên vay, nếu pháp nhân thì người đại diện pháp nhân, nếu cá
nhân thì phải trực tiếp ký HĐ. Sau khi HĐTD được ký kết đúng theo quy định của pháp luật
thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập và các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ

này, nếu các bên khơng có thỏa thuận gì khác.
Bước 3: Thực hiện HĐ
Khi HĐTD phát sinh hiệu lực, các bên phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
đã thỏa thuận trong HĐ. Nếu trong quá trình thực hiện HĐ, các bên có sự thay đổi một số
điều khoản trên HĐ thì phải gặp nhau để thương lượng giải quyết. Pháp luật chỉ thừa nhận sự
thay đổi của HĐ nếu các điều khoản đó khơng trái với quy định của pháp luật và phải có sự
chấp thuận bằng văn bản của cả hai bên. Trường hợp thương lượng giải quyết khơng thành,
quyền lợi của các bên bị xâm hại thì các bên có quyền khởi kiện để yêu cầu cơ quan tài phán
có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
1.4. Hiệu lực của HĐTD
Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD chính là thời điểm các bên đã thoả thuận xong
các điều khoản HĐ và bên sau cùng đã ký tên, đóng dấu (nếu có) vào HĐTD. Theo đó, việc
chuyển giao tiền vay (giải ngân) là nghĩa vụ của bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng


10

nghĩa vụ này mà lại gây thiệt hại tính được thành tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách
nhiệm nộp phạt vi phạm HĐ và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.5. HĐTD vô hiệu
HĐTD bị coi là vơ hiệu tồn bộ khi mục đích, nội dung và hình thức của HĐ vi phạm
các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội và phương hại đến lợi ích chung theo
Điều 123, Điều 124 BLDS 2015. Khi đó, bất kỳ ai quan tâm đều có quyền u cầu tồ án
tun bố HĐTD vơ hiệu và thời hạn thực hiện quyền yêu cầu này là không hạn chế theo khoản
3 Điều 132 BLDS năm 2015.
HĐTD bị coi là vô hiệu từng phần khi chủ thể tham gia HĐ khơng có năng lực hành
vi dân sự hoặc HĐ được ký kết khơng có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên ký kết
hoặc hình thức của HĐ tuy không phù hợp với quy định của pháp luật nhưng HĐ đã được các
bên thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ phát sinh từ HĐ theo khoản 1 Điều 129 BLDS
2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

1.6. Phân biệt HĐ vay tài sản và HĐTD8
HĐ vay tài sản và HĐTD là hai loại HĐ có tính chất tương đối giống nhau, đều là hình
thức HĐ cho vay đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền để phục vụ sinh hoạt đời sống
hoặc kinh doanh. Tuy nhiên, đây là hai loại HĐ khác nhau và có thể phân biệt thơng qua một
số tiêu chí như sau:
Tiêu chí
Khái niệm

HĐ vay tài sản

HĐTD

HĐ vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn
bên, theo đó bên cho vay giao tài sản bản giữa một bên là TCTD (bên
cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay cho vay) với một bên là các tổ
phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản chức và cá nhân (bên đi vay)
cùng loại theo đúng số lượng, chất nhằm xác lập các quyền và nghĩa
vụ nhất định của các bên trong

8

/>

11

HĐ vay tài sản

Tiêu chí

HĐTD


lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa q trình vay tiền, sử dụng và
thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức

Hình thức bằng lời nói hoặc bằng văn Hình thức bắt buộc bằng văn
bản.

Chủ thể

thành tốn tiền vay.

bản.

Tổ chức, cá nhân có đầy đủ năng lực Bên cho vay là TCTD và CN
pháp luật dân sự và năng lực hành vi NHNN tại VN, bên vay là pháp
dân sự.

nhân, cá nhân đáp ứng đủ điều
kiện quy định.

Phân loại

- HĐ vay khơng kỳ hạn: có lãi suất, - Thời hạn cho vay: ngắn hạn,
khơng có lãi suất

trung hạn và dài hạn

- HĐ vay có kỳ hạn: có lãi suất, khơng - Đối tượng cho vay: HĐTD vốn

có lãi suất

cố định và HĐTD vốn lưu động
- Mức độ tín nhiệm của TCTD:
khơng cần bảo đảm và có bảo
đảm

Lãi suất

Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. (có TCTD và khách hàng thỏa thuận
thể có lãi hoăc khơng có lãi)

về lãi suất cho vay theo cung cầu

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi vốn thị trường, nhu cầu vay vốn
suất thì lãi suất theo thỏa thuận khơng và mức độ tín nhiệm của khách
được vượt quá 20%/năm của khoản tiền hàng, trừ trường hợp Ngân hàng
vay, trừ trường hợp luật khác có liên Nhà nước Việt Nam có quy định
quan quy định khác.

về lãi suất cho vay tối đa.


12

HĐ vay tài sản

Tiêu chí
Quyền


HĐTD

và Bên cho vay và bên đi vay thực hiện Nghĩa vụ chuyển giao tiền của

nghĩa vụ của quyền và nghĩa vụ của mình song song bên cho vay được thực hiện
các bên

và bình đẳng với nhau

trước làm cơ sở, tiền đề cho việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của
bên đi vay

Cơ sở pháp Điều 463 BLDS 2015

Luật Các TCTD 2010, sửa đổi



bổ sung năm 2017
Thông tư 39/2016/TT-NHNN
ngày 30/12/2016

1.7. Giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng
-

Tranh chấp phát sinh từ HĐ là tình trạng pháp lý của quan hệ HĐTD khi các bên chủ thể
trong HĐ thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về quyền và trách nhiệm,
nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ HĐ.


-

Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế thương lượng giữa các bên.

-

Giải quyết tranh chấp HĐTD bằng cơ chế tài phán.
+ Trọng tài thương mại: nếu giữa TCTD và khách hàng có thỏa thuận yêu cầu cơ quan
trọng tài giải quyết.
+ Tòa án: nếu giữa TCTD và khách hàng có thỏa thuận u cầu tồn án giái quyết hoặc
khơng có thỏa thuận về cơ quan giải quyết tranh chấp.


13

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BẢN ÁN THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.1 Bản án số: 314/2023/DS-PT ngày 17/3/2023 của Tòa án nhân dân TP. HCM V/v tranh
chấp HĐTD9
Tóm tắt vụ án như sau: Ngân hàng TMCP A (P1) cho ông Diệp Minh J vay theo các
HĐTD như sau:
+ HĐTD số 1403-LAV–200800073 ngày 25/04/2008; HĐTD kiêm khế ước nhận nợ
số 1403 – LDS – 200800088 ngày 26/4/2008 và các hồ sơ kèm theo HĐTD này; tài sản vay
là 1.580 chỉ vàng SJC; thời hạn vay đến ngày 31/03/2013; lãi suất cho vay là 7%/năm (có
thỏa thuận rõ về lãi suất sau cố định 1 năm). Tài sản bảo đảm cho khoản vay là quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số 71 (tầng 1 + 2) Đường T, phường L, Quận E, Thành phố
Hồ Chí Minh đứng tên ơng Diệp Minh J và bà Lê Thị Thu S; theo HĐ thế chấp tài sản số
38/EIBQ7-TDTH/TSTC/08 và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Sở tài nguyên và Môi trường
Tp.HCM ngày 25/04/2008.

+ HĐTD số 1403-LAV–201101012 ngày 11/11/2011; HĐTD kiêm khế ước nhận nợ
số 1403-LDS-201101704 ngày 11/11/2011 và các hồ sơ đi kèm theo HĐTD; số tiền vay là
1.200.000.000 đồng; mục đích vay: góp vốn vào Công ty TNHH DV-ĐT Kinh doanh địa ốc
Q1; thời hạn vay là đến ngày 31/3/2013; lãi suất cho vay: 22.3%/năm (có thỏa thuận lãi suất
sau thời gian cố định). Tài sản bảo đảm là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại số
288/29 Khu phố R1, TT S1, huyện T1 (nay là Phường F1, quận B1) đứng tên ơng Nguyễn
Xn U và bà Hồng Thị V; theo HĐ thế chấp số 146/11/EIBQ7-KHCN/TSTC và đăng ký
giao dịch bảo đảm tại Phịng tài ngun và Mơi trường quận B1 ngày 11/11/2011.
Do ông Diệp Minh J vi phạm nghĩa vụ trả nợ, chỉ thanh toán được 770,53 chỉ vàng
SJC (gốc là 448,8 chỉ vàng SJC, lãi là 321,73 chỉ vàng SJC) và 4 272.638.470 đồng (gốc là
100.000.000 đồng, lãi là 172.638.470 đồng), các khoản vay đã quá hạn từ ngày 01/04/2013
số tiền 14.863.003.417 đồng (quy đổi vàng). Tiền lãi tiếp tục tính từ ngày 12/8/2022 cho đến
9

/>

14

khi ông J trả xong nợ cho P1, theo mức lãi suất đã thỏa thuận trong các HĐTD đã ký. Trường
hợp ông J không trả nợ hoặc trả không đủ thì P1 có quyền u cầu cơ quan thi hành án dân
sự có thẩm quyền phát mãi các tài sản thế chấp nêu trên để trả nợ. Nếu giá trị tài sản bảo đảm
phát mãi không thu hồi đủ nợ thì ơng J có nghĩa vụ thanh tốn cho P1 cho đến khi trả xong
nợ.
Ơng Nguyễn Xn U trình bày: Tài sản 289/29 (số mới là 504/30) Đường X1, Phường
F1, Quận B1, Thành phố Hồ Chí Minh do ơng và bà Hoàng Thị V làm chủ, được đem bảo
lãnh tại P1 cho ông Diệp Minh J vay vốn. Qua trao đổi với ông J, ông được biết ông J đang
thu xếp tiền để tất tốn khoản vay. Ơng đề nghị Tịa án tạo điều kiện để ơng J tất tốn khoản
vay, rút tài sản thế chấp trả cho vợ chồng ông
Xét đối với yêu cầu kháng cáo của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn
Xuân U: Về mức lãi suất: Căn cứ Luật TCTD năm 2010, Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho

vay được công bố tại thời điểm điều chỉnh và lãi suất quá hạn là 150% lãi suất cho vay đối
với khách hàng là phù hợp; Như vậy, HĐ thế chấp đã được các bên xác lập, có hình thức,
mục đích, nội dung khơng vi phạm điều cấm của luật, ngồi ra ơng U đã dùng tài sản thế chấp
thuộc sở hữu riêng để bảo đảm cho người có nghĩa vụ là J nên giao dịch dân sự có hiệu lực.
2.2 Bình luận bản án
Thứ nhất, về căn cứ xác định cách tính khoản tiền lãi kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm10
Bản án sơ thẩm xác định tính lãi quá hạn 150% lãi xuất cho vay (theo thời kỳ của NH) trên số tiền
dư nợ. Bản án có hiệu lực ngày 11/8 thì kể từ ngày 12/8 tiếp tục được tính lãi q hạn cho đến khi hồn thành
xong nghĩa vụ trả nợ (gốc+lãi). Theo kết luận của HĐXX phúc thẩm thì đồng ý vấn đề này của bản án sơ
thẩm. Bởi, theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 thì việc xác định mức lãi suất, thời điểm
tính lãi suất và số tiền để tính lãi suất được hướng dẫn khái quát, đầy đủ hơn, cụ thể như sau: “Đối với trường
hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trong HĐ mà các bên có thỏa thuận về việc trả lãi thì quyết định kể từ ngày tiếp
theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi
của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của
10

/>

15

pháp luật; nếu khơng có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều
468 của Bộ luật Dân sự năm 2015” (điểm a, khoản 1 Điều 13 NQ 01)”. HĐXX đã đưa ra kết luận về việc
tính lãi phù hợp với quy định trên.
Thứ hai, về số tiền vay theo HĐTD
Về HĐTC mà ông U dùng để bảo đảm cho bên cho nghĩa vụ là J để vay với số tiền 1.2 tỷ, vậy thì
câu hỏi đặt ra là “HĐTC có thể hiện rõ số tiền mà ơng U đồng ý để sử dụng tài sản làm bảo đảm cho khoản
vay theo HĐTD là 1.2 tỷ khơng”? Vì theo như ông U trình bày cấp PT thì ông chỉ đồng ý dùng tài sản này
để bảo đảm khoản vay 1.1 tỷ của J. Bởi vì ơng U chưa đưa ra được các chứng cứ chứng minh chỉ bảo đảm
cho khoản vay 1.1 tỷ (như trình bày của ơng) nên HĐXX không đồng ý nội dung kháng cáo của ông. Vậy
HĐXX kết luận việc ông U chỉ đồng ý bảo đảm cho khoản vay là 1.1 tỷ thay vì là 1.2 tỷ là

chưa có cơ sở, do đó HĐXX căn cứ theo HĐTD và các hồ sơ nhận nợ để xác định số tiền vay
là hợp lý (khoản vay 1.2tyr).
Thứ ba, về xác định thời hiệu khởi kiện11
Về thời hiệu giải quyết loại án “Tranh chấp HĐTD” mặc dù Điều 429 BLDS năm 2015 quy định
chung về “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp HĐ là 03 năm, kể từ ngày người có
quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm”. Tuy nhiên, theo khoản
2 Điều 155 BLDS năm 2015 thì khơng áp dụng thời hiệu đối với “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Theo quy định về thời hiệu khởi kiện như trên thì P1
có quyền u cầu khởi kiện để đòi lại tài sản /(nợ gốc) và Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết vụ án mà không phụ
thuộc vào việc các bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải
quyết vụ việc hay khơng?. Tịa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời
hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án
cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 184 của
BLTTDS, nghĩa là khi và chỉ khi đối với vụ án trên bị đơn là J yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi
kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc thì Tịa án phải
đình chỉ đối với vụ án quan hệ tranh chấp là HĐTD, bởi lý do bị đơn có yêu cầu áp dụng thời
11

/>%9Di%20hi%E1%BB%87u%20l%C3%A0%203%20n%C4%83m


16

hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi
kiện đã hết. Có lẽ, trong trường hợp này J đã không yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện nên
Bản án sơ thẩm đã kết luận J phải có nghĩa vụ trả nợ (gốc và lãi) cho P112.
Thứ tư, bên thứ ba bảo đảm nghĩa vụ bằng tài sản13
Theo điểm b, khoản 2, Điều 29 Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/3/2021 quy định về Quan hệ
giữa HĐ bảo đảm với HĐ có nghĩa vụ được bảo đảm thì “Các bên đã thực hiện một phần hoặc tồn bộ HĐ
có nghĩa vụ được bảo đảm thì HĐ bảo đảm khơng chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo

đảm để thanh tốn nghĩa vụ hồn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình”. Và theo Điều 301 BLDS 2015
quy định: “Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận
bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này;
Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền u
cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”. Đối với HĐTC mà
ơng U dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay 1.2 tỷ. Theo kết luận HĐXX, “nguyên
đơn có quyền yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo nếu bị đơn không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
cho nguyên đơn” số tiền mà J đang nợ P1 (gốc 1.1 tỷ, lãi trong hạn 153.101.667 đồng và lãi
quá hạn 2.021.648.750 đồng. Vậy thì, trong trường hợp nếu HĐTC có thỏa thuận CHỈ dùng
tài sản bảo đảm cho khoản vay 1.2 tỷ thì việc xử lý nợ đối với tài sản đảm bảo là 1.2 tỷ, cịn
nếu khơng có thỏa thuận khác thì khoản nợ (gốc + lãi) theo xác định của HĐXX (hơn 3.2 tỷ).
Do vậy, P1 có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo
quy định.Từ nhận định trên, thì việc thỏa thuận và phạm vi mà người thứ ba bảo đảm nghĩa
vụ bằng tài sản phải được thể hiện trong HĐTC là rất quan trọng, phạm vi bảo đảm khác nhau
dẫn đến hậu quả pháp lý khác nhau.
Thứ năm, cho thuê tài sản đang thế chấp

12

/>13
/>C4%91%E1%BA%A3m%20ngh%C4%A9a%20v%E1%BB%A5%20b%E1%BA%A3o%20l%C3%A3nh.


17

Ơng J đã thế chấp tài sản chính mình chủ sở hữu theo HĐTC (2013), sau đó ơng đã
cho H1 thuê (2014, người đại điện theo PL K1) nhưng không thông báo cho bên thuê biết tài
sản này đang được thế chấp tại P1. Và theo Bản án thì trong trường hợp nếu J khơng hồn
thành nghĩa vụ trả nợ thì tài sản này sẽ được thi hành án. Do vậy, theo quy định tại Điều 23
Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định

83/2010/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP thì, (i) Ơ J đã khơng thông báo cho H1 (bên
thuê) biết tài sản này đang được thế chấp theo khoản 5 Điều 349 BLDS và có gây ra thiệt hại
thì phải bồi thường cho H1, (ii) HĐ thuê giữa H1 và J sẽ chấm dứt khi tài sản này bị xử lý để
thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho P1, trừ trường hợp giữa ba bên có thỏa thuận khác.


18

CHƯƠNG 3. NHỮNG BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VỀ
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
3.1 Những bất cập pháp luật quy định HĐTD
3.1.1. Về khái niệm HĐTD
Hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra một khái niệm chính thức về
HĐTD, chỉ dừng liệt kê những nội dung chủ yếu của HĐTD.
3.1.2. Về Quy định lãi suất giữa BLDS 2015 và luật chuyên ngành
Điều 468 BLDS 2015 quy định về lãi suất, có nội dung như sau: “Lãi suất vay do các
bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận
không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan
quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ
Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần
nhất...”. Điều 468 BLDS 2015 đã quy định loại trừ việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20%
trong “trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Theo quy định tại Điều 12 LNHNN
2010 và Khoản 2, 3 Điều 91 Luật Các TCTD 2010, trong điều kiện bình thường, lãi suất trong
hoạt động ngân hàng sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận, khơng có trần lãi suất. Chỉ trong
điều kiện đặc biệt cần có sự can thiệp của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước mới quy định cơ
chế xác định lãi suất trong quan hệ giữa TCTD và khách hàng. Cơ chế xác định lãi suất này
có thể bao gồm trần lãi suất cho vay trong quan hệ cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.
Như vậy, BLDS 2015 đã loại trừ việc áp dụng mức trần lãi suất vay 20%/năm đối với hoạt
động cho vay của các TCTD, lúc đó pháp luật về tín dụng, ngân hàng sẽ cho phép các bên
trong quan hệ tín dụng là TCTD và khách hàng được tự thoả thuận.

Tuy nhiên, khoản 2 Điều 91 LCTCTD 2010 (về lãi suất, phí trong hoạt động kinh
doanh của TCTD) quy định: “TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp
tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định của pháp luật…”. Có nghĩa
là việc xác định lãi suất trong hoạt động cấp tín dụng của các TCTD là theo cơ chế thoả thuận
nhưng lại kèm theo cụm từ “theo quy định của pháp luật”. Việc này sẽ làm cho các TCTD,
khách hàng có quan hệ tín dụng với TCTD và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật lúng


19

túng khơng biết áp dụng theo pháp luật về tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất
cho vay) hay theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay). Do đó, cần quy định cụ
thể và rõ ràng hơn về việc áp dụng lãi suất này.
3.1.3. Xác định HĐ vô hiệu trong trường hợp đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong
giao dịch
Khoản 1, Điều 129 BLDS 2015 quy định: “…Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều
kiện có hiệu lực về hình thức thì vơ hiệu, trừ trường hợp sau đây: Giao dịch dân sự đã được
xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà
một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu
cầu của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó…”
Theo quy định của BLDS năm 2015 thì việc HĐ có bị tun vơ hiệu hay khơng phụ
thuộc vào việc các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch hay
chưa, nên bắt buộc phải xác định nghĩa vụ của các bên trong giao dịch là nghĩa vụ gì? Định
lượng ra sao? Để từ đó xác định hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch mà các bên đã thực
hiện. Trong khi việc xác định hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch không phải là việc đơn
giản, nhất là trong những trường hợp nghĩa vụ của HĐ là nghĩa vụ tổng hợp bao gồm nhiều
hành vi của mỗi bên hoặc trường hợp nghĩa vụ của HĐ mang tính chất định tính. Trong một
số trường hợp rất khó để xác định được hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch là như thế nào:
Ví dụ trong một giao dịch mua bán nhà, bên bán đã giao nhà nhưng chưa giao giấy tờ chứng
nhận quyền sở hữu hoặc đã giao giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhưng chưa giao nhà, vậy

xác định là đã thực hiện được mấy phần của nghĩa vụ. Mặc khác, định lượng hai phần ba được
áp dụng cho một loại nghĩa vụ của mỗi bên hay cho toàn bộ các nghĩa vụ của một bên? Nếu
chỉ căn cứ vào quy định của Điều 129 thì khơng có câu trả lời chắc chắn. Do đó, cần có hướng
dẫn cụ thể theo hướng có lợi cho giao dịch và các bên chủ thể.
3.1.4. Về việc xử lý tài sản thế chấp
HĐ thế chấp bao gồm rất nhiều điều khoản, khá phức tạp, chứa nhiều quy định và nó
thường do các TCTD đưa ra; bên bảo đảm thường có rất ít cơ hội được thảo luận về các điều
khoản trong HĐ. BLDS chưa có quy định để bảo vệ bên bảo đảm, nhất là khi bên bảo đảm


20

đưa tài sản của mình vào bảo đảm cho khoản vay của một bên khác. Trong nhiều trường hợp,
bên bảo đảm không được chuẩn bị đầy đủ kiến thức và hiểu biết khi tham gia vào quan hệ tín
dụng và bảo đảm, nhiều khi chỉ là do cả tin, cho bạn bè, họ hàng “mượn” tài sản khi tài sản
đang nhàn rỗi khơng sử dụng vào việc gì, chỉ đến khi tài sản bảo đảm bị xử lý do bên vay
khơng trả được nợ thì lúc đó mới biết hậu quả pháp lý của việc bảo đảm của mình.
3.2. Giải pháp pháp luật quy định HĐTD
3.2.1. Về khái niệm HĐTD
Cần có một khái niệm chính thức về HĐTD ngân hàng để có cách hiểu thống nhất khi
áp dụng.
3.2.2. Về quy định lãi suất giữa BLDS 2015 và luật chuyên ngành
Có quy định cụ thể và rõ ràng hơn về việc áp dụng lãi suất. Theo đó, phải có một trong
các văn bản quy định hoặc giải thích rõ việc đối với các HĐTD các TCTD được phép áp dụng
mức trần lãi suất cao hơn 20% như sau: Thứ nhất là Quốc hội sửa đổi Luật các TCTD 2010
(cho phép áp dụng vượt trần lãi suất chung) hoặc sửa đổi BLDS 2015 (quy định lại dựa vào
trần lãi suất của các TCTD). Thứ hai là UBTVQH giải thích luật theo thẩm quyền.
3.2.3. Về việc xử lý tài sản thế chấp
Hướng dẫn cụ thể các quyền tài sản thông thường được sử dụng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự cũng như có hướng dẫn cụ thể về tài sản hình thành trong tương lai, bao gồm:

tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản
sau thời điểm xác lập giao dịch. Đồng thời, hướng dẫn cho các cơ quan thực hiện đăng ký
biện pháp bảo đảm, tổ chức công chứng theo hướng: Khi nghĩa vụ trong tương lai được hình
thành của Khoản 2 Điều 294 BLDS 2015 thì các bên tham gia giao dịch không phải ký kết lại
HĐ bảo đảm, công chứng, chứng thực HĐ bảo đảm hoặc đăng ký biện pháp bảo đảm đối với
nghĩa vụ đó. BLDS nên có quy định để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bên bảo đảm là cá nhân,
chẳng hạn như công nhận quyền của bên bảo đảm được yêu cầu bên vay thực hiện hồn trả
cho mình trong phạm vi giá trị tài sản bảo đảm đã bị xử lý hay hoàn trả số tiền mà bên bảo
đảm đã trả cho ngân hàng trong trường hợp bên bảo đảm nộp tiền để rút lại tài sản bảo đảm.


21

3.2.4. Xác định HĐ vô hiệu trong trường hợp đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong
giao dịch
Có văn bản hướng dẫn xác định hai phần ba nghĩa vụ của từng chủ thể là có thể áp
dụng đối với toàn bộ nghĩa vụ hoặc mỗi nghĩa vụ riêng lẻ của các chủ thể, theo hướng phù
hợp nhất với ý chí của các bên tại thời điểm giao kết, giúp cho giao dịch có hiệu lực. Tức là
tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu yêu cầu hai phần ba của mỗi loại nghĩa vụ mà có
thể giúp giao dịch có hiệu lực thì áp dụng. Ngược lại, nếu việc áp dụng đối với toàn bộ nghĩa
vụ sẽ giúp cho giao dịch có hiệu lực, chứ khơng phải là đối với từng nghĩa vụ riêng lẻ thì hai
phần ba được áp dụng với toàn bộ nghĩa vụ của mỗi bên trong giao dịch. Đồng thời, với những
HĐ vi phạm hình thức bắt buộc là điều kiện có hiệu lực liên quan đến nhà, đất, khó có thể xác
định rạch rịi được nghĩa vụ của các bên thì hồn tồn có thể xây dựng án lệ để có sự điều
chỉnh thống nhất của.


×