Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI tốt đối với GIA cầm CHĂN THẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.57 KB, 20 trang )



1






TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI
TỐT ĐỐI VỚI GIA CẦM CHĂN THẢ







Bản phác thảo: tháng 9/2009


1
NỘI DUNG

NỘI DUNG 1
I. GIỚI THIỆU 2
II. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT VỚI GIA CẦM CHĂN THẢ 4
A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT 4
B. TÀI LIỆU NỘI BỘ 5
III. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT ĐỐI VỚI GÀ THỊT CHĂN THẢ 6
A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT 6


B. TÀI LIỆU NỘI BỘ 6
IV. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO GÀ CHĂN THẢ LẤY TRỨNG 8
A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT 8
B. TÀI LIỆU NỘI BỘ 8
V. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO VỊT THỊT CHĂN THẢ 9
VI. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO VỊT ĐẺ TRỨNG CHĂN THẢ 9
VII. CHỨNG NHẬN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO GIA CẦM CHĂN THẢ 9
A. TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN CHUNG CHO CHĂN NUÔI GIA CẦM CHĂN THẢ 9
B. TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN RIÊNG CHO MỖI CHUỖI CUNG ỨNG 9
PHỤ LỤC 1: ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN CHUNG CHO GIA CẦM CHĂN THẢ 10
PHỤ LỤC 3: ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN RIÊNG CHO GÀ ĐẺ CHĂN THẢ LẤY
TRỨNG 18




2
I. GIỚI THIỆU
Tài liệu này miêu tả “Tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt cho gia cầm chăn thả” (GAHP
FRP), đây là tài liệu được biên soạn ban đầu trong khuôn khổ dự án STOP AI, được tài
trợ bởi tổ chức phát triển Quốc tế Hoa Kỳ: “Phát triển các chuỗi chăn nuôi gà chăn thả
tại Việt Nam và chứng nhận chuỗi cung ứng gà an toàn”.
Tài liệu này được thiết lập theo 3 bước:
‐ Tham khảo một số tài liệu nướ
c ngoài và quy định của Việt Nam (có kèm theo
danh sách các website).
‐ Xem lại hệ thống chăn nuôi gia cầm thả vườn tại Pháp và Thái Lan.
‐ Thăm các chuỗi cung ứng gà thả vườn tại Bình Dương, Tiền Giang, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Hà Giang, Thái Nguyên, Hà Nội nhằm đánh giá nhu cầu thực tế của
các chuỗi cung ứng.

Mục tiêu
Bản tiêu chuẩn này được biên soạn riêng cho các chuỗi cung ứng gà chăn thả, nhằm
cung cấp những sản phẩm gà có chất l
ượng và giá trị cao hơn tới người tiêu dùng.

Các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng
Trước hết, bản tiêu chuẩn này nêu chi tiết các yêu cầu chung cho chăn nuôi gia cầm
chăn thả. Tiếp theo đó, với mỗi chuỗi cung ứng sẽ có những tiêu chuẩn riêng (gà thịt,
gà trứng, vịt,…) mà các chuỗi này phải tuân theo. Chi tiết của bộ tiêu chuẩn này sẽ
được trình bày trong phần phụ lục. Trong thời gian tới, các tài liệu về: thực hành chăn
nuôi gà thả v
ườn tốt, thực hành giết mổ và vận chuyển sản phẩm gia cầm tốt sẽ được
hoàn thiện.
Nội dung
Để thực hiện các tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt đối với chăn nuôi gia cầm chăn thả,
các chuỗi cung ứng phải thực hiện theo các tiêu chuẩn được tóm tắt như sau:
‐ Tuân thủ các quy định của Việt Nam đối với các trang trại.
‐ Thực hành tốt v
ề: vệ sinh, an toàn sinh học, chăm sóc, thức ăn, nước
uống…nhằm mục địch đảm bảo sức khỏe đàn gia cầm, qua đó tăng hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi. Qua việc thực hành chăn nuôi tốt sẽ giúp đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
‐ Góp phần bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ quy trình xử lý chất thải.
‐ Áp dụng phương thức chăn nuôi truy
ền thống, sử dụng các giống gia cầm có
chất lượng cao (các giống địa phương - tăng trưởng chậm)
‐ Ghi chép đầy đủ số liệu trong suốt quá trình chăn nuôi và giết mổ, nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, cũng như đảm bảo tính minh
bạch của sản phẩm đối với người tiêu dùng.



3
Dựa theo những tiêu chí trên, người tiêu dùng có thể nhận biết những sản phẩm gia
cầm có chất lượng cao, được sản xuất theo “tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt áp
dụng cho gia cầm chăn thả”.
Tài liệu
“thực hành chăn nuôi tốt với gia cầm chăn thả” bao gồm 3 tài liệu. Tài liệu thứ nhất là
“Các tiêu chuẩn kĩ thuật”, đưa ra những tiêu chuẩn chung mà các chuỗi cung ứng gia
cầm chăn thả ph
ải tuân theo. Tài liệu thứ hai, “điểm kiểm soát và tiêu chí đạt chuẩn”
nêu ra chi tiết các tiêu chí phù hợp cho gia cầm chăn thả và dễ dàng ứng dụng trong
trong quá trình chăn nuôi. Việc đánh giá được chia làm 3 mức độ quan trọng (bắt buộc,
quan trọng và khuyến cáo áp dụng). Tài liệu thứ ba là “tài liệu nội bộ” bao gồm các tài
liệu và những giấy tờ bắt buộc phải có của các chuỗi cung ứng. Người đứng đầu mỗi
chu
ỗi cung ứng phải có trách nhiệm chuẩn bị, quản lý và trình cho cán bộ thanh tra khi
có yêu cầu.
Làm thế nào để đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt trong chăn nuôi gia cầm chăn thả”?
Tùy thuộc vào hoạt động sản xuất của mỗi chuỗi cung ứng, người kiểm tra sẽ căn cứ
vào (1) các tiêu chuẩn chung cho sản phẩm gia cầm chăn thả và (2) các tiêu chí riêng
cho mỗi chuỗi cung ứng.
Thông qua việc kiểm tra sổ sách và thăm trực tiế
p trang trại, người kiểm tra sẽ đánh giá
theo các mức độ sau: 1- Thỏa mãn, 2- Có thể chấp nhận, 3- Chưa thỏa mãn, 4- Thiếu.
Để đạt tiêu chuẩn, mỗi tiêu chí phải đạt được ở mức độ: 1- thỏa mãn, 2- Có thể chấp
nhận.
Để đạt chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt, mỗi trang trại chăn nuôi cần phải đạt được
tối thiểu 75% các chỉ tiêu BẮT BUỘC và 50% các chỉ tiêu QUAN TRỌ
NG. Trong trường
hợp không đạt yêu cầu, người kiểm tra sẽ đưa ra những giải pháp tới người quản lý

của chuỗi cung ứng. Người quản lý có trách nhiệm thi hành những gợi ý đó, sau 2
tháng phải báo cáo lại tiến độ thực hiện. Người kiểm tra sẽ bố trí chuyến đánh giá tiếp
theo để kiểm tra lại việc áp dụng tiêu chuẩn của trang trại.
Tra cứu trực tuyến
Tài liệu này s
ẽ được tải lên trang web: www.poultryvietnam.com vào ngay 15/12/2009.
Chúng tôi xin hoan nghênh những đóng góp cho việc hoàn thiện tài liệu này. Mong rằng
bộ tiêu chuẩn này sẽ phù hợp với điều kiện của các trang trại chăn nuôi gia cầm chăn
thả tại Việt Nam, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của người tiêu dùng.


4
II. TIÊU CHUẨN CHUNG CHO THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT VỚI GIA CẦM
CHĂN THẢ

LƯU Ý: Phần này đưa ra các tiêu chuẩn CHUNG cho tất cả các chuỗi chăn nuôi gia
cầm chăn thả. Phần tiếp theo sẽ đề cập các tiêu chuẩn RIÊNG cho mỗi chuỗi cung
ứng. Để áp dụng tiêu chuẩn cho chăn nuôi gia cầm chăn thả, các trại chăn nuôi phải
áp dụng cả phần tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng cho mỗi chuỗi cung ứng.
A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT
“Tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt cho gia cầm chăn thả” sẽ được viết tắt là “H” sử
dụng trong các đề mục sau đây và trong phụ lục 1
‐ H.01 GIẤY PHÉP
o Trang trại phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép
‐ H.02 GHI CHÉP THÔNG TIN
o Các thông tin trong quá trình chăn nuôi phải được ghi chép cẩn thận.
‐ H.03 AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN TỪ BÊN NGOÀI
Trang trại được đảm bảo an toàn với các tác nhân từ bên ngoài khi đảm b
ảo 3
yếu tố: Cách ly, kiểm soát tất cả các thứ vào ra và vệ sinh:

o Có hệ thống hàng rào để ngăn chó và các loại động vật hoang dã xâm nhập vào
trong khu vực chăn nuôi.
o Người và các phương tiện vào khu chăn nuôi phải được sát trùng
o Chủ trang trại cần cung cấp giầy sử dụng một lần hoặc ủng cho khách
tham quan trước khi vào khu vực chăn nuôi.
‐ H.04. AN TOÀN SINH HỌC VÀ VIỆC ĐẢM BẢO VỆ SINH TRONG KHU VỰC
CHĂ
N NUÔI. Để đảm bảo nội an toàn sinh học cao cần thực hiện:
o Mỗi trang trại đều phải có khu vực cách ly gia cầm ốm.
o Không nuôi chung nhiều loài gia cầm trong cùng một khu vực chăn nuôi.
o Thực hiện cùng nhập cùng nhập cùng xuất. Khi xuất bán gia cầm, nếu
quá trình này diễn ra trong vòng hai tuần vẫn có thể chấp nhận được.
o Đảm bảo việc vệ sinh sát trùng dụng cụ và chuồng trại giữa 2 lứa nuôi.
o
Thời gian trống chuồng tối thiểu là 8 ngày.
o Chất độn chuồng luôn khô ráo, đặc biệt xung quanh máng uống.
o Xác gia cầm chết phải được xử lý tốt.
‐ H.05 QUẢN LÝ CHÂT THẢI
o Phân sau khi dọn chuồng phải được di chuyển ngay tới khu vực xử lý
chất thải nằm ngoài khu vực chăn nuôi, cuối hướng gió, không bị trôi khi
có mưa nhằm tránh lây bệnh cho đàn mới.


5
‐ H.06 QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐÀN GIA CẦM
o Quản lý sức khỏe đàn gia cầm phải được thực hiện hoặc được giám sát
bởi bác sĩ thú y.
o Quản lý sức khỏe đàn gia cầm theo quy định của trạm thú y.
o Kiểm soát các thuốc còn tồn dư trên gia cầm khi giết thịt.
‐ H.07 BẢO QUẢN THUỐC

o Kho bảo quản thuốc, chất sát trùng và các chất diệt côn trùng cần được
đảm bảo trong điều kiện tốt, tránh lây sang thức ăn cho vật nuôi và thức
ăn cho người.
‐ H.08 CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ THỨC ĂN
o Kiểm soát chất lượng thức ăn và nước uống.
o Hệ thống cung cấp thức ăn và nước uống không bị nhiễm bẩn, nấm mốc,
tạp chất và rong rêu
B. TÀI
LIỆU NỘI BỘ
Để thực hiện “thực hành chăn nuôi tốt cho gia cầm chăn thả” mỗi chuỗi cung ứng
cần thực hiện quản lý chất lượng riêng cho mình, thông qua việc quản lý “Sổ theo
dõi cho từng lứa nuôi” – quyển sổ được thiết kế riêng cho mỗi chuỗi cung ứng, sử
dụng riêng cho từng lứa nuôi và “Sổ ghi chép thông tin chung” – bao gồm tất cả
quy trình chăn nuôi và các loại giấy tờ liên quan khác của trang trại. Sổ theo dõi
cầ
n phải được ghi chép đầy đủ và xuất trình cho người kiểm tra, tạo điều kiện
thuận lợi cho họ làm việc.
- Sổ theo dõi cho từng lứa nuôi
o Vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi
o Nhận gà
o Nhận thức ăn
o Tiêu thụ thức ăn
o Cân nặng
o Thu nhặt trứng
o Vắc xin và thuốc phòng bệnh
o Bệnh và điều trị bệnh
o Tỷ lệ
chết và thất thoát
o Chuyến thăm của cán bộ kỹ thuật/ BSTY
o Xuất gà

- Sổ ghi chép thông tin chung
o Bản sao giấy phép chăn nuôi
o Bản sao chứng chỉ hành nghề của BSTY chịu trách nhiệm theo dõi
đàn gia cầm
o Hóa đơn mua thuốc thú y
o Hóa đơn mua thức ăn chăn nuôi
o Giấy giao nhận gà con


6
III. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT ĐỐI VỚI GÀ THỊT CHĂN
THẢ

LƯU Ý: Phần này chỉ đưa ra các tiêu chuẩn RIÊNG chăn nuôi gà thịt chăn thả. Người
chăn nuôi cần kết hợp phần tiêu chuẩn RIÊNG cho gà thịt chăn thả với tiêu chuẩn
CHUNG được nêu ở trên để được một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh.

A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT
“Tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt cho gà thịt chăn thả” sẽ được viết tắt là “FB” sử
dụng trong các đề mục sau đây và trong phụ lục 2.
- FB.01 GIỐNG Có 2 loại giống được sử dụng dưới tên “gà thịt chăn thả”:
o Giống có khối lượng sống tối đa 2,5 kg ở 90 ngày tuổi được gọi là
“Gà chăn thả tăng trọng nhanh”
o Giống có khối lượng sống t
ối đa 2,0 kg ở 90 ngày tuổi được gọi là
“Gà chăn thả tăng trọng chậm”
Với cả hai loại giống ở trên, gà con 1 ngày tuổi phải có nguồn gốc rõ ràng
- FB.02 MẬT ĐỘ. Mật độ tối đa cho phép:
o Chuồng nuôi: 10 gà /m²
o Bãi chăn thả: 3 gà / m²

- FB.03 CHĂN THẢ
o Chậm nhất ở 42 ngày tuổi gà phải được thả ra vườn
- FB.04 THỜI GIAN NUÔI
o Tuổi giết thị
t tối thiểu là 90 ngày
- FB.05 THỜI GIAN NGỪNG ĂN TRƯỚC KHI GIẾT THỊT
o Thời gian ngừng cho ăn trước khi giết mổ ít nhất là 10 giờ
B. TÀI
LIỆU NỘI BỘ
Để thực hiện các tiêu chuẩn cho gà thịt thả vườn, các chuỗi cung ứng cần tự quản lý
chất lượng nội bộ, bao gồm “Sổ theo dõi cho từng lứa gà” thiết kế riêng cho gà thịt thả
vườn và “Sổ ghi chép thông tin chung” – bao gồm tất cả quy trình chăn nuôi và các loại
giấy tờ liên quan khác của trang trại. Sổ theo dõi cần phải được ghi chép đầy đủ và
xuất trình cho người kiểm tra, tạo điều ki
ện thuận lợi cho họ làm việc.
- Sổ theo dõi cho từng lứa gà
o Theo dõi tăng trọng
- Sổ ghi chép thông tin chung


7
o Thông tin đầy đủ về con giống theo yêu cầu với gà chăn thả được
nêu ở phần trên.
o Sơ đồ miêu tả khu vực chăn nuôi có biểu thị về kích thước chuồng
nuôi cũng như bãi chăn thả. Kích cỡ chuồng nuôi phải tuân theo các
tiêu chí đã được nêu ở phần trên.



8

IV. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO GÀ CHĂN THẢ LẤY
TRỨNG

LƯU Ý: Phần này chỉ đưa ra các tiêu chuẩn RIÊNG chăn nuôi gà chăn thả lấy trứng.
Người chăn nuôi cần kết hợp phần tiêu chuẩn RIÊNG cho gà chăn thả lấy trứng với
tiêu chuẩn CHUNG được nêu ở trên để được một bộ tiêu chuẩn hoàn chỉnh.
A. TIÊU CHÍ VÀ ĐIỂM KIỂM SOÁT
“Tiêu chuẩn thực hành chăn nuôi tốt cho gà chăn thả lấy trứng” sẽ được viết tắt là “FL”
sử dụng trong các đề mục sau đây và trong phụ lục 3.
- FL.01 MẬT ĐỘ: Mật độ tối đa cho phép:
o Chuồng nuôi: 5 gà /m²
o Bãi chăn thả: 3 gà / m²
- FL.02 CHĂN THẢ
o Đối với gà đẻ trứng, chậm nhất phải được thả ra bãi chăn thả khi
bước vào giai đoạn
đẻ (16-20 tuần tuổi).
- FL.03 Ổ ĐẺ
o Số lượng ổ đẻ phải đảm bảo: 1 ổ cho 5 gà mái.
o Ổ đẻ phải dược đặt ở nơi khô ráo, thuận tiện cho việc vệ sinh, sát
trùng
o Ổ đẻ phải được thiết kế và đặt ở vị trí thuận tiện cho gà lên đẻ.
- FL.04
o Số trứng thu được không bị bẩn, vỡ, sần sùi quá 10%
B. TÀI
LIỆU NỘI BỘ
Để đạt được tiêu chuẩn đối với gà chăn thả lấy trứng, mỗi chuỗi cung ứng phải tự kiểm
soát thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ bao gồm “Sổ theo dõi cho từng lứa
gà” thiết kế riêng cho gà thịt thả vườn và Sổ ghi chép thông tin chung – bao gồm tất cả quy
trình chăn nuôi và các loại giấy tờ liên quan khác của trang trại. Sổ theo dõi cần phải được
ghi chép đầy

đủ và xuất trình cho người kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm việc.
- Sổ theo dõi cho từng lứa gà
o Thu nhặt trứng hàng ngày
o Theo dõi số lượng trứng bẩn
- Sổ ghi chép thông tin chung
o Sơ đồ miêu tả khu vực chăn nuôi có biểu thị về kích thước chuồng
nuôi cũng như bãi chăn thả. Kích cỡ chuồng nuôi phải tuân theo các
tiêu chí đã được nêu ở phần trên.
o Miêu tả
ổ đẻ và vị trí đặt ổ đẻ


9
V. TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO VỊT THỊT CHĂN THẢ
VI.
TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO VỊT ĐẺ TRỨNG
CHĂN THẢ
VII. CHỨNG
NHẬN THỰC HÀNH CHĂN NUÔI TỐT CHO GIA CẦM CHĂN
THẢ
A. TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN CHUNG CHO CHĂN NUÔI GIA CẦM
CHĂN THẢ
Phụ lục 1 nêu chi tiết các điểm cần kiểm soát và tiêu chí đạt chuẩn cho “thực hành chăn
nuôi tốt với gia cầm chăn thả”. Các tiêu chí này được chia ra làm 3 mức, từ các tiêu chí
bắt buộc phải tuân theo đến những tiêu chí khuyến cáo thực hiện: (1) BẮT BUỘC, (2)
QUAN TRỌNG, (3) KHUYẾN CÁO THỰC HIỆN.
Thông qua việc kiểm tra sổ sách và thăm trực tiếp trang trại, người kiểm tra sẽ đánh giá
theo các mức độ sau: 1- Thỏa mãn, 2- Có thể
chấp nhận, 3- Chưa thỏa mãn, 4- Thiếu.
Để đạt tiêu chuẩn, mỗi tiêu chí phải đạt được ở mức độ: 1- thỏa mãn, 2- Có thể chấp

nhận.
Mỗi trang trại chăn nuôi cần phải đạt được tối thiểu 75% các chỉ tiêu BẮT BUỘC và
50% các chỉ tiêu QUAN TRỌNG. Trong trường hợp không đạt yêu cầu, người kiểm tra
sẽ đưa ra những giải pháp tới người quản lý của chuỗi cung
ứng. Người quản lý có
trách nhiệm thi hành những gợi ý đó, sau 2 tháng phải báo cáo lại tiến độ thực hiện.
Người kiểm tra sẽ bố trí chuyến đánh giá tiếp theo để kiểm tra lại việc áp dụng tiêu
chuẩn của trang trại.
B. TIÊU
CHÍ ĐẠT CHUẨN RIÊNG CHO MỖI CHUỖI CUNG ỨNG
Tùy theo loại hình và giống sử dụng trong chăn nuôi (gà, vịt, lấy thịt, lấy trứng) mà các
chuỗi cung ứng cần đáp ứng các tiêu chí riêng. Như vậy, bộ tiêu chuẩn áp dụng cho
chăn nuôi gia cầm chăn thả sẽ bao gồm: tiêu chuẩn chung cho gia cầm chăn thả và tiêu
chuẩn riêng cho mỗi chuỗi cung ứng. Các tiêu chuẩn riêng sẽ được mô tả chi tiết trong
phần phụ lục.
1- Phụ luc 2: Các tiêu chí cho chăn nuôi gà thịt chăn thả
2- Phụ lục 3: Các tiêu chí cho chăn nuôi gà chăn thả lấy trứng


10
PHỤ LỤC 1: ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN CHUNG CHO GIA CẦM
CHĂN THẢ

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
H
H.01 GIẤY PHÉP

Trang trại đã được cơ quan chức
năng có thẩm quyền cấp phép cho
hoạt động chăn nuôi gà thịt chăn thả
chưa?.
Giấy phép do cơ quan
nhà nước có thẩm
quyền cấp cho chăn
nuôi gà thịt chăn thả
lưu trong sổ ghi chép
thông tin chung
QUAN TRỌNG
H.01.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

H.02 GHI CHÉP THÔNG TIN

Sổ theo dõi được ghi chép cẩn thận
không?
Kiểm tra sổ theo dõi
lứa nuôi
BẮT BUỘC
H.02.01
Ghi chú






Mức độ:
1 2 3 4

H.03 AN TOÀN SINH HỌC ĐỐI VỚI CÁC TÁC NHÂN TỪ BÊN NGOÀI
Có hệ thống hàng rào xung quanh
khu vực chăn nuôi giúp ngăn không
cho các động vật và con người đi
vào trong khu vực chăn nuôi không?
Quan sát đánh giá

BẮT BUỘC
H.03.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

Trang trại có ủng cho khách tham
khi vào thăm khu vực chăn nuôi
không?
Quan sát đánh giá QUAN TRỌNG

H.03.02
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

Có hố sát trùng trước cửa chuồng
nuôi không?
Có thuốc sát trùng trong hố không?
Quan sát đánh giá QUAN TRỌNG
H.03.03
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4



11

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ

QUAN TRỌNG
H.04 AN TOÀN SINH HỌC TRONG KHU VỰC CHĂN NUÔI VÀ VẤN ĐỀ VỆ SINH
Tất cả các lứa nuôi trong trang trại
có thực hiện “cùng nhập - cùng
xuất” không? (cùng xuất trong
khoảng 2 tuần vẫn có thể chấp nhận
được)
Kiểm tra sổ theo dõi
lứa nuôi
BẮT BUỘC
H.04.01
Ghi chú


Mức độ:
1 2 3 4

Có khu vực nuôi nhốt riêng gia cầm
ốm không?
Quan sát đánh giá QUAN TRỌNG
H.04.02
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Có nuôi chung nhiều loại gia cầm
hoặc lứa tuổi khác nhau không?

Quan sát đánh giá QUAN TRỌNG
H.04.03
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Chuồng trại có dễ vệ sinh sát trùng
không? Chuồng trại có theo các tiêu
chuẩn sau: (1) mái tốt, thoát nước tốt,
dễ vẹ sinh; (2) Nền chuồng dễ vệ sinh
(không có hố và gồ ghề); (3) Tường xi
măng phải cao ít nhất 30cm và dễ vệ
sinh; (4) Trường hợp nền chuồng làm
bằng vật liệu khó vệ sinh thì chuồng
phải được di chuyển mỗi khi nuôi
được 2/3 khoảng thời gian lứa.
Quan sát đánh giá

QUAN TRỌNG
H.04.04
Ghi chú





Mức độ:

1 2 3 4

Kiểm tra việc vệ sinh sát trùng
chuồng trại và dụng cụ trước khi
nhận lứa gà mới.
Quan sát đánh giá BẮT BUỘC
H.04.05

Mức độ:
1 2 3 4




12
STT
ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
H.04 NỘI AN TOÀN SINH HỌC VÀ QUẢN LÝ VẤN ĐỀ VỆ SINH
Có hóa đơn mua chất sát trùng
không? Lượng chất sát trùng
sụng có phù hợp với trang trại?
Kiểm tra “Sổ ghi
chép thông tin
chung”
KHUYẾN CÁO
H.04.06

Ghi chú


Mức độ:
1 2 3 4

Kiểm tra sự có mặt của các động
vật làm lây truyền bệnh trong khu
vực chăn nuôi, kho dự trữ thuốc
và thức ăn gia súc
Đánh giá khi thăm
trại Xác định các
phương pháp theo
dõi.
QUAN TRỌNG
H.04.07
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Chất độn chuồng trong chuồng
nuôi và nhất là quanh máng uống
có khô ráo không?
Đánh giá khi thăm
trại Xác định các
phương pháp theo
dõi.


KHUYẾN CÁO
H.04.08
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Trang trại có biện pháp xử lý chất
thải và xác gia cầm chết trong
quá trình chăn nuôi không?
Đánh giá khi thăm
trại Xác định các
phương pháp theo
dõi.
QUAN TRỌNG
H.04.09
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Thời gian trống chuồng tối thiểu
là 8 ngày.
Kiểm tra thông tin
trong “Sổ theo dõi”

QUAN TRỌNG
H.04.10
Ghi chú


Mức độ:
1 2 3 4



13

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
H.05 QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Chất thải trong quá trình chăn nuôi
nên đặt ở cuối hướng gió, phía bên
ngoài khu chăn nuôi, tránh mưa
làm trôi
Đánh giá khi đi thăm
trại
QUAN
TRỌNG
H.05.0
1
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

H.06 QUẢN LÝ SỨC KHỎE ĐÀN GIA CẦM

Chứng chỉ hành nghề
của cán bộ thú y (bản
phô tô) lưu vào sổ ghi
chép thông tin chung
của trang trại.
QUAN TRỌNG
H.06.01
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Có cán bộ thú y có theo dõi “bệnh
và điều trị bệnh” không?
Kiểm tra chữ ký của
cán bộ thú y trong Sổ
theo dõi lứa nuôi
QUAN TRỌNG
H.06.02
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

“Vắc xin và các thuốc phòng bệnh”
có được cán bộ thú y giám sát
không?
Kiểm tra chữ ký của
cán bộ thú y trong Sổ
theo dõi lứa nuôi
QUAN TRỌNG
H.06.03
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Các hóa đơn mua thuốc thú y và các
chất bổ trợ có được lưu vào Sổ ghi chép
thông tin chung của trang trại không?
Kiểm tra Sổ ghi chép
thông tin chung
KHUYẾN CÁO
H.06.04
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

Thời gian ngưng sư dụng thuốc
trước khi giết mổ có được tuân thủ?
Kiểm tra thời gian
ngừng sử dung thuốc và
thời gian giết mổ trong
Sổ theo dõi lứa nuôi.
BẮT BUỘC
H.06.05
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Các thuốc sử dụng trong trang trại
có đạt tiêu chuẩn GMP của Việt
Nam không?
Kiểm tra thông tin
trong “Sổ theo dõi lứa
nuôi”
BẮT BUỘC
H.06.06
Ghi chú

Mức độ:



14

1 2 3 4



15

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
H.07 BẢO QUẢN THUỐC
Kho bảo quản thuốc thú y, chất sát
trùng, thuốc diệt côn trùng có được
bảo quản đáp ứng yêu cầu của nhà
sản xuất và đảm bảo không nhiễm
vào thức ăn gia súc và thực phẩm
cho người không?
Thăm kho bảo quản
Quan sát đánh giá
QUAN TRỌNG
H.07.01
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

H.08 CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN VÀ NƯỚC UỐNG
Thức ăn có được bảo quản ở nơi
khô thoáng, chống nước mưa,
chống được chó mèo và chuột,
tránh được bẩn mốc không?
Thăm kho bảo quản
Quan sát đánh giá
QUAN TRỌNG
H.08.01
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Có đầy đủ các giấy tờ liên quan đến
việc giao nhận thức ăn không?
Giấy tờ giao nhận thức
ăn được lưu trong “Sổ
ghi chép thông tin
chung”.
KHUYẾN CÁO
H.08.02
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

Hệ thống cung cấp nước uống cho
gà có đảm bảo chất lượng không
(không bị bẩn, không có nấm mốc)?
Kiểm tra hệ thống
nước uống trong trang
trại
QUAN TRỌNG
H.08.03
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4



16
PHỤ LỤC 2: ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN RIÊNG CHO CHĂN NUÔI
GÀ THỊT CHĂN THẢ

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG

FB CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHO GÀ THỊT THẢ VƯỜN
FB.01 GIỐNG

Gà giống nhập về có đầy đủ giấy tờ
xác nhận nguồn gốc không?
Giấy kiểm dịch được
lưu trong “Sổ ghi chép
thông tin chung”
BẮT BUỘC
FB.01.01
Ghi chú






Mức độ:
1 2 3 4

Giống gà sử dụng có phù hợp cho
chăn nuôi gà thịt chăn thả không?
Hai loại gà giống được
chấp nhận sử dụng:
‐ “Gà chăn thả tăng
trọng nhanh”: có khối
lượng sống tối đa
2,5kg ở 90 ngày tuổi
‐ “Gà chăn thả tăng
trọng chậm”: có khối

lượng sống tối đa
2kg ở 90 ngày tuổi
BẮT BUỘC
FB.01.02
Ghi chú






Mức độ:
1 2 3 4

FB.02 MẬT ĐỘ

Mật độ nuôi tối đa cho chuồng nuôi:
10con/m
2
?
Mật độ nuôi bằng: số
lượng gà hiện có (ghi
trong Sổ theo dõi lứa
nuôi) so với diện tích
chuồng nuôi thực tế
BẮT BUỘC
FB.02.01
Ghi chú







Mức độ:
1 2 3 4



17

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
FB.02 MẬT ĐỘ
Mật độ tối đa cho khu chăn thả: 3
gà/m
2
?
Mật độ nuôi bằng: số
lượng gà hiện có (ghi
trong Sổ theo dõi lứa
nuôi) so với diện tích
bãi chăn thả thực tế
BẮT BUỘC
FB.02.02
Ghi chú









Mức độ:
1 2 3 4

FB.03 THỜI GIAN CHĂN THẢ

Các lứa gà có được chăn thả muộn
nhất vào lúc gà được 42 ngày tuổi
không?
Quan sát đánh giá BẮT BUỘC
FB.03.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

FB.04 THỜI GIAN NUÔI
Thời gian nuôi gà tối thiểu có đạt 90
ngày không?
Kiểm tra thông tin

trong Sổ theo dõi lứa
nuôi
BẮT BUỘC
FB.04.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

FB.05 THỜI GIAN NGỪNG CHO ĂN TRƯỚC KHI GIẾT THỊT
Trước khi giết mổ, gia cầm có được
ngừng cho ăn ít nhất 10 giờ không?
Cam kết của người
chăn nuôi
QUAN TRỌNG
FB.05.01
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4



18

PHỤ LỤC 3: ĐIỂM KIỂM SOÁT VÀ TIÊU CHÍ ĐẠT CHUẨN RIÊNG CHO GÀ ĐẺ CHĂN
THẢ LẤY TRỨNG

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
FL ĐẶC ĐIỂM ĐỐI VỚI GÀ THẢ VƯỜN CHĂN THẢ
FL.01 MẬT ĐỘ

Mật độ tối đa cho chuồng nuôi: 5
gà/m
2
?
Mật độ nuôi bằng: số
lượng gà hiện có (ghi
trong Sổ theo dõi lứa
nuôi) so với diện tích
chuồng nuôi thực tế
BẮT BUỘC
FL.01.01
Ghi chú



Mức độ:
1 2 3 4

Mật độ tối đa cho bãi chăn thả: 3

gà/m
2

Mật độ nuôi bằng: số
lượng gà hiện có (ghi
trong Sổ theo dõi lứa
nuôi) so với diện tích
bãi chăn thả thực tế
BẮT BUỘC
FL.01.02
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

FL.02 THỜI GIAN THẢ VƯỜN

Các lứa gà có được chăn thả muộn
nhất vào lúc gà bắt đầu để trứng lúc
16 – 20 tuần tuổi không?
Quan sát đánh giá BẮT BUỘC
FL.02.01
Ghi chú






Mức độ:
1 2 3 4

FL.03 Ổ ĐẺ
Số ổ đẻ phải đảm bảo: 1 ổ đẻ cho 5
gà mái.
Quan sát đánh giá BẮT BUỘC
FL.03.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4




19

STT ĐIỂM KIỂM SOÁT
TIÊU CHÍ
ĐẠT CHUẨN
MỨC ĐỘ
QUAN TRỌNG
FL.03 Ổ ĐẺ


Ổ đẻ phải được đặt ở nơi khô ráo,
dễ vệ sinh sát trùng. Ổ đẻ phải đạt
theo tiêu chuẩn sau: 1. ránh được
nước mưa và gió. 2. dễ dàng di
chuyển và vệ sinh
Quan sát đánh giá BẮT BUỘC
FL.03.02
Ghi chú




Mức độ:
1 2 3 4

Ổ đẻ được thiết kế và đặt ở vị trí
thuận tiện cho việc quản lý cũng
như cho gà mái lên đẻ. Ổ đẻ phải
đạt theo các tiêu chuẩn sau: (1)
Chiều cao tối thiểu là 20 cm tính từ
sàn. (2) ổ đẻ phải được đặt ở nơi
chắc chắn, không bị bẩn, không có
tiếng ồn. (3) Gà mái có thể ra vào
dễ dàng
Quan sát đánh giá
Kiểm tra số lượng
trứng rơi trên sàn
BẮT BUỘC
FL.03.03

Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4

FL.04 CHẤT LƯỢNG TRỨNG
Dưới 10% trứng bị bẩn, vỡ, dập
Quan sát đánh giá
Kiểm tra thông tin về
việc thu nhặt trứng
trong Sổ theo dõi lứa
nuôi
BẮT BUỘC
FL.04.01
Ghi chú





Mức độ:
1 2 3 4




×