Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

NHỮNG QUY ĐỊNH và kế HOẠCH QUẢN lý vườn CAO SU CHƯƠNG TRÌNH FCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 15 trang )




TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
TỔNG CÔNG TY CAO SU ĐỒNG NAI


































1

NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ VƯỜN CÂY CAO SU FSC

Mục lục:
1. Thuật ngữ viết tắt………………………………………………………………………….3
2. Mục đích………………………………………………………………………………… 3
3. Phạm vi sử dụng………………………………………………………………………… 3
4. Tài liệu sử dụng……………………………………………………………………………3
5. Đối tượng sử dụng…………………………………………………………………………3
6. Nội dung
Phần thứ nhất : THUYẾT MINH CÔNG TRÌNH
I. Cơ sở pháp lý………………………………………………………………………….4
II. Tình hình cơ bản
- Điều kiện tự nhiên……………………………………………………………………….5
- Điều kiện hạ tầng cơ sở và xã hội ………………………………………………………6
Phần thứ hai : THUYẾT MINH THIẾT KẾ LÔ TRỒNG CAO SU 7
Phần thứ ba : THUYẾT MINH KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, KHAI THÁC CÂY
CAO SU
- Kỹ thuật trồng cao su…………………………………………………………………….8
- Kỹ thuật khai thác mủ và chăm sóc cao su kinh doanh………………………………….8

- Kỹ thuật bảo vệ thực vật:……………………………………………………………… 8
- Kế hoạch thanh lý, tái canh cao su dài hạn:…………………………………………… 9
- Kế hoạch chuyển đổi 5 % rừng tự nhiên:……………………………………………… 9
- Bảo vệ vườn cao su:……………………………………………………………………10
- Các căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật và dự toán:……………………………………… 11
- Tổ chức thực hiện:…………………………………………………………………… 11
Phần thứ tư : HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
- Hiệu quả kinh tế:……………………………………………………………………….12
- Hiệu quả xã hội:……………………………………………………………………… 12
- Lợi ích môi trường:…………………………………………………………………….12
Các phụ biểu và sơ đồ vườn cây
Soạn thảo tháng 4 năm 2012.

Biên soạn Kiểm tra Phê duyệt
Họ Tên
Ngô Quốc Thịnh Nguyễn Thị Huệ Thanh Trương Văn Nghĩa
Chức vụ
NV Phòng KTCS Phó Trưởng phòng KTCS Phó Tổng Giám đốc TCT


2
Chữ ký
















3
Bảng theo dõi sửa đổi tài liệu

Lần
sửa đổi
Ấn
bản
Trang Nội dung thay đổi Phê duyệt
Ngày, tháng,
năm
2

















4
1. Thuật ngữ viết tắt
− TĐCNCSVN : Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam
− TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
− TCT : Tổng Công ty
− CSĐN : Cao su Đồng Nai
− NT : Nông trường.
− KTCS : Kỹ thuật cao su
− QTKT : Quy trình kỹ thuật
− SXKD : Sản xuất kinh doanh
− KTCB : Kiến thiết cơ bản
− Đơn vị : Đơn vị trực thuộc.
2. Mục đích
Ban hành những quy định và kế hoạch để nhằm quản lý vườn cây tốt hơn trên diện
tích thực hiện theo chương trình chứng chỉ FSC/FM.
3. Phạm vi sử dụng
Thực hiện trên 5.970,24 ha vườn cây cao su và 314,35 ha vườn cây bảo tồn tại hai
nông trường cao su Cẩm Mỹ và Thái Hiệp Thành.
4. Tài liệu sử dụng
Quy trình kỹ thuật cây cao su do Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập Đoàn
Công nghiệp cao su Việt Nam) ban hành năm 2004;
5. Đối tượng sử dụng
Vườn cao su của Nông trường Cẩm Mỹ, Nông trường Thái Hiệp Thành.
6. Nội dung














5
Phần thứ nhất
THUYẾT MINH CÔNG TRÌNH
Công trình: Trồng, chăm sóc và khai thác 5.970,24 ha cao su và trồng,
chăm sóc 314,35 ha vườn cây bảo tồn.
Địa điểm: Nông trường cao su Cẩm Mỹ, nông trường cao su Thái Hiệp
Thành - Trực thuộc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao
su Đồng Nai.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Quyết định số 1279/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 04/05/2009 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn về việc thành lập Tổng Công ty Cao su Đồng Nai (công ty mẹ) là công
ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Quyết định số 4123/QĐ-UBND ngày 23/11/2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng
Nai về việc công nhận kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất cho Công ty Cao su Đồng Nai
(Nông trường Thái Hiệp Thành), tại các xã: Bàu Cạn, Tân Hiệp, Long Phước, huyện Long
Thành.
- Quyết định số 1384/QĐ-UBND ngày 18/05/2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng

Nai về việc công nhận kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho Công ty Cao su Đồng Nai (Nông trường Cẩm Mỹ), tại các xã: Long Giao,
Xuân Mỹ, Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ.
Dự án “Trồng, chăm sóc và khai thác 5.970,24 ha cây cao su và trồng, chăm sóc
314,35 ha vườn cây bảo tồn” trên đất sản xuất nông nghiệp tại xã Long Giao, Xuân Mỹ,
Xuân Tây - Huyện Cẩm Mỹ và xã Bàu Cạn, Tân Hiệp, Long Phước – Huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai thực hiện. Dự án
trồng, chăm sóc cao su và khai thác cây cao su đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc
làm cho người lao động tại các xã trên và tạo nguồn thu nhập ổn định và lâu dài cho nhân
dân địa phương, góp phần cùng địa phương thực hiện thành công dự án tổng thể quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2026.
Các căn cứ lập thiết kế - dự toán căn cứ vào Quy trình trồng cao su và Hướng dẫn lập
dự toán do Tập Đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam ban hành. Đồng thời căn cứ vào tình
hình thực tế tại địa phương, tính chất đặc thù của doanh nghiệp để xây dựng thiết kế - dự
toán phù hợp thực tế và có hiệu quả ứng dụng cao.






6
II. TÌNH HÌNH CƠ BẢN
1. Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý - Phạm vi ranh giới
Khu vực đất nông nghiệp thuê để quy hoạch trồng cao su thuộc tại xã Long Giao,
Xuân Mỹ, Xuân Tây - Huyện Cẩm Mỹ và xã Bàu Cạn, Tân Hiệp, Long Phước – Huyện
Long Thành, tỉnh Đồng Nai có diện tích vườn cây là 6.294,66 ha và diện tích đường giao
thông trong vườn cao su là 201,21 ha.
- Phạm vi đường ranh giới khu vực trồng cao su xác định: (kèm theo bản đồ).

1.2 Địa hình
Khu vực trồng cao su có diện tích 5.970,24 ha và khu vực trồng rừng bảo tồn có diện
tích 314, 35 ha, địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp (< 8%), có độ cao trung bình 40 - 100 m,
thuận lợi cho trồng cao su và sử dụng máy móc cơ giới.
1.3 Khí hậu thời tiết
Khí hậu nhiệt đới gió mùa phân chia thành hai mùa mưa và nắng rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
+ Số giờ nắng trung bình trong năm: Mùa nắng có số giờ nắng bình quân 8-10
giờ/ngày và mùa mưa có số giờ nắng trung bình 4-6 giờ/ngày.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: từ 1.500 – 2.700 mm, chủ yếu phân bố vào mùa
mưa, khoảng 85-95% tổng lượng mưa toàn năm.
+ Độ ẩm trung bình đạt khoảng 82%, thấp nhất khoảng 70-75% vào các tháng mùa
khô và cao nhất khoảng 85-89% vào các tháng mùa mưa.
+ Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm: 25,9
o
C với biên độ nhiệt trung bình hàng
năm là 3,4
o
C đến 4,5
o
C. Trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 28-32
o
C và nhiệt
độ trung bình tháng lạnh nhất là 22-26
o
C.
+ Chế độ bức xạ hàng năm dồi dào, tương đối ổn định và ít biến động giữa các mùa.
Bức xạ tổng cộng hàng tháng đạt 10,2-14,2 Kcal/cm
2
/năm.

1.4 Điều kiện đất đai
Căn cứ vào kết quả phân tích đất của Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam trên phần
lớn diện tích đất thuộc 02 nông trường có kết quả về tình trạng hóa lý tính đất như sau:
Đối với mẫu phẫu diện, thành phần các cấp hạt trong các tầng đều là đất đỏ bazan
hoặc thịt pha sét cát. Về hóa tính đất, các chỉ tiêu đều đạt giá trị từ trung bình đến cao và sự
khác biệt giữa các tầng đất không lớn cho thấy tiềm năng dinh dưỡng trong đất này khá cao
ngoại trừ hàm lượng Phosphore trong đất ở mức rất thấp, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cao su không nhiều.
Đối với mẫu nông hoá cho thấy tình trạng dinh dưỡng trong đất đạt giá trị từ trung
bình đến cao ngoại trừ hàm lượng phosphore, với chỉ tiêu phosphore dễ dàng được cải thiện


7
thông qua việc bón phân trong quá trình trồng và chăm sóc cao su, với tình trạng dinh
dưỡng trong đất như trên rất phù hợp với cây cao su.
Kết luận: Khảo sát các mẫu đất được phân tích tại 02 nông trường là kết quả rất tốt
cho việc thực hiện trồng cây cao su.
2. Điều kiện hạ tầng cơ sở và xã hội
2.1 Thuận lợi
- Khu vực có dự án trồng, chăm sóc và khai thác cao su gần đường quốc lộ 1, 56, 51
tạo thành một hệ thống giao thông thuận lợi rất có ý nghĩa trong giao lưu văn hoá xã hội và
đặc biệt cho sự phát triển kinh tế khi phối hợp với mạng lưới đường lô, liên lô cao su.
- Khu vực dự án có thuận lợi là quanh khu vực có dân cư khá đông nghề nghiệp
chính hiện nay là chăn nuôi và làm nương rẫy. Khi cao su trồng trên vùng đất thuộc 2 nông
trường Cẩm Mỹ và Thái Hiệp Thành thì nguồn lao động nông nghiệp dồi dào hiện có là lực
lượng lao động chủ yếu phục vụ trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su, tạo việc làm ổn
định, có thu nhập lâu dài bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho công nhân cao su nói
riêng và cho người dân trong xã hội nói chung.
2.2 Khó khăn
- Thành phần dân cư quanh khu vực dự án đa phần là người dân nhập cư từ nhiều nơi

khác nhau chuyển đến theo kế hoạch làm kinh tế mới của Nhà nước và một số theo diện di
dân tự do. Trình độ lao động không đồng đều, chủ yếu là lao động phổ thông nên khi tiếp
nhận vào làm công nhân Tổng Công ty phải tiến hành đào tạo tay nghề mới để đáp ứng
những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của việc trồng, chăm sóc và khai thác cây cao su. Việc đào
tạo này đòi hỏi người vào làm công nhân cao su phải có trình độ văn hoá nhất định để tiếp
thu những kiến thức kỹ thuật nông nghiệp, chuyên môn mới.
- Các công trình phúc lợi công cộng hiện nay của xã phát triển còn nhiều mặt hạn
chế, chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu đời sống người dân địa phương, nên khi một số công
trình phúc lợi của Tổng Công ty đầu tư như trạm xá, nhà trẻ, mẫu giáo cho con em công
nhân được tiến hành, hỗ trợ cho phù hợp với điều kiện mới của xã khi tuyển lao động vào
phục vụ lâu dài cho Tổng Công ty.










8
Phần thứ hai
THUYẾT MINH THIẾT KẾ LÔ TRỒNG CAO SU
- Diện tích: Một lô cao su cơ bản được thiết kế với diện tích 25 ha (500 m

x 500 m)
(gồm cả đường lô cao su), nếu do địa hình đặc biệt thì diện tích lô có thể biến động lớn hơn
hoặc nhỏ hơn, các lô gần nhau được ngăn cách bởi đường liên lô có chiều rộng 6 - 8 m


, diện
tích đường lô chiếm khoảng 0,024% diện tích trồng cao su.
- Tên lô: Tên mỗi lô cao su gồm 01 con số.
- Hướng thiết kế: Hàng cao su được thiết kế từ Đông sang Tây hoặc từ Nam sang Bắc
để thuận tiện cho việc nối hệ thống giao thông vào với mạng lưới đường lô, liên lô sẽ hình
thành khi phân lô trồng cao su.
- Lập sơ đồ mặt bằng và thiết kế lô trồng cho từng lô, lưu hồ sơ để làm cơ sở cho việc
kiểm tra thực địa và hồ sơ thanh quyết toán.





















9

Phần thứ ba
THUYẾT MINH KỸ THUẬT
TRỒNG, CHĂM SÓC, KHAI THÁC CÂY CAO SU
I. KỸ THUẬT TRỒNG CAO SU
1. Chuẩn bị đất, thiết kế lô và xây dựng vườn cây: Thực hiện theo điều 65, 66, 67,
68 trang 21, 22 của QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
2. Trồng cao su: Thực hiện theo điều 69, 70, 71, 72, 73, 74 trang 23, 24, 25 của
QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
3. Kỹ thuật chăm sóc: thực hiện theo điều 77, 78, 79, 80, 81, 82, 83, 84, 85 trang 26,
27, 28, 29 của QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
II. KỸ THUẬT KHAI THÁC MỦ VÀ CHĂM SÓC CAO SU KINH DOANH
1. Quy định chung về việc khai thác mủ: thực hiện theo điều 88, 89 trang 33 của
QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
2. Tổ chức khai thác mủ:
2.1 Chế độ khai thác: thực hiện theo điều 90, 91, 92, 93 trang 33, 34, 35 của QTKT
cây cao su ban hành năm 2004.
2.2 Thiết kế, mở miệng cạo: thực hiện theo điều 94, 95, 96, 97 trang 35 đến 45 của
QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
2.3 Các yêu cầu kỹ thuật: thực hiện theo điều 98 đến 116 trang 46 đến 52 của
QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
3. Chăm sóc vườn cao su: thực hiện theo điều 117 đến 138 trang 53 đến 62 của
QTKT cây cao su ban hành năm 2004.
III. KỸ THUẬT BẢO VỆ THỰC VẬT
- Thực hiện theo điều 140 đến 170 trang 64 đến 81 của QTKT cây cao su ban hành
năm 2004.
- Tình hình sử dụng và kế hoạch hóa chất bảo vệ thực vật năm 2012 (Chi tiết đính
kèm).
IV. KẾ HOẠCH THANH LÝ – TÁI CANH RỪNG CAO SU DÀI HẠN
1. Hiện trạng vườn cây Tổng Công ty đang quản lý
Tổng diện tích vườn cây cao su được cấp chứng chỉ FSC là 5.970,24ha, trong đó

vườn cây đang thu hoạch mủ là: 4.451,81 ha, vườn cây KTCB là: 1.518,43 ha.





10
2. Cơ cấu vườn cây
DIỆN TÍCH TRỒNG CAO SU (ha) NÔNG
TRƯỜNG
SXKD KTCB TÁI CANH

ĐẤT TRỐNG

CỘNG
Cẩm Mỹ 2.567,10

600,57 173,92 53,94
3.395,47

Thái Hiệp Thành 1.884,70

539,23 134,73 16,04
2.574,77

Cộng 4.451,81

1.139,80

308,65 69,98 5.970,24


3. Kế hoạch thanh lý và tái canh rừng cao su dài hạn: Chi tiết đính kèm.
4. Những quy định trong việc thanh lý – khai thác gỗ FSC tại vườn cây Tổng
Công ty đang quản lý
* Những hoạt động của các nhà thầu (cưa cắt cây cao su, khai hoang hay vận chuyển
gỗ, mủ) phải được giám sát, bao gồm việc tuân thủ các quy định của hợp đồng, như:
- Chấp hành nghiêm Công ước CITES về buôn bán và săn bắt các loài động vật, thực
vật hoang dã, quý hiếm trên vườn cây; Luật bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam.
- Phải tham gia giữ gìn, bảo vệ tốt tài nguyên môi trường, không gây thiệt hại đến tài
nguyên trong lòng đất và trên đất tại các lô cao su của Công ty.
- Không để lại trên vườn cây những chất thải rắn thông thường như: chai, lọ thủy
tinh, các chất thải kim loại, các loại nhựa và bao nilon; các chất thải rắn nguy hại như dầu
nhớt thải các loại, giẻ lau dầu nhớt, mở bò.
Có các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm tại các khu vực nếu có các trường hợp chất
thải nguy hại rơi vãi hoặc đổ tràn ra môi trường đất tại các lô cao su.
* Những hoạt động của các thành viên trong Công ty phải tuân thủ các quy định của
Tổng Công ty, như:
- Quy định về hoạt động quản lý công tác Bảo vệ thực vật, quy trình kỹ thuật trồng
mới – tái canh, quy trình kỹ thuật về thu hoạch mủ, quy định về quản lý cây ngã đổ, quy
định về nhận dạng gỗ và mủ tại vườn cây.
- Quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải rắn thông thường, quy định về
quản lý nguồn nước thải, quy định về hoạt động bảo vệ tài nguyên nước.

V. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI 5% RỪNG TỰ NHIÊN
- Tổng diện tích đất trồng cao su chuyển sang trồng rừng bảo tồn là 314,65 ha để
nhằm đáp ứng tiêu chí 10.3.4 của FSC đa dạng các loài thực vật (chi tiết và sơ đồ đính
kèm).







11
- Kế hoạch thực hiện việc chuyển đổi diện tích rừng bảo tồn (ha):
Năm NT Cẩm Mỹ NT Thái Hiệp Thành Tổng Công ty
2011 6,00 6,00 12,00
2012 21,43 42,12 63,55
2013 28,66 43,54 72,20
2014 9,99 68,24 78,23
2015 88,37 88,37
Cộng 66,08 248,27 314,35

- Loại cây sẽ được trồng khi chuyển đổi:
+ Sao đen - Hopea Odorata Roxb
+ Dầu con rái - Dipterrocarpus alatus Roxb
+ Chiêu liêu - Terminalia calamansanai (Blanco) olfe
- Kế hoạch chi tiết theo “Dự án chuyển đổi rừng cao su trồng rừng cây gỗ lớn bản địa
theo yêu cầu tiểu chuẩn FSC từ năm 2011-2015”.
VI. BẢO VỆ VƯỜN CAO SU
1. Phòng chống cháy
Từ tháng 11, 12 làm sạch cỏ trên hàng cao su. Thu gom các chất dễ bén lửa ra khỏi
vườn cây.
Thường xuyên kiểm tra và thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy.
2. Bảo vệ thường xuyên
Thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ vườn cây, không để người và gia súc phá
hoại. Do đơn vị nằm trong khu vực phức tạp về an ninh trật tự nên công tác bảo vệ rất nặng
nề và cần đầu tư nhiều công sức.
3. Kiểm kê cuối năm
Mục đích để xác định tỷ lệ từng loại cây để làm cơ sở kiểm kê tài sản cuối năm, lập

kế hoạch trồng dặm năm sau và làm lý lịch vườn cây.
4. Các biện pháp chống xói mòn
Đào mương, giữ cây, thảm phủ trên đất, không cày bừa tại các khu vực mương suối
để tránh rửa trôi và xây dựng hệ thống hố tích mùn trên vườn cây cao su.





12
VII. CÁC CĂN CỨ ĐỂ LẬP THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN
1. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su của Tổng Công Ty Cao su Việt
Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) ban hành năm 2004.
2. Hướng dẫn Lập dự toán xây lắp các hạng mục Công trình: Trồng, chăm sóc và
khai thác cao su thực hiện các năm của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
3. Đơn giá vật tư và nhân công tại tỉnh Đồng Nai năm 2011.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các hạng mục trong khả năng thực hiện của dự án sẽ được Công ty TNHH MTV
Tổng Công ty Cao su Đồng Nai chủ động thực hiện:
- Xe máy, cơ giới: Do doanh nghiệp tự phục vụ.
- Nhân công lao động: Hợp đồng với 100% người lao động địa phương.
Những hạng mục thi công mà Doanh nghiệp không tự thực hiện được như lập bản
đồ, khảo sát đất, một số công trình vườn cây khác, … thì sẽ hợp đồng với các cơ quan
chuyên môn như Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, các Công ty hoặc cơ sở tư nhân và các
cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai thực hiện.





















13
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG
I. HIỆU QUẢ KINH TẾ
 Tạo ra sản phẩm cho xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách.
 Giải quyết thêm việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương Huyện Cẩm Mỹ và
Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
 Cải thiện môi trường, phủ xanh đất trống, chống xói mòn tăng hiệu quả sử dụng đất.
 Góp phần ổn định đời sống xã hội, tăng hiệu quả kinh tế trong việc quy hoạch sử dụng
đất của chính quyền sở tại.
II. HIỆU QUẢ XÃ HỘI
 Triển khai thực hiện đúng đắn chủ trương lớn về việc quy hoạch sử dụng đất đai của
Huyện Cẩm Mỹ và Huyện Long Thành, cũng như của tỉnh Đồng Nai.
 Hình thành một doanh nghiệp cao su hiện đại, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào công việc, tạo mô hình mẫu để chuyển giao công nghệ cho nông dân trong khu vực.

 Làm hạt nhân thúc đẩy sự phát triển văn hoá, kinh tế – xã hội – khoa học kỹ thuật của cả
vùng.
III. LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG
 Các hoạt động của dự án cơ bản nhằm vào mục tiêu: cải tạo đất, chống xói mòn, bạc
màu hóa đất, giữ và sử dụng nguồn nước hiệu quả, tăng độ che phủ rừng và cây lâu năm.
 Dự án thực hiện theo định hướng phát triển hệ sinh thái bền vững bằng những biện pháp
như bảo vệ và duy trì hệ động thực vật tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất
bảo vệ thực vật, tăng cường sử dụng biện pháp thâm canh tổng hợp và cải tạo đất theo
hướng hữu cơ hóa vườn cây.
 Tạo nên vùng tiểu khí hậu làm cho môi trường sinh thái ngày càng cải thiện theo hướng
bền vững hơn.


×