Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: XÂY DỰNG MỘT SỐ MẪU BỘ XƯƠNG THUỘC LỚP THÚ PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI KHOA SINH - HÓA, TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.28 KB, 34 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẤY BẮC




PHẠM THỊ NGA



XÂY DỰNG MỘT SỐ MẪU BỘ XƯƠNG THUỘC LỚP THÚ
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI KHOA SINH - HÓA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC







Sơn La, năm 2013




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẤY BẮC




PHẠM THỊ NGA



XÂY DỰNG MỘT SỐ MẪU BỘ XƯƠNG THUỘC LỚP THÚ
PHỤC VỤ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TẠI KHOA SINH - HÓA,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




Chuyên ngành: Động vật học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: ThS. Phạm Văn Anh




Sơn La, năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo, Thạc sĩ – Phạm Văn
Anh, người đã hướng dẫn tận tình tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo phòng thực hành động vật – sinh thái, Ban
chủ nhiệm khoa Sinh - Hóa và các cô phụ trách thư viện đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng KHCN & HTQT - Trường Đại học Tây Bắc
đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên K50 ĐHSP Sinh hóa trường Đại học Tây
Bắc đã giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình cho tôi trong suốt thời gian qua.
Khóa luận đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận
của tôi được hoàn thiện hơn.

Sơn La , tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Phạm Thị Nga







MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu - nhiệm vụ của khóa luận 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Lược sử nghiên cứu 2
3.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam 2
3.2. Tại trường Đại học Tây Bắc 2
4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3
5. Tư liệu nghiên cứu 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 3
6.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa 4
6.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí ng hiệm 4
7. Đóng góp của khóa luận 6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NGOÀI, BỘ XƯƠNG CỦA MỘT SỐ
LOÀI THÚ 7
1. Danh sách một số loài thú đã xây dựng bộ xương 7
2. Đặc điểm hình thái ngoài của một số mẫu thú 7
2.1. Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus) 7
2.2. Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus) 9
2.3. Mèo nhà (Felis bengalensis) 10
3. Mô tả đặc điểm bộ xương 11
3.1. Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus) 11
3.2. Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus) 14
3.3. Mèo nhà (Felis bengalensis) 16
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY MẪU BỘ XƯƠNG
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 18

1. Các bước tiến hành làm bộ xương thú 18
1.1. Nguyên tắc cần đảm bảo 18
1.2. Cách xây dựng mẫu bộ xương thú 18
2. Bảo quản và trưng bày mẫu 24
2.1. Bảo quản 24
2.2. Trưng bày 24
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25
1. Kết luận 25
2. Kiến nghị 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1

BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

BẢNG
Bảng 1. Các chỉ số đo trong định loại mẫu thú 5
Bảng 2. Danh sách thành phần loài thú 7



HÌNH ẢNH
Hình 1: Cách đo cơ thể thú…………………………… ………………………….5
Hình 2: Hình dạng ngoài của Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus) …… …….7
Hình 3: Hình dạng ngoài của Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)……………… ….9
Hình 4: Hình dạng ngoài của Mèo nhà (Felis bengalensis) 10
Hình 5: Bộ xương Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus)…………………… ……14
Hình 6: Bộ xương Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)…………………………… 16
Hình 7: Bộ xương Mèo nhà (Felis bengalensis)………………………………… 17
Hình 8: Cách loại bỏ da thú……………………………………………….………19




1
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Môn sinh học là một môn khoa học, thực nghiệm, không chỉ cung cấp những
kiến thức cơ bản, hiện đại về sinh học mà còn giúp phát triển năng lực tư duy, sáng
tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống. Mỗi một bộ môn lại tìm
hiểu về một khía cạnh khác nhau của đời sống sinh vật. Do đó, để giúp học sinh yêu
thích và say mê môn học thì đòi hỏi trong quá trình học tập không chỉ dừng lại ở việc
cung cấp đầy đủ lý thuyết mà cần có sự kết hợp với thực hành, có thể sử dụng
phương pháp trực quan bằng tranh vẽ, hình ảnh, mô hình, mẫu vật thật… để minh
họa. Vì vậy trong khi học tập, nghiên cứu thì các buổi thực hành, quan sát các mẫu
vật thật, mẫu bộ xương trong phòng thí nghiệm là hết sức cần thiết, giúp người học
kiểm chứng lại lý thuyết đã học, đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và phát hiện cái mới.
Trong quá trình học tập môn sinh học nói chung và quá trình học tập bộ môn
Động vật có xương sống nói riêng, việc nhớ kiến thức là một khâu rất quan trọng,
song với lượng kiến thức lớn mà thời gian thì không nhiều do đó đòi hỏi người học
phải biết hệ thống hóa kiến thức và tiếp thu kiến thức ngay trên lớp. Vì vậy, đối với
bộ môn Động vật có xương sống khi nghiên cứu về cấu tạo bộ xương thì việc có
mẫu vật thật để quan sát là cần thiết đặc biệt là lớp Thú. Lớp Thú bao gồm những
động vật có xương sống có cấu tạo cơ thể tiến hóa nhất trong giới động vật, thích
nghi cao với điều kiện sống ở nhiều cảnh quan khác nhau trên môi trường cạn, do đó
phân hóa rất đa dạng. Chúng cấu tạo bộ xương là hết sức phức tạp, số lượng xương
lớn, hình dạng, kích thước, vị trí sắp xếp là khác nhau, người học khó có thể tưởng
tượng được. Xây dựng mẫu bộ xương thú là tài liệu quý giá giúp người học, người
nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về vị trí, số lượng, sự sắp xếp các loại xương trong cơ
thể. Từ đó tìm hiểu về chức năng và sự thích nghi của loài với môi trường sống và
nắm chắc được sự tiến hóa của chúng.
Trong mỗi khóa học, số lượng mẫu vật cần để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên

cứu là rất lớn, tuy nhiên số lượng mẫu tại phòng thực hành Bộ môn Động vật – Sinh
thái, khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học
tập, nghiên cứu của sinh viên cũng như yêu cầu giảng dạy, việc có thêm các mẫu bộ
xương là cần thiết, đặc biệt là những mẫu bộ xương thú mà Phòng thực hành Động
vật - Sinh thái chưa có. Vì vậy việc có mẫu bộ xương là rất cần thiết, nhất là bộ
xương thú.
Từ những lí do trên tôi đã chọn và thực hiện đề tài: "Xây dựng một số mẫu bộ
xương thuộc lớp Thú phục vụ giảng dạy và học tập tại khoa Sinh - Hoá, trường
Đại học Tây Bắc".


2
2. Mục tiêu - nhiệm vụ của khóa luận
2.1. Mục tiêu
Mô tả qua đặc điểm hình thái ngoài và đặc điểm bộ xương của một số loài Thú
tiến hành xây dựng mẫu xương.
Xây dựng, bảo quản và trưng bày mẫu bộ xương của một số loài Thú.
2.2. Nhiệm vụ
Thu thập nguồn tài liệu liên quan đến khóa luận như: đặc điểm hình thái,
phân bố, cấu tạo trong đặc biệt là về bộ xương thú, các tài liệu dùng trong định
loại nhóm thú, các tài liệu về xây dựng mẫu bộ xương động vật và trưng bày mẫu.
Tiến hành thu mẫu và lựa chọn mẫu theo những phương pháp phù hợp, xử lí
mẫu ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm.
Tiến hành định loại, mô tả một số mẫu thú trong phòng thí nghiệm.
Tiến hành làm mẫu một số bộ xương, bảo quản, trưng bày mẫu trong phòng thí
nghiệm.
3. Lược sử nghiên cứu
3.1. Sơ lược về tình hình nghiên cứu thú ở Việt Nam
Bắt đấu từ thế kỉ XX, các công trình nghiên cứu thú ở Việt Nam đã có nhiều,
Petelot đã tập hợp được trên 50 tài liệu, điều đó tạo ra sự chú ý của các nhà khoa học

nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam cũng mở rộng các lĩnh vực nghiên cứu.
Ở trong nước, các nhà thú học Việt Nam thực sự có điều kiện hoạt động mạnh
và phát huy khả năng nghiên cứu kể từ kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Bắt đầu từ
năm 1965 – 1971 các nhà thú học như Đào Văn Tiến, Lê Hiền Hào, Nguyễn Thạnh,
Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Hà Đình Đức…đã tiến hành nghiên cứu về các
loài Thú ở nhiều tỉnh. Riêng ở miền Nam, do chưa được giải phóng nên việc nghiên
cứu vẫn chủ yếu do các nhà khoa học nước ngoài, điển hình có Van Peenen và cộng
tác viên (1965-1969) nghiên cứu về khu hệ thú ở nhiều tỉnh. Từ sau năm 1975, khi
đất nước hoàn toàn được giải phóng các nhà thú học ở nước ta đã mở rộng nghiên
cứu thú ở nhiều địa phương tới Trung Bộ (Tây Nguyên) và Nam Bộ (lưu vực sông
Cửu Long).
Riêng ở tỉnh Sơn La, các công trình nghiên cứu về thú tương đối đầy đủ. Một số
năm gần đây, khi vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên
được đặt ra thì việc nghiên cứu về thú được chú trọng hơn. Có rất nhiều công trình
nghiên cứu như công trình nghiên cứu của T.S Phạm Văn Nhã (năm 2008),…
3.2. Tại trường Đại học Tây Bắc
Trong những năm qua, tại trường Đại học Tây Bắc đã có một số công trình
nghiên cứu về thú như công trình nghiên cứu của T.S Phạm Văn Nhã, một số đề tài
về định loại họ Chuột ở xã Chiềng Ngần, thị xã Sơn La… Tuy nhiên chưa có công

3
trình nghiên cứu chuyên sâu về bộ xương thú. Do đó, việc xây dựng thêm mẫu bộ
xương của các loài Thú là việc làm cần thiết để đánh giá, mô tả đầy đủ bộ xương và
hoàn thành bộ sưu tập mẫu bộ xương của lớp Thú.
Đề tài mà chúng tôi đang thực hiện nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm hình
thái ngoài và bộ xương của 3 loài Thú thuộc 3 bộ, về quy trình xây dựng mẫu bộ
xương thú phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại khoa Sinh - Hóa.
4. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận gồm một số loài Thú thường xuyên được

sử dụng trong các buổi học thực hành Động vật có xương sống của các trường phổ
thông và các trường Đại học, Cao đẳng như:
Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus) thuộc bộ Gậm nhấm (Rodentia)
Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus) thuộc bộ Thỏ (Lagomorpha)
Mèo nhà (Felis bengalensis) thuộc bộ Ăn thịt (Carnivora)
4.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Thời gian nghiên cứu
Khóa luận tiến hành từ tháng 09/2012 - 5/2013. Thời gian được phân bố cụ thể
như sau:
- Từ tháng 09/2012 - 10/2012: lập đề cương nghiên cứu, thu thập và nghiên cứu
tài liệu.
- Từ tháng 10/2012 - 04/2013: thu mẫu, lựa chọn mẫu, xử lí mẫu, định loại mẫu
vật, làm mẫu bộ xương và trưng bày mẫu.
- Từ tháng 04/2013 - 05/2013: hoàn thành và bảo vệ khóa luận.
* Địa điểm nghiên cứu:
Điạ điểm sưu tầm mẫu: tại các chợ thuộc thành phố Sơn La như chợ Chiềng
Sinh, chợ Cấp Hai, chợ Trung tâm thành phố Sơn La, chợ 7- 11,…
Địa điểm phân tích và xử lí mẫu: tại phòng thực hành Bộ môn Động vật – Sinh
thái, khoa Sinh – Hóa, trường Đại học Tây Bắc.
5. Tư liệu nghiên cứu
Khóa luận đã tiến hành nghiên cứu và phân tích tổng số 11 cá thể thú và các tài
liệu tham khảo có liên quan.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
* Thu thập tài liệu
Thu thập tất cả các tài liệu có liên quan đến khóa luận:
- Mô tả đặc điểm hình thái ngoài và bộ xương của lớp Thú.
- Làm tiêu bản xương động vật có xương sống.

4

* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Tổng hợp: tổng hợp, nghiên cứu tất cả tài liệu có liên quan đến khóa luận.
- Phân tích: trên cơ sở những tài liệu thu thập được, phân tích các đặc điểm hình
thái, các số đo, số đếm định loại thú, chọn thông tin cần thiết cho khóa luận.
* Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
Hệ thống hóa các công trình nghiên cứu về thú ở Việt Nam và địa phương tiến
hành nghiên cứu.
6.2. Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa
Trong quá trình đi thu mẫu tại các chợ tôi lựa chọn những mẫu có cấu tạo cơ
thể mang tính chất điển hình như:
Cơ thể không bị dị dạng, không bị tổn thương, mẫu vật thu đều còn sống. Cơ
thể có bộ xương chắc và khỏe, thường là những cá thể trưởng thành. Bởi vì động vật
chưa trưởng thành có bộ xương chưa phát triển đầy đủ và mềm, hình dạng xương
chưa ổn định nên trong quá trình lắp ghép dễ bị gãy, vỡ.
6.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
6.3.1. Chuẩn bị
* Mẫu vật
Một số mẫu thú đã lựa chọn như: Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus), Thỏ nhà
(Oryctolagus cuniculus), Mèo nhà (Felis bengalensis).
* Thiết bị - hoá chất
- Dụng cụ tháo gỡ cơ và xương gồm: dao, kéo, kìm, kẹp, kim mũi mác, kim
nhọn…
- Dụng cụ dựng mẫu: dùi chọc, kẹp, panh, keo gắn, dây thép nhỏ.
- Dụng cụ tẩy rửa: thau chậu, bàn chải nhỏ, que sắt, xilanh.
- Hóa chất tẩy rửa: xà phòng, nước oxi già, nước vôi trong, dung dịch NaOH.
6.3.2. Tiến hành
* Chụp ảnh mẫu vật
Đặt mẫu vật ở tư thế tự nhiên: ảnh chụp lấy toàn bộ cơ thể để thể hiện rõ màu
sắc tự nhiên của mẫu, chụp cả mặt lưng và mặt bụng.
* Làm chết mẫu

Đối với thú làm chết bằng cách cắt các động mạch lớn cho máu chảy ra càng
nhiều càng tốt. Ngoài ra còn một số phương pháp khác như bóp ngạt, nhiệt độ
* Đo kích thước ngoài của thú
- Các chỉ số đo trong định loại mẫu thú.




5
Bảng 1. Các chỉ số đo trong định loại mẫu thú

- Trong quá trình định loại, chúng tôi dựa vào các tài liệu: Trần Kiên - Trần
Hồng Việt (2009), Trần Hồng Việt – Nguyễn Hữu Dực – Lê Nguyên Ngật (2004) để
xác định các chỉ số đo trong định loại mẫu thú. Sau đây là cách đo cơ thể thú:

Hình 1: Cách đo cơ thể thú


* Gỡ xương
- Loại bỏ các sản phẩm phụ của da (lông, móng ) của thú.
- Lấy đi toàn bộ nội quan trong xoang ngực, xoang bụng.
Các chỉ số đo (tính bằng cm)
Chiều dài thân (đo từ mút mỗm đến gôc đuôi)
DT
Chiều dài đuôi (đo từ gốc đuôi đến mút đuôi)

Chiều dài bàn chân sau (đo từ gót chân đến mút ngón chân dài nhất (không
kể móng và vuốt))

BCS

Chiều dài tai (đo từ góc trước lỗ tai đến chỏm vành tai)
Ti

6
- Giữ nguyên cột sống, gỡ cơ tỉ mỉ, cẩn thận, để lại các dây chằng nối các đốt
sống để chúng không tách rời nhau.
* Làm sạch tủy sống và tuỷ các xương dài
- Dùng dây thép nhỏ luồn qua thân các đốt sống cổ và các đốt sống thân, ngoáy
hết tuỷ và rửa trong nước sạch.
- Đối với các xương ống dài cần khoan thủng hai đầu và dùng xilanh bơm hút
nước qua nhiều.
* Tẩy trắng xương
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Ngâm xương vào nước vôi đặc 1 tuần, vớt xương ra đánh sạch bằng bàn chải
mềm. Luân phiên 1 ngày phơi nắng 1 ngày ngâm xương đến khi xương thật trắng.
- Pha xà phòng bột thật đặc, dùng bàn chải đánh răng chải thật sạch xương, phơi
nắng đến khi xương thật trắng.
- Ngâm xương mới gỡ vào dung dịch NaOH 2% từ 4 – 5h cho thịt rữa để róc bỏ
sạch thịt và phơi nắng.
* Dựng bộ xương
- Dùng sợi thép luồn vào lỗ chẩm của hộp sọ, qua thân các đốt sống đến đốt
đuôi cuối, đầu dây thép thò ra ngoài bẻ gập lại.
- Dùng sợi thép nhỏ hoặc keo gắn các xương sườn vào xương ức, gắn các
xương bả, xương đòn và xương chậu vào cột sống.
- Dùng sợi thép nhỏ xuyên qua xương chậu, qua các ống xương phần chi tự do
và thò ra ngoài ở giữa bàn chân (để cố định vào giá đỡ).
- Vít các xương khớp vào nhau, cố định các đầu sợi thép thò ra (nhẹ nhàng
tránh làm vỡ xương.
6.3.3. Bảo quản
- Giữ bộ xương trong hộp kính có hoá chất chống ẩm.

- Sau thời gian nhất định đem bộ xương ra phơi nắng, nếu bị mốc cần rửa bằng
ét - xăng, lau bằng bàn chải mềm…
7. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ công tác học
tập nghiên cứu của giảng viên, sinh viên chuyên ngành Sinh học, thuộc trường Đại
học Tây Bắc và độc giả quan tâm.
Cung cấp quy trình xây dựng mẫu bộ xương thú tương đối hoàn chỉnh. Đồng
thời cung cấp mẫu bộ xương cho Phòng thực hành Động vật – Sinh thái, khoa Sinh –
Hóa, trường Đại học Tây Bắc.



7
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NGOÀI, BỘ XƯƠNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI THÚ

1. Danh sách một số loài thú đã xây dựng bộ xương
Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi đã lựa chọn được 11 mẫu thuộc 3 loài
để xây dựng bộ xương, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2. Danh sách thành phần loài thú
Stt
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Số mẫu đã
làm
Số mẫu bộ xương
hoàn thiện
1
Rattus rattus flavipectus

Chuột nhà
5
2
2
Oryctolagus cuniculus
Thỏ nhà
3
1
3
Felis bengalensis
Mèo nhà
3
1
4
Tổng

11
4

2. Đặc điểm hình thái ngoài
2.1. Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus)


Hình 2: Hình dạng ngoài của Chuột nhà
Các chỉ số đo: DT = 21,6cm; DĐ = 23cm; BCS = 5cm; Ti = 1,6cm.

8
Bộ lông: dày, mềm, phủ kín cơ thể, thường có màu nâu thẫm ở mặt lưng nhưng
ở mặt bụng gốc lông có màu xám còn mút lông có màu trắng vàng. Có 3 loại lông là
lông phủ, lông nệm và lông xúc giác.

Cơ thể Chuột nhà chia làm 4 phần: đầu, cổ, thân, đuôi.
* Phần đầu
Chia làm 2 phần: mặt ở trước mắt và sọ ở sau mắt.
- Mặt nhô ra phía trước thành mõm, miệng nằm dưới mút mõm.
- Trước miệng là đôi môi: môi dưới không phân thùy, môi trên xẻ rãnh ở giữa
và mang nhiều ria mép (là những lông xúc giác cứng). Loại lông này còn mọc cả ở
mặt, má, bàn chân
- Hàm trên và hàm dưới mỗi hàm có 1 đôi răng cửa lớn, đỉnh vát nhọn, thuộc
loại răng cao.
Chuột thiếu răng nanh cả ở 2 hàm, nên từ răng cửa đến dãy răng hàm là khoảng
trống răng. Răng cửa luôn bị mài mòn nhưng răng liên tục mọc dài bù lại và suốt đời
không thay thế. Răng hàm lớn có bề mặt rộng và bằng, trên có nhiều gờ tù hay gờ
men uốn khúc.
- Trên thềm miệng có lưỡi dài, là một khối cơ linh hoạt, có vai trò đảo, nuốt
thức ăn.
- Phía trên mõm có 2 lỗ mũi ngoài, lùi xa sau mõm là 2 mắt nằm 2 bên đầu. Mắt
nhỏ, tròn và có màu đen. Mắt có 3 mí nhưng mí thứ 3 tiêu giảm chỉ còn là mấu thịt
nằm ở góc trước mắt cùng với tuyến lệ.
- Tai chuột nằm 2 bên sọ, tai ngoài có vành tròn, tai tương đối lớn, khỏe, có khả
năng chuyển động nhiều phía nhưng không linh động.
* Phần cổ
Bên ngoài không thể hiện ranh giới giữa đầu và thân. Cổ không dài nhưng rất
linh hoạt, giúp đầu quay dễ dàng về mọi phía.
* Phần thân
- Thuôn dài hình trụ, gắn với tứ chi. Dọc hai bên bụng có nhiều đôi vú.
- Cuối thân có lỗ hậu môn ở gốc đuôi, trước hậu môn là lỗ niệu sinh dục.
- Chi thuộc kiểu 5 ngón điển hình, 2 chi trước nhỏ, ngắn có 4 ngón với móng
vuốt sắc nhọn, ngón I bị tiêu giảm. Do lối vận chuyển chạy và bò nên 2 chi sau lớn
hơn 2 chi trước không nhiều. Chi sau dài, khỏe và có đủ 5 ngón và vuốt sừng.
* Phần đuôi

Đuôi rất phát triển, thẳng, dài, hình trụ, có vảy, gốc đuôi to và thon dần về phía
cuối. Đuôi đồng màu thẫm, có lông ngắn và thưa.



9
2.2. Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)

Hình 3: Hình dạng ngoài của Thỏ nhà
Các chỉ số đo: DT = 37cm; DĐ = 6,5cm; BCS = 10,5cm; Ti = 9,5cm.
Bộ lông: dày, mềm, thường có màu trắng.
Cơ thể Thỏ nhà chia làm 4 phần: đầu, cổ, thân, đuôi.
* Phần đầu
Chia làm 2 phần: mặt ở trước mắt và sọ ở sau mắt, tương tự như Chuột
nhà chỉ khác:
- Hàm trên có 1 đôi răng cửa lớn, dài, cong, đỉnh vát nhọn, cạnh trước rất sắc,
thuộc loại răng cao, lấp sau là 1 đôi răng cửa nhỏ, do đó Thỏ được gọi là bọn răng
cửa kép.
- Hàm dưới chỉ có 1 đôi răng cửa lớn, răng hàm kiểu nghiền. Thỏ cũng thiếu
răng nanh cả ở 2 hàm như Chuột nhà.
- Mắt tròn, to, có màu đỏ.
- Tai ngoài có dạng hình lá, có gốc hình ống, vành tai rất lớn, khỏe và chuyển
động linh hoạt hơn tai chuột rất nhiều.
* Phần cổ
Cổ ngắn nhưng linh hoạt.
* Phần thân
Các phần tương tự như Chuột nhà chỉ khác: chi sau của thỏ lớn và dài hơn chi
trước rất nhiều để phù hợp với lối di chuyển chạy, nhảy của thỏ.
* Phần đuôi
Đuôi không phát triển và không có vảy như ở Chuột nhà. Đuôi rất ngắn so với

thân và phủ lông xù. Đuôi của thỏ không có tác dụng nhiều đối với đời sống của thỏ.



10
2.3. Mèo nhà (Felis bengalensis)


Hình 4: Hình dạng ngoài của Mèo nhà
Các chỉ số đo: DT = 38,8cm; DĐ = 22cm; BCS = 11cm; Ti = 6cm.
Bộ lông: dày, mềm, có nhiều màu sắc khác nhau chủ yếu là màu xám, trắng,
màu vàng.
Cơ thể Mèo nhà chia làm 4 phần: đầu, cổ, thân, đuôi.
* Phần đầu
Chia làm 2 phần: mặt ở trước mắt và sọ ở sau mắt, tương tự như Chuột
nhà chỉ khác:
- Hàm trên có 1 đôi răng nanh lớn, nhọn dùng để ngoạm chặt con mồi. Răng
hàm có gờ dẹp, sắc và răng cửa nhỏ. Đặc biệt răng trước hàm cuối ở hàm trên và
răng hàm lớn thứ nhất ở hàm dưới, lớn hơn cả gọi là răng ăn thịt.
- Mắt tròn, to, thường có màu vàng, màu xanh lá hoặc màu cam.
- Tai ngoài có góc nhọn, vành tai rất lớn, khỏe và chuyển động linh hoạt hơn tai
chuột rất nhiều. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao, các giống mèo có tai cụp rất hiếm.
* Phần cổ
Cổ ngắn nhưng linh hoạt.
* Phần thân
Các phần tương tự như Chuột nhà chỉ khác: chi trước và chi sau có kích thước
tương tự nhau. Móng vuốt cong và sắc nhọn. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt
được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng
không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi.
Bàn chân có lớp đệm dày giúp mèo giảm chấn động khi tiếp đất và để tránh gây

tiếng động khi di chuyển và bắt mồi.

11
* Phần đuôi
Đuôi phát triển, thuôn dài có phủ lớp lông dày và không có vảy ở đuôi. Có vai
trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng khi di chuyển.
3. Mô tả đặc điểm bộ xương
3.1. Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus)
Bộ xương Chuột nhà mang đầy đủ đặc điểm chung của bộ xương lớp Thú. Cấu
trúc bộ xương linh động. Tuy nhiên chuột di chuyển chủ yếu là chạy và bò nên phần
xương chi không lớn và còn đủ 5 ngón điển hình.
Bộ xương cũng gồm 3 phần: xương trục, xương sọ và xương chi.
* Xương trục
Xương trục có những đốt sống phẳng hai mặt, vững chắc. Giữa các đốt có đĩa
sụn đàn hồi, vừa khít giữa các đốt sống làm xương trục mề mại dễ uốn gấp khi di
chuyển.
Xương trục chia thành 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu, đuôi.
- Phần cổ: gồm 6 đốt, 2 đốt đầu phân hóa thành đốt chống và đốt trục. Đốt
chống có dạng hình vòng, có mấu ngang lớn, dẹp, bè ngang, mặt trước phía trong có
2 diện khớp khớp với 2 lồi cầu chẩm của sọ, mặt sau có diện khớp quay quanh chồi
hình răng của đốt trục. Đốt trục khác đốt chống có thân dài, phía trước có chồi hình
răng nhô cao, chui và trong đốt chống tạo thành trục quay, mấu gai và mấu ngang
nhỏ hướng về phía sau.
Kiểu cấu tạo trên giúp đầu Chuột nhà cử động linh hoạt và vững chắc khi
hoạt động mạnh. Các đốt cổ còn lại không mang sườn tự do.
- Phần ngực: gồm 13 đốt đều có mang sườn. Các đốt ngực có mấu gai dài, mấu
ngang lớn và ngắn. Đầu mấu ngang có diện khớp khớp với củ lồi sườn và bên thân
đốt sống có diện khớp khớp với đầu sườn, như vậy khớp sườn với đốt sống là khớp
kép.
Xương sườn: gồm 13 đôi, 9 đôi sườn thực và 4 đôi sườn giả.

Xương ức: gồm 6 đoạn, đoạn đầu là cán xương ức, đoạn sau là mấu hình
kiếm.
- Phần thắt lưng: gồm 7 đốt lớn, có mấu gai và mấu ngang đều dẹp bên và
hướng về trước.
- Phần chậu: gồm 4 đốt gắn với nhau thành tấm, đốt sống cùng I, II có mấu
ngang lớn khớp với xương hông.
- Phần đuôi: gồm 25 – 28 đốt, các đốt trước có cấu tạo điển hình, các đốt sau
các bộ phận cung, gai, mấu bên tiêu giảm.
* Xương sọ: gồm sọ não và sọ tạng.
Sọ não: gồm 4 vùng: vùng nóc, vùng chẩm, vùng bên, vùng đáy.

12
- Vùng nóc: phủ kín xương bì, từ trước ra sau vẫn gồm 2 xương mũi, 2 xương
trán, 2 xương đỉnh, khác với các lớp trước thú có thêm xương gian đỉnh nằm trung
gian giữa xương đỉnh và xương chẩm giúp sọ rộng hơn do não bộ phát triển lớn.
- Vùng chẩm: gồm 4 xương chẩm gắn liền thành khối. Xương gốc chẩm và
xương bên chẩm cũng tạo thành lồi cầu chẩm.
- Vùng bên sọ: từ trước ra sau phía trên có xương mũi, xương chán, xương đỉnh,
xương gian đỉnh. Phía dưới: trước ổ mắt là xương lệ và xương gò má tạo nên
thành trước ổ mắt, sau ổ mắt là xương vảy lớn, có mấu vảy khớp với xương gò
má tạo thành cung gò má, tất cả là xương bì. Các xương gốc sụn vùng xương
sang bị che khuất chỉ còn nhìn thấy xương ổ mắt bướm, xương cánh bướm phía
trước, xương đá tai, xương bầu nhĩ và xương chẩm phía sau.
- Vùng đáy: từ sau ra trước ta nhin thấy xương trên chẩm, 2 xương bên chẩm,
xương gốc chẩm bao quanh lỗ chẩm. Hai bên xương gốc chẩm là 2 xương bầu nhĩ
bao bọc ống tai ngoài và tai giữa. Trước xương gốc chẩm là xương gốc bướm. Tất cả
đều là xương gốc sụn, trước các xương gốc sụn này có xương trước bướm và xương
lá mía là 2 xương bì.
- Sọ tạng: cung móng cung mang tiêu giảm, cung hàm rất phát triển chỉ để lại
sụn móng nâng đỡ lưỡi, cung hàm rất phát triển.

+ Hàm trên: gồm 2 xương gắn trực tiếp và sọ. Phía trước là 2 xương gian
hàm mang 2 răng cửa lớn. Nằm sau gốc 2 răng cửa lớn là 2 răng cửa phụ nhỏ
hơn. Tiếp sau xương gian hàm là xương hàm trên
Phía trong vòm miệng, sau 2 xương gian hàm và phía trong 2 xương hàm trên
là 2 xương khẩu cái. Hai xương này kết hợp với mấu khẩu cái của xương trước hàm
và xương hàm trên tạo thành vòm khẩu cái thứ sinh, ngăn đôi khoang mũi và khoang
miệng, đưa lỗ mũi trong về sau khoang miệng. Phía trước vòm khẩu cái có 2 lỗ răng
cửa dài. Phía sau vòm khẩu cái là 2 xương cánh chạy dọc 2 mép ngoài vùng đáy sọ.
+ Hàm dưới: chỉ còn lại xương răng phát triển mang răng cửa phía trước, răng
hàm phía sau, và khoảng trống răng ở giữa. Do xương vuông, xương khớp, xương
góc đã biến thành các xương tai nên hàm dưới khớp trực tiếp với xương vảy của sọ
qua mấu khớp của hàm.
* Xương chi
Dạng chi 5 ngón điển hình.
- Chi trước
+ Đai vai: chỉ còn lại 2 xương tự do, xương đòn nhỏ, 1 đầu khớp với xương ức,
1 đầu chụm vào hố khớp ổ vai. Xương bả lớn dẹp mỏng hình tam giác, dọc mặt lưng
xương bả có gờ bả nổi cao. Xương quạ dài đính trên xương bả .
+ Xương chi trước: gồm 5 phần: cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay.

13
Cánh tay: 1 xương ống dài đầu trên có lồi cầu khớp với hố vai, đầu dưới mặt
sau có hõm khớp, khớp với phần lồi của xườn trụ làm cho chi không thể gập ngược
ra phía sau, khớp cánh cẳng là khớp bán động.
Cẳng tay: có xương trụ và xương quay. Xương trụ lớn đầu trên có phần lồi
khớp với cánh tay, đầu dưới khớp với xương chêm của cổ tay. Xương quay nhỏ hơn,
đầu dưới khớp với xương thuyền, xương nguyệt của cổ tay.
Cổ tay: có 9 xương xếp thành 2 dãy: Xương thuyền, xương nguyệt, xương
chêm, xương đậu, xương trung tâm, xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.
Bàn tay: có 5 xương, khớp bàn tay và cổ tay cung giống như cẳng tay và cổ

tay đều là khớp động, tạo cho bàn tay linh động hơn nhiều.
Ngón tay: có 5 ngón, ngón I có 1 đốt, các ngón khác có 2 đốt, đốt cuối ở mút
ngón có móng sừng.
- Chi sau
+ Đai hông: gồm 3 xương: xương hông, xương háng, xương ngồi gắn chặt
thành khối xương chậu vững chắc. Chỗ 3 xương giáp nhau lõm thành hố khớp của
xương đùi. Giữa xương hang và xương ngồi có lỗ bít. Chỗ 2 xương hang tiếp nhau ở
phía trước có sụn tiếp hợp hang, có thể tách ra khi đẻ con. Hai xương chậu khớp với
cột sống do mấu ngang của 2 đốt sống cùng đầu tiên.
+ Xương chi sau: gồm 5 phần đùi, ống chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân.
Đùi: 1 xương ống dài, đầu trên có lồi cầu khớp với xương chậu, đầu dưới có
mấu lồi ròng rọc khớp với xương chày.
Ống chân: gồm xương chày rất lớn, xương mác tiêu giảm thành 1 que mảnh
gắn vào đầu trên của xương chày. Khớp đùi ống là khớp bán động, phía trước có
xương bánh chè giữ cho chân không gập ngược ra đằng trước. Ống chân đầu dưới
khớp với xương sên và xương gót của cổ chân.
Cổ chân: có 6 xương, xếp thành 2 hàng, hàng gần khớp với xương ống chân
có 2 xương lớn là xương sên và xương gót. Xương gót phía sau kéo dài thành mấu
gót, trước nó là xương trung tâm, hàng xa có 2 xương chêm bên trong và 1 xương
hộp bên ngoài.
Bàn chân: có 5 xương.
Ngón chân: có 5 ngón, ngón I có 1 đốt, các ngón khác có 2 đốt, đốt cuối ở
mút ngón có móng sừng.

14


Hình 5: Bộ xương Chuột nhà (Rattus rattus flavipectus)

1. Đốt sống cổ 10. Xương mác 19. Mấu quạ

2. Đốt sống ngực 11. Xương gót 20. Xương cánh tay
3. Đốt sống thắt lưng 12. Xương cựa 21. Xương quay
4. Xương hông 13. Xương bàn chân 22. Xương trụ
5. Đốt sống chậu 14. Xương ngón chân 23. Xương cổ tay
6. Đốt sống đuôi 15. Xương sườn 24. Xương bàn tay
7. Xương ngồi 16. Xương bả 25. Xương ngón tay
8. Xương đùi 17. Xương ức 26. Xương sọ
9. Xương chày 18. Xương đòn

3.2. Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)
Bộ xương thỏ mang đầy đủ đặc điểm chung của bộ xương lớp Thú nói chung
và cơ bản giống cấu tạo bộ xương Chuột nhà.
Điểm khác là thỏ thường chạy, nhảy rất khỏe, rất nhanh nên cấu trúc bộ xương
khá linh động.
Bộ xương cũng gồm 3 phần: xương trục, xương sọ và xương chi.
* Xương trục
Xương trục chia thành 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu, đuôi.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
22
21
23
24
25
26

15
- Phần cổ: gồm 7 đốt, 2 đốt đầu phân hóa thành đốt chống và đốt trục. Các đốt
cổ còn lại không mang sườn tự do.
- Phần ngực: gồm 12 đốt đều có mang sườn. Các đốt ngực có mấu gai dài, mấu
ngang lớn và ngắn. Xương sườn: gồm 12 đôi, 7 đôi sườn thực và 5 đôi sườn giả.
Xương ức: gồm 6 đoạn, đoạn đầu là cán xương ức, đoạn sau là mấu hình kiếm.
- Phần thắt lưng: gồm 7 đốt lớn, có mấu gai và mấu ngang đều dẹp bên và
hướng về trước.
- Phần cùng: gồm 4 đốt gắn với nhau thành tấm, đốt sống cùng I, II có mấu
ngang lớn khớp với xương hông.
Phần đuôi: gồm 15 – 17 đốt, các đốt trước có cấu tạo điển hình, các đốt sau các
bộ phận cung, gai, mấu bên tiêu giảm.
* Xương sọ: Cấu tạo hộp sọ của Thỏ nhà giống với cấu tạo của Chuột nhà, tuy nhiên
xương hàm dưới của thỏ rất phát triển, đặc biệt có phần chồi cánh phát triển.
- Sọ não: gồm 4 vùng: vùng nóc, vùng chẩm, vùng bên, vùng đáy. Cấu tạo
tương tự Chuột nhà chỉ khác:

Hàm trên phía trước là 2 xương gian hàm mang 2 răng cửa lớn và 2 răng cửa
phụ nhỏ hơn. Thỏ có răng cửa kép. Phía sau là xương hàm trên chỉ có 6 răng hàm ở
phía sau.
Hàm dưới: xương răng phát triển mang răng cửa phía trước, răng hàm phía sau,
và khoảng trống răng ở giữa.
* Xương chi
Dạng chi 5 ngón điển hình. Tuy nhiên thỏ chạy nhảy rất nhiều vì vậy có sự khác
biệt so với bộ xương Chuột nhà.
- Chi trước
Đai vai: Xương quạ bị tiêu giảm thành 1 gờ quạ nhỏ và mấu quạ bám trên
xương bả.
Xương chi trước: gồm 5 phần: cánh tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay, ngón tay
giống với Chuột nhà.
- Chi sau
Đai hông: gồm 3 xương: xương hông, xương háng, xương ngồi gắn chặt thành
khối xương chậu vững chắc.
Xương chi sau: gồm 5 phần đùi, ống chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân. Tuy
nhiên khác so với Chuột nhà là bàn chân tiêu giảm chỉ có 4 xương, ngón chân có
ngón I tiêu giảm còn 4 ngón, mỗi ngón có 2 đốt, đều có móng sừng.


16

Hình 6: Bộ xương Thỏ nhà (Oryctolagus cuniculus)

1. Đốt sống cổ 10. Xương mác 19. Mấu quạ
2. Đốt sống ngực 11. Xương gót 20. Xương cánh tay
3. Đốt sống thắt lưng 12. Xương cựa 21. Xương quay
4. Xương hông 13. Xương bàn chân 22. Xương trụ
5. Đốt sống chậu 14. Xương ngón chân 23. Xương cổ tay

6. Đốt sống đuôi 15. Xương sườn 24. Xương bàn tay
7. Xương ngồi 16. Xương bả 25. Xương ngón tay
8. Xương đùi 17. Xương ức 26. Xương sọ
9. Xương chày 18. Xương đòn

3.3. Mèo nhà (Felis bengalensis)
Bộ xương cũng gồm 3 phần: xương trục, xương sọ và xương chi.
* Xương trục
Xương trục chia thành 5 phần: cổ, ngực, thắt lưng, chậu, đuôi.
- Phần cổ: gồm 7 đốt, 2 đốt đầu phân hóa thành đốt chống và đốt trục.
- Phần ngực: gồm 13 đốt đều có mang sườn. Các đốt ngực có mấu gai dài, mấu
ngang lớn và ngắn. Xương sườn: gồm 13 đôi, 9 đôi sườn thực và 4 đôi sườn giả.
Xương ức: gồm 8 đoạn, đoạn đầu là cán xương ức, đoạn sau là mấu hình kiếm.
- Phần thắt lưng: gồm 7 đốt lớn.
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

17
- Phần chậu: gồm 4 đốt gắn với nhau thành tấm, đốt sống cùng I, II có mấu
ngang lớn khớp với xương hông.
- Phần đuôi: gồm 17 đốt, các đốt trước có cấu tạo điển hình, các đốt sau các bộ
phận cung, gai, mấu bên tiêu giảm. Cấu tạo xương đuôi dài giúp cho mèo giữ thăng
bằng khi di chuyển nhanh hoặc lúc rơi.
* Xương sọ: Cấu tạo của hộp sọ Mèo nhà giống với cấu tạo của Chuột nhà, tuy nhiên
hộp sọ của Mèo nhà lớn hơn và tương đối tròn.
- Sọ não: gồm 4 vùng: vùng nóc, vùng chẩm, vùng bên, vùng đáy.
- Sọ tạng: cung móng cung mang tiêu giảm, cung hàm rất phát triển. Gồm hàm
trên và hàm dưới.
* Xương chi : Dạng chi 5 ngón điển hình. Cấu tạo giống với Thỏ nhà.

Hình 7: Bộ xương Mèo nhà (Felis bengalensis)
1. Đốt sống cổ 10. Xương mác 19. Mấu quạ
2. Đốt sống ngực 11. Xương gót 20. Xương cánh tay
3. Đốt sống thắt lưng 12. Xương cựa 21. Xương quay
4. Xương hông 13. Xương bàn chân 22. Xương trụ
5. Đốt sống chậu 14. Xương ngón chân 23. Xương cổ tay

6. Đốt sống đuôi 15. Xương sườn 24. Xương bàn tay
7. Xương ngồi 16. Xương bả 25. Xương ngón tay
8. Xương đùi 17. Xương ức 26. Xương sọ
9. Xương chày 18. Xương đòn
1
2
3
4
6
5
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26


18
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG, BẢO QUẢN, TRƯNG BÀY MẪU BỘ XƯƠNG
THÚ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Các bước tiến hành làm bộ xương thú
1.1. Nguyên tắc cần đảm bảo
Lựa chọn những mẫu vật còn sống, là các cá thể thú trưởng thành để làm bộ
xương.
Muốn mẫu xương đẹp và bền phải tẩy sạch thịt mỡ và tủy xương.
Để dễ dựng bộ xương, cần giữ lại một số dây gân ở các khớp xương và khi
ngâm cột sống nên dùng que tre xuyên qua các đốt để giữ nguyên vị trí các đốt
xương. Không ngâm lâu xương trong xút vì các dây chằng bị ăn mòn nhiều làm
rời xương ra sau khó lắp ráp.
1.2. Cách xây dựng mẫu bộ xương thú
Bước 1. Làm chết mẫu
Muốn bộ xương trắng, đẹp thì khi giết con vật không nên làm máu đọng lại
trong xương. Vì vậy nên cắt các động mạch lớn cho máu chảy ra càng nhiều
càng tốt.
Đối với Thỏ nhà, Chuột nhà ta nên sử dụng phương pháp sau:
- Làm sạch lông vùng cổ.
- Dùng dao nhọn cắt vào mạch máu.
Đối với Mèo nhà ta nên sử dụng phương pháp làm ngạt thở vì mèo sống rất dai.
Ta có thể bóp ngạt khoảng 3 – 5 phút là chết, ngay sau đó tranh thủ cắt vào các động
mạnh lớn cho máu chảy ra càng nhều càng tốt để bộ xương luôn trắng đẹp.
Ngoài ra còn một số phương pháp khác như gây chết ngạt bắng clorofooc,
bóp ngạt hoặc nhiệt độ hay chọc tủy… cũng có thể làm chết mẫu, tuy nhiên
không nên sử dụng khi không cần thiết vì làm như vậy máu sẽ đọng trong
xương làm xương khó trắng.
Lưu ý: - Không cắt quá sâu làm tổn thương đến một số xương như xương cổ,

xương quạ, xương bả…
Bước 2. Loại bỏ da
Tùy thuộc kích thước từng loại thú mà có những cách loại bỏ da phù hợp. Đối
với những loài Thú có kích thước nhỏ như Chuột nhà, … ta chỉ cần cắt một đường
cách hậu môn 1cm sau đó dùng kéo cắt một đường thẳng ngược lên cổ (chú ý vừa
cắt vừa nâng mũi kéo lên tránh làm ảnh hưởng đến phần xương ở bên trong), sau đó
lột da từ phía bụng lên đến lưng. Tiếp theo dùng tay kéo ngược lớp da từ phía dưới
lên đến đỉnh đầu.
Đối với những loài Thú có kích thước lớn hơn như Thỏ nhà, Mèo nhà…ta tiến
hành theo các bước sau:

19
- Loại bỏ da: Sử dụng panh, kéo và dao lam để loại bỏ phần da.

Hình 8: Cách loại bỏ da thú
Cắt một đường cách hậu môn 1cm sau đó rạch một đường thẳng ngược lên cổ,
và tới các chi như hình trên.
Lột da ở cổ và đầu: cắt 1 đường vòng quanh cổ. Rạch một đường hình chữ thập
(từ cổ đến đỉnh đầu và xuống đến mũi) chia da đầu thành 4 phần để dễ tách. Dung
dao lam loại bỏ toàn bộ lớp da đầu đồng thời cắt bỏ vành tai ngoài đến tận gốc.
Lột da phần thân và phần chi: lột da phần thân ta tiến hành lột da từ phía bụng
lên đến lưng. Lột da chân thì ta cắt 1 đường thẳng xuống tận ngón chân sau đó
dùng dao lam tách dần lớp da ra khỏi cơ thể.
Lột da đuôi: cắt 1 đường thẳng xuống mút đuôi, sau đó kéo ngược lớp da xuống
dưới.
Tuy nhiên để thuận tiện cho việc loại bỏ lớp da ta có thể làm sạch phần lông
bên ngoài (nếu có) bằng cách pha nước ấm với tỉ lệ: 4 nước nóng với 1 nước lạnh.
Nhúng mẫu vào nước đã pha để dễ làm sạch. Thời gian nhúng khoảng 2 - 3 phút tùy
theo kích thước. Sau đó làm sạch lông, chú ý làm sạch theo chiều xuôi cơ thể.
Lưu ý: Nếu nhúng vào nước quá nóng sẽ làm nát da, nước không đủ nóng sẽ làm

lông khó róc, khó làm sạch.
Bước 3: Gỡ thịt và tách rời xương
Trước khi tiến hành gỡ thịt cần mổ con vật để lấy đi toàn bộ nội quan trong
xoang ngực, xoang bụng. Khi mổ phải hết sức cẩn thận tránh cắt vào xương.
* Gỡ thịt: Sử dụng dụng cụ mổ, gỡ hết thịt ở đầu, cổ, ngực, sườn, chi gỡ bỏ
được càng nhiều càng tốt. Có thể gỡ thịt bằng phương pháp thủ công hoặc sử dụng
động vật nhỏ.
- Đối với phương pháp thủ công ta tiến hành theo các bước sau:

×