Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đồng bằng sông cửu long cần một chiến lược cho lúa, gạo bài 1 khi nông dân chân đất giã từ chiếc vòng gặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.92 KB, 4 trang )

Đồng bằng sông Cửu Long: Cần một chiến lược
cho lúa, gạo - Bài 1: Khi nông dân chân đất giã từ
chiếc vòng gặt!

Ảnh: TL
Nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân
2012. Giá lúa từ sau Tết đến nay biến động liên tục theo hướng sụt
dần. Hiện tại giá lúa từ 5300 đồng – 7400 đồng/kg. Trong bối cảnh
kinh tế thế giới nhiều biến động, để nông dân yên tâm sản xuất, có
lãi, về vĩ mô, Nhà nước cần có chiến lược cho lúa gạo miền châu thổ
để nông dân ở vựa lúa sẽ tiếp tục tạo nên những kỳ tích mới.
Tháng 4-2012, đi một vòng các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, lúa đã chín
rộ khắp các cánh đồng. Tại hội thảo về xây dựng Cánh đồng mẫu lớn
(CĐML) do UBNG tỉnh Hậu Giang tổ chức, nghe nhà nông Lâm Ngọc
Quang (Bảy Quí) là một trong số 50 nông dân từ 34 tỉnh, thành trong
cả nước được tôn vinh và nhận Bằng khen của Bộ NN&PTNT về
"Nông dân sáng tạo - sản xuất lúa giỏi” tại Festival Lúa gạo Việt Nam
lần đầu tiên tổ chức tại Hậu Giang đã nói về sự phấn khởi khi được
biết Nhà nước chủ trương tập hợp nông dân vào làm ăn hợp tác để
sản xuất theo mô hình CĐML. Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp hứa
sẽ mua lúa của nông dân theo giá thương lái liền bị ông Bảy Quí chất
vấn lại: "Giá doanh nghiệp mua lúa cho nông dân phải cao hơn
thương lái mới hấp dẫn, chứ thương lái nhỏ lẻ mà doanh nghiệp mua
theo giá họ thì chưa tương xứng là đại gia”! Ý kiến của Bảy Quí được
nông dân "vỗ tay”. Những nhà nông khác góp thêm ý về tổ chức khu
sản xuất giống gần CĐML. Quả thật, nông dân bây giờ tuy học vấn
không cao, nhưng đã có sáng kiến hữu ích trong sản xuất nông
nghiệp, tạo nên kỳ tích cho lúa gạo Việt Nam. Ông Bảy Quí trong
những năm qua đã sản xuất, cung ứng hơn 5.000 tấn lúa giống chất
lượng cao, kháng sâu bệnh, chịu phèn cùng các nhà khoa học ở
các viện, trường tập huấn cho nông dân về những kỹ năng cần thiết


để trồng lúa.
Bây giờ đồng đất vùng ĐBSCL đã sản xuất từ 2 vụ đến 3 vụ lúa/năm.
Diện tích đất lúa của ĐBSCL chỉ khoảng 1,7 triệu ha nhưng nhờ làm
3 vụ/năm nên vòng xoay của đất trồng lúa đạt 4 triệu ha. Nông dân
được chuyển giao những giá trị của các tiến bộ kỹ thuật phục vụ
trong nông nghiệp, thực hiện xuống giống bằng máy sạ hàng, áp
dụng IPM, "3 giảm, 3 tăng”, sản xuất lúa giống xác nhận, tiếp cận
cách trồng lúa theo tiêu chuẩn GAP (Quy trình sản xuất nông sản an
toàn theo tiêu chuẩn Việt Nam) và cuối cùng là thu hoạch lúa bằng
máy gặt đập liên hợp và sấy lúa bằng máy sấy thay cho những công
cụ thủ công trước đây.



Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp
Năm 2011, xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mốc 7 triệu tấn và kim
ngạch xuất khẩu trên 3,2 triệu USD. Ước tính năm 2012, sản lượng
gạo xuất khẩu cũng sẽ đạt trên 7 triệu tấn. Các chuyên gia về lúa gạo
lạc quan cho rằng, Việt Nam sẽ chiếm vị trí số 1 của Thái Lan về xuất
khẩu gạo trong năm 2012. Nhưng nhìn từ cấp độ của người quản lý
"trồng lúa”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Bùi Bá Bổng cho rằng: "Điều
cốt lỗi là nâng cao lợi nhuận của nông dân và doanh nghiệp xuất
khẩu”! GSTS Võ Tòng Xuân - người nhiều năm lăn lộn trên đồng đất
vựa lúa ĐBSCL nhận định: Từ thời Nguyễn, vào năm 1789 Chúa
Nguyễn Ánh cho phép cư dân miền Tây lần đầu tiên xuất khẩu
264.000 tấn gạo cho Thái Lan khi nước này bị nạn đói trầm trọng.
Sau đó hệ thống kênh đào được nhà Nguyễn thực hiện đến khi nước
Pháp đô hộ phát triển thêm kênh đào, vừa tạo phương tiện thông
thương, vừa mở rộng diện tích trồng lúa. Từ 1930 Việt Nam là quốc
gia cung cấp gạo danh tiếng (gạo Sài Gòn) cho các nước láng giềng

như Philippines, Indonesia, và nhiều nước châu Âu và châu Phi. Đến
năm 1968 Việt Nam ngưng xuất khẩu gạo vì chiến tranh khốc liệt.
Mãi đến tháng 9-1989, Việt nam mới tham gia trở lại thị trường xuất
khẩu gạo sau hơn 20 năm dừng xuất khẩu. Từ đó mỗi năm đã tăng
dần lượng gạo xuất khẩu từ mức 2 triệu đến nay đạt trên 6 triệu tấn
gạo/năm, rồi nay là 7 triệu tấn đứng hàng thứ hai các quốc gia xuất
Nhiều người đặt câu hỏi: làm sao Việt Nam đã xuất khẩu được trên
1,76 triệu tấn gạo trong khi chỉ hai năm trước đó Chính phủ Việt Nam
còn kêu gọi quốc tế cứu trợ lương thực cho đồng bào một số tỉnh
miền Bắc và miền Trung? Ngoài các lý do như nông dân đã áp dụng
tiến bộ kỹ thuật và một số biện pháp liên hoàn như: giống mới ngắn
ngày năng suất cao, đẩy mạnh làm thủy lợi để mở rộng diện tích cao
sản, tăng thêm phân bón cùng các vật tư nông nghiệp khác, phòng
trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, song lý do bao trùm nhất là sự
đổi mới chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với nông
nghiệp. Đó là chính sách giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài đất
canh tác cho từng hộ gia đình nông dân, chính sách về giá nông sản
và các vật tư nông nghiệp, ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh,
Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL:
Năm 2011, sản lượng lúa ĐBSCL vượt mốc 22 triệu tấn. Đằng sau
con số ấn tượng đó vẫn còn nhiều băn khoăn: Có nơi nông dân làm
lúa đạt năng suất 7-8 tấn/ha, đây được xem là một ngưỡng năng suất
tối ưu trong bối cảnh hiện nay, nhưng có nơi chỉ đạt 5 tấn/ha. Nhìn
vào con số thống kê năng suất lúa giữa các địa phương khoảng
chênh lệch năng suất có khi gần 3 tấn/ha. Nghiên cứu sản xuất giống
lúa cho năng suất cao hơn không đơn giản. Nhưng nếu tạo điều kiện
cho nông dân rút ngắn khoảng chênh lệch năng suất lúa, sản lượng
lương thực sẽ tăng đáng kể. Bình quân mỗi năm diện tích trồng lúa

ĐBSCL gần 4 triệu ha. Nếu rút ngắn khoảng chênh lệch năng suất
này, tăng thêm 1 tấn/ha, chúng ta sẽ có thêm 4 triệu tấn lương thực.
ĐBSCL hoàn toàn có thể làm được điều này.

GS-TS Bùi Chí Bửu,
Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam:
Cách mạng xanh được thực hiện trên thế giới từ giữa những năm
1960. Việt Nam là một trong những nước tiên phong của phong trào
này.
Giống lúa IR8 được du nhập rất sớm vào miền Nam với tên gọi Thần
Nông 8, sau đó phát triển ở miền Bắc với tên gọi Nông Nghiệp 8.
Dạng hình cây lúa có lá thẳng đứng, không cảm quang, năng suất
cao (5-6 tấn/ha và có thể đạt 8-9 tấn/ha) đã được phát triển thay thế
dần giống lúa cổ truyền địa phương. Chương trình IRTP trước đó
(international rice testing program) và INGER hiện nay (international
network for genetic evaluation of rice) của Viện Lúa quốc tế (IRRI) đã
mở ra cơ hội rất lớn cho các nhà chọn giống lúa Việt Nam và thế giới
khai thác thành tựu của Cách mạng xanh. Các giống lúa được áp
dụng đại trà trong sản xuất CR103 ở Bắc bộ, Thần Nông 73-2, IR36,
IR42, IR19660 ở Nam bộ.

Năm 2006 ở Việt Nam đã xuất hiện sự bộc phát dịch rầy nâu, kèm
theo dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá do rầy nâu truyền bệnh. Bấy giờ,
FAO, Viện Lúa quốc tế rất lo ngại cho Việt Nam. Các phiên họp
thường xuyên hàng tuần đều có đề cập đến tình hình Việt Nam để
thảo luận, tìm các giải pháp tháo gỡ. Có lúc lãnh đạo Bộ NN và PTNT
cảnh báo Việt Nam có thể phải nhập gạo trong năm 2007 nếu tiếp tục
để diện tích nhiễm bệnh do virus tăng lên không kiểm soát được.
Thực sự, Việt Nam đã không nhập khẩu gạo mà còn xuất nhiều hơn,
bởi Việt Nam giải quyết bài toán gieo sạ đồng loạt trên hàng triệu ha,

dùng bẫy đèn dự báo quần thể rầy nâu. Đây là bài học vô cùng lý thú
cho các nước láng giềng. Điều quan trọng bậc nhất là Việt Nam đã
đẩy mạnh cuộc cách mạng về giống lúa khá thành công và triển khai
biện pháp "ba giảm” rất hiệu quả (giảm mật độ sạ, giảm dùng thuốc
trừ sâu, giảm bón phân đạm). Năng suất lúa bình quân năm 2005 là
4,82 tấn/ha tăng lên 5.32 tấn/ha trong năm 2010, tăng 10,4%; có
nghĩa là mỗi năm tăng trung bình 0,1 tấn/ha (tăng 2%/năm). Trong
khi thế giới đang trong giai đoạn năng suất treo (yield stagnancy)
hoặc tăng chậm <1%/năm.
Công tác chọn giống truyền thống vẫn giữ vai trò chủ lực, bên cạnh
đó rất nhiều phương pháp mới ứng dụng từ công nghệ tế bào, công
nghệ di truyền, công nghệ tái tổ hợp DNA, đã góp phần nâng cao
chất lượng nghiên cứu và phát triển

×