Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

báo cáo thực tập công ty tnhh 1 thành viên cường đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.96 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
o0o

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập :
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN CƯỜNG ĐẠT

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Duy Thành
Sinh viên thực tập : Đỗ Thị Minh Thùy
Mã sinh viên : A17767
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng

HÀ NỘI – 2013
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và từng bước hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới. Đó là cơ hội cho Việt Nam phát triển và cũng là một
thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Đầu tiên, việc hội nhập với nền kinh tế
thế giới giúp cho Việt Nam thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài, làm cho môi trường
đầu tư của Việt Nam sôi động hơn. Tuy nhiên, việc hội nhập cũng đặt Việt Nam phải
đối mặt với những thách thức mới, đòi hỏi các công ty trong nước phải tự vận động để
vượt qua những thách thức của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế hiện nay, các
công ty trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước
ngoài, họ có ưu thế về mặt tài chính và khả năng quản lí chuyên nghiệp. Vì vậy, các
công ty trong nước phải không ngừng phát triển và tận dụng tối đa tiềm năng của mình
để giữ vững vị thế và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.


Được sự cho phép của nhà trường và công ty TNHH Một Thành Viên Cường
Đạt, với mong muốn được tìm hiểu công việc thực tế cùng với những kiến thức đã
được học, em đã thực tập tại phòng kế toán của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt. Trong quá trình thực tập em đã quan sát hoạt động của các phòng ban
khác nhau, cũng như hoạt động cụ thể của phòng kế toán riêng. Em đã học hỏi được
rất nhiều sau đợt thực tập này và có rất nhiều điều bổ ích giúp đỡ em sau khi ra trường.
Trên cơ sở đó em đã tổng hợp bản báo cáo này. Báo cáo gồm 3 phần chính sau:
Phần 1: Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của công ty TNHH
Một Thành Viên Cường Đạt.
Phần 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh cua công ty TNHH Một
Thành Viên Cường Đạt.
Phần 3: Nhận xét và kết luận.
PHẦN 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƯỜNG ĐẠT:
1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt:
1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
- Tên công ty : Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt.
- Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất kinh doanh giấy.
- Qui mô công ty : 100-150 người.
- Địa chỉ công ty : Xóm chằm – Xã Hoàng Đan – Huyện Tam Dương
Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điện thoại : 0211 383353
- Mã số thuế : 2500357756.
- Vốn điều lệ : 4.500.000.000 VNĐ (Bốn tỷ năm trăm triệu Việt Nam
đồng)
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Một Thành Viên Cường
Đạt:
Công ty TNHH Một Thành Viên dưới sự quản lí của Giám đốc trẻ Nguyễn Văn
Dũng đã không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền

kinh tế trong nước cũng như trên trường quốc tế. Vào năm 2009, nhận thấy ngành sản
xuất giấy là một ngành quan trọng và thị trường tiêu thụ sản phẩm có rất nhiều tiềm
năng, giấy phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã
hội. Vì vậy, vào ngày 23/03/2009, Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt chính
thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 075698 do Ủy ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc cấp.
Năm 2010, sau hơn một năm thành lập công ty đã phát triển không ngừng và
ngày càng khẳng định vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng. Trong năm 2010,
sản phẩm của công ty đã có mặt ở tất cả các tỉnh miền Bắc nước ta và đang tiếp tục mở
rộng ra các tỉnh và thành phố khác trong cả nước. Không chỉ dừng lại ở thị trường nội
địa với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ công nhân viên, các phòng ban, đặc biệt là
phòng Marketing đã đưa sản phẩm của công ty phát triển ở thị trường nước ngoài mà
khởi đầu là Đài Loan… đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong thời kì hội nhập và
phát triển kinh tế. Như vậy, doanh thu không ngừng tăng qua các năm, đảm bảo đời
sống và thu nhập cũng như việc làm cho người dân trong tỉnh.
Trong mấy năm vừa qua, công ty đã liên tục nhập khẩu các thiết bị hiện đại của
các nước phát triển và luôn luôn học hỏi, tìm hiểu các kinh nghiệm quản lí chuyên
nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ…. để đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy
uy tín cũng như vị thế của công ty ngày càng được nâng cao.
Trong kế hoạch định hướng đến năm 2015, công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt sẽ đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới , liên tục cập nhật và thiết kế các
mẫu sản phẩm mới và tiếp tục mở rộng mạng lưới ra các thị trường thế giới.
5
1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1 .3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
1.3.1 Giám đốc:
Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, điều

hành công ty theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của công ty. Giám đốc thay
mặt công ty kí các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty, ban hành quy chế quản lí công ty, bổ
nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty, và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty.
1.3.2 Phó giám đốc:
Phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp đỡ giám đốc trong việc quản lí điều hành
các hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc. Phó giám đốc phải chủ
động tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.3.3 Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh của công ty trong từng giai đoạn sản xuất, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của
6
Giám đốc
Phó giám
đốc
Phòng vật

Phòng tài
chính-kế
toán
Phòng kĩ
thuật
Phòng kinh
doanh
Bộ phận trực tiếp sản xuất
công ty theo tháng, quý, năm. Phòng kinh doanh chủ trì lập dự toán tài chính, mua sắm
thiết bị và soạn thảo các hợp đồng, quản lí, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm
tra theo dõi các công tác lien quan đến việc thực hiện hợp đồng.

1.3.4 Phòng kĩ thuật:
Phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc hồ sơ thiết kế các thiết
bị, chủ trì tổ chức kĩ thuật, quản lí hệ thống theo chuẩn chất lượng, hiệu quả. Chỉ đạo
giám sát công tác sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên và định kì.
1.3.5 Phòng tài chính kế toán:
Lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của công ty và chủ trì nhiệm vụ thu chi,
kiểm tra các việc chi tiêu các khoản tiền vốn, quản lí công nợ. Chiu trách nhiệm lập
báo cáo tài chính theo đúng tiến độ tài chính hiện hành của Nhà nước, phản ánh trung
thực hoạt động của công ty. Thực hiện chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thực hiện
thanh toán tiền lương và chế độ khác cho cán bộ công nhân viên của công ty, chịu
trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về việc thực hiện các nghiệp vụ nêu trên.
1.3.6 Phòng vật tư:
Chịu trách nhiệm điều tra, theo dõi, đôn đốc và thamm mưu giúp giám đốc về
việc quản lí và sử dụng thiết bị, vật tư trong toàn công ty. Chủ trì xây dựng định mức
tiêu hao nhiên liệu của các thiết bị theo định kì hàng năm.
1.3.7 Bộ phận trực tiếp sản xuất và phân xưởng sản xuất:
Chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm của công ty theo lệnh của phòng ban liên
quan và chịu sự quản lí, giám sát của giám đốc.
7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUÁT KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƯỜNG ĐẠT:
2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt:
Ngành sản xuất giấy là ngành công nghiệp nhẹ và là một trong số các ngành được
hình thành rất sớm tại Việt Nam, từ khoảng năm 284, sau Công Nguyên. Từ giai đoạn
này đến đầu thế kỉ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục vụ cho việc
ghi chép và làm tranh dân gian… Trong những năm vừa qua ngành giấy đã có những
bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng bình quân 13%-14%/năm. Sản phẩm
giấy của Việt Nam có mặt ở hầu hết các nước trong khu vực châu Á và một vài nước
khác nhưng chủ yếu tập trung ở thị trường Đài Loan và Nhật Bản với sản phẩm chính

là giấy vàng mã.
Hiện nay, có khoảng hơn 500 doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam nhưng chủ
yếu là các doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cá thể. Toàn ngành có khoảng 100 doanh
nghiệp có công suất 1000 tấn/năm. Nguồn nguyên liệu sản xuất giấy tập trung chủ yếu
ở miền Bắc và miền Trung nhưng ở hai khu vực này chỉ chiếm 40% doanh nghiệp sản
xuất giấy, trong khi năng lực sản xuất lại tập trung phần lớn ở miền Nam.
Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt là một trong những doanh nghiệp lớn
và có uy tín trên thị trường phía Bắc. Công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm chất
lượng cao, đảm bảo quy chuẩn, đòi hỏi công nghệ cao. Các sản phẩm chủ yếu mang lại
doanh thu cho công ty là:
- Giấy dùng cho công nghiệp(như giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng…): Đây là loại
giấy phục vụ cho các doanh nghiệp để đóng gói sản phẩm, làm bao bì đựng hàng hóa,
…. Vì phục vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước với những sản phẩm chất
lượng cao nên giấy dùng cho doanh nghiệp tạo ra doanh thu lớn nhất cho công ty
chiếm 55% doanh thu của toàn bộ sản phẩm.
- Giấy dùng cho in, viết (như in báo, tài liệu,… ): Đây là loại giấy được sử dụng
khá phổ biến vì nó ứng dụng cho hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực. Hơn nữa, công ty
còn liên kết với các công ty báo chí và một số công ty khác nên hàng năm công ty
cũng đã tiêu thụ hết một lượng lớn sản phẩm.
- Giấy dùng cho sinh hoạt (như giấy vệ sinh, giấy ăn….): Đây là những loại giấy
phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thì nhu cầu sử dụng mặt hàng chất lượng và cao cấp ngày càng nâng cao vì vậy mà
công ty đã sản xuất các mặt hàng chất lượng phục vụ cho nhu cầu của con người.
- Giấy dùng cho văn phòng (như hóa đơn, hợp đồng, ): Đây là sản phẩm có mức
tiêu thụ thấp, thường thì công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng.
- Một số khách hàng lâu năm và thường xuyên của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt là: Báo Dân Trí, Báo Tiền Phong, Công ty xi măng Phú Thọ, ……
8
2.2 Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt:

2.2.1 Mô tả đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty:
Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất dóng vai trò quan
trọng nhất, Lợi nhuận có được chủ yếu là từ việc sản xuất các sản phẩm về giấy sau đó
cung cấp cho các đối tác kinh doanh.
Sơ đồ 2.1 Qui trình hoạt động kinh doanh chung
(Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)
Bước 1: Kí kết hợp đồng bên bán NVL:
Nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào . sau đó
lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, chất lượng nhất với giá thành rẻ nhất để
kí kết hợp đồng đặt mua.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng và kí kết hợp đồng:
Nhân viên kinh doanh nghiên cứu thị trường và xác định thị trường mục tiêu
để từ đó tìm ra khách hàng tiềm năng. Sau khi đã tìm kiếm được khách hàng tiềm
năng, nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ liên hệ với khách hàng tiềm năng để
giới thiệu về sản phẩm của công ty, Khi đã tìm hiểu về khách hàng, phòng kinh doanh
có nhiệm vụ kí kết hợp đồng với khách hàng. Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ cung
cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm cho khách hàng, cung
cấp đầy dủ hồ sơ và nêu rõ các điều khoản cho hợp đồng khi kí kết.
Bước 3: Sản xuất thành phẩm:
Sau khi đã kí kết hợp đồng với bên bán nguyên vật liệu và kí hợp đồng với bên
mua, công ty nhập nguyên vật liệu đầu vào đưa vào nhà máy sản xuất thành phẩm
hoàn chỉnh và nhập kho thành phẩm.
Bước 4: Giao thành phẩm cho khách hàng:
Đến hạn giao hàng, xuất kho thành phẩm giao cho khách hàng đủ số lượng và
chất lượng như hợp đồng đã kí kết. Điều kiện vận chuyển sẽ được thực hiện như trong
hợp đồng đã kí. Đồng thời, bộ phận bán hàng có nhiệm vụ chuyển toàn bộ chứng từ kế
toán có liên quan đến quá trình bán hàng cho phòng kế toán.
2.2.2 Mô tả qui trình cụ thể tại phòng kế toán:
Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt là công ty chuyên sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm giấy. Công ty sản xuất và kinh doanh giấy cho đối tác và người

tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong thời gian qua em đã thực tập tại phòng
kế toán của công ty. Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ là tiền VNĐ, còn tiền ngoại tệ thì
công ty sẽ qui đổi sang tiền VNĐ theo tỉ giá của ngân hàng Nhà Nước quy định. Công
ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của
9
Giao thành
phẩm cho
khách hàng
Sản xuất
thành phẩm
Kí hợp đồng
bên bán
NVL
Tìm kiếm khách
hàng và kí kết
hợp đồng
bộ Tài Chính. Niên độ kế toán theo năm bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 năm dương lịch. Lập báo cáo tài chính năm áp dụng theo quyết định số
167/2000/QĐ-BT ngày 25/10/2002, thông tư số 2003/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005
và các văn bản sửa đổi bổ sung khác.
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là hình thức sổ Nhật kí-chứng từ với
phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá
hàng tồn kho được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp
khấu hao TSCĐ công ty áp dụng trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
Sơ đồ 2.2 Quy trình làm việc tại phòng kế toán
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bước 1: Nhận chứng từ phát sinh:
Hàng ngày, nhân viên kế toán tiếp nhận các chứng từ phát sinh trong ngày từ
các phòng ban và các bộ phận trong doanh nghiệp và xử lí những chứng từ còn chưa
giải quyết hết của hôm trước.

Bước 2: Xem xét và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ:
Đây là công việc khá là quan trọng vì nó liên quan đén tính chính xác và minh
bạch trong hoạt động của doanh nghiệp. Nhân viên kế toán sau khi tiếp nhận chứng từ
phát sinh trong ngày thì phải kiểm tra tính hợp lệ, chính xác của các nghiệp vụ phát
sinh và đối chiếu số liệu thông tin trên chứng từ kế toán với thực tế phát sinh.
Bước 3: Kiểm tra các chứng từ kế toán dưới góc độ hợp lí của kế toán và thuế:
Sau khi kiểm tra tính chính xá của chứng từ so với thực tế phát sinh thì kế toán
cần phải kiểm tra các chứng từ kế toán dưới góc độ hợp lí của kế toán và thuế, phát
hiện sai sót và điều chunhr cho phù hợp với luật và qui định của Bộ tài chính.
Bước 4: Xử lí nghiệp vụ:
10
Xử lí nghiệp
vụ
Kiểm tra tính
hợp lí của
thuế
Xem xét và
kiểm tra tính
hợp lệ
Nhận chứng
từ phát sinh
Lập các báo
cáo tài chính
Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ thì nhân viên kế toán sẽ
cập nhật số liệu vào hệ thống sổ sách, kiểm soát công nợ phải thu, phải trả, tiền mặt,
tiền gửi, theo dõi chi tiết vật tư, hàng hóa. Tổng hợp chi phí tính giá thành của từng
dịch vụ, hợp đồng theo thời điểm đồng thời lên tổng hợp nhập- xuất - tồn cuối tháng.
Bước 5: Lập bảng báo cáo tài chính:
Sau khi hoàn thành việc tập hợp số liệu, chi phí, giá thành, kế toán viên cần lên
bảng cân đối kế toán, tính số phát sinh lỗ, lãi và xác định kết quả kinh doanh hàng

tháng của công ty. Đồng thời thay doanh nghiệp nộp tờ khai báo cáo hàng tháng, hàng
quý và hàng năm. Báo cáo về tình hình tài chính của công ty một cách kịp thời, chính
xác, tránh sai sót, vi phạm tiềm tàng theo luật định.
Nhận xét:
Quy trình hoạt động kế toán là công việc quan trọng trong công ty. Quy trình
này thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận và phòng ban trong công ty,
giúp công ty hoạt động nhịp nhàng, xác định và kiểm soát được các khoảng chi tiêu
trong công ty để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với tình hình của
công ty, giúp công ty phát triển bền vững và tạo niềm tin trong lòng người tiêu dùng và
đối tác.
2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Một Thành Viên
Cường Đạt năm 2010 và 2011 :
2.3.1 Tình hình doanh thu và chi phí – lợi nhuận năm 2010 và 2011 của công ty
TNHH Cường Đạt:
Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là căn cứ để
kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự tính chi phí sản xuất, giá
vốn, doanh thu sản phẩm và tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả
kinh doanh sau một kì kế toán. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt trong hai năm 2010 và 2011, ta thấy tình
hình sản xuất kinh doanh năm 2011 hiệu quả hơn năm 2010, mặc dù trong năm 2011,
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của
Việt Nam. Trong thời kì bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, lãnh đạo công ty đã
sáng suốt đưa ra những chính sách và kế hoạch phát triển công ty hợp lí và điều này
được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
11
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Chênh lệch
Tuyệt đối

Tương
đối (%)
(A)
(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)
1. Doanh thu bán hàng và
CCDV
715.500.000 690.795.000 24.705.000 3,58
2.Các khoản giảm trừ vào
doanh thu bán hàng và
CCDV
3.000.000 0 3.000.000
3.Doanh thu thuần về bán
hàng và CCDV
712.500.000 690.795.000 21.705.000 3,14
4.Giá vốn hàng bán
553.680.000 515.630.000 38.050.000 7,38
5.Lợi nhuận gộp về bán
hàng và CCDV
158.820.000 175.165.000
(16.345.000
) (9,33)
6.Doanh thu hoạt động tài
chính
87.500.000 87.500.000 0 0,00
7.Chi phí tài chính
11.270.500 11.270.500 0 0,00
- Trong đó : Chi phí lãi vay
8.Chi phí quản lý doanh
nghiệp
73.500.000 72.000.000 1.500.000 2,08

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
161.549.500 179.394.500 (17.845.000) (9,95)
10.Thu nhập khác
5.000.000 0 5.000.000
11.Chi phí khác
20.000.000 35.000.000 (15.000.000) (42,86)
12.Lợi nhuận khác
(15.000.000) (35.000.000) 20.000.000 (57,14)
13.Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
146.549.500 144.394.500 2.155.000 1,49
14.Chi phí thuế TNDN
hiện hành
36.637.375 36.098.625 538.750 1,49
15.Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
0 0 0 0
16.Lợi nhuận sau thuế
TNDN (60=50-51-52)
109.912.125 108.295.875 1.616.250 1,49
17.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế toán)
- Doanh thu: Năm 2011, doanh thu mà công ty đạt được là 715.500.000 đồng,
tăng 24.705.000 đồng so với năm 2010, tăng từ 690.795.000 đồng lên
715.500.000 đồng và tăng tương ứng 3,58% so với năm 2010. Sự tăng lên này
do công ty đẩy mạnh hoạt động bán hàng, số lượng sản phẩm bán ra tăng lên
12
so với số lượng năm 2010 và hơn nữa nhu cầu tiêu dùng ngày càng nhiều của

khách hàng và công ty có thêm một số hợp đồng với đối tác mới. Ngoài ra,
công ty còn mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng. Việc tăng doanh thu sẽ tác động tốt tới doanh
nghiệp trong việc tăng khả năng thanh toán, thanh khoản, quay vòng vốn đồng
thời khẳng định vị thế của công ty trên thị trường.
- Các khoản giảm trừ doanh thu: Năm 2011, các khoản giảm trừ doanh thu
của công ty là 3.000.000 đồng tăng 3.000.000 đồng so với năm 2010, tương
ứng với tăng 100% so với năm 2010. Lý do của việc tăng khoản giảm trừ
doanh thu này là do công ty áp dụng chính sách chiết khấu thương mại cho
những đơn đặt hàng với số lượng cao để khuyến khích khách hàng mua sản
phẩm. Do vậy mà số lượng bán sản phẩm của công ty trong năm 2011 tăng lên
so với năm 2010. Tuy nhiên, việc tăng các khoản giảm trừ doanh thu làm cho
doanh thu thuần của công ty giảm. Trong tương lai, công ty cũng sẽ tiếp tục
cho hưởng chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng và đối tác, làm
tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Doanh thu thuần: Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 712.500.000
đồng, tăng 21.705.000 đồng so với năm 2010, tăng từ 690.795.000 đồng lên
712.500.000 đồng và tăng tương ứng 3,14% so với năm 2010. Sở dĩ có sự tăng
lên này là do doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm
2011 tăng 3,58% so với năm 2010, mặc dù trong năm 2011 các khoản giảm trừ
doanh thu cũng tăng nhưng lượng tăng của các khoản này nhỏ hơn lượng tăng
của doanh thu. Vì vậy, con số này cho thấy mức tăng trưởng của công ty được
tăng cao.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: Năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài
chính của công ty là 87.500.000 đồng không tăng so với năm 2010. Bởi vì
trong năm 2011 công ty không có nhiều biến động trong hoạt động đầu tư, các
khoản mục đầu tư tài chính của năm 2011 giống với các khoản mục đầu tư
năm 2010. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới đã
ảnh hưởng tới Việt Nam khiến cho các nhà lãnh đạo cẩn thận hơn trong việc
đầu tư tài chính. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là:

nhận tiền lãi từ trái phiếu, tín phiếu, lợi nhuận được từ việc góp vốn kinh
doanh khác. Vì vậy, trong tương lai công ty cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc
góp vốn kinh doanh vào các công ty khác và đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu để
tăng doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Giá vốn hàng bán: Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 553.680.000
đồng, tăng 21.750.000 đồng so với năm 2010, tăng từ 515.630.000 đồng lên
553.680.000 đồng và tăng tương ứng 3,14% so với năm 2010. Nguyên nhân
của việc tăng chi phí giá vốn là do trong năm 2011 công ty đã bán một lượng
sản phẩm nhiều hơn so với năm 2010. Hơn nữa, do sự ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế làm cho chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng lên cao so với năm
13
2010. Tuy nhiên, với các chính sách tiết kiệm cũng như giảm thiểu tối đa các
chi phí sản xuất không cần thiết, giúp công ty giữ vững ổn định giá vốn ở mức
hợp lí làm cho doanh thu thuần tăng cao so với năm 2010.
- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính chủ yếu của công ty là chênh lêch tỉ giá
ngọai tệ, lỗ từ việc đầu tư chứng khoán, chi phí lãi vay… Năm 2011, chi phí
tài chính của công ty là 11.270.500 đồng không có sự thay đổi so với năm
2010. Nguyên nhân có sự không thay đổi này là cũng bắt nguồn từ sự thận
trọng của các nhà lãnh đạo công ty khi xây dựng chiến lược phát triển của
công ty trong giai đoạn nền kinh tế bị khủng hoảng.
- Chi phí quản lí công ty: Chi phí quản lí công ty năm 2011 là 73.500.000
đồng tăng 1.500.000 đồng so với năm 2010 (72.000.000 đồng), tăng tương
ứng 2,08% so với năm 2010. Bởi vì, trong năm 2011 công ty không sự thay
đổi về cơ cấu tổ chức cũng như đội ngũ nhân sự. Đây cũng là một trong những
lí do khiến công ty ngày càng đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên do sự ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho giá cả của điện, nước,…tăng
theo. Vì vậy chi phí quản lí doanh nghiệp tăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận thuần
của công ty trong năm 2011.
- Chi phí khác: Năm 2011, chi phí khác của công ty là 20.000.000 đồng giảm
15.000.000 đồng so với năm 2010 giảm từ 35.000.000 đồng xuống còn

15.000.000 đồng và giảm tương ứng 57,14% so với năm 2010. Nguyên nhân
của việc giảm chi phí là do trong năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế cùng với việc thực hiện chính sách thận trọng trong kinh doanh
nên công ty không tham gia các hoạt động đầu tư khác để giảm thiểu chi phí
và góp phần giúp công ty phát triển giữ vững hiệu quả sản xuất và kinh doanh.
- Lợi nhuận khác: Lợi nhuận khác là chênh lệch giữa chi phí và khác và thu
nhập khác trong năm. Năm 2011, thu nhập khác là 5.000.000 đồng trong khi
chi phí khác là 20.000.000 đồng làm cho lợi nhuận khác lỗ 15.000.000 đồng
trong khi đó lợi nhuận khác của năm 2010 là lỗ 35.000.000 đồng, giảm
20.000.000 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 57,14% so với năm 2010.
Lợi nhuận khác tăng trong năm 2011 là do công ty đã áp dụng những chính
sách đúng đắn trong hoạt động của công ty, làm giảm chi phí khác và tăng thu
nhập khác cho công ty. Trong tương lai, công ty cần có những chính sách hợp
lý và phù hợp với tình hình hoạt động của công ty để làm giảm chi phí tài
chính và tăng thu nhập của công ty lên cao hơn nữa.
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là
109.912.125 đồng tăng 1.616.250 đồng so với năm 2010 tăng từ 108.295.875
đồng lên 109.912.125 đồng và tăng tương ứng 1,49% so với năm 2010. Sở dĩ
đạt được doanh thu như vậy là do sự tăng của doanh thu từ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Doanh thu bán hàng tăng cao hơn so với năm 2010 trong khi các
chi phí quản lí và bán hàng cùng với các chi phí liên quan thường tăng nhỏ
hoặc không tăng so với năm 2010. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình sản xuất
14
đang đi lên. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng làm tăng vốn chủ sở hữu,
tăng khả năng thanh toán, khả năng quay vòng vốn, đồng thời giúp công ty
nâng cao uy tín trong lòng người tiêu dùng.
Nhận xét:
Qua số liệu bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và những phân
tích trên cho thấy trong năm 2011 tình hình hoạt động của công ty đã đạt được thành
công trong việc đưa công ty thoát khỏi ảnh hưởng chung của nền kinh tế đang trong

giai đoạn khó khăn. Đây được coi là thành công lớn của công ty trong năm 2011. Tuy
nhiên, trong khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn trong cuộc khủng hoảng kinh tế công
ty vẫn cần phải lựa chọn và đưa ra những chiến lược kinh tế phát triển phù hợp với
tình hình thực tế sản xuất và giúp công ty đứng vững trong thời gian tới.
2.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn năm 2010 và 2011 của công ty TNHH Một
Thành Viên Cường Đạt:
Nhìn tổng quan bảng cân đối kế toán, ta thấy tài sản năm 2011 của công ty là
7.859.379.500 đồng tăng 853.179.500 đồng, tương ứng tăng 12,18% so với năm 2010.
Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là vì trong năm 2011, công ty đã mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định của để làm tăng tính hiệu quả trong hoạt
động. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau :

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương
đối(%)
(A)
A.TÀI SẢN NGẮN
HẠN
3.943.029.500 3.530.200.000 412.829.500 11,69
15
I- Tiền và các khoản
tương đương tiền
1.136.004.500 2.684.075.000 (1.548.070.500) (57,68)
1. Tiền 1.136.004.500 2.684.075.000 (1.548.070.500) (57,68)
2. Các khoản tương
đương tiền

III- Các khoản phải

thu
260.700.000 110.000.000 150.700.000 137,00
1. Phải thu của khách
hàng
260.700.000 86.000.000 174.700.000 203,14
5. Các khoản phải thu
khác
24.000.000 (24.000.000) (100,00)
6. Dự phòng các khoản
phải thu khó đòi (*)

IV- Hàng tồn kho 2.366.545.000 736.125.000 1.630.420.000 221,49
1. Hàng tồn kho 2.366.545.000 736.125.000 1.630.420.000 221,49
2. Dự phòng giảm giá
hàng tồn kho (*)

V- Tài sản ngắn hạn
khác
179.780.000 0 179.780.000
1.Chi phí trả trước ngắn
hạn

2.Thuế GTGT được
khấu trừ
179.780.000 179.780.000
3. Thuế và các khoản
khác phải thu Nhà nước

5. Tài sản ngắn hạn khác
B.TÀI SẢN DÀI HẠN 3.916.350.000 3.476.000.000 440.350.000 12,67

I- Các khoản phải thu
dài hạn
0 0
II- Tài sản cố định 3.531.950.000 2.976.000.000 555.950.000 18,68
1. Tài sản cố định hữu
hình
3.531.950.000 2.976.000.000 555.950.000 18,68
- Nguyên giá 5.028.000.000 4.488.000.000 540.000.000 12,03
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
(1.496.050.000) (1.512.000.000) (15.950.000) (0,01)
IV- Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn
380.000.000 500.000.000 (120.000.000) (24,00)
1. Đầu tư tư vào công ty
con

2. Đầu tư vào công ty
liên kết, liên danh
380.000.000 500.000.000 (120.000.000) (24,00)
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá
ĐT chứng khoán dài hạn

16
(*)
V- Tài sản dài hạn
khác
4.400.000 0 4.400.000
1. Chi phí trả trước dài

hạn
4.400.000 4.400.000 100,00
2. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0
Tổng cộng tài sản 7.859.379.500 7.006.200.000 853.179.500 12,18
A.NỢ PHẢI TRẢ 1.386.154.875 608.200.000 777.954.875 127,91
I- Nợ ngắn hạn 1.386.154.875 608.200.000 777.954.875 127,91
1. Vay và nợ ngắn hạn 519.000.000 200.000.000 319.000.000 159,50
2. Phải trả cho người
bán
534.380.000 164.000.000 370.380.000 225,84
3. Người mua trả tiền
trước


4. Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước
25.074.875
0 25.074.875
5. Phải trả người lao
động
253.000.000 160.000.000 93.000.000 58,13
9. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
24.500.000 24.000.000 500.000 2,08
10. Dự phòng phải trả
ngắn hạn
30.200.000 60.200.000 (30.000.000) (49,83)
11. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi


B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.473.224.625 6.398.000.000 75.224.625 1,18
I- Vốn chủ sở hữu 6.473.224.625 6.398.000.000 75.224.625 1,18
1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu
5.593.000.000 4.999.000.000 594.000.000 11,88
7. Quỹ đầu tư phát triển 86.000.000 680.000.000 (594.000.000) (87,35)
10. Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối
175.224.625 100.000.000 75.224.625 75,22
11. Nguồn vốn đầu tư
XDCB
619.000.000 619.000.000 0 0,00
Tổng cộng nguồn vốn 7.859.379.500 7.006.200.000 853.179.500 12,18
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tình hình tài sản của công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
Trong năm 2010, cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chiếm ưu thế hơn so với tài
sản dài hạn với tài sản ngắn hạn là 3.530.200.000 đồng trong khi tổng tài sản dài hạn
là 3.476.000.000 đồng. Đó là vì trong năm 2010, hoạt động chính của công ty là tập
trung vào hoạt động kinh doanh thương mại và sản xuất nên cơ cấu tài sản của công ty
17
không có sự chênh lệch lớn. Vì hoạt động chính của công ty vẫn là tập trung vào việc
sản xuất và kinh doanh thương mại nên trong năm 2011 cơ cấu tài sản của công ty
cũng không có sự thay đổi so với năm 2010, tổng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản dài
hạn cũng không có sự chênh lệch lớn. Năm 2011, tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên
là 3.943.029.500 đồng, tăng thêm 412.829.500 đồng so với năm 2010 (3.530.200.000
đồng), tương ứng tăng 11,69%. Cùng với đó tài sản dài hạn của công ty cũng tăng lên
là 3.916.350.000 đồng, tăng thêm 440.350.000 đồng so với năm 2010 (3.476.000.000
đồng), tăng tương ứng 12,67% so với năm 2010.
Tài sản ngắn hạn:
- Về tiền mặt và các khoản tương đương tiền:

Năm 2011, lượng tiền mặt dự trữ tại công ty có sự giảm đi so với năm 2010. Cụ
thể, năm 2011, tổng lượng tiền mặt của công ty là 1.136.004.500 đồng, giảm
1.548.070.500 đồng so với năm 2010 giảm từ 2.684.075.000 đồng xuống còn
1.136.004.500 đồng và giảm tương ứng 57,68% so với năm 2010. Nguyên nhân của
việc giảm lượng tiền mặt trong công ty là do trong năm 2011 khi mà tình hình kinh tế
đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vì vậy mà lượng hàng sản xuất ra không
được tiêu thụ hết cùng với các khoản phải thu của khách hàng gia tăng mạnh trong
năm 2011. Việc này gây ảnh hưởng tới việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty
trong ngắn hạn vì vậy công ty cần có những chính sách phù hợp để làm giảm lượng
hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng, làm tăng tính thanh khoản của công
ty.
- Các khoản phải thu:
Năm 2010, các khoản phải thu của công ty là 110.000.000 đồng, trong khi năm
2011 là 260.700.000 đồng, tăng 150.700.000 đồng so với năm 2010 và tăng tương ứng
137,00% so với năm 2010. Trong đó, cụ thể:
Khoản phải thu khách hàng: Năm 2010, khoản phải thu khách hàng là
86.000.000 đồng trong khi đến năm 2011 đã tăng vọt lên 260.700.000 đồng,
tăng 174.700.000 và tăng tương ứng 203,14% so với năm 2010. Sở dĩ có sự
tăng lên này là do trong tình hình kinh tế như hiện nay, công ty đang thực hiện
nới lỏng chính sách tín dụng đối với khách hàng để tăng lượng hàng bán ra,
giúp công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và tìm kiếm khách hàng mới, giúp
18
công ty tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc này
cũng ảnh hưởng tiêu cực tới công ty. Đó là công ty sẽ phải tăng chi phí để quản
lí các khoản nợ và các khoản thanh toán của khách hàng, đồng thời, công ty
cũng có thể gặp nhiều rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ. Bên cạnh đó, khả
năng thanh toán tức thời của công ty đối với nhà cung cấp cũng giảm. Điều này
làm cho uy tín của công ty đối với đối tác giảm mạnh và ảnh hưởng trực tiếp
đến việc sản xuất của công ty. Vì vậy, trong tương lai công ty cần thực hiện
chính sách thắt chặt tín dụng, giảm các khoản phải thu và tăng khả năng thanh

toán tức thời của công ty, giúp công ty tăng uy tín trong sản xuất và kinh doanh.
Các khoản phải thu khác: Năm 2011, các khoản phải thu khác đã giảm nhiều
thậm chí là không có phát sinh so với năm 2010. Năm 2010, khoản phải thu
khác là 24.000.000 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty không có
các khoản phát sinh khác ngoài các khoản phải thu từ hoạt động kinh doanh.
Chính sách trọng tâm của công ty trong năm 2011 là giảm thiểu những rủi ro từ
các hoạt động khác để làm tăng khả năng thanh toán của công ty trong ngắn
hạn.
- Hàng tồn kho:Năm 2011, hàng tồn kho của công ty là 2.366.545.000 đồng, tăng
mạnh so với năm 2010, tăng từ 736.125.000 đồng lên 2.366.545.000 đồng, tăng
1.630.420.000 đồng và tăng tương ứng 221,49% so với năm 2010. Nguyên nhân của
sự tăng mạnh lượng hàng tồn kho là do công ty sản xuất hàng hóa nhiều hơn so với
lượng tăng của hàng bán. Mặc dù công ty đã áp dụng nhiều chính sách khuyến khích
khách hàng nhưng do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng mạnh tới nền
kinh tế Việt Nam nên người dân vẫn còn lo ngại trong việc mua hàng hóa.
Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định: Năm 2011, tài sản cố định của công ty là 3.531.950.000 đồng,
tăng 555.950.000 đồng và tăng tương ứng 18,68% so với năm 2010
(2.976.000.000 đồng). Do sản xuất là hoạt động chính của công ty nên tài sản
cố định chiếm chủ yếu trong tổng tài sản dài hạn của công ty, trong đó chủ yếu
là máy móc và dây chuyền sản xuất tự động, máy móc trang thiết bị hiện đại.
Năm 2011, công ty đã đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới để tăng lượng hàng
sản xuất ra, cho năng suất cao hơn, cùng với chất lượng sản phẩm tốt hơn, tiết
kiệm thời gian và chi phí lao động. Tuy nhiên, việc tăng thêm dây chuyền sản
xuất này cũng làm tăng thêm chi phí bảo quản máy móc, thiết bị.
Các khoản tài chính đầu tư tài chính dài hạn: Công ty ngoài hoạt động sản
xuất và kinh doanh sản phẩm, công ty còn đầu tư vào công ty liên kết của công
ty. Năm 2010, tổng lượng đầu tư là 500.000.000 đồng nhưng đến năm 2011
lượng đầu tư đã giảm xuống còn 380.000.000 đồng, giảm 120.000.000 đồng,
19

tương ứng giảm 24% so với năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm lượng tiền
đầu tư là do ảnh hưởng của nền kinh tế trong thời kì khủng hoảng và suy thoái
nên công ty đã thận trọng hơn trong việc ra các quyết định đầu tư của mình.
Việc giảm lượng đầu tư giúp công ty giảm rủi ro trong các hoạt động của mình
tuy nhiên cũng làm giảm lượng thu nhập từ việc đầu tư này mang lại.
Chi phí trả trước dài hạn: Năm 2011, chi phí trả trước dài hạn của công ty là
4.400.000 đồng tăng 4.400.400 đồng so với năm 2010. Trong năm 2010, không
có phát sinh chi phí trả trước dài hạn mà đến năm 2011 mới phát sinh. Điều này
giúp công ty tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng kamf tăng áp lực trả nợ cho
khách hàng.
Tình hình nguồn vốn của công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt:
Nợ phải trả:
Năm 2011, nợ phải trả của công ty là 1.386.154.845 đồng tăng 777.954.875
đồng và tăng tương ứng 127,91% so với năm 2010 (608.200.000 đồng). Tuy nhiên,
cơ cấu nợ phải trả của công ty chủ yếu phát sinh từ các khoản nợ ngắn hạn chiếm
100% cơ cấu nợ phải trả của công ty. Trong đó cụ thể như sau:
- Nợ ngắn hạn: Năm 2011, nợ ngắn hạn của công ty là 1.386.154.875 đồng, tăng
777.954.875 đồng và tăng tương ứng 127,91% so với năm 2010(608.200.000
đồng). Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản:
Vay và nợ ngắn hạn: Năm 2011, vay và nợ ngắn hạn của công ty là
519.000.000 đồng tăng 319.000.000 đồng, tăng từ 200.000.000 đồng lên
519.000.000 đồng và tăng tương ứng 159,50% so với năm 2010. Sở dĩ có sự
tăng lên này là vì năm 2011, công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,
kéo theo nhiều khoản phải trả đi kèm. Tuy nhiên, công ty lại mở rộng tín dụng
đối với khách hàng khiến cho công ty không đủ khả năng thanh toán tức thời
bằng vốn tự có. Công ty đã tim kiếm nguồn vốn bằng các khoản vay ngắn hạn,
có tính linh hoạt cao. Lựa chọn này của công ty kéo theo việc chi phí lãi vay
tăng theo. Tuy nhiên, đây là nguồn ổn định hơn so với nguồn chiếm dụng(như
phải trả người bán… ). Công ty vay ngắn hạn để phục vụ cho qua trình sản xuất
kinh doanh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc vay ngắn hạn

giúp công ty dễ dàng
Phải trả người bán: Phải trả người bán của công ty năm 2011 là 534.380.000
đồng tăng 164.000.000 đồng và tăng tương ứng 225,84% so với năm 2010.
Khoản phải trả người bán tăng cao là do công ty mở rộng sản xuất kinh doanh
và muốn tận dụng một khoản tín dụng thương mại làm nguồn vốn chiếm dụng
phát sinh, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, trong năm vừa
20
qua kinh tế gặp khủng hoảng nên khó khăn trong việc thu nợ vì vậy công ty
phải tận dụng khoản tín dụng này để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và
mở rộng sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng không tốt tới đến uy
tín của công ty vì vậy công ty cần cân nhắc khi sử dụng chiến lược này. Công ty
không nên qúa lạm dụng khoản phải trả người bán vì đây chỉ là nguồn vốn
doanh nghiệp chiếm dụng tạm thời. Vì vậy công ty cần theo dõi và thanh toán
các khoản nợ phải trả đến hạn để giảm thiểu chi phí phát sinh, tăng uy tín và
khả năng thanh toán của công ty trong mắt đối tác và khách hàng.
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước: Năm 2011, thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước là 36.637.375 đồng tăng 538.625 đồng so với năm 2010
(36.098.750 đồng). Nguyên nhân của việc tăng này là do trong năm 2011 công
ty mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả, doanh thu tăng cao kéo theo các
khoản thuế thu nhập và các khoản phải nộp khác tăng theo. Hơn nữa, công ty
luôn đảm bảo trách nhiệm nộp thuế đúng hạn và đủ cho Ngân Sách Nhà Nước.
Phải trả người lao động: Phải trả người lao động trong năm 2011 là
253.000.000 đồng tăng 93.000.000 đồng và tăng tương ứng 93,58% so với năm
2010. Sở dĩ có sự tăng lên này là do công ty áp dụng chính sách khuyến khích
công nhân tăng ca, tăng giờ làm … là gia tăng chi phí phải trả công nhân viên
lên.
Các khoản phải trả ngắn hạn khác: Năm 2011, các khoản phải trả ngắn hạn
khác tăng lên nhưng tăng không đáng kể so với năm 2010. Cụ thể là năm 2011
các khoản phải trả ngắn hạn khác là 24.500.000 đồng tăng 500.000 đồng so với
năm 2010. Nguyên nhân của việc không tăng cao là do công ty có đủ tiềm lực

để chi trả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Dự phòng phải trả ngắn hạn: Năm 2011 khoản dự phòng phải trả có giảm hơn
so với năm 2010. Năm 2011, dự phòng phải trả là 30.200.000 đồng giảm
30.000.000 đồng so với năm 2010. Dự phòng phải trả được lập dựa trên
nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Việc lập dự phòng phải trả thực chất là một
khoản nợ mà công ty phải trả trong tương lai do một sự kiện nào đó phát sinh.
Năm 2011, dự phòng phải trả giảm cho thấy khoản nợ của công ty trong tương
lai đã giảm, làm giảm chi phí cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hoạt
động tốt hơn trong tương lai.
Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 là 5.593.000.000 đồng,
tăng 594.000.000 đồng so với năm 2010, tăng tương ứng 1,18% so với năm 2010
(4.999.000.000 đồng). Theo phân tích từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh đều cho thấy tình hình sản xuất và hoạt động kinh
doanh của công ty đạt kết quả tốt, doanh thu tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, vốn
21
chủ sở hữu chỉ tăng nhẹ so với năm 2010. Sở sĩ là do lợi nhuận chưa phân phối của
công ty là 175.224.625 đồng tăng 75.224.625 đồng so với năm 2010 (100.000.000
đồng), tăng tương ứng 75,22%. Nhưng trong năm qua, do ảnh hưởng bởi thiên tai,
lũ lụt nên một số tài sản dài hạn của công ty bị thiệt hại nên vốn đầu tư của chủ sở
hữu năm 2011 chỉ còn 86.000.000 đồng giảm 594.000.000 đồng và giảm tương ứng
87,35% so với năm 2010, giảm từ 680.000.000 đồng xuống còn 86.000.000 đồng.
Đây chính là lí do khiến vốn chủ sở hữu tăng nhẹ.
2.4: Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của Công ty TNHH Một Thành
Viên Cường Đạt:
2.4.1: Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010
Chênh
lệch

Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn
Tổng TS ngắn hạn
50 50
0Tổng TS
Tỷ trọng tài sản
dài hạn
Tổng TS dài hạn
50 50
0Tổng TS
Tỷ trọng nợ
Tổng nợ
18 9
9Tổng nguồn vốn
Tỷ trọng vốn
chủ sở hữu
Tổng vốn CSH
82 91
(9)Tổng nguồn vốn
Nhận xét:
- Tỉ trọng tài sản ngắn hạn: Năm 2010, tỉ trọng tài sản ngắn hạn của công ty
chiếm 50%, chiếm tỉ trọng tương đương với tài sản dài hạn. Điều này là hợp lí vì
trong năm 2010, công ty vẫn hoạt động chủ yếu dựa trên sản xuất và kinh doanh
thương mại. Đến năm 2011, tỉ trọng tài sản ngắn hạn vẫn chiếm 50% trong tổng
tài sản hiện có của công ty. Trong năm 2011, công ty có mở rộng thêm hoạt động
sản xuất kinh doanh nhưng vẫn tập trung vào các hoạt động sản xuất và kinh
doanh thương mại, hơn nữa, trong năm 2011, công ty có tìm kiếm thêm một số
khách hàng mới và tăng khoản phải thu khách hàng do công ty nới lỏng chính
sách tín dụng thu hút khách hàng.
- Tỉ trọng tài sản dài hạn: Năm 2011, tỉ trọng dài hạn của công ty là 50% trong

tổng tài sản của công ty không có nhiều thay đổi so với năm 2010. Năm 2011,
công ty có mua sắm thêm trang thiết bị sản xuất mới để đầu tư vào hoạt động
sản xuất. Tuy nhiên, năm 2011 công ty cũng đẩy mạnh hoạt đông kinh doanh
22
thương mại và mở rộng chính sách tín dụng nên tỉ trọng tài sản dài hạn và ngắn
hạn không có sự thay đổi nhiều. Công ty TNHH Một Thành Viên Cường Đạt là
công ty tập trung chủ yếu vào sản xuất nên công ty thực hiện chiến lược tài sản
dài hạn, đầu tư chủ yếu vào tài sản cố định để phát triển sản xuất, góp phần mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.
- Tỉ trọng nợ: Năm 2011, tỉ trọng nợ của công ty là 18%, tăng 9% so với năm
2010. Từ hệ số nợ cho thấy, để đầu tư một đồng cho tài sản, công ty phải huy
động 0,18 đồng năm 2011 và 0,09 đồng trong năm 2010 từ nguồn nợ. Điều này
do nguồn vốn hình thành từ vay nợ và nợ ngắn hạn tăng, chứng tỏ khả năng tự tài
trợ của công ty kém đi và rủi ro thanh toán tăng lên. Vì vậy, trong tương lai công
ty cần giảm các khoản nợ ngắn hạn và các khoản vay nợ từ ngân hàng và các
nguồn vay khác để giảm tỷ trọng nợ, tăng khả năng thanh toán cho công ty.
- Tỉ trọng vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nguồn vốn của công ty
được hình thành từ bao nhiêu nguồn vốn của chủ sở hữu. Năm 2011, tỉ trọng vốn
chủ sở hữu của công ty là 82% giảm 0,9% so với năm 2010. Nguyên nhân của
mức giảm này là do vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 chỉ tăng 1,18% trong
khi tổng nguồn vốn tăng 11,77% so với năm 2010. Điều này cho thấy tình hình
ổn định nguồn vốn của doanh nghiệp giảm đi so với năm 2010. Trong tương lai
công ty cần tăng vốn chủ sở hữu lên cao hơn phần tăng của nguồn vốn để đảm
bảo khả năng phát triển ổn định và an toàn của công ty.
2.4.2: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011
Năm
2010

Chênh
lệch
Khả năng
thanh toán
ngắn hạn
Tổng TS ngắn
hạn
2,82 5,48 (2,66)
Tổng nợ ngắn
hạn
Khả năng
thanh toán
nhanh
Tổng TS ngắn
hạn - Kho)
1,13 4,34 (3,21)
Tổng nợ ngắn
hạn
Khả năng
thanh toán
tức thời
Tiền + Các khoản
tương đương tiền
0,81 4,17 (3,35)
Tổng nợ ngắn
hạn
Nhận xét:
23
- Khả năng thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo
lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nói lên mức độ trang trải cảu

tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ của công ty. Chỉ số khả năng thanh toán
ngắn hạn của công ty năm 2011 là 2,82 lần, giảm 2,66 lần so với năm 2010 (5,48
lần). Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,82 đồng tài
sản ngắn hạn vào năm 2011 và 5,48 đồng tài sản ngắn hạn năm 2010. Con số trên
cho ta thấy, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm 2011 có giảm
và không khả quan so với năm 2010. Tuy nhiên, con số này cũng cho ta thấy khả
năng thanh toán của công ty khá tốt. Điều này là do công ty đã áp dụng chính
sách thận trọng trong hoạt động của công ty, điều này giúp công ty tăng khả năng
thanh toán và tính thanh khoản cao, tăng niềm tin cho công ty.
- Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá
khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doang
nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho và loại trừ hàng tồn kho ra
khỏi công thức tính do hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao. Chỉ số khả
năng thanh toán nhanh của công ty năm 2011 là 1,13 lần, giảm 2,66 lần so với
năm 2010. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng 2,82 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán cao vào
năm 2011 và 5,48 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán cao vào năm
2010. Vì nợ ngắn hạn năm 2011 tăng 116,94% trong khi tài sản ngắn hạn của
công ty chỉ tăng 11,69% nên khả năng thanh toán của công ty giảm nhiều so với
năm 2010. Hơn nữa, hàng tồn kho của công ty trong năm 2011 tăng mạnh so với
năm 2010, tăng từ 736.125.000 đồng (năm 2010) lên 2.366.545.000 đồng (năm
2011) tăng 1.630.420.000 đồng, vì vậy mà khả năng thanh toán nhanh của công
ty năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010. Trong tương lai, để tăng khả năng
thanh toán nhanh công ty cần giảm lượng hàng tồn kho và tăng tài sản ngắn hạn
lên cao hơn lượng tăng của nợ ngắn hạn.
- Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời đo lường mức độ
đáp ứng nhanh của tài sản ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản này có
thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn bằng tiền và các khoản tương đương
tiền. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2011 là 0,81 lần, giảm
3,35 lần so với năm 2010. Do năm 2011, công ty giảm lượng tiền mặt và các

khoản tương đương tiền do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên,
công ty cần cân nhắc giữa lợi nhuận và chi phí dự trữ tiền mặt để đưa ra chính
sách phù hợp nhất.
Nhận xét
Qua các chỉ số kinh tế trên cho ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
năm 2011 nhìn chung giảm nhiều so với năm 2010, vì vậy chưa tạo được an toàn cho
công ty khiến công ty phải đối mặt với các rủi ro thanh toán và làm giảm sự hấp dẫn
24
đối với các tổ chức tín dụng. Vì vậy, trong tương lai công ty cần tăng mạnh tài sản
ngắn hạn, giảm lượng hàng tồn kho và tăng lượng tiền mặt và các khoản tương
đương tiền, tăng lên nhiều hơn so với nợ ngắn hạn để tăng khả năng thanh toán của
công ty và làm tăng uy tín của công ty đối với các tổ chức tín dụng.
2.4.3: Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản:
Bảng 2.5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Đơn vị: Lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm
2011
Năm
2010
Chênh
lệch
Hiệu suất sử
dụng tổng
tài sản
Doanh thu thuần 0,10 0,10 0,0
Tổng tài sản bình
quân
Nhận xét:
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và lợi nhuận. Năm 2011, hiệu suất sử

dụng tài sản là 0,10 lần không tăng so với năm 2010. Con số này cho biết bình quân
một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,10 đồng doanh
thu thuần. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty có được như vậy là do tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả, mức doanh thu thuần và tổng tài sản đều
tăng. Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty ngày càng hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận ròng của công ty.
2.4.4: Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch
Tỷ suất sinh lời
trên doanh thu
Lợi nhuận ròng
15,36 15,68 (0,32)Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng
1,48 1,60 (0,13)Tổng TS bình quân
Tỷ suất sinh lời
trên vốn chủ sở
hữu
Lợi nhuận ròng
1,71 1,75 (0,04)
Vốn CSH bình
quân
Nhận xét:
25

×