Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU của cây lúa đối với BỆNH lùn lúa cỏ, lùn XOẮN lá ở ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 6 trang )

Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
87
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÂY LÚA ĐỐI VỚI
BỆNH LÙN LÚA CỎ, LÙN XOẮN LÁ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ThS. Nguyễn Văn Dũng
Khoa TT-BVTV
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lùn lúa cỏ (bệnh vàng lùn) có tên
khoa học là Rice grassy stunt virus được
Rivera và ctv báo cáo đầu tiên năm 1966 tại
Philippine, sau đó bệnh cũng diễn ra ở một
số trồng lúa khác ở châu Á. Bệnh lùn xoắn lá
do tác nhân vi rút có tên khoa học là Rice
ragged stunt virus gây hại trên lúa được ghi
nhận lần đầu tiên vào năm 1977 ở Indonesia,
Malaysia, Philippines, Thái Lan
(Hibino,1996).
Vụ Hè thu năm 2006, hai bệnh này đã
phát triển thành dịch gây hại nghiêm trọng
cho hầu hết các tỉnh phía nam Việt Nam
nhất là khu vực ĐBSCL. Để hạn chế đến
mức thấp nhất sự thiệt hại năng suất lúa do
bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá gây nên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
khả năng chống chịu của cây lúa đối với
bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long”.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá tính chống chịu ngoài đồng
của một số giống lúa đối với bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá.


- Đánh giá tính chống chịu trong điều
kiện nhà lưới của một số giống lúa
đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá.
- Đánh giá sự mẫn cảm của cây lúa đối
với bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá
thông qua triệu chứng biểu hiện ở các
giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
a. Tỷ lệ bệnh (%): đánh giá tính
chống chịu theo phương pháp của IRRI
(1996) căn cứ vào tỷ lệ bệnh lùn lúa cỏ và
lùn xoắn lá ở giai đoạn lúa trổ hoàn toàn dựa
trên số bụi lúa bị nhiễm bệnh trên tổng số
bụi lúa quan sát theo công thức:
Tổng số bụi bị bệnh
TLB (%) = x 100
Tổng số bụi điều tra
Thang đánh giá:
0 - 30 %: kháng/chống chịu
31 - 60%: chống chịu trung bình
61 - 100%: nhiễm
b. Thời gian ủ bệnh: ghi nhận ngày
xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên của cây
lúa ở các nghiệm thức có truyền bệnh.
c. Chỉ số bệnh (CSB): sau khi đã có
kết quả về tỷ lệ bệnh thì chỉ số bệnh biểu
hiện mức độ trên những cây bị bệnh. Đánh
giá chỉ số bệnh quan sát lúc 15 và 30 ngày
sau truyền bệnh theo công thức sau:

n
3
+ n
5
+ n
7
+ n
9
CSB (%) = x 100
tn
Trong đó : n
3
, n
5
, n
7,
n
9
là tổng số cây
điều tra bị bệnh ở cấp tương ứng
tn: là tổng số cây điều tra
Ước định mức độ bệnh (chỉ số bệnh)
theo thang đánh giá (INGER, 1996).
Thang phân cấp bệnh
Đối với bệnh lùn lúa cỏ (RGSV):
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
88
- Cấp 0: không quan sát thấy triệu
chứng bệnh.
- Cấp 1: chiều cao cây không giảm, lá

có màu vàng nhạt và phiến lá hẹp và
có nhiều chồi nhỏ.
- Cấp 3: cây giảm từ 1 - 10% chiều cao,
lá có màu vàng phiến lá hẹp, và nhiều
chồi nhỏ.
- Cấp 5: cây giảm từ 11 - 30% chiều
cao, lá có màu vàng đến vàng cam
với nhiều đốm rỉ và cây mọc ra vài
chồi nhỏ.
- Cấp 7: cây giảm > 30% chiều cao, lá
có màu vàng đến vàng cam với nhiều
đốm rỉ và cây mọc ra vài chồi nhỏ.
Đối với bệnh lùn xoắn lá (RRSV):
- Cấp 0: không quan sát thấy triệu
chứng bệnh.
- Cấp 1: cây giảm từ 0 - 10% chiều cao,
lá không bị rách/không bị xoắn và rất
ít gân lá bị sưng ở gần cổ lá.
- Cấp 3: cây giảm từ 0 - 10% chiều cao,
có 1 - 2 lá bị rách/bị xoắn và có vài
gân lá bị sưng lên ở gần cổ lá.
- Cấp 5: cây giảm từ 11 - 30% chiều
cao, có 3 - 4 lá bị rách/bị xoắn và có
nhiều gân lá bị sưng ở cổ lá, phiến lá
và bẹ lá.
- Cấp 7: cây giảm > 30% chiều cao,
hầu hết các lá bị rách/bị xoắn và gân
lá bị sưng lên xuất hiện nhiều ở phiến
lá và bẹ lá.
d. Giảm chiều cao cây (%): Lấy chiều

cao cây trung bình của nghiệm thức đối
chứng quy thành 100% từ đó suy ra tỷ lệ
giảm chiều cao cây ở các nghiệm thức có
truyền bệnh.
*Xử lý số liệu và phân tích thống kê
Xử lý số liệu theo nguyên tắc chuyển
đổi số liệu (Gomez and Gomez, 1984): đối
với số liệu (%), khi số liệu có sự biến động
lớn vượt ra ngoài phân phối chuẩn chúng ta
phải chuyển đổi số liệu theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp 1: nếu dãy số liệu điều
tra nằm trong khoảng từ 31 - 69% thì không
cần chuyển đổi.
- Trường hợp 2: nếu dãy số liệu điều
tra biến động trong khoảng từ 0 - 30% hoặc
từ 70 - 100%, nhưng không nằm trong cả 2
khoảng trên thì chuyển sang dạng
5.0+x
.
- Trường hợp 3: nếu dãy số liệu điều
tra không thuộc trường hợp 1 và 2 thì
chuyển sang dạng arcsin
x
. Nếu có giá trị
0% thì thay giá trị 0% = 1/4n, nếu có giá trị
100% thì thay giá trị 100% = 100 - 1/4n (n là
mẫu số khi tính tỷ lệ %) trước khi thống kê.
Phân tích thống kê bằng phần mềm
thống kê SPSS 11.5.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tính chống chịu ngoài đồng của các
bộ giống lúa khác nhau đối với bệnh lùn
lúa cỏ và lùn xoắn
Kết quả đánh giá tính chống chịu ngoài
đồng được thực hiện trên 219 giống lúa
thuộc 10 bộ giống khác nhau đối với bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn cho thấy ở bảng 1.
Kết quả từ bảng 1 cho thấy đối với bệnh
lùn lúa cỏ, tỷ lệ trung bình các giống có
phản ứng ở mức chống chịu chiếm 69,96%,
các giống có phản ứng ở mức chống chịu
trung bình chiếm tỷ lệ 27,44% và các giống
có phản ứng ở mức nhiễm chiếm tỷ lệ 2,60%
Đối với bệnh lùn xoắn lá: tỷ lệ trung
bình các giống có phản ứng ở mức chống
chịu chiếm 40,42%, các giống có phản ứng
ở mức chống chịu trung bình chiếm tỷ lệ
50,78% và các giống có phản ứng ở mức
nhiễm chiếm tỷ lệ 8,80%.
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
89
Bảng 1. Tỷ lệ mức chống chịu ngoài đồng của các giống lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá
Mức chống chịu
TLB (%)
Kháng/ chống chịu
Chống chịu trung bình
Nhiễm
Chuẩn nhiễm
(OM 1490)
Bệnh

LLC
LXL
LLC
LXL
LLC
LXL
LLC
LXL
A0
94,44
27,78
5,56
50,00
0,00
22,22
A1
100
47,37
0,00
36,84
0,00
15,79
A2
81,25
0,00
18,75
87,50
0,00
12,50
Đặc sản

66,67
13,33
33,33
66,67
0,00
20,00
Khó khăn
45,45
18,18
54,55
72,73
0,00
9,09
Trung mùa
33,33
100
50,00
0,00
16,67
0,00
IRRI
57,14
42,86
42,86
57,14
0,00
0,00
KNQG-1
71,43
46,94

26,53
48,98
2,04
4,08
KNQG-2
58,54
51,22
34,15
48,78
7,32
0,00
Bộ giống
Lai tạo
91,30
56,52
8,70
39,13
0,00
4,35
Tỷ lệ trung bình (%)
69,96
40,42
27,44
50,78
2,60
8,80
78,32%
87,9
6%
Trung bình có 24,53% số giống có phản

ứng ở mức chống chịu đồng thời với 2 loại
bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá. Bên cạnh đó
cũng quan sát thấy tỷ lệ trung bình các giống
nhiễm đồng thời 2 loại bệnh là 28,82%.
4.2. Tính chống chịu của các giống lúa đối
với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá trong
điều kiện nhà lưới
Kết quả đánh giá tính chống chịu của 20
giống lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn
lá trong điều kiện nhà lưới ghi nhận ở bảng 2.
Qua kết quả bảng 2, đã xác định được 10
giống có phản ứng ở mức chống chịu đồng
thời với 2 loại bệnh gồm: OM 5472, OM
5981, OM 5472, OM 6992, OM 5179, OM
8923, OM 5886, OM 5464, ĐTM 126, OM
5453. Đây là nguồn giống quan trọng nên đưa
vào gieo trồng trong trường hợp áp lực bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá gia tăng trên đồng
ruộng
Bảng 2.Tỷ lệ nhiễm bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn
lá của 20 giống lúađánh giá ở điều kiện nhà lưới
Tỷ lệ bệnh (%)
Lùn lúa cỏ
Lùn xoắn lá
Mã số giống
Tên giống
15 NSTB
30 NSTB
15 NSTB
30 NSTB

15
OM 6992
2,50
10,00
10,00
10,00
17
OM 8923
5,00
5,00
12,50
17,50
21
OM 5472
7,50
27,50
2,50
5,00
22
OM 5453
7,50
7,50
30,00
30,00
23
OM 5241
37,50
45,00
5,00
10,00

27
OM 5464
5,00
5,00
20,00
22,50
28
OM 6706
7,50
17,50
5,00
72,50
29
OM 5179
12,50
30,00
2,50
10,00
87
IR 82848-4
10,00
32,50
50,00
77,50
121
OM 5472
2,50
7,50
10,00
10,00

123
OM 5756
17,50
37,50
30,00
30,00
124
OM 5954
5,00
7,50
70,00
70,00
140
OM 6071
17,50
17,50
12,50
32,50
147
OM 5453
12,50
20,00
22,50
37,50
148
OM 5886
5,00
12,50
20,00
20,00

149
OM 5981
10,00
15,00
2,50
7,50
153
OM 6877
2,50
2,50
17,50
60,00
163
ĐTM 126
15,00
22,50
10,00
22,50
206
FLD - 71
5,00
5,00
50,00
52,50
214
FLD - 64
10,00
17,50
20,00
50,00

Đ/C
OM 1490
62,50
77,50
67,50
85,00
Ghi chú: NSTB: ngày sau truyền bệnh
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
90
4.3. Sự mẫn cảm của cây lúa đối với bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá thông qua các
thời điểm truyền bệnh
Kết quả đánh giá sự mẫn cảm của cây
lúa đối với bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá
thông qua các thời điểm truyền bệnh khác
nhau (7, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40 và 50
ngày sau gieo) được trình bày ở bảng 3.
Từ số liệu bảng 3 cho chúng ta thấy thời
gian ủ bệnh tỷ lệ thuận với tuổi của cây lúa
khi bị truyền bệnh, điều này có thể khi cây
lúa còn non thì lượng vi rút được truyền vào
và nhân lên trong cây sớm đạt đến mức có
thể biểu hiện triệu chứng bệnh nhanh hơn so
với cây lúa ở giai đoạn tuổi đã lớn. Cây lúa
ở 40 và 50 ngày tuổi đối với bệnh lùn lúa cỏ
và 50 ngày tuổi đối với bệnh lùn xoắn lá khi
được truyền bệnh không còn quan sát thấy
triệu chứng bệnh xuất hiện.
Bảng 3. Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến thời gian ủ bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá.
Thời gian ủ bệnh (ngày)

Nghiệm
thức
Thời điểm truyền bệnh
(NSG)
Bệnh lùn lúa cỏ
Bệnh lùn xoắn lá
1
7
10
9
2
10
12
10
3
15
14
12
4
20
15
14
5
25
15
15
6
30
18
14

7
35
20
15
8
40
-
18
9
50
-
-
10
Đ/C
-
-
Ghi chú: NSG: ngày sau gieo, (-): không xuất hiện triệu chứng bệnh.
4.4. Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến tỷ lệ bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá
Kết quả theo dõi chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng 4.
Bảng 4. Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh đến tỷ lệ bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá.
Tỷ lệ bệnh (%)
Chỉ số bệnh (%)
Nghiệm
thức
Thời điểm truyền bệnh
(NSG)
15 NSTB
(1)
30 NSTB
(1)

15 NSTB
(1)
30 NSTB
(1)
1
7
67,14 a
84,97 a
80,73 a
90,20 a
2
10
63,07 a
79,63 a
69,73 b
87,91 ab
3
15
48,22 b
68,56 b
69,56 b
82,25 b
4
20
27,33 c
48,23 c
51,39 c
70,21 c
5
25

16,22 d
30,51 d
39,52 d
65,21 c
6
30
0,00 e
14,71 e
50,21 c
69,55 c
7
35
0,00 e
12,82 e
19,58 e
34,72 d
8
40
0,00 e
0,00 f
0,00 f
9,94 e
9
50
0,00 e
0,00 f
0,00 f
0,00 f
10
Đ/C

0,00 e
0,00 f
0,00 f
0,00 f
F
*
*
*
*
CV (%)
8,09
12,59
8,70
10,51
Ghi chú:
(1)
số liệu được chuyển đổi sang dạng arcsin
x
trước khi thống kê.
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
91
Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ bệnh
có xu hướng giảm dần khi cây lúa ở tuổi
càng lớn. Tỷ lệ bệnh lùn lúa cỏ cao nhất là
84,97% lúc cây lúa 7 ngày tuổi và thấp nhất
là 12,82% lúc cây lúa 35 ngày tuổi. Tỷ lệ
bệnh lùn xoắn lá cao nhất là 90,20% lúc cây
lúa giai đoạn 7 ngày tuổi và thấp nhất là
9,94% lúc cây lúa giai đoạn 40 ngày tuổi.
Nói chung tỷ lệ bệnh giảm dần tỷ lệ thuận

với tuổi của cây lúa diễn ra cả ở hai bệnh nói
trên
4.5. Ảnh hưởng của thời điểm truyền
bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá đến giảm
chiều cao cây lúa
Qua nghiên cứu chỉ tiêu này chúng tôi
thu được kết quả ở bảng 5. Từ số liệu bảng
5 cho thấy diễn biến giảm chiều cao cây theo
một quy luật khá rõ là cây lúa tuổi càng lớn
khi bị nhiễm bệnh lùn lúa cỏ thì tỷ lệ giảm
chiều cao cây càng ít và ngược lại. Cây lúa ở
giai đoạn 40, 50 ngày tuổi không còn ghi
nhận sự giảm chiều cao cây ở lần điều tra 30
NSTB, có thể lúc này cây đã đạt chiều cao
tối đa trước khi vi rút có ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng của cây.
Diễn biến sự giảm chiều cao cây đối với
bệnh lùn xoắn lá không lớn bằng bệnh lùn
lúa cỏ, vì trong cùng một bụi lúa bị bệnh lùn
xoắn lá các chồi mọc sau thường có khuynh
hướng phục hồi và phát triển gần bình
thường về chiều cao. Khi cây lúa 50 ngày
tuổi được truyền bệnh ở thời điểm điều tra
30 NSTB không quan sát thấy sự giảm chiều
cao cây.
Bảng 5. Ảnh hưởng của thời điểm truyền bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá đến chiều cao cây lúa
Tỷ lệ giảm chiều cao cây (%)
Bệnh lùn lúa cỏ
Bệnh lùn xoắn lá
Nghiệm

thức
Thời điểm truyền
bệnh
(NSG)
15 NSTB
(1)
30 NSTB
(1)
15 NSTB
(2)
30
NSTB
(2)
1
7
25,24 a
43,23 a
17,52 a
19,81 a
2
10
23,91 a
35,19 b
16,72 ab
17,60 ab
3
15
12,25 b
17,31 c
15,81 ab

12,94 c
4
20
4,52 d
5,93 d
8,81 c
6,71 d
5
25
8,07 c
4,48 d
3,91 d
7,55 d
6
30
0,00 e
2,57 e
14,61 b
16,41 b
7
35
0,00 e
1,61 e
2,40 e
6,55 d
8
40
0,00 e
0,00 f
0,00 f

7,16 d
9
50
0,00 e
0,00 f
0,00 f
0,00 e
10
Đ/C
0,00 e
0,00 f
0,00 f
0,00 e
F
*
*
*
*
CV (%)
14,44
8,93
6,27
6,32
Ghi chú:
(2)
số liệu được chuyển đổi sang dạng
5.0+x
trước khi thống kê.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

Đã xác định được 61/219 giống có
phản ứng ở mức chống chịu đồng thời với
2 loại bệnh nằm trong 7 bộ gồm: A0, A1,
trung mùa, IRRI, KNQG-1, KNQG-2 và
lai tạo. Những giống này có thể đưa vào
sản xuất khi mà có sự hiện diện của bệnh
lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá trên cách đồng.
Ba bộ giống lúa còn lại (A2, đặc sản
và khó khăn) không có giống nào có phản
ứng ở mức chống chịu đồng thời với 2 loại
bệnh.
Cây lúa tuổi càng nhỏ thì nguy cơ
nhiễm bệnh càng tăng, mức độ bệnh cũng
Nghiên cứu khoa học chuyên ngành
92
nặng hơn so với cây lúa giai đoạn tuổi đã
lớn. Do vậy trong sản xuất việc bảo vệ cây
lúa giai đoạn còn nhỏ (< 30 ngày tuổi) để
tránh bị nhiễm bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn
lá là rất quan trọng.
5.2. Đề nghị
Tiếp tục đánh giá tính chống chịu các
bộ giống đang đang gieo trồng khác chọn
ra các giống tốt đưa vào sản xuất. Đồng
thời đánh giá thêm các bộ giống lúa mùa
và lúa hoang làm vật liệu khởi đầu cho lai
tạo.
Nên nghiên cứu về dịch tễ học sự phát
tán của bệnh qua vector truyền bệnh là rầy
nâu ở các mùa vụ khác nhau để tìm ra quy

luật phát sinh phát triển của bệnh.
Cần có những nghiên cứu tiếp theo về
ảnh hưởng của bệnh lùn lúa cỏ và lùn xoắn
lá đến năng suất lúa để có những kết quả
đánh giá toàn diện hơn về thất thu năng
suất, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp
về quản lý bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bùi Bá Bổng, Nguyễn Văn Huỳnh, Nguyễn
Hữu Huân, Hồ Văn Chiến, Ngô Vĩnh
Viễn, Mai Thành Phụng, Phạm Văn Dư
và Rogelio Cabunagan, 2006. Sổ tay
hướng dẫn phòng trừ rầy nâu truyền
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, Bộ
Nông Nghiệp và PTNT, 24 trang.
[2] Phạm Văn Dư, 2008. Nghiên cứu đánh giá
tính kháng bệnh lùn lúa cỏ, lùn xoắn lá
và tungro trên bộ giống lúa cho vùng
ĐBSCL. Đề tài sở KHCN thành phố Cần
Thơ. Viện lúa ĐBSCL
[3] Hồ Văn Chiến, 2008. Điều tra cơ bản rầy
nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ở các
tỉnh ĐBSCL, Cục BVTV, Bộ NN và
PTNT, 51 trang.
[4] Cabunagan R.C., and Cabauatan P.Q., 2006.
Diagnostic key for rice virus and
mycoplasma-associated diseases.
Training: Biology, epidemiology and
management of rice ragges and grassy
stunt virus disease, 10-12 October 2006

in Vietnam, IRRI.
[5] Ling K.C., Tiongco E.R., and Aguiero
V.M., Cabauatan P.Q., 1978. Rice
ragged stunt disease in the Philippines,
Philippine Phytophatology, Philippines,
page 53.
[6] Hibino H., Roechan M., Sudarisman S., and
Tantera D.M., 1977. A virus disease of
rice (kerdil hampa) transmission by the
planthopper Nilaparvata lugens (Stal).
Contr. Cent. Res. Inst. Agric., Bogor,
Indonesia No. 35:15 pp.
[7] Hibino H., 1979. Rice ragged stunt, a new
virus disease occurring in tropical Asia.
Rev. Plant Prot. Res. 12: 98-110.
[8] Hibino H., 1996. Biology and
Epidemiology of Rice Viruses. Annual.
Review of Phytopathology, 34: 249-74.

×