Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Tác động của kinh tế thị trường đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.84 KB, 46 trang )


1
M U
1. Lý do chn ti
Trờn c s nhn thc ỳng n hn v y hn v ch ngha xó hi v
con ng i lờn ch ngha xó hi Vit Nam. i hi VI ca ng Cng Sn
Vit Nam ( thỏng 12 nm 1986 ) ó ra ng li i mi ton din t nc
nhm thc hin cú hiu qu hn cụng cuc xõy dng ch ngha xó hi. i hi
ó quyt nh chuyn t nn kinh t k hoch húa tp chung ( nn kinh t ó kỡm
hóm s phỏt trin ca xó hi trong mt thi gian khỏ di ) sang nn kinh t th
trng nh hng XHCN. Kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha l
mụ hỡnh kinh t tng quỏt m nc ta ó la chn trong thi kỡ i mi. õy l
s vn dng sỏng to nhng kinh nghim trong nc v th gii v phỏt trin
kinh t th trng, l s kt tinh trớ tu ca ton ng trong quỏ trỡnh lónh o
nhõn dõn xõy dng t nc. Mc ớch ca kinh t th trng nh hng xó hi
ch ngha l phỏt trin lc lng sn xut, phỏt trin kinh t, xõy dng c s vt
cht k thut ca ch ngha xó hi, nõng cao i sng ca nhõn dõn. Phỏt trin
lc lng sn xut hin i gn lin vi xõy dng quan h sn xut mi, tiờn
tin.
Sau 18 nm i mi chỳng ta ó t c rt nhiu thnh tu, nn kinh t
nc ta thoỏt khi tỡnh trng trỡ tr, luụn gi tc tng trng mc cao.
Ngày nay với xu h-ớng toàn cầu hóa, kinh tế thị tr-ờng đã phát triển phổ
biến trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói rằng bất cứ một quốc gia nào khi
đứng tr-ớc vòng xoáy kinh tế cũng lựa chọn cho mình một mô hình phát triển
kinh tế thị tr-ờng ngang tầm với các n-ớc trong khu vực và thế giới. Cùng với xu
h-ớng hội nhập quốc tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đặc biệt tại
ại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định mô hình kinh tế tổng
quát ở n-ớc ta là: Kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa thực chất là s phỏt trin
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị tr-ờng có sự
quản lí của nhà n-ớc theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị tr-ờng đã tác


động đến tất cả các vùng miền của đất n-ớc từ đồng bằng đến miền núi, từ thành
thị tới nông thôn, trong đó có tnh Sn La núi chung v thnh ph Sn La núi
riờng.
Thực tiễn những năm đổi mới n-ớc ta đã chứng minh rằng việc chuyển sang
kinh tế thị tr-ờng là hoàn toàn đúng đắn. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt
đ-ợc về kinh tế không thể không nói đến vai trò của kinh tế thị tr-ờng. Sự tồn tại

2
kinh tế thị tr-ờng không những là yếu tố khách quan mà còn là động lực thúc
đẩy sự phát triển sản xuất, góp phần quyết định đảm bảo tăng tr-ởng kinh tế.
Đại hội IX của Đảng xác định những nội dung lớn trong việc xây dựng nền
kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở n-ớc ta trong những năm tới là:
Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị tr-ờng, đổi mới và nâng cao hiệu quả
quản lý kinh tế của Nhà n-ớc. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng b-ớc
hoàn thiện các loại thị tr-ờng theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự
phát triển sản xuất hàng hóa thị tr-ờng ngày càng đa dạng, ngày nay với sự tiến
bộ của công nghệ thông tin và th-ơng mại điện tử, không gian thị tr-ờng là vô
tận. Do vậy tồn tại nhiều loại thị tr-ờng trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở vit nam là một yếu tố khách quan có ý nghĩa chiến l-ợc lâu dài và to lớn về
nhiều mặt.
Kế thừa t- duy của đại hội IX, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã
khẳng định: Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ
nghĩa [6,77].
Thực hiện chủ tr-ơng đ-ờng lối của Đảng, thnh ph Sn La l thnh ph
trc thuc tnh còn gặp rất nhiều khó khăn, nh-ng trong những năm gần đây
cùng với xu thế phát triển của đất n-ớc ta, thnh ph đã có nhiều b-ớc tiến đáng
kể về mọi mặt, đặc biệt là sự chuyển biến rõ rệt về kinh tế vn húa, xã hội, đ-a
tnh Sn La núi chung v thnh ph Sn La núi riờng phát triển hòa nhập với các
tỉnh trong và ngoài khu vực, đáp ứng đ-ợc nhu cầu công nghip hóa, hiện đại
hóa đất n-ớc.

Tuy nhiờn bờn cnh nhng mt tớch cc ú, kinh t th trng cũn li
nhng tỏc ng tiờu cc, cú nh hng n s phỏt trin kinh t - xó hi ca
thnh ph Sn La nh: s phõn húa giu ngốo, tỏc ng n li sng, vn húa
o c.Chớnh vỡ vy tỏc gi la chn ti Tỏc ng ca kinh t th
trng n s phỏt trin kinh t - xó hi ca thnh ph Sn La nhm vn
dng kin thc ó hc vo thc tin ca thnh ph Sn La. T ú xut nhng
gii phỏp phỏt huy nhng mt tớch cc v hn ch nhng mt tiờu cc ca
kinh t th trng i vi s phỏt trin kinh t - xó hi thnh ph Sn La hin
nay.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cu ca ti
Kinh tế thị tr-ờng có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống con ng-ời và tỡnh
hình phát triển kinh tế của đất n-ớc. Kinh tế thị tr-ờng cũng làm cơ sở tạo ra mối
quan hệ của nhiều n-ớc trên thế giới và làm cho con ng-ời trở nên năng động
hơn, nó gắn kết đ-ợc nhiều loại thị tr-ờng với nhau. Nó tác động đến mọi mặt

3
của đời sống xã hội trong đó có tác động đến việc xây dựng và phát triển kinh tế.
Kinh tế thị tr-ờng có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế ở Vit Nam,
đặc biệt trong thời kì quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó làm tiền đề đem
đến sự thành công nếu biết chăm lo xây dựng ngun lực đủ khả năng để điều
hành, nó sẽ trở thành một động lực quan trọng để phát triển kinh tế đất n-ớc.
Vì vậy có nhiều tác giả, tác phẩm nghiên cứu về kinh tế thị trờng nh:
Quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trờng của các nớc đang phát triển của
tác giả Hoa Hữu Lân.
Một số vấn đề kinh tế xã hội trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam của tác giả Vũ Hồng Tiến.
c trng ca nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha Vit
Nam ca tỏc gi Mai Hu Thc.
Vai trũ ca nh nc trong nn kinh t th trng nh hng xó hi ch
ngha ca Giỏo S - Tin S Chu Vn Cp.

Xõy dng kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha Vit Nam
ca tỏc gi Nguyn Nhõm.
Thc S Nguyn Tn Hựng: Kinh t th trng nh hng xó hi ch
ngha mõu thun v phng hng gii quyt
Hay: Trong cơ chế quản lý nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ
nghĩa
Tỏc ng ca iu kin khỏch quan v nhõn t ch quan i vi quỏ trỡnh
xõy dng nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha.
Tuy nhiên vẫn ch-a có nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể về vấn
đề tỏc ng ca kinh t th trng n s phỏt trin kinh t - vn húa, xó hi
thnh ph Sn La. Vì thế tác giả mong đ-ợc úng góp một phần nhỏ bé trong
việc luận giải vấn đề trên.
3. Mc ớch v nhim v nghiờn cu ca ti
Mục ớch nghiên cứu
Làm sáng tỏ vấn đề lí luận cơ bản về kinh tế thị tr-ờng, từ đó tiếp cận mô
hình kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đồng thời lm rừ nhng tỏc ng ca kinh t th trng n s phỏt trin
kinh t - xó hi thnh ph Sn La trong nhng nm gn õy v a ra phng
hng, nhim v v gii phỏp i vi s phỏt trin kinh t - xó hi ca thnh
ph hin nay.

4
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí thuyết của kinh tế thị tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
- Lm rừ tỏc ng ca kinh t th trng n s phỏt trin kinh t - xó hi
thnh ph Sn La trong nhng nm gn õy.
- Kết luận và đ-a ra xuất cụ thể.
4. Đối t-ợng v phm vi nghiên cứu ca ti

i tng nghiờn cu ca ti
Tỏc ng ca kinh t th trng n s phỏt trin kinh t - xó hi ca thnh
ph Sn La hin nay.
Phạm vi nghiên cứu ca ti
Kho sỏt thc t tỡnh hỡnh kinh t - xó hi ca thnh ph Sn La trong thi
gian t i hi i biu ng b thnh ph Sn La ln th XVII n nay.
5. Phng phỏp nghiờn cu ca ti
- Ph-ơng pháp nghiên cứu ti liu
+ Cụ thể là nghiên cứu lý thuyết về kinh tế thị tr-ờng theo định h-ớng xã
hội chủ nghĩa.
+ Sau khi đã thu thập đ-ợc tài liệu tham khảo tiến hành đọc và phân tích
các nội dung có liên quan đến đề tài và tổng hợp nội dung cụ thể.
- Ph-ơng pháp phõn tớch tng hp
+ Sắp xếp nội dung và tổng hợp.
+ Phân tích các nội dung đã sắp xếp, chỉnh sửa và đ-a vào hệ thống cấu
trúc đề tài.
- Ph-ơng pháp thng kờ
iu tra thc t tỏc ng ca kinh t th trng n tỡnh hỡnh phỏt trin
kinh t - xó hi ca thnh ph Sn La trong nhng nm gn õy. Thụng qua vic
thu thp nhng s liu cú liờn quan.
6. Đóng góp của đề tài
ti l ti liu tham kho cho sinh viờn nghnh kinh t mun nghiờn cu
sõu hn v kinh t th trng v tỏc ng ca nú i vi s phỏt trin kinh t - xó
hi thnh ph Sn La.

5
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 ch-ơng:
Ch-ơng 1 : Lý luận chung về kinh tế thị tr-ờng và mô hình kinh tế thị
tr-ờng định h-ớng xã hội chủ nghĩa ở Vit Nam.

Ch-ơng 2 : Tỏc ng ca kinh t th trng n s phỏt trin kinh t - xó
hi ca thnh ph Sn La hin nay.
Ch-ơng 3 : nh hng v gii phỏp phỏt trin kinh t - xó hi ca thnh
ph Sn La di tỏc ng ca kinh t th trng.

6
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
1.1.1. Định nghĩa về kinh tế thị trường
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng
của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời đó là quá trình
thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng trong xã hội từ khi
sản xuất hàng hoá ra đời, hay trong bất kỳ một xã hội nào cũng đều phải giải
quyết ba vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?
Giải quyết vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế xã hội đó là kinh tế tự nhiên và
kinh tế hàng hoá ( giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường).
Kiểu tổ chức kinh tế tự nhiên là hình thức kinh tế đầu tiên trong xã hội loài
người, đó là trong quá trình sản xuất ra sản phẩm không phải để bán, trao đổi,
mà sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của cá nhân người sản xuất
trong nội bộ đơn vị kinh tế nhất định. Người sản xuất quyết định sản xuất ra bao
nhiêu theo chính yêu cầu của mình, gắn với điều kiện tự nhiên và phong tục tập
quán cổ truyền, mang tính chất tự cấp, tự túc, trình độ phân công lao động xã hội
còn thấp kém và giản đơn, sản xuất có tính khép kín theo từng vùng, địa phương
và theo lãnh thổ. Nền kinh tế tự nhiên được duy trì và phát triển phổ biến trong
xã hội công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến.
Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế cao hơn được ra đời từ kinh tế tự
nhiên trên cơ sở của hai điều kiện: Sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt

tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất với nhau. Phân công lao động xã
hội đó là sự phân chia lao động xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất
khác nhau, là sự chuyên môn hoá sản xuất, tức là mỗi người chỉ sản xuất ra loại
sản phẩm tạo ra cơ sở trao đổi hàng hoá, làm cho người sản xuất hàng hoá phụ
thuộc nhau. Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất là sự
tách biệt về sở hữu.
Quyền sở hữu hay tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là sự
tách rời giữa quyền sử dụng sản phẩm. Đó chính là hình thức kinh tế trong đó
người sản xuất không phải là do nhu cầu trực tiếp của mình mà nhằm để trao
đổi, để bán trên thị trường. Vì vậy số lượng và sự đa dạng của sản phẩm được
thực hiện thông qua quan hệ trao đổi, mua bán trên thị trường. Kinh tế hàng hoá

7
ra đời từ rất sớm và đã từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Hình thức
đầu tiên của nó là kinh tế hàng hoá giản đơn. Đó là kiểu sản xuất do những
người nông dân, thợ thủ công tiến hành dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất và lực lượng lao động của chính bản thân người sản xuất, họ trực tiếp trao
đổi sản phẩm với nhau trên thị trường.
Quan hệ hàng hoá tiền tệ phát triển mạnh trong thời kỳ tan rã của phương
thức sản xuất phong kiến quá độ sang chủ nghĩa tư bản. Đồng thời đó cũng chính
là điểm xuất phát của quá trình chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế
hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa là hình thức sản
xuất hàng hoá cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử, dựa trên sự tách rời tư liệu
sản xuất với sức lao động. Hay nói cách khác, đặc điểm của nền sản xuất hàng
hoá tư bản chủ nghĩa là dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu
sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã trải
qua giai đoạn: kinh tế thị trường tự do (cổ điển) và kinh tế thị trường hiện đại.
Giai đoạn kinh tế thị trường tự do (cổ điển) là dựa trên cơ sở kỹ thuật cơ
điện gắn liền với nền văn minh công nghiệp; tồn tại hình thức tư hữu nhỏ và tư
hữu lớn về tư liệu sản xuất. Cơ cấu kinh tế nông - công - thương nghiệp tiến tới

công - nông nghiệp và dịch vụ; vận động theo cơ chế thị trường tự điều chỉnh.
Giai đoạn kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại) dựa trên kỹ thuật điện tử tin
học gắn liền với văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ; tồn tại các hình
thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp, dựa trên
cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp; vận động theo cơ chế kinh
tế hỗn hợp, cơ chế thị trường (bàn tay vô hình) và sự quản lí vĩ mô của nhà nước
(bàn tay hữu hình).
Như vậy với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, kinh tế giản đơn phát triển
thành kinh tế hàng hoá phát triển hay kinh tế thị trường.
Nói như trên không có nghĩa là đồng nhất kinh tế thị trường với sản xuất
hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khi nói sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa là muốn
nhấn mạnh mặt xã hội của sản xuất, tính chất của nền sản xuất, còn nói đến kinh
tế thị trường là muốn nhấn mạnh mặt tự nhiên của sản xuất dựa trên trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
Ngày nay dưới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, kinh tế hàng
hoá phát triển phổ biến trên phạm vi toàn thế giới, sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn
tại phát triển dưới chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đặc điểm của nền sản xuất hàng
hoá phát triển cao (hay kinh tế thị trường) xã hội chủ nghĩa là dựa trên cơ sở
người lao động làm chủ xã hội về tư liệu sản xuất; thực hiện tổ chức và quản lí

8
sản xuất thông qua Nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước dân chủ của dân, do
dân, vì dân, nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành
viên trong xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường không dựa trên cơ sở chế độ
người bóc lột người vì mục tiêu sản xuất kinh doanh, nhằm thực hiện công bằng,
tiến bộ xã hội và văn minh. Như vậy sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ
nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của văn minh nhân loại, tồn tại khách
quan; cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã
hội được xây dựng [3,97].
Tóm lại: Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá

nó có sự khác biệt với kinh tế tự nhiên ở trình độ phát triển của các lực lượng
sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội và cách tổ chức kinh tế xã hội.
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó sản xuất và
toàn bộ quá trình tái sản xuất gắn chặt với thị trường. Quan hệ kinh tế giữa
người sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu hiện qua thị trường, qua việc mua bán
sản phẩm lao động của nhau. Việc sản xuất ra những hàng hoá gì, cần có những
dịch vụ nào đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Mọi sản phẩm đi vào sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều thông qua thị trường. Quan hệ hàng hoá
tiền tệ phát triển, mở rộng và phổ biến trong mọi hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Lực lượng sản xuất xã hội ngày càng phát triển, trình độ phân công lao
động xã hội ngày càng cao thì thị trường ngày càng mở rộng, Hệ thống thị
trường quốc gia trở nên thống nhất.
1.1.2. Điều kiện hình thành kinh tế thị trường
Để hình thành kinh tế thị trường cần phải có những điều kiện sau:
Thứ nhất: Phải tồn tại kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là giai đoạn phát
triển cao của kinh tế hàng hoá, nên những điều kiện để phát triển kinh tế hàng
hoá chính là điều kiện để phát triển kinh tế thị trường. Vì vậy đẩy mạnh quá
trình phân công lao động xã hội tức đưa người lao động vào từng ngành nghề cụ
thể và có sự tách biệt giữa những người lao động với nhau, làm cho người lao
động phụ thuộc nhau, đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các loại hình sở hữu khác
nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm được coi là điều kiện để phát triển kinh tế
thị trường.
Thứ hai: Phải dựa trên cơ sở tự do kinh tế, tự do sản xuất kinh doanh. Tức
là trong nền kinh tế có nhiều người sản xuất một loại sản phẩm và ngược lại mỗi
đơn vị sản xuất tiêu dùng cũng cần nhiều loại sản phẩm hàng hoá khác nhau.
Nên các chủ thể kinh tế được tự do lựa chọn cho mối quan hệ hàng hoá giữa các
chủ thể kinh tế với nhau, tự do trao đổi, mua bán là điều kiện hết sức cần thiết

9
cho quá trình giải phóng sức sản xuất và điều hoà lợi ích giữa người mua và

người bán. Sự tự do kinh tế còn được thể hiện tập trung qua giá cả hình thành
trên thị trường tuân theo sự chi phối của các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu
thông hàng hoá, như quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường việc trao đổi hàng hoá theo giá cả thị trường giữa
người mua và người bán là sự gặp gỡ của cung và cầu, là biểu hiện tác động của
quy luật giá trị. Nói đến thị trường là phải nói đến tự do cạnh tranh, hay nói
đúng hơn cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Cạnh tranh đòi hỏi
người sản xuất phải năng động, tích cực, nhạy bén, phải thường xuyên đổi mới
kỹ thuật công nghệ và phương pháp tổ chức sản xuất để đạt được hiệu quả cao
nhất.
Thứ ba: Nền kinh tế phải đạt đến một trình độ nhất định, được thể hiện ở sự
phát triển các ngành kinh tế thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, cùng
với hệ thống tiền tệ, phương tiện để lưu thông hàng hoá. Sự tăng cường sức
mạnh của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp, cùng các
ngành sản xuất vật chất khác khẳng định sự chiến thắng của kinh tế thị trường
đối với sản xuất nhỏ. Dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra nhanh chóng, cơ cấu kinh tế có sự
biến đổi to lớn, sự phát triển của thị trường được mở rộng, lĩnh vực trao đổi
không còn ở mức hạn hẹp trong từng vùng mà hình thành thị trường thống nhất
trong phạm vi cả nước. Hệ thống các thị trường sản phẩm, tư liệu sản xuất, sức
lao động, tiền tệ… được xác lập và hoạt động đồng bộ. Giá trị của đồng tiền ổn
định, khối lượng tiền tệ đủ nhu cầu cần thiết cho việc lưu thông hàng hoá, có hệ
thống dịch vụ tiền tệ ( ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, thị trường ngoại tệ,
thị trường chứng khoán…) là vô cùng cần thiết để nền kinh tế vận động trôi
chảy. Đồng thời hệ thống lưu thông hàng hoá, phương tiện chuyên chở, kho
tàng, dịch vụ, tư vấn bán hàng, quảng cáo, đại lí, kiểm tra chất lượng…là không
thể thiếu được.
Tóm lại: Kinh tế thị trường chỉ có thể được xác lập và phát triển trên cơ sở
mở rộng và làm sâu sắc không ngừng những điều kiện đó.
1.1.3. Một số mô hình phát triển kinh tế thị trường ( KTTT)

Trong lịch sử hình thành và phát triển của KTTT có rất nhiều mô hình phát
triển KTTT khác nhau, từ những mô hình phát triển tuân theo quy luật, cho đến
những mô hình không tuân theo quy luật, hay sự tự do điều tiết của KTTT. Ngày
nay KTTT đang phát triển mạnh mẽ và tác động đến tất cả các quốc gia trên thế
giới. Để điều tiết nền kinh tế tránh khỏi sự khủng hoảng buộc phải có sự quản lí

10
của Nhà nước bằng chính sách kinh tế vĩ mô, vì lẽ đó KTTT có sự quản lí của
Nhà nước ra đời. Do vậy có các mô hình sau:
Các mô hình phát triển KTTT trong lịch sử
Lịch sử hình thành và phát triển KTTT có thể khái quát thành hai kiểu mô
hình phát triển: phát triển "tuần tự" và phát triển " rút ngắn".
Mô hình KTTT phát triển tuần tự:
Mô hình KTTT phát triển tuần tự là mô hình được thực hiện ở các nước
phát triển sớm ở phương Tây, điển hình như ở Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,
Mĩ…Mô hình này phát triển qua hai bước, gắn với hai giai đoạn cơ bản: KTTT
tự do và KTTT hiện đại.
Trong giai đoạn phát triển KTTT tự do: nền kinh tế thị trường dân tộc được
hình thành, diễn ra theo tinh thần tự do, tức là giai đoạn này Nhà nước không
can thiệp vào KTTT, yếu tố quyết định việc chuyển kinh tế hàng hoá giản đơn
lên KTTT tự do là phát triển công nghiệp. Đặc biệt giai đoạn này KTTT tự do
kéo dài ở các nước phương Tây từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX.
Trong giai đoạn phát triển KTTT hiện đại diễn ra từ những năm 50 của thế
kỉ XX đến nay, nó ra đời gắn với sự điều tiết kinh tế của Nhà nước vào KTTT,
thị trường thế giới đã hình thành, nền KTTT của mỗi nước đã trở thành một bộ
phận gắn bó hữu cơ với nền KTTT thế giới. Kinh tế dịch vụ phát triển mạnh có
xu hướng độc lập tương đối và ngày càng chiếm ưu thế so với ngành, nền kinh
tế sản xuất vật chất; xã hội hậu công nghiệp gắn với nền văn minh trí tuệ ( hay
văn minh tin học đang phát triển mạnh).
Mô hình KTTT phát triển rút ngắn:

Phát triển rút ngắn không có nghĩa là bỏ qua, mà trái lại vẫn diễn ra theo
tuần tự của tiến hoá nhưng " thu ngắn" thời gian thực hiện các trật tự tiến hoá.
Đó chính là sự kết hợp hài hoà giữa phát triển tuần tự và phát triển nhảy vọt. Mô
hình này được diễn ra ở các nước đi sau, trong đó có Nhật bản và một số nước
thuộc khu vực Châu Á là ví dụ điển hình.
Để thực hiện mô hình kinh tế thị trường rút ngắn những nước này do đã
biết vận dụng mọi : " lợi thế" và " cơ chế" của mình là những nước đi sau trong
bối cảnh của thời đại để tiến nhanh, rút ngắn quá trình phát triển, đuổi kịp và
vượt các nước phát triển đi trước. Sở dĩ họ có thể làm như vậy là do họ biết kế
thừa thành tựu của nhân loại vận dụng vào tình hình của đất nước. Những nước
thực hiện thành công mô hình KTTT rút ngắn có đủ khả năng " nội sinh hoá các
yếu tố ngoại sinh" và biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

11
Căn cứ vào quá trình phát triển trong mô hình KTTT phát triển rút ngắn
người ta còn chia cụ thể hơn thành công mô hình KTTT phát triển rút ngắn cổ
điển và mô hình KTTT phát triển rút ngắn hiện đại. Sự phân chia này gắn liền
với điều kiện lịch sử cụ thể. Nhật Bản thuộc dạng mô hình KTTT rút ngắn cổ
điển, còn các nước công nghiệp mới ( NIC) ở Châu Á: Đài Loan, Hồng Kông,
Singapo, Hàn Quốc…thuộc dạng mô hình KTTT phát triển rút ngắn hiện đại.
Hai mô hình này có những điều kiện khác biệt căn bản ở chỗ: Nhật Bản lấy sản
xuất ở trong nước sau đó tiêu thụ ở nước ngoài làm nội dung chủ yếu; dựa vào
nguồn vốn trong nước và trên cơ sở của nông nghiệp để công nghiệp hoá…Trái
lại các nước công nghiệp mới ở Châu Á biết lợi dụng nguồn lực bên ngoài, tức
là sức mạnh của thế giới thông qua hoạt động của công ty xuyên quốc gia tiến
hành mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập trung
hướng về xuất khẩu hàng hoá nên rút ngắn được thời gian so với Nhật Bản.
Một số mô hình KTTT có sự quản lí của Nhà nước.
Trên cơ sở của tiến trình phát triển các mô hình KTTT đã diễn ra trong lịch
sử, mỗi nước có một thế mạnh cụ thể từng thời đại, đặc điểm kinh tế - xã hội

truyền thống của dân tộc…để xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp. Chẳng
hạn mô hình KTTT tự do hỗn hợp của Mỹ và nước Bắc Mỹ; mô hình KTTT ở
các nước Bắc Âu mà điển hình là Thụy Điển; mô hình KTTT xã hội của cộng
hoà liên bang Đức; mô hình KTTT cộng đồng nhiều tầng của Nhật; mô hình
KTTT xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc…
Các mô hình KTTT nói trên của các nước đã thành công nhất định trong
việc tổ chức nền KTTT có sự quản lí của Nhà nước. Điều đó chứng tỏ: Về
nguyên tắc Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường nhưng không có mô hình
KTTT nào chung có thể áp dụng cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Căn
cứ vào điều kiện tình hình cụ thể, các nước khác nhau tìm ra cách tiếp cận với
nền KTTT riêng để can thiệp vào thị trường một cách có hiệu quả, định hướng
nền kinh tế đến mục tiêu mong muốn trên cơ sở tôn trọng các quy luật khách
quan của nền kinh tế thị trường.
1.2. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
1.2.1. Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở
Việt Nam
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

12
Do vậy cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường
ở Việt Nam được thể hiện như sau:
Phân công lao động xã hội với tính chất là cơ sở chung của sản xuất hàng
hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng
và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng
càng ngày càng phát triển.
Sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa
dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.

Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân,
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân ( gồm sở hữu cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân),
sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi ích riêng, quan hệ
kinh tế giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá - tiền tệ.
Thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể tuy cùng dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệt nhất
định, có quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, lợi ích riêng. Mặt khác các
đơn vị kinh tế còn có sự khác nhau về trình độ kỹ thuật công nghệ, về trình độ tổ
chức quản lí nên chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất cũng khác nhau.
Quan hệ hàng hoá tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại, đặc
biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triển ngày càng sâu
sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người làm chủ đối với hàng hoá
đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới, sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc
ngang giá.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu khách
quan không thể lấy yếu tố chủ quan mà xoá bỏ được nó.
1.2.2. Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
Nền kinh tế nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang
nặng tính tự cấp, tự túc, vì vậy sản xuất hàng hóa phát triển sẽ phá vỡ dần kinh
tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự xã hội hóa sản
xuất.
Vì vậy việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam có những tác dụng to
lớn như sau:
Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do
cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải
cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất làm cho năng xuất lao

13
động tăng, làm giảm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất, nhờ đó có thể cạnh
tranh được về giá cả, đứng vững trong cạnh tranh. Quá trình đó thúc đẩy lực

lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng xuất lao động xã hội.
Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, kích thích việc
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ, làm
cho sản xuất gắn với tiêu dùng. Kinh tế thị trường chịu sự chi phối của quy luật
giá trị, cạnh tranh, cung cầu, buộc mỗi người sản xuất tự chịu trách nhiệm về
hàng hoá mình làm ra. Mỗi người sản xuất đều chịu sức ép buộc phải quan tâm
tới sự tiêu thụ trên thị trường, sao cho sản phẩm của mình được xã hội thừa nhận
và cũng từ đó họ mới có thu nhập.
Thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất vì thế mà phát huy
được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, của đất nước để mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại.
Thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, tạo điều kiện ra đời nền
sản xuất lớn xã hội hóa cao; đồng thời chọn lọc những nhà sản xuất kinh doanh
giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, đội ngũ lao động lành nghề
đáp ứng nhu cầu của đất nước.
Phát triển kinh tế thị trường làm cho lực lượng sản xuất phát triển, sản
phẩm xã hội ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người.
Như vậy, phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu kinh tế,
một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế
hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng
đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng của
đất nước để thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực tiễn những năm đổi mới chỉ ra rằng, việc chuyển đổi sang mô hình
kinh tế thị trường của Đảng là hoàn toàn đúng đắn.
Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung sang kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay nền kinh tế thị trường của nước ta còn ở trình độ kém phát triển
bởi lẽ cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn

mang tính tự cấp, tự túc. Tuy nhiên nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình
kinh tế thị trường tự do, rồi kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển lên kinh tế thị
trường tự do, rồi chuyển lên thị trường hiện đại mà cần phải và có thể xây dựng

14
nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu rút ngắn.
Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá để phát triển
nhanh chóng lực lượng sản xuất, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng
được cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát
triển chung của thế giới, đồng thời phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có
sự quản lí của Nhà nước. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
quản lí vĩ mô và định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.3. Đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam
Những đặc trưng bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà
nước như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII và IX, X, XI. Nói đến kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta
không phải là nền kinh tế bao cấp, quản lí theo kiểu tập trung quan liêu nhưng
đó cũng không phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bởi vì hiện nay
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta còn có sự đan xen, đấu tranh
giữa cái cũ và cái mới, vừa có lại vừa chưa có đầy đủ các yếu tố của chủ nghĩa
xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam làm một kiểu
tổ chức kinh tế vừa dựa trên nguyên tắc, quy luật của kinh tế thị trường đó là.
Một là: Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất
kinh doanh.
Hai là: Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát triển
đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế
vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ba là: Nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị
trường, sự tác động của các quy luật đó hình thành cơ chế tự điều tiết của nền
kinh tế.
Bốn là: Nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch, các chính sách kinh tế…
Mặt khác nền kinh tế thị trường ở Việt Nam dựa trên cơ sở và được dẫn dắt
chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội. Do đó kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng cơ bản sau:
Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

15
Trong nhiều đặc tính có thể dùng làm tiêu chí để phân biệt nền kinh tế thị
trường của nước ta so với nền kinh tế thị trường khác phải nó đến mục đích
chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nhà nước và nhân dân ta lựa chọn làm
định hướng chi phối sự phát triển kinh tế đó là: " Độc lập dân tộc phải gắn liền
với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh".
(Theo Đại hội XI)
Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giải phóng
lực lượng sản xuất, động viên nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,
nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bước đời sống nhân dân để đi
lên chủ nghĩa xã hội, không để cho nền kinh tế thị trường phát triển tự phát theo
con đường tư bản chủ nghĩa, vì mục đích của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa
là phục vụ cho lợi ích các nhà tư bản. Ở nước ta thực hiện tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối đổi mới của Đảng, lấy tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến
bộ và công bằng xã hội, khuyến khích làm giàu hợp pháp gắn liền với xóa đói
giảm ngèo.
Trong nền kinh tế thị trường nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu đó là: Sở
hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Từ đó đã hình thành nhiều thành
phần kinh tế, nhiều tổ chức sản xuất kinh doanh với các thành phần kinh tế là:

Kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần
kinh tế nói trên tồn tại một cách khách quan và là những bộ phận cần thiết của
nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy phát triển kinh tế
thị trường nhiều thành phần là một tất yếu khách quan đối với nước ta. Chỉ có
như vậy chúng ta mới khai thác được mọi nguồn lực kinh tế vào sự phát triển
chung của nền kinh tế đất nước nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân
dân.
Do đó không chỉ củng cố và phát triển các thành phần kinh tế dựa trên chế độ
công hữu là thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể, mà còn phải khuyến
khích các thành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu phát triển, để hình thành nền
kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ tư hữu, các đơn
vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các hình thức hợp tác liên doanh trong nước và
nước ngoài…, các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng với
nhau trước pháp luật, vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, kinh tế Nhà nước giữa vai trò chủ
đạo, việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên

16
tắc và là sự khác biệt có tính chất bản chất giữa kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng tư bản chủ nghĩa. Tính định
hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế nước ta quyết định kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Bởi lẽ một chế độ xã hội
đều có cơ sở tương ứng với nó, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể tạo
nền tảng cho chế độ xã hội mới - xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện nhiều hình
thức phân phối thu nhập trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu.
Mỗi chế độ xã hội có chế độ phân phối tương ứng với nó. Chế độ phân phối
do quan hệ sản xuất thống trị, trước hết là do quan hệ sở hữu quyết định. Nhưng
quan hệ phân phối, các hình thức thu nhập là hình thức thực hiện về mặt kinh tế

của quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
Cả hai nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đều có nhiều hình thức phân phối nhưng khác nhau ở chỗ kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa phân phối chủ yếu theo tư bản, phục vụ lợi ích tối đa
của các nhà tư bản. Tiền lương của công nhân dưới chủ nghĩa tư bản là giá cả
sức lao động, người lao động làm thuê bị bóc lột. Còn ở nước ta phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, nhiều chế độ sở hữu cùng tồn tại: sở hữu toàn tập thể, sở hữu tư nhân và các
hình thức sở hữu do kết quả của sự xâm nhập giữa chúng. Mỗi chế độ sở hữu có
nguyên tắc phân phối tương ứng với nó vì thế trong thời kì quá độ tồn tại cơ cấu
đa dạng về hình thức phân phối thu nhập. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
tồn tại các hình thức phân phối thu nhập sau: phân phối theo lao động, phân phối
theo tài sản đóng góp, phân phối theo giá trị sức lao động phân phối thông qua
các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội.
Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chứ không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Chúng ta lấy phát
triển kinh tế là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xây dựng xã hội chủ
nghĩa thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh, con
người được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Vì vậy mỗi bước tăng trưởng kinh tế ở
nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, với tiến bộ và công bằng
xã hội. Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi và tập thể có ý nghĩa quan
trọng để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng trong điều kiện hiện nay muốn phát triển
kinh tế phải huy động được vốn, phát huy được mọi tiềm năng của tầng lớp dân
cư. Vì vậy thực hiện phân phối theo vốn, theo tài sản là nhằm thu hút mọi nguồn

17
lực của xã hội vào phục vụ sản xuất, kinh doanh, khuyến khích làm giàu chính
đáng. Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ một bộ phận dân cư còn
nghèo, các gia đình thuộc diện chính sách, neo đơn…bằng các chính sách điều

tiết thu nhập qua chế độ bảo hiểm, trợ cấp xã hội.
Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng vận
động theo yêu cầu của những quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật
giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… giá cả do thị trường quyết
định. Thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối các nguồn lực kinh
tế vào các ngành, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đồng thời phát huy vai
trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa để góp phần bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn
minh.
Trong điều kiện hiện nay hầu như tất cả các nền kinh tế của các nước trên
thế giới đều có sự quản lí Nhà nước để sửa chữa một mức độ nào đó, những thất
bại của thị trường. Tức là cơ chế vận hành nền kinh tế của tất cả các nước đều là
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng điều khác biệt trong cơ
chế vận hành của nước ta ở chỗ Nhà nước quản lí nền kinh tế không phải là nhà
nước tư sản mà là Nhà nước xã hội chủ nghĩa - Nhà nước của dân, do dân, vì
dân, đặt dưới sự lạnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Sự quản lí của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa nhằm sửa chữa những thất bại của thị trường, thực hiện
các mục tiêu xã hội nhân đạo mà bản thân cơ chế thị trường không thể làm được,
đảm bảo kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò
quản lí của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho
nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt là bảo đảm công bằng
xã hội. Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt sự chênh lệch giàu - nghèo,
giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước trong điều kiện kinh tế
thị trường. Một trong những biện pháp mà Nhà nước thực hiện đó là chính sách
xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển kinh tế xuất
phát từ xã hội, nhằm đạt được mục tiêu xã hội, không chỉ giải phóng con người
về mặt kinh tế mà còn giải phóng con người về mặt xã hội, con người vừa là
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Đảng ta xác định tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt

quá trình phát triển. Công bằng xã hội được thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lí
tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho
mọi người đều có cơ hội phát triển và phát huy tốt năng lực của mình, khuyến
khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo. Các vấn đề

18
chính sách xã hội đều được giải quyết theo tinh thần xã hội hoá, phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Nhà nước quản lí nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo
nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường. Thị trường là một bộ phận cấu thành
của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quy luật vốn có
của nó. Còn kế hoạch hoá là hình thức thực hiện của tính kế hoạch, nó là sản
phẩm chủ quan của chủ thể quản lí. Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương
tiện khác nhau để phát triển điều tiết nền kinh tế. Kế hoạch là sự điều chỉnh có ý
thức của chủ thể quản lí đối với nền kinh tế, còn cơ chế thị trường là sự tự điều
tiết của bản thân nền kinh tế.
Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện ở cả tầm vi mô lẫn vĩ
mô. Ở tầm vi mô, thị trường là căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Thông qua sự biến động của quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường các doanh
nghiệp lựa chọn phương án sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Cũng nhờ đó
mà các doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư cho mình.
Thoát li yêu cầu của thị trường, các mục tiêu của kế hoạch sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp sẽ không thực hiện được. Ở tầm vĩ mô, mặc dù thị trường
không phải là căn cứ duy nhất có tính quyết định, song kế hoạch Nhà nước cũng
không thể thoát li khỏi tình trạng biến động của thị trường. Thoát li thị trường,
kế hoạch hoá vĩ mô trở thành duy ý chí. Kế hoạch hoá vĩ mô nhằm đảm bảo cân
đối lớn, tổng thể của nền kinh tế như tổng cung, tổng cầu, sản xuất - tiêu dùng,
hàng hoá - tiền tệ. Kế hoạch hoá vĩ mô có thể tác động đến cung, cầu, giá cả để
uốn nắn những lệch lạc của sự phát triển do sự tác động tự phát của thị trường
gây ra thông qua đó mà hướng hoạt động của thị trường theo hướng của kế hoạch.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở
hội nhập.
Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng với nền kinh tế đóng, khép kín trước đổi
mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều
kiện toàn cầu hóa nền kinh tế.
Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra quá
trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự phụ
thuộc lẫn nhau. Vì vậy, mở cửa nền kinh tế, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế
giới là tất yếu đối với nước ta. Chỉ có như vậy mới thu hút được vốn, kĩ thuật
công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến của các nước để khai thác tiềm

19
năng thế mạnh của nước ta, thực hiện phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực để
xây dựng và phát triển kinh tế thị trường hiện đại theo kiểu rút ngắn.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập quốc tế
Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc
tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển [4,199].
Như vậy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta được
xây dựng trên cơ sở cơ cấu kinh tế mở, thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối
ngoại theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị
trường trong nước và thị trường khu vực vào thị trường thế giới, thực hiện
những thông lệ trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ vững được độc lập
chủ quyền và bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá quan
hệ kinh tế đối ngoại: có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế
giới. Phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm
của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, mở
rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở thị
trường mới, cải thiện môi trường đầu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu

tư nước ngoài.


20
CHƯƠNG 2
TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ SƠN LA HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm chung về sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Sơn
La hiện nay
2.1.1. Thuận lợi
Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21°15’ – 21°31’ Bắc và 103°45’ –
104°00’ Đông, cách Hà Nội khoảng 302km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía
Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía nam giáp
huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố với thành phố Điện
Biên Phủ và thành phố Hòa Bình.
Thành phố Sơn La rộng 324,93 km vuông. Dân số là 107.282 người ( năm
2008 ). Thành phố có 7 phường là Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Chiềng
Lề, Chiềng Sinh, Chiềng An, Chiềng Cơi và 5 xã gồm Chiềng Cọ, Chiềng Đen,
Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La.
Thành phố Sơn La có một di tích lịch sử đáng chú ý, đó là bia văn của
hoàng đế Lê Thái Tông tại cửa Động La. Tháng 5 năm 1440, trên đường trở về
sau khi dẫn quân chinh phạt vùng Tây Bắc thắng lợi, Lê Thái Tông đã nghỉ tại
Động La và sáng tác bài thơ “ Quế Lâm Ngự Chế ’’ gồm 140 chữ Hán. Di tích
này được phát hiện vào năm 1965; năm 1992 được công nhận là di tích văn hóa
lịch sử quốc gia. Cách hang khoảng 200 mét là đền Quế Lâm tự thờ vua Lê Thái
Tông mới được xây dựng vào năm 2001. Ngoài ra cũng phải kể đến di tích lịch
sử cách mạng nhà ngục Sơn La.
Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa,giáo dục, y tế
của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho
thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hóa, trao đổi thông tin kỹ

thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút
vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tại thành phố Sơn La
có trường Đại Học Tây Bắc, bệnh viện đa khoa khu vực 500 giường.
Thành phố Sơn La có địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi,
thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250m
chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen,
Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Độ cao bình quân từ 700 – 800 m so với
mực nước biển.

21
Thành phố Sơn La gồm 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đông
nhất là dân tộc Thái và dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Mỗi
dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa truyền thống, hòa
nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc dân tộc, bao gồm văn học nghệ thuật, lịch
sử, tín ngưỡng.
Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi về vị trí địa lý, dâm số và tài nguyên
của thành phố, thì không thể không nhắc đến những đặc điểm thuận lợi rất quan
trọng khác, đó là: Nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sự
phân công lao động xã hội, đó là sự thể hiện của quá trình phát triển không
ngừng và phổ biến của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Nền kinh tế thị trường trong những năm qua đã trở thành phổ biến và
phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên tất cả các vùng miền tổ quốc, từ đồng bằng
đến miền núi, từ thành thị đến nông thôn đã trở thành điều kiện để giao lưu, hội
nhập giữa các vùng trong cả nước.
Hiện nay kinh tế thị trường đã tác dộng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế -
văn hóa, xã hội của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, tỉnh Sơn La nói chung và
thành phố Sơn La nói riêng cũng không nằm ngoài vòng tác động ấy. Đó là sự
phát triển phù hợp với quy luật kinh tế khách quan của đất nước trong giai đoạn
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho

chủ nghĩa xã hội.
Kết quả sự đổi mới trong những năm qua đã tạo được tiền đề cơ bản cho sự
phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất kĩ thuật được nâng lên rõ rệt; cơ cấu
kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể.
Chính phủ sẽ tiếp tục có các cơ chế, chính sách ưu tiên cho việc đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội vùng nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các hộ ngèo, bản
nghèo, xã nghèo… tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xóa đói, giảm nghèo, cải
thiện đời sống nhân dân.
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nói chung
và cho thành phố Sơn La nói riêng: mở rộng thị trường, tăng cường thu hút đầu
tư, tiếp cận thông tin, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, tiếp cận nguồn
nguyên liệu đầu vào rẻ hơn và mức độ cạnh tranh cao hơn, giao lưu mở rộng ra
các thị trường trong nước để tiêu thụ hàng hóa. Trong những năm gần đây hệ
thống pháp luật, thể chế kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện. Nguồn
đầu tư từ các nước vào Việt Nam rất lớn, kết hợp với việc chủ động đổi mới, cải
cách thủ tục hành chính, tập trung đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp,

22
điện, nước, phát triển nguồn nhân lực…, sẽ gia tăng nguồn thu mạnh mẽ đầu tư
của thành phố trong thời gian tới.
Hạ tầng trong và ngoài các khu dân cư và đô thị đã và đang được tập trung
đầu tư, tạo điều kiện thu hút trực tiếp các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu
tư vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La.
Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả được nhân
rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nhiều cơ chế chính sách mới được ban hành và đang đi vào cuộc sống, tạo
môi trường và động lực phát triển cho các thành phần kinh tế, có chính sách ưu
tiên mở rộng thị trường, mở rộng khu vực sản xuất hàng hóa. Đặc biệt là triển
khai các luật quan trọng như: luật đầu tư, luật doanh nghiệp…và các chính sách
đặc thù của Trung ương đối với các tỉnh đặc biệt khó khăn đó là: ưu tiên đầu tư

xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật và mở rộng thị trường sản xuất. Kinh doanh phù
hợp với điều kiện của từng vùng. Tạo môi trường năng động cho cơ chế thị
trường phát triển và hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.
Phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực tự cường của Đảng bộ nhân dân các
dân tộc thành phố đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng,
lợi thế, phát huy nội lực, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế - văn hóa,
xã hội; kinh tế duy trì phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng khá, ổn định,
cao hơn mức bình quân chung toàn tỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng; chất lượng. hiệu quả các nghành kinh tế được nâng lên; kinh tế đô thị và
đô thị phát triển khá mạnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - văn hóa, xã hội được đầu tư,
mở rộng, thị xã Sơn La được Chính Phủ ban hành Nghị định số 98 công nhận là
thành phố trực thuộc tỉnh năm 2008. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt và
vượt kế hoạch; hoàn thành nhiệm vụ đón dân tái định cư thủy điện Sơn La. Văn
hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao; đã
thực hiện tốt chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
chú trọng quan tâm, chăm lo phát triển giáo dục – đào tạo. Công tác đây dựng
Đảng, hệ thống chính trị tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo sát sao quyết liệt góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
2.1.2. Khó khăn
Tình hình biến động khó lường của kinh tế - chính trị các nước trên
thế giới và trong khu vực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Vệt Nam.
Cạnh tranh, nguy cơ mất thị trường, mặt trái của cơ chế thị trường xâm nhập từ
các nước tư bản… sẽ là những nguy cơ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
nước ta.

23
Đối với thành phố Sơn La thì những khó khăn và thách thức đó là:
Nền kinh tế quy mô nhỏ, sản xuất còn lạc hậu, năng suất chất lượng
chưa cao, khả năng cạnh tranh sản phẩm còn thấp kém ngay cả trên thị
trường nội địa, chưa kể đến việc xuất khẩu sang thị trường bên ngoài. Các

nguồn lực tăng trưởng kinh tế còn hạn chế và chưa được khai thác có hiệu
quả, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa
hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa. Mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 9. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7,8,9. Do địa hình
nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh,
bạc màu nhanh. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cộng với gió Tây
khô nóng gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát
triển kinh tế đặc biệt sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn.
Một số lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa bắt nhịp phát triển theo xu thế
chung của nền kinh tế nên còn nhiều yếu kém, đời sống vật chất của một bộ
phận dân cư còn gặp nhiều khó khăn, nhiều nét văn hóa mới được tiếp thu
chưa đúng mức làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, suy thoái đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ và nhân dân trong thành phố, đặc biệt
là giới trẻ.
Tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa vẫn còn khó khăn, giá cả không ổn
định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo qui
hoạch định hướng chung của nhà nước. Chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao,
dẫn đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của nông dân đạt thấp.
Các doanh nghiệp của thành phố nhìn chung chưa có chiến lược phát triển
bền vững. Thiết bị công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp quá lạc hậu,
chưa đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng
như yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn
thấp; số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh, nhưng thiếu
quy hoạch định hướng về ngành nghề, quy mô vốn, lao động, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và sức cạnh tranh còn hạn chế.
Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và quản lý xây dựng chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển; đặc biệt là quản lý quy hoạch đô thị thực hiện chưa tốt, đầu

tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện thiếu đồng bộ và còn bất cập. Công tác quản

24
lý đất đai, quản lý tài nguyên trên địa bàn có nơi chưa chặt chẽ, còn để xảy ra
tình trạng khai thác, xây dựng không đúng quy định.
Vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường chưa được thực hiện tốt, nhất là
quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để đảm bảo phát triển bền
vững.
2.2. Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến sự phát triển
kinh tế - xã hội ở thành phố Sơn La
2.2.1. Những tác động tích cực của kinh tế thị trường đến sự phát triển
kinh tế ở thành phố Sơn La
Kinh tế phát triển với tốc độ khá và ổn định. Tổng giá trị sản xuất trên địa
bàn theo giá so sánh năm 1994 ước đạt 2.064 tỷ đồng, bằng 93,2% kế hoạch,
tăng 10,86% so với năm 2011. Trong đó: Dịch vụ tăng 13,34%; Công nghiệp –
Xây dựng tăng 10,1%; Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,98%. Tổng giá trị sản
xuất trên địa bàn thành phố Sơn La theo giá hiện hành ước đạt 7.105 tỷ đồng,
trong đó: Khu vực dịch vụ chiếm 41,11%, bằng 2.921 tỷ đồng; Khu vực công
nghiệp – xây dựng chiếm 48,55%, bằng 3.450 tỷ đồng; Khu vực nông lâm
nghiệp, thủy sản chiếm 10.33%, bằng 734 tỷ đồng.
Thương mại, dịch vụ: Khu vực dịch vụ tiếp tục ổn định và duy trì tốc độ
phát triển khá, giá trị sản xuất nghành dịch vụ năm 2012 theo giá so sánh năm
1994 ước đạt 810 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, tăng 13,4% so với năm trước.
Thị trường hàng hóa và các hoạt động dịch vụ tiếp tục đáp ứng nhu cầu sản xuất
và đời sống của nhân dân. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ
ước đạt 1.530 tỷ đồng, bằng 105% kế hoạch, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm
2011. Công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu và gian lận thương
mại được tăng cường, giá cả thị trường được quản lý và kiểm soát, chỉ số giá
tiêu dùng ( CPI ) ước tăng 5,04% so với năm 2011.
Các nghành dịch vụ phát triển ổn định, bưu chính viễn thông và tín dụng

ngân hàng tiếp tục tăng trưởng, có đóng góp quan trọng thực hiện các giải pháp
điều hành kinh tế vĩ mô; nghành dịch vụ bảo hiểm, tư vấn đầu tư, tư vấn nhà đất,
dịch vụ khám chữa bệnh tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ. Hoạt động vận
tải tiếp tục ổn định và phát triển. Vận chuyển hành khách ước đạt 767,837 nghìn
lượt khách, tăng 25,44% so với năm 2011; khối lượng hàng hóa vận chuyển ước
đạt 261,1 nghìn tấn. Doanh thu vận tải và các hoạt động dịch vụ vận tải ước đạt
111,9 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2011.

25
Công nghiệp và xây dựng: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cơ
bản được duy trì. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tính chung
trên toàn địa bàn theo giá so sánh 1994 ước đạt 1.129 tỷ đồng, bằng 86,5% kế
hoạch, tăng 6,7% so với năm 2011. Thành phố Sơn La dặc biệt quan tâm đến thu
hút đầu tư chế biến các sản phẩm nông sản, đã hoàn thành thu hút đầu tư và khởi
công dự án Nhà máy chế biến cà phê công suất 100 tấn quả tươi/ngày tại xã
Chiềng Cọ; hoàn thành kế hoạch phát triển CN – TTCN gắn với phát triển làng
nghề giai đoạn 2012 – 2015.
Nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn duy trì ổn định sản xuất và giữ tốc độ phát
triển. Giá trị sản xuất nghành nông, lâm, thủy sản năm 2012 theo giá so sánh
1994 ước đạt 124,3 tỷ đồng, bằng 115,7% kế hoạch, tăng 2,98% so với năm
2011.
Trồng trọt được quan tâm làm tốt từ khâu chuẩn bị đất, giống, phân bón
đến gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Diện tích cây trồng hàng năm
phát triển tốt, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm ước đạt 7664,9 ha, trong
đó diện tích cây lương thực có hạt ước đạt 3.128,9 ha ( tăng 16,9 ha so với năm
2011 ), tổng sản lượng cây lương thực có hạt ước đạt 17.738,7 tấn. Diện tích cây
cà phê phát triển ổn định, đã trồng mới được 296 ha cây cà phê, vượt 48% kế
hoạch.
Chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, các trang trại cà các hộ gia đình tiếp
tục tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, duy trì quy

mô sản xuất. Công tác thú y, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh được duy trì
thường xuyên, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên dịa bàn của thành phố
Sơn La.
Công tác bảo vệ phát triển rừng thường xuyên được quan tâm chỉ đạo thực
hiện, tập trung bảo vệ 14.171,9 ha rừng đạt 100%; khoanh nuôi 4.789,8 ha rừng
tái sinh, đạt 100%; chăm sóc 129 ha rừng phòng hộ theo chương trình dự án
661; củng cố 215 tổ đội quản lý bản vệ rừng - phòng chống cháy rừng với 2.115
người tham gia; hoàn thành dự án trồng cây phân tán trên đầu nguồn nước sinh
hoạt, hồ nước, trên đất dốc với tổng diện tích 211,3 ha; tiếp tục thực hiện chi trả
kịp thời dịch vụ môi trường rừng năm 2009, 2010 với diện tích 15.923 ha. Tổng
số tiền là 3.922 triệu đồng cho 3.681 chủ rừng.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy
sản là 120,97 ha, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 415,7 tấn. Công tác
thủy lợi được quan tâm làm tốt, hệ thống các công trình thủy lợi được tập trung

×