Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCTHỰC DÂN ANH TẠI ẤN ĐỘH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN ANH TẠI ẤN ĐỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.13 KB, 41 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


BÙI VĂN TƯỞNG

CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY VÀ SỰ THAY ĐỔI
TRONG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN ANH
TẠI ẤN ĐỘ




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




BÙI VĂN TƯỞNG



CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY VÀ SỰ THAY ĐỔI
TRONG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN ANH
TẠI ẤN ĐỘ


CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Lường Hoài Thanh



SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN!

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các
thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa Sử - Địa, đặc biệt là sự giúp đỡ chỉ bảo tận
tình của cô giáo Lường Hoài Thanh.
Đồng thời, cũng cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới thư viện Nhà
trường đã tận tình cung cấp tài liệu cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận,
xin cảm ơn sự đồng tình ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đặc biệt là sự khích lệ về
mặt tinh thần của tập thể lớp K50 ĐHSP Sử - Địa.
Đề tài do hạn chế về mặt tài liệu, cũng như về mặt kiến thức nên còn gặp
rất nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô
và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Bùi Văn Tưởng













MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Cơ sở tư liệu 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3
5. Bố cục của đề tài 4
CHƯƠNG 1. CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY (1857 - 1859) 5
1.1 Tình hình Ấn Độ trước khi cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ 5

1.2 Cuộc khởi nghĩa Xipay 1857 - 1859 9
1.2.1 Nguyên nhân 9
1.2.2 Diễn biến và kết quả 11
1.2.2.1 Diễn biến 11
1.2.2.2 Kết quả 20
1.2.3 Tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa 20
CHƯƠNG 2. SỰ THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA
THỰC DÂN ANH TẠI ẤN ĐỘ 23
2.1 Về chính trị 23
2.2 Về kinh tế 27
2.3 Về quân sự 30
2.4 Về văn hóa - xã hội 31
KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XV - XVI, ở châu Âu chế độ phong kiến lâm vào khủng
hoảng và suy thoái. Đối lập với sự suy thoái của chế độ phong kiến thì quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa đang được xác lập đã có những sự phát triển vượt bậc.
Do vậy, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường mới trở nên bức thiết. Điều
này dẫn đến hàng loạt các cuộc phát kiến địa lý nổ ra và hướng mũi tàu về
phương Đông huyền bí, giàu hương liệu và vàng bạc. Ấn Độ được coi là cái đích
mà các nhà thám hiểm hướng tới. Trong khi đó, nội tình Ấn Độ lúc bấy giờ trở
nên rối ren, chế độ phong kiến khủng hoảng, cát cứ giữa các vùng, mâu thuẫn xã
hội là điều kiện thuận lợi cho tư bản phương Tây xâm nhập. Lần lượt các nước
tư bản phương Tây từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, và cuối cùng là
Anh, từng bước xâm nhập, chiếm đoạt, vơ vét của cải, biến Ấn Độ trở thành một

nước thuộc địa. Trong quá trình ấy, thực dân Anh với tiềm lực kinh tế, chính trị
mạnh hơn đã từng bước loại dần các đối thủ và độc chiếm Ấn Độ. Với bản chất
là sự xâm lược và thống trị thuộc địa, từ khi độc chiếm được Ấn Độ thực dân
Anh đã thi hành một loạt các chính sách cai trị khác nhau trên tất cả các lĩnh
vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội đã gây nên những hậu quả to
lớn đối với lịch sử Ấn Độ. Nó làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội Ấn
Độ trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là sự mâu thuẫn, xung đột không thể dung hòa
giữa toàn thể nhân dân Ấn Độ đối với thực dân Anh, dẫn đến hàng loạt các
phong trào đấu tranh của nhân dân nổi lên gây ra rất nhiều khó khăn, thiệt hại
cho quá trình xâm lược và thống trị của Anh.
Trong xu thế đấu tranh của toàn thể dân tộc Ấn Độ thì nổi lên cao trào đấu
tranh của những người lính Xipay trong hàng ngũ quân đội Anh trong những
năm 1857- 1859. Từ phong trào này, đánh dấu bước chuyển mình trong nhận
thức của người lính Xipay cũng như toàn thể dân tộc Ấn, trong quá trình đấu
tranh giải phóng dân tộc. Đồng thời, cũng đánh dấu một dấu mốc quan trọng
trong sự thay đổi chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ.
Qua đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cuộc khởi nghĩa Xipay và sự thay
đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ” để làm rõ hơn những
nguyên nhân cơ bản dẫn tới cuộc khởi nghĩa, cũng như diễn biến, kết quả, ý
nghĩa của nó đối với lịch sử Ấn Độ. Mặt khác, cũng nhằm khắc họa cụ thể hơn
những thay đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ khi cuộc
khởi nghĩa diễn ra.

2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm qua, có khá nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến cuộc
khởi nghĩa Xipay 1857 – 1859 ở Ấn Độ, cũng những chính sách của thực dân
Anh sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa trên. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu,
mỗi tác phẩm lại hướng tới những nội dung khía cạnh khác nhau. Chính vì thế,
cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chi

tiết về cuộc khởi nghĩa Xipay cũng như những thay đổi trong chính sách thống
trị của thực dân Anh sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
+ Cuốn giáo trình “Lịch sử thế giới cận đại” quyển 1 tập 2 (Phạm Gia Hải,
Phan Ngọc Liên, Nguyễn Văn Đức, Trần Văn Trị, Nxb Giáo Dục, 1978) đã đề cập
đến sự khủng hoảng và suy yếu của đế quốc đại Môgôn, cuộc xâm lược Ấn Độ của
thực dân Anh đến giữa thế kỷ XIX. Qua đó, cũng đã phác họa những nét cơ bản
nhất về nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ 1857 – 1859.
+ Cuốn “Đại cương lịch sử thế giới cận đại” tập 2(Nguyễn Văn Hồng, Vũ
Dương Ninh chủ biên, Nxb Giáo Dục, 1996) cũng đã nói đến tình hình Ấn Độ
trước và sau quá trình xâm lược thống trị của thực dân Anh. Mặt khác, cũng đã
trình bày những nét khái quát nhất về nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý
nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay.
+ Giáo trình “Lịch sử thế giới cận đại” (Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn
Hồng chủ biên, Nxb Giáo Dục, 2008) cũng đã trình bày quá trình xâm lược của
thực dân Anh và phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Ấn Độ.
+ Cuốn “Lịch sử Ấn Độ” (Vũ Dương Ninh chủ biên, Nxb Giáo Dục, 1993)
cũng đã trình bày quá trình xâm lược và đặt ách thống trị thực dân ở Ấn Độ. Ấn
Độ dưới chính sách cai trị của đế quốc Anh và phong trào giải phóng dân tộc
của nhân dân Ấn Độ.
+ Cuốn “Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc thế kỷ XX. Một cách tiếp
cận” (Đỗ Thanh Bình, Nxb Đại học sư phạm, 2006) đã trình bày những vấn đề
cơ bản về quá trình xâm lược các nước Á – Phi và Mỹ Latinh của chủ nghĩa thực
dân, chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân và hệ quả của nó đối với các
nước thuộc địa, phụ thuộc trong đó có Ấn Độ.
+ Cuốn “Lịch sử văn minh Ấn Độ” của Will Đurant, Nxb Văn hóa thông tin,
2008. Đây là cuốn sách đã trình bày khá rõ nét lịch sử văn minh của đất nước Ấn
Độ và phần nào nói đến quá trình xâm lược, cùng chính sách cai trị của thực dân
Anh tại Ấn Độ và sơ qua về phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.

3

+ Cuốn “Con đường cứu nước trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số
nước châu Á” của Đỗ Thanh Bình, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999. Tác
phẩm đã trình bày những nét khái quát nhất về chính sách cai trị của thực dân
Anh cũng như phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ.
Như vậy, thông qua tất cả các tài liệu trên, các nhà nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở một góc độ khía cạnh nào đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, hệ thống, khoa học. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài: “Cuộc khởi
nghĩa Xipay và sự thay đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ”
nhằm tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
Xipay, cũng như những thay đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh sau
khi đàn áp cao trào đấu tranh của người lính Xipay và nhân dân Ấn Độ những
năm 1857 - 1859.
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Như tên gọi của đề tài, tôi chỉ tập trung vào việc tìm hiểu,
nghiên cứu những nét cơ bản nhất về cuộc khởi nghĩa Xipay và sự thay đổi trong
chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ những năm 1857 - 1859.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu chính của đề tài là Ấn Độ
+ Đề tài nghiên cứu cuộc khởi nghĩa Xipay, cùng những chính sách cai trị
của thực dân Anh những năm 1857 - 1859.
3.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đề tài này nhằm khắc họa những nét cơ bản nhất về cuộc khởi
nghĩa Xipay: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa. Mặt khác, cũng để làm
rõ hơn những thay đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh sau khi dập tắt
được cuộc khởi nghĩa.
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tư liệu
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu chính là
các giáo trình lịch sử thế giới, các công trình nghiên cứu đã được công bố và các

nguồn tài liệu khác.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch

4
sử và phương pháp logic để trình bày các sự kiện, các vấn đề theo mối quan hệ
có tính chất biện chứng với nhau.
Để hoàn thành khóa luận này tôi đã có quá trình sưu tầm, tổng hợp và hệ
thống các tài liệu, đánh giá của bản thân dựa trên quan điểm Macxit.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm:
Chương 1. Cuộc khởi nghĩa Xipay ( 1857 - 1859)
1.1 Tình hình Ấn Độ trước khi cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ
1.2 Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 - 1859)
1.2.1 Nguyên nhân
1.2.2 Diễn biến và kết quả
1.2.3 Tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa
Chương 2. Sự thay đổi trong chính sách cai trị của thực dân Anh tại Ấn Độ
2.1 Về chính trị
2.2 Về kinh tế
2.3 Về quân sự
2.4 Về văn hóa - xã hội













5
CHƯƠNG 1. CUỘC KHỞI NGHĨA XIPAY (1857 - 1859)

1.1 Tình hình Ấn Độ trước khi cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ
Sau hơn hai thế kỷ, thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược Ấn Độ
và biến xứ sở này thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột và tiêu thụ hàng hoá. Ấn Độ
cũng sẽ là nơi gánh chịu mọi hậu quả, mọi thiệt hại mà chính quốc Anh phải đối
mặt. Hậu quả tất yếu là tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân
dân, cơ sở ruộng đất công làng xã nông thôn bị phá vỡ, nền thủ công nghiệp bị
suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại. Do vậy, đã gây nên những mối mâu
thuẫn chồng chéo, phức tạp trong lòng xã hội Ấn Độ, làm bùng lên các phong
trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Đến giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào tình trạng suy thoái
nghiêm trọng.
Trong nông nghiệp: Kinh tế tự nhiên của nông dân bị lôi cuốn vào quỹ đạo
sản xuất hàng hoá của chủ nghĩa tư bản Anh. Hầu hết đồng ruộng phải đưa vào
phục vụ cho việc sản xuất nguyên liệu: bông, đay, thuốc phiện nên diện tích
gieo trồng cây lương thực bị giảm xuống. Lương thực thu hoạch được cũng phải
đưa sang Anh trong khi hàng triệu người dân phải chết đói hoặc chịu đói. Năm
1849, giá trị ngũ cốc xuất khẩu là 858.000 livơro, đến năm 1858 tăng lên 3,7
triệu, trong khi đó số người chết đói trong khoảng từ năm 1850 - 1875 là 5 triệu
người [6;243]. Càng về sau con số người chết càng tăng lên. Đối với các nước
thuộc địa, việc sản xuất, xuất khẩu hàng hoá sang các nước chính quốc thực chất
là sự vơ vét tàn bạo của bọn thực dân đế quốc đối với tài nguyên của thuộc địa.
Vì vậy, hậu quả tất yếu của hành động đó là làm cho đời sống nhân dân, đặc biệt
là người nông dân bị ảnh hưởng và gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, đời sống

ngày càng suy sụp nghiêm trọng vì họ phải bán rẻ toàn bộ hoa lợi để lấy tiền nộp
thuế, trong khi đó tiền thuế lại càng ngày càng tăng thêm. Không chỉ phải chịu
sự áp bức bóc lột của thực dân Anh mà người nông dân còn phải đối mặt với sự
hách dịch cửa quyền của bọn Đaminđa, thực chất cũng chỉ là những người đi
thầu đất để hưởng hoa lợi với thực dân Anh. Không dừng lại ở đó, người nông
dân còn phải lệ thuộc vào bọn cho vay nặng lãi. Trước tình hình như vậy, ta có
thể thấy rõ rằng nông dân và nhân dân lao động luôn phải sống trong tình trạng
bị ràng buộc và phụ thuộc chặt chẽ với các tầng lớp trên trong xã hội Ấn Độ. Sự
ràng buộc và phụ thuộc ở đây không phải là mối quan hệ công bằng, bình đẳng
như thường thấy mà là mối quan hệ bất công về quyền lợi và địa vị xã hội. Sự
bất công trong xã hội Ấn Độ thể hiện rất rõ ràng trong mỗi quan hệ giữa giai cấp
thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị bao gồm thực dân Anh, các

6
Đaminđa, bọn cho vay nặng lãi, các nhà tư bản, phong kiến cũ (có thực lực).
Tầng lớp này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong xã hội nhưng lại là tầng lớp nắm mọi
thực quyền, có tiềm lực kinh tế và có địa vị chính trị, gần như nắm toàn bộ của
cải của xã hội. Còn đối với người nông dân và các giai tầng khác trong xã hội là
lực lượng đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải nuôi sống
toàn bộ xã hội nhưng lại là lực lượng nghèo khổ, bần cùng nhất trong xã hội. Tất
cả tình hình trên tạo nên mối mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Ấn Độ, trong
đó nổi lên hai mối mâu thuẫn chính là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp.
Mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn giữa người nông dân, nhân dân lao động với
bọn địa chủ phong kiến (các Đaminda) trở nên sâu sắc và không thể điều hòa
được. Người nông dân bị dồn tới đường cùng, không còn con đường nào khác
họ phải đứng lên đấu tranh, dẫn tới hàng loạt các phong trào chống Đaminđa nổ
ra khắp nơi ở Ấn Độ. Song song với mâu thuẫn giai cấp là mâu thuẫn dân tộc, ở
đây mối mâu thuẫn không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn bất công về địa vị hay
quyền lợi giai cấp nữa mà là mâu thuẫn sâu sắc, rộng rãi hơn giữa toàn thể dân
tộc Ấn Độ với thực dân Anh như ngọn lửa cháy âm ỉ đang chờ thời cơ để bùng

cháy mạnh mẽ và lan tỏa sâu rộng hơn. Có thể khẳng định rằng, các phong trào
nổ ra để giải quyết mối mâu thuẫn trên là tất yếu và không một sức mạnh nào có
thể ngăn cản được.
Trong thủ công nghiệp: Dưới ách cai trị của Anh thì hàng loạt các cơ sở thủ
công nghiệp bị phá sản, trong khi chưa có các cơ sở công nghiệp hiện đại thay
thế. Đến năm 1854, mới khánh thành một nhà máy gai ở Cancutta và hai năm
sau một nhà máy dệt ở Bombay cũng mới được xây dựng, tình trạng đó làm cho
sức sản xuất bị thu hẹp. Hàng hoá thiếu phải trông chờ phụ thuộc hàng hoá
của Anh, do vậy giá cả hàng tiêu dùng trở nên đắt đỏ, đời sống người lao
động càng trở nên bần cùng hơn. Trở ngại lớn nhất lớn nhất ảnh hưởng tới sự
phát triển của nền sản xuất là do ách thống trị kìm kẹp của thực dân Anh gây
nên ngoài ra do quan hệ sản xuất mất cân đối, hạn chế sự phát triển còn dẫn
tới nạn thất nghiệp trong quần chúng nhân dân lao động. Chính điều đó đã tạo
nên mâu thuẫn giữa toàn thể người lao động cùng đông đảo các tầng lớp nhân
dân Ấn Độ với thực dân Anh trở nên sâu sắc. Trong thủ công nghiệp nghề dệt
vải bị phá sản và không cạnh tranh được nổi với hàng công nghiệp Anh ngày
càng tràn ngập Ấn Độ. Trong những năm 1840 - 1850 của thế kỷ XIX, trung
bình mỗi năm hàng công nghiệp Anh, đặc biệt là hàng dệt nhập vào Ấn Độ trị
giá 8 triệu livơrơ trong những năm 1854 - 1859 tăng lên 18 triệu livơrơ [9;64].
Sự bất công đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cao trào đấu tranh
1857 - 1859.

7
Một vấn đề khá quan trọng trong đới sống xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là tình
trạng phức tạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp.
Trong khoảng 100 triệu dân Ấn Độ lúc đó có rất nhiều dân tộc với trình độ
phát triển khác nhau, trên lãnh thổ rộng lớn đó bên cạnh những bộ phận đang ở
thời kỳ phong kiến trong những vương quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc
sống rải rác khắp vùng biên giới phía Bắc trong tình trạng rất lạc hậu, bộ phận
còn lại không khá gì hơn cũng nằm dưới ách áp bức bóc lột của thực dân Anh.

Thực trạng phát triển không đồng đều giữa các cộng đồng dân cư Ấn Độ cũng
tạo nên những mối xung đột chính trong nội bộ dân tộc Ấn, các cuộc xung đột
sắc tộc, chiến tranh giữa các bộ tộc diễn ra làm cho tình hình Ấn Độ vốn đã bất
ổn càng trở nên phức tạp hơn. Đây cũng chính là điểm yếu để thực dân Anh khai
thác triệt để để thi hành những âm mưu, thủ đoạn của mình; dùng người Ấn Độ
trị người Ấn Độ, gây chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Ấn Độ.
Khi nhắc đến Ấn Độ là nhắc đến quê hương của các tôn giáo chính, ở Ấn
Độ tồn tại hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo (Hinđu) và đạo Hồi (Islam). Có
khoảng 2/3 dân số theo Ấn Độ giáo nhưng Hồi giáo lại được coi là tôn giáo
chính thống trước khi thực dân Anh xâm lược và thống trị Ấn Độ. Ngoài ra,
trong xã hội còn tồn tại các tôn giáo khác như đạo Phật và nhiều tôn giáo nguyên
thủy khác. Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cách biệt về đẳng
cấp. Ở một số vùng, nông dân theo Ấn Độ giáo trong khi tầng lớp thống trị như
địa chủ phong kiến lại theo đạo Hồi. Ở nơi khác lại có hiện tượng ngược lại, đây
cũng là yếu tố mà thực dân Anh và các tầng lớp thống trị ở Ấn Độ lợi dụng để
tăng cường áp bức giai cấp, bóc lột các giai tầng bị trị.
Trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, bên cạnh sự tồn tại của các giai cấp tầng
lớp cũ, thì quá trình xâm lược thống trị của thực dân Anh cũng đã làm cho xã
hội Ấn Độ có những sự chuyển biến mới, với sự xuất hiện của một số giai tầng
mới trong xã hội. Chế độ đẳng cấp tiếp tục được duy trì và phân hóa rất phức
tạp. Ranh giới giữa các đẳng cấp được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Người ở đẳng
cấp trên không được kết hôn với người ở đẳng cấp dưới. Khi bị đuổi ra khỏi
đẳng cấp, họ sẽ không có chỗ đứng trong xã hội. Chế độ đẳng cấp làm cho xã
hội bị chia rẽ sâu sắc. Tồn tại song song cùng các giai tầng cũ trong xã hội thì
các tầng lớp mới trong xã hội Ấn Độ cũng xuất hiện với vị thế và luồng tư tưởng
mới, tiêu biểu là giai cấp tư sản, tiểu tư sản… Các giai tầng này ra đời có địa vị
và luồng tư tưởng khác nhau, đặc biệt là giai cấp tư sản có sự phân hóa sâu sắc,
đây là giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Sự tồn tại phức tạp
giữa các giai tầng, giai cấp trong xã hội phản ánh sự bất ổn trong tình hình Ấn


8
Độ lúc bấy giờ, mâu thuẫn giữa các giai cấp cũ và giai tầng mới trở nên sâu sắc.
Có thể khẳng định rằng, sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp cùng với
những thành kiến sâu sắc, những lễ nghi phức tạp, những tập tục lạc hậu… cản
trở sự thống nhất và phát triển của Ấn Độ. Đây cũng là điều kiện, cơ sở để thực
dân Anh khai thác, lợi dụng triệt để các mối mâu thuẫn để có thể phân tán phong
trào đấu tranh của nhân dân Ấn, làm suy yếu phong trào đấu tranh của dân tộc
Ấn Độ. Tuy nhiên, dưới sự cai trị hà khắc của thực dân Anh và giai cấp phong
kiến Ấn Độ thì quần chúng nhân dân vẫn đoàn kết lại cùng đấu tranh để giải
phóng khỏi ách áp bức dân tộc và giai cấp, mà mũi nhọn của các cao trào đấu
tranh là chống lại thực dân Anh xâm lược.
Những mâu thuẫn trên được phản ánh rõ nét trong cao trào đấu tranh 1857 -
1859 mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của binh lính Xipay. Tuy nhiên, trước đó
cũng đã diễn ra các cuộc đấu tranh lẻ tẻ trên khắp lãnh thổ của quần chúng nhân
dân Ấn Độ. Trước tình cảnh đất nước đất nước đang từng bước rơi vào vòng
kiểm soát của thực dân Anh ngay từ đầu thế kỷ XIX, ở khắp nơi trên lãnh thổ
Ấn Độ đều chứng kiến các hoạt động của nông dân, các bộ lạc và tầng lớp
phong kiến thất thế đứng lên chống lại quân Anh.
Năm 1807, một cuộc khởi nghĩa của nông dân lan rộng khắp tỉnh Đêli,
nhưng sau đó do không có sự thống nhất trong hướng chỉ đạo, mâu thuẫn trong
nội bộ phong trào, rồi trang bị vũ khí thô sơ nên thực dân Anh đã sử dụng lực
lượng mạnh và đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa. Năm 1817 - 1818, nông dân ở
Oritxa dưới sự lãnh đạo của phong kiến địa phương đứng dậy chống lại việc thu
thuế phục vụ chiến tranh. Trong những năm 1826 - 1829, thực dân Anh phải
điều động quân đến công quốc Maixo để đàn áp cuộc nổi dậy chống thuế của
nông dân. Ngoài ra, còn có thể kể thêm các cuộc khởi nghĩa của Cácnan (1846 -
1847), phong trào đấu tranh ở công quốc thống nhất Bombay (1844)
Cùng thời gian này, có không ít cuộc nổi dậy chống thực dân của các bộ lạc
khiến cho thực dân Anh phải tiến hành nhiều cuộc tiểu "chiến tranh" để đàn áp.
Các cuộc nổi dậy chống thực dân trên đây cho thấy tinh thần chống xâm lược đã

thực sự bùng nổ, phát triển ở Ấn Độ. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra mang
tính cục bộ địa phương chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến do vậy các
phong trào nổ ra và đều mang một kết cục chung là sự thất bại. Ý muốn lập lại
trật tự phong kiến cổ xưa của giai cấp phong kiến những người lãnh đạo phong
trào dĩ nhiên là không thành công. Những nhà lãnh đạo có điều kiện tiếp nhận
nền giáo dục Âu châu đã phê phán các tập tục trên lập trường nhân đạo và chủ
nghĩa duy lí. Đồng thời, họ cũng chống lại việc thực dân Anh thực hiện chính

9
sách ngu dân, bóp chết văn hoá dân tộc Ấn Độ, họ còn lên án việc thực dân Anh
khuyến khích các tập quán lạc hậu phản động trong khi đó chỉ mở nhỏ giọt một
số cơ sở giáo dục để đào tạo các viên chức tay sai làm công cụ phục vụ cho quá
trình cai trị và đàn áp nhân dân, quá đó đã gây nên tình trạng trên 90% dân số
Ấn Độ mù chữ. Người tiêu biểu cho sức sống mạnh liệt của văn hoá dân tộc Ấn
Độ cho trào lưu văn hoá tiến bộ đó là nhà quý tộc Bengan Ram Mohan Roy
(1772 - 1883). Năm 1815 ông thành lập hội "Arya Sabha", năm 1828 ông lập hội
thần Brahma "Brahma samaj". Mặc dù còn mang tính chất của hội tôn giáo,
song đó là tổ chức xã hội Ấn Độ đầu tiên do bầu cử theo kiểu châu Âu bầu ra.
R.M.Roy cho suất bản tờ báo Ấn Độ đầu tiên bằng tiếng Benganli - tờ tuần báo
"Sambad Xaumudj" (1821), tờ "Mirat - uh - ahaba" bằng tiếng Ba Tư bàn về
các vấn đề đời sống xã hội Ấn Độ, nhất là ở Bengan. Ông đấu tranh không biết
mệt mỏi cho tự do nhân quyền, chống chế độ kiểm duyệt, chống các hủ tục xã
hội nhất là hủ tục Satti (sutee hoả thiêu vợ theo người chồng quá cố). Dưới sức
ép phong trào do ông phát động năm 1829 nhà cầm quyền Anh phải ra lệnh bãi
bỏ và cấm tục lệ này. Hoạt động của R.M.Roy và các tổ chức do ông sáng lập đã
thu hút được rất nhiều các nhà trí thức tiến bộ tham gia.
Ngoài các phong trào trên còn có thể kể đến các hoạt động của các tổ chức
khác như hội Ấn Độ thuộc Anh ở Cancutta (1851), báo "Mặt trời" (Prabhakar)
phong trào phê bình sự phi nghĩa của chính quyền thực dân. Các phong trào mang
tính chất nảy sinh không có liên hệ gì với các tầng lớp nông dân và dân nghèo

thành thị đang đứng lên mưu cầu đánh đuổi thực dân Anh. Giai cấp tư sản dân tộc
Ấn vừa mới ra đời chưa tham gia vào cuộc khởi nghĩa nhân dân 1857 - 1859. Mặc
dù tất cả các phong trào trên đều dẫn tới sự thất bại nhưng sự thất bại đó lại là tiền
đề, là cơ sở cho một cao trào đấu tranh mới bùng nổ, sẽ mạnh mẽ và thực sự quyết
liệt, với quy mô rộng lớn hơn. Trong những năm 50 của thế kỷ XIX, hàng loạt các
sự kiện lịch sử đã diễn ra chứng minh điều đó: cuộc khởi nghĩa Xipay 1857 - 1859
bùng nổ, đánh dấu một bước ngoặt, bước phát triển mới trong cao trào đấu tranh
chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ.
1.2 Cuộc khởi nghĩa Xipay 1857 - 1859
1.2.1 Nguyên nhân
Quá trình xâm lược và thống trị Ấn Độ của thực nhân Anh đã làm cho cả
dân tộc Ấn sống trong sự phẫn nộ, bất bình. Mọi quyền lợi chính đáng và cơ bản
nhất mà trước đó họ được hưởng đã bị người Anh tước đoạt hết; mất độc lập dân
tộc, mất tự do, toàn bộ những di sản văn hóa thiêng liêng mà cả dân tộc xây
dựng trong hàng ngàn năm lịch sử bị trà đạp, chiếm đoạt, phá huỷ một cách

10
không thương tiếc. Qua đó, gây nên mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Ấn Độ với
thực dân Anh ngày một mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và đến lúc không thể điều
hoà được.
Mâu thuẫn của cả dân tộc Ấn được phản ánh rõ nét nhất trong cuộc khởi
nghĩa Xipay (từ “Xipay” có nghĩa là người lính, người chiến sĩ). Nhưng đơn vị
Xipay - là những đội quân người Ấn đánh thuê cho thực dân Anh, họ là những
người nghèo khổ phải đi lính để kiếm sống, thuộc quyền của thực dân Anh. Đội
quân Xipay là một trong những công cụ xâm lược và thống trị của thực dân Anh,
từ khi bắt đầu xâm lược Ấn Độ người Anh đã rất tin cậy đội quân bản xứ này.
Đây là một đội quân phức tạp, thuộc nhiều đẳng cấp, tầng lớp xã hội và tôn giáo
khác nhau. Chúng nghĩ rằng với thành phần phức tạp như vậy, những người lính
Xipay khó lòng có thể xóa bỏ được những sự cách biệt, sự hận thù cố hữu để
đoàn kết với nhau được. Chúng dùng lính Xipay đàn áp những cuộc khởi nghĩa

để gây sự ngăn cách, hiềm khích giữa đội quân người bản xứ với đồng bào của
họ. Số lượng Xipay không ngừng tăng lên cùng quá trình đẩy mạnh xâm lược
của thực dân Anh ở Ấn Độ, vào khoảng giữa thế kỷ XIX đội quân Xipay rất
đông và chủ yếu tập trung ở ba khu vực quan trọng, tại miền Bengan có 170.000
người, tại Madra có 62.000 và Bombay có 56.000. Quân Xipay đông gấp mấy
lần quân Anh đóng ở Ấn Độ (ví như ở Bengan quân Anh chỉ bằng 1/7 quân
Xipay) [9;65]. Những người lính đó không thể không nhìn thấy được nỗi nhục
của cả dân tộc mình dưới sự nô dịch của thực dân Anh. Và chính bản thân họ
cũng bị các sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ, dù sống trong đội quân của địch họ
cũng không thoát khỏi thân phận nô lệ, họ bị thực dân Anh khinh rẻ, đối xử bất
công và tàn nhẫn (bị đánh đập, chửi mắng), lương thì ít ỏi - ví như sau 40 năm
phục vụ trong quân đội, một viên Đại úy Xipay chỉ được lĩnh mỗi tháng 40
Rupi, trong khi đó viên đại úy người Anh lĩnh 563 rupi. Ngoài ra, lương của một
sĩ quan Ấn chỉ bằng 1/16 lương của sĩ quan Anh cùng cấp bậc, người Ấn không
được giữ những chức vụ cao trong quân đội. Lính Xipay phải sống trong các
doanh trại tồi tàn, trái ngược với cảnh sống sung túc của binh lính Anh. Đặc biệt
sau khi công cuộc xâm lược, bình định Ấn Độ đã cơ bản hoàn thành, người lính
Xipay càng bị khinh rẻ, buộc phải nghe lệnh nếu không sẽ bị loại bỏ một cách
không thương tiếc. Đôi khi, họ lại còn bị đẩy đi xa làm bia đỡ đạn cho người
Anh trên khắp các chiến trường mà người Anh có mặt như Apganixtan, Iran,
Miến Điện, Trung Quốc và châu Phi Những người lính Xipay không chỉ bị bóc
lột về thể xác mà còn bị trà đạp lên niềm tin tín ngưỡng tôn giáo, điều vi phạm
nghiêm trọng đó được thể hiện thông qua việc nhập những loại đạn pháo bọc
bằng giấy tẩm mỡ bò và mỡ lợn, mà khi muốn sử dụng loại đạn này họ phải

11
dùng răng để xé các loại giấy bôi mỡ đó. Điều này xúc phạm đến tín ngưỡng tôn
giáo của những người lính Xipay theo đạo Hinđu kiêng ăn thịt bò và theo đạo
Hồi kiêng ăn thịt lợn. Dĩ nhiên, những người lính Xipay sẽ chống lại, đồng thời
thực dân Anh cũng ra sức đàn áp một cách quyết liệt.

Mặt khác thực dân Anh cũng không đánh giá đúng tinh thần yêu nước của
những người lính Xipay và ý chí căm thù của họ nên càng ra sức bóc lột đối xử
tàn tệ. Những người lính Xipay đại đa số là nông dân công xã, thợ thủ công bị
phá sản vì sự thống trị của Anh nên mới trở thành người lính đánh thuê. Tuy
phải cầm vũ khí để bắn giết đồng bào mình nhưng họ cũng nhận thức được rằng
chỉ có con đường cầm vũ khí đánh đuổi bọn thực dân Anh thì dân tộc mới thoát
khỏi cảnh nô lệ, không phải chịu bao nhiêu thuế má, lao dịch nặng nề, mới có
ruộng đất cày cấy,tự do làm nghề thủ công… Chính vì thế, họ luôn nuôi hi vọng
chờ thời cơ để nổi dậy. Nhũng người lính Xipay giờ cũng không thể ngồi yên
được nữa họ đã tập hợp nhau lại đứng lên chống lại sự áp bực của thực dân Anh,
cuộc khởi nghĩa Xipay bùng nổ, đến những năm 50 của thế kỷ XIX những tiền
đề cho một cuộc khởi nghĩa đã chín muồi…
1.2.2 Diễn biến và kết quả
1.2.2.1 Diễn biến
Cơn giông tố cách mạng đang kéo đến và cuộc đấu tranh của binh lính
Xipay ở Mirut vào tháng 5 năm 1857, đã mở đầu cho cao trào đấu tranh của binh
lính Xipay những năm 1857 - 1859. Tiến trình của cuộc cách mạng diễn ra rất
phức tạp, về cơ bản có thể chia ra thành ba giai đoạn cơ bản sau.
* Cuộc khởi nghĩa bùng nổ và phát triển rộng khắp
Cuộc khởi nghĩa bùng nổ chính thức và diễn ra với quy mô rộng lớn vào
tháng 5/1857, nhưng trước đó đã có lẻ tẻ những đơn vị Xipay đứng lên chống lại
quân Anh. Ngày 22/01/1857, những trại lính đóng gần Cancutta bị đốt cháy.
Ngày 25/02, bùng nổ cuộc khởi nghĩa ở trung đoàn bản xứ số 19 tại Bec-ham-
pua, họ đứng lên chống lại việc phân phát các loại đạn dược, quân Anh ra sức
đàn áp đến ngày 31/3 trung đoàn này bị giải tán. Cuối tháng ba, binh lính trung
đoàn Xipay số 34 đóng ở Ba-rắc-pua đã để cho một trong những chiến hữu của
mình cầm súng đã lên đạn tiến lên trước hàng quân đang đứng trên bãi tập, và
anh ta đã kêu gọi các binh lính Xipay đứng lên khởi nghĩa, sau đó giết chết viên
sĩ quan phụ tá và tên trung đoàn trưởng cả trung đoàn trở nên hỗn loạn. Tuy
nhiên, sau đó tình hình được khống chế và trung đoàn này cũng bị giải thể.

Tháng 4 được đánh dấu bằng những vụ đốt trại trong các đơn vị đồn trú của
quân đội Bengan, đó là các đơn vị ở A-la-ha-bat, Agra, Am-ba-la, bằng việc nổi

12
dậy của trung đoàn 3 kỵ binh ở Mirut và bằng những biểu hiện bất mãn như thế
trong các đội quân ở Madrat và Bombay. Đầu tháng 5, rục rịch khởi nghĩa ở
Lắc-nao, vương quốc Au-đơ những cuộc khởi nghĩa này được ngăn chặn một
cách quyết liệt của người Anh. Ngày 9/5, nghĩa binh trung đoàn 3 kỵ binh Mi-
rut bị tống giam theo những hạn tù khác nhau mà họ bị tuyên án. Chiều hôm sau,
binh sỹ trung đoàn 3 kỵ binh cùng với hai trung đoàn bản xứ, trung đoàn 11 và
trung đoàn 20 đã tập trung trên bãi tập, giết chết những sĩ quan tìm cách trấn áp
họ, đốt cháy các trại lính và giết chết tất cả những người Anh rơi vào tay họ.
Mặc dù bộ phận người Anh của lữ đoàn gồm những trung đoàn bộ binh, kỵ binh
và một số lượng rất lớn pháo binh ngựa kéo và pháo binh người kéo nhưng
người Anh vẫn không thể ra quân trước lúc trời tối. Sau khi chỉ gây cho nghĩa
binh một số tổn thất không đáng kể, nghĩa binh đã trốn ra ngoài thành phố, lôi
cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và ủng hộ. Nghĩa binh đi
đến đâu cũng bắt và giết những sỹ quan người Anh. Thừa thắng nghĩa quân tiến
về Đêli nằm cách Mi-rut khoảng 40 dặm. Ở Đêli, quân đồn trú người bản xứ
gồm các trung đoàn bộ binh 38,54 và 74 cùng một đại đội pháo binh người bản
xứ đều gia nhập nghĩa quân. Nghĩa quân tấn công vào các sỹ quan Anh, giết chết
tất cả những người Anh rơi vào tay họ và tôn người kế vị cuối cùng của đế chế
Đại Môgôn là Bahadua Sa II đã 80 tuổi lên làm Đại vương tối cao của Ấn Độ.
Về danh nghĩa, các đạo quân khởi nghĩa đều đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của
Bahadua Sa II, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Uỷ ban nghĩa quân "Jabsa"
gồm 10 người (6 đại diện binh sỹ và 4 đại diện thị dân). Đến đây, cuộc khởi
nghĩa đã bước đầu dành thắng lợi. Trong lời kêu gọi ở Đêli, nghĩa quân đã
khẳng định rằng: “Hỡi những người con của đất nước Ấn Độ! Chúng ta quyết
tâm, chúng ta có thể đánh bại ngay được kẻ thù và không còn lo gì về mối nguy
hại cho đất nước và tôn giáo chúng ta, những thứ này còn quý hơn cuộc sống

chúng ta” [6;67]. Nhưng cũng ngay từ đầu, bọn phong kiến trong nước đã nắm
được quyền lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chúng muốn giới hạn cuộc khởi nghĩa
trong việc khôi phục địa vị và quyền lợi cũ của mình, chứ không nghĩ đến việc
giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Anh.
Trong các đội quân gửi đến tiếp viện cho Mirut nơi mà trật tự đã được phục
hồi trở lại, binh sỹ thuộc đại đội công binh và binh lính đánh mìn người bản xứ
đến đấy ngày 15/5 đã giết chết thiếu tá chỉ huy của mình là Phrây-de-rơ và lập
tức rời bỏ thành phố, họ bị pháo binh ngựa kéo và một số đại đội kỵ binh thuộc
trung đoàn kỵ vệ binh số 6 truy nã. Khoảng 15,16 nghĩa binh bị giết chết, số còn
lại đã tới được Đêli. Ở Phi-rô-dơ-pua thuộc Pen-giáp những trung đoàn bộ binh
người bản xứ số 57 và 45 nổi dậy, nhưng những cuộc nổi dậy này đều bị đàn áp.

13
Đến giai đoạn này thực sự phong trào khởi nghĩa đã diễn ra một cách rầm rộ và
rộng khắp, trở thành cao trào đấu tranh của cả dân tộc Ấn.
Noi gương tinh thần chiến đấu của Mirut và Đêli, phong trào đã nổi lên ở
khắp các địa phương khác thuộc miền Bắc và Trung Ấn. Nhiều thành phố được
giải phóng: Aliga (21/5), Bareli và Lăcnao (31/5), Can-pua (4/6) Alahabat (6/6).
Tại các nơi đó chính quyền mới đã được thành lập.
Tại Can-pua, dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Nan Xahip (con nuôi cựu
hoàng đế Marata bị người Anh phế truất), lính Xipay và nhân dân nổi dậy chiếm
ngân hàng, kho vũ khí, giải phóng nhà tù. Ngày 4-6-1857, hai trung đoàn Xipay
ở Con-pua đánh chiếm kho vũ khí và nhà tù giải thoát nhiều người lính bị giam,
sau đó hai trung đoàn Xipay khác cũng đứng dậy hưởng ứng. Ngay từ đầu, đông
đảo quần chúng nhân dân đã cùng chiến đấu bên cạnh lực lượng Xipay. Nhiều
đội nghĩa binh bao gồm Xipay, nông dân và thợ thủ công được thành lập. Các
đồn binh của quân Anh ở Can-pua bị bao vây và đến cuối tháng 6-1857, quân
Anh ở đây phải đầu hàng. Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Nan Xahip tự xưng
là quốc vương cai quản một vùng đất đai rộng lớn và nhận làm chư hầu của
hoàng đế Đêli.

Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ở Alahabat là một nhà giáo (L.Ali), ở Patna là
người buôn sách (P.Ali). Ở Jahasj (Trung Ấn) nữ chúa Lacmj Bai đứng dậy
chống quân Anh và cử một bộ phận tiếp viện đến Đêli. Căn cứ quan trọng nhất
của nghĩa quân là Auđơ, M.Atmet người lãnh đạo phong trào, đã tuyên truyền tư
tưởng bài Anh, đại diện cho nguyện vọng của tầng lớp nhân dân. Khác với nhiều
nơi có phong trào khởi đầu là lính Xipay thì ở đây là phong trào nông dân ở
ngoại ô Lắc-nao. Các binh đoàn Xipay được cử đến đàn áp đã ra nhập hàng ngũ
nghĩa quân. Phong trào phát triển nhanh chóng khiến cho "trong vòng 10 ngày,
bộ máy thống trị của Anh ở Auđơ đã biến đi như một giấc mơ" [14;87]
* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu
Đêli được coi là trung tâm xuyên suốt trong cuộc khởi nghĩa. Sự thành bại
của Đêli sẽ quyết định tới cục diện của phong trào. Chính vì thế thực dân Anh
cũng tập trung một lực lượng lớn tấn công tiêu diệt thành đỏ Đêli.
Tại Đêli đến tháng 9/1857, số lượng quân Anh là 7.521 quân, ngoài ra còn
có thêm 3.000 quân Casomia do vương công Ranbia Xích giao cho người Anh
sử dụng. Như vậy, số lượng của quân Anh theo cuốn "Friend of India" lên tới
11.000 quân. Về phía quân khởi nghĩa, lực lượng nghĩa quân theo lời khẳng định
của báo "Military Spectator" giảm xuống khoảng 17.000 quân, trong số đó có
5.000 kỵ binh. Trong khi đó tờ "Friend of India" lại cho rằng lực lượng nghĩa

14
quân lên tới 13.000 quân kể cả 1.000 kỵ binh không chính quy. Vì sau khi mở
được đột phá khẩu và bắt đầu cuộc chiến đấu bên trong thành phố, kỵ binh trở
nên hoàn toàn vô dụng và do đó phải tháo chạy, rời bỏ thành phố trước lúc quân
Anh lọt vào được. Vì thế, tất cả lực lượng của quân Xipay như lời của "Military
Spectator", cũng như của "Friend of India", không thể vượt quá 11.000 hoặc
12.000 quân [6;391,392]. Như vậy, quân số của người Anh cũng gần ngang với
quân số nghĩa binh, do quân Anh tăng lên thì ít mà chủ yếu do số lượng quân
khởi nghĩa ở đây giảm đi. Số lượng có kém hơn đôi chút của người Anh được bù
lại quá mức bằng tác động tinh thần của những cuộc pháo kích hữu hiệu vào

thành phố và bằng những ưu thế của cuộc tấn công khiến người Anh có thể chọn
các vị trí để tấn công bằng những lực lượng chủ yếu, trong khi đó nghĩa quân
phải rải lực lượng không đủ của mình ra để bảo vệ các cứ điểm của vùng bao
quanh đang bị uy hiếp.
Số lượng nghĩa quân bị giảm sút còn do cả những đoàn người rời khỏi
thành và cũng vì những bất hoà nội bộ mà bỏ đi với mức độ lớn hơn nhiều so
với những tổn thất nặng nề của nghĩa quân trong những đợt đột kích liên miên
trong vòng độ 10 ngày. Còn chưa kể đến sự hiềm khích giữa những nhà phong
kiến dưới triều Môgôn, những con người đó cảm thấy ách thống trị nặng nề của
quân Xipay không kém gì những thương nhân Đêli, là những người đã bị quân
Xipay tước đoạt tất cả tiền bạc, của cải. Những bất đồng tôn giáo giữa người
Xipay theo Hồi giáo với những người Xipay theo Ấn Độ giáo, rồi những hiềm
khích giữa quân đồn trú cũ với viện binh mới tới cũng đủ làm tan rã cái tổ chức
ọp ẹp của nghĩa quân và có thể khiến họ thất bại. Đồng thời, cũng phải lưu ý
rằng quân khởi nghĩa có thể chịu đựng được 84 giờ pháo kích rồi những trận đại
bác liên tục trong 6 ngày mặc dù thử thách khốc liệt nhưng họ vẫn bình tĩnh
vượt sông Gam-na qua cầu phao, qua đây ta phải thừa nhận rằng rốt cuộc nghĩa
quân với những lực lượng nòng cốt của mình có thể làm nên mọi chuyện.
Sau những trận đánh thăm dò, thực dân Anh đã tăng cường lực lượng để
vừa tấn công vừa có thể đủ sức mạnh chống lại sự tấn công của quân khởi nghĩa,
người Anh cũng phải lo sợ trước sự phức tạp của thành Đêli và họ ví nơi đây
như “một pháo đài thực sự”. Thành đá cao 16 fút, dày 12 fút, bên trên có một cái
luỹ dày 3 fút và cao 8 fút, không kể luỹ, có 6 fút nền đá không che chắn bằng ụ
đất, lúc công kích quân tấn công có thể nhắm thẳng vào thành mà nã pháo.
Tường công sự hẹp đến nỗi chỉ có thể đặt súng trong các pháo đài và trong các
ngọn tháp Mac-ten-lo. Những ngọn tháp này, hoàn toàn không đủ yểm hộ mạn
sườn cho thành và vì chọc thủng luỹ đá dày 3 fút bằng pháo công hãm không
khó gì, cho nên việc buộc pháo binh của quân thủ thành và nhất là buộc đại bác

15

yểm trợ sườn hào phải câm bặt là điều rất dễ. Giữa thành với hào có một vành
đai rộng hoặc là một con đường bằng phẳng khiến cho việc mở một đột phá
khẩu rộng cho cuộc tấn công trở nên dễ dàng hơn và trong những điều kiện như
vậy thì hào không còn là chỗ nguy hiểm đối với bất kỳ toán quân nào rơi vào
đấy mà trở thành chỗ tạm nghỉ và chỉnh đốn đội ngũ đối với tất cả những đơn vị
mà hàng ngũ có thể bị xộc xệch trong lúc tấn công vào chân thành. [6;415]
Việc tấn công vào thành như vậy mà sử dụng những đường hào thông
thường theo các nguyên tắc công hãm thì hẳn là một sự sai lầm, ngay cả khi có
binh lực dồi dào để có thể bao vây kín cả bốn mặt thành cũng vậy. Cuộc tấn
công hướng vào đoạn thành phía Bắc nằm đối diện với doanh trại quân Anh.
Đoạn này gồm có hai thành nối, ba pháo đài và tạo ra một góc lõm nhỏ ở pháo
đài trung tâm (pháo đài Casơmia). Đoạn phía đông từ pháo đài Casơmia đến
pháo đài Nước, ngắn hơn và nhô ra đôi chút so với đoạn phía Tây, giữa pháo đài
Casơmia và pháo đài Mori. Khoảng không gian trước pháo đài Casơmia và pháo
đài Nước được che phủ bởi các lùm cây thấp, vườn tược, nhà cửa… những nơi
mà quân Xipay tương đối sơ hở. Ngoài ra, ở khoảng độ 400 hoặc 500 (I-ác-đơ)
từ vị trí này theo cùng hướng với tường thành có một khe sâu chạy qua, đây là
đường hào dọc để tấn công. Thêm vào đấy, dòng sông có thể là nơi tuyệt vời cho
cánh trái của quân Anh. Cho nên việc chọn đoạn tường hơi nhô ra đằng trước
giữa pháo đài Casơmia và pháo đài Nước làm điểm chính để tấn công, là điều
hết sức có lợi cho quân Anh. Từ việc đánh giá vị trí như vậy, quân Anh từng
bước tiếp cận và tiến hành những trận đánh thăm dò.
Để đối phó lại với những âm mưu của thực dân Anh, quân khởi nghĩa đã
tiến hành mở những cuộc tấn công bất ngờ ở mọi hướng. Trước nguy cơ thất bại
thực dân Anh vội vàng tập trung một lực lượng lớn quân còn lại ở Ấn Độ và
ngừng cuộc xâm lược ở Trung Quốc và Iran, tăng thêm viện binh từ chính quốc
sang để tiêu diệt quân khởi nghĩa ổn định, lại tình hình.
Ngày 8/6/1857, từ hai căn cứ ở Pen-giáp và Cancutta, quân Anh tấn công
nhằm chiếm lại Đêli. Trước tình hình đó, nghĩa quân đã chống cự mạnh mẽ, bẻ
gẫy các cuộc tấn công của quân Anh.

Tháng 7/1857, quân Anh lại điều thêm viện binh từ các nơi về Đêli và tiếp
tục tấn công. Để đối phó với tình hình, đại biểu các đơn vị Xipay khởi nghĩa ở
Đêli và nhiều nơi khác quyết định thành lập Uỷ ban khởi nghĩa để tập trung mọi
lực lượng bảo vệ thủ đô. Tuy vẫn thừa nhận và duy trì ví trị của hoàng đế
Mogon nhưng ủy ban này về thực chất sẽ đảm nhiệm mọi công việc của một
chính phủ lâm thời theo phương châm: “con người thuộc về trời, đất nước là của

16
hoàng đế, nhưng chính quyền phải trong tay quân đội” [9;69]. Nhân dân và các
đơn vị Xipay hoan nghênh và ủng hộ Uỷ ban, được xem như là người đại diện
chân chính của mình, một số phần tử phong kiến được tham gia ủy ban khởi
nghĩa nhưng thế lực và ảnh hưởng của họ rất yếu.
Uỷ ban khởi nghĩa đã thực hiện một số chính sách và biện pháp tiến bộ
nhằm đáp ứng yêu cầu và quyền lợi nhân dân như bãi bỏ thuế muối và thuế
đường, nghiêm trị việc đầu cơ và tích trữ lương thực, cấp ruộng đất và miễn thuế
cho các gia đình liệt sỹ, bắt nhà buôn và những nhà giàu có phải đóng góp nhiều
cho nghĩa quân, vũ trang cho nhân dân thành thị. Những biện pháp này làm cho
nhân dân vô cùng vấn khởi, tiếp thêm sức mạnh cho cuộc chiến đấu. Tuy nhiên,
cũng vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ của bọn phong kiến, thương nhân và bọn
cho vay nặng lãi.
Đến đây, cuộc chiến đấu bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt; bên ngoài thì
quân Anh tấn công mạnh mẽ bên trong thì bọn phản bội phá hoại, trong khi đó ủy
ban khởi nghĩa lại thiếu kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo cuộc kháng chiến của nhân
dân. Trước hết, nghĩa quân không nhân đà thắng lợi lúc đầu mà tấn công dồn dập,
đánh bại kẻ thù ít ỏi và đang hoang mang dao động, mà lại rút quân vào thế phong
ngự tiêu cực làm cho chúng có thời gian củng cố, chuẩn bị lực lượng phản công
về sau. Uỷ ban lãnh đạo chưa kịp thời thống nhất nên các cuộc khởi nghĩa của
nông dân vẫn diễn ra lẻ tẻ ở vùng phụ cận Đêli, ngay ở Đêli ủy ban cũng không
nắm được quân đội của mình. Những viên chỉ huy do chính phủ cử ra chủ yếu là
quý tộc không được Xipay tin phục những người này hay hành hạ, đánh đập binh

lính, ghen ghét với nhau, không phối hợp chiến đấu thậm chí còn gây ra những vụ
xung đột vũ trang đẫm máu làm chết hàng trăm người.
Bị đàn áp, các phần tử tham gia cuộc khởi nghĩa ngày càng dao động,
muốn sớm chấm dứt cuộc chiến đấu, do đó chúng thỏa hiệp hoặc đầu hàng
thực dân Anh. Tổ chức của nghĩa quân không chặt chẽ nên do thám của Anh
ra vào Đêli dễ dàng, chúng liên lạc với bọn phong kiến phản động đang nằm
trong tay các cơ quan nhà nước để thu nhặt những tin tức quan trọng. Hoàng
đế Bahadua cũng muốn điều đình với Anh và có tin nhà vua đang muốn chạy
sang hàng ngũ địch. Bọn thương nhân lợi dụng tình hình khan hiếm lương
thực để nâng giá hàng. Ngân khố Nhà nước trống rỗng, bọn chủ nhà băng,
bọn cho vay nặng lãi không chịu cho chính phủ vay tiền vì họ tin rằng chính
phủ sẽ sụp đổ và quân Anh sẽ trở lại thống trị. Quân lính Xipay, lực lượng
nòng cốt bảo vệ Đêli không được cung cấp đầy đủ các thứ thiết yếu và cũng
không có niềm tin vào chính phủ. Họ thất vọng về chính phủ vì đã không giải

17
quyết được quyền lợi ruộng đất như đã hứa, mà chỉ luôn nhắc tới việc bảo vệ
quyền tư hữu tuyệt đối về ruộng đất của phong kiến. Nhiều đơn vị Xipay chán
nản bỏ hàng ngũ trốn khỏi Đêli. Cho đến khi quân Anh tấn công trong thành
quân Xipay còn khoảng 20.000 quân [9;70]
Nắm bắt được tình hình, ngày 8/9/1857, khẩu đội thứ nhất với 10 khẩu
đại bác đã khai hỏa cách thành 700 (I-ác-đơ). Trong đêm sau, quân Anh len theo
các khe, các ngõ ngách biến chúng thành các chiến hào và quân Anh đã chiếm
được hầu hết nhà cửa, đất đai quanh đó mà không gặp phải sự cản trở của nghĩa
quân. Ngày 10/9 khẩu đội hai với 8 đại bác bắt đầu hoạt động. Khẩu đội này bố
trí cách thành khoảng 500 hoặc 600( I-ác-đơ). Ngày 11/9, được bố trí rất táo bạo
cách pháo đài Nước 200 I-ác-đơ trên vùng đất gồ ghề đã khai hỏa với 6 khẩu đại
bác; đồng thời 10 khẩu pháo cối hạng nặng đã bắn pháo vào thành phố. Chiều
ngày 13/9, tin tình báo của Anh cho biết hai đột phá khẩu, một ở thành nối tiếp
sườn phải pháo đài Casơmia, một ở mặt trái và sườn trái pháo đài Nước đã khá

rộng để tấn công ngay lập tức. Sau đó quân Anh đã đồng loạt tấn công. Quân
Xipay đã bố trí một hào cản ở chân thành giữa hai pháo đào bị uy hiếp, và đào
chỗ nấp để thủ và tấn công quân Anh. Ngoài ra, từ vị trí sau cổng thành Cabun
quân khởi nghĩa vận động lên tấn công mạn sườn quân Anh, song nhưng mưu
toan phòng ngự tích cực này được thực hiện một cách không có kế hoạch chung,
không liên lạc với nhau và không có khí thế cho nên chẳng đi đến kết quả gì
[6;417,418].
Rạng sáng ngày 14/9, năm toán quân Anh mở cuộc tấn công. Một toán ở
sườn phải, có nhiệm vụ giao chiến với toán Xipay ở cổng thành Cabun và nếu
như thắng lợi thì tấn công thành Laho. Đánh vào một đột phá khẩu là một toán,
một toán có nhiệm vụ đánh vào cổng thành Casơmia để phá cổng, một toán nữa
được làm quân dự bị. Hoạt động của tất cả các toán quân ấy trừ toán thứ nhất
đều thu được thắng lợi. Các đột phá khẩu được bảo vệ tương đối yếu nhưng
càng đi sâu vào quân khởi nghĩa chiến đấu càng ngoan cường. Trong đợt tấn
công vào cổng thành Casơmia nhờ có sự dũng cảm của một sĩ quan Anh và ba
trung sĩ công binh nên đã phá tung được cổng thành do đó quân Anh đã tràn
được vào thành phố. Đến chiều, toàn bộ khu vực phía Bắc đã nằm trong tay
quân Anh. Theo chỉ huy của tướng Uyn-xơn (quân Anh) đã ngừng tiến công ở
đây, những cuộc tấn công lộn xộn được đình chỉ, các toán quân, các khẩu đại
bác được bố trí lại và bắt đầu nã liên tục vào các cứ điểm mạnh trong thành phố.
Đến đây, quân khởi nghĩa chống cự yếu ớt và lũ lượt rời bỏ thành phố trong tình
trạng hoang mang khủng hoảng về tinh thần. Tuy nhiên quân Anh cũng phải rất
thận trọng khi tiến vào thành phố. Sau ngày 17/9, hầu như quân Anh không gặp

18
phải sự kháng cự nào và hoàn toàn chiếm lĩnh thành phố vào ngày 20 [6;418].
Sau khi chiếm được thành phố, quân Anh ra sức tàn sát quân khởi nghĩa và quần
chúng nhân dân còn lại trong thành. Cuộc chiến đấu của nhân dân Đêli rất dũng
cảm, như K.Mac đã viết: “ Phải thừa nhận rằng, cuối cùng quân khởi nghĩa với
lực lượng chủ yếu của mình đã làm tất cả những gì có thể làm được trong tình

hình nghiêm trọng dường vậy” [9;71]. Tuy quân khởi nghĩa thất bại nhưng đã cổ
vũ phong trào đấu tranh ở các vùng khác.
Cùng lúc tấn công Đêli, quân Anh từ nhiều căn cứ như Pen-giáp, Đê-can,
Cancutta, đi ngược theo thung lũng sông Hằng tấn công nhiều cứ điểm của nghĩa
quân trong số đó có Alahabat một vị trí chiến lược quan trọng ở phía Bắc đã lọt vào
tay nghĩa quân ngày 6/6/1857. Nhân dân Alahabat bầu L.Ali lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa. L.Ali là một giáo viên xuất thân trong một gia đình thợ thủ công dệt vải,
giàu lòng yêu nước và kiên quyết đấu tranh chống thực dân Anh. Ngày 12/6, thực
dân Anh đem một lực lượng lớn tấn công chiếm được thành phố Alahabat. L.Ali và
một số nghĩa quân chạy về Can-pua, gia nhập nghĩa quân của Nan Xahip để tiếp
tục chiến đấu. Quân Anh đã đàn áp dã man nhân dân thành phố Alahabat 6.000
người bị giết, nhiều làng mạc lân cận bị đốt phá [9;71].
Ở Canpua lực lượng nghĩa quân rất lớn, song thiếu sự lãnh đạo chung và
không có sự phối hợp giữa quân Xipay và đội quân du kích của nông dân và thợ
thủ công nên hoạt động rời rạc. Hơn nữa, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều
mâu thuẫn giữa sĩ quan với binh lính, giữa nghĩa quân với phong kiến địa phương.
Vào khoảng cuối tháng 6/1857, quân Anh từ Alahabat chiếm Benares và tấn công
Can-pua, nghĩa quân rút khỏi thành phố về các vùng nông thôn lân cận. Nông dân
tích cực giúp đỡ nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nên mặc dù thành phố bị quân Anh
chiếm, Can-pua vẫn là trung tâm quan trọng của cuộc khởi nghĩa.
Tại Au-đơ, quân Anh chỉ còn lại một ít đang bị bao vây trong các đồn binh ở
Lacnao.Tháng 11/1857, thực dân Anh đem một lực lượng quân sự hùng hậu tấn
công Lắcnao và gặp sự kháng cự mạnh mẽ của nghĩa quân, quân Anh chỉ cứu
thoát được binh lính bị bao vây chứ không chiếm được Lắcnao như dự định.
Tháng 12/1857 quân Anh lại tấn công tất cả các căn cứ của nghĩa quân Nan
Xahip dọc theo dòng sông Giangiơ cắt đứt mọi liên hệ giữa nghĩa quân Au-đơ
với miền Trung Ấn.
Trong tình hình nghiêm trọng thì những mâu thuẫn vốn nung nấu từ lâu
giữa nhân dân và phong kiến địa phương tham gia khởi nghĩa nổ ra gay gắt
M.Acmet lãnh tụ chân chính của cuộc khởi nghĩa đòi cách chức bọn sĩ quan

phong kiến đã dao động, muốn thỏa hiệp và đầu hàng. Bọn chúng chống lại kịch

19
liệt. Cuối cùng, cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội của Acmet và phái phong
kiến nổ ra vào tháng 1/1858, quân đội Acmet bị thua, ông bị bắt. Mâu thuẫn,
chém giết lẫn nhau làm suy yếu hẳn lực lượng kháng chiến. Ngày 23/2/1858,
quân Anh từ Cancutta kéo đến tấn công và tiến sát Lắc-nao. Tình thế rất nguy
ngập, bọn sĩ quan phong kiến tỏ ra hoàn toàn bất lực. Nhân dân và quân Xipay
đấu tranh đòi thả Acmet. Ra khỏi tù, Acmet trở lại vị trí lãnh đạo không cứu vãn
được tình thế vì quân khởi nghĩa ở Lắc-nao đã quá suy yếu. Số lượng nghĩa quân
còn rất đông (khoảng 30.000 quân Xipay và khoảng 60.000 quân tình nguyện
gồm nông dân và thợ thủ công) nhưng trang bị kém tổ chức rời rạc nên không
thể tấn công được [9;72].
Vào đầu tháng 3/1858, quân Anh với một lực lượng binh lực hùng mạnh
“chưa hề thấy từ trước tới nay ở Ấn Độ” như Ănghen nhận xét (70.000 quân) đã
tiến đánh Lắc-nao. Trong suốt hai tuần lễ chúng đã ra sức bắn giết, cướp bóc,
nhân dân rất man rợ nhưng không đàn áp được cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân rút
khỏi Lắc-nao tiến hành cuộc chiến tranh du kích do Acmet lãnh đạo. Chẳng bao
lâu sau Acmet, bị bọn phong kiến phản bội giết hại, nghĩa quân mất một vị chỉ
huy tài giỏi nên nhanh chống tan rã. Đến giữa năm 1858, sau khi dùng một lực
lượng lớn có kỵ binh yểm hộ và sự giúp sức của bọn phong kiến phản bội, quân
đội Anh đã đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa ở Au-đơ.
* Những cuộc chiến đấu cuối cùng
Sau khi Lắc-nao bị chiếm, cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chuyển
thành cuộc chiến tranh du kích, phát triển mạnh mẽ ở vùng Au-đơ và miền
Trung Ấn, quân du kích bao gồm tàn quân của Nan Xahip ở Can-pua, các lực
lượng ở Đêli kéo về hoạt động dưới sự lãnh đạo chung của một vị chỉ huy có tài
là Tan-chi-a Tô-pi.
Trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa, Gian-xi trở thành trung tâm
kháng chiến của miền Trung Ấn Độ. Látmi bai một phụ nữ trẻ can đảm có tài

năng lãnh đạo nghĩa quân ở phía Tây vùng này. Tháng 4/1858, quân Anh lọt
được vào Gian-xi sau 8 ngày bao vây, nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm khiến
cho quân Anh phải khiếp sợ. Lát-mi-bai cùng với người con trai nhỏ và một số
nghĩa quân chạy sang hàng ngũ của Tan-chi-a Tô-pi ở Can-pua, bà trở thành
người chỉ huy kỵ binh gan dạ và tài giỏi. Tháng 6/1858, bà hy sinh trong một
trận chiến đấu ác liệt với quân thù. Nhân dân Ấn Độ mãi mãi ghi nhớ công ơn
của bà với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Sau khi Látmi bai hy sinh
sinh, đội quân du kích của Tan-chi-a Tô-pi tiếp tục chiến đấu khắp cả miền
Trung Ấn nhưng chẳng bao lâu sau cũng bị đàn áp.

20
Cuộc đấu tranh vũ trang ở nhiều nơi khác vẫn diễn ra nhưng từ giữa năm
1858, bọn phong kiến công khai phản bội nghĩa quân, sau khi chính phủ Anh
tuyên bố đảm bảo quyền lợi của chúng như trước đây. Tan-chi-a Tô-pi và nhiều
lãnh tụ nghĩa quân khác bị bọn phong kiến phản bội bắt hoặc sát hại giao cho
thực dân Anh. Những người anh hùng của cuộc khởi nghĩa vẫn hiên ngang
ngẩng cao đầu kiêu hãnh bước lên đoạn đầu đài. Đến cuối năm 1859, cuộc khởi
nghĩa của nhân dân Ấn Độ hoàn toàn bị tiêu diệt và đi tới sự tan rã.
1.2.2.2 Kết quả
Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 - 1859), bùng nổ và diễn ra mạnh mẽ, rộng
khắp. Lôi cuốn đông đảo binh lính Xipay cũng như sự tham gia hưởng ứng nhiệt
tình của quần chúng nhân dân Ấn Độ. Mặc dù, nghĩa quân cùng quần chúng
nhân dân đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường nhưng cuối cùng cũng dẫn đến sự
thất bại và bị đàn áp hết sức dã man.
Tuy thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa diễn ra và đạt được những kết quả nhất
định: sau cuộc khởi nghĩa chính quyền Anh xóa bỏ triều đại phong kiến Môgôn,
giải thể công ty Đông Ấn trực tiếp nắm quyền cai trị Ấn Độ. Đồng thời, buộc
thực dân Anh phải có những thay đổi trong chính sách cai trị của chúng trên tất
cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội.
Mặt khác thông qua cuộc khởi nghĩa, nhân dân Ấn Độ đã dáng một đòn

mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của thực dân Anh, gây tổn thất nặng nề về cả
người và của cho thực dân Anh. Làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân
Anh ở châu Á và một số khu vực khác trên thế giới.
1.2.3 Tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa
* Tính chất
Ngay từ lúc mới bùng nổ, cuộc khởi nghĩa năm 1857 - 1859 không phải chỉ
là một cuộc binh biến của lính Xipay trong quân đội Anh mà “thực sự là một
cuộc khởi nghĩa nhân dân”. Một nhà quan sát người Anh cũng phải thừa nhận
rằng “đó không phải là một cuộc phiến loạn vũ trang, ngay từ đầu phong trào
ngày càng có tính chất một cuộc khởi nghĩa. Nó đã thu hút được đông đảo quần
chúng nhân dân tham gia chứ không phải chỉ tập hợp những người lính Xipay.
Chúng ta không tiêu diệt được kẻ thù, không cướp được súng đại bác của họ, họ
luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Chúng ta vừa mới giải vây được một thành phố lại
phải đi cứu viện cho thành phố thứ hai và sự nguy hiểm lại bất chợt với thành
phố thứ ba. Chúng ta vừa khuất phục được một vùng thì khởi nghĩa lại bùng nổ
ở vùng bên cạnh” [9;73,74].

21
Đúng như vậy, cuộc khởi nghĩa năm 1857 - 1859 ở Ấn Độ có tính chất
quần chúng rộng lớn. Xipay là lực lượng vũ trang chủ yếu, song động lực chính
của cuộc khởi nghĩa là nông dân và thợ thủ công. Mục tiêu đấu tranh của họ là
đánh đuổi thực dân cướp nước, đồng thời cũng chống lại ách thống trị phong
kiến đè nặng lên họ. Tuy nghĩa quân chỉ chống bọn Đaminđa, bọn địa chủ tay
sai của thực dân Anh nhưng trong thực tế cuộc đấu tranh nhằm chống lại mọi sự
bóc lột phong kiến. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong cuộc đấu tranh của vùng
Đêli và Auđơ, cuộc khởi nghĩa ở đây mang tính chất của một cuộc chiến tranh
nông dân. Nguyện vọng và mục đích đấu tranh của nhân khác hẳn mục đích của
một số phần tử phong kiến, quý tộc tham gia cuộc khởi nghĩa. Họ chỉ muốn lợi
dụng sức mạnh của quần chúng để khôi phục lại địa vị và quyền lợi của họ bị
tước đoạt trước đây. Vì vậy, mặc dù cùng đứng trong hàng ngũ nghĩa quân

chống thực dân Anh nhưng mâu thuẫn cơ bản của quần chúng nhân dân và bọn
phong kiến quý tộc không dịu đi mà vẫn bộc lộ gay gắt. Cuối cùng, phần lớn
bọn phong kiến tham gia khởi nghĩa đã chạy sang hàng ngũ bọn xâm lược phản
bội sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 ở Ấn
Độ một lần nữa chứng minh rằng, giai cấp phong kiến không thể lãnh đạo thành
công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân thoát khỏi sự
thống trị của bọn tư bản thực dân xâm lược.
* Nguyên nhân thất bại
Cuộc khởi nghĩa năm 1857 - 1859 thất bại vì không có một giai cấp tiên
tiến lãnh đạo, thiếu cương lĩnh hành động, thiếu tổ chức chặt chẽ. Thực dân vừa
dùng lực lượng quân sự mạnh, có ưu thế vũ khí, kỹ thuật lại vừa lợi dụng, mua
chuộc bọn phong kiến quý tộc tham gia khởi nghĩa để phá từ bên trong.
Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng nó đã chứng tỏ lòng yêu nước nồng nàn,
sức mạnh to lớn của nhân dân Ấn Độ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc, kinh nghiệm và truyền thống đấu tranh anh dũng của nghĩa quân đã cổ vũ
các thế hệ sau của nhân dân Ấn Độ đứng lên đánh đuổi thực dân Anh giành độc
lập cho tổ quốc. K.Mac và Ănghen xem cuộc khởi nghĩa 1857 - 1859 của nhân
dân Ấn Độ là bạn đồng minh của phong trào cách mạng ở châu Âu. Lúc bấy giờ
chưa có sự liên hệ trực tiếp, sự giúp đỡ lẫn nhau giữa cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản ở các nước tư bản và các dân tộc thuộc địa, nhưng dư luận tiến bộ ở
Anh và một số nước khác đã bày tỏ sự đồng tình với nghĩa quân Ấn Độ. Năm
1857 trong lời kêu gọi gửi nhân dân Anh, Giôn Ơc-nớt, một trong những lãnh tụ
của phong trào hiến chương ở Anh đã viết: “Các bạn Anh! Hiện nay người Ấn
Độ đang đấu tranh cho những gì thiêng liêng nhất đối với con người. Sự nghiệp

×