Mục Lục
Lời mở đầu ………………………………………………….
1
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ứng dụng của
thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo………………
2
1.1. Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo….
2
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………
2
1.1.2. Ưư điểm:……………………………………………………….
2
1.2.2. Hạn chế:………………………………………………
3
1.2. Tương lai của đào tạo trực tuyến………………………………
3
Chương 2. Ứng dụng của thương mại điện tử
trong lĩnh vực đào tạo tại Việt Nam hiện nay……………
5
2.1. Giới thiệu về đào tạo trực tuyến tại việt nam………………….
5
2.2. Giới thiệu về đào tạo trực tuyến tại Topica.edu.vn…………….6
2.3. Nội dung phân tích ứng dụng thương mại điện tử
vào đào tạo trực tuyến tại Topica…………………………………
8
2.2.1. Ưu điểm………………………………………………………
9
2.2.2. Nhược điểm…………………………………………………
10
2.3. Định hướng trong tương lai……………………………………
10
2.4. triển vọng trong tương lai của hình thức
đào tạo trực tuyến tại Topica………………………………………
10
Chương 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả
ứng dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực
đào tạo ở Việt Nam hiện nay………………………………
11
3.1. Đối với lĩnh vực đào tạo trực tuyến ……………………………
11
3.2. Đối với Topica……………………………………………………
11
KẾT LUẬN…………………………………………………………….
12
Lời mở đầu
Thương mại điện tử trong cuộc sống có rất nhiều ứng dụng
vào nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội nói chung và do đó nó đã đóng
góp vào sự phát triển của xã hội và con người.Trong số những ứng
dụng đó không thể không kể tới ứng dụng của thương mại điện tử
trong đào tạo, lúc này đào tạo trở thành đào tạo trực tuyến với các
thiết bị hiện đại kết nối người học với người dạy và người học với
người học. Cũng thông qua môi trường ấy mà ở bất cứ nơi đâu và
khi nào người học có thể chủ động với việc học tập của mình. Chỉ
cần chiếc máy tính nối mạng internet là người học có thể học tập
tại bất kỳ đâu và khi nào, và khi nhận được dịch vụ này thì người
học cũng phải trả chi phí cho đơn vị đào tạo. Vậy ở Việt Nam ứng
dụng này của thương mại điện tử đến mức độ nào và tương lai của
nó ra sao? ứng d ụng đ ó c ó ưu đi Để trả lời cho câu hỏi này thì đề
2
tài này đi sâu nghiên cứu ứng dụng của thương mại điện tử trong
đào tạo hay đào tạo trực tuyến.
Đề tài có tiêu đề: “Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực
đào tạo tại Việt Nam hiện nay”
Và đề tài có kết cấu ba chương, đó là:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về ứng dụng của thương mại điện tử
trong lĩnh vực đào tạo.
Chương 2. Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo tại
Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng thương
mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện đề tài này nhóm thảo luận đã nhận được sự hướng dẫn của
thầy giáo Trần Hoài Nam và các bạn học, chúng tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ đó
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ứng dụng của thương
mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo
1.1. Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo.
1.1.1. Khái niệm: Đào tạo trên mạng là việc sử dụng internet và các
công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào
tạo. Đào tào trên mạng có nhiều ưu điểm đối với người học( tăng cơ hội tiếp
cận lượng kiến thức mới, phong phú, số lượng học viên lớn, giảm chi phí
đào tạo, hình thành nên các mô hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo không
gian và thời gian.
Ví dụ về đào tạo trên mạng .
Ví dụ khác về học tập và tư vấn trực tuyến là diễn đàn
www.bwportal.com
1.1.2. Ưư điểm:
• ĐTTT Có nhiều đổi mới và tiến bộ so với các hình thức học truyền
thống:
3
- Học trực tuyến hứa hẹn cung cấp cho học viên sự kết hợp hoàn hảo
của Nghe, Nhìn và Sự chủ động.
- ĐTTT giúp cho việc đào tạo hiệu quả tới được nhiều đối tượng học
viên khác nhau, cắt giảm được chi phí in ấn, xuất bản và phân phối.
- Người học trực tuyến có thể chủ động lựa chọn những kiến thức phù
hợp với mình so với các hình thức áp dụng thụ động trên lớp.
- Thêm vào đó, ĐTTT đồng bộ giúp người học có khả năng tự kiểm
soát cao thông qua việc tự đặt cho mình tốc độ học phù hợp, bỏ qua những
phần hướng dẫn đơn giản không cần thiết mà vẫn đáp ứng được tiến độ
chung của khóa học.
- Ngoài ra tiết kiệm được chi phí đào tạo cũng là một lợi thế mà ĐTTT
đem lại. Lương của giáo viên, chi phí thuê phòng học, chi phí đi lại ăn ở cho
học viên, giảm chi phí hao tổn năng suất do thời gian học viên phải đi học.
Tận dụng được nguồn giảng viên chất lượng cao từ nhiều nơi trên thế giới,
giảm thời gian học khoảng 40- 60%, nội dung truyền tải nhất quán, phù hợp
với yêu cầu của người học; kết quả hoàn thành chương trình đào tạo được tự
động hóa và được thông báo chính xác, khách quan.
- Đối với học viên, kèm theo việc tăng khả năng tiếp tục đáp ứng được
công việc, giảm thời gian học, học viên còn có thể học mọi lúc, mọi nơi cho
phép học viên có thể hoàn thành chương trình đào tạo một cách thuận tiện
ngoài giờ làm việc hay ở nhà.
Như vậy ĐTTT thì có ưu điểm là:
− Không bị hạn chế về thời gian và địa điểm
− Đến được với học sinh ở vùng xa, học sinh không truyền thống
− Cho học sinh điều kiện để tiếp xúc với những giáo sư mà họ cần
− Tạo điều kiện giao tiếp dễ hơn đối với một số học sinh
− Hấp dẫn đối với các học sinh có động cơ thúc đẩy học tập
− Tăng mức độ thích nghi của nhà trường
− Tăng số lượng học sinh mà không cần đầu tư vào phòng học và các
phương tiện học
− Mở rộng ra các thị trường giáo dục mới
− Tạo cơ hội để thử nghiệm và để chia sẻ nguồn tài nguyên
− Đẩy mạnh khả năng chấp nhận rủi ro
1.2.2. Hạn chế:
− Giảm cơ hội học hỏi từ bạn bè và giao tiếp
4
− Đòi hỏi phải hỗ trợ nhiều thì học sinh mới học tốt được
− Hạn chế sử dụng đối với những người lớn tuổi không thành thạo sử
dụng máy tính
− Hạn chế vay tiền đối với học sinh (không phải lúc nào học sinh học
trường đào tạo từ xa cũng được ngân hàng hoặc chính phủ cho vay
tiền)
− Không kích thích môi trường học tích cực chủ động
− Giảm khả năng truyền đạt lòng say mê từ giáo sư đến học sinh
− Làm tăng khối lượng công việc của giảng viên, có một số giảng viên
không quen và không thích dạy qua mạng
− Chi phí cao (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để
khuyến khích giảng viên, chi cho trang thiết bị,…)
− Làm nảy sinh các vấn đề về sở hữu trí tuệ
− Làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến anh ninh mạng
1.2. Tương lai của đào tạo trực tuyến.
• Elearning ngày càng được thế giới đánh giá cao:
Mỹ: 63%/2.200 trường Đại học đánh giá chất lượng Elearning không
thua kém đào tạo truyền thống
Anh Quốc: BBC và Hội Đồng Tài trợ đào tạo Đại học (Higher
Education Funding Council) đánh giá Đại học Mở (UK OU) có chất lượng
giảng dạy đứng 1/150 trường đại học (Oxford và Cambridge không tham gia
đợt đánh giá này)
Trung Quốc: China Edu giảng dạy 165.000 sinh viên Elearning nằm
trong top 5 thương hiệu giáo dục
Việt Nam: Quyết định 56/2007/QĐ-TTg năm 2007 của Thủ tướng
khuyến khích đầu tư, nghiên cứu phát triển Elearning .
Theo ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ
Giáo dục - Đào tạo đơn vị nhận xây dựng đề án quản lý những trang web
ĐTTT thì đây là loại hình đào tạo của tương lai, trên thế giới đã thực sự phát
triển và cũng rất nhiều chương trình được giới thiệu đến Việt Nam.
Có thể nói khi nhu cầu học tập ngày càng tăng trong xã hội trong khi
thời gian ngày càng trở nên eo hẹp và cùng với đó là sự phát triển của công
nghệ thông tin thì ĐTTT đang rất phát triển ở các nước phát triển và sẽ phát
triển mạnh ở Việt Nam trong tương lai. Điều đó nói lên rằng ĐTTT nói
chung sẽ có tương lai tươi sáng và ngày càng trở nên hữu ích và hiện đại.
5
Chương 2. Ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực
đào tạo tại Việt Nam hiện nay.
2.1. Giới thiệu về đào tạo trực tuyến tại việt nam.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập vào nền kinh tế thế giới
ngày càng sâu rộng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức
đào tạo những công dân tương lai có đầy đủ năng lực, trí tuệ, khả năng tự
học, tự nâng cấp mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Hình thức ĐTTT không còn xa lạ trên thế giới. Theo Cyber
Universities, gần 90% trường ĐH tại Singapore sử dụng phương pháp ĐTTT
và ở Mĩ con số này là hơn 80%. Tại Việt Nam, sự phát triển như vũ bão của
công nghệ thông tin kéo theo số người sử dụng Internet tăng vọt. Cùng với
sự phát triển nhanh chóng này, cách làm việc, học tập, giải trí của người sử
dụng Internet tại Việt Nam cũng thay đổi theo những công thức mới.
Ở Việt Nam hiện nay có thể tìm thấy chương trình ĐTTT với 3 kênh
chính: của các trường đại học trong nước, các chương trình từ nước ngoài
đưa vào Việt Nam và của các công ty lập ra.
6
Bộ GD&ĐT cũng đã có nhiều động thái tích cực nhằm khuyến khích
đưa CNTT vào giảng dạy, đưa các kiến thức về ĐTTT tới những cán bộ
quản lý, nhà giáo, những người quan tâm tới giáo dục, học sinh- sinh viên.
Hiện nay chúng ta đã xây dựng được website e- learning để
tuyên truyền, phổ cập công nghệ. Đã Việt hóa phần mềm mã nguồn mở
Moodle (để xây dựng và quản lý hệ thống học tập trực tuyến), đã sử dụng
công nghệ SCORM (chuẩn được thế giới công nhận, để có thể hợp tác và
phát triển trong lĩnh vực CNTT) và đang triển khai chuyển giao các phần
mềm công cụ tạo bài giảng đạt chuẩn quốc tế miễn phí giúp xuất bản các
định dạng file tuân chuẩn SCORM như Exe, Lectora, Voilet phù hợp với
nhu cầu của nước ta.
Bộ GD%ĐT đã kết nối đường cáp quang 34 Mbps trong nước và 2
Mbps đi quốc tế. Viettel cung cấp gói Net+ (gói chất lượng cao nhất) tới các
cơ sở giáo dục. Kết nối cáp quang từ Bộ về các Sở GD&ĐT với băng thông
4 Mbps
Tuy nhiên ĐTTT ở nước ta hiện nay mới đang ở mức sơ khai, số lượng
và chất lượng chưa cao, phạm vi và đối tượng tham gia còn hạn chế, thiếu cơ
sở vật chất cần thiết. Tỷ lệ giờ online trực tiếp giữa giáo viên và học viên
trên mạng còn thấp, việc trả lời hướng dẫn phải được thực hiện nguội, thiếu
phương pháp và đội ngũ cán bộ giảng dạy.
Hiện nay vẫn còn không ít học viên chưa có hoặc chưa biết sử dụng
máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá
trình học tập.
Cũng theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì hiện nay đang có tình trạng
một số trường chạy theo số lượng, thành tích, phát triển quy mô quá nhanh
so với khả năng đảm bảo chất lượng đào tạo, so với điều kiện về đội ngũ
giảng viên và trợ giảng. Việc tổ chức đánh giá chất lượng còn nhiều hạn chế.
Chính vì vậy nhiều người còn hoài nghi về chất lượng ĐTTT, tâm lý học
truyền thống vẫn còn ăn sâu trong người học.
Phương pháp và kỹ năng tự học là một trong những nhân tố quan trọng
đem lại hiệu quả của loại hình đào tạo này. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận
thức, tăng cường các phương tiện thiết bị, xây dựng một chương trình đào
tạo chuẩn là những việc cần làm để tạo nên một cú hích cho ĐTTT ở Việt
Nam.
2.2. Giới thiệu về đào tạo trực tuyến tại Topica.edu.vn
7
TOPICA là Chương trình Gắn kết doanh nghiệp với giáo dục và ứng
dụng E-learning do Microsoft, Qualcomm, Hewlett Packard, USAID, World
Bank Infodev và Vietnam Foundation tham gia phát triển và tài trợ.
TOPICA đã phối hợp với Đại học Bách Khoa Hà Nội để phát triển
công nghệ và giáo trình E-learning, tài trợ cho các trường dạy nghề và trung
tâm Giáo dục thường xuyên tại 64 tỉnh thành để thành lập các trung tâm đào
tạo E-learning, đào tạo tin học cho 87.000 lượt người.
TOPICA đang phối hợp với Viện Đại Học Mở Hà nội phát triển
chương trình cử nhân trực tuyến cho 4 ngành học (Kỹ sư Công nghệ Thông
tin, Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Cử nhân Tài chính kế toán, Cử nhân Tài
chính Ngân hàng).
TOPICA sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác với các trường Đại học, Cao
đẳng, các cơ sở đào tạo uy tín trong cả nước.
TOPICA được điều hành bởi một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, hầu
hết đều được đào tạo ở nước ngoài.
TOPICA có một Hội đồng tư vấn bao gồm những nhà khoa học và
doanh nhân thành đạt trong nhiều lĩnh vực trong nước và quốc tế.
TOPICA liên tục vinh dự được nhận các giải thưởng quốc tế uy tín như
World Bank Infodev (2006), Development Gateway Award (2007),
SEAMOLEC (2007) và Stockholm Challenge Award (2008).
• Phương pháp đào tạo TOPICA
Truyền tải kiến thức qua Internet tốc độ nhanh hay chậm, hoặc qua
phương tiện khác, kết hợp với các giờ thảo luận, thực hành tại cơ sở đào tạo:
8
• Cơ sở vật chất
9
2.3. Nội dung phân tích ứng dụng thương mại điện tử vào đào tạo
trực tuyến tại Topica.
2.2.1. Ưu điểm.
10
Topica có toàn bộ các ưu điểm của đào tạo trực tuyến như đã nói ở trên
tuy nhiên ngoài các ưu điểm trên thì đào tạo trực tuyến ở Topica còn có
thêm những nổi trội hơn các chương trình đào tạo trực tuyến ở các cơ sở
khác trong nước như:
• Về cơ sở vật chất: Topica có cơ sở vật chất có thể nói là hiện đại và
luôn đi đầu trong nước
− Lần đầu tiên ở VN, chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA
ứng dụng công nghệ thế giới ảo 3 chiều (3D) vào đào tạo, tạo cho SV một
môi trường học tập sinh động, mô phỏng như trường ĐH thật. Đây là một
công nghệ tiên tiến đang được các trường ĐH hàng đầu trên thế giới đẩy
mạnh ứng dụng, như: Harvard, Princeton, Học viện công nghệ
Massachusetts (Mỹ), Oxford, Edinburg, Leicester (Anh) Theo thống kê
của Cnet, đã có khoảng hơn 300 trường ĐH và cơ sở đào tạo với khoảng hơn
4.200 nhà giáo trên thế giới gia nhập Second Life (ứng dụng trực tuyến 3
chiều - PV).
− Chương trình đào tạo TOPICA đã xây dựng một toà nhà 8 tầng trong
Second Life mô phỏng theo cơ sở đào tạo của TOPICA tại đường Ngọc
Hồi, Thanh Trì, Hà Nội. Sinh viên (SV) chỉ cần ngồi trên máy tính từ bất
kỳ đâu là có thể đăng nhập vào hệ thống 3 chiều, điều khiển một "avatar" để
đi lại và có cảm giác như đang có mặt tại trường để tham gia các lớp học.
Trong toà nhà 8 tầng của TOPICA, có các phòng máy để SV theo dõi các bài
giảng qua video và slide, có các phòng thực hành, các phòng giải đáp thắc
mắc để SV giao tiếp với thầy cô giáo. Ví dụ như SV ngành tài chính kế toán
có thể tham gia thực hành quy trình kế toán vật tư, trong đó họ được đóng
vai kế toán viên, học cách kiểm tra các hợp đồng, chứng từ, giao tiếp với các
SV khác đóng vai đối tác, đồng nghiệp. Môi trường sinh động này làm cho
họ rất hứng thú khi luyện tập các kỹ năng chuyên môn, cũng như các kỹ
năng giao tiếp, làm việc nhóm.
• Về đội ngũ giảng viên:
− Một điểm thuận lợi lớn nữa là TOPICA mời các lãnh đạo, trưởng
phòng, các chuyên viên của các doanh nghiệp (DN) tham gia giảng dạy,
hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho SV. Ngoài việc gặp mặt định kỳ, họ
còn trao đổi thường xuyên với SV qua mạng, và trả lời các câu hỏi trên diễn
đàn trong vòng 72 giờ. Việc này bổ sung cho kiến thức do các giáo sư, giảng
viên chuyên nghiệp truyền đạt theo đúng các quy định của Bộ GD-ĐT và
nhà trường.
• Chương trình đào tạo:
− Topica có các chương trình đào tạo mang tính kỹ năng, thực hành, đây
là một lợi thế của topica.
11
− Chương trình đào tạo được xây dựng một cách công phu và bài bản.
Theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo chuẩn quốc tế
của Hiệp hội Máy tính Hoa kỳ (ACM) Do Hội đồng Khoa học gồm các
chuyên gia uy tín trong và ngoài nước phê duyệt .TOPICA đào tạo theo
hướng thực hành, có tính thực tiễn cao.Và chương trình luôn được công khai
trên trang chủ của topica giúp cho người học biết được chương trình học của
mình một cách dễ dàng.
• Cách thức tuyển sinh:
− Cho tham gia học thử miễn phí, đây là một cách làm giúp thu hút
người học và do đó nó cũng là một điểm thú vị trong đào tạo trực tuyến tại
Topica.
2.2.2. Nhược điểm.
− Cũng do áp dụng công nghệ thế giới ảo 3 chiều (3D) vào đào tạo cho
nên gặp khó khăn về đường truyền công nghệ, nhất là ở điều kiện Việt Nam
chất lượng đường truyền không cao, cho nên đây cũng là một khó khăn đối
với người học.
2.3. Định hướng trong tương lai.
Trong tương lai Topica hướng tới trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ đào
tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam với mục tiêu tăng quy mô đi liền với chất
lượng đào tạo, tăng thêm các chuyên ngành đào tạo theo xu hướng đa ngành
đa nghề.
2.4. triển vọng trong tương lai của hình thức đào tạo trực tuyến tại
Topica
− Trong điều kiện Việt Nam, có thể thấy rằng giới trẻ làm quen với
Internet khá nhanh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ phổ cập Internet
của Việt Nam nhanh hơn nhiều so với những nước châu Á khác như Trung
Quốc, Thái Lan và Phillipine. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam sử dụng Internet
rất thành thạo (blogs, forums,…) cho mục đích giao tiếp và học tập.
Chương 3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ứng
dụng thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo ở Việt Nam
hiện nay.
12
3.1. Đối với lĩnh vực đào tạo trực tuyến
Trường của chúng ta sẽ có những phương pháp và biện pháp cụ thể để
khắc phục các mặt nhược điểm nói trên. Ví dụ, trường sẽ sử dụng các sinh
viên cao học làm trợ giảng để làm người điều phối các hoạt động học nhóm
trên mạng hoặc trực tiếp (face to face) với những học sinh cùng sinh sống
trong một thành phố.
Trường sẽ tìm mọi cách để các ngân hàng đối xử với sinh viên của
trường bình đẳng như các sinh viên khác trong việc cấp tín dụng để học. Với
những giảng viên chưa có kinh nghiệm dạy qua mạng, trường sẽ có những
hướng dẫn hết sức chi tiết, cụ thể về cách sử dụng các phần mềm dạy học, và
sẽ phân công các trợ giảng và nhân viên thiết kế học liệu (instructional
designers) hỗ trợ các giảng viên về mọi mặt liên quan đến kỹ thuật.
Vì thế, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng trường đại học
đào tạo từ xa ở Việt Nam, với đội ngũ giảng viên là các trí thức người Việt
đang giảng dạy và nghiên cứu ở khắp mọi nơi trên thế giới, sẽ là địa điểm
hấp dẫn đối với học sinh Việt Nam
3.2. Đối với Topica.
− Thứ nhất về đội ngũ cán bộ giảng dạy thì phải không ngừng nâng cao
trình độ, bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.
− Thứ hai, cần chăm chút hơn nữa cho nội dung chương trình học sao
cho vừa đáp ứng được quy định của Bộ giáo dục và đào tạo vừa đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, tăng học thực hành.
− Thứ ba, tăng cường đầu tư trang thiết bị vật chất cho quá trình giảng
dậy bởi công nghệ thông tin ngày càng phát triển và Topica cần chủ động
nắm bắt để không bị lạc hậu về công nghệ,nếu lạc hậu về công nghệ là lạc
hậu về cách thức giảng dậy,
− Thứ tư, để tăng cường mối quan hệ giữa người học với người học và
giữa Topica với người học thì cần tổ chức các câu lạc bộ ảo.
KẾT LUẬN.
13
Kết thúc đề tài nhóm thảo luận đã đưa ra được những thông tin chung nhất
về ứng dụng của thương mại điện tử trong lĩnh vực đào tạo, những ưu điểm,
nhược điểm và thực trạng của đào tạo trực tuyến ở Việt Nam hiện nay và
một số biện pháp nâng cao hiệu quả của nó.
Có thể thấy thông qua đề tài này chúng ta hiểu rõ hơn về loại hình đào tạo
này từ đó có cái nhìn khách quan về nó cũng như hiểu hơn về đào tạo trực
tuyến để có thể tham gia vào loại hình đào tạo này.Nó rất thiết thực cho
chúng ta khi xu hướng học tập trở nên xã hội hoá không kể tuổi tác, địa
vị.Nhóm thảo luận hy vọng sau bài thảo luận này, ngày càng có nhiều người
hiểu và tham gia vào loại hình đào tạo này.
Tuy nhiên do thời gian và trình độ có hạn cho nên bài thảo luận này còn
nhiều thiếu xót cho nên nhóm thảo luận rất mong nhận được sự đóng góp
của thầy giáo và các bạn.Xin chân thành cảm ơn!
14